Kinh tế chính trị mac lênin bài tập cá nhân - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Kinh tế chính trị mac lênin bài tập cá nhân - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
____________________ BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề 2: Trình bày nguồn gốc, bản chất của tiền và nội dung của quy luật lưu thông
tiền tệ, từ đó giải thích nguyên nhân của hiện tượng lạm phát tiền giấy và giải
pháp để kiềm chế hiện tượng lạm phát tiền giấy là gì?
Họ và tên: Bế Khánh Linh
Mã sinh viên: 11223318 LHP: LLNL1106(123) _16
Hà Nội, tháng 10 năm 2023 lOMoAR cPSD| 44820939 Bài làm
Tiền tệ, từng bước phát triển từ hàng hóa trao đổi đến tiền kim loại và tiền
giấy, đóng vai trò chủ chốt trong giao dịch kinh tế và là một trong những yếu tố
nền tảng của kinh tế. Bản chất của tiền là một công cụ trung gian giao dịch và
một đơn vị đo lường giá trị, trong khi quy luật lưu thông tiền tệ phản ánh mối
quan hệ giữa lượng tiền lưu thông và giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, việc quản lý
tiền tệ không hợp lý có thể dẫn đến lạm phát tiền giấy - hiện tượng mất giá của
đồng tiền - làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội.
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến tiền, việc đầu tiên là phải nắm
bắt được nguồn gốc và bản chất của nó. Trong thời cổ đại, trước khi tiền xuất
hiện, mọi người thường mua bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách trao đổi các sản
phẩm có giá trị tương đương nhau, như muối, gia vị, hạt cacao, hay gia súc. Vào
khoảng năm 3000 trước Công nguyên, tiền xu bắt đầu được sử dụng. Những đồng
tiền đầu tiên được đúc bởi người Lưỡng Hà (khu vực Iraq ngày nay), ban đầu
chúng được làm từ đồng, sau đó là sắt. Việc sử dụng tiền xu đã làm cho quá trình
thanh toán trở nên thuận lợi hơn so với trước đó. Từ khoảng năm 600 đến 1455,
tiền giấy xuất hiện, bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào đầu những năm 1690, tiền giấy
đã trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến tại Mỹ. Các quốc gia bắt đầu
phát hành tiền tệ riêng của mình. Hệ thống Bretton Woods được thiết lập sau
Chiến tranh Thế giới II, trong đó đồng đô la Mỹ trở thành tiền tệ dự trữ chính và
có thể chuyển đổi thành vàng. Trải qua thời gian, tiền đã chính thức trở thành
phương tiện đại diện cho việc trao đổi hàng hóa, cho phép ngân hàng và các nhà
giao dịch thanh toán thông qua hóa đơn, có thể quy đổi thành tiền mặt. Tiền tệ kỹ
thuật số và tiền mã hóa (cryptocurrency) như Bitcoin là những phát triển gần đây
nhất trong lịch sử tiền tệ, đây là các dạng tiền số không thuộc về bất kỳ quốc gia
cụ thể nào và thường được giao dịch trực tuyến.
Như vậy, tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng
hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình
thái giản đơn đến hình thái phát triển cao nhất là hình thái tiền tệ. Các Mác, một
trong những học giả kinh tế học lớn nhất thế kỷ 19, đã phân loại tiền tệ thành 4
hình thái chính. Mỗi hình thái phản ánh một giai đoạn phát triển nhất định của xã
hội và kinh tế, từ sự trao đổi hàng hóa đơn giản đến sự phức tạp của tín dụng và tài chính ngày nay.
Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị là hình thái phôi thai, xuất
hiện trong giai đoạn “mầm mống” của trao đổi hàng hóa, sau khi xã hội nguyên
thủy tan rã. Xét về hình thái này, chúng ta có thể thấy rằng giá trị của một hàng
hóa được biểu hiện thông qua một lượng khác của hàng hóa đó. Lấy ví dụ như lOMoAR cPSD| 44820939
mối quan hệ "1 kg muối = 2 kg gạo", ở đây hàng hóa muối được xác định giá trị
thông qua lượng gạo tương ứng. Hàng hóa muối ở đây là hình thái giá trị tương
đối, bởi lẽ giá trị của nó không thể tự mình biểu hiện mà phải dựa vào một loại
hàng hóa khác - ở trường hợp này là gạo - để biểu thị giá trị của mình. Ngược lại,
gạo trong mối quan hệ này đóng vai trò như một vật ngang giá, làm cơ sở để đo
lường và biểu thị giá trị của hàng hóa muối.
Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị là hình thái mà ở đó giá trị của
một hàng hóa được biểu thị thông qua một loạt các hàng hóa khác nhau. Ví dụ,
nếu ta có mối quan hệ "1 kg muối = 2 kg gạo = 10 quyển vở = 0.5kg cà phê = 0,2
gam bạc", hàng hóa muối ở đây được so sánh với nhiều hàng hóa khác, từ gạo,
quyển vở, cà phê đến bạc. Hàng hóa này có thể đo lường giá trị của muối thông
qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Điều
này phản ánh sự phức tạp hóa của quá trình trao đổi khi xã hội phân công lao
động ngày càng sâu sắc, khi việc trao đổi hàng hóa trở nên thường xuyên hơn và
mỗi hàng hóa có thể đối chiếu với nhiều loại hàng hóa khác, mặc dù vẫn là trao
đổi trực tiếp hàng lấy hàng.
Mặc dù hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng mang lại sự linh hoạt trong
việc trao đổi hàng hóa, nhưng nó cũng gặp phải một số hạn chế. Cụ thể, giá trị
của hàng hóa chưa được xác định một cách hoàn chỉnh mà chỉ được thể hiện thông
qua một loạt các hàng hóa khác nhau; đồng thời, quá trình trao đổi vẫn diễn ra
dựa trên nguyên tắc hàng đổi hàng, dẫn đến tình huống trao đổi không thể thực
hiện khi nhu cầu của các chủ hàng hóa không tương xứng. Ví dụ, người sở hữu
muối muốn đổi lấy gạo, nhưng người sở hữu gạo lại không muốn muối mà lại
muốn cà phê… Do đó, khi quy mô sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát
triển, nhu cầu về một vật ngang giá chung trở nên cấp thiết, dẫn đến sự xuất hiện
của hình thái tiền tệ thứ ba.
Hình thái chung của giá trị xuất hiện khi vật trung gian trong trao đổi
được cố định lại ở thứ hàng hóa được nhiều người ưa chuộng. Khi chế độ công
xã nguyên thủy bước vào giai đoạn suy tàn, những yếu kém của hình thái giá trị
đầy đủ hay mở rộng trở nên rõ ràng. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, có một
nhu cầu phát sinh đối với chủ hàng hóa, đó là việc tìm kiếm một loại hàng hóa cụ
thể mà phổ biến và được ưa chuộng để có thể đổi hàng hóa của mình. Tiếp đó, họ
sẽ dùng hàng hóa đó để đổi lấy loại hàng hóa mà họ cần. Như vậy, quá trình trao
đổi không còn diễn ra một cách trực tiếp nữa, mà trở thành một quá trình gián tiếp
thông qua một bước trung gian. Ví dụ: 1 kg muối = 2 kg gạo hoặc 10 quyển vở
hoặc 0.5kg cà phê hoặc 0.2 gam bạc. Ở đây, giá trị của 1 kg muối được đo lường
qua các loại hàng hóa khác nhau như gạo, quyển vở, cà phê, bạc. Các loại hàng lOMoAR cPSD| 44820939
hóa này đều đóng vai trò là vật ngang giá, giúp biểu thị giá trị của muối thông qua
mối quan hệ đổi chác với các loại hàng hóa khác.
Tuy vậy, trong hình thái này, vật ngang giá chung không được xác định cụ
thể bởi một loại hàng hóa nào, mà có thể thay đổi tùy theo trường hợp: lúc này là
hàng hóa này, lúc khác là hàng hóa khác, và "bất cứ hàng hóa nào cũng có thể trở
thành vật ngang giá chung", miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung.
Khi quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa tiếp tục phát triển, đặc biệt là khi nó
mở rộng ra nhiều khu vực và yêu cầu một vật ngang giá chung thống nhất, thì vật
ngang giá chung trở nên cụ thể và gắn liền với một số loại hàng hóa nhất định.
Khi ấy, hình thái tiền tệ thứ tư xuất hiện.
Hình thái tiền xuất hiện như một sự tiến hóa tự nhiên từ hình thái chung
của giá trị, khi nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng phức tạp và phổ biến hơn
giữa các địa phương khác nhau. Trong quá trình này, một số tiêu chí cần thiết cho
vật ngang giá chung đã được xác định, như có giá trị lưu trữ, chia nhỏ được, bền
bỉ, dễ dàng nhận biết và được công nhận rộng rãi. Sự xuất hiện của hình thái tiền
tệ liên quan đến việc một hàng hóa cụ thể nhất được chấp nhận làm vật ngang giá
chung. Ví dụ điển hình của điều này là tiền kim loại như vàng và bạc, vốn đáp
ứng tốt các tiêu chí trên. Theo thời gian, tiền giấy cũng được chấp nhận và trở
thành một phần tự nhiên của quá trình tiến hóa này do nhu cầu về một phương
tiện trao đổi nhẹ, dễ mang theo và tiện lợi. Khi ngành ngân hàng và thị trường tài
chính phát triển, hình thái tiền tệ trở nên ngày càng phức tạp và đa dạng, từ tiền
kim loại đến tiền giấy, rồi tiền kỹ thuật số và tiền mã hóa, đều thể hiện sự phát
triển không ngừng của nhu cầu trao đổi và giao dịch kinh tế.
Sự phát triển của các hình thái tiền tệ từ hình thái giá trị giản đơn đến hình
thái tiền chung đã tạo nên một nền móng vững chắc cho sự hiểu biết sâu sắc về
cơ cấu và chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế. Điều này chính là bước đệm
quan trọng để chúng ta có thể tiếp cận và phân tích một trong những quy luật cơ
bản của kinh tế chính trị - quy luật lưu thông tiền tệ. Quy luật này không chỉ giải
thích cách tiền tệ chảy trong nền kinh tế, mà còn là chìa khóa để hiểu rõ các vấn
đề kinh tế như lạm phát, suy thoái và tăng trưởng
Để hoàn thành vai trò là phương tiện lưu thông, một lượng tiền tệ phù hợp
phải được đưa vào lưu thông tại mỗi giai đoạn khác nhau. Lượng tiền cần thiết để
lưu thông hàng hóa được xác định bởi một quy luật gọi là quy luật lưu thông
tiền tệ. Như vậy, quy luật lưu thông tiền tệ chính là quy luật xác định lượng tiền
tệ cần thiết để lưu thông hàng hóa trong một giai đoạn cụ thể lOMoAR cPSD| 44820939
Khi tiền chỉ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông thì số lượng tiền
cần thiết cho lưu thông được xác định bằng công thức: M = (P x Q)/V. Trong đó,
M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định; P là mức
giá; Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông; V là số vòng lưu thông
của đồng tiền. Chúng ta có thể nhận thấy từ công thức trên rằng lượng tiền cần
thiết để lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá trị của hàng hóa đưa ra thị trường và tỷ
lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ. Đây chính là quy luật lưu thông tiền tệ. Quy
luật này áp dụng cho mọi hệ thống kinh tế xã hội nơi có sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Khi quá trình lưu thông hàng hóa phát triển và việc thanh toán không tiền
mặt trở nên thông dụng, lượng tiền cần thiết để lưu thông sẽ được xác định:
Trong đó P.Q là tổng giá cả hàng hóa; G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu; G2 là
tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh
toán; V là số vòng quay trung bình của tiền tệ.
Số lượng tiền được phép phát hành và cho đưa vào lưu thông phụ thuộc
vào khối lượng hàng hóa được đưa ra thị thường vào thời điểm đó. Tiền giấy, bản
thân của nó không có có giá trị mà chỉ là ký hiệu giá trị. Nếu trường hợp tiền giấy
được phát hành quá nhiều, vượt qua lượng vàng cần thiết cho phép lưu thông mà
tiền giấy làm đại diện, thì sẽ xuất hiện tình trạng tiền giấy bị mất giá trị vốn có
của nó, giá cả hàng hóa tăng cao dẫn đến lạm phát.
Theo lý thuyết của Mác, lạm phát tiền tệ có thể xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau. Trước hết, lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên mà không có
sự tăng tương ứng của sản lượng hàng hóa có thể dẫn đến tình trạng giá cả hàng
hóa tăng lên, vì cung và cầu không cân đối, tạo ra hiện tượng lạm phát. Thêm vào
đó, khi chính phủ tăng chi tiêu công mà không có nguồn thu tương ứng, họ có thể
phải in thêm tiền để chi trả, làm tăng lượng tiền tệ trong lưu thông. Hơn nữa, việc
giá cả hàng hóa đầu vào tăng cũng có thể gây lạm phát, do các doanh nghiệp
chuyển chi phí tăng này sang giá bán hàng hóa. Đối với các quốc gia có xuất khẩu
lớn, việc giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng cũng là một nguyên nhân. Cuối cùng,
yếu tố tâm lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng này,
khi người tiêu dùng và doanh nghiệp kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai, họ sẽ
tăng cầu mua sắm và đầu tư, góp phần làm tăng giá cả hàng hóa.
Để kiềm chế lạm phát tiền giấy, một loạt giải pháp đa dạng và toàn diện
cần được áp dụng. Trước hết, Ngân hàng trung ương cần kiểm soát chặt chẽ lượng lOMoAR cPSD| 44820939
tiền tệ trong lưu thông thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như
lãi suất và hoạt động thị trường mở. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất cũng là một
biện pháp hiệu quả để hạn chế tín dụng, kiểm soát lượng tiền tệ, giảm cầu tiêu
dùng và đầu tư, từ đó giúp kiểm soát lạm phát. Một yếu tố quan trọng khác là việc
kiểm soát chi tiêu công. Chính phủ cần phải quản lý chặt chẽ ngân sách và tránh
việc in thêm tiền mà không có nguồn thu tương ứng. Ngoài ra, tăng cung hàng
hóa và dịch vụ, cải cách thuế và chính sách tài khóa cũng là cách hữu ích để giảm
áp lực tăng giá. Chính phủ cần tạo ra một môi trường kinh tế vững mạnh và ổn
định thông qua các biện pháp điều chỉnh thuế và chính sách tài khóa. Bên cạnh
đó, việc giảm bớt sự phụ thuộc vào kim loại quý như vàng và bạc trong hệ thống
tiền tệ cũng có thể góp phần kiềm chế vấn đề này. Tăng hiệu quả quản lý và giám
sát tiền tệ từ phía Ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính. Những biện
pháp này cần được áp dụng một cách linh hoạt và phối hợp để đạt hiệu quả tốt
nhất trong việc kiềm chế lạm phát tiền giấy.
Tóm lại, quá trình phát triển của tiền tệ từ hình thái giá trị giản đơn đến
hình thái tiền tệ đã tạo nên bản chất và cấu trúc phức tạp của nó trong nền kinh
tế. Quy luật lưu thông tiền tệ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách tiền tệ hoạt
động và lưu chuyển trong nền kinh tế, đồng thời là một công cụ quan trọng để
giải quyết vấn đề lạm phát tiền giấy. Lạm phát tiền giấy không chỉ làm giảm sức
mua của người tiêu dùng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
Để kiềm chế lạm phát, cần phải thực hiện một loạt các biện pháp linh hoạt và đồng bộ. ------HẾT------