Kinh tế chính trị - tiền công| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về tiền công và liên
hệ với thực tiễn ở Việt Nam.
Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp tín chỉ:
Số thứ tự:
Hà Nội - 9/2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về tiền công và liên
hệ với thực tiễn ở Việt Nam.
Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp tín chỉ:
Số thứ tự:
Hà Nội - 9/2022
Mục Lục
Mục Lục...................................................................................................1
Lời mở đầu...............................................................................................2
Phần Nội dung.........................................................................................3
Phần 1: Những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về tiền công trong
chủ nghĩa tư bản...................................................................................3
1.Bản chất kinh tế của tiền công.......................................................3
2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản......4
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế..................................5
4. Xu hướng vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản:......5
5. Các chức năng cơ bản của tiền công............................................7
Phần 2: Liên hệ thực tế........................................................................9
1. Thực trạng tiền công, tiền lương tại Việt Nam............................9
2. Đánh giá khái quát thực trạng chính sách tiền lương hiện nay
ở nước ta...........................................................................................13
3. Một số biện pháp giải quyết........................................................14
Kết luận..................................................................................................16
Tài liệu tham khảo.................................................................................17
1
Lời mở đầu
Đời sống của xã hội loài người nhiều mặt hoạt động khác nhau và quan hệ với
nhau như: chính trị, văn hóa, khoa học hội… Nhưng trong bất giai đoạn phát triển
nào, trước khi tiến hành các hoạt động đó thì loài người cần phải sống, muốn sống thì con
người cần phải có thức ăn, quần áo, nhà ở…, đó là những nhu cầu tất yếu của con người.
Tuy nhiên thì những thứ đó không phải tự nhiên con người cần lao động để tạo ra
chúng. Đối với một hàng hoá thông thường, giá trị của nó được đo trực tiếp bằng thời gian
hao phí lao động hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá, còn đối với hàng hoá sức lao
động, do tính đặc thù của nó, chúng ta không thể đo trực tiếp như hàng hoá thông thường
mà phải đo gián tiếp thông qua giá trị tư liệu sinh hoạt mà người lao động tiêu dùng để tái
sản xuất sức lao động đã tiêu hao trong quá trình lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa
hiện nay, khi con người lao động trong công xưởng nhà máy… thì lao động được trả
công và được tính bằng tiền công. Chính vậy mà tiền công mang một ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với đời sống của con người. Lý luận về tiền công đã được các nhà kinh tế
nghiên cứu từ rất lâu, bắt đầu là W.Petty. Lý thuyết mức tiền công tối thiểu phản ánh trình
độ phát triển ban đầu của chủ nghĩa bản. Lúc này, sản xuất chưa phát triển, để buộc
công nhân làm việc, giai cấp sản phải dựa vào Nhà nước để duy trì mức lương thấp.
Tuy nhiên từ luận này ta thấy được là, công nhân chỉ nhận được từ sản phẩm lao động
của mình những liệu sinh hoạt tối thiểu do họ tạo ra. Phần còn lại đã bị nhà bản
chiếm đoạt. Đó là mầm mống phân tích sự bóc lột.
Lý luận về tiền công của Mác sự tiếp tục phát triển lý luận về tiền công của các
nhà kinh tế cổ điển trước đó. Lý luận tiền công của Mác đã vạch rõ bản chất của tiền công
dưới chủ nghĩa tư bản đã bị che đậy - tiền công là giá cả của lao động, bác bỏ quan niệm
của các nhà kinh tế tư bản trước đó (Ricardo). Những luận điểm đó của Mác về tiền công
vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Mặc dù ở nước ta chính sách tiền công đã được cải cách. Tuy nhiên, nhiều vấn đề
cốt lõi vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Cho đến nay, thu nhập của người
được hưởng tiền công tăng, mức sống, tiêu dùng tăng, về cơ bản không do chính sách tiền
công đem lại do tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tế tăng trưởng (tiền công Nhà
nước trả chỉ chiếm một phần ba, thu nhập khác chiếm tới hai phần ba).
Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền công của Mác trong điều kiện
nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất lớn. Cải cách chính sách tiền công
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của người lao động, và nên tiến hành cải cách như
thế nào để đảm bảo được lợi ích người lao động, đến lợi ích của toàn quốc gia…? Đây
vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người lao động chuyên gia nghiên
cứu. Xuất phát từ ý nghĩa luận thực tiễn nêu trên tôi đã chọn đề tài này nhằm
2
hiểu rõ hơn về hệ thống chính sách tiền công ở Việt Nam, nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn
thiện hệ thống chính sách tiền công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Phần Nội dung
Phần 1: Những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về tiền
công trong chủ nghĩa tư bản
1.Bản chất kinh tế của tiền công
Biểu hiện bề ngoài của đời sốnghội tư bản, công nhân làm việc cho nhàbản
một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số lượng
việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định gọi là tiền công.
Khái niệm: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là
giá cả của hàng hóa sức lao động.
Người ta lầm tưởng rằng tiền công giá cả của lao động. Sự thật thì tiền công
không phải là giá trị hay giá cả của lao động vì lao động không phải là hàng hóa. Sở dĩ là
vậy vì:
- Nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình
thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa được phải liệu sản xuất.
Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra
chứ không phải bán “lao động”
- Việc thừa nhận lao động hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về luận
sau đây:
Thứ nhất, nếu lao động hàng hóa và được trao đổi ngang giá, thì nhà bản
không thu được lợi nhuận(giá trị thặng dư), điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy
luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
Thứ hai, nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để có được giá trị
thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.
Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị. Nhưng lao động
thực thể thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động thì không giá trị. Vì thế,
lao động không phải hàng hóa, cái công nhân bán cho nhà bản chính sức lao
động. Do đo, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.
3
Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền
của giá trị sức lao động hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài
thành giá cả của lao động.
Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó do những thực tế sau
đây:
Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động không bao giờ tách khỏi người
bán, chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức lao
động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày phương tiện để
tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với
nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.
Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào tiền công lao động hoặc số lượng sản
phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian
lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động
không được trả công, do đó tiền công che đậy đi mất bản chất bóc lột của giai cấp tư bản
2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Tiền công hai hình thứctiền công tính theo thời gian tiền công tính theo
sản phẩm.
Tiền công tính theo thời gian hình thức tiền công số lượng của ít hay
nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công tháng. Tiền
công ngày tiền công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó cao hay là thấp,
còn tùy theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá chính xác mức tiền công,
không chỉ căn cứ vào tiền công ngày phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động
cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính
theo thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuốc
vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản
xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền công được
xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của một công nhân trong một ngày với
4
số lượng sản phẩm trung bình một công nhân sản xuất ra trong một ngày, do đó về
thực chất, đơn giá tiền công tiền công trả cho thời gian cần thiêt sản xuất ra một sản
phẩm. Vì thế, tiền công tính theo sản phẩm là biến tướng của tiền công tính theo thời gian
Thực hiện tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà bản trong việc
quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt khác kích thích công
nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để có được tiền công cao hơn.
Đối với quan hệ hội thì việc này thể hiện sự công bằng hơn (công nhân được hưởng
theo năng lực, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít).
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa số lượng tiền tệ người công nhân nhận được do bán
sức lao động của mình cho nhà bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao
động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng
hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân trao đổi được thông qua tiền công danh nghĩa của
mình. Ví dụ như lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt trong gia
đình,… Người lao động quan tâm nhất và trước hết đến tiền công thực tế vì chính tiền
công thực tế mới phản ánh mức sống thực tế của họ.
Tiền công danh nghĩa giá cả sức lao động, nên thể tăng lên hay giảm
xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung-cầu về hàng hóa sức lao động trên thị
trường. Tiền công thực tế phụ thuộc vào tiền công danh nghĩa và sự biến động của giá cả
nên muốn tăng tiền công thực tế đòi hỏi phải tăng tiền công danh nghĩa giảm giá cả
hàng hóa, trước hết là các hàng hóa tiêu dùng. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công
danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng dịch vụ tăng lên hoặc giảm
xuống (do lạm phát, suy thoái) thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.
4. Xu hướng vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản:
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến
đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố
tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng
cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên
của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao
động, đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi. Sự tác động
qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động,
do đó dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế.
Nghiên cứu sự vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa bản, C.Mác vạch ra
rằng, xu hướng chungtính quy luật của sự vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa
bản là: trong quá trình phát triển của chủ nghĩabản, tiền công danh nghĩa có xu hướng
5
tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp với mức tăng giá cả tư liệu tiêu
dùng dịch vụ. Đồng thời thất nghiệp hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về
lao động vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà bản mua sức lao động dưới
giá trị của nó. Khi đó, tiền công thực tế có xu hướng hạ thấp.
Chừng nào tiền công còn biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, thì sự
vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của giá trị sức lao động.
Lượng giá trị của do ảnh hưởng của một loạt nhân tố quyết định. Một nhân tố
tác động làm tăng lượng giá trị sức lao động, một nhân tố khác tác động làm giảm giá trị
của nó. Sự tác động qua lại của tất cả các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự
biến đổi giá trị sức lao động, làm cho sự giảm sút của nó có tính chất xu hướng.
- Những nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động sự nâng cao trình độ
chuyên môn của người lao động và sự tăng cường độ lao động.
- Trong điều kiện của cách mạng khoa học kỹ thuật, nét đặc trưng của quá trình sản
xuất là tăng tính phức tạp của lao động, đòi hỏi phải nâng cao rất nhiều trình độ chuyên
môn của người lao động, tăng cường độ lao động của họ, làm tăng một cách căn bản chi
phí về tái sản xuất sức lao động, do đó làm tăng giá trị của nó.
Những nhu cầu của công nhân phương thức thỏa mãn họ luôn luôn biến đổi.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, diễn ra quá trình tăng mức độ về nhu cầu.
Để tái sản xuất sức lao động, đòi hỏi lượng của cải vật chất và văn hoá lớn hơn. Kỹ thuật
phức tạp được vận dụng trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi người lao động
phải có vốn kiến thức tri thức về kỹ thuật cao hơn. Tất cả những điều đó dẫn đến nhu
cầu của công nhân và gia đình học về hàng hoá và dịch vụ tăng lên làm cho giá trị sức lao
động tăng lên.
- Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động sự tăng lên của năng suất lao
động. Cùng với sự tăng năng suất lao động thì giá cả về tư liệu sinh hoạt của người công
nhân rẻ đi nền tiền công thực tếkhả năng tăng lên. Nhưng tiền công thực tế vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu thực sự của công nhân, và sự chênh lệch giữa chúng không những
không được thu hẹp, mà ngược lại còn tăng lên.
Sự hạ thấp tiền công dưới giá trị sức lao động do tác động của một loạt nhân tố sau
đây:
+ Thị trường sức lao động luôn tình trạng cung về lao động làm thuê vượt quá
cầu về lao động, do đó cạnh tranh giữa công nhân tăng lên. Điều đó cho phép nhà tư bản
thấy rằng, hàng hoá - sức lao động buộc phải bán trong mọi điều kiện, công nhân
không có cách nào khác để sinh sống. Mức lương trung bình bị giảm xuống còn do hàng
triệu người không việc làm đầy đủ trong năm, nói chung họ không nhận được tiền
lương.
6
+ Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền cũng nhân tố làm giảm tiền công
trong điều kiện hiện nay.
Mức tiền công của các nước có sự khác nhau. Điều đó được quyết định bởi nhân tố
tự nhiên, truyền thống văn hoá và những nhân tố khác, trong đó nhân tố đấu tranh của giai
cấp công nhân đóng vai trò quan trọng. Trong các nước bản phát triển, mức tiền công
thường cao hơn ở các nước đang phát triển. Nhưng ở đó có sự bóc lột cao hơn, vì kỹ thuật
và phương pháp tổ chức lao động hiện đại được áp dụng. Giá cả hàng hoá - sức lao động
thấp là nhân tố quan trọng nhất thu hút tư bản độc quyền vào các nước đang phát triển.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tiền lương theo thời gian với những
hình thức đa dạng chiếm ưu thế. Trong việc tìm kiếm những phương pháp mới nhằm bóc
lột lao động làm thuê, giai cấp tư sản buộc phải thừa nhận vai trò con người tron quá trình
sản xuất, và điều chỉnh lại việc tổ chức lao động, cũng như kích thích người lao động.
Sự bóc lột lao động làm thuê ở các nước bản phát triển còn những hình thức
che giấu tinh vi hơn. Khi thiên về sự củng cố “quan hệ con người”, về sự thống trị của các
nguyên tắc “công ty là một gia đình”, giai cấp sản hiện đại thực hiện mưu toan thuyết
phục công nhân rằng lợi ích của nghiệp, lợi ích của bản thống nhất với lợi ích của
công nhân. Vai trò kích thích của tiền công được sdụng vào mục đích đó. Không phải
chỉ thái độ tận tâm với công việc sự phục vụ trung thành cho công ty cũng được
kích thích bởi đại lượng và hình thức của tiền công. Điều đó nghĩa là không chỉ bằng
hình thức tiền công, còn bằng tổ chức tiền công dựa trên cơ stâm của hoạt động
lao động, giai cấp tư sản rất muốn “thủ tiêu” hoặc làm dịu mâu thuẫn giữabản lao
động. Đó là đặc trưng của những liên hiệp độc quyền lớn hiện đại, ở đó các nhà tư bản đã
không tiếc tiền chi vào những chi phí nhằm tạo ra “bầu không khí tin cậy” để hình thành
người công nhân “ý thức người chủ”. Tính mềm dẻo trong sự vận dụng các hình thức
khác nhau của tiền lương, việc tính toán những yêu cầu kỹ thuật, tổ chức tâm khi
trang bị nơi làm việc đưa đến tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm, tất cả
đều nhằm mục đích tăng giá trị thặng dư. Điều đó nghĩatăng cường bóc lột người
lao động.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công
Trong thực tế, tiền công rất khác nhau giữa các cá nhân, giữa các tổ chức cũng như
khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau đó là do tác động của các yếu tố khác
nhau. Có thể phân làm 5 nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tiền công của người lao
động như sau:
5.1. Các nhân tố thuộc về xã hội và Nhà nước
- Tình hình biến động thế giới: Khi tình hình thế giới bình thường tương đối ổn
định, không có những biến động về chính trị, quân sự thì Nhà nước có điều kiện để tăng
tiền công và nâng cao mức sống của người lao động. Ngược lại, khi có biến động Nhà
7
nước phải tăng cường dự trữ các nguồn lực để để phỏng những biến động, vì thế, ít có
điều kiện tăng lương.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội, trước hết là mức tăng trưởng GDP. Khi kinh tế
xã hội phát triển Nhà nước sẽ có nguồn lực dồi dào và các điều kiện cần thiết để tăng
lương, cải thiện đời sống của người lao động. Mức tăng tiền công phải gắn với mức tăng
trưởng kinh tế và trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc tăng trưởng kinh tế
không phải chỉ phục vụ cho việc tăng lương. Trong những năm vừa qua, khi nền kinh tế
của nước ta tăng trưởng mạnh Nhà nước đã liên tục tăng lương cho các đối tượng hưởng
lương đã có tác động tích cực đến chỉ thiện đời sống của người lao động.
- Luật pháp của Nhà nước, trong đó đặc biệt là Bộ luật Lao động. Trong Bộ luật
Lao động hiện nay của nước ta, tại chương VI "Tiền lương" có quy định mức lương tối
thiểu cũng như những quy định điều chỉnh khác liên quan đến tiền công mà các tổ chức và
cá nhân người lao động phải thực hiện. Ngoài ra, các nghị định của Chính phủ, các chỉ thị,
thông tư và các văn bản pháp luật khác được ban hành cũng tác động mạnh đến tiền công
của người lao động.
- Chính sách của Nhà nước liên quan đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài; các chính
sách về tiền lương và đảm bảo mức sống đối với người lao động.
5.2. Các nhân tố thuộc về thị trường
- Cung cầu trên thị trường lao động: Khi nghiên cứu thị trường lao động chúng ta
nhận thấy sự tác động to lớn của cung cầu trên thị trường lao động đối với sự hình thành
giá cả sức lao động. Một trong những nguyên nhân mức tiền công thấp ở các nước đang
phát triển và vai trò độc tôn của các tổ chức doanh nghiệp trước người lao động là do
cung lao động ở các nước đó thưởng lớn hơn cầu lao động nhiều, tình trạng thất nghiệp
phổ biến.
- Mức tiền công đang thịnh hành trên thị trường lao động: Trong nền kinh tế thị
trường, trên cơ sở cung cầu lao động hình thành nên giá nhân công hay các mức lương
phù hợp với các loại lao động và các tổ chức, doanh nghiệp coi đó như là một căn cứ quan
trọng để xác định mức lương cho doanh nghiệp của mình.
- Sự biến động của giá cả thị trường: Giá cả sức lao động thay đổi gắn liền với sự
thay đổi của giá cả tư liệu sinh hoạt. Vì thế, để đảm bảo mức sống thực tế của người lao
động, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp phải quan tâm đến sự biến động của giá cả thị
trường. Khi giá cả thị trường tăng thi tiền lương tăng, mặt khác, việc tăng tiền lương phải
trên cơ sở kiểm soát và khống chế giá cả thị trường thì việc tăng lương mới có ý nghĩa của
nó. Mặc dù trong những năm qua, Nhà nước ta đã nhiều lần chủ động tăng lương nhưng
do giá cả thị trường tăng mạnh nên việc cải thiện đời sống của người lao động nước ta vẫn
còn gặp nhiều khó khăn.
5.3. Các nhân tố thuộc về tổ chức
- Chính sách đãi ngộ của tổ chức, trước hết được thể hiện trong quy chế trả lương.
Quy chế trả lương là sự cụ thể hoá các chính sách đãi ngộ của tổ chức đổi với các thành
8
viên. Trong các quy chế đó luôn có sự đảm bảo và phân biệt về tiền lương giữa các thành
viên hoặc các nhóm thành viên tuỳ thuộc vào điều kiện của tổ chức và mức đóng góp của
các thành viên.
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của
doanh nghiệp: Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động tốt, mức độ tiêu thụ mạnh thì
các doanh nghiệp có lợi thế và có điều kiện để đảm bảo và tăng dần mức tiền công chi trả.
Ngược lại, nếu hàng hoá ế ẩm, không tiêu thụ được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của
người lao động.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Số lượng
và chất lượng đội ngũ lao động có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mức và khả
năng chỉ trả tiền công.
Ngoài những yếu tố trên tiền công còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như định mức
lao động, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp, môi
trường làm việc, ...
5.4. Các nhân tố thuộc về người lao động
- Mức độ hoàn thành công việc được giao: Khi trả công cho người lao động phải căn
cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao. Mức độ hoàn thành công việc của người
lao động càng lớn, chất lượng hoàn thành công cao thì tiền công nhận được càng phái lớn,
phù hợp với trả công theo số lượng và chất lượng lao động.
- Thâm niên công tác: Thâm niên công tác phản ánh thời gian công tác và cống hiến
của người lao động đối với tổ chức, doanh nghiệp. Để khuyến khích người lao động làm
việc lâu dài cho doanh nghiệp, mức tiền lương trả cho người lao động phải phụ thuộc vào
thâm niên công tác. Tuy nhiên, trong trả lương theo thâm niên cần chống tư tưởng “sống
lâu lên lão làng" không gắn với kết quả lao động. Một số nước, để chống tư tưởng này
trong trả công, họ không tính đến yếu tố thâm niên công tác.
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác: Trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm công tác là yếu tố quan trọng thể hiện mặt chất lượng lao động của người lao
động. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác có được là nhờ vào quá trình đạo tạo
hoặc tự tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc, gắn liền với thâm niên công tác.
Tuy nhiên, cũng cần chủ ý, không phải những người có thâm niên công tác cao là luôn
luôn có kinh nghiệm công tác. Những người nào có trình độ chuyên môn càng cao và kinh
nghiệm công tác càng nhiều thì tiền lương của người đó càng cao.
- Tiềm năng phát triển cá nhân trong tương lai. Để thu hút và giữ những người trẻ,
tài giỏi, có khả năng phát triển trong tương lại các tổ chức có thể trả lương cao hơn mức
bình thưởng, phụ thuộc vào chính sách đãi ngộ của từng tổ chức đối với cá nhân.
5.5. Các nhân tố thuộc về công việc
Các nhân tố về công việc có thể ảnh hưởng đến tiền công của người lao động bao
gồm: Khối lượng công việc, độ phức tạp của công việc và phạm vi công việc. Khi khối
9
lượng công việc càng lớn, độ phức tạp công việc càng cao và phạm vi công việc càng
rộng đòi hỏi tiền lương phải được trả càng cao.
Như vậy, tiền công của người lao động cao hay thấp không chi phụ thuộc vào người
lao động mà còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp cũng
như tình hình phát triển kinh tế xã hội, chính trị và sự biến động về các mặt của thế giới.
Đây là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp cũng như Nhà nước xác định mức tiền
công phù hợp cho các đối tượng lao động hưởng lương.
Phần 2: Liên hệ thực tế
1. Thực trạng tiền công, tiền lương tại Việt Nam
Chế độ tiền công hiện naykết quả của 4 lần cải cách về chế độ tiền công (năm
1960, năm 1985, năm 1993 năm 2003). Đây một cuộc cải cách rất căn bản không
những về lương mà còn là một đợt sắp xếp lại hệ thống phân phối tiền công từ ngân sách
nhà nước, nhằm mục tiêu khắc phục tính bình quân trong phân phối, sắp xếp lại hệ thống
thang bảng lương và tạo bước ngoặt về nhận thức quan điểm - coi tiền công là giá cả sức
lao động, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và từng bước xây dựng thể chế
kinh tế thị trường. Sự phát triển của chính sách tiền lương của Việt Nam trong suốt hơn
hai mươi năm qua cho thấy, chính sách đó đã ngày càng hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn. Các
chính sách đó đã phát huy được tác dụng, động viên mọi người hăng hái lao động, nhất là
trong giai đoạn đầu thực thi chính sách.
Tuy nhiên, kinh tế nước ta hội nhập, phát triển nhanh, yêu cầu cải thiện, nâng cao
mức sống của người lao động trong khi khả năng kinh tế còn hạn hẹp những yếu tố
khách quan, bên cạnh yếu tố chủ quan, tác động đến chính sách tiền lương, làm cho chúng
chóng trở nên lạc hậu so với yêu cầu, vẫn hạn chế, bất cập nhất định: tiền công chưa
thực hiện được đầy đủ chức năng tái sản xuất sức lao động của công nhân, chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn, đời sống của đa số người hưởng lương còn khó khăn,…
Đầu tiên ta theo dõi sự thay đổi của tiền công cơ bản trong thời kì 14 năm gần đây
(2008-2021) để xem cơ chế tiền công đã thay đổi như thế nào:
Thời điểm áp dụng Mức lương cơ sở
Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2009 540.000
Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2010 650.000
Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011 730.000
10
Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012 830.000
Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 1.050.000
Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 1.150.000
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 1.210.000
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 1.300.000
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 1.390.000
Từ 01/07/2019 đến 2021 1.490.000
Bảng thống kê tiền công cơ bản trong thời kì 2008-2021
(Đơn vị: VNĐ/tháng)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
khi chọn giai đoạn năm 2008-2009 làm năm gốc, năm bản, ta sẽ theo dõi
được sự thay đổi tiền lương đã tăng giảm bao nhiêu phần trăm trong thời kì 14 năm được
nêu trên, do đó tôi tính được phần trăm thay đổi tiền lương trong bảng sau:
Năm Lương
2008-2009 100
2009-2010 120,4
2010-2011 135,2
2011-2012 153,7
2012-2013 194,5
2013-2016 212,9
2016-2017 224,1
2017-2018 240,7
2018-2019 257,4
2019-2021 275,9
Bảng thống kê phần trăm thay đổi tiền công cơ bản thời kì 2008-2021
(Đơn vị: %)
11
Như ta thấy ở bảng trên thì tiền công cơ bản trong thời kì 14 năm từ 2008-2021 đã
tăng lên 175,9%. Tuy nhiên thì con số tiền lương bản thể hiện chỉ mới chỉ nói tới khái
niệm tiền công danh nghĩa đã được C.Mác nhắc tới: số tiền người công nhân nhận
được do bán sức lao động của mình cho nhà bản. từ con số 175,9% ta thể kết
luận được rằng giá trị sức lao động của người công nhân đã được tăng lên rất nhiều hay
đây là thành công rực rỡ của những cuộc cải cách tiền công đã được thực hiện từ trước tới
nay hay không?
Ngoài khái niệm tiền công danh nghĩa thì C.Mác khi nói tới tiền công còn đề cập
tới một khái niệm nữa đó là tiền công thực tế - số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ
người công nhân có thể mua được từ tiền công danh nghĩa của mình. Và chính khái niệm
tiền công thực tế này mới cái gốc để ta xác định xem giá trị sức lao động của người
công nhân tăng hay giảm. Và như vậy, câu hỏi được đề cập bên trên đã có sự giải đáp: giá
trị sức lao động của công nhân chỉ tăng lên đúng bằng con số tiền công danh nghĩa
tăng lên khi chỉ khi giá của những hàng hóa dịch vụ người công nhân muốn mua
đứng im trong cả thời kì. Tuy nhiên thì điều đó lại không bao giờ có thể xảy ra. Và để đề
cập tới vấn đề giá cả của hàng hóa dịch vụ người công nhân muốn mua thay đổi thế nào
trong thời 13 năm 2008-2021 thì tôi xin phép được dùng tới một khái niệm trong kinh
tế học đó chỉ số giá tiêu dùng CPI. Nếu lấy năm trước là 100% thì ta bảng thống kê
chỉ số giá tiêu dùng trong thời kì 14 năm trên như sau:
Năm CPI
2008 100
2009 106,88
2010 109,19
2011 118,58
2012 109,21
2013 106,6
2014 104,09
2015 100,63
2016 102,66
2017 103,53
2018 103,54
2019 102,79
2020 103,23
2021 101,84
Bảng thống kê chỉ số giá tiêu dùng trong thời kì 2008 – 2021
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
12
để tiện theo dõi sự biến động trong cả thời kì, tôi xin phép chuyển bảng trên thành
bảng dưới đây với chỉ số CPI của năm 2008 làm năm gốc (100%):
Năm CPI
2008 100
2009 106,88
2010 116,7
2011 138,4
2012 151,1
2013 161,1
2014 167,7
2015 168,8
2016 173,2
2017 179,4
2018 185,7
2019 190,9
2020 197,1
2021 200,7
Bảng thống kê phần trăm thay đổi chỉ số giá tiêu dùng thời kì 2008 – 2021
(Đơn vị: %)
Từ bảng trên ta thể thấy trong cả thời thì chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tổng
cộng 100,7%.
Từ sự phân tích 2 bảng trên thì vấn đề đặt ra bây giờ là ta thấy tiền công cơ bản cả
thời kì đã tăng 175,9% còn chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 100,7% nghĩa là thấp hơn so với
tốc độ tăng của tiền công danh nghĩa. Như vậy, ta có thể kết luận rằng giá trị sức lao động
của người công nhân đã được tăng lên một mức đáng kể? Sự thực không phải vậy vì tiền
công bản từ ban đầu đã không thực hiện được tốt chức năng của mình tái sản xuất
sức lao động cho người công nhân như đã được C.Mác nhắc tới, người công nhân phải
sống chật vật với tiền công nhận đc, thậm chí, mức lương của nhiều chức danh không thể
chu cấp đủ phục vụ cho nhu cầu ăn uống, chưa kể đến các khoản như tiền nhà, chữa bệnh,
tiền điện, nước... hay cao hơn như thuê nhà, tích lũy tiền để mua nhà ổn định cuộc sống.
Do đó, sự tăng lên của tiền công danh nghĩa kia chỉ sự đắp lại phần nào những
chênh lệch của tiền công thực tế so với những nhu cầu cần thiết để tái sản xuất sức lao
động cho người công nhân. Đặc biệt, ta thấy một số giai đoạn tiền công không hề tăng
trong khi chỉ số giá tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng (ví dụ giai đoạn năm 2013-2016: lương
không tăng trong khi CPI tăng 7,5%). Nếu căn cứ thực tế mức sống, mức lương tối thiểu
này không đủ để người lao động có thể sống được trong một tháng, nhất là ở những thành
phố lớn như Nội hay Tp. Hồ Chí Minh khi lạm phát ngày càng đẩy giá cả tiêu dùng
13
leo thang chóng mặt. Mức lương tối thiểu thấp không bảo đảm tái sản xuất giản đơn sức
lao động của bản thân người lao động.khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhiều
thiệt thòi cho các lao động khi phía nước ngoài sẽ không chấp nhận trả cao so với mức
lương tối thiểu mà nhà nước quy định.
2. Đánh giá khái quát thực trạng chính sách tiền lương hiện nay ở nước ta
2.1. Ưu điểm
Chính sách tiền lương sau nhiều lần cải cách đã từng bước đổi mới theo hướng thị
trường. Cụ thể là:
- Đã ngày càng quán triệt hơn quan điểm cải cách chính sách tiền lương theo định
hướng thị trường đảm bảo công bằng hội trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt quan điểm coi việc trả
lương đúng cho người lao động thực hiện đầu cho phát triển, tạo động lực để phát
triển kinh tế nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà nước.
- Tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà
nước khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công, chính sách tiền lương với chính sách
bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Mỗi khu vực có chính sách và cơ chế tiền lương
phù hợp Đó là bước tiến rất quan trọng trong chính sách tiền lương trong điều kiện mới.
- Từng bước đổi mới chính sách tiền lương theo định hướng thị trường. nhất
trong khu vực sản xuất kinh doanh, từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương theo nguyên
tắc theo thị trưởng, chống bình quân, cào bằng. Trong các loại hình doanh nghiệp, tiền
lương được coi giá cả sức lao động, hình thành trên sở mặt bảng tiền lương trên thị
trường và bước đầu được xác định thông qua thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động cá nhân và thoả ước lao động tap thể
- Đổi mới hơn cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ của
đơn vị, doanh nghiệp trong việc xếp lương, trả lương gắn với năng suất lao động, chất
lượng và hiệu quả.
- Tiền lương thu nhập của người làm công ăn lương xu hướng tăng từ 10
20%/năm, đảm bảo ổn định đời sống và có phần được cải thiện
2.2. Nhược điểm
Ngoài các ưu điểm trên, hệ thống tiền lương của nước ta hiện nay còn một số những
hạn chế như sau:
- Về thời gian mức độ điều chỉnh tiền công danh nghĩa: nước ta, trong những
năm gần đây, chỉ số giá sinh hoạt các vùng đều khá cao, thế, về nguyên tắc, để tiền
công thực tế của người lao động không bị giảm cần phải điều chỉnh tăng mức tiền công
danh nghĩa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lương chưa được thực hiện kịp thời, không theo
14
kịp với đà tăng giá. Trên thực tế, 3 năm qua, do các nguyên nhân khách quan, nhất là tác
động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại (Theo Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ). Tuy nhiên trong năm vừa qua, theo , doTổng cục Thống
giá dầu thô đã tăng mạnh khoảng 50% so với năm trước dẫn đến giá nhiều mặt hàng thiết
yếu tăng từ 15 đến 20% trong thời gian vừa qua đang ngày một đè nặng lên cuộc sống của
người dân nhất là những người có thu nhập thấp.
- Về tỷ lệ tiền công trong thu nhập: Tiền công chỉ trở thành động lực mạnh mẽ thúc
đẩy sự hoạt động tích cực của người lao động khichiếm phần lớn trong thu nhập của
họ. Với chính sách tiền công hiện hành, tiền công của công nhân hiện nay chỉ chiếm phần
nhỏ trong tổng thu nhập của người hưởng lương (khoảng 30%- 50%). Tiền công theo chế
độ thấp nhưng nhiều trường hợp các khoản ngoài lương như bồi dưỡng họp, xây dựng
đề án, đề tài... chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập, làm cho tiền công không phản ánh đúng
thang giá trị lao động, ảnh hưởng lớn tới quan hệ tiền công trên thực tế, mất vai trò đòn
bẩy của tiền công.
- Mâu thuẫn về tiền công thường xuyên xảy ra trên thị trường lao động: Người lao
động luôn muốn “làm ít hưởng nhiều”, công việc nhẹ nhàng nhưng lương phải cao. Trong
khi đó, nhà bản – những người sử dụng lao động lại muốn nguồn lao động của mình
những người lao động “làm nhiều hưởng ít”, hoặc “làm bao nhiêu hưởng bấy nhiều”, làm
việc chăm chỉ không yêu cầu đòi hỏi lương cao hay hoàn cảnh công việc tốt. Trong
mối quan hệ này, người sử dụng lao động người quyền họ làm chủ nên thưởng
chiếm ưu thế trong “cán cân lợi ích", còn người lao động yếu thế hơn nên haybên chủ
động mâu thuẫn.
3. Một số biện pháp giải quyết
3.1. Biện pháp tăng tiền công thực tế
Như C.Mác đã định nghĩa về tiền công thực tế: tiền công được biểu hiện bằng số
lượng hàng hóa và dịch vụngười công nhân có thể mua được từ tiền công danh nghĩa
của mình, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng tiền công thực tế có mối liên hệ mật thiết với tiền
công danh nghĩa giá cả hàng hóa dịch vụ mà người công nhân có nhu cầu mua. Từ đó
tôi xin đưa ra biện pháp tăng tiền công thực tế như sau:
3.1.1. Tăng tiền công danh nghĩa:
Tiền công danh nghĩa được công nhân sử dụng để mua trao đổi hàng hóa dịch vụ.
Do vậy tiền công danh nghĩa tuy không phản ánh mức sống của công nhân nhưng ảnh
hưởng trực tiếp tới tiền công thực tế. Hay như C.Mác đã viết: “trong quá trình phát triển
của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó
nhiều khi không theo kịp với mức tăng giá cả liệu tiêu dùng dịch vụ, khi đó tiền
công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng giảm xuống”. Nếu như tiền công danh
15
nghĩa không tăng trong một thời kì hay mức tăng ít hơn mức tăng của giá tư liệu sinh hoạt
và dịch vụ thì số lượng tư liệu sinh hoạt dịch vụ công nhân mua được sẽ giảm đi coi như
tiền công thực tế giảm. Như vậy, bước đầu tiên để làm tăng tiền công thực tế tăng tiền
công danh nghĩa tuy nhiên mức tăng phải nhanh hơn mức tăng của giá cả tư liệu sinh hoạt
và dịch vụ. Từ đó, với tiền công danh nghĩa công nhân nhận được, họ sẽ mua được nhiều
liệu sinh hoạt để phục vụ cho đời sống của mình hơn, nghĩa là tiền công thực tế của
người công nhân đã được tăng lên.
3.1.2. Giữ ổn định giá cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ
Như đã đề cập trên thì bước đầu tiền để tăng tiền công thực tếtăng tiền công
danh nghĩa với mức tăng nhanh hơn mức tăng của giá liệu sinh hoạt dịch vụ. Tuy
nhiên, với nguồn tài chính để trả lương cho công nhân hạn cùng eo hẹp thì sẽ
không thể mãi tăng lương danh nghĩa đuổi theo giá của liệu sinh hoạt dịch vụ được
cần phải phối hợp biện pháp thứ hai giữ ổn định giá liệu sinh hoạt dịch vụ.
Khi giá tư liệu sinh hoạt dịch vụ được giữ ổn định hay giữ mức tăng thấp hơn so với mức
tăng của tiền công danh nghĩa thì số liệu sinh hoạt, dịch vụ công nhân mua được sẽ
tăng lên kéo theo tiền công thực tế tăng lên.
3.1.3. Mức đánh thuế với thu nhập hợp lý
Bước đầu tiên trong biện pháp tăng tiền công thực tế tăng lương thực tế, tuy
nhiên thì còn vấp phải một vật cản đó thuế thu nhập nhân. Từ đó bước tiếp theo tôi
muốn đưa ra xây dựng một hệ thống thuế thu nhập nhân với các mức hợp lý, tạo
điều kiện cải thiện đời sống cho công nhân. Ngoài những đối tượng yếu cầu nộp thuế đầy
đủ thì Nhà nước cũng cần đưa ra những đối tượng miễn giảm thuế như các đối tượng bị
ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và làm thiệt hại
tài sản thì có mức miễn giảm tương ứng với mức thiệt hại người đó phải hứng chịu.
3.2. Biện pháp giảm mâu thuẫn về tiền công giữa người lao động và sử dụng lao
động
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế
giới, việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế đòi hỏi cần phải có mô hình quan hệ
lao động thích hợp nhằm phát huy quyền lợi của người lao động và quyền lực của người
sử dụng lao động, cụ thể:
+ Hoàn thiện các vấn đề pháp luật về lao động, các doanh nghiệp phải nắm chắc và
vận dụng đúng đắn các chế độ của Nhà nước về tài chính nói chung và tiền công nói riêng
+ Hợp đồng ký kết thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phải
rõ ràng về chế độ lương bổng của người lao động, rõ ràng về lợi nhuận của người sử dụng
lao động
16
+ Xây dựng và lựa chọn các mức lương phù hợp với điều kiện và khá năng của
doanh nghiệp và yêu cầu khuyến khích của người lao động, tạo điều kiện cho cả 2 bên
đều có lợi
+ Đại diện tổ chức lao động cần có trách nhiệm và phải bảo vệ lợi ích cho người
lao động, đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động
+ Nhà nước tăng cường các cuộc thanh tra để kiểm tra và xử lý theo pháp luật đối
với những trường hợp vi phạm pháp luật, bóc lột sức lao động của người lao động
17
Kết luận
Từ những điều trên, ta có thể rút ra rằng chế độ tiền công ở nước ta tuy đã có được
những thành công nhất định sau những cuộc cải cách toàn diện song vẫn còn những điểm
thiếu sót, tiền công vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ tái sản xuất sức lao động, chứ cải
thiện được đời sống của nhân dân. Cải cách chính sách tiền lương là vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều năm đến các lĩnh
vực kinh tế, hội của đất nước. Đã đến lúc những sự đột phá, những cuộc cải cách
toàn diện, mạnh mẽ, dứt khoát hơn trong việc cải cách chính sách tiền lương, nhất là trong
ở vấn đề tạo nguồn tài chính để tăng tiền công tối thiểu. Để hoàn thành được các mục tiêu
đã đề ra cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên để thực hiện thắng lợi mục tiêu cải
cách chính sách tiền lương nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động gia đình họ;
tạo động lực nâng cao năng suất lao động hiệu quả làm việc của người lao động, góp
phần đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị ổn định, tinh gọn,
trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
18
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình học phần Kinh tế Chính trị Mác – Lênin 2021
2. Cải cách chính sách tiền lương để nâng cao đời sống cho CBCCVC, LLVT và
người lao động trong doanh nghiệp - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính
phủ Vương Đình Huệ
3. Cải cách chính sách tiền lương: Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học
cho Việt Nam - ThS. Hoàng Như Quỳnh - ThS. Phạm Thị Phương Hoa
4. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực – Đại học Kinh tế Quốc dân
5. Chính sách tiền lương Việt Nam - những chặng đường cải cách - TS. Đỗ Văn
Quân, ThS Lê Trung Kiên
19
| 1/21

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ****** BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về tiền công và liên
hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Họ và tên sinh viên: Mã sinh viên: Lớp tín chỉ: Số thứ tự: Hà Nội - 9/2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ****** BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về tiền công và liên
hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Họ và tên sinh viên: Mã sinh viên: Lớp tín chỉ: Số thứ tự: Hà Nội - 9/2022 Mục Lục
Mục Lục...................................................................................................1
Lời mở đầu...............................................................................................2
Phần Nội dung.........................................................................................3
Phần 1: Những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về tiền công trong
chủ nghĩa tư bản...................................................................................3

1.Bản chất kinh tế của tiền công.......................................................3
2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản......4
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.. ...............................5
4. Xu hướng vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản:......5
5. Các chức năng cơ bản của tiền công... ........................................7
Phần 2: Liên hệ thực tế........................................................................9
1. Thực trạng tiền công, tiền lương tại Việt Nam............................9
2. Đánh giá khái quát thực trạng chính sách tiền lương hiện nay
ở nước ta
...........................................................................................13
3. Một số biện pháp giải quyết........................................................14
Kết luận..................................................................................................16
Tài liệu tham khảo.................................................................................17 1 Lời mở đầu
Đời sống của xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động khác nhau và có quan hệ với
nhau như: chính trị, văn hóa, khoa học xã hội… Nhưng trong bất kì giai đoạn phát triển
nào, trước khi tiến hành các hoạt động đó thì loài người cần phải sống, muốn sống thì con
người cần phải có thức ăn, quần áo, nhà ở…, đó là những nhu cầu tất yếu của con người.
Tuy nhiên thì những thứ đó không phải tự nhiên có mà con người cần lao động để tạo ra
chúng. Đối với một hàng hoá thông thường, giá trị của nó được đo trực tiếp bằng thời gian
hao phí lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá, còn đối với hàng hoá sức lao
động, do tính đặc thù của nó, chúng ta không thể đo trực tiếp như hàng hoá thông thường
mà phải đo gián tiếp thông qua giá trị tư liệu sinh hoạt mà người lao động tiêu dùng để tái
sản xuất sức lao động đã tiêu hao trong quá trình lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa
hiện nay, khi mà con người lao động trong công xưởng nhà máy… thì lao động được trả
công và được tính bằng tiền công. Chính vì vậy mà tiền công mang một ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với đời sống của con người. Lý luận về tiền công đã được các nhà kinh tế
nghiên cứu từ rất lâu, bắt đầu là W.Petty. Lý thuyết mức tiền công tối thiểu phản ánh trình
độ phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Lúc này, sản xuất chưa phát triển, để buộc
công nhân làm việc, giai cấp tư sản phải dựa vào Nhà nước để duy trì mức lương thấp.
Tuy nhiên từ lý luận này ta thấy được là, công nhân chỉ nhận được từ sản phẩm lao động
của mình những tư liệu sinh hoạt tối thiểu do họ tạo ra. Phần còn lại đã bị nhà tư bản
chiếm đoạt. Đó là mầm mống phân tích sự bóc lột.
Lý luận về tiền công của Mác là sự tiếp tục phát triển lý luận về tiền công của các
nhà kinh tế cổ điển trước đó. Lý luận tiền công của Mác đã vạch rõ bản chất của tiền công
dưới chủ nghĩa tư bản đã bị che đậy - tiền công là giá cả của lao động, bác bỏ quan niệm
của các nhà kinh tế tư bản trước đó (Ricardo). Những luận điểm đó của Mác về tiền công
vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Mặc dù ở nước ta chính sách tiền công đã được cải cách. Tuy nhiên, nhiều vấn đề
cốt lõi vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Cho đến nay, thu nhập của người
được hưởng tiền công tăng, mức sống, tiêu dùng tăng, về cơ bản không do chính sách tiền
công đem lại mà do tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tế tăng trưởng (tiền công Nhà
nước trả chỉ chiếm một phần ba, thu nhập khác chiếm tới hai phần ba).
Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền công của Mác trong điều kiện
nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất lớn. Cải cách chính sách tiền công
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của người lao động, và nên tiến hành cải cách như
thế nào để đảm bảo được lợi ích người lao động, đến lợi ích của toàn quốc gia…? Đây là
vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người lao động và chuyên gia nghiên
cứu. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên mà tôi đã chọn đề tài này nhằm 2
hiểu rõ hơn về hệ thống chính sách tiền công ở Việt Nam, nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn
thiện hệ thống chính sách tiền công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phần Nội dung
Phần 1: Những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về tiền
công trong chủ nghĩa tư bản

1.Bản chất kinh tế của tiền công
Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản
một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số lượng
việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định gọi là tiền công.
Khái niệm: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là
giá cả của hàng hóa sức lao động.
Người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động. Sự thật thì tiền công
không phải là giá trị hay giá cả của lao động vì lao động không phải là hàng hóa. Sở dĩ là vậy vì:
- Nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình
thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất.
Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra
chứ không phải bán “lao động”
- Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây:
Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản
không thu được lợi nhuận(giá trị thặng dư), điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy
luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
Thứ hai, nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để có được giá trị
thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.
Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị. Nhưng lao động là
thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động thì không có giá trị. Vì thế,
lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao
động. Do đo, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. 3
Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền
của giá trị sức lao động hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài
thành giá cả của lao động.
Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những thực tế sau đây:
Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người
bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao
động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có
tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với
nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.
Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào tiền công lao động hoặc số lượng sản
phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian
lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động
không được trả công, do đó tiền công che đậy đi mất bản chất bóc lột của giai cấp tư bản
2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Tiền công có hai hình thức là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm.
Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay
nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công tháng. Tiền
công ngày và tiền công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó là cao hay là thấp, vì nó
còn tùy theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá chính xác mức tiền công,
không chỉ căn cứ vào tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và
cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuốc
vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản
xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền công được
xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của một công nhân trong một ngày với 4
số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày, do đó về
thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiêt sản xuất ra một sản
phẩm. Vì thế, tiền công tính theo sản phẩm là biến tướng của tiền công tính theo thời gian
Thực hiện tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc
quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt khác kích thích công
nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để có được tiền công cao hơn.
Đối với quan hệ xã hội thì việc này thể hiện sự công bằng hơn (công nhân được hưởng
theo năng lực, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít).
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người công nhân nhận được do bán
sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao
động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng
hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân trao đổi được thông qua tiền công danh nghĩa của
mình. Ví dụ như lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt trong gia
đình,… Người lao động quan tâm nhất và trước hết đến tiền công thực tế vì chính tiền
công thực tế mới phản ánh mức sống thực tế của họ.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm
xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung-cầu về hàng hóa sức lao động trên thị
trường. Tiền công thực tế phụ thuộc vào tiền công danh nghĩa và sự biến động của giá cả
nên muốn tăng tiền công thực tế đòi hỏi phải tăng tiền công danh nghĩa và giảm giá cả
hàng hóa, trước hết là các hàng hóa tiêu dùng. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công
danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm
xuống (do lạm phát, suy thoái) thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.
4. Xu hướng vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản:
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến
đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố
tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng
cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lên
của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao
động, đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi. Sự tác động
qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động,
do đó dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế.
Nghiên cứu sự vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản, C.Mác vạch ra
rằng, xu hướng chung có tính quy luật của sự vận động của tiền lương dưới chủ nghĩa tư
bản là: trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng 5
tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp với mức tăng giá cả tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ. Đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về
lao động vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới
giá trị của nó. Khi đó, tiền công thực tế có xu hướng hạ thấp.
Chừng nào mà tiền công còn là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, thì sự
vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của giá trị sức lao động.
Lượng giá trị của nó do ảnh hưởng của một loạt nhân tố quyết định. Một nhân tố
tác động làm tăng lượng giá trị sức lao động, một nhân tố khác tác động làm giảm giá trị
của nó. Sự tác động qua lại của tất cả các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự
biến đổi giá trị sức lao động, làm cho sự giảm sút của nó có tính chất xu hướng.
- Những nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động là sự nâng cao trình độ
chuyên môn của người lao động và sự tăng cường độ lao động.
- Trong điều kiện của cách mạng khoa học kỹ thuật, nét đặc trưng của quá trình sản
xuất là tăng tính phức tạp của lao động, đòi hỏi phải nâng cao rất nhiều trình độ chuyên
môn của người lao động, tăng cường độ lao động của họ, làm tăng một cách căn bản chi
phí về tái sản xuất sức lao động, do đó làm tăng giá trị của nó.
Những nhu cầu của công nhân và phương thức thỏa mãn họ luôn luôn biến đổi.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, diễn ra quá trình tăng mức độ về nhu cầu.
Để tái sản xuất sức lao động, đòi hỏi lượng của cải vật chất và văn hoá lớn hơn. Kỹ thuật
phức tạp được vận dụng trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi người lao động
phải có vốn kiến thức và tri thức về kỹ thuật cao hơn. Tất cả những điều đó dẫn đến nhu
cầu của công nhân và gia đình học về hàng hoá và dịch vụ tăng lên làm cho giá trị sức lao động tăng lên.
- Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động là sự tăng lên của năng suất lao
động. Cùng với sự tăng năng suất lao động thì giá cả về tư liệu sinh hoạt của người công
nhân rẻ đi nền tiền công thực tế có khả năng tăng lên. Nhưng tiền công thực tế vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu thực sự của công nhân, và sự chênh lệch giữa chúng không những
không được thu hẹp, mà ngược lại còn tăng lên.
Sự hạ thấp tiền công dưới giá trị sức lao động do tác động của một loạt nhân tố sau đây:
+ Thị trường sức lao động luôn ở tình trạng cung về lao động làm thuê vượt quá
cầu về lao động, do đó cạnh tranh giữa công nhân tăng lên. Điều đó cho phép nhà tư bản
thấy rằng, hàng hoá - sức lao động buộc phải bán trong mọi điều kiện, vì công nhân
không có cách nào khác để sinh sống. Mức lương trung bình bị giảm xuống còn do hàng
triệu người không có việc làm đầy đủ trong năm, nói chung họ không nhận được tiền lương. 6
+ Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền cũng là nhân tố làm giảm tiền công
trong điều kiện hiện nay.
Mức tiền công của các nước có sự khác nhau. Điều đó được quyết định bởi nhân tố
tự nhiên, truyền thống văn hoá và những nhân tố khác, trong đó nhân tố đấu tranh của giai
cấp công nhân đóng vai trò quan trọng. Trong các nước tư bản phát triển, mức tiền công
thường cao hơn ở các nước đang phát triển. Nhưng ở đó có sự bóc lột cao hơn, vì kỹ thuật
và phương pháp tổ chức lao động hiện đại được áp dụng. Giá cả hàng hoá - sức lao động
thấp là nhân tố quan trọng nhất thu hút tư bản độc quyền vào các nước đang phát triển.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tiền lương theo thời gian với những
hình thức đa dạng chiếm ưu thế. Trong việc tìm kiếm những phương pháp mới nhằm bóc
lột lao động làm thuê, giai cấp tư sản buộc phải thừa nhận vai trò con người tron quá trình
sản xuất, và điều chỉnh lại việc tổ chức lao động, cũng như kích thích người lao động.
Sự bóc lột lao động làm thuê ở các nước tư bản phát triển còn có những hình thức
che giấu tinh vi hơn. Khi thiên về sự củng cố “quan hệ con người”, về sự thống trị của các
nguyên tắc “công ty là một gia đình”, giai cấp tư sản hiện đại thực hiện mưu toan thuyết
phục công nhân rằng lợi ích của xí nghiệp, lợi ích của tư bản thống nhất với lợi ích của
công nhân. Vai trò kích thích của tiền công được sử dụng vào mục đích đó. Không phải
chỉ có thái độ tận tâm với công việc mà sự phục vụ trung thành cho công ty cũng được
kích thích bởi đại lượng và hình thức của tiền công. Điều đó có nghĩa là không chỉ bằng
hình thức tiền công, mà còn bằng tổ chức tiền công dựa trên cơ sở tâm lý của hoạt động
lao động, giai cấp tư sản rất muốn “thủ tiêu” hoặc làm dịu mâu thuẫn giữa tư bản và lao
động. Đó là đặc trưng của những liên hiệp độc quyền lớn hiện đại, ở đó các nhà tư bản đã
không tiếc tiền chi vào những chi phí nhằm tạo ra “bầu không khí tin cậy” để hình thành ở
người công nhân “ý thức người chủ”. Tính mềm dẻo trong sự vận dụng các hình thức
khác nhau của tiền lương, việc tính toán những yêu cầu kỹ thuật, tổ chức và tâm lý khi
trang bị nơi làm việc đưa đến tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm, tất cả
đều nhằm mục đích tăng giá trị thặng dư. Điều đó có nghĩa là tăng cường bóc lột người lao động.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công
Trong thực tế, tiền công rất khác nhau giữa các cá nhân, giữa các tổ chức cũng như
khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau đó là do tác động của các yếu tố khác
nhau. Có thể phân làm 5 nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tiền công của người lao động như sau:
5.1. Các nhân tố thuộc về xã hội và Nhà nước
- Tình hình biến động thế giới: Khi tình hình thế giới bình thường tương đối ổn
định, không có những biến động về chính trị, quân sự thì Nhà nước có điều kiện để tăng
tiền công và nâng cao mức sống của người lao động. Ngược lại, khi có biến động Nhà 7
nước phải tăng cường dự trữ các nguồn lực để để phỏng những biến động, vì thế, ít có điều kiện tăng lương.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội, trước hết là mức tăng trưởng GDP. Khi kinh tế
xã hội phát triển Nhà nước sẽ có nguồn lực dồi dào và các điều kiện cần thiết để tăng
lương, cải thiện đời sống của người lao động. Mức tăng tiền công phải gắn với mức tăng
trưởng kinh tế và trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc tăng trưởng kinh tế
không phải chỉ phục vụ cho việc tăng lương. Trong những năm vừa qua, khi nền kinh tế
của nước ta tăng trưởng mạnh Nhà nước đã liên tục tăng lương cho các đối tượng hưởng
lương đã có tác động tích cực đến chỉ thiện đời sống của người lao động.
- Luật pháp của Nhà nước, trong đó đặc biệt là Bộ luật Lao động. Trong Bộ luật
Lao động hiện nay của nước ta, tại chương VI "Tiền lương" có quy định mức lương tối
thiểu cũng như những quy định điều chỉnh khác liên quan đến tiền công mà các tổ chức và
cá nhân người lao động phải thực hiện. Ngoài ra, các nghị định của Chính phủ, các chỉ thị,
thông tư và các văn bản pháp luật khác được ban hành cũng tác động mạnh đến tiền công của người lao động.
- Chính sách của Nhà nước liên quan đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài; các chính
sách về tiền lương và đảm bảo mức sống đối với người lao động.
5.2. Các nhân tố thuộc về thị trường
- Cung cầu trên thị trường lao động: Khi nghiên cứu thị trường lao động chúng ta
nhận thấy sự tác động to lớn của cung cầu trên thị trường lao động đối với sự hình thành
giá cả sức lao động. Một trong những nguyên nhân mức tiền công thấp ở các nước đang
phát triển và vai trò độc tôn của các tổ chức doanh nghiệp trước người lao động là do
cung lao động ở các nước đó thưởng lớn hơn cầu lao động nhiều, tình trạng thất nghiệp phổ biến.
- Mức tiền công đang thịnh hành trên thị trường lao động: Trong nền kinh tế thị
trường, trên cơ sở cung cầu lao động hình thành nên giá nhân công hay các mức lương
phù hợp với các loại lao động và các tổ chức, doanh nghiệp coi đó như là một căn cứ quan
trọng để xác định mức lương cho doanh nghiệp của mình.
- Sự biến động của giá cả thị trường: Giá cả sức lao động thay đổi gắn liền với sự
thay đổi của giá cả tư liệu sinh hoạt. Vì thế, để đảm bảo mức sống thực tế của người lao
động, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp phải quan tâm đến sự biến động của giá cả thị
trường. Khi giá cả thị trường tăng thi tiền lương tăng, mặt khác, việc tăng tiền lương phải
trên cơ sở kiểm soát và khống chế giá cả thị trường thì việc tăng lương mới có ý nghĩa của
nó. Mặc dù trong những năm qua, Nhà nước ta đã nhiều lần chủ động tăng lương nhưng
do giá cả thị trường tăng mạnh nên việc cải thiện đời sống của người lao động nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
5.3. Các nhân tố thuộc về tổ chức
- Chính sách đãi ngộ của tổ chức, trước hết được thể hiện trong quy chế trả lương.
Quy chế trả lương là sự cụ thể hoá các chính sách đãi ngộ của tổ chức đổi với các thành 8
viên. Trong các quy chế đó luôn có sự đảm bảo và phân biệt về tiền lương giữa các thành
viên hoặc các nhóm thành viên tuỳ thuộc vào điều kiện của tổ chức và mức đóng góp của các thành viên.
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của
doanh nghiệp: Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động tốt, mức độ tiêu thụ mạnh thì
các doanh nghiệp có lợi thế và có điều kiện để đảm bảo và tăng dần mức tiền công chi trả.
Ngược lại, nếu hàng hoá ế ẩm, không tiêu thụ được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người lao động.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Số lượng
và chất lượng đội ngũ lao động có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mức và khả
năng chỉ trả tiền công.
Ngoài những yếu tố trên tiền công còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như định mức
lao động, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp, môi trường làm việc, ...
5.4. Các nhân tố thuộc về người lao động
- Mức độ hoàn thành công việc được giao: Khi trả công cho người lao động phải căn
cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao. Mức độ hoàn thành công việc của người
lao động càng lớn, chất lượng hoàn thành công cao thì tiền công nhận được càng phái lớn,
phù hợp với trả công theo số lượng và chất lượng lao động.
- Thâm niên công tác: Thâm niên công tác phản ánh thời gian công tác và cống hiến
của người lao động đối với tổ chức, doanh nghiệp. Để khuyến khích người lao động làm
việc lâu dài cho doanh nghiệp, mức tiền lương trả cho người lao động phải phụ thuộc vào
thâm niên công tác. Tuy nhiên, trong trả lương theo thâm niên cần chống tư tưởng “sống
lâu lên lão làng" không gắn với kết quả lao động. Một số nước, để chống tư tưởng này
trong trả công, họ không tính đến yếu tố thâm niên công tác.
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác: Trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm công tác là yếu tố quan trọng thể hiện mặt chất lượng lao động của người lao
động. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác có được là nhờ vào quá trình đạo tạo
hoặc tự tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc, gắn liền với thâm niên công tác.
Tuy nhiên, cũng cần chủ ý, không phải những người có thâm niên công tác cao là luôn
luôn có kinh nghiệm công tác. Những người nào có trình độ chuyên môn càng cao và kinh
nghiệm công tác càng nhiều thì tiền lương của người đó càng cao.
- Tiềm năng phát triển cá nhân trong tương lai. Để thu hút và giữ những người trẻ,
tài giỏi, có khả năng phát triển trong tương lại các tổ chức có thể trả lương cao hơn mức
bình thưởng, phụ thuộc vào chính sách đãi ngộ của từng tổ chức đối với cá nhân.
5.5. Các nhân tố thuộc về công việc
Các nhân tố về công việc có thể ảnh hưởng đến tiền công của người lao động bao
gồm: Khối lượng công việc, độ phức tạp của công việc và phạm vi công việc. Khi khối 9
lượng công việc càng lớn, độ phức tạp công việc càng cao và phạm vi công việc càng
rộng đòi hỏi tiền lương phải được trả càng cao.
Như vậy, tiền công của người lao động cao hay thấp không chi phụ thuộc vào người
lao động mà còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp cũng
như tình hình phát triển kinh tế xã hội, chính trị và sự biến động về các mặt của thế giới.
Đây là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp cũng như Nhà nước xác định mức tiền
công phù hợp cho các đối tượng lao động hưởng lương.
Phần 2: Liên hệ thực tế
1. Thực trạng tiền công, tiền lương tại Việt Nam

Chế độ tiền công hiện nay là kết quả của 4 lần cải cách về chế độ tiền công (năm
1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003). Đây là một cuộc cải cách rất căn bản không
những về lương mà còn là một đợt sắp xếp lại hệ thống phân phối tiền công từ ngân sách
nhà nước, nhằm mục tiêu khắc phục tính bình quân trong phân phối, sắp xếp lại hệ thống
thang bảng lương và tạo bước ngoặt về nhận thức quan điểm - coi tiền công là giá cả sức
lao động, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và từng bước xây dựng thể chế
kinh tế thị trường. Sự phát triển của chính sách tiền lương của Việt Nam trong suốt hơn
hai mươi năm qua cho thấy, chính sách đó đã ngày càng hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn. Các
chính sách đó đã phát huy được tác dụng, động viên mọi người hăng hái lao động, nhất là
trong giai đoạn đầu thực thi chính sách.
Tuy nhiên, kinh tế nước ta hội nhập, phát triển nhanh, yêu cầu cải thiện, nâng cao
mức sống của người lao động trong khi khả năng kinh tế còn có hạn hẹp là những yếu tố
khách quan, bên cạnh yếu tố chủ quan, tác động đến chính sách tiền lương, làm cho chúng
chóng trở nên lạc hậu so với yêu cầu, vẫn có hạn chế, bất cập nhất định: tiền công chưa
thực hiện được đầy đủ chức năng tái sản xuất sức lao động của công nhân, chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn, đời sống của đa số người hưởng lương còn khó khăn,…
Đầu tiên ta theo dõi sự thay đổi của tiền công cơ bản trong thời kì 14 năm gần đây
(2008-2021) để xem cơ chế tiền công đã thay đổi như thế nào:
Thời điểm áp dụng Mức lương cơ sở
Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2009 540.000
Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2010 650.000
Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011 730.000 10
Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012 830.000
Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 1.050.000
Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 1.150.000
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 1.210.000
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 1.300.000
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 1.390.000 Từ 01/07/2019 đến 2021 1.490.000
Bảng thống kê tiền công cơ bản trong thời kì 2008-2021 (Đơn vị: VNĐ/tháng)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Và khi chọn giai đoạn năm 2008-2009 làm năm gốc, năm cơ bản, ta sẽ theo dõi
được sự thay đổi tiền lương đã tăng giảm bao nhiêu phần trăm trong thời kì 14 năm được
nêu trên, do đó tôi tính được phần trăm thay đổi tiền lương trong bảng sau: Năm Lương 2008-2009 100 2009-2010 120,4 2010-2011 135,2 2011-2012 153,7 2012-2013 194,5 2013-2016 212,9 2016-2017 224,1 2017-2018 240,7 2018-2019 257,4 2019-2021 275,9
Bảng thống kê phần trăm thay đổi tiền công cơ bản thời kì 2008-2021 (Đơn vị: %) 11
Như ta thấy ở bảng trên thì tiền công cơ bản trong thời kì 14 năm từ 2008-2021 đã
tăng lên 175,9%. Tuy nhiên thì con số tiền lương cơ bản thể hiện chỉ mới chỉ nói tới khái
niệm tiền công danh nghĩa đã được C.Mác nhắc tới: số tiền mà người công nhân nhận
được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Và từ con số 175,9% ta có thể kết
luận được rằng giá trị sức lao động của người công nhân đã được tăng lên rất nhiều hay
đây là thành công rực rỡ của những cuộc cải cách tiền công đã được thực hiện từ trước tới nay hay không?
Ngoài khái niệm tiền công danh nghĩa thì C.Mác khi nói tới tiền công còn đề cập
tới một khái niệm nữa đó là tiền công thực tế - số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ và
người công nhân có thể mua được từ tiền công danh nghĩa của mình. Và chính khái niệm
tiền công thực tế này mới là cái gốc để ta xác định xem giá trị sức lao động của người
công nhân tăng hay giảm. Và như vậy, câu hỏi được đề cập bên trên đã có sự giải đáp: giá
trị sức lao động của công nhân chỉ tăng lên đúng bằng con số mà tiền công danh nghĩa
tăng lên khi và chỉ khi giá của những hàng hóa và dịch vụ người công nhân muốn mua
đứng im trong cả thời kì. Tuy nhiên thì điều đó lại không bao giờ có thể xảy ra. Và để đề
cập tới vấn đề giá cả của hàng hóa dịch vụ người công nhân muốn mua thay đổi thế nào
trong thời kì 13 năm 2008-2021 thì tôi xin phép được dùng tới một khái niệm trong kinh
tế học đó là chỉ số giá tiêu dùng CPI. Nếu lấy năm trước là 100% thì ta có bảng thống kê
chỉ số giá tiêu dùng trong thời kì 14 năm trên như sau: Năm CPI 2008 100 2009 106,88 2010 109,19 2011 118,58 2012 109,21 2013 106,6 2014 104,09 2015 100,63 2016 102,66 2017 103,53 2018 103,54 2019 102,79 2020 103,23 2021 101,84
Bảng thống kê chỉ số giá tiêu dùng trong thời kì 2008 – 2021 (Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng cục thống kê) 12
Và để tiện theo dõi sự biến động trong cả thời kì, tôi xin phép chuyển bảng trên thành
bảng dưới đây với chỉ số CPI của năm 2008 làm năm gốc (100%): Năm CPI 2008 100 2009 106,88 2010 116,7 2011 138,4 2012 151,1 2013 161,1 2014 167,7 2015 168,8 2016 173,2 2017 179,4 2018 185,7 2019 190,9 2020 197,1 2021 200,7
Bảng thống kê phần trăm thay đổi chỉ số giá tiêu dùng thời kì 2008 – 2021 (Đơn vị: %)
Từ bảng trên ta có thể thấy trong cả thời kì thì chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tổng cộng 100,7%.
Từ sự phân tích 2 bảng trên thì vấn đề đặt ra bây giờ là ta thấy tiền công cơ bản cả
thời kì đã tăng 175,9% còn chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 100,7% nghĩa là thấp hơn so với
tốc độ tăng của tiền công danh nghĩa. Như vậy, ta có thể kết luận rằng giá trị sức lao động
của người công nhân đã được tăng lên một mức đáng kể? Sự thực không phải vậy vì tiền
công cơ bản từ ban đầu đã không thực hiện được tốt chức năng của mình là tái sản xuất
sức lao động cho người công nhân như đã được C.Mác nhắc tới, người công nhân phải
sống chật vật với tiền công nhận đc, thậm chí, mức lương của nhiều chức danh không thể
chu cấp đủ phục vụ cho nhu cầu ăn uống, chưa kể đến các khoản như tiền nhà, chữa bệnh,
tiền điện, nước... hay cao hơn như thuê nhà, tích lũy tiền để mua nhà ổn định cuộc sống.
Do đó, sự tăng lên của tiền công danh nghĩa kia chỉ là sự bù đắp lại phần nào những
chênh lệch của tiền công thực tế so với những nhu cầu cần thiết để tái sản xuất sức lao
động cho người công nhân. Đặc biệt, ta thấy một số giai đoạn tiền công không hề tăng
trong khi chỉ số giá tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng (ví dụ giai đoạn năm 2013-2016: lương
không tăng trong khi CPI tăng 7,5%). Nếu căn cứ thực tế mức sống, mức lương tối thiểu
này không đủ để người lao động có thể sống được trong một tháng, nhất là ở những thành
phố lớn như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh khi lạm phát ngày càng đẩy giá cả tiêu dùng 13
leo thang chóng mặt. Mức lương tối thiểu thấp không bảo đảm tái sản xuất giản đơn sức
lao động của bản thân người lao động. Ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có nhiều
thiệt thòi cho các lao động khi phía nước ngoài sẽ không chấp nhận trả cao so với mức
lương tối thiểu mà nhà nước quy định.
2. Đánh giá khái quát thực trạng chính sách tiền lương hiện nay ở nước ta 2.1. Ưu điểm
Chính sách tiền lương sau nhiều lần cải cách đã từng bước đổi mới theo hướng thị trường. Cụ thể là:
- Đã ngày càng quán triệt hơn quan điểm cải cách chính sách tiền lương theo định
hướng thị trường và đảm bảo công bằng xã hội trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt quan điểm coi việc trả
lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát
triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà nước.
- Tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà
nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công, chính sách tiền lương với chính sách
bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Mỗi khu vực có chính sách và cơ chế tiền lương
phù hợp Đó là bước tiến rất quan trọng trong chính sách tiền lương trong điều kiện mới.
- Từng bước đổi mới chính sách tiền lương theo định hướng thị trường. nhất là
trong khu vực sản xuất kinh doanh, từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương theo nguyên
tắc theo thị trưởng, chống bình quân, cào bằng. Trong các loại hình doanh nghiệp, tiền
lương được coi là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở mặt bảng tiền lương trên thị
trường và bước đầu được xác định thông qua thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động cá nhân và thoả ước lao động tap thể
- Đổi mới hơn cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ của
đơn vị, doanh nghiệp trong việc xếp lương, trả lương gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả.
- Tiền lương và thu nhập của người làm công ăn lương có xu hướng tăng từ 10 –
20%/năm, đảm bảo ổn định đời sống và có phần được cải thiện 2.2. Nhược điểm
Ngoài các ưu điểm trên, hệ thống tiền lương của nước ta hiện nay còn một số những hạn chế như sau:
- Về thời gian và mức độ điều chỉnh tiền công danh nghĩa: Ở nước ta, trong những
năm gần đây, chỉ số giá sinh hoạt ở các vùng đều khá cao, vì thế, về nguyên tắc, để tiền
công thực tế của người lao động không bị giảm cần phải điều chỉnh tăng mức tiền công
danh nghĩa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lương chưa được thực hiện kịp thời, không theo 14
kịp với đà tăng giá. Trên thực tế, 3 năm qua, do các nguyên nhân khách quan, nhất là tác
động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại (Theo Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ). Tuy nhiên trong năm vừa qua, theo Tổng cục Thống kê, do
giá dầu thô đã tăng mạnh khoảng 50% so với năm trước dẫn đến giá nhiều mặt hàng thiết
yếu tăng từ 15 đến 20% trong thời gian vừa qua đang ngày một đè nặng lên cuộc sống của
người dân nhất là những người có thu nhập thấp.
- Về tỷ lệ tiền công trong thu nhập: Tiền công chỉ trở thành động lực mạnh mẽ thúc
đẩy sự hoạt động tích cực của người lao động khi nó chiếm phần lớn trong thu nhập của
họ. Với chính sách tiền công hiện hành, tiền công của công nhân hiện nay chỉ chiếm phần
nhỏ trong tổng thu nhập của người hưởng lương (khoảng 30%- 50%). Tiền công theo chế
độ thấp nhưng nhiều trường hợp có các khoản ngoài lương như bồi dưỡng họp, xây dựng
đề án, đề tài... chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập, làm cho tiền công không phản ánh đúng
thang giá trị lao động, ảnh hưởng lớn tới quan hệ tiền công trên thực tế, mất vai trò đòn bẩy của tiền công.
- Mâu thuẫn về tiền công thường xuyên xảy ra trên thị trường lao động: Người lao
động luôn muốn “làm ít hưởng nhiều”, công việc nhẹ nhàng nhưng lương phải cao. Trong
khi đó, nhà tư bản – những người sử dụng lao động lại muốn nguồn lao động của mình –
những người lao động “làm nhiều hưởng ít”, hoặc “làm bao nhiêu hưởng bấy nhiều”, làm
việc chăm chỉ mà không yêu cầu đòi hỏi lương cao hay hoàn cảnh công việc tốt. Trong
mối quan hệ này, người sử dụng lao động là người có quyền họ làm chủ nên thưởng
chiếm ưu thế trong “cán cân lợi ích", còn người lao động yếu thế hơn nên hay là bên chủ động mâu thuẫn.
3. Một số biện pháp giải quyết
3.1. Biện pháp tăng tiền công thực tế

Như C.Mác đã định nghĩa về tiền công thực tế: tiền công được biểu hiện bằng số
lượng hàng hóa và dịch vụ mà người công nhân có thể mua được từ tiền công danh nghĩa
của mình, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng tiền công thực tế có mối liên hệ mật thiết với tiền
công danh nghĩa và giá cả hàng hóa dịch vụ mà người công nhân có nhu cầu mua. Từ đó
tôi xin đưa ra biện pháp tăng tiền công thực tế như sau:
3.1.1. Tăng tiền công danh nghĩa:
Tiền công danh nghĩa được công nhân sử dụng để mua trao đổi hàng hóa dịch vụ.
Do vậy tiền công danh nghĩa tuy không phản ánh mức sống của công nhân nhưng ảnh
hưởng trực tiếp tới tiền công thực tế. Hay như C.Mác đã viết: “trong quá trình phát triển
của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó
nhiều khi không theo kịp với mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, khi đó tiền
công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng giảm xuống”. Nếu như tiền công danh 15
nghĩa không tăng trong một thời kì hay mức tăng ít hơn mức tăng của giá tư liệu sinh hoạt
và dịch vụ thì số lượng tư liệu sinh hoạt dịch vụ công nhân mua được sẽ giảm đi coi như
tiền công thực tế giảm. Như vậy, bước đầu tiên để làm tăng tiền công thực tế là tăng tiền
công danh nghĩa tuy nhiên mức tăng phải nhanh hơn mức tăng của giá cả tư liệu sinh hoạt
và dịch vụ. Từ đó, với tiền công danh nghĩa công nhân nhận được, họ sẽ mua được nhiều
tư liệu sinh hoạt để phục vụ cho đời sống của mình hơn, nghĩa là tiền công thực tế của
người công nhân đã được tăng lên.
3.1.2. Giữ ổn định giá cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ
Như đã đề cập ở trên thì bước đầu tiền để tăng tiền công thực tế là tăng tiền công
danh nghĩa với mức tăng nhanh hơn mức tăng của giá tư liệu sinh hoạt và dịch vụ. Tuy
nhiên, với nguồn tài chính để trả lương cho công nhân có hạn và vô cùng eo hẹp thì sẽ
không thể mãi tăng lương danh nghĩa đuổi theo giá của tư liệu sinh hoạt và dịch vụ được
mà cần phải phối hợp biện pháp thứ hai là giữ ổn định giá tư liệu sinh hoạt và dịch vụ.
Khi giá tư liệu sinh hoạt dịch vụ được giữ ổn định hay giữ mức tăng thấp hơn so với mức
tăng của tiền công danh nghĩa thì số tư liệu sinh hoạt, dịch vụ công nhân mua được sẽ
tăng lên kéo theo tiền công thực tế tăng lên.
3.1.3. Mức đánh thuế với thu nhập hợp lý
Bước đầu tiên trong biện pháp tăng tiền công thực tế là tăng lương thực tế, tuy
nhiên thì còn vấp phải một vật cản đó là thuế thu nhập cá nhân. Từ đó bước tiếp theo tôi
muốn đưa ra là xây dựng một hệ thống thuế thu nhập cá nhân với các mức hợp lý, tạo
điều kiện cải thiện đời sống cho công nhân. Ngoài những đối tượng yếu cầu nộp thuế đầy
đủ thì Nhà nước cũng cần đưa ra những đối tượng miễn giảm thuế như các đối tượng bị
ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và làm thiệt hại
tài sản thì có mức miễn giảm tương ứng với mức thiệt hại người đó phải hứng chịu.
3.2. Biện pháp giảm mâu thuẫn về tiền công giữa người lao động và sử dụng lao động
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế
giới, việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế đòi hỏi cần phải có mô hình quan hệ
lao động thích hợp nhằm phát huy quyền lợi của người lao động và quyền lực của người
sử dụng lao động, cụ thể:
+ Hoàn thiện các vấn đề pháp luật về lao động, các doanh nghiệp phải nắm chắc và
vận dụng đúng đắn các chế độ của Nhà nước về tài chính nói chung và tiền công nói riêng
+ Hợp đồng ký kết thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phải
rõ ràng về chế độ lương bổng của người lao động, rõ ràng về lợi nhuận của người sử dụng lao động 16
+ Xây dựng và lựa chọn các mức lương phù hợp với điều kiện và khá năng của
doanh nghiệp và yêu cầu khuyến khích của người lao động, tạo điều kiện cho cả 2 bên đều có lợi
+Đại diện tổ chức lao động cần có trách nhiệm và phải bảo vệ lợi ích cho người
lao động, đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động
+ Nhà nước tăng cường các cuộc thanh tra để kiểm tra và xử lý theo pháp luật đối
với những trường hợp vi phạm pháp luật, bóc lột sức lao động của người lao động 17 Kết luận
Từ những điều trên, ta có thể rút ra rằng chế độ tiền công ở nước ta tuy đã có được
những thành công nhất định sau những cuộc cải cách toàn diện song vẫn còn những điểm
thiếu sót, tiền công vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ là tái sản xuất sức lao động, chứ cải
thiện được đời sống của nhân dân. Cải cách chính sách tiền lương là vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều năm đến các lĩnh
vực kinh tế, xã hội của đất nước. Đã đến lúc có những sự đột phá, những cuộc cải cách
toàn diện, mạnh mẽ, dứt khoát hơn trong việc cải cách chính sách tiền lương, nhất là trong
ở vấn đề tạo nguồn tài chính để tăng tiền công tối thiểu. Để hoàn thành được các mục tiêu
đã đề ra cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên để thực hiện thắng lợi mục tiêu cải
cách chính sách tiền lương nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ;
tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp
phần đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị ổn định, tinh gọn,
trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 18 Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình học phần Kinh tế Chính trị Mác – Lênin 2021
2. Cải cách chính sách tiền lương để nâng cao đời sống cho CBCCVC, LLVT và
người lao động trong doanh nghiệp - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ
3. Cải cách chính sách tiền lương: Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học
cho Việt Nam - ThS. Hoàng Như Quỳnh - ThS. Phạm Thị Phương Hoa
4. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực – Đại học Kinh tế Quốc dân
5. Chính sách tiền lương ở Việt Nam - những chặng đường cải cách - TS. Đỗ Văn Quân, ThS Lê Trung Kiên 19