Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | Trường đại học Lao động - Xã hội
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh
tế – xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa
dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là một nền kinh
tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cụ thể là:
– Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Để có thể phân biệt nền kinh tế thị trường của nước ta so với nền kinh tế thị
trường khác phải nói đến mục đích chính trị mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và
nhân dân đã chọn. Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu
người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã
hội ngày càng được thu hẹp.
+ Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường
cho ngân sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết
kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái,
bảo vệ các bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng.
+ Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích
ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào giải quyết
các vấn đề xã hội, ở việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có giá trị không chỉ về
kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hóa, xã hội.
+ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lấy lợi ích và phúc
lợi toàn dân làm mục tiêu. Phát triển kinh tế thị trường để phát triển lực lượng sản
xuất, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất; xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội nâng cao đời sống nhân dân bằng việc đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo,
khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát
nghèo và từng bước khá giả hơn. Kinh tế thị trường bản thân nó là nội lực thúc đẩy
tiến trình kinh tế – xã hội. Mục tiêu này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế thị
trường là vì con người, nâng cao đời sống nhân dân, mọi người điều được hưởng
thụ thành quả của sự phát triển.
– Thứ hai là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại
nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Theo quan điểm
tại đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có bốn thành phần kinh tế
gồm: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế
tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Các thành phần kinh tế độc lập với nhau bình đẳng với nhau trước pháp luật. Nhà
nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển.
+ Ngoài ra mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng
bên cạnh tính thống nhất giữa các thành phần kinh tế cũng có sự khác nhau thậm
chí có thể có mẫu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng
phát triển theo những hướng khác nhau. Các thành phần kinh tế khác nhau dựa trên
các quan hệ sở hữu khác nhau và thường đại diện cho những giai cấp, tầng lớp xã
hội khác nhau. Do đó trong quá trình cùng phát triển chúng đan xen đấu tranh mâu
thuẫn và phát triển theo những khuynh hướng khác nhau. Vì vậy kinh tế nhà nước
phải giữ vai trò chủ đạo là để giữ vững định hướng xả hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế
– Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong xã hội
và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân.
+ Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng
thời sự dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh
tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực
và khắc phục những tiêu cực, hạn chế do cơ chế thị trường mang lại, bảo vệ lợi ích
của nhân dân và xã hội.
– Thứ tư kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng
hóa các hình thức phân phối.
+ Mỗi chế độ xã hội lại có hình thức phân phối đặc trưng. Các hình thức phân phối
là một bộ phận của quan hệ sản xuất và do quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng
ngược lại quan hệ phân phối là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu.
+ Tại Việt Nam hiện đang thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao
động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác
và thông qua phúc lợi xã hội. Cơ chế phân phối này tạo động lực để kích thích các
chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh, đồng thời hạn
chế những bất công trong xã hội.
+ Do trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa đồng đều nên tồn tại nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, do đó tất yếu cần có sự tồn tại đa dạng về quan hệ phân phối.
– Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã
hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Nền kinh tế luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây
dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
+ Nền kinh tế đó luôn có sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã
hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mọi người
đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện. Đây cũng là một trong những mục
tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự khác biệt
so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực giàu nghèo, phân hóa xã hội.
Ngoài ra nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế độc lập,
tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành
nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.
Câu hỏi trắc nghiệm Phần 2
Câu 1 : Vấn đề nào được xem là nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
A. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
B. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế.
C. Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.
D. Các phương án kia đều đúng
Câu 2 : Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta? A. Giữ vai trò chủ đạo B. Giữ vai trò quan trọng C. Giữ vai trò xúc tác
D. Giữ vai trò thống trị
Câu 3 : Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường thực chất là
hướng tới điều gì?
A. Hệ giá trị toàn diện gồm cả dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
B. Duy trì sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản
C. Thành phần kinh tế Nhà nước luôn giữ vai trò then chốt, chủ đạo
D. Xóa bỏ toàn bộ đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa
Câu 4 : Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để
đạt được hệ giá trị toàn diện gồm cả dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh thì cần yếu tố nào?
A. Trong xã hội không còn mâu thuẫn giữa các tầng lớp dân cư.
B. Sự hợp tác và hỗ trợ từ các nước trong hệ thống Chủ nghĩa xã hội.
C. Vai trò điều tiết của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
D. Ngân sách Nhà Nước phải đủ mạnh để thực hiện các chính sách phúc lợi.
Câu 5 : Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo bằng:
A. Trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp.
B. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương, giải pháp.
C. Chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật.
D. Cương lĩnh, đường lối, các chủ trương, quyết sách lớn trong từng thời kỳ.
Câu 6 : Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản ánh điều gì?
A. Trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam
B. Xu thế hội nhập của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới
C. Sự phân công lao động ở Việt nam đã đạt đến trình độ cao
D. Quan hệ sản xuất ở Việt Nam đã phù hợp hoàn hảo với sự phát triển của lực lượng sản xuất
Câu 7 : Có mấy đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam ? A. 2 B. 4 C. 5 D. 6