-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kinh tế thị trường - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Sự đa dạng kinh tế thị trường này là tất yếu trong kinh tế thị trường, xây dựng nên môi trường cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển. Đồng thời sự đa dạng của các chủ thể kinh tế chính là biểu hiển của nhiều hình thức sở hữu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (K2021) 44 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Kinh tế thị trường - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Sự đa dạng kinh tế thị trường này là tất yếu trong kinh tế thị trường, xây dựng nên môi trường cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển. Đồng thời sự đa dạng của các chủ thể kinh tế chính là biểu hiển của nhiều hình thức sở hữu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (K2021) 44 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
NHÓM 3
I.Đặc trưng nền kinh tế thị trường
1, Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ
thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật
a, Đa dạng các chủ thể kinh tế Nhà nước Tập thể Tư nhân Nước ngoài Liên doanh
Ví dụ ( trong lĩnh vực ngân hàng )
Nhà nước: Agribank, Viettinbank Tư nhân: VPBank, SHB
Nước ngoài: Citibank, Shinhanbank
Liên doanh:Sacombank, Techcombank
=> Sự đa dạng kinh tế thị trường này là tất yếu trong kinh tế thị trường, xây
dựng nên môi trường cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển. Đồng
thời sự đa dạng của các chủ thể kinh tế chính là biểu hiển của nhiều hình thức sở hữu
b, Nhiều hình thức sở hữu Sở hữu nhà nước Sở hữu tập thể Sở hữu tư nhân
Sở hữu 100% vốn nước ngoài
c, Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật:
- Dù đa dạng dạng các chủ thể kinh tế, nhưng trong nền kinh tế thị trường các
chủ thể kinh tế này đều phải bình đẳng trước pháp luật.
2, Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã
hội thông qua các hoạt động của các thị trường bộ phận.
Thị trường hàng hóa, dịch vụ Thị trường lao động Thị trường tài chính
Thị trường bất động sản
Thị trường khoa học công nghệ
Các thị trường này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ qua lại tác động lẫn
nhau. Chính yếu tố thị trường sẽ quyết định việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thông qua các thị trường bộ phận đó
Ví dụ ( nguồn lực vốn ): Khi xảy ra dịch bệnh Covid toàn cầu, nền kinh tế thế
giới trở nên khó khăn hơn, thị trường lao động khủng hoảng, số lượng người
thất nghiệp nhiều, thị trường hàng hóa và dịch vụ đình trệ, sức mua giảm. Do
vậy dưới tác động của suy thoái thị trường, các chủ thể ( các chủ đầu tư ) sẽ có
xu hướng dịch chuyển nguồn lực vốn đầu tư sang các nước hoặc các khu vực an
toàn. Còn đối với nhà đầu tư trong nước có thể dịch chuyển nguồn lực vốn đầu
tư từ thị trường tài chính như chứng khoán hoặc thị trường bất động sản ( đang NHÓM 3
trong giai đoạn đóng băng ) sẽ chuyển sang thị trường vàng hoặc thị trường
hàng hóa do lo sợ lạm phát và suy thoái kinh tế.
3, Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi
trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển
Trong kinh tế thị trường các quy luật thị trường đóng vai trò quan trọng
đối với các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Điển
hình là quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu. Chính
các quy luật này đã giúp cho hình thành mức giá cả thị trường, đồng thời
là động lực quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển.
4, Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế xã hội
Các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh suy cho cùng
động lực chính là vì lợi ích kinh tế xã hội.
Chủ thể là doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể phải đặt mục
tiêu lợi nhuận, mục tiêu kinh tế để duy trì và phát triển.
Đối với các chủ thể là nhà nước khi tham gia kinh tế thị trường có thể vì
lợi ích kinh tế xong phải đảm bảo cả lợi ích xã hội nữa.
Ví dụ như các dự án đầu tư công như điện, đường, trường, trạm; nhà nước vừa
phải hướng tới mục tiêu kinh tế nhưng vừa phải cân đối phù hợp với thu nhập
của mọi thành phần nhân dân.
5, Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các
quan hệ kinh tế,đồng thời nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết tật
của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội
và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
Đặc trưng này nhấn mạnh vai trò quản lý điều tiết của Nhà nước đối với
kinh tế thị trường. Hiện nay hầu hết các quốc gia đều sử dụng mô hình
kinh tế thị trường hỗn hợp, tức là nền kinh tế vừa vận động theo cơ chế
thị trường nhưng vừa có sự quản lý điều tiết của Nhà nước, để thúc đẩy
kinh tế ổn định và giảm nguy cơ khủng hoảng kinh tế do kinh tế thị trường gây ra.
6, Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.
Bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ
cao. Quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa càng được mở rộng về phạm
vi và quy mô thì càng tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển, cho
nên mở cửa kinh tế là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế thị trường trên thế giới.
Mở cửa kinh tế tạo ra những cơ hội về khai thác thị trường và tranh thủ nguồn lực quốc tế .
về việc trồng vải thiều và trồng nhãn ở Hải Dương và Hưng Yên.Nếu chỉ Ví dụ
phát triển thị trường đầu ra ở Việt Nam thôi thì đặc sản quả vải và quả nhãn chỉ
thu được những giá trị nhất định. Nhưng nhờ có mở cửa kinh tế, nông sản Việt
Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế, giá trị của vải và nhãn Việt Nam đã tăng NHÓM 3
thêm nguồn thu nhập cho nông dân. Từ đó bà con đầu tư quy hoạch thành
những trang trại quy mô để mở rộng diện tích canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm.
II. Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường 1. Ưu thế:
Luôn tạo động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các chủ thể kinh tế.
- KTTT ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu cùng với sự cạnh tranh khốc liệt
thì buộc các chủ thể kinh tế không ngừng sáng tạo, ứng dụng KHKT vào
sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. - VD:
Trong ngành may mặc thời trang nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang ngày
càng cao của giới trẻ cùng với sự cạnh tranh gay gắt thì các hãng hời
trang phải liên tục sáng tạo ra những kiểu dáng mẫu mã mới cũng như
phải thay đổi chất liệu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sự cạnh tranh giữa các hãng điện thoại thông minh Samsung, Iphone,
Oppo. Các hãng này phải liên tục sáng tạo đổi mới công nghệ, tính năng
hiện đại để có thể chiếm lĩnh thị trường. Hãng điện thoại nào bị tụt hậu về
công nghệ thì sẽ bị thị trường đào thải. Thực tế thì hãng Nokia, Sony, …
cũng đã thất bại trong cuộc cạnh tranh với các hãng lớn như Apple, Samsung.
Cho phép phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền
cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.
- KTTT cũng giống như 1 sân chơi, nó đóng vai trò quan trọng trong việc
gắn kết các chủ thể kinh tế. Các chủ thể kinh tế này bao gồm: thành phần
kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước hay kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này có đặc điểm cũng như thế
mạnh riêng. KTTT tạo cơ hội để phát triển tốt nhất mọi tiềm năng của các chủ thể. - VD:
Trong may mặc thời trang, các chủ thể kinh tế tư nhân sẽ tỏ ra ưu thế hơn
so với kinh tế nhà nước, tập thể. Kinh tế tư nhân họ rất nhanh nhạy nắm
bắt được những thay đổi kiểu dáng mẫu mã. Vì vậy các hãng thời trang
lớn đa phần là của các công ty tư nhân hoặc liên doanh.
Lĩnh vực sản xuất đồ công nghệ điện tử thì chủ thể doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài sẽ lợi thế hơn khi mà họ sở hữu được công nghệ sản
xuất hiện đại, vốn lớn như LG, Samsung, Sony, Toshiba,… NHÓM 3
Chủ thể kinh tế nhà nước thì họ sẽ có ưu thế đối với các dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng, nghiên cứu khoa học cơ bản, xây dựng sân bay, cảng
biển… đặc điểm của các dự án này là tương đối phức tạp về mặt quy
hoạch, về địa chính trị, về an sinh xã hội. Kinh tế nhà nước thuận lợi hơn
đối với kinh tế tư nhân trong các dự án này.
- Tiềm năng vùng miền: - VD:
Các địa phương có lợi thế về tự nhiên khác nhau. Ví dụ như Hải Dương,
Băc Giang có lợi thế về trồng vài thiều do các điều kiện về tự nhiên, thổ
nhưỡng. Chính vì vậy việc xây dựng các hợp tác xã, các trang trại trồng
vải thiều ở đây tiềm năng hơn so với các địa phương khác, đáp ứng tốt thị
trường trong nước và xuất khẩu.
Hay du lịch biển ở Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long sẽ phát huy
được lợi thế về du lịch biển hơn các địa phương khác.
- Tương tự như vậy thì tiềm năng, lợi thế của từng quốc gia cũng sẽ được
khai thác một cách hiệu quả trong kinh tế thị trường.
- VD: Việt Nam là nước có lợi thế về tài nguyên đất, nguồn lao động dồi dào
nên sẽ cung ứng lao động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, may mặc,
đóng gói sản phẩm, chế biến,…
Chính KTTT sẽ phân bố nguồn lực một cách tối ưu hiệu quả nhất.
Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu
cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
- Dưới sự tác động của các quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh,… KTTT sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Qua đó sẽ làm cho xã hội ngày càng hiện đại, văn minh hơn. - VD:
Ta so sánh hệ thống bệnh viện trong nền kinh tế bao cấp với nền KTTT
thì sẽ thấy rất rõ. Trong thời kỳ bao cấp ta chỉ thấy duy nhất hệ thống
bệnh viện công hay ta vẫn gọi là bệnh viện nhà nước hoạt động. Thủ tục
nhập viện, khám chữa bệnh mất rất nhiều thời gian. Một bộ phận cán bộ
nhà nước quan liêu, hách dịch gây phiền hà tốn kém. Nhưng trong KTTT
sự cạnh tranh giữa bệnh viện công và bệnh viện tư là tất yếu. Sự cạnh
tranh này thì buộc các bệnh viện nhà nước họ phải chuyển đổi mô hình tư
nhân hóa từng phần, đầu tư trang thiết bị và thay đổi phong cách phục vụ
bệnh nhân. KTTT làm cho xã hội ngày càng hiện đại, văn minh hơn.
Trong ngành GTVT: giả sử như nhu cầu di chuyển từ Hà Nội đến TP Hồ
Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu thị trường thì các chủ thể kinh tế dù nhà
nước hay tư nhân hay liên doanh họ sẽ đầu tư vào các phương tiện vận tải
khác nhau. Có thể di chuyển bằng may bay, tàu hỏa, tàu biển, ô tô,… Các NHÓM 3
hình thức di chuyển này rất đa dạng. Nếu chúng ta so sánh với nền kinh tế
bao cấp thì rõ ràng các phương tiện vận tải ngày càng được đầu tư hơn và
nó thể hiện được sự văn minh tiến bộ hơn của xã hội loài người.
Tóm lại KTTT có rất nhiều ưu điểm và nó là động lực quan trọng cho sự
phát triển của xã hội. Phát triển KTTT là tất yếu bởi vậy các quốc gia trên
thế giới hiện nay họ đều phát triển KTTT. Tuy nhiên KTTT cũng được ví
như con dao 2 lưỡi. Bên cạnh những ưu thế thì KTTT còn tồn tại rất
nhiều khuyết tật, mặt trái.
2. Khuyết tật:
Xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội nền kinh tế thị trường luôn
tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
- Trong nền KTTT cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng tạo ra sự cân
đối về giá cả và sản lượng hàng hóa. Thị trường vốn dĩ rất nhạy cảm và
khó đoán chính xác cho nên việc xảy ra các biến cố như chiến tranh, dịch
bệnh, thiên tai, cấm vận, … đều có thẻ là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thị trường. - VD:
Với ngành hàng không, trước kia tăng trưởng rất tốt do quá trình hội nhập
của chúng ta ngày càng thuận lợi. Nhưng khi dịch bệnh Covid xảy ra, cả
nước đóng cửa chống dịch, mọi hoạt động giao thương vận chuyển hàng
hóa du lịch bị đóng băng. Ngành dịch vụ hàng không lâm vào khủng
hoảng nặng nề và thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng.
Cuộc chiến tranh giữa Nga với Ukraina làm ảnh hưởng đến nguồn cung
khí đốt và xăng dầu trên thế giới. Khi nguồn cung khan hiếm, giá xăng
dầu tăng chóng mặt thì cũng gây khủng hoảng năng lượng đối với các
quốc gia nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn
năng lượng này. Ban đầu khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ đối với một
hoặc một số loại hàng hóa, sau có thể diễn ra trên tổng thể nền kinh tế.
Nền KTTT không thể tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này vì
chúng ta cũng không thể dự báo chính xác được dịch Covid cũng như
chiến tranh sẽ xảy ra như thế nào.
KTTT không tự khắc phục không thể tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt
tài nguyên, không thể tái tạo, suy thoái, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
- Các chủ thể trong nền KTTT với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận, vì lợi
nhuận trước mắt mang tính cá nhân nên họ có thể khai thác cạn kiệt tài
nguyên, gây suy thoái môi trường tự nhiên. Thực tế ở VN có không ít vụ NHÓM 3
khai thác cạn kiệt tài nguyên cũng như gây suy thoái môi trường trầm
trọng như vụ khai thác cát trộm ở lòng sông Hồng, vụ khai thác than trái
phép ở Quảng Ninh, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, môi trường biển,
… Nguyên nhân của các vụ ô nhiễm này suy cho cùng xuất phát từ lợi ích
cá nhân doanh nghiệp, doanh nghiệp không muốn đầu tư xử lí chất thải
trước khi thải ra môi trường. Đây chính là mặt trái mang tính khuyết tật
của KTTT ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên.
- Về xã hội: KTTT cũng làm tha hóa, biến chất 1 bộ phận không nhỏ cán
bộ khi mà chạy theo lợi ích cá nhân gây tham ô, tham nhũng tài sản quốc
gia. Một bộ phận giới trẻ chạy theo lối sống hưởng thụ, lao vào các tệ nạn
gây suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách, lối sống.
Nhìn chung KTTT không thể tự khắc phục được các vấn đề nêu trên, vì
vậy chính phủ cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế những khuyết tậ đó.
Kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.
- Trong nền KTTT các chủ thể kinh tế có thể tự do cạnh tranh với nhau.
Sự cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến sự phân hóa xã hội về mặt thu nhập, về
cơ hội là 1 tất yếu. Việc phân bổ lợi ích căn cứ vào hiệu quả, mức độ và
loại hình hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường.
- VD: Trong thị trường lao động, việc cạnh tranh giữa các sinh viên khi ra
trường có công việc tốt, thu nhập cao và có khả năng thăng tiến là tất yếu.
Kết quả của quá trình cạnh tranh này có thể phân hóa thành những người
có thu nhập cao và những người lao động có thu nhập thấp. Sự phân hóa
này là tất yếu và bản thân nền KTTT không thể tự khắc phục được. Tuy
nhiên nếu sự phân hóa này trở nên thái quá, tức là sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng gia tăng thì sẽ xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp.
Do vậy chính phủ cần can thiệp bằng các công cụ, chính sách điều hòa
mâu thuẫn về mặt kinh tế như chính sách thuế thu nhập cá nhân, chính
sách an sinh xã hội, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội để
ổn định tình hình xã hội. Lúc đó nền KTTT sẽ có sự can thiệp của nhà
nước hay còn gọi là nền kinh tế hỗn hợp.
III. Quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường.
Quy luật giá trị 1. Khái niệm:
- Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao
đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. NHÓM 3
- Quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế khác,
các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi 2. Nội dung:
- Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được tiến
hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong sản xuất, người sản xuất muốn bán được hàng, muốn được xã hội
thừa nhận thì lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời
gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, họ phải tìm cách hạ thấp hao phí
lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy
giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
- Tác động của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hoá:
Trong sản xuất, thông qua sự biến đổi của giá cả, người sản xuất sẽ biết
được tình hình cung cầu về hàng hoá đó và quyết định phương án sản xuất.
Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả
thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu,…
+ Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động:
Trên thị trường, hàng hoá được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản
xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu
được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại.
Trong lưu thông, để bán được nhiều sản phẩm, người sản xuất không
ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng,…
- VD: Giá trị xã hội của 1 cái áo trên thị trường là 100k . Nếu người A bán
được áo với giá 120k thì A sẽ có lãi và thu được lợi nhuận . Người B bán
áo với giá 70k thì B sẽ bị lỗ và ko thu được lợi nhuận.
+ Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất:
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị
trường, năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí
chung của xã hội nên lãi nhiều, những người này sẽ mở rộng quy mô sản
xuất, trở nên giàu có . Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh
nghiệm sản xuất kém, trình độ công nghệ lạc hậu… thì giá trị cá biệt sẽ cao
hơn giá trị xã hội. Những người này sẽ dễ dẫn vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến NHÓM 3
phá sản, thậm chí phải đi làm thuê. Trong nền kinh tế thị trường thuần túy,
chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế… là những
yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất còn những tiêu cực
về kinh tế xã hội khác.
Quy luật cung – cầu 1.Khái niệm
- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường trong một thời kỳ nhất định.
- Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua trong
một thời kỳ nhất định.
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết giữa cung và cầu hàng hóa
trên thị trường. Quy luật đòi hỏi sự thống nhất nếu không sẽ xuất hiện các nhân tố điều chỉnh. 2. Quan hệ cung- cầu
- Trên thị trường, cung cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau và ảnh hưởng
trực tiếp đến giá cả.
+ Cung = Cầu => Giá cả bằng giá trị.
VD: 1 cây kem có giá trị là 10.000đ mà cung bằng cầu thì khi đó giá cả
của cái kem bằng giá trị của cái kem là 10.000đ.
+ Cung> Cầu => Giá cả nhỏ hơn giá trị.
VD: 1 quả dưa 15.000đ nhưng cung lớn hơn cầu tức là sản suất dư thừa
buộc nhà bán phải giảm giá xuống còn 8.000đ nghĩa là giá cả nhỏ hơn giá trị.
+ Cung < Cầu => Giá cả> Giá trị
VD: 1 hộp dâu tây giá là 100.000đ nhưng cung nhỏ hơn cầu tức là sản
xuất ít có hạn thì khi ấy nhà bán có thể nâng cao giá thành lên 120.000đ
cho 1 hộp vậy giá cả lớn hơn giá trị. 3. Vai trò cung- cầu
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Với trường hợp điều tiết sản xuất giá cả thị trường biến động người sản
xuất nắm được tình hình rằng hàng hóa hóa nào đang thua lỗ và hàng hóa nào đang phát triển.
+ Nếu cung = cầu hàng hóa có giá cả bằng giá trị thì sản suất của họ được
tiếp tục vì phù hợp với yêu cầu xã hội.
+ Nếu cung < cầu trong tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả cao hơn
giá trị thì lúc đó người sane xuất sẽ kiếm được lợi nhuận nên mở rộng
quy mô sản xuất tương ứng. NHÓM 3
+ Nếu cung > cầu ở tình trạng dư thừa hàng hóa, tồn kho thì nhà sản xuất
buộc giảm giá, giá cả thấp hơn giá trị, người sản xuất ít lợi nhuận hơn.
- Biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường, quyết định giá cả thị trường.
VD: năm 2019, dịch covid diễn ra phức tạp, những dịch vụ như du
lịch, hàng không bị ảnh hưởng nặng, người chủ đầu tư buộc hạ giá sản
phẩm hoặc đóng cửa chuyển sang mô hình kinh doanh khác để đảm bảo hiệu quả hơn.
4. Vận dụng quy luật cung cầu
- Đối với nhà nước
+ Thông qua việc điều tiết cung cầu trên thị trường.
+ Cung < Cầu do khách quan thì sử dụng lực lượng giảm giá để tăng cung.
+ Cung < Cầu do tự phát, đầu cơ tích trữ sử dụng vi phạm do kỷ luật, sử
dụng dự trữ quốc gia để tăng cung.
+ Cung > Cầu quá nhiều thì cần có biện pháp kích cầu.
- Đối với doanh nghiệp
+ Cần nắm vững trường hợp cung > cầu để đưa ra quyết định thu hẹp sản xuất kinh doanh.
+ Cung < Cầu: cần mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Đối với người tiêu dùng
+ Nắm vững quy luật cung cầu để quyết định nên mua hay không.
Quy luật lưu thông tiền tệ
- Quy luật lưu thông tiền tệ xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
- Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả của
hàng hóa lưu thông trên thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ. -
Nếu gọi M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời kỳ nhất
định, P là mức giá cả, Q là khối lượng hàng hóa, dịch vụ đưa vào lưu
thông; V là tốc độ lưu thông của đồng tiền, ta có công thức : M = P.Q V -
Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt
trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết trong lưu thông được xác định bằng công thức:
G−(G 1+ G2)+G 3 M = V NHÓM 3 -
Trong đó G là tổng giá cả lưu thông; G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu;
G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán.
- Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng
hóa quyết định. Số lượng tiền được phát hành và đưa vào lưu thông phụ
thuộc vào khối lượng giá trị hàng hóa được đưa ra thị trường. Khi tiền
giấy ra đời thay thế tiền vàng trong thực hiện chức năng lưu thông đã làm
tăng khả năng tách rời lưu thông hàng hóa với lưu thông tiền tệ. Tiền giấy
do chỉ là ký hiệu giá trị nên khi phát hành vượt quá lượng tiền cần thiết
cho lưu thông sẽ làm tiền giấy bị mất giá, khi đó giá cả hàng hóa tăng dẫn đến lạm phát.
Quy luật cạnh tranh 1. Khái niệm
- Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thểkinh tế nhằm có
được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất cũng như tiêu thụhàng hóa
để từ đó thu được lợi ích tối đa cho mình.
2. Các loại hình cạnh tranh -
Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
trongcùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá hoặc dịch vụ.
+ Biện pháp cạnh tranh: các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi
mớicông nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp
giá trị cábiệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản
xuất rathấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó.
+ Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị xã hội của
hànghóa (hay giá trị thị trường của hàng hóa) làm cho điều kiện sản xuất
trung bình của một ngành thay đổi,giá trị xã hội của hàng hóa giảm
xuống, chấtlượng hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú. -
Cạnh tranh giữa các ngành
: Là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất
kinhdoanh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất.
+Biện pháp cạnh tranh: các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực
từngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.
+ Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (trong quá trình
cạnhtranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu
tư có lợinhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều
lợi nhuận.Sự điều tiết tự nhiên theo tiếng gọi lợi nhuận này sau một thời
gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối hợp lý giữa các ngành NHÓM 3
sản xuất, kết quả là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau
với số vốn như nhauthì cũng chỉ thu được như nhau). -
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường:
+ Cạnh tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng: Là một sự mặc cả
theo luật mua rẻ - bán đắt khi cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của
mình(Người sản xuất thì muốn bán hàng hoá với giá cao, người tiêu dùng
lạimuốn mua với giá rẻ).
+ Cạnh tranh giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng: Xảy ra khi mức
cung nhỏ hơn cầu của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Lúc này hàng hoá
trên thị trường khan hiếm, người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng với mức
giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa những người tiêu dùng trở nên gay gắt hơn.
+Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất: Đây là một cuộc
cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, phổ biến trong nền kinh tế thị trường
hiện nay. Các doanh nghiệp luôn phải ganh đua, loại trừ lẫn nhau để
giành cho mình những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hoá, như điều kiện về vốn, lao động, nguồn nguyên liệu, thị trường, giành
nơi đầu tư có lợi… để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình nhằm mục
tiêu tồn tại vàphát triển. -
Xét theo tính chất và mức độ:
+ Cạnh tranh hoàn hảo: xảy ra khi trên thị trường có rất nhiều người bán
và không người nào có ưu thế về số lượng cung ứng đủ lớn để ảnh hưởng
tới giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra rất ít có sự khác biệt về
quy cách, chất lượng, mẫu mã. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các
doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ của mình ở mức giá do thị trường
xác địnhdựa trên quy luật cung cầu.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn các
sản phẩm không đồng nhất với nhau. Một loại sản phẩm có thể có
nhiềunhãn hiệu khác nhau nhằm phân biệt các nhà sản xuất hay cung ứng,
mặc dùsự khác biệt giữa các sản phẩm có thể không lớn.
+ Cạnh tranh độc quyền: hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có một
sốngười bán một số sản phẩm thuần nhất. Họ có thể kiểm soát gần như
toàn bộ số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra trên thị trường. Thị trường
cạnh tranh độc quyền không có sự cạnh tranh về giá, người bán có thể bắt
buộc người mua chấp nhận giá sản phẩm do họ định ra. Họ có thể định
giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm tác
dụng của từng loại sản phẩm, uy tín người cung ứng… nhưng mục tiêu
cuối cùng là đạt được mục tiêu đề ra thường là lợi nhuận. Những doanh
nghiệp nhỏ tham gia vàothị trường này phải chấp nhận bán theo giá của các nhà độc quyền. -
Xét theo thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh: NHÓM 3
+ Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với
chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng
phẳng, côngbằng và công khai.
+ Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật
pháp,trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế buôn
lậu, mócngoặc, khủng bố…) 3. Tác động tích cực
- Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất.
Trong kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh các chủ thể sản xuất
kinh doanh không ngừng tìm kiếm. Cũng như ứng dụng tiến bộ công nghệ vào
sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề lao động,… Kết quả cạnh tranh là động lực
thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển nhanh hơn.
- Thúc đẩy nền KTTT
Các chủ thể trở nên năng động hơn, nhạy bén với thị trường. Các chính sách
kinh tế liên tục được cải thiện để phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị
trường. Qua đó, nền kinh tế thị trường không những được hoàn thiện.
- Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực .
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể phải cạnh tranh với nhau để tiếp cận
các nguồn nhân lực. Như lao động, tài nguyên, công nghệ, vốn. kết quả của sự
cạnh tranh này là làm cho nguồn lực được phân bổ một cách linh hoạt.
- Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội .
Ở kinh tế thị trường, sự tồn tại của doanh nghiệp sản xuất là do người tiêu dùng
quyết định. Vì vậy để chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận các doanh nghiệp
phải cạnh tranh với nhau.
Mục đích của người sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận cao nhất. Cho nên họ
phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm phong phú, chất lượng tốt, giá
thành hạ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. 4. Tác động tiêu cực
- Cạnh tranh không lành mạnh
Chẳng hạn đẻ chạy theo lợi nhuận sẽ có nhiều hoạt động lừa đảo, trốn thuế,
làm hàng giả, buôn lậu,…Những hành vi tiêu cực này làm tổn hại đến môi
trường kinh doanh, xói mòn giá trị đạo đức xã hội. Buộc Nhà nước can thiệp
vào nền kinh tế bằng pháp luật, cơ chế và chính sách.
- Lãng phí nguồn lực xã hội NHÓM 3
Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội vì có thể chiến giữ
nguồn lực không đưa vào sản xuất kinh doanh. Để tạo ra hàng hóa và dịch vụ xã
hội. Hơn nữa, còn có các hành vi ép giá đối thủ không có điều kiện sản xuất là phổ biến.
- Tổn hại phúc lợi xã hội
Khi các nguồn lợi lực bị lãng phí, không được sử dụng hiệu quả, xã hội có ít cơ
hội chọn để thỏa mãn nhu cầu. Ví dụ các hành vi đe dọa, hành hung với chủ xe
tư nhân của các nhà xe lớn trong lĩnh vực giao thông đường bộ.