KINH TẾ VĨ MÔ - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Để đánh giá 1 quốc gia, nhìn vào các chỉ số của quốc gia đó xét trên các phương diện khác nhau, được đánh giá qua các chỉ tiêu và qua đó, phản ánh chất lượng csong của quốc gia đó. Tổng sẩn phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49221369
* Kinh tế Vĩ mô nghiên cứu về tổng thể nền kinh tế. 1.SỰ ĐÁNH ĐỔI :
- Nguồn lực có hạn, nhu cầu vô hạn.
- Giá trị của hành động mà bạn đánh đổi để thực hiện 1 hành động khác.
2.CHI PHÍ: (OPPORTUNITY COST)
- Chi phí kinh tế : + chi phí kế toán + thời gian, sức lực.
- Chi phí cơ hội : chi phí cho sự đánh đổi. Lựa chọn 1 việc này tức là sự đánh đổi lợi ích của 1 việc khác.
=>TẤT CẢ MỌI VIỆC ĐỀU CÓ CHI PHÍ CƠ HỘI.
3.DUY LÝ SUY NGHĨ TẠI ĐIỂM CẬN BIÊN:
-Duy lý : Con người làm 1 việc gì đều tìm giá trị cho việc đó thì mới làm. Giá trị đem lại
>0 mới làm, giá trị mang lại <0 thì không làm.
4.ĐỘNG CƠ KHUYẾN KHÍCH : ( INCENTIVE)
-Động cơ, lý do để khuyến khích bạn làm 1 việc.
-Động cơ khuyến khích nằm ở chỗ nào thì bạn sẽ đặt tâm huyết để làm ở chỗ đó.
(có rất nhiều động cơ khuyến khích, trong đó thường thấy là động cơ vật chất).
5.THƯƠNG MẠI CÓ THỂ LÀM CHO MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC LỢI:
-Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán, dịch vụ…
-Vì nguồn lực có hạn nên các cá thể kinh tế phải tập trung chuyên môn hóa để tạo ra giá
trị cao nhất. (CHUYÊN MÔN HÓA : HOẠT ĐỘNG THẾ MẠNH).
-Hoạt động thương mại có thể tạo ra giá trị cho cả 2 bên trao đổi.
-Người ta tập trung vào chuyên môn của mình để phát triển và tạo ra giá trị thương mại
cho việc mình tạo nên từ chuyên môn đó.
-Trước khi tạo nên hoạt động thương mại, người ta tận dụng hết những thế mạnh và
những điều có lợi cho mình trước khi thương mại.
6.THỊ TRƯỜNG (MARKET):
- Trước khi tạo hoạt động thương mại, phải tìm hiểu thị trường.
- Thị trường là 1 cơ chế tốt giữa CUNG & CẦU
-Phải có mqh cùng xuất phát Cung & Cầu thì mới có thị trường. lOMoARcPSD| 49221369
=> THỊ TRƯỜNG LÀ CƠ CHẾ TỔ CHỨC NỀN KINH TẾ.
7.ĐÔI KHI CHÍNH PHỦ CÓ THỂ QUẢN LÝ, CẢI THIỆN KẾT CỤC CỦA THỊ TRƯỜNG:
-Chính phủ đôi khi can thiệp giải quyết các vấn đề của thị trường thông qua việc đưa ra
các chính sách, điều chỉnh thị trường…
8.MỨC SỐNG CỦA 1 NƯỚC PHỤ THUỘC VAO NĂNG LỰC SX
HÀNG HÓA & DỊCH VỤ CỦA NƯỚC ĐÓ :
-Để đánh giá 1 quốc gia, nhìn vào các chỉ số của quốc gia đó xét trên các phương diện
khác nhau, được đánh giá qua các chỉ tiêu và qua đó, phản ánh chất lượng csong của quốc gia đó.
Chương 2 : Dữ liệu kinh tế vĩ mô
A.ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
1.Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế :
• Tổng sẩn phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế.
• GDP cũng đo lường tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
• Thu nhập = chi tiêu => Vì mỗi đồng chi tiêu của người mua là 1 đồng thu nhập của người bán.
• Mức sống của 1 qgia là sự phụ thuộc vào khả năng sx hàng hóa của 1 qgia đó, chứ
kp “mức sống là phụ thuộc vào sự tiêu thụ của qgia đó”.
Giải thích : 1 qgia có khả năng sx hàng hóa lớn=> đem lại nhiều lợi nhuận cho qgia
đó=>csong con người mới có cơ sở để tiêu thụ.
SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỨC SỐNG GIỮA CÁC QGIA PHỤ THUỘC VÀO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.
2.Sơ đồ chu chuyển : Hộ gia đình :
- Sở hữu các yếu tố sx; bán /cho thuê để có thu nhập. lOMoARcPSD| 49221369
- Mua và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ. Doanh nghiệp :
- Mua/thuê yếu tố sx, sử dụng chúng để sx. - Bán hàng hóa dịch vụ.
3.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Định nghĩa GDP :
- Là tổng giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sx trên lãnh thổ 1
qgia ở trong 1 khoảng tgian nhất định. (cho dù đc sx bởi ng nước ngoài đang sinh
sống tại quốc gia đó).
- Được tính trên lãnh thổ của quốc gia. Đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập quốc gia.
- Các giao dịch như trao đổi các ngôi nhà, công trình được sản xuất từ trước thì ko đc tính vào GDP.
- Cổ phiếu & trái phiếu không liên quan trực tiếp đến qtrinh sx hàng hóa htai nên ko đc tính vào GDP.
Vì GDP bao gồm hàng hóa đc sx trong thời kỳ hiện tại (thời kỳ đang xét), kp hàng
hóa đã đc sx trc đó.
- Tất cả hàng hóa đều được đo lường bằng đơn vị chung (tại VN, VNĐ).
- GDP đo về số lượng, không đo về chất lượng. GDP bao gồm :
- Hàng hóa hữu hình (thức ăn, quần áo, xe máy) : để dùng.
- Hàng hóa vô hình (dịch vụ cắt tóc, vệ sinh nhà cửa, buổi hòa nhạc) : để thưởng thức.
• “Hàng hóa, dịch vụ cuối cùng” là sản phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng. lOMoARcPSD| 49221369
-Chỉ có việc sx hàng hóa dịch vụ cuối cùng mới đc tính vào GDP.
• Sản phẩm trung gian là sản phẩm tham gia phục vụ tạo ra sp cuối cùng phục vụ
mục đích tiêu dùng. (chỉ được sử dụng 1 lần).
- Không đc tính vào GDP, mà đc coi là có mặt trong GDP, vì chúng tham gia đóng góp
vào qtrinh tạo ra hàng hóa cuối cùng.
- Sản phẩm trung gian cũng có thể là “hàng hóa, dịch vụ cuối cùng” nếu đáp ứng được
mục đích phục vụ tiêu dùng.
GDP chỉ bao gồm những hàng hóa cuối cùng vì chúng đã bao gồm cả giá trị của
hàng hóa trung gian được sử dụng trong quá trình sx.
• GDP danh nghĩa : đo lường giá trị của hàng hóa dịch vụ tính bằng giá hiện hành
và không được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát.
-Giá của năm hiện tại x sản lượng năm hiện tại
• GDP thực tế : đo lường giá trị của hàng hóa dịch vụ tính bằng mức giá của năm
cơ sở và được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát.
- Giá năm gốc x sản lượng năm hiện tại. lOMoARcPSD| 49221369
• Tăng trưởng GDP : (Năm này – Năm trước) / Năm trước.
-Chỉ số điều chỉnh GDP : DGDP = GDP danh nghĩa / GDP thực tế. (phụ thuộc vào giá).
-Các doanh nghiệp quốc gia mong muốn chỉ số điều chỉnh GDP thấp (ít chênh lệch). 4.GNP :
• GNP (Gross National Product) : do người Việt Nam làm nên (có thể sx tại
VN/nước ngoài). Được tính dựa trên thu nhập quốc dân.
- Khi tính toán thu nhập quốc dân cho VN, điểm xuất phát của ta là GNP chứ kp GDP.
Vì GNP có tính đến thu nhập mà cư dân và doanh nghiệp ng VN làm nên tại nước ngoài.
Câu hỏi : Tại sao không sx hàng hóa trên qgia khác ?
Sx hàng hóa trên quốc gia khác thì sẽ tính GDP cho quốc gia đó.
Câu hỏi : Vì sao sử dụng USD để định giá hàng hóa, thống kê GDP ? Ổn định So sánh Sự liên quan
5.Chỉ số giảm phát GDP : lOMoARcPSD| 49221369
6.CÁC THÀNH PHẦN CHI TIÊU :
*Tiêu dùng (Consumer Spending – viết tắt C): khoản chi tiêu do cá nhân thực hiện.
Khoản chi không cho mục đích lợi nhuận.
VD : Sơn chi 200k để mời Mai ăn tối tại nhà hàng Tulip.
*Đầu tư (Investment) : loại hàng hóa đầu tư vào kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. -Đầu tư cho kinh doanh -
Đầu tư cho hàng tồn kho
-Đầu tư cố định vào nhà ở.
Vd : + đồ dùng của mình là sp tiêu dùng lOMoARcPSD| 49221369
+đồ dùng của nhà trường là sp đầu tư (đầu tư cho hsinh, hsinh đóng tiền => tạo ra lợi nhuận).
-Những khoảng chi tiêu bỏ ra để chi cho những sản phẩm nào đó (chẳng hạn như máy
móc, thiết bị , bđs, xây nhà…) đều là khoảng đầu tư.
-Những sp “không bán hết” của doanh nghiệp còn được gọi là hàng tồn kho. Được tính
vào khoảng đầu tư => đầu tư hàng tồn kho. !Lưu ý :
+ Đầu tư không có nghĩa là mua các tài sản như cổ phiếu & trái phiếu
+ Khi hộ gia đình mua nhà mới thì chi tiêu này thuộc khoản “đầu tư I” chứ không phải C.
*Chi tiêu chính phủ (Government Spending – viết tắt là G): chi cho cầu cống, quốc phòng…
Vd : Chi trả lương cho giáo viên/ nhân viên => được tính vào chi tiêu vì bỏ tiền ra mua dịch vụ.
*Xuất khẩu ròng (Nx): bằng “tổng giá trị xkhau – tổng gtri nhập khẩu”.
Y = C + I + G + Nx (chỉ có trong nền KTE MỞ) Trong đó : + Y : GDP
+ C : sản phẩm tiêu dùng
+ I : sản phẩm đầu tư + G : chi tiêu chính phủ
Bài toán : Cho : C = 400, I=200, G=100. Ex(Export - xuất khẩu) = 500, IM (Import –
Nhập khẩu)= 300. Tính Y=? Y = C+I+G+Nx
= 400 + 200 + 100 + (500-300) = 900
B.ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
1.CHI PHÍ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI – Consumer Price Index):
*Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index (hay viết tắt là CPI) là thước đo
chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển hình.
*Phương pháp tính CPI và tỷ lệ lạm phát : lOMoARcPSD| 49221369
-B1 : Xác định giỏ hàng hóa.Điều tra, khảo sát hành vi mua của người tiêu dùng để xđ giỏ hàng hóa.
-B2 : Xác định giá cả. Xác định giá của từng mặt hàng tại mỗi thời điểm.
-B3 : Tính chi phí của giỏ hàng .
-B4 : Tính CPI = Chi phí giỏ hàng năm htai : Chi phí giỏ hàng năm cơ sở
2.Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực :
-Lãi suất danh nghĩa : Lãi suất không có sự điều chỉnh tác động của lạm phát.
-Lãi suất thực : Lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát.
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
Chương 3 : SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
*Các yếu tố sản xuất : Sản xuất => Sản phẩm. Cần : -Tài nguyên
-Máy móc, thiết bị -> vốn đầu tư.
-Lao động -> Vốn lao động. lOMoARcPSD| 49221369
* 2 thị trường hoạt động song song : -Hàng hóa, dịch vụ.
1.VỐN ĐẦU TƯ : (K – CAPITAL)
2.VỐN LAO ĐỘNG : (L – LABOR)
3.TÀI NGUYÊN : (N - RESOURCE)
-Bẫy tài nguyên : Những nước giàu tài nguyên thì thay vì sử dụng tài nguyên để phát
triển sản xuất, người ta khai thác và bán tài nguyên này bởi vì quy trình này đơn giản hơn
và yêu cầu về kỹ thuật tốt hơn. Hoạt động này có thể đem lại lợi ích trong ngắn hạn
nhưng sẽ kìm hãm sự phát triển của nền sx trong dài hạn (vì có thể đến lúc khai thác & bán hết tài nguyên).
4.VỐN CON NGƯỜI : (H - HUMAN RESOURCE)
-Trình độ quản lý, lao động với kỹ năng người lao động.
5.CÔNG NGHỆ : (A) – Phương thức sản xuất.
-Nhân tố quan trọng nhất, đặt ngoài hàm số so với các nhân tố khác. lOMoARcPSD| 49221369 Giải thích : +Y : GDP +A : Công nghệ. +K : Vốn đầu tư. +L : Vốn lao động.
*Hàm lợi suất không đổi theo quy mô : Trong 1 nền sx, vốn tư bản & vốn lao động cùng
tăng lên 2 lần thì Lượng sản phẩm tạo ra sẽ tăng lên 2 lần. *Hiệu ứng đuổi kịp.
Chương 4 : TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Chương 4 : TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ & HỆ THỐNG TÀI CHÍNH lOMoARcPSD| 49221369
I.Các định chế tài chính trong nền kinh tế :
*Các định chế tài chính :
-Hệ thống tài chính : gồm nhiều định chế tài chính giúp kết nối người tiết kiệm với người đi vay.
-Thị trường tài chính : các định chế mà qua đó người tiết kiệm có thể trực tiếp cung cấp
vốn cho người muốn vay.
Ví dụ : - Thị trường trái phiếu : Trái phiếu là chứng từ vay nợ.
- Thị trường cổ phiếu : Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty.
-Trung gian tài chính : các định chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể gián
tiếp cung cấp vốn của họ cho người đi vay. Ví dụ : - Ngân hàng.
- Quỹ tương hỗ : định chế bán cổ phiếu ra công chúng và dùng số tiền thu
được để mua một kết hợp gồm trái phiếu, cổ phiếu.
*Thị trường trái phiếu :
-Trái phiếu là chứng từ vay nợ.
-Trên trái phiếu có xác định ngày đáo hạn và lãi suất.
3 đặc điểm chính ảnh hưởng đến lãi suất của trái phiếu :
- Phụ thuộc một phần vào kỳ hạn của nó.
- Rủi ro tín dụng càng cao thì lãi suất càng cao. - Quy định thuế suất.
*Thị trường cổ phiếu :
-Cổ phiếu : biểu thị quyền sở hữu đối với doanh nghiệp.
-Bán cổ phiếu để có tiền được gọi là tài trợ bằng cổ phần, bán trái phiếu được gọi là tài trợ bằng nợ.
-Cổ phiếu được giao dịch tại các thị trường chứng khoán có tổ chức và giá của cổ phiếu
được quyết định bởi cung và cầu.
Chứng khoán : là một phần tài sản của công ty, gồm cổ phiếu, trái phiếu,… có
điểm chung là một bằng chứng xác nhận sở hữu hợp pháp của người sở hữu. lOMoARcPSD| 49221369
-Giá của cổ phiếu phản ánh nhận thức về khả năng sinh lợi trong tương lai của công ty. *Ngân hàng :
- Nghiệp vụ chính của ngân hàng là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó.
-Chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay và huy động giúp ngân hàng chi trả chi phí hoạt
động và thu lại lợi nhuận.
-Tạo ra tài sản đặc biệt cho phép mọi người sư dụng như một phương tiện trao đổi (séc). *Quỹ tương hỗ :
-Là định chế bán cổ phiếu ra công chúng và dùng số tiền thu được mua một kết hợp (cơ
cấu đầu tư – portfolio) gồm trái phiếu, cổ phiếu.
-Cho phép cá nhân đa dạng hóa đầu tư với số tiền ít ỏi.
-Sử dụng chuyên môn của các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp.
II.Tiết kiệm và Đầu tư :
*Các loại tiết kiệm (Saving): (i) Tiết kiệm tư nhân Sp = (Y – T) - C
(ii) Tiết kiệm công cộng Sg = T – G (iii) Tiết kiệm quốc dân. S = Sp + Sg
= [(Y – T) – C ] + [T – G] = Y – C – G
*Tiết kiệm và đầu tư :
! Nền kinh tế đóng : không có xuất – nhập khẩu.
-Trong nền kinh tế đóng, TIẾT KIỆM = ĐẦU TƯ.
-Phương trình hạch toán thu nhập quốc gia : Y = C + I + G + Nx
*Phân biệt Tiết kiệm & Đầu tư : lOMoARcPSD| 49221369
Tiết kiệm là việc dành dụm từng khoản tiền nhỏ tạo thành một khoản
tiền lớn theo thời gian.
Đầu tư là việc mua một loại tài sản nào đó để tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
*Thâm hụt và thặng dư ngân sách :
- Thâm hụt : tình trạng việc chi tiêu chính phủ > các khoản thu. Phần chênh lệch khi chi
tiêu chính phủ (G) nhiều hơn thuế thu (T). = G – T = tiết kiệm công cộng.
- Thặng dư : tình trạng việc thu lại các khoản > việc chi tiêu. Phần chênh lệch khi thuế
(T) vượt quá chi tiêu của chính phủ (G). = T – G
= - (tiết kiệm công cộng).
*Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư :
- Tiết kiệm tư nhân là phần thu nhập con lại sau khi hộ gia đình nộp thuế và chi trả cho tiêu dùng.
- Ví dụ về những hoạt động mà Hộ gia đình có thể làm việc với tiết kiệm của mình :
+ Mua trái phiếu hoặc cổ phiếu của công ty.
+ Mua cổ phiếu của quỹ tương hỗ.
+ Tích lũy trong sổ tiết kiệm hoặc tk ngân hàng.
-Đầu tư là mua sắm vốn tư bản mới. -Ví dụ :
+ vincom chi 100 triệu đô để xây dựng trung tâm thương mại.
+ Doanh nghiệp mua sắm thiết bị máy tính trị giá 500 triệu đồng.
+ Hộ gia đình mua căn hộ mới xây dựng với giá 7 tỷ đồng.
Trong kinh tế, đầu tư không phải là mua cổ phiếu hay trái phiếu.
? Tại sao trong nền kinh tế đóng, Tiết kiệm = đầu tư ?
Vì nền kinh tế đóng không xuất – nhập khẩu, khi chính phủ không xuất – nhập khẩu
thì đã tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư các sản phẩm quốc nội tốt hơn. lOMoARcPSD| 49221369 *Cung vốn vay :
Nguồn cung của vốn vay là từ tiết kiệm để có mà cung cấp cho người dùng :
Hộ gia đình sdung khoản tiết kiệm của mình để cho vay và thu lãi.
Chính phủ có thể đóng góp vào “tiết kiệm quốc gia” và cung vốn vay nếu tiết
kiệm công cộng mang giá trị dương. Nếu mang giá trị âm, nó sẽ là giảm tiết kiệm
quốc gia và cung vốn vay. *Cầu vốn vay :
Nhu cầu về vốn vay là từ đầu tư cho việc gì đó:
Doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, xây mới văn phòng… Người
tiêu dùng vay mượn để mua nhà.
*Cân bằng trong thị trường vốn vay :
- Lãi suất điều chỉnh để cung và cầu bằng nhau.
- Lượng cân bằng của thị trường vốn vay bằng lượng đầu tư cân bằng và lượng tiết kiệm cân bằng.
IV.Ảnh hưởng của các chính sách :
*Chính sách 1 : Khuyến khích tiết kiệm.
*Chính sách 2 : Khuyến khích đầu tư. lOMoARcPSD| 49221369
*Chính sách 3 : Thâm hụt và thặng dư ngân sách.
*Hiệu ứng lấn át đầu tư :
-Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân sách làm
giảm tiết kiệm quốc dân, lãi suất cao hơn và làm giảm lượng đầu tư. Hiện tượng này gọi
là hiện tượng lấn át.
-Thâm hụt chính sách làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và mức sống trong tương lai.
Chương 6 : HỆ THỐNG TIỀN TỆ lOMoARcPSD| 49221369
I.Ý nghĩa của tiền: 1.Khái niệm Tiền :
-Tiền là một loại tài sản trong một nền kinh tế (hay gọi là “Công cụ”) mà con người
thường dùng để trao đổi hàng hóa,dịch vụ từ người khác.
2.Các chức năng cơ bản của tiền :
+ Trung gian trao đổi :là thứ người mua đưa cho người bán khi họ muốn mua hàng hóa và dịch vụ.
+ Đơn vị tính toán : là thước đo con người sử dụng để niêm yết giá và ghi nhân nợ.
(Đơn giản hóa các kế toán. VD : Tính GDP…)
+ Phương tiên lưu giữ giá trị : là thứ mà con người sử dụng để chuyển sức mua từ hiện tại
sang tương lai. (VD : bỏ tiền vào heo để dự trữ dùng mua cho việc khác).
? Tại sao đi ra cửa hàng tiện lợi, các món hàng không ghi đơn vị thanh toán là sp mà
ghi là đơn vị tiền (VD : 1g quýt=35.000)?
Vì tiền là đơn vị trung gian thanh toán của sản phẩm.
3.Các hình thái tiền tệ:
a)Tiền hàng hóa (Tiền vật chất) :
-Đồng tiền kp do chính phủ quy định mà giá trị của tiền đến từ vật liệu đc sdung để tạo ra tiền đó.
VD : một chiếc máy tính có giá trị = 2 tấn thóc
b) Tiền pháp định : (Tiền tệ pháp luật quy định)
- Là tiền tệ được chính phủ của 1 quốc gia phát hành, quy định và công nhận hợp pháp. lOMoARcPSD| 49221369
+ In tiền bằng giấy thì chi phí sẽ cao hơn polime.
+ In tiền ra dùng để trao đổi, đầu tư vào việc khác.
+ Nếu sau này phát hành thêm các tờ tiền mệnh giá cao hơn thì giá sẽ bị trượt xuống.
Vì các tờ tiền kia sẽ dần mất giá trị vì các doanh nghiệp sẽ tăng giá lên (VD : tăng giá tô phở…). 4.Phân loại tiền tệ :
-Tính thanh khoản :là khả năng chấp nhận trong thanh toán.
VD : có tiền để đc đầu tư bất động sản. Mo : Tiền mặt
+ Loại tiền đc chấp nhận phổ biến nhất là tiền mặt Mo (có tính thanh khoản cao nhất, vì
có một số nơi không chấp nhận thanh toán ngân hàng).
M1 = Mo + tiền gửi không kỳ hạn.
+ Tiền gửi không kỳ hạn : ATM – tiền rút ra bao giờ cũng được. M2 = M1 + Mo
Bài tập : Có 3 loại tiền :
-Tiền mặt : 1.000.000 VNĐ
-Tiền trong tài khoản không kỳ hạn : 5.000.000 VNĐ
-Tiền trong tkhoan có kỳ hạn : 10.000.000 VNĐ Tính tiền Mo, M1, M2. Mo = tiền mặt = 1.000.000
M1 = tiền mặt + tiền trong tk = 1.000.000 + 5.000.000 = 6.000.000
M2 = Mo + M1 + tiền không kỳ hạn = 1tr + 5tr + 10tr = 16tr
II. Quy trình tạo tiền :
VD : Dũng đóng vào tk ngân hàng 500k. Ngân hàng lấy đó cho Linh vay 450k, ngân
hàng giữ lại 50k dự trữ.
Từ đó, khi đi đâu thanh toán thì 2ng đều có tiền. lOMoARcPSD| 49221369
Cung tiền : MS = MB / R Trong đó : MS : cung tiền MB : tiền cơ sở
R : tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
Số nhân tiền : 1/R Bài tập : MB = 10.000.000 R = 5%
Tính số nhân tiền. Tính MS?
MS = MB/ R = 10tr / 5% = 200.000.000
Số nhân tiền = 1/R = 1/5% = 20 III.
Hệ thống ngân hàng : Có 2 cấp : • Ngân hàng trung ương.
• Các ngân hàng thương mại.
a)Ngân hàng Trung ương (NHTW):
-Là ngân hàng của chính phủ.
+ Thay mặt chính phủ phát hành tiền.
+ Tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ.
+ Thực hiện chính sách tiền tệ.
-Là ngân hàng của các ngân hàng thương mại
+ Quy định dự trữ bắt buộc.
+ Cho ngân hàng thương mại vay tiền, hưởng lãi suất chiếu khấu.
-Kiểm soát các hoạt động của thị trường tài chính.
b)Ngân hàng thương mại : lOMoARcPSD| 49221369
-Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ hoạt động theo phương châm “đi vay để cho vay”.
-Nguyên tắc hoạt động : Với tổng số vốn huy động được trong mỗi thời kỳ, ngân hàng
thương mại phải dự trữ lại 1 phần, phần còn lại cho vay. VD : -Tiền gửi : $100 - Cho vay : $90 -Dự trữ : $10
*Ngân hàng và cung tiền : 3 trường hợp :
TH1 : Không có hệ thống ngân hàng. - Công chúng giữ $ 100 - Cung tiền = $ 100
TH2 : Hệ thống ngân hàng dự trữ 100%
- Khách hàng gửi $100 vào ngân hàng.
- Ngân hàng giữ 100% tiền gửi. - Cho vay = 0
TH3 : Hệ thống ngân hàng dự trữ một phần. - Khách hàng gửi $ 100 -Cho vay $90 -Dự trữ 10$