Kinh tế Vĩ mô trinh- 22300034 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Kinh tế Vĩ mô trinh- 22300034 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen à thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
I)Phân tích tiền tệ
1)định nghĩa tiền tệ là gì.
Với sự phát triển không ngừng về văn hóa và những bận rộn cuộc sống, định nghĩa về tiền tệ
và nguồn gốc xuất hiện của tiền tệ càng mơ hồ, một số người không quan tâm tiền từ đâu mà
ra và xuất hiện như thế nào, trong đó cũng sẽ có những người hoạt động kinh doanh và họ
cần tìm hiểu để biết quy luật về tiền tệ. Chúng ta có thể biết rằng tiền tệ xuất hiện từ khá sớm
và ở các thời kỳ khác nhau,những nơi khác nhau đã có rất nhiều loại sản phẩm được dùng
làm tiền khác nhau như sử dụng răng cá mập như là tiền,long chinm,đá và kim loại..và để
đáp ứng nhu cầu về trao đổi hàng hóa lẫn nhau. Từ đó nguồn gốc tiền tệ ra đời. Hay nói cách
khác tiền là bất kỳ phương tiện nào được chấp nhận chung để thanh toán cho việc mua hàng hay thanh toán nợ nần.
2) Chức năng tiền tệ và các loại hình thức tiền tệ. a) Chức năng.
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về sử dụng tiền trong mọi hoạt động
không chỉ dừng ở việc đơn giản trao đổi tiền mặt mà có đa dạng hình thức như chuyển khoản,
quẹt thẻ, hay rút tiền mặt từ thẻ, và thẻ cũng có đa dạng thẻ và cách dùng khác nhau, từ đó
mỗi loại lại có mỗi chức năng và mục đích dùng khác nhau như:
-Tiền là phương tiện thanh toán:chức năng này được thể hiện rõ nhất trong các hoạt đồng
thường ngày như mua bán hàng hóa, tiền tệ không đóng vai trò trung gian trong lưu thông mà
là một bộ phận bổ sung. Quá trình lưu thông tiền tệ diễn ra độc lập không phụ thuộc vào quá
trình vận hành trao đổi hàng hóa.
-Tiền là đơn vị hoạch toán:tiền trở thành 1 thước đo thống nhất được thừa nhận và tính toán
giá cả thể hiện cho giá trị sản phẩm trong nền kinh tế. Ví dụ như một người xây nhà 1 tầng
trệt với mức giá 1 tỷ đồng, cho thấy quy mô của nhà đó đẹp như thế nào.
-Tiền dự trữ giá trị: có nghĩa là tiền là phương thức còn mãi giá trị mà không hư hỏng theo
thời gian. Ví dụ như tiền gửi trong thẻ vẫn còn nguyên trong thẻ không bị hư hỏng như các
thực phẩm đổi gạo lấy sữa thì nếu dùng k hết sữa sẽ bị hư. Tuy nhiên khi lạm phát thì giá cả
tăng lên,người ta có thể dùng ngoại tệ hay vàng để đo lường dự trữ hơn là tiền.
-Tiền là phương tiện lưu thông: thúc đẩy giao lưu hàng hóa, ví dụ người mua hàng dùng tiền
để mua kem đánh răng, thì người bán lấy tiền đó để mua thứ khác họ cần như đồ ăn.
-Tiền tệ thế giới: Tiền tệ có chức năng này khi thực hiện các chức năng trên ở ngoài lãnh thổ
quốc gia, loại tiền này phải được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia như đồng đô la mỹ...
b) Các loại hình thức tiền tệ.
-Tiền hàng hóa được hiểu là giá trị của tiền bằng đúng giá trị của vật làm ra tiền. Và theo thời
gian con người nhận ra tiền phải thõa mãn một số tính chất cơ bản như có giá trị,dễ vận chuyển và dễ chia nhỏ.
-Tiền qui ước:Sau đó con người nhận thấy chi phí làm ra tiền bằng kim loại lại khá cao, họ lại
nghĩ ra hình thái mới của tiền ít sử dụng kim loại và thay thế kim loại đó gọi là tiền quy
ước( tín tệ) được hiểu rằng đây là hình thái tiền được sử dụng lưu hành do chỉ thị và giá trị
ghi trên mặt đồng tiền là quy ước,dễ dàng tạo thành khi có nhu cầu và người tạo ra chúng.
Tiền quy ước có 2 loại tiền giấy và kim loại.
-Tiền ngân hàng là loại tiền xuất hiện trong nền kinh tế hiện đại .Nó là phương tiện trao đổi
dựa trên khoản nợ của ngân hàng và ngân hàng có nghĩa vụ chi trả ở dạng tiền mặt bất cứ lúc
nào khi có yêu cầu. Ví dụ tiền điện tử như thẻ ATM, các thẻ card tín dụng visa...
3.Khái quát về chính sách tiền tệ.
a. Định nghĩa về chính sách tiền tệ
thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do ngân hàng trung ương khởi thảo và thực
thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng
tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Được lập theo hai hướng:
+Chính sách tiền tệ nới lỏng bằng việc tăng cung tiền,giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh,chính sách tiền tệ chống thất nghiệp giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng cao.
+Chính sách tiền tệ nới lỏng nhdoanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp
+Chính sách tiền tệ thắt chặt bằng việc giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản
xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền.
b Mục đích chính sách tiền tệ.
-Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền:Ngân hàng trung ương thông qua các
chính sách tiền tệ tác động đến sự tăng giảm giá trị dòng tiền của nước mình, hướng tới ổn
định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế
không thể phát triển được.Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ
lệ hợp lý sẽ kích thích tăng trưởng trở lại.
-Tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp: Chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội,quy mô kinh doanh và đó sã ảnh
hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp. nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm thì chấp nhận tỷ lệ lạm phát gia tăng.
-Tăng trưởng kinh tế: Để đạt được mục tiêu này thì 2 mục tiêu gồm kiểm soát lạm phát ổn
định giá trị dòng tiền và kiểm soát thất nghiệp phải đạt thi mới mong nền kinh tế tăng trưởng.
-Ổn định tài chính:hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi suất, bởi vì sự biến động của lãi suất tạo ra sự
bất định lớn cho các định chế tài chính. Sự gia tăng lãi suất tạo ra các tổn thất lớn về vốn cho
trái phiếu dài hạn và các khoản cho vay cầm cố, cũng như những tổn thất này có thể làm cho
các định chế tài chính nắm giữ nó sụp đổ
-Ổn định lãi suất:Sự biến động lãi suất gây ra khó khăn trong lập kế hoạch cho tương lai Biến
động của lãi suất ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh
hưởng tới khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Để đạt mục tiêu này
ngân hàng trung ương khi thực hiện chính sách tiền tệ cũng phải phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
-Ổn định thị trường hoái đoái:Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá
và dịch vụ trong nước so với nước ngoài. Giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi
hàng hoá với nước ngoài dễ dàng lập kế hoạch hơn.
c. Công cụ của chính sách tiền tệ
-Hoạt động trên thị trường mở:là hoạt động mua bán các trái phiếu của chính phủ do ngân
hàng trung ương tiến hành nhằm thay đổi lượng tiền mạnh,tạo ra sự thay đổi trong lượng
cung tiền lớn hơn thông qua các số nhân của tiền .Bằng cách mua trái phiếu nhất định bằng
tiền của ngân hàng trung ương,từ đó tiền được đưa vào lưu thông,làm tăng tài sản và số nợ
của ngân hàng trung ương và ngược lại bán các trái phiếu ngân hàng trung ương làm giảm tài
sản số nợ và giảm lượng tiền mạnh.
Ưu điểm: Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát hoàn toàn lượng nghiệp vụ ở thị trường
mở. Có tính linh hoạt và chính xác cao,nhanh chóng,ít tốn kém chi phí và thời gian.
NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường mở.
Linh hoạt và chính xác cao.
NHTW có thể dễ dàng đảo ngược tình thế của mình.
Nhanh chóng, ít tốn kém chi phí và thời gian.
Nhược điểm:là công cụ được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào
chủ thể khác trên thị trường (các Ngân hàng thương mại, …).Ở Việt Nam do thị trường
chứng khoán chính phủ chưa phát triển nên ngân hàng nhà nước phát hành tín phiếu
ngân hàng nhà nước để điều tiết việc cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên do thị trường loại tín phiếu
này chỉ diễn ra giữa một bên là ngân hàng nhà nước và một bên là các ngân hàng thương mại
nên hiệu quả điều tiết không cao, chỉ chủ yếu tác động vào dự trữ của các ngân hàng thương
mại. Hiện nay trên thị trường mở chủ yếu là kỳ hạn 7 ngày, các kỳ hạn dài hơn hầu như chưa có.
-Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:là tỷ lệ dự trữ tối thiểu trên tổng số tiền gửi mà ngân hàng trung ương
buộc các tổ chức có nhận tiền gửi và phải giữ lại như là một khoản dự trữ. Số nhân tiền tệ sẽ
quyết định độ lớn của mức cung tiền mà số nhân này lại có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ dự trữ.
Nhược điểm:Do đó nếu thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương sẽ thay đổi
số nhân tiền tệ dẫn đến thay đổi lượng cung tiển trong nền kinh tế. Phức tạp kém linh hoạt
không thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong lượng tiền cung ứng bằng công cụ dự trữ bắt
buộc. Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
-Lãi suất chiết khấu:là lãi suất mà ngân hàng trung gian phải trả khi vay tiền của ngân hàng trung ương.
Lãi suất chiết khấu tác động tới sự cung tiền qua sự thay đổi lượng tiền mạnh và số nhân tiền.
Ngân hàng trung gian quyết định vay bao nhiêu từ ngân hàng trung gian và dự trữ tùy ý cao
hay thấp phụ thuộc vào kết quả so sánh lãi suất chiết khấu với lãi xuất mà nó có thể nhận lại
được khi cho vay hoặc đầu tư số tiền đó. Ưu điểm: NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của
Ưu điểm:ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của
các ngân hàng thương mại, bơm tiền vào nền kinh tế, ngân hàng thương mại sẽ có chỗ dựa là ngân hàng trung ương.
Nhược điểm: ngân hàng trung ương thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng.
ngân hàng trung ương chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các ngân
hàng thươ g mại đến vay chiết khấu ở ngân hàng trung ương.
Ưu điểm: Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hang,Là công cụ có ảnh Phức tạp,
hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. kém linh hoạt, không thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong lượng
II)QUÁ TRÌNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2010-2022.
1. Giai đoạn 2010-2015
Sau khi nền kinh tế có bước ổn định và phát triển trở lại chính phủ luôn đề ra các chiến lược
để đưa nước ta là đối tác tiềm năng đối với các nước quốc tế trong công cuộc hội nhập. kinh
tế Việt Nam không mấy thuận lợi dù tăng trưởng tuy có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010
nhưng không bền vững, lạm phát đã tăng cao trở lại lên mức 11,8% cuối năm và tiếp tục neo cao trong các năm sau.
Tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bước vào nhiệm kỳ II, thay đổi một số
nhân sự chủ chốt về kinh tế,. Trong giai đoạn này, lạm phát Việt Nam tăng rất cao là 18,6%.
Nghị quyết số 11 được Chính phủ đưa ra thắt chặt tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm lạm phát.
Theo đó, lãi suất ngân hàng tăng rất cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay. Trong
năm 2011, nhiều phân tích kinh tế trong nước cho rằng Nghị quyết 11 đã phát huy tác dụng, là
liều thuốc chữa lạm phát hữu hiệu.
sang năm 2012, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu
ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán suy thoái, đặc
biệt là thị trường bất động sản đóng băng, trong khi dư nợ lĩnh vực này có thể tới 50 tỷ USD
Một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản. Đa số các doanh nghiệp lâm vào khó khăn. Tính
chung hai năm 2011 và 2012 thì tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó.
Và trong số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Nợ xấu của
toàn nền kinh tế tăng cao và tăng nhanh đe doạ sự ổn định của nền kinh tế. Tổng nợ công theo
định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128.9 tỷ USD bằng 106% GDP (121.7 tỷ USD),
trong đó nợ nước ngoài bằng 38,9% GDP.
Năm 2013 Việt Nam tăng 5,3% trong khi toàn khu vực là 7,2%.
Năm 2014, kinh tế tăng trưởng 5,98% (số liệu Nhà nước Việt Nam), là năm đầu tiên vượt mức
do Quốc hội khóa XIII đề ra nhưng thấp hơn đề ra trong Kế hoạch 5 năm của Quốc hội khóa XIII
trong khi thấp hơn một số nước xung quanh (theo số liệu của ADB) như Lào (7,4%, theo thông
tấn xã Lào GDP bình quân đầu người 1217 USD năm 2011 lên 1692 USD tỷ lệ hộ nghèo của
người dân trên cả nước đã giảm từ 33% năm 2003 xuống 16% năm 2013), Campuchia (7%,
thông tấn xã Campuchia xác nhận tăng 7%, trong đó công nghiệp tăng là 9,6%, khu vực dịch vụ
tăng 7,5% và tăng trưởng nông nghiệp là 2,6%, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống dưới 18%, ngành
du lịch năm 2014, tăng 19,34% so với năm 2013. Theo The World Factbook, kinh tế Việt Nam
năm 2014 tăng 5,5%, mức tăng đứng thứ 7 trong Đông Nam Á. Tính tổng quan trong 10 năm
(2006 đến 2015), GDP bình quân đầu người tăng khoảng 3,5 lần, tốc độ xếp hạng 16 trên thế
giới (chỉ sau Myanmar tăng 14 lần, Timor-Leste tăng 8,9 lần, Ma Cao tăng 6,2 lần, Mông Cổ tăng
5,7 lần, Trung Quốc và Uzbekistan tăng 4,8 lần, Azerbaijan và Ethiopia 4,5 lần, Tuvalu 4,4
lần, Nigeria 4,1 lần, Cộng hòa Dân chủ
Congo 4,0 lần, Lào, Guyana và São Tomé và
Príncipe 3,9 lần, Paraguay 3,7 lần, bằng Montenegro, Papua New Guinea, Maldives, trên một số
nước gần sát như Uruguay, Sri Lanka, Suriname, Solomon tăng khoảng 3,4 lần).
Năm 2015, tăng trưởng GDP đạt 6,68% (số liệu Nhà nước), trong khi các nước láng giềng Trung
Quốc là 6,9%, Lào 7,5% (năm tài chính 2014-2015 GDP tăng trưởng 7,9%, với thu nhập bình
quân đầu người tăng lên đến 1.970 USD.
Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) giai đoạn 2011–2015 đạt 5,91%/năm (số liệu nhà nước), không
đạt mục tiêu đề ra tại Đại hội XI của Đảng là tăng từ 7% đến 7,5%/năm. 2.Giai đoạn năm 2016-2021
Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại nhờ vào các chính sách và vị trí địa lý, càng ngày
chứng minh nước ta hoàn toàn sánh vai các cường quốc khác. Tổng mức lưu chuyển hàng
hóa ngoại thương thực hiện trong giai đoạn 2011-2019 đạt 3.100,3 tỷ USD, gấp 20,2 lần giai
đoạn 1991-2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 2001-2010.
Nghị quyết của Đại hội XII năm 2016 đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế kế hoạch 5 năm 2016-2021
là 6,5% đến 7%/năm. Năm 2018, GDP tính theo sức mua tương đương bình quân đầu người
của Việt Nam chỉ bằng 40% so với trung bình của thế giới (khoảng 6.600 USD so với 16.000
USD), mới thoát khỏi nhóm các nước nghèo và ở vào nhóm thu nhập trung bình thấp trên thế
giới. Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra.
Năm 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến đạt 3.497,51 USD, vượt qua Phillipines.
Quy mô kinh tế ngày càng được mở rộng, kết quả GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001.
Nền kinh tế đang trên đà phát triển thì đến năm 2019-2020 toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi
dịch covid và Việt nam cũng không ngoại lệ.
Từ năm 2021 – nay nền kinh tế sau địa dịch từng bước ổn định nhờ các chính sách hỗ trợ từ
ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín
dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Ước tính GDP năm 2021
tăng 2,58%. Tiếp đó là ảnh hưởng bởi cuộc xung đội giữa Nga-Ukraine lạm phát của Việt
Nam vẫn được kiểm soát tốt. Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một “làn gió
ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít
những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6%. Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức
3,21%. Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 12-2022 đạt 125,7 nghìn tỷ đồng, Năm 2022,
tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. 3.Giai đoạn 2022
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp
49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ
USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người,
tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền
kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083
USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm
2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).
Trích số liệu lấy từ cục thống kê.
III) VIỆT NAM ĐÃ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ RA SAO.
Trong giai đoạn 2010-2022 là thời kỳ nền kinh tế nước ta đang hội nhập và phát triển vững
mạnh bởi sự tác động của nhiều yếu tố từ giai đoạn trước đang phát triển nên phải đảm bảo
sang giai đoạn kế tiếp phải phát triển với tốc độ mạnh mẽ hơn, tuy nhiên đang phát triển thì
nước ta lại bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid trên toàn thế giới và tiếp theo đó là sự xung đột
chiến tranh của Nga và Ukraine. Trước những khó khăn và thử thách đặt ra chính phủ Việt
Nam đã và đang thực hiện các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chặt chẽ.Đây là 2
công cụ trong chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế Việt Nam nhằm ổn định lại đất nước.
Các chính sách tài khóa nhà nước sử dụng thay đổi về thuế và chi tiêu chính phủ nhằm tác
động đến tổng cầu còn về chính sách tiền tệ thông qua các thay đổi về lãi suất và tín dụng đối
với nền kinh tế được áp dụng cụ thể .
Được thể hiện qua biểu đồ lãi suất điều hành giai đoạn 2010-2022 như sau:
Hình ảnh trích từ bài viết “Lãi suất tăng nhưng định giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn rất hấp dẫn?” Giai đoạn năm 2010-2015
Từ năm 2010 là năm vừa kết thức đợt suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu những diễn biến
phức tạp từ nền kinh tế trong nước và thế giới nhà nước ta đã thực hiện chính sách nới lỏng
để ngăn chặn đà suy thoái từ năm 2008-cuối năm 2010,ngân hàng trung ương đã yêu cầu các
tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; xử lý kịp
thời các vướng mắc về nợ vay và tiếp cận tín dụng của khách hàng; tập trung triển khai có
hiệu quả việc thực hiện các cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín
dụng, đi đôi với mở rộng tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các nhu cầu vay vốn để sản
xuất - kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các dự án
lớn, trọng điểm của Nhà nước; kiểm soát chặt chẽ cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay
kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng.
Nguồn tham khảo https://tapchinganhang.gov.vn/nhin-lai-35-nam-doi-moi-chinh-sach-tien-
te-va-hoat-dong-cua-he-thong-ngan-hang-viet-nam.htm .
Giai đoạn này khi lạm phát tăng cao (năm 2011 ở mức 18,6%), để kiềm chế lạm phát, Ngân
hàng nhà nước đã 5 lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành; thực hiện kiểm soát lãi
suất trực tiếp (áp dụng quy định trần lãi suất huy động và cho vay) đối với VND và USD để
ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, từng bước giải quyết căng thẳng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã khẩn trương, kịp thời ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP,
ngày 24-2-2011, “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội”
+Về chính sách tiền tệ, giảm lượng cung tiền và giảm tốc độ tăng tín dụng (bảo đảm tốc độ
tăng tổng phương tiện thanh toán 15 - 16% và kiềm chế tín dụng tăng dưới 20%), chỉ đạo tập
trung vốn tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh
vực bất động sản, chứng khoán...; điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường.
+Về chính sách tài khóa, giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) trên cơ sở phấn đấu tăng thu ngân sách khoảng 7 - 8% và giảm chi thường xuyên 10%
so với dự toán; rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công; 3- Thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng;
4- Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với công tác an sinh xã hội, hỗ trợ hộ nghèo; 5- Tăng
cường bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; 6- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 9,3% và giảm biên độ
giao dịch từ ±3% xuống ±1%. Từ năm 2012, thị trường ngoại tệ ổn định hơn, Ngân hàng nhà
nước điều hành tỷ giá theo hướng hằng ngày công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa
VND và USD; đồng thời, công bố mức điều chỉnh tỷ giá tối đa hằng năm (khoảng 1 - 2%) và
áp dụng đồng bộ, linh hoạt các biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra (điều tiết thanh khoản
VND, duy trì chênh lệch lãi suất VND - USD theo hướng tăng mức hấp dẫn cho VND, áp
dụng trần lãi suất huy động USD từ năm 2010 và giảm dần mức trần xuống 0%/năm từ nửa
cuối năm 2015, đẩy mạnh truyền thông ổn định tâm lý thị trường, can thiệp ngoại tệ khi cần
thiết, hạn chế tín dụng ngoại tệ, siết chặt quản lý ngoại hối), tăng biên độ trở lại mức ±3%
trong những tháng cuối năm 2015 khi áp lực gia tăng trên thị trường ngoại tệ với định hướng tăng lãi suất của FED. Giai đoạn 2016 – 2019
Ngân hàng nhà nước điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ để ổn định và giảm lãi suất khi
điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đó, sau khi giữ nguyên
các mức lãi suất điều hành trong năm 2016, giai đoạn 2017 - 2019, Ngân hàng nhà nước điều
chỉnh giảm 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 0,2 - 0,5%/năm trần lãi suất huy động
các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,0%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực
ưu tiên; kết hợp điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các tổ chức tín dụng,
duy trì lãi suất thị trường liên ngân hàng phù hợp; chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát và cân
đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm tăng cường khả năng
tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu để có nguồn lực
tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Giai đoạn 2020 - 2022
Năm 2020 ngân hàng nhà nước đã 03 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy
mô cắt giảm khá lớn so với nhiều năm qua, với tổng mức giảm từ 1,5 - 2%/năm. Mặt bằng lãi
suất có xu hướng giảm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện ở mức 5%/năm,
giảm khoảng 2% so với năm 2016.
Năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng, nhưng Ngân hàng nhà
nước vẫn giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận
nguồn vốn từ Ngân hàng nhà nước với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay
để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi
phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp,
người dân vượt qua khó khăn
Về tỉ giá thị trường ngoại hối ngân hàng nhà nước thực hiện công bố tỉ giá trung tâm hàng
ngày trên cơ sở tham chiếu diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối kinh tế vĩ
mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Điều hành tỉ giá linh hoạt, chủ động, kết hợp với
các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, điều chỉnh giảm tỉ giá bán
can thiệp và sẵn sàng bán ngoại tệ để bình ổn thị trường và tình hình kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng nhà nước điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động, vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến
linh hoạt, hấp thụ cú sốc bên ngoài, vừa bán ngoại tệ can thiệp để bổ sung nguồn cung ngoại
tệ cho thị trường, hạn chế biến động quá mức của tỷ giá, góp phần ổn định thị trường ngoại
tệ, kinh tế vĩ mô và hỗ trợ kiềm chế áp lực lạm phát. Ngày 17-10-2022, Ngân hàng nhà nước
quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5% để chủ động
thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế.
Nguồn tham khảo “Thực hiện chính sách tiền tệ và quản lý ngoại tệ trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng nhanh”
Để chứng minh và hiểu rõ về tốc độc tăng trưởng kinh tế nước ta qua các năm, chúng tôi đưa ra biểu đồ bên dưới
Tăng trưởng GDP từ 2010-2022 9 8.02 8 7.47 7.36 6.99 7 6.69 6.94 6.42 6.41 6.42 6 5.5 5.55 5 4 2.87 3 2.58 2 1
0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tăng trưởng GDP
Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2010-2022
Trích [Số liệu được lấy từ bài viết “Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm,tìm hiểu ngay!”]
Qua biểu đồ cho ta thấy sự biến động của nền kinh tế tăng ,giảm nhưng không đáng kể duy trì
trong khoảng 5-8 %, riêng năm nước ta bị ảnh hưởng bởi địa dịch covid 19 khiến tốc độ tăng
trưởng tụt dốc chỉ còn 2,87%.
Năm 2010 Đóng góp vào mức GDP 6,42% tăng chung của nền kinh tế Việt Nam đến năm
2011 tỷ lệ này có giảm nhưng rất thấp chỉ 0,01 %.
Năm 2012-2013 lại tiếp tục giảm mức tăng trưởng kinh tế năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng
6,41 của năm 2011 và 2013 thấp hơn 0,05 so với năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế
giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng
quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biê Žn pháp và giải pháp thực hiện
của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Năm 2014-2015 Tiếp tục tăng năm 2014 tăng 0,87% so với năm 2013 và năm 2015 tốc độ
kinh tế có tăng nhưng không tăng bằng năm 2014 chỉ tăng 0,57% so với năm 2014.
Năm 2016 tốc độ tăng trưởng giảm 0,3% GDP đạt 6,69 múc giảm này không quá nhiều vì
xét trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2016 không thuận, giá cả và thương mại
toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức
tạp, đây cũng là năm chuyển giao thế hệ lãnh đạo… thì việc đạt được mức tăng trưởng như
trên là cũng là một thành công.
Từ năm 2017-2018 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đỉnh điểm năm 2018 đạt 7,47 % đây là
mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2010-2020. Mức tăng trưởng này đặt ra là
kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp,
các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Năm 2019-2020 đây là lúc xảy ra dịch bện trên toàn thế giới và Việt Nam bị ảnh hưởng bởi
cuối năm 2019 lúc này nền kinh tế nước ta có giảm nhưng không đáng kể cụ thể giảm 0,11 %
so với năm 2018 đạt 7,36%, Đáng nói đến là thời điểm bùng phát mạnh mẽ của dịch này là
năm 2020 khiến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam tụt dốc trần trọng chỉ đạt 2,87% trong năm
2020. Vì thực hiện các chính sách dịch bệnh đóng cửa xuất nhập khẩu và nền kinh tế trong
nước cũng đóng của, các quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực bị cô lập,nhưng
cũng rất may mắn Việt Nam được là một trong rất ít quốc gia trên thế giới và 1 trong 3 quốc
gia ở Châu Á (cùng Myanma, Trung Quốc) có tăng trưởng dương. chính thức đưa Việt Nam
trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 ở Đông Nam Á .
Tỷ lệ lạm phát từ năm 2010-2022(%) 20 18.58 18 16 14 12 10 9.19 9.21 8 6.6 6 4.09 3.53 3.54 4 2.66 2.79 3.23 3.15 1.84 2 0.63
0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Tỷ lệ lạm phát từ năm 2010-2022(%)
Biểu Đồ thể hiện cho sự làm phát kinh tế Việt Nam từ năm 2010-2022
Trích [Số liệu được lấy từ bài viết “Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm,tìm hiểu ngay!”]