-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kỹ năng làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Kỹ năng làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Kỹ năng làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Kỹ năng làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kỹ năng làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
1.Khái niệm, yêu cầu
-Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là một hình thức của bài nghị luận văn
học mà nội dung là bình luận, phân tích một ý kiến đối với văn học.
- Yêu cầu chung: Người viết phải biêt cách giải thích đúng đắn nội dung một ý
kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá ý kiến ấy; đồng thời phải hiểu sâu
sắc tác phẩm và biết vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ ý kiến.
2. Các dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và cách lập dàn ý
2.1. Dạng 1: Bàn về một nhận định trong một tác phẩm I. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, trọng tâm nghị luận
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến. II. Thân bài: 1. Giải thích ý kiến:
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến .
+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của cả
ý kiến. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
2. Phân tích, chứng minh vấn đề (lí giải ý kiến)
+ Ý kiến đó được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích, tác phẩm văn học.
+ Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật,... để lí giải. Cần chú ý xây
dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
3. Bình luận (nhận xét – đánh giá, mở rộng, nâng cao)
+ Khái quát những nội dung đã triển khai.
+ Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đó đối với văn học, cuộc sống. III. Kết bài:
- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
- Rút ra những bài học cho bản thân, gửi đến thông điệp cuộc sống từ vấn đề.
2.2. Dạng 2: Bàn về hai ý kiến trong một tác phẩm. I. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, trọng tâm nghị luận - Trích dẫn 2 ý kiến. II. Thân bài:
1. Giải thích lần lượt từng ý kiến: Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái
quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến, từ đó làm rõ nội dung từng ý kiến.
2. Phân tích, chứng minh vấn đề (lí giải ý kiến)
+ Lí giải từng ý kiến. Mỗi ý kiến được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích, tác phẩm văn học.
+ Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật,... để lí giải. Cần chú ý xây
dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
3. Bình luận (nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao)
+ Nhận xét 2 ý kiến đó (mâu thuẫn, bổ sung, thống nhất,...), có giá trị, ý nghĩa như
thế nào đối với vấn đề nghị luận.
+ Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của vấn đề đó đối với văn học, cuộc sống( Đối với
người sáng tác và người tiếp nhận) III. Kết bài:
- Khẳng định lại tính chất của vấn đề.
- Rút ra những bài học cho bản thân, gửi đến thông điệp cuộc sống từ vấn đề.