Kỹ năng quản lý bản thân - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Sức mạnh bản thân bắt nguồn từ sự tự khẳng định và hiểu biết về mình kết hợp với ý chí và sức mạnh tinh thần. Khi chúng ta có được cái nhìn tích cực về bản thân và biết tự đánh giá những khả năng, những giá trị, những điểm mạnh điểm yếu, điều mình thật sự muốn và điều mình có thể làm được thì đó là lúc chúng ta mới có thể hiện diện một cách tự tin. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49551302
BÀI 1: KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
- Nắm được phương pháp nhận biết được năng lực bản thân
- Xác định được những giá trị mà mình coi trọng trong cuộc sống
- Xác định mục tiêu cuộc sống của bản thân
- Xây dựng thái độ tích cực đối với cuộc sống của bạn - Biết cách tạo động lực cho bản
thân để làm việc hiệu quả Nội dung bài học:
- Nhận biết năng lực bản thân
- Xác định giá trị sống của bản thân
- Cách thức xây dựng mục tiêu của bạn
- Xây dựng thái độ tích cực và tinh thần chủ động
- Tự tạo động lực cho bản thân
Tình huống dẫn nhập 1:
Trong xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp, công ty của Hùng đang sắp xếp lại các vị trí
nhân sự để triển khai một dự án áp dụng công nghệ mới. Dự án này sẽ đem lại nhiều cơ
hội để tăng thu nhập, mở rộng các quan hệ hợp tác, phát triển nghề nghiệp. Ban giám đốc
kêu gọi các nhân viên tự xem xét khả năng của bản thân để đăng ký tham gia theo từng
nhóm của dự án. Hùng đang băn khoăn không biết có nên đăng ký tham gia không. Anh
lúng túng không biết mình phù hợp với nhóm nào bởi vì anh thấy mình không có gì nổi trội.
Anh lo rằng nếu đăng ký tham gia mà không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ làm
ảnh hưởng đến công việc chung, sẽ bị mọi người khiển trách, chê cười. Hùng luôn có cảm
giác tự ti cả về hình thức và năng lực của bản thân. Anh sống thụ động, thường hành động
theo sự lôi kéo, thuyết phục của bạn bè, ít khi đưa ra chính kiến.
Có bao giờ bạn cảm thấy nản chí, bế tắc, tự ti, không biết năng lực thực sự của mình là gì? 1.1.
Nhận biết năng lực bản thân
Sức mạnh bản thân bắt nguồn từ sự tự khẳng định và hiểu biết về mình kết hợp với ý chí và
sức mạnh tinh thần. Khi chúng ta có được cái nhìn tích cực về bản thân và biết tự đánh giá những
khả năng, những giá trị, những điểm mạnh điểm yếu, điều mình thật sự muốn và điều mình có thể
làm được thì đó là lúc chúng ta mới có thể hiện diện một cách tự tin. 1 lOMoARcPSD| 49551302
Theo tâm lý thông thường, con người chỉ có thể hiện diện một cách tự tin khi họ cảm thấy mình
có năng lực hoặc ưu thế về một lĩnh vực nào đó. Nói cách khác, con người sẽ tự tin khi biết chắc
rằng những việc làm của mình sẽ được người khác chấp nhận, được người khác đề cao hoặc khen ngợi.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chấp nhận một thực tế, không có ai là người có đầy đủ tất
cả năng lực ở mọi lĩnh vực, không có ai chỉ có toàn điểm mạnh. Điều đó có nghĩa là, bất kỳ người
nào cũng chỉ có thể có năng lực ở một số lĩnh vực nhất định. Mỗi người chỉ có thể giỏi ở một số
lĩnh vực này và sẽ có thể bị coi là kém cỏi ở một số lĩnh vực khác. Ví dụ: một người có thể rất giỏi
trong lĩnh vực toán học nhưng khả năng học ngoại ngữ lại hạn chế; hoặc một người rất giỏi về
công nghệ thông tin nhưng lại không biết cách thể hiện tình cảm hoặc diễn thuyết trước đám
đông…. Có thể kể ra vô số các ví dụ về những điểm mạnh và điểm yếu cùng tồn tại trong mỗi con
người. Nguyên nhân là do khả năng nhận thức của con người bao giờ cũng có giới hạn, não bộ của
con người cũng chỉ ghi nhận được một lượng thông tin nhất định, tư duy của một người không thể
nhận thức được mọi vấn đề trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, do những yếu tố tiền đề sinh học, do cấu
tạo cơ thể khác nhau mà mỗi con người có những thiên hướng, năng khiếu, năng lực ở những lĩnh
vực khác nhau. Hơn nữa, trong mỗi con người đều tồn tại những mặt đối lập, cái xấu cái tốt, cái
mạnh cái yếu tồn tại bên cạnh nhau, đan xen nhau, “Nhân vô thập toàn”.
Trong mỗi con người đều tồn tại những điểm mạnh và những điểm yếu. Nếu nhận thức được
điều này, bạn sẽ thấy mình tự tin hơn vì bên cạnh những yếu kém, khiếm khuyết của bản thân
khiến bạn thường ngại ngùng lo sợ thì chắc chắn bạn sẽ có những ưu điểm, những điểm mạnh mà
người khác không có. Muốn tự tin, bạn phải tìm ra được điểm mạnh và phát huy lợi thế của mình.
Nếu lúc nào cũng chỉ chú ý đến điểm yếu, lo sợ người khác biết được điểm yếu của mình, bạn sẽ
trở nên tự ti và đánh mất những cơ hội đạt đến thành công.
Vì sao con người cần hiểu biết năng lực của bản thân mình?
- Việc nhận biết về bản thân sẽ quy định thái độ của con người trong quan hệ giao
tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần nhận biết về bản thân mình
để tương tác với những người khác.
- Khi con người hiểu rõ bản thân, tức là hiểu rõ mong muốn của bản thân mình, tính
cách, năng lực, điểm yếu, điểm mạnh của mình, con người sẽ biết phát huy những
điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu. 2 lOMoARcPSD| 49551302
- Chúng ta rất cần nhận biết chính xác năng lực của bản thân để tạo dựng hình ảnh
và uy tín cá nhân - những điều rất quan trọng sẽ đem lại sự thành công cho chúng ta.
Tuy nhiên, việc nhận biết năng lực của bản thân không phải là điều đơn giản bởi vì đôi khi
chúng ta không nhận thức hết được những điểm mạnh và điểm yếu, những thuận lợi và khó
khăn của bản thân mình. Điều này không chỉ do những nguyên nhân chủ quan mà còn do cả
những nguyên nhân khách quan. Chúng ta có thể hiểu rõ điều này khi nghiên cứu mô hình cửa sổ Johari.
1.1.1. Mô hình cửa sổ Johari
Mô hình cửa sổ Johari được xây dựng bởi Joseph Luft và Harry Ingham, cho biết ở mỗi cá
nhân khi tương tác với người khác có bốn ô tâm lý như sau:
Hình 1: Mô hình cửa sổ của Johari
Bản thân nhận biết được Bản thân không nhận biết được Người khác biết PHẦN CÔNG KHAI PHẦN MÙ được (OPEN) (BLIND) Người khác PHẦN CHE GIẤU PHÂN KHÔNG BIẾT KHÔNG biết được (HIDDEN) (UNKNOW)
o Ô 1: Phần công khai (phần mở): Bao gồm các thông tin, dữ liệu mà bản thân và
những người khác đều dễ dàng nhận biết. Ví dụ: tên, chức vụ, nghề nghiệp, tuổi tác,…
o Ô 2: Phần mù: Bao gồm các dữ liệu mà người khác biết về mình nhưng chính bản
thân mình lại không nhận biết được. Chỉ khi người khác nói ra thì chúng ta mới
biết. Ví dụ: có người có thói quen nói nhanh, nói dài, khi nói thường hay nhăn
mặt…bản thân anh ta không hề biết những điều này cho đến khi có người góp ý
với anh ta. o Ô 3: Phần che giấu: Đó là những dữ liệu mà bản thân chúng ta biết
rõ nhưng chúng ta không muốn bộc lộ cho người khác biết. Ví dụ như những tâm
sự riêng tư, niềm tin, quan điểm, kinh nghiệm cá nhân…. Những thông tin này
thường chỉ được bộc lộ dần dần với những người mà chúng ta thật sự tin tưởng. o 3 lOMoARcPSD| 49551302
Ô 4: Phần không biết: Vùng này bao gồm những điều chính bản thân mình không
biết về chính mình và người khác cũng không biết. Sở dĩ có vùng này là do chúng
ta chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có cơ hội khám phá những năng lực của chính
mình. Có nhiều người không biết về năng lực của bản thân mình cho đến khi được
sống trong môi trường có cơ hội để bộc lộ.
- Trên thực tế, có thể áp dụng mô hình cửa sổ Johari để phân tích nhiều vấn
đề khác nhau của tâm lý con người và mối quan hệ của con người. Tuy
nhiên, khi tiếp cận để tìm hiểu năng lực cá nhân, mô hình cửa sổ Johari đã
cho thấy hai cách giúp con người tương tác với người khác để hiểu về bản thân mình
o Đón nhận thông tin phản hồi: là cách thức tiếp nhận thông tin mà người khác chia sẻ,
góp ý với ta. Cần hiểu đó là thiện ý của họ mong muốn cho ta hoàn thiện hơn. Nếu
không có thái độ cầu thị, vui vẻ tiếp nhận ý kiến của người khác thì chúng ta sẽ không
thể nhận được thông tin phản hồi. Điều này sẽ rất tai hại vì nó sẽ làm cho phần mù trở
nên lớn hơn và cuối cùng bản thân chúng ta là người thiệt thòi vì không hoàn thiện
được bản thân. o Tự bộc lộ: là việc chủ động chia sẻ quan điểm với người khác. Qua 4 lOMoARcPSD| 49551302
sự giao tiếp, tương tác với những người xung quanh, chúng ta bộ lộ quan điểm và suy
nghĩ của mình để họ hiểu về ta và chia sẻ ngược lại với ta. Tuy nhiên, việc bộc lộ như
thế nào, với ai, trong hoàn cảnh nào cho thích hợp sẽ phụ thuộc vào độ nhạy cảm, độ
tinh tế, độ thông minh cảm xúc của từng người.
1.1.2. Phương pháp nhận biết năng lực tốt nhất của bản thân (Reflected Best Self – RBS)
Như đã nói ở trên, nhận thức năng lực bản thân là công việc riêng của từng người. Vì chính
chúng ta mới có thể hiểu rõ về con người mình với những phẩm chất, năng lực, khát vọng,
mơ ước… Tuy nhiên, mô hình cửa sổ Johari đã chỉ ra, trong nhận thức của con người, có
những ô, những phần thuộc về vô thức mà bản thân con người cũng khó có thể gọi tên hoặc
nắm bắt. Thậm chí, con người còn chưa hiểu hết về năng lực tiềm ẩn của mình. Do vậy, để
đánh giá chính xác năng lực của bản thân mình, ngoài việc tự mỗi người cảm nhận và đánh
giá, chúng ta còn có thể nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh.
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Laura Morgan Roberts, Gretchen Spreitzer, Jane
Dutton, Robert Quinn, Emily Heaphy, và Brianna Barker đăng trên Tạp chí Harvard
Business Review sẽ giúp mỗi người khám phá những điểm mạnh nhất của mình:
- Bước 1: Xác định người có thể nhận xét về mình: bạn hãy chọn ra một số
người (khoảng 10 người) hiểu biết rõ về mình, quen biết lâu năm hoặc gắn
bó gần gũi với mình. Ví dụ: cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè thân thiết,
người quản lý trực tiếp, đồng nghiệp gần gũi… và yêu cầu họ nhận xét về
bạn. Bạn có thể yêu cầu họ nhận xét một cách thẳng thắn và chân tình về
tính cách, năng lực, phẩm chất, kiến thức, kinh nghiệm, ưu điểm, nhược
điểm, sở trường, sở đoản… mà họ nhận thấy ở bạn.
- Bước 2: Nhận ra các khuôn mẫu: Hãy tìm ra điểm chung trong các nhận xét
của mọi người về bản thân bạn trên các phương diện khác nhau
- Bước 3: Tự mô tả bản thân ở thời điểm hiện tại: Bạn hãy tự viết ra một bản
mô tả bản thân (self observation) dựa trên những điểm chính từ sự phản hồi của mọi người
- Bước 4: Xây dựng bản thân: Hãy suy ngẫm về bản thân mình, về công việc
và cuộc sống hiện tại. Bạn đã học tập và làm việc theo đúng năng lực của
bản thân mình chưa? Bạn đã phát huy hết được những khả năng mà mình 5 lOMoARcPSD| 49551302
đang có? Bạn mong muốn trở thành người như thế nào trong tương lai?
Những năng lực nào bạn cần phải nâng cao trong cuộc sống và trong công việc?
Nếu cảm thấy công việc hiện tại chưa phù hợp với năng lực của bản thân hoặc mục tiêu mà
bạn đang hướng đến chưa thực sự phù hợp với năng lực của bản thân bạn, bạn hãy tự thiết
kế lại công việc, hoặc điều chỉnh mục tiêu của mình.
Trong quá trình khám phá sức mạnh bản thân, bạn cần nhận thức rõ xem mình đang tìm
kiếm điều gì trong cuộc sống này. Đó phải là điều mong muốn của chính bạn chứ không
phải của bất kỳ ai khác. Đôi khi bạn băn khoăn tự hỏi ước muốn của mình là gì, làm thế
nào để những ước muốn đó trở thành sự thật…Bạn có thể làm theo những bước sau đây:
- Dũng cảm đối diện với sự thật. Bạn cần phải thay đổi điều gì để đạt được mục tiêu của mình?
- Lập kế hoạch: Liệt kê những điều mà bạn cần phải thực hiện để từng bước
tiến gần đến mục tiêu
- Dám ước mơ: Hãy tưởng tượng rằng bạn đã đạt được mục tiêu và cho phép
bản thân bạn tận hưởng cảm giác tuyệt vời đó vào những lúc tĩnh lặng, riêng
tư. Càng dành thời gian suy nghĩ về điều này, bạn càng dễ dàng tập trung
hơn để từ đó nhận ra và nắm bắt cơ hội khi chúng đến với mình
- Sẵn sàng đương đầu với những trở ngại bất ngờ: Hãy dự đoán và chuẩn bị
đối phó với những điều có thể ngăn cản bạn tiến đến mục tiêu. Nguồn gốc
phát sinh những vấn đề đó là gì? Làm thế nào để vượt qua tất cả những trở ngại này?
- Loại trừ những rào cản ngay trong chính bản thân mình: Phải chăng bạn đã
cảm thấy lo sợ đến nỗi không dám thực hiện bất kỳ một sự mạo hiểm nào?
Hãy mạnh dạn đưa ra những quyết định của riêng mình và theo đuổi chúng
đến cùng - bởi để có thể tiến xa hơn và đạt được những nấc thang cao hơn
trong cuộc sống, nhiều lúc bạn cần phải rời khỏi những quan niệm quen thuộc của mình 6 lOMoARcPSD| 49551302
- Suy nghĩ tích cực: Hãy khám phá sức mạnh của những ý tưởng lành mạnh
và những lời nói tích cực để khẳng định mong muốn của bản thân. Hãy thay
thế câu “tôi sẽ thử” bằng câu “tôi sẽ làm”.
- Tin vào trực giác của mình: Nó thể hiện sự nhạy cảm và sáng suốt của bạn
khi giải quyết vấn đề.
- Đừng bao giờ lùi bước: Hãy giữ vững lý tưởng và chuẩn mực của bản thân;
thành công chỉ thực sự đến khi bạn tìm thấy những điều mới mẻ cho riêng mình.
- Hãy biết rằng luôn có một sức mạnh tồn tại bên trong bạn: Không có một
tác nhân nào có thể lấy đi sức mạnh ấy – ngoại trừ chính bản thân bạn
Bài thực hành 1: Học viên hãy áp dụng phương pháp RBS để khám phá ra những năng lực ở PHẦN MÙ của mình? 1.2.
Xác định những giá trị sống
Giá trị sống là những giá trị mà bạn coi trọng trong cuộc sống, những giá trị có ý nghĩa
là động lực thúc đẩy bạn. Những giá trị sống chính là những nút bấm cảm xúc điều khiển hành
vi. Mỗi người sẽ có cách lựa chọn giá trị sống khác nhau. Cũng giống như mỗi người đều có
những quan niệm khác nhau về “thành công”, “tự do”, “an toàn”, “hạnh phúc”…. Đồng thời,
thứ tự sắp xếp các giá trị này trong tâm trí mỗi người sẽ quyết định thái độ và hành vi đối với cuộc sống của họ. 7 lOMoARcPSD| 49551302
Bạn cần tìm hiểu xem các giá trị sống của mình là gì? Điều gì là quan
trọng nhất đối với bạn trong cuộc sống? • Hạnh phúc cá nhân? • Gia đình? • Sức khỏe? • Tình yêu đôi lứa? • Sự tự do? • Sự an toàn? • Danh tiếng?
Trong thực tế, mỗi người có thể có cùng bảng giá trị sống nhưng lại có thể đưa ra những
quyết định và cách hành xử khác nhau. Đó là vì họ có cách định nghĩa khác nhau về cùng
một giá trị sống. Ví dụ cùng có giá trị sống là sự thành công nhưng sự thành công của một
ca sĩ là lôi cuốn hàng triệu trái tim bằng lời ca tiếng hát của mình, trong khi đó sự thành
công của một bác sĩ là cứu giúp hàng ngàn người thoát khỏi bệnh tật. Trên cơ sở định nghĩa
về thành công, mỗi người đưa ra những lựa chọn khác nhau trong cuộc sống và gặt hái
được những thành quả khác nhau.
Nếu bạn cho rằng những giá trị sống của bạn không được sắp xếp hoặc định nghĩa theo
cách hữu ích giúp bạn vươn lên thì đã đến lúc bạn cần thiết kế lại. Khi thay đổi giá trị sống,
có thể bạn sẽ thay đổi cả cách đưa ra quyết định, cách hành xử và cả tương lai của bạn. Ví
dụ nếu một người hoán đổi giá trị sống cao nhất là “sự an toàn” với giá trị sống ở thứ bậc
thấp hơn trong bảng xếp hạng là “sự tự do” thì rất có thể anh ta sẽ đột ngột đưa ra quyết
định thay đổi từ một vị trí công việc suôn sẻ, ổn định trong một công ty lớn ra làm ăn riêng
và bắt đầu công việc kinh doanh của mình.
Các giá trị sống được hình thành do những tác động từ hoàn cảnh, môi trường và
những người có ý nghĩa trong cuộc đời bạn. Những người sinh trưởng trong một gia đình
nơi tình yêu và các mối quan hệ thân tình được đánh giá cao hơn sự thành công hay danh
tiếng thì họ có khuynh hướng trân trọng những giá trị này một cách tự nhiên. Các giá trị 8 lOMoARcPSD| 49551302
sống của bạn cũng có thể đến từ bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp và xã hội nói chung. Vấn đề
chỉ nảy sinh khi bạn có những giá trị sống không hoà hợp với nhau hoặc không giúp bạn
có được một cuộc sống tốt đẹp và trọn vẹn. Và vào lúc này, bạn có lựa chọn bắt đầu thiết
kế các giá trị sao cho chúng trở thành động lực, giúp bạn tận dụng tiềm năng tốt nhất.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Trước khi xác định các giá trị sống, các bạn hãy chú ý đến quy luật về sự cân bằng. Luật này
chi phối tất cả mọi sự vật hiện tượng trên trái đất kể cả con người và các hiện tượng liên quan
đến đời sống con người. Nhờ luật cân bằng mà vũ trụ và vạn vật trên trái đất không rơi vào
tình trạng hỗn loạn. Cân bằng cũng là trạng thái lý tưởng để đảm bảo sự tồn tại, sức khoẻ và
sự phát triển của từng con người trong cuộc sống.
Người Hy Lạp cổ xưa có hai câu nói nổi tiếng: “Hãy tự biết mình” và “Mọi thứ đều phải điều
độ”. Khi được đặt cùng với nhau, hai câu này tạo thành một điểm xuất phát tốt để đạt được
sự cân bằng mà bạn tìm kiếm. Bạn cần suy nghĩ về giá trị thực sự của bản thân trong cuộc
sống. Cuộc sống của bạn thành công hay thất bại, hạnh phúc hay đau khổ, tất cả do sự lựa
chọn những giá trị của bạn. Thực tế là những sự căng thẳng và nỗi bất hạnh luôn bắt nguồn
từ việc bạn tin tưởng và đặt giá trị vào một điều rồi sau đó, lại phát hiện ra mình đang làm
một điều khác hoặc không thực hiện theo những giá trị mà mình đặt ra. Chỉ khi nào những
giá trị sống và hành động của bạn phù hợp, hoà quyện với nhau, cùng theo một hướng thì
thành công và hạnh phúc mới ở gần bên bạn.
Vì vậy, ý thức về bản thân nghĩa là bạn biết giá trị thật sự của mình, nhận thức được điều gì
là thật sự quan trọng đối với bạn. Một người khôn ngoan sẽ biết xác định cái gì là đúng và
xác định cái gì mình có thể đạt được. Người đó biết tổ chức cuộc sống của mình để chắc
chắn rằng mọi điều đang làm đều nhất quán với giá trị cốt lõi của bản thân.
Cần phải nói rằng, thực ra, không thể có câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi: “Làm thế nào để cân
bằng cuộc sống?” nhưng có một vài gợi ý có thể giúp bạn làm được nhiều điều hơn trong những
lĩnh vực quan trọng đối với bạn. Những ý tưởng này thường đòi hỏi sự thay đổi trong lối tư duy,
cũng như cách sử dụng thời gian. Bạn sẽ nhận ra rằng, thông qua việc tái tổ chức cuộc sống theo
những cách khác nhau, bạn có thể tạo ra một cuộc sống với chất lượng cao hơn và thoả mãn được
nhiều hơn những nhu cầu của bản thân mình. 9 lOMoARcPSD| 49551302
Trong khi tìm kiếm sự cân bằng, bạn hãy đề ra những mục tiêu cho mọi phương diện trong cuộc
sống của bạn và đảm bảo rằng tất cả đều được bạn dành thời gian và sự quan tâm như nhau. Những
phương diện này bao gồm: sức khoẻ, quan hệ gia đình, bạn bè, khía cạnh tôn giáo tâm linh hay
những hoạt động cộng đồng…
- Sức khoẻ: Chúng ta khó mà hưởng thụ điều gì nếu ốm yếu, không có sức khoẻ. Việc lập ra
mục tiêu luyện tập thể thao, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi giải trí cho bản thân bạn là điều rất cần thiết.
- Quan hệ gia đình: Nếu bạn bỏ quên gia đình chỉ vì bạn làm việc quá vất vả, liệu điều bạn
đạt được có xứng đáng với sự hy sinh đó? Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã quan tâm
đầy đủ đến người thân, hãy lấy nhận xét của những thành viên trong gia đình bạn về điều
đó. Nếu câu trả lời của họ khác với bạn thì bạn nên xem lại sự phân chia thời gian và sức lực của mình.
- Bạn bè: Bạn có dành thời gian liên lạc với bạn bè cũ hay kết thêm bạn mới, đặc biệt là
những người ngoài phạm vi công việc của bạn? Đôi khi bạn nghĩ bạn sẽ làm những việc
này sau. Nếu vậy thì lúc sau đó là lúc nào?
- Tôn giáo và tâm linh: Chỉ bạn mới biết bạn muốn có một đời sống tâm linh, tinh thần như
thế nào, nhưng bạn đã quan tâm đến điều này chưa?
- Tham gia vào cộng đồng. Có nhiều dạng khác nhau, từ công việc tình nguyện đến quyên
góp cho những tổ chức từ thiện hay sống hoà đồng hơn với láng giềng của bạn.
Bài tập thực hành 2:
Hãy làm theo bài tập dưới đây để xác định điều quan trọng nhất đối với bạn và điều gì bạn
không mong muốn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp của mình. Bạn có thể sửa đổi, viết
lại chúng hoặc bổ sung thêm những giá trị mà bạn thấy còn thiếu. Đánh giá từng giá trị theo các
mức độ quan trọng: cao – trung bình - thấp. Cố gắng đánh giá điều gì là quan trọng nhất và điều
gì là ít quan trọng nhất đối với bạn lúc này để cho điểm. Mức cao nhất không phải đã là tốt nhất.
Những điều tôi thực sự coi trọng trong cuộc đời Tầm quan trọng Cao Trung Thấp bình
Thành tích – phải giành được/đạt được vị trí cao nhất
Tự quyết định đối với tài sản và thời gian biểu 10 lOMoARcPSD| 49551302
Chuyên môn -là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực của tôi
Năng lực - được tôn trọng vì chính khả năng của mình
Gia đình – giành thời gian và có mối quan hệ có ý nghĩa
Được mọi người yêu mến và thừa nhận
Sự an toàn về tài chính
khả năng gây ảnh hưởng/điều khiển người khác
Phát huy tối đa năng lực
Chính trực, khả năng bảo vệ quan điểm của mình
Giúp đỡ mọi người, phát triển cộng đồng…
Bạn hãy chọn ra 5 giá trị quan trọng nhất đối với cuộc sống của bạn trong thời điểm hiện tại.
1.3 Niềm tin và thái độ tích cực trong cuộc sống
Niềm tin của bạn chính là công tắc đóng mở khả năng tư duy và tiềm năng nội tại trong bạn. Hệ
thống niềm tin của bạn quyết định những gì bạn mong muốn hoặc khao khát, cũng như việc bạn
có bắt đầu hành động để đạt được những điều đó hay không
Albert Bandura, nhà tâm lý học của đại học Standford đã chỉ ra sự khác biệt giữa những người
nghi ngờ khả năng của bản thân với những người tin tưởng vào chúng khi phải thực hiện một
nhiệm vụ khó khăn. Những người tự tin, có khả năng điều chỉnh hiệu quả sẽ từng bước vượt qua
thách thức trong khi những người thiếu khả năng này thì không thể làm thậm chí họ còn không cố
gắng để xem xét khả năng của mình tới đâu. Sự tự tin sẽ làm tăng nhiệt huyết và sự nghi ngờ lại
làm giảm đi năng lực và lòng nhiệt tình của bạn.
Những người tin tưởng vào khả năng của mình có thể làm tốt công việc vì niềm tin sẽ thúc đẩy họ
làm việc chăm chỉ hơn và theo đuổi các mục tiêu bất chấp những khó khăn. Chúng ta thường tránh
những tình huống hay những lĩnh vực mà chúng ta sợ mình sẽ thất bại thậm chí ngay cả khi chúng
ta có khả năng để làm được việc đó. Nếu chúng ta thiếu niềm tin rằng chúng ta có thể vượt qua
thách thức thì chúng ta sẽ hành động theo hướng dễ bị thách thức đó đánh gục. Ý nghĩ “mình
không làm được việc đó” luôn tồn tại trong tâm trí chúng ta. 11 lOMoARcPSD| 49551302
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sự tự tin trong công việc của một người có thể dự báo sự
thăng tiến và thành công của họ sau này.
Theo Napoleon Hill, tác giả của cuốn sách Success through a Positive Mental Attitude (tư duy tích
cực tạo thành công) thì trên thực tế, bất cứ ai trong chúng ta cũng luôn luôn mang theo mình một
tấm bùa vô hình có hai mặt với hai dòng chữ PMA (Positive Mental Attitute – Thái độ tích cực)
và NMA (Negative Mental Attitute – Thái độ tiêu cực).
Thái độ tích cực (PMA - Positive Mental Attitute) được hiểu là một thái độ đúng đắn. Thái độ ấy
thường bao gồm những đặc điểm có lợi được diễn đạt bằng những cụm từ như niềm tin, sự chính
trực, hy vọng, lạc quan, lòng can đảm, óc sáng tạo, hào phóng, độ lượng, tế nhị, tốt bụng. Người
có thái độ tích cực thường nhắm đến những mục tiêu cao cả và nỗ lực không ngừng để đạt được
chúng. Còn thái độ tiêu cực (NMA - Negative Mental Attitute) có những đặc điểm hoàn toàn trái ngược với PMA.
Giả sử mỗi người chúng ta có một tấm bùa hai mặt thì những chữ viết tắt PMA – thái độ tích cực
được khắc ở mặt bên này còn NMA – thái độ tiêu cực được khắc ở mặt bên kia. Chúng đều là hai
nguồn lực lớn nhưng lại có tác dụng trái ngược nhau. Thái độ tích cực là thái độ đúng đắn trong
mọi tình huống, nó thu hút về cho bạn những điều tốt đẹp. Ngược lại, thái độ tiêu cực sẽ làm ảnh
hưởng xấu đến công việc và cuộc sống của bạn, nó có thể tước đi của bạn tất cả những gì tạo nên ý nghĩa cuộc sống.
Với những người có thái độ sống tích cực, mỗi nghịch cảnh đều ẩn chứa những cơ hội thành công.
Đôi khi họ sẽ thấy những điều tưởng như cản trở mình thực chất lại là cơ hội. Tuy nhiên, bạn đừng
bao giờ đánh giá thấp những tác hại do thái độ tiêu cực gây ra bởi chúng có thể ngăn cản lợi ích
mà các bước ngoặt may mắn trong cuộc sống mang đến cho bạn.
Xây dựng thái độ tích cực trên nền tảng các chuẩn mực đạo đức. Chuẩn mực đạo đức, tính lương
thiện cũng là nền tảng của mọi thành tựu và cũng là một phần không thể thiếu của thái độ tích cực.
Người lương thiện sẽ không bao giờ gian lận, lừa dối hay trộm cắp dù có ở trong tình thế bức bách.
Tính lương thiện là phẩm chất vốn có trong thái độ tích cực 12 lOMoARcPSD| 49551302
Bạn hãy tự hỏi mình làm thế nào để phát triển thói quen suy nghĩ tích cực? Bạn có thể khai thác
mặt tích cực của sự thất vọng, biến nó thành nguồn cảm hứng thông qua thái độ tích cực? Hãy tìm
kiếm động lực trong sự thất bại, biến thất bại của hôm nay thành thắng lợi của ngày mai, biến
những điều không thể thành có thể thông qua sức mạnh của thái độ tích cực. Đừng để những phút
nản lòng biến bạn thành kẻ hết thời. Nếu bạn đã từng thành công và hiện nay đang phải đối mặt
với những điều làm bạn thất vọng hay bất cứ hoàn cảnh không mong muốn nào khiến bạn mất mát
hay thất bại thì bạn hãy hành động theo chiều hướng tự tạo động lực cho bản thân. Thành công chỉ
đến với những ai biết nỗ lực và ở lại với những ai biết nỗ lực không ngừng bằng thái độ tích cực.
Để đạt được những thành tựu lớn lao trong cuộc sống, bạn phải biết vận dụng những thái độ tích
cực vì đó là chất xúc tác giúp cho sự kết hợp giữa các nguyên tắc thành công trở nên hiệu quả.
Ngược lại nếu thái độ tiêu cực xuất hiện trên con đường đi đến thành công của bạn thì nó sẽ gây
ra hậu quả vô cùng tồi tệ. Đau buồn, thảm họa, bi kịch, tội lỗi, chết chóc…chính là một số hệ quả
do thái độ tiêu cực mang lại. 13 lOMoARcPSD| 49551302
17 nguyên tắc thành công bao gồm:
1. Luôn có thái độ tích cực 2. Mục đích rõ rang 3. Nỗ lực hơn nữa 4. Suy nghĩ thấu đáo 5. Tự giác 6. Làm chủ suy nghĩ 7. Niềm tin 8. Tính cách cởi mở 9. Sáng tạo 10. Nhiệt tình 11. Tập trung
12. Tinh thần làm việc nhóm
13. Học hỏi từ thất bại 14. Tầm nhìn sáng tạo
15. Quản trị thời gian và tiền bạc
16. Tinh thần lành mạnh trong thể xác khỏe mạnh
17. Ứng dụng các quy luật tự nhiên vào cuộc sống (các quy luật của vũ trụ)
(Nguồn: Napoleon Hill, Tư duy tích cực tạo thành công, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh)
TÁC DỤNG CỦA PMA (Positive Mental Attitude – Thái độ tích cực) -
Thành công sẽ đến với những ai biết nuôi dưỡng những ước mơ cháy
bỏng về những mục tiêu lớn lao
- Thành công sẽ đến và ở lại với những ai biết cố gắng và nỗ lực không ngừng với PMA (thái độ tích cực) 14 lOMoARcPSD| 49551302
- Để trở thành người thành công trong bất cứ lĩnh vực nào bạn đều cần
phải rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện
- Nỗ lực và công việc sẽ trở thành niềm vui nếu bạn biết đặt cho mình
những mục tiêu cụ thể
- Trong mỗi nghịch cảnh đều ẩn chứa cơ hội thành công. Cơ hội đó chỉ
dành cho những ai biết vận dụng PMA (thái độ tích cực).
- Tìm cách gỡ bỏ những “tấm mạng nhện tinh thần”
Những suy nghĩ rối rắm, xuất phát từ cách nhìn nhận sai lệch và tiêu cực về cuộc sống được ví
như tấm mạng nhện tinh thần tồn tại trong đầu óc mỗi con người.
Mỗi người chúng ta đều làm chủ thái độ của mình, thái độ sẽ định hình tương lai của chúng ta.
Bạn nghĩ mình như thế nào thì bạn sẽ trở thành người như thế ấy. Những “đám mạng nhện rối
rắm” thường gây xáo trộn suy nghĩ của hầu hết mọi người, kể cả những người được cho là có
đầu óc thông minh nhất. Những suy nghĩ, cảm xúc, đam mê, thói quen của chúng ta thường bị
mắc vào đám mạng nhện này. Đôi khi chúng ta muốn sửa đổi những thói quen xấu của mình,
cũng có khi chúng ta bị lôi kéo thực hiện những hành vi sai trái rồi giống như lũ côn trùng bị
vướng vào mạng nhện, chúng ta bắt đầu vùng vẫy để thoát thân nhưng càng cố thoát bao nhiêu
lại càng bị vướng chặt bấy nhiêu. Một số người bỏ cuộc và phải chịu những xung đột tinh thần
sâu sắc nhưng một số khác biết cách nắm bắt và sử dụng nguồn lực sức mạnh của tiềm thức thông qua nhận thức.
Không như loài côn trùng, chúng ta có thể tránh khỏi đám mạng nhện nhờ khả năng kiểm soát
thái độ, tinh thần của mình. Chúng ta có thể gỡ bỏ chúng và quét sạch ngay khi chúng vừa
manh nha hình thành. Chúng ta cũng có thể tự giải thoát cho mình nếu lỡ sa vào lưới nhện.
Khi bắt đầu với những giả thuyết sai lầm, những “tấm mạng nhện” sẽ khiến con người không
thể suy nghĩ chính xác. Nhiều người đã có suy nghĩ thiếu chính xác khi họ cho phép những giả
thuyết sai chi phối tâm trí mình. 15 lOMoARcPSD| 49551302
Gỡ bỏ những tấm mạng nhện tinh thần bằng cách:
1. Tránh những cảm xúc cảm giác, đam mê tiêu cực, thói quen, niềm tin định kiến
2. Tránh chỉ nhìn vào những khiếm khuyết dù rất nhỏ của người khác
3. Tránh tranh cãi hiểu lầm do những trở ngại về ngữ nghĩa lời nói
4. Tránh kết luận sai lầm bắt nguồn từ những giả thuyết sai lầm
5. Tránh những lời nói hay cách biểu đạt làm hạn chế sự cố gắng của người khác
6. Tránh quan niệm cho rằng sự nghèo túng dẫn đến tính thiếu trung thực 7. Tránh
những suy nghĩ và thói quen không tốt cho bạn
Ở đây có nhiều biến thể của tấm mạng nhện, lớn có, nhỏ có, mạnh có, yếu có. Tuy nhiên, nếu tự
lập ra một danh sách cho riêng mình và phân tích một cách tỉ mỉ, bạn sẽ thấy tất cả chúng đều bị
chi phối bởi thái độ tiêu cực. Tấm mạng nhện bị thái độ tiêu cực chi phối nhiều nhất chính là tấm
mạng nhện của sức ỳ. Sức ỳ khiến bạn không chịu làm gì cả, thậm chí khi biết mình đang đi sai
hướng, thì bạn cũng không có ý định quay lại và bạn cứ tiếp tục sai lầm. 16 lOMoARcPSD| 49551302
7 đức tính tốt của con người: thận trọng, chịu đựng, chừng mực, công
bằng, tin tưởng, hy vọng và khoan dung.
1. Thận trong là khả năng kiểm soát và vận dụng lý trí để tự đặt ra kỷ luật cho bản thân
2. Chịu đựng là sức mạnh tinh thần giúp con người can đảm đối mặt
với nguy hiểm, chịu đựng đau đớn hay nghịch cảnh
3. Chừng mực là việc tiết chế sự ham muốn và lòng đam mê
4. Công bằng là nguyên tắc, cách ứng xử và hành động đúng đắn trong
khi phải tuân thủ một nguyên tắc khác: sự chính trực .
5. Tin tưởng là tin vào chính mình
6. Hy vọng là lòng khát khao mãnh liệt rằng sẽ đạt được điều mình
mong muốn hay tin rằng mục tiêu đó hoàn toàn có thể đạt được
7. Khoan dung là yêu thương mọi người. Đức tính này nhấn mạnh lòng
bác ái và thiện chí trong hành động và thái độ cảm thông với người
khác bằng tấm lòng độ lượng
- Tìm ý nghĩa tích cực của sự việc
Kathryn D. Cramer, nhà tâm lý học – tác giả cuốn sách Thay đổi cách nhìn mọi thứ (Change the
way you see everything) chỉ ra rằng chúng ta dành 80% thời gian chỉ để nghĩ những điều mình làm
không tốt. Trong khi đó các nghiên cứu khoa học khẳng định, chìa khoá thay đổi mọi thứ nằm ở
trong những điều mình làm tốt. Tại sao chúng ta lại hay nghĩ về những điều tiêu cực?
Bạn hoàn toàn có thể chọn lựa những thứ mà bạn cần suy nghĩ. Hãy tập trung 80% suy nghĩ của
mình vào những điểm mạnh, những gì tốt đẹp trong cuộc sống và những gì còn tiềm ẩn trong các lĩnh vực khác.
Bạn có thể sử dụng các cách sau để thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực mà hướng đến những điều tích cực:
Mỗi sáng khi thức giấc hãy dành 1 – 2 phút để nghĩ về những điều bạn thấy vui trong cuộc sống
và nghĩ về những điều bạn muốn thực hiện trong ngày.
Trong ngày, khi mọi việc tiến triển thuận lợi, hãy dành ít thời gian đề ghi lại nó. Không nhất thiết
phải là điều gì to tát. Ví dụ chỉ cần một cuộc điện thoại mà bạn đã trả lời thật chuyên nghiệp và ấn
tượng, một câu hỏi khó mà bạn đã trả lời đồng nghiệp…. Hãy nghĩ đến những điều tốt và việc làm 17 lOMoARcPSD| 49551302
tốt mà bạn đã thực hiện trong ngày. Bằng cách này, bạn sẽ phục hồi được trạng thái cân bằng trong suy nghĩ của mình
Bạn cũng nên nghĩ đến những việc người khác đang làm là tích cực và hữu ích, hãy dành thời gian
khen ngợi họ. Nhà quản lý tồi là người chỉ chú ý tới những lỗi của cấp dưới. Các nhà quản lý giỏi
biết rằng cách tốt nhất để đào tạo con người là khuyến khích những việc làm tốt một cách hiệu quả.
Vào buổi tối, hãy điểm qua những sự việc đã diễn ra trong ngày, cả việc hay lẫn việc dở, hãy xem
bạn học được gì. Nếu có việc không hay đã xảy ra thì hãy xem bạn sẽ rút kinh nghiệm như thế nào
nếu lần sau tình huống tương tự lặp lại?
Những người có mối liên hệ tích cực với mọi người thường sáng tạo và có khả năng giải quyết vấn
đề một cách hiệu quả.
Thái độ sống và nhân sinh quan là một trong những điều đầu tiên mà người khác chú ý đến bạn.Với
sự rèn luyện thích hợp, bạn có thể tạo cho mình một thái độ sống tích cực.
- Ra quyết định để thay đổi bản thân theo hướng tích cực
Keith Harrell, tác giả cuốn sách Thái độ là tất cả, kể cho chúng ta nghe về kinh nghiệm bản thân
của ông. Khi bước vào ngưỡng cửa trung học, Keith đã bị thầy giáo chỉ định đi chữa “liệu pháp
ngôn ngữ”. Từ nhỏ đến lớn, Keith là chàng trai ăn nói chẳng ra hồn, lúc nào cũng lắp bắp, ấp
úng. Nhưng lần này thì Keith quyết tâm tạo nên sự khác biệt. Trên đường đi đến lớp học trị liệu,
Keith đã nhủ thầm liên tục trong đầu: “Tôi sẽ không bao giờ nói lắp nữa. Tôi sẽ vượt qua trở ngại
này. Từ giờ trở đi tôi sẽ nói năng rõ ràng, mạch lạc”
Thế rồi Keith mạnh dạn bước vào lớp, nhìn thẳng vào mắt thầy và khẳng định rằng từ giờ trở đi,
anh sẽ không bao giờ lắp bắp nữa. Sau đấy, Keith ứng khẩu, làm luôn một bài “diễn văn” nho
nhỏ mà không vấp váp không ngọng líu chỗ nào cả. Keith hiểu rằng, anh đã khám phá và trải
nghiệm được sức mạnh của những câu nói biểu lộ lòng quyết tâm. Những câu nói khẳng định
mạnh mẽ này, nếu được lặp đi lặp lại liên tục, sẽ lập chương trình cho bộ não và hành động của
bạn theo chiều hướng tích cực. Đấy là cách mà nhiều đấu thủ trong lĩnh vực thể thao vẫn thường
áp dụng để “lên dây cót tinh thần” trước khi thi đấu. Những khẩu hiệu như: “ Tôi là người mạnh
mẽ nhất!”; “Hãy thực hiện điều bạn mong muốn!” là khẩu hiệu hoạt động của hãng dụng cụ thể
thao Nike và nó cũng trở thành “lá bùa hộ mệnh” được yêu thích nhất của nhiều vận động viên điền kinh thế giới. 18 lOMoARcPSD| 49551302
-Tự tìm ra nguồn lực để hành động
Nguồn động lực mạnh mẽ nhất phải xuất phát từ nội tại của bản thân bạn. Bạn cần phải tự mình
khám phá ra những điều tiềm ẩn có thể kích hoạt niềm đam mê của mình. Một khi đã tìm được
chúng, bạn có thể chia sẻ mục đích của mình với những người có khả năng giúp đỡ. Hãy viết ra
giấy những điều bạn muốn làm và làm cho ai. Sau đó, lên một danh sách về phương thức bạn dự định thực hiện.
- Sức mạnh của trí tưởng tượng
Các vận động viên điền kinh chuyên nghiệp thường dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện tinh
thần, ngoài việc rèn luyện thể chất. Họ không những mường tượng ra mục tiêu thành đạt, mà còn
tưởng tượng đích xác cơ thể mình sẽ phải vận hành như thế nào trong giây phút thi đấu hữu hiệu
nhất. Nghiên cứu cho thấy, tất cả chúng ta đều có thể học hỏi từ dạng tưởng tượng năng lực tinh
thần này. Phil Jackson, huấn luyện viên của đội bóng rổ Los Angeles Lakers, là một người tin
tưởng nhiệt thành vào năng lực tưởng tượng. Trong cuốn sách nhan đề Thử thách bí mật, Jackson
cho biết, ông luôn luôn dành 45 phút tưỏng tượng tích cực ở nhà trước khi diễn ra một trận đấu-
một động tác chuẩn bị tinh thần hữu hiệu.
Nhà cựu lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela cũng đã viết một cuốn hồi ký, kể lại việc tưởng
tượng đã giúp ông duy trì thái độ tích cực trong nhiều thập nhiên bị cầm tù như thế nào. “Tôi đã
liên tục nghĩ về cái ngày mà tôi được bước ra giữa bầu trời tự do. Tôi tưởng tượng đi, tưởng
tượng lại về những điều mà mình sẽ thực hiện.
Nếu chúng ta cứ tưởng tượng về những thất bại, yếm thế, hơn là tưởng tượng về sự thành công
thì rất có thể, chúng ta sẽ làm giảm đi nguồn sức mạnh nội tại của bản thân mình. Không nên để
những suy nghĩ tiêu cực ở trong đầu như: “Mình kém cỏi lắm, không làm được việc đó đâu!”,
“Mình vừa phạm một sai lầm tồi tệ, ngu ngốc, không thể tha thứ được!”, “Mình sẽ chẳng bao giờ
có đủ năng lực để được thẳng tiến trong nghề nghiệp”. Những suy nghĩ này sẽ ngăn cản con
đường đến với thành công của bạn.
Hãy nhớ rằng, những quan điểm tiêu cực sẽ kìm hãm bước tiến của bạn, trong khi những quan
điểm tích cực sẽ giúp bạn tiến vững vàng về phía trước.
- Kết nối để chào đón sự tích cực 19 lOMoARcPSD| 49551302
Lời nói hàm chứa sức mạnh. Vì vậy, bạn hãy sử dụng những lời nói, ngôn từ có thể mở mang
quan hệ, gắn kết tâm hồn, thái độ lạc quan của bạn với những người khác. Nhiều người rụt rè
trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với người khác, khi cần phải giao tiếp thì chỉ chào nhau một cách
xã giao, không để lại ấn tượng gì đặc biệt cho nhau và vì thế mà các mối quan hệ cứ nhạt nhòa.
Bạn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách bày tỏ sự quan tâm chân thành và những lời động
viên tích cực đến những người xung quanh mình, bạn sẽ thấy các mối quan hệ được cải thiện,
cuộc sống mở ra nhiều cơ hội hơn.
Tác giả Keith đưa ra một ví dụ như sau: một tối nọ, ông đang ngồi một mình tại phòng chờ ở nhà
ga sân bay, thì chợt cảm thấy yêu đời hẳn lên bởi một giọng hát vui tươi, trong trẻo của một cô
gái. Chủ nhân giọng hát ấy là một cô lao công đang dọn dẹp các thùng rác. Được hỏi công việc
và cuộc sống như thế nào, cô gái mỉm cười nói: “Tôi rất hạnh phúc. Mỗi ngày thức dậy là một
ngày tươi mới cho tôi, và cho cả ông nữa!”
Keith rất xúc động trước sự năng nổ trong công việc và niềm tự hào về những gì mà cô gái đang
góp phần vào việc làm đẹp cuộc sống, làm đẹp xã hội. Bản thân công việc không phải là tuyệt
vời, nhưng thái độ của cô gái thì “trên cả tuyệt vời”
Sự nhiệt thành giúp bạn áp dụng tài năng của mình một cách hữu hiệu. Bạn không bao giờ có cơ
hội lần hai để tạo ấn tưọng đẹp đầu tiên. Vì vậy, bạn hãy chứng tỏ sự nhiệt thành một cách chân
tình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Lòng nhiệt thành có nghĩa là chia sẽ những gì bạn có với
bạn bè, đồng nghiệp và những người khác. Nó giúp bạn trụ lại với một công trình mà lẽ ra bạn đã
sẵng sàng từ bỏ từ trước
- Thêm một chút hài hước
Hãy học cách thắp sáng cuộc đời với óc hài hước, đấy là một bước quan trọng để bạn luôn trong
trạng thái được thúc đẩy động cơ làm việc. Bạn hãy nhớ rằng các động cơ thúc đẩy không phải
lúc nào cũng tồn tại mãi mãi. Mỗi ngày, bạn cần tạo ra những nụ cười để duy trì năng lực, sự tập
trung và lòng nhiệt huyết trong công việc cũng như cuộc sống.
Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận 20