Kỹ năng sản xuất nội dung | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Xây dựng mục tiêu. Hiểu nền tảng truyền thông & đối tượng truyền thông. Tạo nội dung phù hợp với kênh truyền thông và đối tượng truyền. Yêu cầu với nội dung truyền thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

1
BÀI 1: KỸ NĂNG
SẢN XUẤT NỘI DUNG
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN
1.1. Xây dựng mục tiêu
1.2. Hiểu nền tảng truyền thông & đối tượng truyền thông
1.3. Tạo nội dung phù hợp với kênh truyền thông và đối tượng truyền
2. KỸ NĂNG VIẾT TIN, BÀI
2.1. Yêu cầu
2.2. Nội dung
2.3. Định dạng
3. KỸ NĂNG XỬ LÝ TIN BÀI CHO WEBSITE, MẠNG XÃ HỘI
3.1. Website
3.2. Mạng xã hội
2
1.1. Xây dựng mục tiêu
Mục tiêu truyền tải thông điệp của từng nội dung truyền thông
Mục tiêu đóng góp định vị, định dạng của kênh truyền thông
1.2. Nền tảng & đối tượng truyền thông
Web đã trở thành nền tảng truyền thông truyền thống
Các nền tảng truyền thông mới: Nền tảng hội / Nền tảng truyền tin nhanh / Nền
tảng web 3.0
1.3. Sáng tạo nội dung phù hợp
Ý tưởng nội dung
Làm giàu và thể hiện nội dung
3
1. TỔNG QUAN
2.1. Yêu cầu với nội dung truyền thông
Thông điệp rõ ràng, tạo sự bất ngờ hoặc thú vị với đối tượng truyền thông;
Tổng thể nội dung truyền thông phục vụ mục tiêu xác định trước đó (cung cấp thông
tin; nâng cao nhận thức; hướng dẫn; điều chỉnh hành vi…).
2.2. Nội dung truyền thông
2.2.1. Công thức thông tin: 5W1H
Trong đó:
Who (ai): để xác định rõ ai là chủ thể của tin? Một người, một nhóm người, một tổ
chức, một sự kiện.
What (cái gì): cái xảy ra phương tiện truyền thông công chúng nên biết.
Thông tin này có thu hút họ không?
Where (ở đâu): sự kiện, sự việc này diễn ra ở đâu? Nêu cụ thể địa chỉ của nơi đó.
When (khi nào): sự kiện, sự việc diễn ra khi nào? Thời gian thời điểm phải thật
cụ thể, rõ ràng. Đây là yếu tố quyết định tính thời sự của tin.
Why (tại sao): tại sao sự kiện, sự việc này quan trọng?do gìquan truyền
thông hay công chúng phải quan tâm và đưa tin về sự kiện, sự việc đó?
How (như thế nào): sự kiện, sự việc này diễn ra như thế nào.
Ví dụ: Trong ngày 5,8, mực nước các hồ thủy điện trên cả nước và lưu lượng nước về các
hồ chứa Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên tăng nhanh so với ngày
trước đó do mưa lớn trên diện rộng - thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hôm
6/8.
(*) Trong một nội dung truyền thông, trong nhiều trường hợp thể không đầy đủ
5W+1H này.
(**) Đã những ý kiến đề xuất thay đổi công thức nội dung 5W+1H bằng công
thức 5 I, gồm:
Informed: Am hiểu
Intelligent: Thông minh
Interesting: Thú vị
Insightful: Sâu sắc (từ bên trong)
Interpretation: Sáng tỏ (diễn giải rõ ràng)
2.2.2. Tiêu đề sản phẩm
Title nội dung: Một thông điệp thú vị từ nội dung. Một title tốt là một title tạo sự bất
ngờ với góc nhìn và giọng điệu trong ngôn từ thể hiện.
Đặt title phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin:
Title phải ràng, dễ hiểu, nghĩa là làm thế nào để độc giảthể hiểu ngay lập tức.
Tránh các từ trừu tượng, từ viết tắt, con số phức tạp, từ chuyên môn hay từ gây hiểu
lầm. Đầu đề phải ngắn gọn, năng động, nghĩa là phải viết trực tiếp, loại bỏ các yếu tố
4
2. KỸ NĂNG VIẾT TIN, BÀI
thừa, yếu tố lặp. Đầu đề phải chính xác chứa thông tin, không hồ, chung
chung.
Ví dụ:
Đặt title: EVN giảm tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19
Thay vì title: EVN tiếp tục giảm giá điện, giảm tiền điện lần 2 cho các khách hàng sử dụng
điện bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Title tiêu đề dài, lặp từ
Title phải hấp dẫn người đọc:
Đặt title cho bài báo là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo. Bài báo rất
hay nhưng title dở thì thể làm mất đa số độc giả. vậy, title phải nêu được thông tin
độc đáo và quan trọng nhất của bài báo.
Một số cách đặt title thông thường:
+ Dùng con số để nhấn mạnh
+ Dùng cấu trúc bỏ lửng mà dấu lửng hiện diện ở giữa title
+ Đặt câu hỏi
+ Dùng ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao
+ Dùng phép so sánh, ẩn dụ
+ Dùng những từ khóa đặc biệt cho trong ngoặc kép…
Ví dụ: Doanh nghiệp bị phạt vì…dùng quá ít điện => dùng dấu ba chấm
Trung Quốc: Siêu trạm thủy điện sản xuất 1 tỷ kWh một ngày => dùng con số
2.2.3. Ảnh trong sản phẩm
Hình ảnh có nội dung, chủ đề, ý nghĩa rõ ràng, có giá trị thông tin thời sự
Phản ánh được khía cạnh tiêu biểu của sự kiện
Chú thích ảnh: có nhiệm vụ giải thích cho tấm ảnh và bổ sung những thông tin phụ.
Phải đáp ứng yêu cầu về bố cục, ánh sáng, góc độ…
5
Sông Sài Gòn. Nguồn: Dân trí
2.2.4. Video trong sản phẩm báo chí truyền thông
Thông tin trở nên sinh động và hấp dẫn hơn:
Hầu hết các tác phẩm báo chí trên báo điện tử sử dụng text và hình ảnh tĩnh để
truyền tải thông tin tới độc giả. Chính vì thế, việc tiếp nhận thông tin thông qua
việc đọc đã trở nên nhàm chán, và không mang lại hiệu quả cao. Việc sử dụng
video trong tác phẩm báo chí mang lại cho công chúng của loại hình báo điện tử
một phương thức tiếp nhận thông tin hoàn toàn mới đó là “xem” và "nghe". Cách
truyền tải thông tin này giúp các tác phẩm trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn,
mang lại cho người xem cảm xúc thật, như họ đang được tận mắt chứng kiến diễn
biến của sự việc, vấn đề đang xảy ra ngoài cuộc sống. Nhờ sự hấp dẫn và sinh
động, video kích thích trực quan tới độc giả và thu hút độc giả hơn.
6
Video trong bài viết của báo Thanh Niên
Tăng tính khách quan, chân thực của thông tin
Việc bảo đảm thông tin được truyền tải tới công chúng được khách quan và chân
thực nhất là điều rất quan trọng. Thông tin mà mỗi tác phẩm báo chí truyền tải tới
công chúng qua video chính là một lát cắt của cuộc sống, có địa điểm cụ thể, có
ngày giờ rõ ràng, thời gian và không gian. Chính vì thế, thông tin mà video
truyền tải sẽ khiến cho độc giả hoàn toàn tin tưởng.
Thông tin trở nên dễ hiểu, cô đọng, súc tích và dễ tiếp nhận hơn
Video có khả năng kể chuyện nhưng không cần giải thích mà công chúng vẫn có
thể hiểu toàn bộ nội dung câu chuyện đang diễn ra, điều đó giúp công chúng tiếp
nhận thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tất cả thông tin cần diễn đạt đều gói
gọn trong các hình ảnh, độc giả không cần mất nhiều thời gian để đọc dài dòng
và tưởng tượng, mà chỉ việc xem và nắm bắt thông tin.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình tiếp nhận thông tin của con người bằng
mắt thông qua việc xem, nghe, nhìn lưu lại thông tin tốt hơn việc đọc, và hình
ảnh lưu lại trong trí nhớ tốt hơn là từ ngữ. Và đặc biệt việc sử dụng video giúp
cho quá trình tiếp nhận thông tin ngắn hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
7
Clip được chèn ngay phần đầu trong bài viết của VTC News.
2.3. Một số định dạng
2.3.1. Tin
Khái niệm: Tin thể loại thông tin bản, ngắn gọn nhất, kịp thời nhất, phản ánh
những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra, có tầm quan trọng đối với xã hội.
Phân loại tin:
Tin vắn
Tin ngắn
Tin sâu
Tin tường thuật
Tin công báo…
Đặc điểm của tin:
Đối tượng phản ánh của tin sự kiện, sự việc: mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra
hoặc mới phát hiện được…
8
Thông tin, thông báo kịp thời nhất
Hình thức đơn giản, ngắn gọn nhất (100 đến 200 chữ)
Số liệu cụ thể, trực tiếp
Ngôn ngữ thể hiện tính chất thông báo
Khách quan và công bằng
Yêu cầu của tin:
Lựa chọn sự kiện: xác thực, mới xảy ra, tiêu biểu
Lựa chọn dạng và mô hình
Đặt tiêu đề cho tin
Câu mở đầu của tin: chứa đựng được thông điệp cốt lõi, chủ yếu nhất
Thân tin phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều
đã được nêu ở phần mào đầu.
Các bước viết tin:
Để có thể viết được một tin theo đúng những tiêu chí thể loại, thông thường người ta
tiến hành theo các bước như sau:
Lựa chọn sự kiện: bước quan trọng đầu tiên. Một sự kiện để viết Tin đáp ứng
được những yêu cầu sau đây:
+ Xác thực: Sự việc, sự kiện phảisự thật, thời gian, địa chỉ cụ thể. + Mới
xảy ra: Được hiểu theo hai cách: một là sự kiện vừa mới xảy ra (mà người viết tin là
người đầu tiên phát hiện, chứng kiến viết về nó); hai những khía cạnh mới
được biết đến của những sự kiện đã biết.
+ Tiêu biểu: Những sự việc sự kiện mà tin phản ánh phải tiêu biểu cho sự vận động
đích thực của đời sống.
Lựa chọn dạng hình: Căn cứ vào tính chất, mức độ, tầm quan trọng của sự
kiện ý đồ, mục đích thông tin, thái độ chính trị người viết tin tiến hành lựa
chọn dạng và mô hình thích hợp cho tin.
Đặt tiêu đề cho tin: Tin phải chứa đựng những thông tin cốt lõi nhất. Có thể chọn lấy
các chi tiết hoặc số liệu nào đó quan trọng nhất, hấp dẫn nhất, đáng chú ý nhất trong
nội dung của tin, bài để đưa vào đầu đề.
Câu mở đầu của tin: Có khả năng tóm tắt toàn bộ nội dung tin, thông báo ngay được
điều quan trọng nhất, chủ yếu nhất của sự kiện mới. Thường ngắn gọn nhưng phải
chứa đựng được những chi tiết, số liệu, tính chất quan trọng nhất của tin (như: nguồn
tin, thời gian xảy ra sự kiện, địa điểm, người trong cuộc, sự kiện gì).
Thân tin: Nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều đã
được nêu ở phần mở đầu.
Thể loại tin thường không có phần kết.
2.3.2. Bài phản ánh:
9
Khái niệm: những dạng bài thông tin, phản ánh, đáp ứng các tiêu chíbản của
một tác phẩm báo chí, thường được dùng để thông tin, phản ánh về những vấn đề, sự kiện,
nhân vật, hoàn cảnh, tình huống… ở cấp độ trung bình, vừa phải.
Đặc điểm của bài phản ánh:
Phải đảm bảo yêu cầu về tính tính và tính định hướng trực tiếp củathời sự, xác thực
những thông tin
Dao động trong khoảng từ 400 - 800 chữ. → Có bài 3.000 chữ không?
Phong cách ngôn ngữ khác nhau: sự chính xác, trực tiếp, cụ thể; tính chất nghiêm
túc, chặt chẽ; sự mềm mại giàu cảm xúc …
Tính định hướng trực tiếp: Tác giả phải thể hiện một thái độ lập trường ràng
trong bài viết dựa trên cơ sở luật pháp, đạo đức, truyền thống…của cộng đồng.
Các dạng bài phản ánh:
Bài phản ánh về sự kiện, sự việc
Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng
Bài phản ánh về tình huống, vấn đề
Bài phản ánh về người thật việc thật
Bài phản ánh về suy nghĩ, cảm xúc
Các kết cấu thường gặp:
Mô hình kim tự tháp xuôi: Cấu trúc của nó sắp xếp các chi tiết theo trình tự:
mở đầu là chi tiết, dữ kiện ít quan trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn tăng
dần lên và có sức nặng nhất ở phần kết, tạo ra một ấn tượng mạnh.
10
Mô hình kim tự tháp ngược: Mô hình này là sự đảo ngược của mô hình thứ
nhất. Các chi tiết, dữ kiện được sắp xếp theo nguyên tắc giảm dần mức độ quan
trọng.
Mô hình viên kim cương: Là mô hình được biểu hiện theo hình dạng của
11
một viên kim cương. Điểm khác biệt của nó với mô hình hình tháp ngược là ở chỗ:
Tác phẩm mở đầu bằng một chi tiết tương đối quan trọng. Các chi tiết tiếp tục tăng
dần mức độ quan trọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường được đặt ở gần
đầu tác phẩm.
Mô hình đồng hồ cát: Những chi tiết quan trọng được đặt ở phần đầu và
phần cuối tác phẩm. Các chi tiết khác được bố trí theo trình tự giảm dần mức độ
quan trọng từ trên xuống rồi lại tăng dần độ quan trọng lên cho đến cuối bài và kết
thúc bằng một chi tiết quan trọng có khả năng gây ấn tượng cao. Nó có thể kết hợp
được ưu thế của cả hai mô hình Hình tháp xuôi và Hình tháp ngược.
Mô hình hình chữ nhật: Các chi tiết quan trọng được bố trí từ đầu đến cuối,
tạo ra sự hấp dẫn chung cho toàn bài nhưng cũng có thể gây ra sự nhàm chán do sự
dàn trải. Người ta thường áp dụng hình này để viết một số thể loại như: Bài viết, tin
tổng hợp, tường thuật.
Chú ý: Các mô hình nêu trên chỉ là những mô hình cơ bản người viết báo
thường áp dụng. Có thể được sử dụng một cách độc lập nhưng cũng có thể được sử
dụng trong sự kết hợp với nhau một cách linh hoạt.
12
3.1. Website
3.1.1. Trình bày trong một tin/bài:
Mỗi đoạn một ý, đoạn ngắn (3-5 dòng): Người đọc nhiều khi không nhiều thời
gian không thể kiên nhẫn đọc những bài báo dài cả màn hình không ý,
đoạn. Tốt nhất là mỗi đoạn một ý.
Liên kết giữa các đoạn: Việc chia đoạn nhiều là cần thiết nhưng phải luôn có liên kết
giữa các đoạn để thu hút độc giả. Tránh "dây cà ra dây muống", viết lan man.
Chia những tiểu đề mục chứa đựng thông tin đối với các bài dài. Cách này vừa tạo
những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp.
Sử dụng các định dạng tiêu chuẩn (css style) cho các dạng nội dung khác nhau như
tin, bài, tường thuật… vừa bảo đảm sự phong phú về thể hiện, vừa bảo đảm tính
thống nhất về định dạng thông tin.
Nên có ảnh hoặc hình minh họa. Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang trí mà còn có
sức thu hút, minh chứng nhất cho độc giả về bài viết. Ngày nay, các trang báo
điện tử ngoài đưa ảnh còn đưa thêm clip sự kiện, sự việc. Clip của báo điện tử không
cần quá chỉn chu,nét như truyền hình. Clip sẽ giúp tin bài của báo trở nên thu hút
người xem hơn.
Box thông tin: Đưa thông tin thành những hộp dữ liệu, biểu đồ nếu thông tin đó
thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa.
Dùng các đường link, từ khóa liên quan để bổ sung thêm chi tiết, thông tin để tạo sự
liền mạch cho độc giả (đặc biệt là những sự kiện liên quan hoặc cùng nhóm chủ
đề".
Ví dụ:
Bài: Tổng giám đốc EVNNPT Phạm Phú kiểm tra tình trạng vận hành TBA 220kV
Lào Cai sau mưa lũ, sạt lở đất
Nguồn: Website Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia
Link: https://www.npt.com.vn/d6/vi-VN/news/Tong-giam-doc-EVNNPT-Pham-Le-Phu-
kiem-tra-tinh-trang-van-hanh-TBA-220kV-Lao-Cai-sau-mua-lu-sat-lo-dat-6-191-8598
13
3. MARKETING PLAN
Ảnh có chú thích
14
Đính link và từ khóa liên quan
3.1.2. Trình bày phần tin tức trên website:
Chọn những bài nổi bật, chất lượng nhất để đưa lên trang chủ
Thường xuyên đảo top bài trên trang chủ: Nếu người dùng vào website 2 lần liên
tiếp vẫn là những tin mà trước đó họ đã nhìn thấy, họ sẽ đánh giá website không cập
nhật thông tin, nghèo nàn về tin tức. Vì vậy, cần đảo bài trên trang chủ thường xuyên
(khoảng 2-4 giờ đảo 1 lần).
Ảnh đại diện (thumbs) của các tin bài phải ảnh đẹp, nét, chất lượng. Nên chọn
thumb là ảnh cận, màu sắc gây ấn tượng, nội dung ảnh thumbs bổ trợ cho title.
Sắp xếp tin bài theo chủ đề để độc giả dễ tìm kiếm.
3.2. Mạng xã hội
3.2.1. Facebook:
Về nội dung:
+ Title ngắn gọn, nên viết in hoa để phân biệt với body của tin.
+ Không nên trích toàn bộ bài viết trên website để đưa lên facebook (chỉ nên trích
khoảng 150 chữ trở xuống). Người dùng facebook chủ yếu là "lướt" tin, nếu bài viết không
15
gây được ấn tượng trong khoảng 5 giây đầu, độc giả sẽ bỏ qua bài viết. Có thể chia bài đầy
đủ trên website thành các phần, đoạn khác nhau để đăng thành các nội dung nhỏ trên
facebook rồi gắn link đầy đủ dưới bình luận.
+ Hạn chế gắn link ở trực tiếp bài viết vì gây mất tương tác.
+ Phân phối nội dung đa dạng: Nên đăng tải đan xen các bài viết về các đề tài khác
nhau. Ngoài các bài về chuyên môn, nên đăng tải thêm các bài viết "câu" tương tác.
Facebook nền tảng tính tương tác cao, vậy cần tận dụng để độc giả ấn tượng với
trang của bạn.
dụ: Tháng 7 nóng nhất trong lịch sử vừa rồi, nhà bạn dùng hết bao nhiêu tiền điện?
Về cách thể hiện:
+ Tin ảnh: nên có thiết kế riêng cho các tin chỉ có 1 ảnh. Điều này giúp tăng độ nhận
diện của trang Facebook với độc giả.
+ Chùm ảnh: Kể câu chuyện bằng ảnh. Với những tin bài có hình ảnh độc, lạ, ấn tượng
và nhiều ảnh đẹp nên đăng chùm ảnh (từ 4 cái trở lên). Nên chọn ảnh ở các góc chụp khác
nhau: toàn, trung cận. Trong mỗi ảnh nên có chú thích kèm theo.
+ Tin clip: nên có thiết kế riêng cho khung clip. Clip chỉ nên dưới 1p30s. Clip nên cắt
những đoạn ấn tượng nhất ghép lại với nhau để gâycho độc giả. Từ đó, ta gắn link
full bài viết/clip dưới bình luận. Title tả cho tin clip nên gợi tính để độc giả
nhấn vào clip xem, không nên giải thích hay mô tả toàn bộ nội dung clip.
+ Tin nền: Tin nền tin chỉ title, thường tương tác cao hơn các cách thể hiện
còn lại. Với những tin không có ảnh, clip thì nên đăng tin nền.
+ Graphic: Với những bài nhiều con số, nhiều dữ liệu, cần so sánh… nên sử dụng
graphic để độc giả dễ nhìn.
+ Reels: Là dạng clip ngắn dưới 1 phút. Reels dùng trong trường hợp có clip ấn tượng,
không cần text nhiều mà khán giả vẫn hiểu được câu chuyện chỉ trong 1 phút của clip. Đây
là dạng bài có lượng xem rất lớn trên Facebook.
+ Live: Phát trực tiếp các sự kiện, sự việc giúp tăng tương tác. Live trên Facebook
thường dùng đối với các bản tin hàng ngày hoặc các sự kiện đặc biệt. Thường lượng live
nên từ 20 phút trở lên.
+ Tần suất: Khoảng 1 tiếng/ bài.
Ví dụ:
16
Chùm ảnh với 3 góc gần giống nhau.
17
Sử dụng thiết kế cho ảnh giúp tăng độ nhận diện cho trang Facebook.
18
Bài viết không quá nặng về chuyên môn, tuy nhiên, hình ảnh ấn tượng đã kéo được
lương tương tác rất lớn (hơn 5000 lượt like).
3.2.2. Tiktok (chủ yếu dạng clip):
Nội dung:
+Chọn nội dung thật sự nổi bật
+Biên tập ngắn gọn (1-2 phút/video)
19
+Đặt title ấn tượng, tránh những title chung chung, bao quát chỉ nên tập trung
vào 1 ý duy nhất.
+Với bài phỏng vấn: Nên cắt khoảng 5-7 giây câu hay nhất lên đầu để gây ấn tượng,
rồi mới trích câu nói đầy đủ.
Ví dụ: https://vt.tiktok.com/ZSLqTvjBH/
Ảnh chụp màn hình
Ảnh thumbnail:
+Ảnh dọc 16:9 full HD (bạn nên thiết kế nội dung theo chiều dọc phù hợp với màn
hình điện thoại và cần quay chất lượng full HD cho video).
+ Ảnh thể hiện bao quát nội dung muốn truyền tải:
Cách 1: Thiết kế ảnh trên các phần mềm thiết kế như Photoshop rồi ghép vào video.
Sau đó lựa chọn ảnh này làm ảnh thumb cho video.
Cách 2: Bạn có thể sử dụng phần thêm title cho ảnh thumb bằng công cụ có sẵn của
Tiktok, bạn chỉ cần nhập tiêu đề chứa từ khóa, nội dung bạn muốn truyền tải một
cách ngắn gọn nhất.
20
| 1/25

Preview text:

BÀI 1: KỸ NĂNG
SẢN XUẤT NỘI DUNG 1 MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN 1.1. Xây dựng mục tiêu
1.2. Hiểu nền tảng truyền thông & đối tượng truyền thông
1.3. Tạo nội dung phù hợp với kênh truyền thông và đối tượng truyền
2. KỸ NĂNG VIẾT TIN, BÀI 2.1. Yêu cầu 2.2. Nội dung 2.3. Định dạng
3. KỸ NĂNG XỬ LÝ TIN BÀI CHO WEBSITE, MẠNG XÃ HỘI 3.1. Website 3.2. Mạng xã hội 2 1. TỔNG QUAN
1.1. Xây dựng mục tiêu
 Mục tiêu truyền tải thông điệp của từng nội dung truyền thông
 Mục tiêu đóng góp định vị, định dạng của kênh truyền thông
1.2. Nền tảng & đối tượng truyền thông
 Web đã trở thành nền tảng truyền thông truyền thống
 Các nền tảng truyền thông mới: Nền tảng xã hội / Nền tảng truyền tin nhanh / Nền tảng web 3.0
1.3. Sáng tạo nội dung phù hợp  Ý tưởng nội dung
 Làm giàu và thể hiện nội dung 3 2.
KỸ NĂNG VIẾT TIN, BÀI
2.1. Yêu cầu với nội dung truyền thông
Thông điệp rõ ràng, tạo sự bất ngờ hoặc thú vị với đối tượng truyền thông;
Tổng thể nội dung truyền thông phục vụ mục tiêu xác định trước đó (cung cấp thông
tin; nâng cao nhận thức; hướng dẫn; điều chỉnh hành vi…).
2.2. Nội dung truyền thông
2.2.1. Công thức thông tin: 5W1H
Trong đó:
Who (ai): để xác định rõ ai là chủ thể của tin? Một người, một nhóm người, một tổ chức, một sự kiện.
What (cái gì): cái gì xảy ra mà phương tiện truyền thông và công chúng nên biết.
Thông tin này có thu hút họ không?
Where (ở đâu): sự kiện, sự việc này diễn ra ở đâu? Nêu cụ thể địa chỉ của nơi đó.
When (khi nào): sự kiện, sự việc diễn ra khi nào? Thời gian và thời điểm phải thật
cụ thể, rõ ràng. Đây là yếu tố quyết định tính thời sự của tin.
Why (tại sao): tại sao sự kiện, sự việc này quan trọng? Lí do gì mà cơ quan truyền
thông hay công chúng phải quan tâm và đưa tin về sự kiện, sự việc đó?
How (như thế nào): sự kiện, sự việc này diễn ra như thế nào.
Ví dụ: Trong ngày 5,8, mực nước các hồ thủy điện trên cả nước và lưu lượng nước về các
hồ chứa ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên tăng nhanh so với ngày
trước đó do mưa lớn trên diện rộng - thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hôm 6/8.

(*) Trong một nội dung truyền thông, trong nhiều trường hợp có thể không đầy đủ 5W+1H này.
(**) Đã có những ý kiến đề xuất thay đổi công thức nội dung 5W+1H bằng công thức 5 I, gồm: Informed: Am hiểu
Intelligent: Thông minh
Interesting: Thú vị
Insightful: Sâu sắc (từ bên trong)
Interpretation: Sáng tỏ (diễn giải rõ ràng)
2.2.2. Tiêu đề sản phẩm
 Title nội dung: Một thông điệp thú vị từ nội dung. Một title tốt là một title tạo sự bất
ngờ với góc nhìn và giọng điệu trong ngôn từ thể hiện.
 Đặt title phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin:
Title phải rõ ràng, dễ hiểu, nghĩa là làm thế nào để độc giả có thể hiểu ngay lập tức.
Tránh các từ trừu tượng, từ viết tắt, con số phức tạp, từ chuyên môn hay từ gây hiểu
lầm. Đầu đề phải ngắn gọn, năng động, nghĩa là phải viết trực tiếp, loại bỏ các yếu tố 4
thừa, yếu tố lặp. Đầu đề phải chính xác và chứa thông tin, không mơ hồ, chung chung. Ví dụ:
Đặt title: EVN giảm tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19
Thay vì title: EVN tiếp tục giảm giá điện, giảm tiền điện lần 2 cho các khách hàng sử dụng
điện bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Title tiêu đề dài, lặp từ
Title phải hấp dẫn người đọc:
Đặt title cho bài báo là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo. Bài báo rất
hay nhưng title dở thì có thể làm mất đa số độc giả. Vì vậy, title phải nêu được thông tin
độc đáo và quan trọng nhất của bài báo. 
Một số cách đặt title thông thường:
+ Dùng con số để nhấn mạnh
+ Dùng cấu trúc bỏ lửng mà dấu lửng hiện diện ở giữa title + Đặt câu hỏi
+ Dùng ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao
+ Dùng phép so sánh, ẩn dụ
+ Dùng những từ khóa đặc biệt cho trong ngoặc kép…
Ví dụ: Doanh nghiệp bị phạt vì…dùng quá ít điện => dùng dấu ba chấm
Trung Quốc: Siêu trạm thủy điện sản xuất 1 tỷ kWh một ngày => dùng con số
2.2.3. Ảnh trong sản phẩm
 Hình ảnh có nội dung, chủ đề, ý nghĩa rõ ràng, có giá trị thông tin thời sự
 Phản ánh được khía cạnh tiêu biểu của sự kiện
 Chú thích ảnh: có nhiệm vụ giải thích cho tấm ảnh và bổ sung những thông tin phụ.
 Phải đáp ứng yêu cầu về bố cục, ánh sáng, góc độ… 5
Sông Sài Gòn. Nguồn: Dân trí
2.2.4. Video trong sản phẩm báo chí truyền thông
 Thông tin trở nên sinh động và hấp dẫn hơn:
Hầu hết các tác phẩm báo chí trên báo điện tử sử dụng text và hình ảnh tĩnh để
truyền tải thông tin tới độc giả. Chính vì thế, việc tiếp nhận thông tin thông qua
việc đọc đã trở nên nhàm chán, và không mang lại hiệu quả cao. Việc sử dụng
video trong tác phẩm báo chí mang lại cho công chúng của loại hình báo điện tử
một phương thức tiếp nhận thông tin hoàn toàn mới đó là “xem” và "nghe". Cách
truyền tải thông tin này giúp các tác phẩm trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn,
mang lại cho người xem cảm xúc thật, như họ đang được tận mắt chứng kiến diễn
biến của sự việc, vấn đề đang xảy ra ngoài cuộc sống. Nhờ sự hấp dẫn và sinh
động, video kích thích trực quan tới độc giả và thu hút độc giả hơn. 6
Video trong bài viết của báo Thanh Niên
 Tăng tính khách quan, chân thực của thông tin
Việc bảo đảm thông tin được truyền tải tới công chúng được khách quan và chân
thực nhất là điều rất quan trọng. Thông tin mà mỗi tác phẩm báo chí truyền tải tới
công chúng qua video chính là một lát cắt của cuộc sống, có địa điểm cụ thể, có
ngày giờ rõ ràng, thời gian và không gian. Chính vì thế, thông tin mà video
truyền tải sẽ khiến cho độc giả hoàn toàn tin tưởng.
 Thông tin trở nên dễ hiểu, cô đọng, súc tích và dễ tiếp nhận hơn
Video có khả năng kể chuyện nhưng không cần giải thích mà công chúng vẫn có
thể hiểu toàn bộ nội dung câu chuyện đang diễn ra, điều đó giúp công chúng tiếp
nhận thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tất cả thông tin cần diễn đạt đều gói
gọn trong các hình ảnh, độc giả không cần mất nhiều thời gian để đọc dài dòng
và tưởng tượng, mà chỉ việc xem và nắm bắt thông tin.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình tiếp nhận thông tin của con người bằng
mắt thông qua việc xem, nghe, nhìn lưu lại thông tin tốt hơn việc đọc, và hình
ảnh lưu lại trong trí nhớ tốt hơn là từ ngữ. Và đặc biệt việc sử dụng video giúp
cho quá trình tiếp nhận thông tin ngắn hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. 7
Clip được chèn ngay phần đầu trong bài viết của VTC News.
2.3. Một số định dạng 2.3.1. Tin
Khái niệm: Tin là thể loại thông tin cơ bản, ngắn gọn nhất, kịp thời nhất, phản ánh
những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra, có tầm quan trọng đối với xã hội. Phân loại tin:  Tin vắn  Tin ngắn  Tin sâu  Tin tường thuật  Tin công báo…
Đặc điểm của tin:
 Đối tượng phản ánh của tin là sự kiện, sự việc: mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra
hoặc mới phát hiện được… 8
 Thông tin, thông báo kịp thời nhất
 Hình thức đơn giản, ngắn gọn nhất (100 đến 200 chữ)
 Số liệu cụ thể, trực tiếp
 Ngôn ngữ thể hiện tính chất thông báo
 Khách quan và công bằng
Yêu cầu của tin:
 Lựa chọn sự kiện: xác thực, mới xảy ra, tiêu biểu
 Lựa chọn dạng và mô hình  Đặt tiêu đề cho tin
 Câu mở đầu của tin: chứa đựng được thông điệp cốt lõi, chủ yếu nhất
 Thân tin phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều
đã được nêu ở phần mào đầu.
Các bước viết tin:
Để có thể viết được một tin theo đúng những tiêu chí thể loại, thông thường người ta
tiến hành theo các bước như sau:
 Lựa chọn sự kiện: Là bước quan trọng đầu tiên. Một sự kiện để viết Tin đáp ứng
được những yêu cầu sau đây:
+ Xác thực: Sự việc, sự kiện phải là sự thật, có thời gian, có địa chỉ cụ thể. + Mới
xảy ra: Được hiểu theo hai cách: một là sự kiện vừa mới xảy ra (mà người viết tin là
người đầu tiên phát hiện, chứng kiến và viết về nó); hai là những khía cạnh mới
được biết đến của những sự kiện đã biết.
+ Tiêu biểu: Những sự việc sự kiện mà tin phản ánh phải tiêu biểu cho sự vận động
đích thực của đời sống.
 Lựa chọn dạng và mô hình: Căn cứ vào tính chất, mức độ, tầm quan trọng của sự
kiện và ý đồ, mục đích thông tin, thái độ chính trị mà người viết tin tiến hành lựa
chọn dạng và mô hình thích hợp cho tin.
 Đặt tiêu đề cho tin: Tin phải chứa đựng những thông tin cốt lõi nhất. Có thể chọn lấy
các chi tiết hoặc số liệu nào đó quan trọng nhất, hấp dẫn nhất, đáng chú ý nhất trong
nội dung của tin, bài để đưa vào đầu đề.
 Câu mở đầu của tin: Có khả năng tóm tắt toàn bộ nội dung tin, thông báo ngay được
điều quan trọng nhất, chủ yếu nhất của sự kiện mới. Thường ngắn gọn nhưng phải
chứa đựng được những chi tiết, số liệu, tính chất quan trọng nhất của tin (như: nguồn
tin, thời gian xảy ra sự kiện, địa điểm, người trong cuộc, sự kiện gì).
 Thân tin: Nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều đã
được nêu ở phần mở đầu.
 Thể loại tin thường không có phần kết.
2.3.2. Bài phản ánh: 9
Khái niệm: Là những dạng bài thông tin, phản ánh, đáp ứng các tiêu chí cơ bản của
một tác phẩm báo chí, thường được dùng để thông tin, phản ánh về những vấn đề, sự kiện,
nhân vật, hoàn cảnh, tình huống… ở cấp độ trung bình, vừa phải.
Đặc điểm của bài phản ánh:
 Phải đảm bảo yêu cầu về tính thời sự, tính xác thực và tính định hướng trực tiếp của những thông tin
 Dao động trong khoảng từ 400 - 800 chữ. → Có bài 3.000 chữ không?
 Phong cách ngôn ngữ khác nhau: sự chính xác, trực tiếp, cụ thể; tính chất nghiêm
túc, chặt chẽ; sự mềm mại giàu cảm xúc …
 Tính định hướng trực tiếp: Tác giả phải thể hiện một thái độ và lập trường rõ ràng
trong bài viết dựa trên cơ sở luật pháp, đạo đức, truyền thống…của cộng đồng.
Các dạng bài phản ánh:
 Bài phản ánh về sự kiện, sự việc
 Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng
 Bài phản ánh về tình huống, vấn đề
 Bài phản ánh về người thật việc thật
 Bài phản ánh về suy nghĩ, cảm xúc
Các kết cấu thường gặp:
 Mô hình kim tự tháp xuôi: Cấu trúc của nó sắp xếp các chi tiết theo trình tự:
mở đầu là chi tiết, dữ kiện ít quan trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn tăng
dần lên và có sức nặng nhất ở phần kết, tạo ra một ấn tượng mạnh. 10
 Mô hình kim tự tháp ngược: Mô hình này là sự đảo ngược của mô hình thứ
nhất. Các chi tiết, dữ kiện được sắp xếp theo nguyên tắc giảm dần mức độ quan trọng.
 Mô hình viên kim cương: Là mô hình được biểu hiện theo hình dạng của 11
một viên kim cương. Điểm khác biệt của nó với mô hình hình tháp ngược là ở chỗ:
Tác phẩm mở đầu bằng một chi tiết tương đối quan trọng. Các chi tiết tiếp tục tăng
dần mức độ quan trọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường được đặt ở gần đầu tác phẩm.
 Mô hình đồng hồ cát: Những chi tiết quan trọng được đặt ở phần đầu và
phần cuối tác phẩm. Các chi tiết khác được bố trí theo trình tự giảm dần mức độ
quan trọng từ trên xuống rồi lại tăng dần độ quan trọng lên cho đến cuối bài và kết
thúc bằng một chi tiết quan trọng có khả năng gây ấn tượng cao. Nó có thể kết hợp
được ưu thế của cả hai mô hình Hình tháp xuôi và Hình tháp ngược.
 Mô hình hình chữ nhật: Các chi tiết quan trọng được bố trí từ đầu đến cuối,
tạo ra sự hấp dẫn chung cho toàn bài nhưng cũng có thể gây ra sự nhàm chán do sự
dàn trải. Người ta thường áp dụng mô hình này để viết một số thể loại như: Bài viết, tin
tổng hợp, tường thuật.
Chú ý: Các mô hình nêu trên chỉ là những mô hình cơ bản người viết báo
thường áp dụng. Có thể được sử dụng một cách độc lập nhưng cũng có thể được sử
dụng trong sự kết hợp với nhau một cách linh hoạt. 12 3. MARKETING PLAN 3.1. Website
3.1.1. Trình bày trong một tin/bài:
 Mỗi đoạn một ý, đoạn ngắn (3-5 dòng): Người đọc nhiều khi không có nhiều thời
gian và không thể kiên nhẫn đọc những bài báo dài cả màn hình mà không rõ ý, rõ
đoạn. Tốt nhất là mỗi đoạn một ý.
 Liên kết giữa các đoạn: Việc chia đoạn nhiều là cần thiết nhưng phải luôn có liên kết
giữa các đoạn để thu hút độc giả. Tránh "dây cà ra dây muống", viết lan man.
 Chia những tiểu đề mục chứa đựng thông tin đối với các bài dài. Cách này vừa tạo
những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp.
 Sử dụng các định dạng tiêu chuẩn (css style) cho các dạng nội dung khác nhau như
tin, bài, tường thuật… vừa bảo đảm sự phong phú về thể hiện, vừa bảo đảm tính
thống nhất về định dạng thông tin.
 Nên có ảnh hoặc hình minh họa. Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang trí mà còn có
sức thu hút, minh chứng rõ nhất cho độc giả về bài viết. Ngày nay, các trang báo
điện tử ngoài đưa ảnh còn đưa thêm clip sự kiện, sự việc. Clip của báo điện tử không
cần quá chỉn chu, rõ nét như truyền hình. Clip sẽ giúp tin bài của báo trở nên thu hút người xem hơn.
 Box thông tin: Đưa thông tin thành những hộp dữ liệu, biểu đồ nếu thông tin đó có
thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa.
 Dùng các đường link, từ khóa liên quan để bổ sung thêm chi tiết, thông tin để tạo sự
liền mạch cho độc giả (đặc biệt là những sự kiện có liên quan hoặc cùng nhóm chủ đề". Ví dụ:
Bài: Tổng giám đốc EVNNPT – Phạm Lê Phú kiểm tra tình trạng vận hành TBA 220kV
Lào Cai sau mưa lũ, sạt lở đất
Nguồn: Website Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia
Link:
https://www.npt.com.vn/d6/vi-VN/news/Tong-giam-doc-EVNNPT-Pham-Le-Phu-
kiem-tra-tinh-trang-van-hanh-TBA-220kV-Lao-Cai-sau-mua-lu-sat-lo-dat-6-191-8598 13 Ảnh có chú thích 14
Đính link và từ khóa liên quan
3.1.2. Trình bày phần tin tức trên website:
 Chọn những bài nổi bật, chất lượng nhất để đưa lên trang chủ
 Thường xuyên đảo top bài trên trang chủ: Nếu người dùng vào website 2 lần liên
tiếp vẫn là những tin mà trước đó họ đã nhìn thấy, họ sẽ đánh giá website không cập
nhật thông tin, nghèo nàn về tin tức. Vì vậy, cần đảo bài trên trang chủ thường xuyên
(khoảng 2-4 giờ đảo 1 lần).
 Ảnh đại diện (thumbs) của các tin bài phải là ảnh đẹp, nét, chất lượng. Nên chọn
thumb là ảnh cận, màu sắc gây ấn tượng, nội dung ảnh thumbs bổ trợ cho title.
 Sắp xếp tin bài theo chủ đề để độc giả dễ tìm kiếm. 3.2. Mạng xã hội
3.2.1.
Facebook:  Về nội dung:
+ Title ngắn gọn, nên viết in hoa để phân biệt với body của tin.
+ Không nên trích toàn bộ bài viết trên website để đưa lên facebook (chỉ nên trích
khoảng 150 chữ trở xuống). Người dùng facebook chủ yếu là "lướt" tin, nếu bài viết không 15
gây được ấn tượng trong khoảng 5 giây đầu, độc giả sẽ bỏ qua bài viết. Có thể chia bài đầy
đủ trên website thành các phần, đoạn khác nhau để đăng thành các nội dung nhỏ trên
facebook rồi gắn link đầy đủ dưới bình luận.
+ Hạn chế gắn link ở trực tiếp bài viết vì gây mất tương tác.
+ Phân phối nội dung đa dạng: Nên đăng tải đan xen các bài viết về các đề tài khác
nhau. Ngoài các bài về chuyên môn, nên đăng tải thêm các bài viết "câu" tương tác.
Facebook là nền tảng có tính tương tác cao, vì vậy cần tận dụng để độc giả ấn tượng với trang của bạn.
Ví dụ: Tháng 7 nóng nhất trong lịch sử vừa rồi, nhà bạn dùng hết bao nhiêu tiền điện?  Về cách thể hiện:
+ Tin ảnh: nên có thiết kế riêng cho các tin chỉ có 1 ảnh. Điều này giúp tăng độ nhận
diện của trang Facebook với độc giả.
+ Chùm ảnh: Kể câu chuyện bằng ảnh. Với những tin bài có hình ảnh độc, lạ, ấn tượng
và nhiều ảnh đẹp nên đăng chùm ảnh (từ 4 cái trở lên). Nên chọn ảnh ở các góc chụp khác
nhau: toàn, trung cận. Trong mỗi ảnh nên có chú thích kèm theo.
+ Tin clip: nên có thiết kế riêng cho khung clip. Clip chỉ nên dưới 1p30s. Clip nên cắt
những đoạn ấn tượng nhất ghép lại với nhau để gây tò mò cho độc giả. Từ đó, ta gắn link
full bài viết/clip dưới bình luận. Title và mô tả cho tin clip nên gợi tính tò mò để độc giả
nhấn vào clip xem, không nên giải thích hay mô tả toàn bộ nội dung clip.
+ Tin nền: Tin nền là tin chỉ có title, thường có tương tác cao hơn các cách thể hiện
còn lại. Với những tin không có ảnh, clip thì nên đăng tin nền.
+ Graphic: Với những bài có nhiều con số, nhiều dữ liệu, cần so sánh… nên sử dụng
graphic để độc giả dễ nhìn.
+ Reels: Là dạng clip ngắn dưới 1 phút. Reels dùng trong trường hợp có clip ấn tượng,
không cần text nhiều mà khán giả vẫn hiểu được câu chuyện chỉ trong 1 phút của clip. Đây
là dạng bài có lượng xem rất lớn trên Facebook.
+ Live: Phát trực tiếp các sự kiện, sự việc giúp tăng tương tác. Live trên Facebook
thường dùng đối với các bản tin hàng ngày hoặc các sự kiện đặc biệt. Thường lượng live nên từ 20 phút trở lên.
+ Tần suất: Khoảng 1 tiếng/ bài. Ví dụ: 16
Chùm ảnh với 3 góc gần giống nhau. 17
Sử dụng thiết kế cho ảnh giúp tăng độ nhận diện cho trang Facebook. 18
Bài viết không quá nặng về chuyên môn, tuy nhiên, hình ảnh ấn tượng đã kéo được
lương tương tác rất lớn (hơn 5000 lượt like).
3.2.2. Tiktok (chủ yếu dạng clip): Nội dung:
+Chọn nội dung thật sự nổi bật
+Biên tập ngắn gọn (1-2 phút/video) 19
+Đặt title ấn tượng, tránh những title chung chung, bao quát mà chỉ nên tập trung vào 1 ý duy nhất.
+Với bài phỏng vấn: Nên cắt khoảng 5-7 giây câu hay nhất lên đầu để gây ấn tượng,
rồi mới trích câu nói đầy đủ.
Ví dụ: https://vt.tiktok.com/ZSLqTvjBH/ Ảnh chụp màn hình
Ảnh thumbnail:
+Ảnh dọc 16:9 full HD (bạn nên thiết kế nội dung theo chiều dọc phù hợp với màn
hình điện thoại và cần quay chất lượng full HD cho video).
+ Ảnh thể hiện bao quát nội dung muốn truyền tải:
Cách 1: Thiết kế ảnh trên các phần mềm thiết kế như Photoshop rồi ghép vào video.
Sau đó lựa chọn ảnh này làm ảnh thumb cho video.
Cách 2: Bạn có thể sử dụng phần thêm title cho ảnh thumb bằng công cụ có sẵn của
Tiktok, bạn chỉ cần nhập tiêu đề có chứa từ khóa, nội dung mà bạn muốn truyền tải một cách ngắn gọn nhất. 20