Là người sản xuất hàng hóa, bạn quan tâm đến thuộc tính nào của hàng hoá, vì sao? môn kinh tế chính trị Mác – Lênin | Đại học Văn Lang
Là người sản xuất hàng hóa, bạn quan tâm đến thuộc tính nào của hàng hoá, vì sao? môn kinh tế chính trị Mác – Lênin | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Kinh tế chính trị Mác -Lênin (022)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP NHÓM 1
Câu 1: Là người sản xuất hàng hóa, bạn quan tâm đến thuộc tính nào của hàng hoá, vì sao ?
- Là người sản xuất hàng hoá cần quan tâm đến cả 2 thuộc tính của hàng
hoá là giá trị sử dụng (GTSD) và giá trị (GT). Có như vậy việc sản xuất
và tiêu thụ hàng hoá mới được bảo đảm. - Vì :
- Hàng hóa là thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế, đề cập đến các sản phẩm
hoặc dịch vụ được sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hoặc
doanh nghiệp. Hàng hóa có thể là các sản phẩm vật lý như máy móc,
hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu sản xuất, hoặc các dịch vụ như dịch vụ tài
chính, vận chuyển, giáo dục, và y tế. Trong ngữ cảnh thương mại, hàng
hóa thường được mua và bán thông qua các giao dịch thương mại.
- Các yếu tố quan trọng nhất để một vật phẩm trở thành hàng hóa theo quan điểm của Marx là:
+ Sản phẩm là kết quả của lao động: Điều này ngụ ý rằng hàng hóa
được tạo ra thông qua quá trình lao động của con người.
+ Có khả năng thỏa mãn nhu cầu: Hàng hóa phải có tính chất hữu dụng,
có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng hoặc sản xuất.
+ Có thể trao đổi: Hàng hóa phải có khả năng lưu thông thông qua quá
trình mua bán hoặc trao đổi.
- Điều quan trọng là nhận thức về hàng hóa có thể thay đổi theo thời gian
và điều kiện xã hội cụ thể. Định nghĩa và hiểu biết về hàng hóa có thể tiến
triển và mở rộng để phản ánh sự phát triển của xã hội và kinh tế.
- Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (Hay giá trị trao đổi).
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa: công cụ của vật phẩm có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người như lương thực để ăn, quần áo để
mặc... Giá trị sử dụng hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của nó quy
định, nên nó là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng của hàng hóa là
giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội chứ không phải cho người
sản xuất ra nã. Trong kinh tế hàng hóa giá trị sử dụng đã mang giá trị trao đổi.
+ Giá trị hàng hóa: Muốn hiểu giá trị phải thông qua giá trị trao đổi. Giá
trị trao đổi là biểu hiện quan hệ tỷ lệ về lượng trao đổi với nhau giữa
các giá trị sử dụng khác nhau. Chẳng hạn 1 mét vải đổi lấy 10kg thóc,
hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với
nhau theo một tỷ lệ nhất định, vì chúng đều là sản phẩm của lao động,
có cơ sở chung là sự hao phí lao động chung của con người.
Vậy giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổ
là hình thức biểu hiện của giá trị. Giá trị của hàng hóa biểu hiện mối quan
hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa và là một phạm trù lịch
sử, nó chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.
Lao động sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt là lao động cụ thể (LĐCT) và
lao động trừu tượng (LĐTT). + Lao động cụ thể:
Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình
thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi
lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện
riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.
Đặc trưng của lao động cụ thể: o
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định.
Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. o
Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động
xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các
hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó
phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. o
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử
dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là
phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền vối vật phẩm, nó là một
điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. o
Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ
thuộc vào trình độ phát triển và sự áp dụng khoa học - công
nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu
trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ ở mỗi thời đại. o
Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị
sử dụng do nó sản giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất
và lao động. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình
thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người. + Lao động trừu tượng:
Khái niệm: Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là
sự hao phí óc, sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con
người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì
gọi là lao động trừu tượng.
Đặc trưng của lao động trừu tượng: o
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi. o
Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động
trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa cũng là một phạm trù lịch
sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
Trong kinh tế thị trường thường xảy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa
lao động tư nhân với lao động xã hội, giữa LĐCT với LĐTT, giữa GTSD với GT của hàng hóa.
Trong mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội con người
không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được.
Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ
khan hiếm và khủng hoảng.
Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản
phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp
với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức
hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được, một số hao phí lao động cá biệt
không được xã hội thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn.
Trong tay họ có giá trị sử dụng nhưng cái mà họ quan tâm lại không phải
là nó mà là giá trị của hàng hoá. Ngược lại, người mua thì cần giá trị sử
dụng nhưng nếu giá trị của nó quá cao, không phù hợp với mức yêu cầu
của xã hội thì hàng hoá đó cũng không tiêu thụ được. Quá trình thực hiện
giá trị được tiến hành trên thị trường hàng hoá, còn quá trình thực hiện
giá trị sử dụng được tiến hành trong lĩnh vực tiêu dùng. Trước khi thực
hiện giá trị sử dụng của hàng hoá cần phải thực hiện giá trị của nó, nếu
không thực hiện được giá trị thì cũng không thực hiện được giá trị sử
dụng. Đó là mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Chính vì như thế, người sản xuất luôn phải tìm cách sản xuất ra hàng hóa
chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội với mức hao phí lao động thấp bằng
cách áp dụng công nghệ kỹ thuật vào quy trình sản xuất, đổi mới tổ chức
quản lý sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
CÂU 2: Cần phải làm
thế nào để sản xuất và tiêu thụ của bạn ngày càng có lợi hơn ?
Nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để tăng giá trị cho khách hàng.
− Tối ưu hóa quy trình sản xuất để tiết kiệm chi phí và thời gian.
− Phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng.
− Tăng cường quản lý và tổ chức nội bộ để tăng năng suất và hiệu quả.
− Tìm cách tăng cường sự đổi mới và nghiên cứu phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
− Xây dựng mối quan hệ tốt hơn với đối tác cung cấp và phân phối để cải thiện chuỗi cung ứng.
− Theo dõi và phân tích dữ liệu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của khách hàng.
− Đầu tư vào đào tạo nhân viên để nâng cao kỹ năng và hiểu biết.
− Sử dụng công nghệ mới và tiến bộ để tối ưu hóa hoạt động sản xuất và tiêu thụ.
− Tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ.
− Tuân thủ pháp luật, không làm hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm,
… gây tổn hại đến sức khỏe con người.
− Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.