LẠM PHÁT Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô. Theo đó, ở một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa, khi lạm phát sẽ xảy ra việc một đơn vị tiền đó không còn mua được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|49221369
I/ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (2010 – 2023)
1. Bảng thống kê tỷ lệ lạm phát qua từng năm:
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
2.1 Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và
là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.
Theo đó, một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được
một đơn vị hàng hóa, khi lạm phát sẽ xảy ra việc một đơn vị tiền đó không còn mua
được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền.
Ví dụ: trong điều kiện bình thường mua một bát phở với giá 25.000 vnđ, khi xảy ra
tình trạng lạm phát để mua được một bát phở bạn cần phải bỏ ra 30.000 vnđ.
Theo Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền
tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơquan
nhà nước thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định gtrị đồng tiền
biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để
thực hiện mục tiêu đề ra.
- Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việcquyết
định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quyđịnh
trong việc đàm phán, kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
- Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng
lOMoARcPSD|49221369
Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ
biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định
của Chính phủ.
Như vậy, chtiêu lạm phát là biểu hiện của mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền nằm
trong chính sách tiền tệ quốc gia do Quốc hội quyết định.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy
chục năm qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt
động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của ngưòi dân.
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì lạm phát của Việt Nam trong 37
năm, từ 1980 đến 2015 là 2.000%, trong đó có 3 năm lạm phát lên đến 3 con số
(lạm phát phi mã hay siêu lạm phát) và 14 năm khác lên đến 2 con số. Lạm phát
phi mã 3 con số trong 3 năm 1986 - 1988 (năm 1986 là 774,7%, năm 1987 là
323,1% và năm 1988 là 393%). Kỷ lục lạm phát Việt Nam đã diễn ra vào năm
1986, với 4 con số được ghi nhận có sự rất khác nhau là 453,4; 587,2; 774,7% và
800%.
Một trong những biện pháp chống lạm phát thành công là tăng cao lãi suất huy
động. Năm 1986, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã được tăng đột ngột từ
0,54%/tháng (6,48%/năm) lên đến 2% tháng (24%/năm) đôì với tiền gửi được bảo
hiểm giá trị và 6% - 8% tháng (72 - 96%/năm) đôì với tiền gửi không được bảo
hiểm giá trị.
Năm 1989, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã được tăng đột ngột từ 1,5%/tháng
(18%/năm) lên 9%/tháng (108%/năm) đôì với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và
12%/tháng (144%/năm) đôì với tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng, lập kỷ lục về lãi suất
trong lịch sử ngành Ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Nếu tính theo mệnh giá đồng tiền, năm 1959 phát hành đồng 1 xu, đến năm 2003
trở đi chỉ còn lưu hành 100 đồng trở lên, thì đồng tiền đã mất giá trị 10.000 lần.
Nếu tính theo mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang thì sau 34 năm, từ năm 1985 đến năm 2019, đồng tiền đã mất giá
khoảng 6.772 lần. Cụ thể là năm 1985, mức lương tốĩ thiểu là 220 đồng/tháng.
Mức lương này trên cơ sở cải tiến chế độ tiền lương, bãi bỏ chế độ cung cấp hiện
vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xoá bỏ bao cấp (thường
lOMoARcPSD|49221369
được gọi là bù giá vào lương). Mức lương tối thiểu, hay còn gọi là mức lương cơ
sở đốĩ với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 01/7/2019 là
1.490.000 đồng/ tháng. Còn nếu tính theo mức lương tối thiểu áp dụng đối với lao
động của doanh nghiệp tại phần lớn các quận, huyện của thành phố Hà Nội, Hải
Phòng, Hồ Chí Minh từ năm 2020 là 4.420.000 đồng/tháng, thì đồng tiền đã mất
giá lên đến 20.000 lần.
Lạm phát ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến giá trị tiền gửi. Chẳng hạn cuôì năm
1983, bà Lê Thị Bích Thuỷ, ở Thành phô' Hồ Chí Minh, gửi tiết kiệm số tiền 270
đồng, tương đương hơn 2 chỉ vàng, đến cuối năm 2014 (31 năm) khi rút ra thì chỉ
còn 27 đồng, chưa bằng 1 phần 10 vạn chỉ vàng.
2.2 Phân loại lạm phát:
Lạm phát có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau, dựa trên tỷ lệ lạm
phát và tính chất của lạm phát.
[1] Theo tỷ lệ lạm phát
- Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm.
- Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 100%/năm.
Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trên 100%/năm.
[2] Theo tính chất của lạm phát:
- Lạm phát dự kiếm
- Lạm phát không dự kiến
2.3. Các nguyên nhân gây ra lạm phát:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên lạm phát do "cầu kéo" và "chi phí đẩy"
được coi là 2 nguyên nhân chính.
2.3.1. Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt
hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến
lOMoARcPSD|49221369
sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên
về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá
nông sản tăng.... là một ví dụ điển hình.
2.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào,
máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí
sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ
tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên
được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
2.3.3. Lạm phát do cơ cấu
Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa”
cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu
quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao
động.
Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền
công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm
để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
2.3.4. Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về mt mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu
về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và
giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như
giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong
khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng
lên, dẫn đến lạm phát.
2.3.5. Lạm phát do xuất khẩu
lOMoARcPSD|49221369
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ
lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu
khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước)
khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân
bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
2.3.6. Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên
thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá
chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
2.3.7. Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng
trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá
so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu
của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên
nhân gây ra lạm phát.
3. Tác động của lạm phát đến kinh tế
Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt gồm
cả tích cực và tiêu cực. Trong đó:
3.1. Ảnh hưởng tích cực
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc
độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước
đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau: + Kích thích
tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư
vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại
thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong
lOMoARcPSD|49221369
khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy
mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác
hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát
tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Lạm phát và lãi suất
Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng
xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong
đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực
dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất
danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế
và thất nghiệp gia tăng.
Lạm phát và thu nhập thực tế
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với
nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay
đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn
làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các
khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên
cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi
suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.
Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi
tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy
thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn
hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ..
lOMoARcPSD|49221369
Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi
trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền
vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình
vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm
mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng
hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.
Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ
thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những
kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm
phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách
lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân,
nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi
trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá
giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước
ngoài tính trên cá khoản nợ.
4. Biện pháp/ Giải pháp khắc phục lạm phát:
Đối với mỗi một quốc gia việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế luôn được
đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều cách để kìm chế lạm phát được áp dụng bao gồm:
- Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông:
+ Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu
thông trong xã hội.
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị
trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các
ngân hàng với nhau.
+ Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các
ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết
lOMoARcPSD|49221369
khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân
hàng nhiều hơn.
+ Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ
có giá cho các ngân hàng thương mại.
+ Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
+ Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
+ Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội,
tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông:
+ Khuyến khích tự do mậu dịch
+ Giảm thuế
+ Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu
- Đi vay viện trợ nước ngoài
- Cải cách tiền tệ
II/ LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY, TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
1. Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới hiện nay.
1.1. Lạm phát – nỗi ám ảnh của kinh tế toàn cầu năm 2023.
Trên toàn cầu, tình hình lạm phát đang có xu hướng hạ nhiệt. Tuy nhiên, các nhà
phân tích nhận định vẫn có nguy cơ xảy ra một làn sóng lạm phát tăng mạnh do
xung đột địa chính trị và gián đoạn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, thị trường lao
động mạnh hơn dự báo cũng có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, từ đó đẩy giá cả
leo thang.
lOMoARcPSD|49221369
Dù đã bước sang năm 2024, nhưng nền kinh tế toàn thế giới vẫn đang chịu tác
động từ năm 2023. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn
cầu sẽ không quá 2,1% trong năm nay.
2023 cũng là năm thế giới tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát. Điểm
sáng là theo IMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022
xuống còn 5,9% năm 2023 và xu thế này sẽ tiếp tục xuống còn khoảng 4,8% năm
2024.
Tuy vậy, lạm phát cao, bất ổn giá cả do ảnh hưởng từ các điểm nóng xung đột vẫn
khiến câu chuyện phục hồi còn khá chậm và nhiều rủi ro.
New York - thành phố thu hút đông khách du lịch nhất tại Mỹ. Tuy nhiên theo
thống kê, lượng khách quốc tế năm nay mới chỉ bằng hơn 70% thời trước dịch.
New York chỉ là câu chuyện điển hình của nhiều thành phố du lịch khác: hậu
COVID-19, lại gặp lạm phát cao.
"Chúng tôi đang hồi phục và năm sau sẽ tốt hơn. Tôi biết du khách phải thắt chi
tiêu do lạm phát tác động. Nên chúng tôi sẽ không quá chú trọng vào số lượng du
khách. Bây giờ phải tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của thành
phố", ông Fred Dixon, Chủ tịch Tổ chức Du lịch và Hội nghị New York, Mỹ, cho
biết.
Lạm phát cao là nỗi ám ảnh với kinh tế toàn cầu trong năm 2023.
Hãng Reuters thống kê đến tháng 12, các ngân hàng trung ương thế giới đã phải
tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm cơ bản để chống lạm phát. Riêng Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (FED) góp tới 4 lần tăng.
"Khi nào chúng tôi cảm thấy thoải mái rằng lạm phát đã giảm và nó giảm thực sự
thì mới tính tới hạ lãi suất, nhưng vẫn còn nhiều bất trắc trong cuộc họp tới và c
năm sau", Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhận định.
Năm 2023 chứng kiến 5 ngân hàng của Mỹ phá sản. Còn với người tiêu dùng, họ
vừa phải đối mặt với lạm phát cứng đầu, lãi suất vay tiêu dùng cao và xăng dầu
tăng giá. OPEC+ tuyên bố giảm sản lượng dầu, xung đột giữa Israel và Hamas nổ
ra khiến dầu thô có lúc lên tới hơn 90 USD/thùng.
lOMoARcPSD|49221369
"Ai mà biết cuộc xung đột Israel - Hamas sẽ đi theo hướng nào? Đối với tôi, điều
đó sẽ giữ giá dầu tăng trong một thời gian", ông Robert Yawger, Trưởng Bộ phận
Phân tích Năng lượng của Mizuho, nêu quan điểm.
Đến gần thời điểm cuối năm, giá dầu đã giảm và ổn định quanh ngưỡng hơn 70
USD/thùng. Các nhà đầu tư cho rằng, nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm khi các nền
kinh tế lớn hạ cánh mềm vào năm 2024. Còn cuộc xung đột tại Trung Đông có thể
không lan rộng.
"Nếu nó lan rộng như cuộc chiến Yom Kippur thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị
trường và dẫn tới suy thoái như năm 1973. Khi đó là vấn đề lớn. Nhưng chúng tôi
tiên lượng, điều đó sẽ không xảy ra trong cuộc xung đột lần này", ông Sam Stovall,
Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược, Công ty CFRA, Mỹ, cho hay.
Giới phân tích dự đoán, năm sau lạm phát sẽ về mức từ 2,1 - 2,5%. Nếu đúng như
vậy, FED hoàn toàn có thể hạ lãi suất sớm hơn và nhiều lần hơn dự kiến. Cùng với
Mỹ, khu vực châu Âu và các nền kinh tế mới nổi cũng có thể có động thái tương
tự.
Một nền kinh tế toàn cầu "bình thường" hơn trong năm mới là điều nhiều nhà phân
tích và giới đầu tư mong chờ.
Phân mảnh kinh tế - nguy cơ mới trong quá trình phục hồi
Xung đột, căng thẳng chính trị an ninh ở nhiều nơi trên thế giới đang tác động rõ
rệt tới kinh tế toàn cầu, tạo ra nguy cơ mang tính hệ thống trong quá trình kinh tế
thế giới phục hồi - đó là phân mảnh kinh tế, biểu hiện ở việc thương mại toàn cầu
ước tính sụt giảm 5% so với năm ngoái. Lo ngại về hiện tượng bảo hộ ở một s
khu vực xuất hiện, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục. Điều này đã được nhiều tổ
chức như Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề cập vào cuối
năm.
"Có một nguy cơ thực sự về sự phân mảnh - một sự rạn nứt lớn trong hệ thống kinh
tế và tài chính thế giới", Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterrez nhấn
mạnh.
Cạnh tranh thương mại giữa các cường quốc, xung đột vũ trang bùng phát tại nhiều
nơi, từ xung đột Nga - Ukraine đến Israel - Hamas, lạm phát tăng cao đã phủ bóng
tăng trưởng toàn cầu trong suốt 1 năm qua. Cùng với đó là những lo ngại về sự xói
mòn niềm tin vào quá trình toàn cầu hóa.
lOMoARcPSD|49221369
"Những cuộc khủng hoảng kép, đại dịch và xung đột cũng như khả năng ứng phó
của chúng ta trước các vấn đề đó ngày càng phức tạp hơn bởi rủi ro ngày một tăng,
sự phân mảnh của kinh tế thế giới thành các khối, với những sự khác biệt về tiêu
chuẩn thương mại và công nghệ, hệ thống thanh toán tiền tệ dự trữ", bà Kristalina
Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho hay.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo nếu không kiểm soát được tình
trạng gia tăng các biện pháp thương mại đơn phương sẽ khiến nền kinh tế thế giới
tách biệt thành 2 khối thương mại, dẫn đến GDP toàn cầu suy giảm.
"Chúng tôi cho rằng việc chia thành 2 khối về lâu dài sẽ dẫn đến giảm 5% GDP
toàn cầu và mất khoảng 12 - 14% đối với các thị trường mới nổi và các nước đang
phát triển. Đây là lý do tại sao chúng tôi cảnh báo chống lại sự phân mảnh", bà
Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhận
định.
Lo ngại đã xuất hiện, về việc các tính toán địa chính trị không chỉ cản trở sự hợp
tác toàn cầu, mà còn đồng thời tác động chia rẽ nền kinh tế thành các khối cạnh
tranh gay gắt.
Dù có lo ngại, nhưng theo các chuyên gia, đây mới chỉ là hiện tượng tạm thời và
trước mắt, đặt ra một số thách thức ngắn hạn. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
vẫn sẽ là xu thế khách quan. Về lâu dài, nhiều ý kiến nhận định, toàn cầu hóa có
thể điều chỉnh, theo hướng cân bằng giữa hội nhập với tự chủ chiến lược; giữa
tham gia cuộc chơi chung với nâng cao khả năng chống chịu bên trong từng quốc
gia, từng nền kinh tế.
Việt Nam đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong khu vực
Đối với Việt Nam, GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước. Con số
đã được Tổng cục Thống kê công bố. Dù thấp hơn mục tiêu 6,5%, nhưng cao hơn
nhiều nước trong khu vực và thế giới, là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
sụt giảm.
Năm nay, công nghiệp và xây dựng tiếp tục đối diện nhiều khó khăn trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu suy giảm. Riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, là mức
tăng thấp nhất trong 13 năm.
Dù vậy, sự phục hồi tốt của các hoạt động thương mại, tiêu dùng, du lịch đã bù đắp
tích cực. Khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất, hơn 62% vào giá trị tăng thêm của
toàn nền kinh tế.
lOMoARcPSD|49221369
"Bất chấp cú sốc mạnh giáng xuống nền kinh tế, tiêu dùng tư nhân vẫn phục hồi
tốt. Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ, một chỉ số nói lên tiêu dùng cá nhân, ổn
định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8", ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế
trưởng Ngân hàng Thế giới, đánh giá.
Trong khi đó, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển
châu Á tại Việt Nam, cho rằng việc giữ mức tăng trưởng trên 5% là rất ấn tượng.
Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế tiếp tục thể hiện sự chống chịu tốt
trước các biến động của nền kinh tế toàn cầu. Đây là tín hiệu rất khả quan so với
các nền kinh tế có độ m lớn, theo hướng xuất khẩu như Thái Lan, Malaysia.
Giá cả ổn định, ít biến động của nhiều hàng hóa thiết yếu là điều nhiều người dân
cảm nhận rõ, nhất là trong đợt cuối năm vừa qua.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2023 tăng 3,25% so với năm trước, thấp hơn
đáng kể so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 4%. Kinh tế vĩ mô ổn định được giữ
vững là những nền móng vững vàng cho nền kinh tế.
Cùng với những kỳ vọng vào chính sách điều hành linh hoạt trong năm 2024, việc
quyết liệt hơn trong cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ tiếp tục giúp Việt
Nam là điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư quốc tế.
(Nguồn: bản tin thời sự Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam VTV1)
1.2. Dự báo lạm phát tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới năm
2024.
Năm 2024, lạm phát bình quân toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống 5,8%, từ mức
6,8% của năm 2023. IMF nhận định áp lực giá cả trên thế giới sẽ giảm bớt khi các
quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, giá năng lượng giảm, cùng với thị
trường lao động mạnh.
lOMoARcPSD|49221369
Đồ thị thông tin dưới đây thể hiện dự báo lạm phát tại các quốc gia/vùng lãnh
thổ trên thế giới năm 2024, dựa trên dự báo mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF).
lOMoARcPSD|49221369
Venezuela, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, được dự báo ghi nhận lạm
phát lên tới 230% năm 2024 – mức cao nhất thế giới. Suốt thập kỷ qua, quốc gia
này đối mặt tình trạng siêu lạm phát, thậm chí lên tới 9.586% vào năm 2019. Kể từ
khi Mỹ nới lỏng một số cấm vận với Venezuela vào năm ngoái, lạm phát tại nước
này đã giảm đáng kể nhờ chi tiêu của chính phủ giảm và quá trình đôla hóa nền
kinh tế được đẩy mạnh, từ đó giúp đồng nội tệ bolivar tăng giá.
Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm lại được nhận định sẽ là nguyên nhân giúp giảm
lạm phát về mức 2,6% năm 2024. Con số này gần với mức mục tiêu lạm phát 2%
của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi liên tục tăng lãi suất trong năm qua. Dù
Fed đã phát tín hiệu rằng những điều tồi tệ nhất đã qua, nhưng nền kinh tế lớn nhất
thế giới vẫn tiềm ẩn những nguy cơ có thể đẩy lạm phát tăng lên. Tính tới tháng
11/2023, lượng tiền tiết kiệm dư thừa (excess savings) cộng dồn của các hộ gia
đình Mỹ là 290 tỷ USD và số tiền này có thể tiếp tục đẩy nhu cầu tiêu dùng và từ
đó kéo lạm phát đi lên.
Tại châu Âu, lạm phát của các nền kinh tế phát triển được dự báo ở mức bình quân
3,3% trong năm nay. Giá khí đốt giảm và tăng trưởng GDP chậm lại có thể giúp
kìm hãm lạm phát tại khu vực này.
Ở châu Á, Trung Quốc đang đối mặt tình trạng giảm phát do cuộc khủng hoảng bất
động sản. Trong bối cảnh hoạt động kinh tế ảm đạm, ngành sản xuất suy giảm
niềm tin của người tiêu dùng xuống thấp, lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới được dự báo là 1,7% năm 2024.
Việt Nam được dự báo ghi nhận lạm phát 3,4% năm 2024. Con số này thấp hơn
mức lạm phát mục tiêu đã được Quốc hội thông qua cho năm nay là từ 4%-4,5%.
Năm 2023, lạm phát bình quân của Việt Nam tăng 3,25%.
2. Tác động của lạm phát ở các nước trên thế giới đến Việt Nam.
lOMoARcPSD|49221369
Kinh tế Việt Nam năm 2023 và các tháng đầu năm 2024 diễn ra trong bối cảnh
kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đã tác động tiêu cực tới
quá trình phục hồi, phát triển kinh tế và ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Nhiều
quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam tăng trưởng chậm lại, nợ công
tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động trực tiếp tới quốc gia có độ mở kinh tế lớn
như Việt Nam. Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính
phủ, tăng trưởng kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn
định, lạm phát được kiểm soát trong tầm mục tiêu, các cân đối lớn được đảm bảo,
là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
2.1. Đánh giá lạm phát Viêt Nam năm 2023 và quý I/2024
Trước sức ép lớn của lạm phát và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, Viêt
Nam vẫn đạt được kết quả tích cực trong kiểm soát lạm phát năm 2023. Tính
chung cả năm, lạm phát bình quân tăng 3,25% so với năm 2022, dưới
ngưỡng mục tiêu mà Quốc hội đặt ra và là năm thứ 9 liên tiếp Việt Nam
kiểm soát lạm phát thành công dưới ngưỡng 4%, góp phần đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Nhờ đó, năm 2023,
cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P, Moody’s và Fitch Ratings tiếp tục
đánh giá tích cực, xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, trong đó Fitch
Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức
BB lên mức BB+ “Triển vọng ổn định”; S&P và Moody’s giữ mức xếp hạng
tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (tương ứng là BB+ “Triển vọng ổn định”;
Ba2 “Triển vọng tích cực”). Trong quý I/2024, lạm phát tiếp tục được kiểm
soát với mức tăng bình quân 3,77% so với bình quân cùng kì. Đây là những
tín hiệu tích cực, tiếp tục củng cố niềm tin của các tổ chức trong và ngoài
nước về triển vọng của nền kinh tế, việc thực thi các chính sách linh hoạt,
sáng tạo, kịp thời và hiệu quả của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế
mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Trong giỏ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một số nhóm hàng có
mức tăng cao so với mức tăng bình quân 5 năm giai đoạn 2018 - 2022 như
giáo dục, nhà ở, văn hóa, giải trí; riêng nhóm hàng giao thông giảm giá khá
mạnh. (Hình 1, 2)
lOMoARcPSD|49221369
Hình 1: Lạm phát năm 2023 - quý I/2024 và bình quân 5 năm giai đoạn 2018 -
2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 2: Tỉ trọng đóng góp của các nhóm hàng trong CPI bình quân năm 2022 - quý
I/2024 (Đơn vị tính: %)
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
lOMoARcPSD|49221369
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 và quý I/2024 tăng lần lượt là 4,16% và
2,81% so với bình quân cùng kì, cao hơn nhiều so với mức bình quân lạm phát cơ
bản 5 năm giai đoạn 2018 - 2022 (1,84%). Mặt bằng giá cả năm 2023 và quý
I/2024 đều chịu sức ép tăng cao so với các giai đoạn trước; riêng giá nhóm hàng
giao thông năm 2023 và quý I/2024 giảm đã góp phần làm chậm lại xu thế tăng của
lạm phát.
2.2. Nguyên nhân làm gia tăng lạm phát tại Việt Nam.
Sự gia tăng chi phí đầu vào gây lạm phát chi phí đẩy. Trong năm 2023 và q
I/2024, chi phí sản xuất của nền kinh tế tiếp tục tăng, do chi phí của hầu hết các
đầu vào sản xuất đều tăng tương đối. Cụ thể: Năm 2023 và quý I/2024 so với cùng
kì, chỉ số giá cước vận tải lần lượt là 127,89% và 115,49% (năm 2022 là 108,36%),
trong đó, dịch vụ vận tải đường hàng không lần lượt là 236,26% và 185,44% (năm
2022 tăng 135,84%); chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất sau khi
giảm 1,88% trong năm 2023 thì đã tăng nhe
1,25% trong quý I/2024, chủ yếu do
chỉ số giá nguyên nhiên vât liê
u dùng cho sản xuất công nghiê
p chế biến, chế
tạo tăng 1,5% (năm 2023 giảm 2,98%).
Giá nhiều mặt hàng thiết yếu bao gồm lương thực, thực phẩm... đều tăng cao so với
các năm trước. Cụ thể, trong năm 2023 và quý I/2024, giá nhóm hàng ăn - dịch vụ
ăn uống tiếp tục tăng khá mạnh, lần lượt là 3,44% và 3,53%, tác đông làm CPI
chung tăng 1,15 và 1,18 điểm phần trăm (chiếm tỉ trọng khoảng 1/3 mức tăng CPI
chung); nhà ở và vât liê
u xây dựng tăng 6,58% và 5,4%, tác đô
ng làm CPI
chung tăng 1,24 và 1,02 điểm phần trăm (chiếm tỉ trọng 38% và 27% mức tăng
CPI chung). Như vây, tính riêng hai nhóm hàng này đã chiếm tỉ trọng khoảng 70%
tổng
mức tăng CPI bình quân năm 2023 và quý I/2024. Thêm vào đó, môt số
nhóm hàng dịch vụ công do Nhà nước quản lí như giá y tế, giáo dục thực hiên điều
chỉnh tăng giá theo lô trình khiến chỉ số giá nhóm giáo dục và y tế đều tăng (trong
quý I/2024 so với cùng kì, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 9,02%, chỉ số giá nhóm
thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,51%. Tính chung, tác đông làm CPI tăng 0,91 điểm
phần trăm).
Tỉ giá tăng làm tăng giá hàng hóa qua kênh nhâp khẩu. Theo đó, so với cuối năm
2022, tỉ giá trung tâm tăng khoảng 1%, tỉ giá trung bình của ngân hàng thương mại
(NHTM) tăng khoảng 2,77%, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng khoảng
lOMoARcPSD|49221369
4,25%. Tính chung cả năm 2023, chỉ số giá USD bình quân tăng 1,86% so với
cùng kì. Trong quý I/2024, tỉ giá trung tâm tăng khoảng 0,57%, tỉ giá tại các
NHTM tăng khoảng 2,25%, tỉ giá USD/VND tăng 2,77% so với cuối năm 2023.
Dưới tác đông điều chỉnh chính sách tiền tê
và nhu cầu USD của các doanh
nghiệp nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, chỉ số USD đã tăng khá mạnh, lần lượt
là 1,86% và 3,97%.
2.3 Các yếu tố kiê
m chế tốc đô tăng của lạm phát
Giá nhập khẩu hàng hóa nhìn chung giảm ở hầu hết các măt hàng. Là nền kinh tế
có độ mở lớn và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu bên
ngoài, do đó, các hoạt động của nền kinh tế khá “nhạy” với các cú sốc kinh tế toàn
cầu. Thời gian qua, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với sức ép lạm phát cao và rủi ro
suy thoái; các căng thẳng địa chính trị cũng ảnh hưởng đến biến đông giá cả hàng
hóa trên thị trường; đặc biệt, nhiều nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ
thông qua tăng lãi suất, gây áp lực điều chỉnh tăng tỉ giá, lãi suất trong nước. Tuy
nhiên, do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu châm lại, nguồn cung hàng hóa cũng được
khôi phục tốt hơn sau đại dịch Covid-19, do đó, măt bằng giá cả hàng hóa toàn cầu
ở mức thấp hơn so với năm 2022, tạo điều kiên để giá nhâ
p khẩu hàng hóa
vào Viêt Nam cũng thấp hơn, góp phần hạn chế các yếu tố hình thành lạm phát
qua kênh nhâp khẩu. Cụ thể so với cùng kì, chỉ số giá nhập khẩu năm 2023
quý I/2024 giảm 4,73% và 1,75%, trong đó, chủ yếu là các mặt hàng nhiên liệu
như xăng dầu, than đá, khí đốt hóa lỏng, sắt, thép, phân bón... giảm mạnh từ 10 -
30%.
Mặt bằng lãi suất giảm góp phần giảm chi phí sản xuất cho các hoạt đông của nền
kinh tế (Bảng 1). Tính đến ngày 29/3/2024, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với
cuối năm 2023; huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối
năm 2023; các mức lãi suất cho vay và huy đông cũng giảm, góp phần khuyến
khích đầu tư và tiêu dùng. (Tính đến hết tháng 3/2024, lãi suất tiền gửi bình quân
các giao dịch mới phát sinh của hệ thống khoảng 3%/năm, giảm 0,5%/năm so với
cuối năm 2023. Lãi suất cho vay bình quân các giao dịch mới phát sinh là
6,5%/năm, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2023).
Bảng 1: Môt số chi phí sản xuất của nền kinh tế giai đoạn 2019 - quý I/2024
Đơn vị tính: %
lOMoARcPSD|49221369
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh chịu sức ép tăng giá từ các yếu tố nôi tại và các
yếu tố bên ngoài, lạm phát Viêt Nam thời gian qua vẫn được kiểm soát trong tầm
mục tiêu. Thành công trong kiểm soát lạm phát là sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả
giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và kiểm soát giá. Tuy vây, vẫn còn mt
số tồn tại, hạn chế trong kiểm soát lạm phát như:
(i) Lạm phát măc dù được kiểm soát trong ngưỡng mục tiêu nhưng biến đô
ng lạm phát khá bất ổn so với các giai đoạn trước. Lạm phát cơ bản có xu
hướng tăng cao suốt từ đầu năm 2021 đến đầu năm 2023 và từ giữa năm 2022 đến
nay, lạm phát cơ bản luôn cao hơn mức lạm phát chung; tính bất ổn định của lạm
phát cơ bản trong giai đoạn 2021 - quý I/2024 cũng cao hơn rất nhiều (gấp hơn 3
lần) so với giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát biến đông mạnh và có tính bất ổn gia
tăng gây khó khăn lớn cho công tác dự báo và điều hành chính sách, đồng thời, có
lOMoARcPSD|49221369
thể ảnh hưởng đến tâm lí tiêu dùng và niềm tin đối với tính hiêu quả của chính
sách tiền tê
. (Bảng 2)
Bảng 2: Độ bất ổn định của lạm phát bình quân và lạm phát cơ bản
giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - quý I/2024
Nguồn: ThS. Vu
Thị Huyê n Trang
Viên Chiê n lươ
c và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính
(ii) Công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đối măt với nhiều vấn đề khó
khăn, sức ép như cùng lúc phải chịu tác đông kép giữa thay đổi chính sách điều
hành của các nước trên thế giới, biến đông giá cả hàng hóa cơ bản toàn cầu, và viê
c thực hiên lô
trình điều chỉnh giá nhiều mă
t hàng thiết yếu (điê
n, nước…), giá dịch vụ công, điều chỉnh lương... ở trong nước, thêm nữa,
các chính sách vĩ mô góp phần kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng cần phải
hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những vấn đề này đòi hỏi chính
sách điều hành giá, công tác kiểm soát lạm phát phải luôn chủ đông, bám sát, thay
đổi linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn; să
n sàng các kịch bản và giải pháp
| 1/27

Preview text:

lOMoARcPSD| 49221369
I/ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (2010 – 2023)
1. Bảng thống kê tỷ lệ lạm phát qua từng năm:
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
2.1 Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và
là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.
Theo đó, ở một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được
một đơn vị hàng hóa, khi lạm phát sẽ xảy ra việc một đơn vị tiền đó không còn mua
được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền.
Ví dụ: trong điều kiện bình thường mua một bát phở với giá 25.000 vnđ, khi xảy ra
tình trạng lạm phát để mua được một bát phở bạn cần phải bỏ ra 30.000 vnđ.
Theo Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền
tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:
- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơquan
nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền
biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để
thực hiện mục tiêu đề ra.
- Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việcquyết
định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quyđịnh
trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
- Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng lOMoARcPSD| 49221369
Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và
biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, chỉ tiêu lạm phát là biểu hiện của mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền nằm
trong chính sách tiền tệ quốc gia do Quốc hội quyết định.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy
chục năm qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt
động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của ngưòi dân.
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì lạm phát của Việt Nam trong 37
năm, từ 1980 đến 2015 là 2.000%, trong đó có 3 năm lạm phát lên đến 3 con số
(lạm phát phi mã hay siêu lạm phát) và 14 năm khác lên đến 2 con số. Lạm phát
phi mã 3 con số trong 3 năm 1986 - 1988 (năm 1986 là 774,7%, năm 1987 là
323,1% và năm 1988 là 393%). Kỷ lục lạm phát Việt Nam đã diễn ra vào năm
1986, với 4 con số được ghi nhận có sự rất khác nhau là 453,4; 587,2; 774,7% và 800%.
Một trong những biện pháp chống lạm phát thành công là tăng cao lãi suất huy
động. Năm 1986, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã được tăng đột ngột từ
0,54%/tháng (6,48%/năm) lên đến 2% tháng (24%/năm) đôì với tiền gửi được bảo
hiểm giá trị và 6% - 8% tháng (72 - 96%/năm) đôì với tiền gửi không được bảo hiểm giá trị.
Năm 1989, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã được tăng đột ngột từ 1,5%/tháng
(18%/năm) lên 9%/tháng (108%/năm) đôì với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và
12%/tháng (144%/năm) đôì với tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng, lập kỷ lục về lãi suất
trong lịch sử ngành Ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Nếu tính theo mệnh giá đồng tiền, năm 1959 phát hành đồng 1 xu, đến năm 2003
trở đi chỉ còn lưu hành 100 đồng trở lên, thì đồng tiền đã mất giá trị 10.000 lần.
Nếu tính theo mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang thì sau 34 năm, từ năm 1985 đến năm 2019, đồng tiền đã mất giá
khoảng 6.772 lần. Cụ thể là năm 1985, mức lương tốĩ thiểu là 220 đồng/tháng.
Mức lương này trên cơ sở cải tiến chế độ tiền lương, bãi bỏ chế độ cung cấp hiện
vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xoá bỏ bao cấp (thường lOMoARcPSD| 49221369
được gọi là bù giá vào lương). Mức lương tối thiểu, hay còn gọi là mức lương cơ
sở đốĩ với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 01/7/2019 là
1.490.000 đồng/ tháng. Còn nếu tính theo mức lương tối thiểu áp dụng đối với lao
động của doanh nghiệp tại phần lớn các quận, huyện của thành phố Hà Nội, Hải
Phòng, Hồ Chí Minh từ năm 2020 là 4.420.000 đồng/tháng, thì đồng tiền đã mất
giá lên đến 20.000 lần.
Lạm phát ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến giá trị tiền gửi. Chẳng hạn cuôì năm
1983, bà Lê Thị Bích Thuỷ, ở Thành phô' Hồ Chí Minh, gửi tiết kiệm số tiền 270
đồng, tương đương hơn 2 chỉ vàng, đến cuối năm 2014 (31 năm) khi rút ra thì chỉ
còn 27 đồng, chưa bằng 1 phần 10 vạn chỉ vàng.
2.2 Phân loại lạm phát:
Lạm phát có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau, dựa trên tỷ lệ lạm
phát và tính chất của lạm phát.
[1] Theo tỷ lệ lạm phát
- Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm.
- Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 100%/năm.
Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trên 100%/năm.
[2] Theo tính chất của lạm phát: - Lạm phát dự kiếm
- Lạm phát không dự kiến
2.3. Các nguyên nhân gây ra lạm phát:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên lạm phát do "cầu kéo" và "chi phí đẩy"
được coi là 2 nguyên nhân chính.
2.3.1. Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt
hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến lOMoARcPSD| 49221369
sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên
về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá
nông sản tăng.... là một ví dụ điển hình.
2.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào,
máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí
sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ
tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên
được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
2.3.3. Lạm phát do cơ cấu
Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa”
cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu
quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền
công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm
để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
2.3.4. Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu
về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và
giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như
giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong
khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng
lên, dẫn đến lạm phát.
2.3.5. Lạm phát do xuất khẩu lOMoARcPSD| 49221369
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ
lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu
khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước)
khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân
bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
2.3.6. Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên
thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá
chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
2.3.7. Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng
trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá
so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu
của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
3. Tác động của lạm phát đến kinh tế
Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt gồm
cả tích cực và tiêu cực. Trong đó:
3.1. Ảnh hưởng tích cực
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc
độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước
đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau: + Kích thích
tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư
vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại
thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong lOMoARcPSD| 49221369
khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy
mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác
hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở
tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Lạm phát và lãi suất
Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng
xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong
đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực
dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất
danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế
và thất nghiệp gia tăng.
Lạm phát và thu nhập thực tế
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với
nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay
đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn
làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các
khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên
cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi
suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.
Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi
tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy
thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn
hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.. lOMoARcPSD| 49221369
Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi
trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền
vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình
vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm
mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng
hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.
Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ
thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những
kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm
phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách
lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân,
nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi
trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá
giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước
ngoài tính trên cá khoản nợ.
4. Biện pháp/ Giải pháp khắc phục lạm phát:
Đối với mỗi một quốc gia việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế luôn được
đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều cách để kìm chế lạm phát được áp dụng bao gồm:
- Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông:
+ Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị
trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các ngân hàng với nhau.
+ Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các
ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết lOMoARcPSD| 49221369
khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
+ Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ
có giá cho các ngân hàng thương mại.
+ Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
+ Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
+ Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội,
tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông:
+ Khuyến khích tự do mậu dịch + Giảm thuế
+ Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu
- Đi vay viện trợ nước ngoài - Cải cách tiền tệ
II/ LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY, TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
1. Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới hiện nay.
1.1. Lạm phát – nỗi ám ảnh của kinh tế toàn cầu năm 2023.
Trên toàn cầu, tình hình lạm phát đang có xu hướng hạ nhiệt. Tuy nhiên, các nhà
phân tích nhận định vẫn có nguy cơ xảy ra một làn sóng lạm phát tăng mạnh do
xung đột địa chính trị và gián đoạn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, thị trường lao
động mạnh hơn dự báo cũng có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, từ đó đẩy giá cả leo thang. lOMoARcPSD| 49221369
Dù đã bước sang năm 2024, nhưng nền kinh tế toàn thế giới vẫn đang chịu tác
động từ năm 2023. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn
cầu sẽ không quá 2,1% trong năm nay.
2023 cũng là năm thế giới tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát. Điểm
sáng là theo IMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022
xuống còn 5,9% năm 2023 và xu thế này sẽ tiếp tục xuống còn khoảng 4,8% năm 2024.
Tuy vậy, lạm phát cao, bất ổn giá cả do ảnh hưởng từ các điểm nóng xung đột vẫn
khiến câu chuyện phục hồi còn khá chậm và nhiều rủi ro.
New York - thành phố thu hút đông khách du lịch nhất tại Mỹ. Tuy nhiên theo
thống kê, lượng khách quốc tế năm nay mới chỉ bằng hơn 70% thời trước dịch.
New York chỉ là câu chuyện điển hình của nhiều thành phố du lịch khác: hậu
COVID-19, lại gặp lạm phát cao.
"Chúng tôi đang hồi phục và năm sau sẽ tốt hơn. Tôi biết du khách phải thắt chi
tiêu do lạm phát tác động. Nên chúng tôi sẽ không quá chú trọng vào số lượng du
khách. Bây giờ phải tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của thành
phố", ông Fred Dixon, Chủ tịch Tổ chức Du lịch và Hội nghị New York, Mỹ, cho biết.
Lạm phát cao là nỗi ám ảnh với kinh tế toàn cầu trong năm 2023.
Hãng Reuters thống kê đến tháng 12, các ngân hàng trung ương thế giới đã phải
tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm cơ bản để chống lạm phát. Riêng Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (FED) góp tới 4 lần tăng.
"Khi nào chúng tôi cảm thấy thoải mái rằng lạm phát đã giảm và nó giảm thực sự
thì mới tính tới hạ lãi suất, nhưng vẫn còn nhiều bất trắc trong cuộc họp tới và cả
năm sau", Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhận định.
Năm 2023 chứng kiến 5 ngân hàng của Mỹ phá sản. Còn với người tiêu dùng, họ
vừa phải đối mặt với lạm phát cứng đầu, lãi suất vay tiêu dùng cao và xăng dầu
tăng giá. OPEC+ tuyên bố giảm sản lượng dầu, xung đột giữa Israel và Hamas nổ
ra khiến dầu thô có lúc lên tới hơn 90 USD/thùng. lOMoARcPSD| 49221369
"Ai mà biết cuộc xung đột Israel - Hamas sẽ đi theo hướng nào? Đối với tôi, điều
đó sẽ giữ giá dầu tăng trong một thời gian", ông Robert Yawger, Trưởng Bộ phận
Phân tích Năng lượng của Mizuho, nêu quan điểm.
Đến gần thời điểm cuối năm, giá dầu đã giảm và ổn định quanh ngưỡng hơn 70
USD/thùng. Các nhà đầu tư cho rằng, nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm khi các nền
kinh tế lớn hạ cánh mềm vào năm 2024. Còn cuộc xung đột tại Trung Đông có thể không lan rộng.
"Nếu nó lan rộng như cuộc chiến Yom Kippur thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị
trường và dẫn tới suy thoái như năm 1973. Khi đó là vấn đề lớn. Nhưng chúng tôi
tiên lượng, điều đó sẽ không xảy ra trong cuộc xung đột lần này", ông Sam Stovall,
Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược, Công ty CFRA, Mỹ, cho hay.
Giới phân tích dự đoán, năm sau lạm phát sẽ về mức từ 2,1 - 2,5%. Nếu đúng như
vậy, FED hoàn toàn có thể hạ lãi suất sớm hơn và nhiều lần hơn dự kiến. Cùng với
Mỹ, khu vực châu Âu và các nền kinh tế mới nổi cũng có thể có động thái tương tự.
Một nền kinh tế toàn cầu "bình thường" hơn trong năm mới là điều nhiều nhà phân
tích và giới đầu tư mong chờ.
Phân mảnh kinh tế - nguy cơ mới trong quá trình phục hồi
Xung đột, căng thẳng chính trị an ninh ở nhiều nơi trên thế giới đang tác động rõ
rệt tới kinh tế toàn cầu, tạo ra nguy cơ mang tính hệ thống trong quá trình kinh tế
thế giới phục hồi - đó là phân mảnh kinh tế, biểu hiện ở việc thương mại toàn cầu
ước tính sụt giảm 5% so với năm ngoái. Lo ngại về hiện tượng bảo hộ ở một số
khu vực xuất hiện, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục. Điều này đã được nhiều tổ
chức như Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề cập vào cuối năm.
"Có một nguy cơ thực sự về sự phân mảnh - một sự rạn nứt lớn trong hệ thống kinh
tế và tài chính thế giới", Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterrez nhấn mạnh.
Cạnh tranh thương mại giữa các cường quốc, xung đột vũ trang bùng phát tại nhiều
nơi, từ xung đột Nga - Ukraine đến Israel - Hamas, lạm phát tăng cao đã phủ bóng
tăng trưởng toàn cầu trong suốt 1 năm qua. Cùng với đó là những lo ngại về sự xói
mòn niềm tin vào quá trình toàn cầu hóa. lOMoARcPSD| 49221369
"Những cuộc khủng hoảng kép, đại dịch và xung đột cũng như khả năng ứng phó
của chúng ta trước các vấn đề đó ngày càng phức tạp hơn bởi rủi ro ngày một tăng,
sự phân mảnh của kinh tế thế giới thành các khối, với những sự khác biệt về tiêu
chuẩn thương mại và công nghệ, hệ thống thanh toán tiền tệ dự trữ", bà Kristalina
Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho hay.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo nếu không kiểm soát được tình
trạng gia tăng các biện pháp thương mại đơn phương sẽ khiến nền kinh tế thế giới
tách biệt thành 2 khối thương mại, dẫn đến GDP toàn cầu suy giảm.
"Chúng tôi cho rằng việc chia thành 2 khối về lâu dài sẽ dẫn đến giảm 5% GDP
toàn cầu và mất khoảng 12 - 14% đối với các thị trường mới nổi và các nước đang
phát triển. Đây là lý do tại sao chúng tôi cảnh báo chống lại sự phân mảnh", bà
Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhận định.
Lo ngại đã xuất hiện, về việc các tính toán địa chính trị không chỉ cản trở sự hợp
tác toàn cầu, mà còn đồng thời tác động chia rẽ nền kinh tế thành các khối cạnh tranh gay gắt.
Dù có lo ngại, nhưng theo các chuyên gia, đây mới chỉ là hiện tượng tạm thời và
trước mắt, đặt ra một số thách thức ngắn hạn. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
vẫn sẽ là xu thế khách quan. Về lâu dài, nhiều ý kiến nhận định, toàn cầu hóa có
thể điều chỉnh, theo hướng cân bằng giữa hội nhập với tự chủ chiến lược; giữa
tham gia cuộc chơi chung với nâng cao khả năng chống chịu bên trong từng quốc gia, từng nền kinh tế.
Việt Nam đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong khu vực
Đối với Việt Nam, GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước. Con số
đã được Tổng cục Thống kê công bố. Dù thấp hơn mục tiêu 6,5%, nhưng cao hơn
nhiều nước trong khu vực và thế giới, là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sụt giảm.
Năm nay, công nghiệp và xây dựng tiếp tục đối diện nhiều khó khăn trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu suy giảm. Riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, là mức
tăng thấp nhất trong 13 năm.
Dù vậy, sự phục hồi tốt của các hoạt động thương mại, tiêu dùng, du lịch đã bù đắp
tích cực. Khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất, hơn 62% vào giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. lOMoARcPSD| 49221369
"Bất chấp cú sốc mạnh giáng xuống nền kinh tế, tiêu dùng tư nhân vẫn phục hồi
tốt. Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ, một chỉ số nói lên tiêu dùng cá nhân, ổn
định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8", ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế
trưởng Ngân hàng Thế giới, đánh giá.
Trong khi đó, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển
châu Á tại Việt Nam, cho rằng việc giữ mức tăng trưởng trên 5% là rất ấn tượng.
Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế tiếp tục thể hiện sự chống chịu tốt
trước các biến động của nền kinh tế toàn cầu. Đây là tín hiệu rất khả quan so với
các nền kinh tế có độ mở lớn, theo hướng xuất khẩu như Thái Lan, Malaysia.
Giá cả ổn định, ít biến động của nhiều hàng hóa thiết yếu là điều nhiều người dân
cảm nhận rõ, nhất là trong đợt cuối năm vừa qua.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2023 tăng 3,25% so với năm trước, thấp hơn
đáng kể so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 4%. Kinh tế vĩ mô ổn định được giữ
vững là những nền móng vững vàng cho nền kinh tế.
Cùng với những kỳ vọng vào chính sách điều hành linh hoạt trong năm 2024, việc
quyết liệt hơn trong cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ tiếp tục giúp Việt
Nam là điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư quốc tế.
(Nguồn: bản tin thời sự Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam VTV1)
1.2. Dự báo lạm phát tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới năm 2024.
Năm 2024, lạm phát bình quân toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống 5,8%, từ mức
6,8% của năm 2023. IMF nhận định áp lực giá cả trên thế giới sẽ giảm bớt khi các
quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, giá năng lượng giảm, cùng với thị trường lao động mạnh. lOMoARcPSD| 49221369
Đồ thị thông tin dưới đây thể hiện dự báo lạm phát tại các quốc gia/vùng lãnh
thổ trên thế giới năm 2024, dựa trên dự báo mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). lOMoARcPSD| 49221369
Venezuela, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, được dự báo ghi nhận lạm
phát lên tới 230% năm 2024 – mức cao nhất thế giới. Suốt thập kỷ qua, quốc gia
này đối mặt tình trạng siêu lạm phát, thậm chí lên tới 9.586% vào năm 2019. Kể từ
khi Mỹ nới lỏng một số cấm vận với Venezuela vào năm ngoái, lạm phát tại nước
này đã giảm đáng kể nhờ chi tiêu của chính phủ giảm và quá trình đôla hóa nền
kinh tế được đẩy mạnh, từ đó giúp đồng nội tệ bolivar tăng giá.
Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm lại được nhận định sẽ là nguyên nhân giúp giảm
lạm phát về mức 2,6% năm 2024. Con số này gần với mức mục tiêu lạm phát 2%
của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi liên tục tăng lãi suất trong năm qua. Dù
Fed đã phát tín hiệu rằng những điều tồi tệ nhất đã qua, nhưng nền kinh tế lớn nhất
thế giới vẫn tiềm ẩn những nguy cơ có thể đẩy lạm phát tăng lên. Tính tới tháng
11/2023, lượng tiền tiết kiệm dư thừa (excess savings) cộng dồn của các hộ gia
đình Mỹ là 290 tỷ USD và số tiền này có thể tiếp tục đẩy nhu cầu tiêu dùng và từ
đó kéo lạm phát đi lên.
Tại châu Âu, lạm phát của các nền kinh tế phát triển được dự báo ở mức bình quân
3,3% trong năm nay. Giá khí đốt giảm và tăng trưởng GDP chậm lại có thể giúp
kìm hãm lạm phát tại khu vực này.
Ở châu Á, Trung Quốc đang đối mặt tình trạng giảm phát do cuộc khủng hoảng bất
động sản. Trong bối cảnh hoạt động kinh tế ảm đạm, ngành sản xuất suy giảm và
niềm tin của người tiêu dùng xuống thấp, lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới được dự báo là 1,7% năm 2024.
Việt Nam được dự báo ghi nhận lạm phát 3,4% năm 2024. Con số này thấp hơn
mức lạm phát mục tiêu đã được Quốc hội thông qua cho năm nay là từ 4%-4,5%.
Năm 2023, lạm phát bình quân của Việt Nam tăng 3,25%.
2. Tác động của lạm phát ở các nước trên thế giới đến Việt Nam. lOMoARcPSD| 49221369
Kinh tế Việt Nam năm 2023 và các tháng đầu năm 2024 diễn ra trong bối cảnh
kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đã tác động tiêu cực tới
quá trình phục hồi, phát triển kinh tế và ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Nhiều
quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam tăng trưởng chậm lại, nợ công
tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động trực tiếp tới quốc gia có độ mở kinh tế lớn
như Việt Nam. Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính
phủ, tăng trưởng kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn
định, lạm phát được kiểm soát trong tầm mục tiêu, các cân đối lớn được đảm bảo,
là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
2.1. Đánh giá lạm phát Viêt Nam năm 2023 và quý I/2024̣
Trước sức ép lớn của lạm phát và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, Viêt ̣
Nam vẫn đạt được kết quả tích cực trong kiểm soát lạm phát năm 2023. Tính
chung cả năm, lạm phát bình quân tăng 3,25% so với năm 2022, dưới
ngưỡng mục tiêu mà Quốc hội đặt ra và là năm thứ 9 liên tiếp Việt Nam
kiểm soát lạm phát thành công dưới ngưỡng 4%, góp phần đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Nhờ đó, năm 2023,
cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P, Moody’s và Fitch Ratings tiếp tục
đánh giá tích cực, xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, trong đó Fitch
Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức
BB lên mức BB+ “Triển vọng ổn định”; S&P và Moody’s giữ mức xếp hạng
tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (tương ứng là BB+ “Triển vọng ổn định”;
Ba2 “Triển vọng tích cực”). Trong quý I/2024, lạm phát tiếp tục được kiểm
soát với mức tăng bình quân 3,77% so với bình quân cùng kì. Đây là những
tín hiệu tích cực, tiếp tục củng cố niềm tin của các tổ chức trong và ngoài
nước về triển vọng của nền kinh tế, việc thực thi các chính sách linh hoạt,
sáng tạo, kịp thời và hiệu quả của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Trong giỏ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một số nhóm hàng có
mức tăng cao so với mức tăng bình quân 5 năm giai đoạn 2018 - 2022 như
giáo dục, nhà ở, văn hóa, giải trí; riêng nhóm hàng giao thông giảm giá khá mạnh. (Hình 1, 2) lOMoARcPSD| 49221369
Hình 1: Lạm phát năm 2023 - quý I/2024 và bình quân 5 năm giai đoạn 2018 - 2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 2: Tỉ trọng đóng góp của các nhóm hàng trong CPI bình quân năm 2022 - quý
I/2024 (Đơn vị tính: %)
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả lOMoARcPSD| 49221369
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 và quý I/2024 tăng lần lượt là 4,16% và
2,81% so với bình quân cùng kì, cao hơn nhiều so với mức bình quân lạm phát cơ
bản 5 năm giai đoạn 2018 - 2022 (1,84%). Mặt bằng giá cả năm 2023 và quý
I/2024 đều chịu sức ép tăng cao so với các giai đoạn trước; riêng giá nhóm hàng
giao thông năm 2023 và quý I/2024 giảm đã góp phần làm chậm lại xu thế tăng của lạm phát.
2.2. Nguyên nhân làm gia tăng lạm phát tại Việt Nam.
Sự gia tăng chi phí đầu vào gây lạm phát chi phí đẩy. Trong năm 2023 và quý
I/2024, chi phí sản xuất của nền kinh tế tiếp tục tăng, do chi phí của hầu hết các
đầu vào sản xuất đều tăng tương đối. Cụ thể: Năm 2023 và quý I/2024 so với cùng
kì, chỉ số giá cước vận tải lần lượt là 127,89% và 115,49% (năm 2022 là 108,36%),
trong đó, dịch vụ vận tải đường hàng không lần lượt là 236,26% và 185,44% (năm
2022 tăng 135,84%); chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất sau khi
giảm 1,88% trong năm 2023 thì đã tăng nhe ̣ 1,25% trong quý I/2024, chủ yếu do
chỉ số giá nguyên nhiên vât liê ̣ u dùng cho sản xuất công nghiê ̣ p chế biến, chế
tạo ̣ tăng 1,5% (năm 2023 giảm 2,98%).
Giá nhiều mặt hàng thiết yếu bao gồm lương thực, thực phẩm... đều tăng cao so với
các năm trước. Cụ thể, trong năm 2023 và quý I/2024, giá nhóm hàng ăn - dịch vụ
ăn uống tiếp tục tăng khá mạnh, lần lượt là 3,44% và 3,53%, tác đông làm CPI ̣
chung tăng 1,15 và 1,18 điểm phần trăm (chiếm tỉ trọng khoảng 1/3 mức tăng CPI
chung); nhà ở và vât liê ̣ u xây dựng tăng 6,58% và 5,4%, tác đô ̣ ng làm CPI
chung ̣ tăng 1,24 và 1,02 điểm phần trăm (chiếm tỉ trọng 38% và 27% mức tăng
CPI chung). Như vây, tính riêng hai nhóm hàng này đã chiếm tỉ trọng khoảng 70%
tổng ̣ mức tăng CPI bình quân năm 2023 và quý I/2024. Thêm vào đó, môt số
nhóm ̣ hàng dịch vụ công do Nhà nước quản lí như giá y tế, giáo dục thực hiên điều
chỉnh ̣ tăng giá theo lô trình khiến chỉ số giá nhóm giáo dục và y tế đều tăng (trong
quý ̣ I/2024 so với cùng kì, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 9,02%, chỉ số giá nhóm
thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,51%. Tính chung, tác đông làm CPI tăng 0,91 điểm phần ̣ trăm).
Tỉ giá tăng làm tăng giá hàng hóa qua kênh nhâp khẩu. Theo đó, so với cuối năm ̣
2022, tỉ giá trung tâm tăng khoảng 1%, tỉ giá trung bình của ngân hàng thương mại
(NHTM) tăng khoảng 2,77%, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng khoảng lOMoARcPSD| 49221369
4,25%. Tính chung cả năm 2023, chỉ số giá USD bình quân tăng 1,86% so với
cùng kì. Trong quý I/2024, tỉ giá trung tâm tăng khoảng 0,57%, tỉ giá tại các
NHTM tăng khoảng 2,25%, tỉ giá USD/VND tăng 2,77% so với cuối năm 2023.
Dưới tác đông điều chỉnh chính sách tiền tê ̣ và nhu cầu USD của các doanh
nghiệp ̣ nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, chỉ số USD đã tăng khá mạnh, lần lượt là 1,86% và 3,97%.
2.3 Các yếu tố kiềm chế tốc đô tăng của lạm phát ̣
Giá nhập khẩu hàng hóa nhìn chung giảm ở hầu hết các măt hàng. Là nền kinh tế ̣
có độ mở lớn và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu bên
ngoài, do đó, các hoạt động của nền kinh tế khá “nhạy” với các cú sốc kinh tế toàn
cầu. Thời gian qua, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với sức ép lạm phát cao và rủi ro
suy thoái; các căng thẳng địa chính trị cũng ảnh hưởng đến biến đông giá cả hàng ̣
hóa trên thị trường; đặc biệt, nhiều nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ
thông qua tăng lãi suất, gây áp lực điều chỉnh tăng tỉ giá, lãi suất trong nước. Tuy
nhiên, do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu châm lại, nguồn cung hàng hóa cũng được ̣
khôi phục tốt hơn sau đại dịch Covid-19, do đó, măt bằng giá cả hàng hóa toàn cầu ̣
ở mức thấp hơn so với năm 2022, tạo điều kiên để giá nhâ ̣ p khẩu hàng hóa
vào ̣ Viêt Nam cũng thấp hơn, góp phần hạn chế các yếu tố hình thành lạm phát
qua ̣ kênh nhâp khẩu. Cụ thể so với cùng kì, chỉ số giá nhập khẩu năm 2023 và
quý ̣ I/2024 giảm 4,73% và 1,75%, trong đó, chủ yếu là các mặt hàng nhiên liệu
như xăng dầu, than đá, khí đốt hóa lỏng, sắt, thép, phân bón... giảm mạnh từ 10 - 30%.
Mặt bằng lãi suất giảm góp phần giảm chi phí sản xuất cho các hoạt đông của nền ̣
kinh tế (Bảng 1). Tính đến ngày 29/3/2024, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với
cuối năm 2023; huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối
năm 2023; các mức lãi suất cho vay và huy đông cũng giảm, góp phần khuyến ̣
khích đầu tư và tiêu dùng. (Tính đến hết tháng 3/2024, lãi suất tiền gửi bình quân
các giao dịch mới phát sinh của hệ thống khoảng 3%/năm, giảm 0,5%/năm so với
cuối năm 2023. Lãi suất cho vay bình quân các giao dịch mới phát sinh là
6,5%/năm, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2023).
Bảng 1: Môt số chi phí sản xuất của nền kinh tế giai đoạn 2019 - quý I/2024̣ Đơn vị tính: % lOMoARcPSD| 49221369
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh chịu sức ép tăng giá từ các yếu tố nôi tại và các ̣
yếu tố bên ngoài, lạm phát Viêt Nam thời gian qua vẫn được kiểm soát trong tầm ̣
mục tiêu. Thành công trong kiểm soát lạm phát là sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả
giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và kiểm soát giá. Tuy vây, vẫn còn một ̣
số tồn tại, hạn chế trong kiểm soát lạm phát như: (i)
Lạm phát măc dù được kiểm soát trong ngưỡng mục tiêu nhưng biến đô ̣
ng lạm ̣ phát khá bất ổn so với các giai đoạn trước. Lạm phát cơ bản có xu
hướng tăng cao suốt từ đầu năm 2021 đến đầu năm 2023 và từ giữa năm 2022 đến
nay, lạm phát cơ bản luôn cao hơn mức lạm phát chung; tính bất ổn định của lạm
phát cơ bản trong giai đoạn 2021 - quý I/2024 cũng cao hơn rất nhiều (gấp hơn 3
lần) so với giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát biến đông mạnh và có tính bất ổn gia
tăng gây khó ̣ khăn lớn cho công tác dự báo và điều hành chính sách, đồng thời, có lOMoARcPSD| 49221369
thể ảnh hưởng đến tâm lí tiêu dùng và niềm tin đối với tính hiêu quả của chính
sách tiền tê ̣ . (Bảng ̣ 2)
Bảng 2: Độ bất ổn định của lạm phát bình quân và lạm phát cơ bản
giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - quý I/2024
Nguồn: ThS. Vũ Thị Huyền Trang
Viên Chiế n lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chínḥ (ii)
Công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đối măt với nhiều vấn đề khó
khăn, ̣ sức ép như cùng lúc phải chịu tác đông kép giữa thay đổi chính sách điều
hành của ̣ các nước trên thế giới, biến đông giá cả hàng hóa cơ bản toàn cầu, và viê ̣ c thực ̣ hiên lô ̣
trình điều chỉnh giá nhiều mă ̣ t hàng thiết yếu (điê ̣
n, nước…), giá dịch vụ ̣ công, điều chỉnh lương... ở trong nước, thêm nữa,
các chính sách vĩ mô góp phần kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng cần phải
hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những vấn đề này đòi hỏi chính
sách điều hành giá, công tác kiểm soát lạm phát phải luôn chủ đông, bám sát, thay
đổi linh hoạt phù hợp với ̣ tình hình thực tiễn; sẵn sàng các kịch bản và giải pháp