Làm rõ mối quan hệ giữa lý luận dạy học đại học với các khoa học khác | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Làm rõ mối quan hệ giữa lý luận dạy học đại học với các khoa học khác | Học viện Báo chí và Tuyên truyền được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 37186047
LÀM RÕ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ LUẬN DẠY HỌC
ĐẠI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC TS. Lê Thị Anh
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lý luận dạy học đại học là một môn khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu,
nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hệ thống thuật ngữ riêng...Song nó
cũng có quan hệ mật thiết với một số bộ môn khoa học khác như: Giáo dục học, Triết
học, Tâm lý học, Sinh lý học,Xã hội học…
1. Với Giáo dục học
Giáo dục học là khoa học giáo dục con người. Quá trình giáo dục và những vấn đề
liên quan đến giáo dục con người là đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học. Cấu trúc
của quá trình giáo dục bao gồm: mục đích của giáo dục, chủ thể giáo dục, đối tượng
giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục…
Lý luận dạy học đại học nằm trong hệ thống các khoa học giáo dục và trong hệ
thống các chuyên ngành Lý luận dạy học. Mối quan hệ giữa Giáo dục học với Lý luận
dạy học đại học như mối quan hệ giữa “bà” và “cháu”. Giáo dục học Lý luận Lý luận dạy học giáo dục Lý luận Lý luận Lý luận Lý luận dạy học đại dạy học dạy học đại dạy học … cương phổ thông học nghề 1 lOMoAR cPSD| 37186047
Giáo dục học là cơ sở khoa học chung của Lý luận dạy học đại học. Trên nền tảng
của Giáo dục học, Lý luận dạy học đại học sẽ triển khai những nôi dung cụ thể phù hợp
với nhiệm vụ dạy học đại học của mình.
2. Với triết học Mác – Lênin
Trong Triết học Mác – Lênin có những nội dung như: lý luận nhận thức, chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người,
nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn toàn, mà là một quá trình
nhờ đó tư duy mãi mãi và không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự tiến đến gần đó diễn
ra theo con đường mà Lênin đã tổng kết: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lí, của sự nhận thức thực tại khách quan". Cơ sở, động lực và mục đích của toàn
bộ quá trình này là thực tiễn. Thực tiễn cũng đồng thời là tiêu chuẩn của chân lí.
Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin bao gồm 2 nguyên lý cơ bản,
6 cặp phạm trù và 3 quy luật cơ bản. Hai nguyên lý cơ bản là: nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến, nguyên lý về sự phát triển. Ba quy luật cơ bản là: quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định. Sáu cặp phạm
trù là: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, nguyên
nhân và kết quả, khả năng và hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên.
Triết học Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận của Lý luận dạy học đại học. Nó
vũ trang cho Lý luận dạy học đại học những quan điểm khoa học trong việc nhìn nhận
các hiện tượng trong quá trình dạy học đại học.
Nguyên lý về sự phát triển giúp nhà nghiên cứu Lý luận dạy học đại học, giảng
viên, sinh viên nhận thức quá trình giáo dục đại học theo xu hướng vận động phát triển,
tránh được cái nhìn phiến diện. Nó là cơ sở khoa học để hình thành tư tưởng lạc quan
trước những khó khăn, thất bại trong công việc, vững tin vào tương lai. 2 lOMoAR cPSD| 37186047
Nhà nghiên cứu nhận thức được quy luật chung sẽ hiểu rõ hơn về quy luật của quá
trình dạy học đại học. Từ đó có thể chủ động vận dụng quy luật, tạo ra những điều kiện
thuận lợi, hoặc hạn chế tác hại của quy luật để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Triết học Mác – Lê nin cũng giúp ích cho việc nhận thức những mâu thuẫn trong
quá trình dạy học đại học, biết phân loại mâu thuẫn, có các biện pháp để giải quyết mâu
thuẫn thích hợp. Nó cho thấy rằng phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn.
Trong quá trình giáo dục, chúng ta phải tích lũy về lượng để thực hiện biến đổi về
chất. (Dân gian Việt Nam có câu: Tích tiểu thành đại, Góp gió thành bão, Có công mài
sắt có ngày nên kim). Trong quá trình học tập, sinh viên phải khắc phục khuynh hướng
chủ quan, duy ý chí, muốn có các bước nhảy vọt nhanh chóng liên tục. Mặt khác, họ
cần phải khắc phục tư tưởng hữu khuynh, ngại khó khăn, lo sợ không dám thực hiện
những bước nhảy vọt khi đã chín muồi. Khi có thời cơ, họ cần kiên quyết thực hiện
“bước nhảy” để giành thắng lợi.
Khi xem xét sự vận động phát triển của quá trình dạy học đại học, chúng ta phải
xem xét nó trong quan hệ cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu. Con
người phải tôn trọng tính khách quan, chống phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa không
có chọn lọc. Nhà giáo cần bênh vực, ủng hộ cái mới, tin tưởng vào cái mới tiến bộ. Khi
có những bước thoái trào cần xem xét kỹ lưỡng, phân tích nguyên nhân, tìm cách khắc
phục để từ đó có niềm tin tưởng vào thắng lợi.
3. Với Tâm lý học
Tâm lý học là khoa học về tâm lý con người. Nó nghiên cứu những trạng thái cảm
xúc, thế giới tinh thần, tư tưởng, ý chí...của con người. Nó cũng quan tâm đến sự chi
phối của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và
những tiến trình tâm thần của con người...
Các lý thuyết cơ bản trong Tâm lý học như thuyết Nhu cầu, thuyết Hành vi, thuyết
Phân tâm…đều rất hữu ích đối với nhà giáo cũng như nhà nghiên cứu Lý luận dạy học đại học. 3 lOMoAR cPSD| 37186047 Ví dụ:
Trong thuyết Nhu cầu, Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu gồm 5 bậc : sinh lý, an toàn,
xã hội, tôn trọng, tự thể hiện như sau: Tự thể hiện Tôn trọng Xã hội An toàn Sinh lý
Đối với thuyết Nhu cầu, người ta đã thấy được rằng, muốn đạt được hiệu quả
trong quá trình giáo dục đại học, cần nắm được hệ thống nhu cầu của đối tượng và tác động vào nhu cầu.
Để sinh viên có thể học tập tích cực, tự tin cần đặc biệt quan tâm đến những nhu
cầu cơ bản của các em. Đảm bảo những điều kiện cần thiết về vật chất và môi trường
giáo dục thân thiện là tối cần thiết đối với sinh viên. Thuyết Nhu cầu cũng giúp nhà
nghiên cứu thấy được cần phải tôn trọng người học, tạo mọi điều kiện để người học có
điều kiện thể hiện mình và khẳng định được năng lực của bản thân…
Đối với thuyết Nhu cầu, người ta đã thấy được rằng, muốn đạt được hiệu quả trong
quá trình giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, cần nắm được hệ thống nhu
cầu của đối tượng và tác động vào nhu cầu. Để sinh viên có thể học tập tích cực, tự tin
cần đặc biệt quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của các em. Đảm bảo những điều kiện
cần thiết về vật chất và môi trường giáo dục thân thiện là rất cần thiết đối với sinh viên.
Thuyết Nhu cầu cũng giúp nhà nghiên cứu thấy được cần phải tôn trọng người học, tạo 4 lOMoAR cPSD| 37186047
mọi điều kiện để người học có điều kiện thể hiện mình và khẳng định được năng lực của bản thân…
Trong công trình “Giáo trình Tâm lý học sư phạm Đại học”, PGS, TS Huỳnh Văn
Sơn cũng cho thấy mối quan hệ giữa Tâm lý học và Lý luận dạy học đại học. Trong Lời
nói đầu của cuốn sách có những đoạn:
“Tâm lý học sư phạm Đại học là một chuyên ngành khá mới của Tâm lý học. Tuy
nhiên những thành tựu và những ứng dụng thực tiễn đã minh chứng cho sự hữu dụng
đích thực của nó trong hoạt động giảng dạy tại nhà trường Cao đẳng, Đại học. Dựa trên
cơ sở của Tâm lý học Sư phạm Đại học, việc giảng dạy những kiến thức cũng như hình
thành những kỹ năng và chuẩn bị những kỷ xảo cho sinh viên - một đối tượng học tập
đặc thù sẽ thực sự có đường hướng và mang tính kỹ thuật đích thực.” “Không thể
phủ nhận rằng việc giảng dạy ở bậc Cao đẳng, Đại học vốn dĩ là một hoạt động phức
tạp. Cái phức tạp ấy thể hiện trong cái nhìn tương tác giữa hai chủ thể khi mà cái tôi đã
“trưởng thành” và “tỏa sáng”. Việc thể hiện đúng nghĩa tính tổ chức trong hoạt động
giảng dạy và chủ động trong hoạt động học tập - hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Những luận điểm này là đối tượng và cũng đồng
thời là đích đến của Tâm lý học Sư phạm Đại học.”
“ Thực tế luôn yêu cầu cao và chất lượng giảng dạy tại các trường Đại học, Cao
đẳng cũng không ngừng được yêu cầu cao. Song song với việc cải tiến về cơ sở vật
chất, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo thì việc đầu tư về “con người” trong giảng
dạy là điều hết sức cần thiết. Góp phần cùng với nhiệm vụ chung là hỗ trợ các giảng
viên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm giảng dạy ở Cao đẳng, Đại học thì Tâm lý
học sư phạm dưới góc độ của mình đã đem đến những hành trang về các kiến thức tâm
lý tuổi thanh niên sinh viên và tuổi trưởng thành, chỉ rõ các cơ sở tâm lý của việc tiến
hành hoạt động dạy và hoạt động học cũng như phân tích đặc điểm nghề nghiệp của
người cán bộ giảng dạy và phác thảo mô hình nhân cách của người giảng viên. Đó chính
là những cơ sở quan trọng của một nghề nghiệp mang tính khoa học và ứng dụng”. 4. Với Sinh lý học 5 lOMoAR cPSD| 37186047
Sinh lý học nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể
các sinh vật sống. Nó xem xét, nghiên cứu, tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của tất cả
các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật.
Sinh lý học được coi là cơ sở khoa học tự nhiên của Lý luận dạy học đại học. Sinh
lý học nói chung và sinh lý học thần kinh cao cấp giúp cho việc xây dựng cơ sở sinh lý
học cho các nguyên tắc, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học đại học.
Ví dụ 1: Hoạt động dạy học phải vừa sức với sinh viên chính là nguyên tắc dạy
học được xây dựng trên cơ sở cấu tạo thần kinh cũng như những yếu tố sinh lý khác
của lứa tuổi từ 19-25 tuổi.
Dạy học vừa sức có nghĩa là trong quá trình dạy học, những yêu cầu, nhiệm vụ học
tập phải phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của sinh
viên mà họ có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực.
Ví dụ 2: Sinh lý học nói rõ về cấu tạo, cơ chế hoạt động của bộ não người. Trong
có có đặc trưng cấu tạo và hoạt động của thùy não phải, thùy não trái. Khi ghi nhớ thông
tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa chức năng
của bộ não, đó là não trái. Còn não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp
điệu, màu sắc, không gian…chúng ta chưa sử dụng tới. Điều đó là rất lãng phí một tiềm
năng thiên bẩm của con người.
Từ cấu trúc và chức năng của não người mà Sinh lý học đã phát hiện ra, chúng ta
có thể vận dụng vào quá trình dạy học Đại học. Làm sao để phát huy tiềm năng tối đa
của bộ não sinh viên? Phương pháp dạy học nào là tối ưu nhất cho tiềm năng này? "
Câu trả lời là phương pháp Sơ đồ tư duy. Đây là phương pháp giúp chuyển tải thông tin
vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép
đặc biệt. Nó dùng màu sắc, đường nét, hình ảnh để mô tả ý tưởng, mở rộng, đào sâu tri thức.
Khi xây dựng sơ đồ tư duy, não trái đóng vai trò thu thập các dữ liệu mang tính
logic như số liệu, não phải đóng vai trò thu thập dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng… 6 lOMoAR cPSD| 37186047
Thực tế đã chứng minh rằng, phương pháp sơ đồ tư duy rất phù hợp với đặc
trưng sinh lý lứa tuổi sinh viên, khi bộ não gần như đã hoàn thiện so với lứa tuổi
phổ thông và tiểu học. Khi sử dụng phương pháp này, trong một chừng mực nào đó,
giảng viên cũng là "nhà sinh lý học".
5. Với Xã hội học
Xã hội học, hiểu một cách chung nhất, là khoa học nghiên cứu về xã hội loài
người. Xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu đời sống xã hội, sự biến đổi
xã hội, các quy luật hoạt động và phát triển xã hội cũng như các mối quan hệ xã hội.
Nó nghiên cứu sự vận động, tương tác và phát triển của các cấu trúc xã hội cũng
như các quan hệ xã hội tương ứng. Những mối quan hệ xã hội, hành động xã hội của
con người cũng rất được lưu tâm…
Những vấn đề của Xã hội học kể trên đều là những nguồn quan trọng phục vụ
cho việc nghiên cứu Lý luận dạy học đại học. Những kiến thức của Xã hội học giúp
cho Lý luận dạy học đại học giải quyết những vấn đề về mục đích, nội dung dạy học
cũng như nghiên cứu sự tác động qua lại giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã
hội trong việc chăm lo, trau dồi, nâng cao trình độ học vấn cho sinh viên nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục xã hội: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Các công trình nghiên cứu cụ thể của Xã hội học về vấn đề đặc trưng văn hóa
của các nhóm dân cư khác nhau, trong đó có nhóm dân cư sinh viên đều rất hữu ích
cho việc nghiên cứu của Lý luận dạy học đại học. Nhà nghiên cứu hiểu rõ về đặc
trưng văn hóa của nhóm dân cư sinh viên, tức là hiểu rõ về đối tượng dạy học ở đại
học, thì có thể đề ra nội dung, các hình thức, phương pháp dạy học đại học… một cách hợp lý.
Một trong những quy luật của quá trình dạy học đại học là tính quy định của xã
hội đối với quá trình dạy học đại học. Những nghiên cứu về xã hội hiện đại của Xã
hội học rất có ích đối với giảng viên, sinh viên, nhà nghiên cứu Lý luận dạy học đại
học. Một khi họ hiểu rõ yêu cầu của xã hội hiện đại thì họ sẽ biết cách để đáp ứng 7 lOMoAR cPSD| 37186047
được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với nền giáo dục đại học. Xã hội hiện đại đang
có xu thế đề cao vai trò, vị trí của giáo dục – đào tạo, coi trọng nền “kinh tế tri thức”.
Các nước trên thế giới đều coi giáo dục – đào tạo là nhân tố hàng đầu quyết định sự
phát triển nhanh và bền vững. Có ý kiến cho rằng: “Giáo dục là chìa khóa vàng để
tiến vào tương lai. Một dân tộc kém cũng có thể phát triển đi lên nếu biết đầu tư vào
vốn con người của nó.” Xã hội hiện đại ngày nay đang đặt ra yêu cầu rất cao đối với
nguồn nhân lực. Giáo dục đào tạo đại học phải góp phần to lớn đáp ứng yêu cầu này
của xã hội. Từ đó cũng thấy được rằng: giáo dục ở trường đại học, cao đẳng phải
thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Giáo dục đại
học nếu không gắn kết với xã hội, không hiểu biết về xã hội sẽ là một nền giáo dục sai lầm.
Lý luận dạy học đại học còn có mối liên hệ với các khoa học khác như Toán
học, Logic học, Điều khiển học, Lý luận dạy học các bộ môn ở đại học như Lý luận
dạy học Toán, Lý luận dạy học Triết học …Song trên đây là những mối liên hệ dễ
thấy nhất, sâu sắc nhất. Hy vọng chúng tôi còn có dịp trình bày vấn đề một cách sâu
rộng hơn nữa trong một dịp khác. 8