Làng kẻ vẽ - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Làng kẻ vẽ - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.
Giới thiệu chung về làng 1. Tên gọi của làng -
Làng Đông Ngạc (tên nôm là làng Vẽ hay Kẻ Vẽ, tên chữ là Đông Ngạc) được coi là một
trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng này còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất
nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học là người làng. -
Làng Đông Ngạc có tên nôm là làng Vẽ hay Kẻ Vẽ. Hai tên Đông Ngạc (tên chữ) và Kẻ
Vẽ (tên nôm) không có liên quan gì với nhau và được giải thích nhiều cách khác nhau:
+ Cuối đời nhà Trần làng này có nghề làm gạch phát đạt. Dân làng tụ tập làm gạch nên
gọi là phường “Đống Gạch”, lâu ngày biến thể thành âm Hán Việt là Đông Ngạc.
+ Cũng có người cho rằng các học trò tụ tập trên các gò cao để học bài suốt ngày đêm (vì
là làng văn học) như ếch kêu như các “Đống Ếch” lâu ngày thành tên chữ Đông Ngạc.
+ Còn tên nôm là Kẻ Vẽ vì làng có đường đi lối lại đẹp đẽ ngăn nắp như tranh vẽ.
+ Hay vì làng lắm người đỗ đạt làm quan nên hay bày vẽ trong cách ăn ở sinh hoạt. -
Các cách giải thích này tuy không đúng nhưng cũng phản ánh được các nét sinh hoạt của
làng Đông Ngạc hay các đặc điểm của dân Kẻ Vẽ. Thực ra hiện nay làng Đông Ngạc có
xóm Vẽ và xưa kia có chợ Vẽ rất nổi tiếng. Tên Vẽ có thể do đó mà ra. Hiện nay làng còn
có các xóm mang tên xóm Đông, xóm Ngác và tên làng là Đông Ngạc có thể do tên các xóm ngõ ghép lại.
2. Con đường đi đến làng: Làng Đông Ngạc, nằm ven bờ sông Hồng, cách trung tâm Thủ
đô 10km về phía tây bắc. Nên từ trung tâm thành phố Hà Nội ta có thể di chuyển đến
làng Đông Ngạc một cách dễ dàng bằng xe máy, xe buýt, hay ô tô
3. Địa dư của làng: Làng Đông Ngạc là một vùng đất được khai phá từ thời thái cổ nằm
trong Giao Chỉ quận, trên các cánh đồng làng Đông Ngạc đã có những truyền thuyết
kháng chiến từ đời Hai Bà Trưng, đến thời kỳ Lý Trần đã hình thành và phát triển khá
hoàn chỉnh. Đông Ngạc ngày nay là một làng ven đô, cách trung tâm Hà Nội 10 km về
phía Tây Bắc, bên hữu ngạn sông Hồng Hà ngay dưới chân cầu Thăng Long. Phía Đông
giáp làng Bạc (Phú Thượng), làng Giàn (Xuân Đỉnh), phía Nam giáp làng Noi (Cổ Nhuế),
phía Tây giáp làng Chèm (Thụy Phương) có đường số 69 từ ngã tư Chèm – Vẽ qua Noi ra
đường quốc lộ số 32 (Hà Nội – Sơn Tây). Cầu Thăng Long dài 2 cây số, được xây dựng
xong năm 1985, chạy qua mé Bắc làng nối liền hai bờ nam bắc sông Hồng.
4. Vị thế của làng: Làng Đông Ngạc có sông Hồng Hà chảy qua phía Bắc bên trong có 7 hồ
lớn nhỏ thông với sông Hồng. Mùa nước lên, nước sông Hồng chảy vào các hồ trong thế
“thủy tụ” làm ấm áp đất làng, sinh vượng khí cho dân làng gây nên thế đất “Địa Linh Nhân Kiệt”.
5. Sự phụ thuộc vào các đơn vị hành chính (xã, tổng, huyện, phủ trấn – tỉnh) của làng
qua các thời kỳ lịch sử. - Thời Lý – Trần: - Thời Lê: -
Đầu thời Nguyễn (dựa theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, căn cứ vào văn bia, sắc phong). -
Thời Pháp thuộc (dựa theo sách Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn chủ biên). -
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945. -
Trong kháng chiến chống Pháp (lập đại xã: làng nhập với các làng nào để thành đại xã, thời điểm?). -
Sau Cải cách ruộng đất (chia nhỏ xã), mỗi xã nhỏ gồm những làng nào.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đông Ngạc là một xã thuộc tổng Xuân Tảo,
huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau năm 1954, xã Đông Ngạc thuộc quận
Quảng Bá, ngoại thành Hà Nội. Năm 1961, xã Đông Ngạc sáp nhập với hai xã Liên Ngạc
và Nhật Tảo thành xã Đức Thắng thuộc huyện Từ Liêm. Năm 1964, xã Đức Thắng đổi tên thành xã Đông Ngạc.
6. Diện tích các loại đất đai của làng trước năm 1945 và hiện nay, số liệu cụ thể, lập thành biểu: diện tích 2,41 km
7. Dân số: Theo thống kê của Pháp năm 1920 thì làng Đông Ngạc có 3714 dân. Dưới triều
Nguyễn, đa số dân làng có dưới 1 mẫu ruộng đất (67 gia đình), từ 1 đến 3 mẫu (54 gia
đình), từ 3 – 5 mẫu (9 gia đình), 19 mẫu (1 gia đình), 21 mẫu (1 gia đình). Trong thời
phong kiến, các gia đình địa chủ Kẻ Vẽ thường ít khi ở làng, giao nhà cửa ruộng nương
cho người thân thuộc trông nom. Địa chủ Kẻ Vẽ không bóc lột nông dân như các nơi
khác mà thường dùng cách cư xử xoa dịu ban ơn
8. Lịch sử hình thành làng (căn cứ vào truyền thuyết, hương ước, di tích khảo cổ học….):
Kẻ Vẽ là 1 vùng nổi tiếng là ngày xưa có câu ngạn ngữ khác cũng về làng Vẽ là: Đất
kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ. Kẻ Giàn là làng Cáo đỉnh, nay là Xuân Đỉnh thuộc quận Bắc Từ
Liêm, thì Kẻ Vẽ nổi tiếng về học vấn. Người ta tính tổng kết từ thế kỷ thứ 14 cho đến hết
đời Nguyễn thì ở Kẻ Vẽ có 401 người đỗ từ Thám hoa đến Tú tài, trong đó có 20 người
đỗ tiến sĩ và có 2 người đỗ tiến sĩ thời đầu thế kỷ 20.
Làng này nổi tiếng đến mức trong Nam ngoài Bắc đều biết đến làng Vẽ bởi sự học
hành và những người làm quan. Làng Vẽ có rất nhiều họ, người ta xếp theo thứ tự các họ
sống ở làng Vẽ lâu nhất và cũng là họ có nhiều người đỗ đạt nhất là: Họ Phan, Phạm, Đỗ,
Nguyễn, Hoàng. Vừa là theo thời gian người dân di đến làng Vẽ, vừa cũng là xếp theo
các họ có nhiều người đỗ đạt và làm quan xưa.
Nếu bây giờ đi đến làng Vẽ nay là phường Đông Ngạc đã có nhiều thay đổi nhưng
người ta vẫn thấy dáng dấp của 1 ngôi làng cổ vì làng này vẫn là làng văn hiến, nhiều ngõ
vẫn là gạch lát nghiêng, vẫn có những ngôi nhà lợp ngói vảy cá, có tường bao, có cây um
tùm, in dấu thời gian, nên bây giờ ở làng vẫn còn nhiều dấu nét xưa vì nhiều người, nhiều
dòng họ vẫn muốn giữ lại dáng dấp của gia đình và làng mạc ngày xưa. Nên cho dù ngày
nay đô thị hóa cực kỳ mạnh mẽ nhưng làng Vẽ vẫn giữ lại đc những đền thờ dòng họ, đi
vào làng trên những con đường gạch lát nghiêng thì rất thú vị, vì không bao giờ đi vào 1
con phố giữa thủ đô mà vẫn còn được như vậy.