-
Thông tin
-
Quiz
Lao động sáng tạo trong báo chí | Tiểu luận lý luận báo chí quốc tế
Sự phát triển của công nghệ thông tin và sự xuất hiện của các nền tảng, công cụ trí tuệ nhân tạo mới đã chi phối và làm thay đổi mọi mặt của đời sống chính trị xã hội, trong đó có cả lĩnh vực báo chí và truyền thông. Điều này dẫn tới chuyển đổi số, hay còn được biết đến là quá trình thay đổi của cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý luận báo chí quốc tế 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Lao động sáng tạo trong báo chí | Tiểu luận lý luận báo chí quốc tế
Sự phát triển của công nghệ thông tin và sự xuất hiện của các nền tảng, công cụ trí tuệ nhân tạo mới đã chi phối và làm thay đổi mọi mặt của đời sống chính trị xã hội, trong đó có cả lĩnh vực báo chí và truyền thông. Điều này dẫn tới chuyển đổi số, hay còn được biết đến là quá trình thay đổi của cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận báo chí quốc tế 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MÔN: LÝ LUẬN BÁO CHÍ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: LAO ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG BÁO CHÍ
Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Vân
Lớp tín chỉ: QT03611
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
Lê Thị Thảo Chi
2151070008 Truyền thông quốc tế K41 Đặng Minh Dung
2151070010 Truyền thông quốc tế K41 Dương Nhật Linh
2151070021 Truyền thông quốc tế K41 Hoàng Ngọc Minh
2151070028 Truyền thông quốc tế K41
Phan Ngọc Quỳnh Hoa 2151070017 Truyền thông quốc tế K41 Lê Phương Quỳn h
2151070041 Truyền thông quốc tế K41
Trần Thị Thanh Thú y
2151070048 Truyền thông quốc tế K41
Hà Nội, tháng 10 năm 2023 MỞ ĐẦU
Sự phát triển của công nghệ thông tin và sự xuất hiện của các nền tảng,
công cụ trí tuệ nhân tạo mới đã chi phối và làm thay đổi mọi mặt của đời sống
chính trị xã hội, trong đó có cả lĩnh vực báo chí và truyền thông. Điều này dẫn tới
chuyển đổi số, hay còn được biết đến là quá trình thay đổi của cá nhân, tổ chức,
phương thức làm việc và sản xuất dựa trên ứng dụng của các thành tựu của công nghệ số.
Chuyển đổi số báo chí không đơn thuần là số hóa báo chí mà còn là ứng
dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc tìm kiếm,
khai thác đề tài, tổ chức sản xuất nội dung, phân phối đến công chúng và quản trị
tòa soạn hiệu quả. Nhờ có sự chuyển đổi số, báo chí đã có một diện mạo mới với
sự xuất hiện của nhiều thuật ngữ, mô hình mới, phương thức vận hành tòa soạn
mới và kể cả sự thay đổi trong nhận thức, tư duy của lãnh đạo và người làm báo.
Ta có thể thấy rằng, nghiên cứu tính sáng tạo trong lao động báo chí là một
yêu cầu khách quan, xuất phát từ thực tiễn phát triển của xã hội. Để giải quyết nhu
cầu của xã hội và các nhiệm vụ mà thời đại đặt ra, người làm báo không chỉ cần
nắm chắc tri thức, phương pháp, hình thức có sẵn mà còn cần phải luôn luôn học
hỏi, tìm tòi và nghiên cứu ra những tri thức, phương pháp, hình thức mới phù hợp với thực tiễn.
Không chỉ vậy, nhà báo cũng cần có những góc nhìn mới mẻ, sáng tạo để
xử lý lượng lớn thông tin và tìm ra giá trị của các vấn đề, sự kiện thời sự, những
hình thức, phương pháp diễn đạt, chuyền tải thông tin đến công chúng một cách có hiệu quả.
Từ những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Lao động
sáng tạo trong báo chí” để nghiên cứu trong môn học Lý luận báo chí quốc tế
nhằm làm rõ những lý luận về đề tài này kèm theo những ví dụ trực quan để thấy
được sự ứng dụng trong thực tiễn. 2 NỘI DUNG
I. Đặc trưng sáng tạo của lao động báo chí 1. Tính khách quan
Một yêu cầu có tính nguyên tắc của thông tin báo chí là tính khách quan.
Theo từ điển tiếng Việt, “khách quan” là cái tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc
vào ý thức, ý chí của con người mà xuất phát từ thực tế, biểu hiện thực tế một
cách chân thực, không chênh lệch.
Tính khách quan là một trong những phẩm chất hàng đầu tạo nên tính hấp
dẫn, khả năng thuyết phục của thông tin. Song hoạt động báo chí lại bị chi phối
bởi các quan hệ xã hội, giai cấp, hệ tư tưởng và thực tiễn chính trị. Báo chí ra đời
nhằm giải quyết những yêu cầu thông tin xã hội mà nội dung, tính chất của thông
tin xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện - những cái bị chi phối bởi quyền
lợi của những giai cấp, tầng lớp trong xã hội hay của các quốc gia, khu vực. Với
sự chi phối ấy, tính khách quan của báo chí không tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào
tính chất của bản thân nền chính trị. Nếu một nền chính trị được xây dựng trên
nền tảng vững chắc của những tri thức khoa học và cơ sở dân chủ sâu sắc thì hệ
thống báo chí bị chi phối bởi nó sẽ có điều kiện và khả năng thuận lợi để phản ánh
một cách khách quan và trung thực những sự kiện, hiện tượng, vấn đề của cuộc sống.
Nguyên Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Hữu
Lượng cho rằng: “Bất kể cơ quan báo chí nào trong nước và nước ngoài đều phải
đảm bảo tính khách quan khi thông tin, đó là tiêu chí hàng đầu của báo chí. Nhưng
khách quan, chân thật phải phù hợp với lợi ích quốc gia, của nhân dân. Làm thế
nào để thông tin khách quan, chân thật? Điều đó phụ thuộc vào bản lĩnh và trình
độ của phóng viên.” Không phải sự thật nào cũng thông tin bởi trách nhiệm của
một người làm báo phải biết đặt sự ổn định của đất nước lên trên, phải biết đặt
vấn đề bên cạnh những sự kiện tốt nữa thì mới là khách quan. Sự thật có thể nhìn
thấy nhưng chúng ta phải suy ngẫm, nghiên cứu tìm ra bản chất sự thật mới là thông tin. 3
Một bài báo đăng trên trang điện tử của tờ tạp chí Mỹ "The Nation" vào
7/2016 của James Carden đã đánh giá rằng trong những năm gần đây, khi viết về
Nga và Mỹ, các nhà báo phương Tây đều bỏ qua các nguyên tắc về tính khách
quan, họ thường có những nội dung chỉ trích và cáo buộc mọi tội lỗi về phía Nga
mà không đưa ra được chứng cứ cụ thể để chứng minh những tuyên bố đó. Đây
được coi là một hành động khiêu khích Nga và đe dọa khả năng thiết lập quan hệ
giữa Mỹ và Nga, có thể khiến hai siêu cường hạt nhân buộc phải lựa chọn đường
lối đầy nguy hiểm dẫn tới một thảm họa. “Trong tình hình như vậy sẽ tốt hơn nếu
các phương tiện truyền thông giảm số thông tin "giật gân" về Nga và cố gắn g dựa
vào sự thật" - tác giả viết.
2. Tác động của chính trị
Kể từ khi báo chí xuất hiện, người ta đã nói đến mối quan hệ giữa báo chí
với chính trị. Sở dĩ như vậy là do ngay sau khi xuất hiện, báo chí đã tạo ra một
thứ quyền năng khá mới và khá lớn, có tác động nhất định đến con người và xã
hội. Từ thực tế hoạt động của báo chí trên thế giới và trong nước đã chỉ ra rằng,
giữa báo chí và chính trị có mối quan hệ qua lại khăng khít và rất biện chứng, vừa
độc lập, vừa hỗ trợ cho nhau. Đây là mối quan hệ giữa hai loại quyền lực: quyền
lực “cứng” và quyền lực “mềm”, trong đó, một mặt, chính trị có trách nhiệm với
báo chí nhằm định hướng cho báo chí, tạo điều kiện cho báo chí thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội của mình, tôn trọng tự do của báo chí và phải đồng hành cùng báo
chí; mặt khác, báo chí cũng phải đồng trách nhiệm với chính trị, phải là mạch đập
của xã hội, phải tham gia vào đấu tranh xã hội, phải giữ vững tôn chỉ mục đích,
đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.
Mối quan hệ trực tiếp của lao động sáng tạo báo chí với đời sống chính trị,
với hệ tư tưởng được thể hiện ở tính cấp bách, tích cực của các tri thức, giá trị,
tiêu chuẩn được phản ánh trong các tác phẩm báo chí và được khẳng định bởi cả
hệ thống báo chí. Ở những mức độ nhất định, các tri thức, giá trị và tiêu chuẩn ấy
đáp ứng được những nhu cầu thông tin xã hội và việc tiếp nhận chúng bảo đảm
cho những hành vi tích cực của mỗi cá nhân cũng như chiều hướng có lợi của các
phong trào, các cuộc vận động xã hội. 4
Chính trị như nền móng của báo chí. Những tri thức và quan điểm chính trị
trở thành yếu tố điều kiện, trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo báo chí, từ
việc lựa chọn đề tài, sự kiện đên phân tích, đánh giá, thẩm định giá trị và phương
pháp diễn đạt, truyền tải thông tin. Nếu thiếu sự chuẩn bị nghiêm túc, chắc chắn
về chính trị, cơ quan báo chí hay cá nhân nhà báo sẽ không tránh khỏi những
vướng måc, đổ vỡ trong lao động nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tác động
của chính trị đối với báo chí có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, hệ thống
chính trị và mức độ tự do báo chí trong mỗi quốc gia.
Không chỉ là một vị tướng tài ba, lừng danh thế giới, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp còn là một nhà báo lớn của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Đại tướng
làm báo là để làm cách mạng, ông coi báo chí là công cụ để giác ngộ, truyền bá
tư tưởng cách mạng tiến bộ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Trong 60 năm hoạt động cách mạng, Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp
luôn luôn gắn bó với hoạt động báo chí. Ông trực tiếp làm tất cả các khâu, công
việc của một người làm báo và công việc nào cũng xuất sắc, văn - võ song toàn.
Có thể nói, ông không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật quân sự mà còn là bậc thầy
của nghệ thuật báo chí với những “trận đánh” tư tưởng - văn hoá bằng nghệ thuật
tổ chức thông tin tài ba trên mặt trận báo chí. Những người làm báo cùng thời với 5
ông, và cả những thế hệ sau đã học được từ ông ý chí, sự yêu nghề, tự học, rèn
nghề báo và lấy báo chí để làm vũ khí quan trọng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng - văn hoá.
3. Quan hệ vs thực tiễn xã hội
Báo chí như một loại hình sáng tạo xuất hiện trong mối quan hệ trực tiếp với
thực tiễn xã hội. Cuộc sống hàng ngày muôn hình muôn vẻ vừa là nguồn thông
tin, nguồn cảm hứng, đối tượng nhận thức, vừa là phòng thí nghiệm trực tiếp, là
nơi tiếp nhận thông tin, thẩm định các giá trị,... của báo chí.
Đây là tính chất đặc trưng cho sự phân biệt của lao động sáng tạo báo chí với
các loại hình lao động sáng tạo nghệ thuật khác, trong đó thực tiễn xã hội được
phản ánh một cách gián tiếp, phương tiện đặc thù.Tính chất này quy định đặc
điểm, phương pháp hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, của cơ quan báo chí.
Một tác phẩm báo chí có chất lượng phải được xây dựng bằng chất liệu thực
tế. Đặc biệt với thể loại phóng sự, tường thuật, ghi nhanh…, thâm nhập thực tế
của người viết trở thành hoạt động sống còn, có thể nói thiếu điều đó sẽ không có
tác phẩm báo chí theo đúng nghĩa. Một phóng sự không bao giờ được viết ra từ
trong “buồng”, trong “phòng máy lạnh” hoặc từ “cái bàn đánh vecni"
Để có thể đạt được hiệu quả, yêu cầu tiên quyết đối với báo chí là phát hiện
thông tin, nghĩa là tiếp cận những điểm nóng của thực tiễn, nắm bắt kịp thời những
sự kiện, vấn đề thời sự, đáp ứng nhu cầu cấp bách về thông tin của công chúng.
Vì thế trong báo chí, thông tin là yếu tố thứ nhất, tạo nên sức mạnh, uy tín của nhà
báo, của cơ quan báo chí.
Thông tin báo chí được coi là món ăn tinh thần, vì thế có thể chia làm nhiều
cấp độ. Cơ bản nhất vẫn là “ăn cho no”. Ở cấp độ này, mặt bằng thông tin báo chí
nói chung đã qua giai đoạn này, thậm chí là “bội thực” giữa vô vàn những thông
tin bùng nổ trên mạng xã hội. Cấp độ thứ hai là “ăn ngon, đủ dinh dưỡng và tốt
cho sức khỏe”. Ở cấp độ này, hầu hết các tòa soạn đều cung cấp thông tin chân
thực và có giá trị. Riêng cấp độ thứ ba, cao cấp hơn, đang được hướng tới là những
“món đặc sản” hay được nâng lên tầm “nghệ thuật ẩm thực”. 6
Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ các kênh truyền bá thông tin với nhiều cấp
độ khác nhau, thật giả lẫn lộn của các diễn đàn, mạng xã hội, thì thông tin báo chí
chính thống càng có vai trò lớn hơn khi bám chặt vào những tiêu chuẩn cơ bản
nhất như chính xác, chân thực và có giá trị.
“Trong báo chí, nói ra sự thật là điều tối thượng” - Walter Lippmann
(23/9/1889 - 14/12/1974) là phóng viên, tác giả nổi tiếng người Mỹ. Trong sự
nghiệp, ông từng 2 lần nhận được giải thưởng danh giá Pulitzer. Ngoài ra, ông
cũng được biết đến như là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm về chiến tranh lạnh.
Nhà báo Mỹ Hiram Johnson - từng là phóng viên chiến trường thời chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và là cựu Nghị sĩ Quốc hội Mỹ từng phát
biểu trong những năm 20 của thế kỉ XX: “Khi một cuộc chiến xảy ra, nạn nhân
đầu tiên vẫn là sự thật”
Trên thế giới có rất nhiều nhà báo nổi tiếng có những phát ngôn về việc đảm
bảo tính “thật” trong thông tin của nghề báo.
Thậm chí còn có những trường hợp vì muốn đưa “món ăn tinh thần của
mình” lên mức “đặc sản” độc nhất vô nhị nên đã bịa ra câu chuyện hoàn toàn bằng
trí tưởng tượng của mình. Ví dụ như vụ việc Janet Cooke - Phóng viên của Báo
Washington Post đã bất ngờ nổi tiếng khi giành được giải thưởng Pulitzer từ.. một
“câu chuyện bịa” viết về một đứa trẻ nghiện ma túy.
Cụ thể, câu chuyện “Thế giới của Jimmy”, được đăng ngày 29/9/1980, mô
tả cuộc sống của một cậu bé 8 tuổi nghiện ma túy. Sau khi đăng tải, Tòa soạn đã
nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ độc giả. Đặc biệt, các quan chức địa phương đã
dốc toàn bộ lực lượng cảnh sát để tìm kiếm cậu bé. Tuy nhiên, đã không thu được
bất kỳ kết quả nào và các cơ quan chức năng đã cáo buộc rằng, đây là câu chuyện hoàn toàn bịa đặt.
Bất chấp những lời cáo buộc này, bài báo vẫn đoạt giải Pulitzer vào năm
1981. Tuy nhiên, hai ngày sau khi nhận giải, Washington Post đã trả lại giải
thưởng và gửi lời xin lỗi tới công chúng, đồng thời tuyên bố rằng, bài báo này là 7
nạn nhân của một trò lừa bịp. Nữ nhà báo Cooke cũng thừa nhận, cô đã bịa đặt
câu chuyện này và xin từ chức...
Yếu tố thứ hai của tính chất thực tiễn trong lao động báo chí thể hiện ở sự
tác động thường nhật vào thực tiễn bằng cách tạo dựng và định hướng dư luận xã
hội, giáo dục về ý thức nhằm hình thành từ hành vi, việc làm đến các cuộc vận
động có quy mô lớn. Mục đích của quá trình này không phải ngoài việc đạt được
những kết quả thực tế về chính trị, văn hóa,... Đây cũng là tiêu chí cuối cùng, quan
trọng nhất để đánh giá hiệu quả của toàn bộ hoạt động báo chí.
Với thái độ định kiến cố hữu, đầu tháng 5 vừa qua, Tổ chức Phóng viên
không biên giới tiếp tục đưa ra các luận điệu của những năm trước, khi cho rằng:
“Ở Việt Nam không có tự do báo chí, người dân không được thực hiện quyền tự
do ngôn luận”(!). Đó là sự xuyên tạc trắng trợn về tình hình bảo đảm quyền tự do
báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Trong tình thế như hiện tại, sự phản ánh và tác động vào thực tiễn, định
hướng dư luận xã hội là vô cùng cấp bách và thiết thực. Nhà báo Nguyễn Ngọc
Hồi, Phó Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV9) nhiệm kỳ 2020-2025 đã
thực hiện đúng nhiệm vụ của báo chí thông qua bài báo “Thực tiễn sinh động về
tự do báo chí ở Việt Nam bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc” với nhiều luận điểm
định hướng lại đúng đắn về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam.
Trong sự vận động phức tạp của thực tiễn, khó khăn đối với nhà báo là phản
ánh cuộc sống ngay vào thời điểm phát triển của nó. Hàng ngày, hàng giờ, người
làm báo phải đối mặt với những vấn đề hôm nay, với những sự kiện vừa nảy sinh,
thu thập, xử lý tư liệu thông tin, phát hiện nguyên nhân, bản chất của những hiện 8
tượng, can thiệp vào những xung đột của thực tiễn, tham gia khắc phục những khó
khăn, ách tắc, dự báo chiều hướng và tính chất của các quá trình kinh tế, xã hội.
Rất khó để xác định đâu là cái tích cực, cái cần ủng hộ đối với những hiện tượng
mới xuất hiện. Trên thực tế, những cái mới đều phải trải qua một loạt thử thách
và phải sau một thời gian nhất định mới có thể được khẳng định. Nhiều vấn đề,
hiện tượng xuất hiện dưới những hình thức hay biểu hiện mang tính ngẫu nhiên,
bất ngờ, song lại phản ánh một sự vận động hợp quy luật. Chính vì thế, khả năng
tham gia giải quyết tích cực các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thể hiện tài năng, bản
lĩnh nhà báo, hiệu lực và uy tín của cơ quan báo chí.
Một ví dụ cho bản lĩnh nhà báo đó chính là Nhà báo Navasky - người phản
đối chiến tranh Việt Nam. Ông được xem là người phản đối sự can dự của Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam.
Ông Navasky là một nhà báo và tác giả nổi tiếng tại Mỹ. Ông từng làm việc
cho New York Times từ năm 1970 trước lúc xây dựng tên tuổi tại Nation, một tờ
báo thiên tả ủng hộ quan điểm tự do lâu đời bậc nhất nước Mỹ.
Khi làm biên tập viên năm 1978, ông Navasky được cho đã tạo ra sự thay
đổi lớn khi tận dụng sự hài hước và quan điểm khác biệt của mình vào Nation -
một tuần báo nổi tiếng có giọng văn nghiêm túc.
Theo nhà hoạt động phản chiến Peter Weiss, trong thời gian này, ông
Navasky là một trong những người tham gia tích cực phong trào phản đối sự can
dự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, TTXVN cho biết.
Thực tế, trong một bài phỏng vấn năm 2000 với New York Times, ông
Navasky từng đưa ra quan điểm về lòng yêu nước liên quan tới phong trào phản chiến ở Mỹ.
Ông Navasky lấy ví dụ về thời chiến tranh Việt Nam, cho rằng những người
từng đốt cờ để phản đối chiến tranh cũng bao gồm rất nhiều người yêu nước.
“Báo, tạp chí của Đảng cần bám sát thực tiễn đời sống, phản ánh chân thật,
khách quan, sinh động trên nhiều lĩnh vực, để đây không chỉ là trang báo bình
thường mà còn là tài liệu sinh hoạt chính trị, tài liệu sinh hoạt Đảng, tài liệu để 9
trao đổi kinh nghiệm, tài liệu để khơi dậy thi đua yêu nước và tài liệu để phát huy
đại đoàn kết dân tộc.”
Đó là nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương
Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị tiếp tục thực hiện Chỉ thị
số 11-CT/TW của Bộ Chính trị, tích cực đổi mới, nâng cao năng lực định hướng,
hiệu quả tuyên truyền gắn với việc mua, đọc, làm theo báo, tạp chí của Đảng tại
khu vực phía Nam. Hội nghị được tổ chức vào ngày 10/4/2023, tại TP Hồ Chí
Minh do Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Tổng
Công ty Bưu điện Việt Nam phối hợp tổ chức.
4. Tri thức, đời sống tinh thần của nhà báo
Để giải quyết nhiệm vụ lao động sáng tạo, mỗi nhà báo cũng như cơ quan
báo chí cần phải được chuẩn bị chắc chắn về tri thức phương pháp hoạt động nghề
nghiệp và cả về kinh nghiệm sống thực tế. Bản thân công việc đòi hỏi ở nhà báo
lượng tri thức tổng hợp, đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tri thức của người phóng viên bao gồm: tri thức nền (tri thức chung) và tri
thức chuyên sâu. Nói cách khác, phóng viên là người “biết một cái gì đó về tất cả
và biết tất cả về một cái gì đó”. Tri thức nền là kiến thức tổng hợp về các mặt, các
lĩnh vực nói chung như: chính trị, xã hội, pháp luật, kinh tế, văn hóa - văn nghệ,
khoa học, lịch sử, địa lý… Tri thức chuyên sâu là những kiến thức, hiểu biết sâu
về một mặt, một lĩnh vực nào đó.
Sự hạn chế về tri thức, về kinh nghiệm sống là trở ngại không thể vượt qua
cho các nhà báo khi bất ngờ đối mặt với những vấn đề, sự kiện xuất hiện ngoài dự
đoán. Trên thực tế, những tính huống như thế rất phổ biến. Mặt khác những sai
sót về tri thức trong tác phẩm báo chí sẽ để lại những hậu quả tai hại về nhiều mặt khác nhau.
Nghề báo là sự đan xen của nhiều nghề. Nhà báo phải tích lũy kiến thức của
nhiều nghề nghiệp, nhiều chuyên môn, nhiều lĩnh vực của cuộc sống, lý luận khoa
học và chế độ chính trị. Ngay một tác phẩm, tuy đề cập tới một sự kiện nhưng nó
lại động chạm, liên quan tới nhiều mặt, nhiều vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy nhà
báo nên tích lũy cho mình tri thức rộng và tri thức chuyên sâu. Theo nhà báo Hữu 10
Thọ: “Vấn đề nào bây giờ thì cũng là sự tổng hợp nhiều kiến thức của nhiều vấn
đề. Biết nhiều thì nghiên cứu vấn đề mới sâu sắc và viết bài thêm hay. Người ta
thường nói áo dài dễ múa là như vậy. Có kiến thức rộng thì xoay sở thế nào cũng được.”
Vào những thời điểm diễn ra các sự kiện sôi động, các diễn biến dồn dập ở
Đông Âu, Trung Đông và Liên Xô trước đây, công chúng trông chờ từng ngày sự
nhận định, đánh giá của các cơ quan thông tin, báo chí. Tuy nhiên, do những điều
kiện phức tạp và tế nhị của quan hệ quốc tế và do cả sự hạn chế về thông tin mà
sự nhận định, đánh giá của báo chí chúng ta chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của xã hội.
Trong lao động sáng tạo của nhà báo, tồn tại một lĩnh vực đời sống tinh thần
- những yếu tố tâm tư, tình cảm, mong muốn, sự thông minh, mẫn cảm, nền tảng
văn hóa, lý tưởng, ý thức chính trị… Lĩnh vực này hầu như không chấp nhận sự
can thiệp có tính cơ giới hay sự rút lui chối bỏ một cách đơn giản. Ảnh hưởng của
nó đối với lao động báo chí là rất to lớn, chi phối phương pháp tư duy, việc lựa
chọn đề tài, cách tiếp cận cuộc sống cũng như hình thức biểu đạt thông tin. Trong
phạm vi đời sống tinh thần này, cái cá nhân có ý nghĩa to lớn. Tài năng, thành tựu
của mỗi nhà báo chỉ có thể do chính nhà báo đó làm nên, không ai có thể làm thay.
Những điều kiện xung quanh chỉ có thể giúp nhà báo đó phát huy khả năng của
mình tốt hơn, nhanh hơn hay ngược lại. Vì thế cần thiết phải mở ra những điều
kiện tự do, thuận lợi cho khả năng sáng tạo của mỗi nhà báo.
Nói tới vốn sống là nói tới những hiểu biết, những kinh nghiệm được đúc rút
từ thực tế. Đó là một thứ “kiến thức” đặc biệt mà kiến thức sách vở khó có thể
thay thế được. Vốn sống hình thành chủ yếu trong thực tế xã hội, trong quá trình
hoạt động nghề nghiệp với những khó khăn, thử thách mà nhà báo đã trải qua hoặc tìm hiểu được.
Không thể không nhắc đến Hồ Chí Minh - người sáng lập, nhà báo vĩ đại của
báo chí Cách mạng VN với vốn sống và tri thức cực kỳ dày dặn, đầy kinh nghiệm
mà qua quá trình sống và trải nghiệm mới có được. 11
Các bài viết của Người bao giờ cũng có giá trị lý luận và thực tiễn cao; vừa
nhuần nhụy, đậm đà tính dân tộc, vừa giàu tính hiện đại; vừa mang tính chiến đấu,
vừa có sức cảm hóa, thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc… Đó chính là phong
cách báo chí Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là một nhà báo cách mạng vĩ đại. Những tác
phẩm báo chí của Người dù ở thể loại nào, viết về vấn đề gì đều có một sắc thái
rất riêng, hết sức độc đáo, sáng tạo.
Nghề báo bắt người viết phải đi, phải quan sát, nhìn ngắm, trò chuyện. Gặp
mỗi con người, đến mỗi vùng đất, nếu nhà báo chịu khó tìm hiểu, sẽ làm phong
phú thêm vốn sống của mình. Và chính bằng vốn sống đó, nhà báo lại mở rộng,
đào sâu những thông tin, tư liệu về những vùng đất và con người đó. Ngày nay,
chỉ cần ngồi trong phòng với máy tính nối mạng internet, phóng viên có thể tìm
kiếm được mọi thông tin. Chúng ta không thể không công nhận vai trò và tác dụng
to lớn của máy tính cùng với mạng thông tin toàn cầu đối với báo chí nói chung
và hoạt động thu thập thông tin của nhà báo nói riêng. Nhưng internet không phải
là tất cả. Các chuyên gia báo chí nước ngoài cho rằng, nếu nhà báo chỉ khai thác
thông tin, tư liệu trên internet thì nghề báo sẽ không tồn tại nữa, nếu có thì đó chỉ
là sự sao chép hoặc nhân bản thông tin. Họ khuyên các nhà báo, hãy mở cửa phòng
để nhập cuộc với thực tế sôi động.
Nhà báo người Anh Robert Fisk là phóng viên tại Trung Đông của báo The
Independent trong hơn 20 năm qua.
Robert Fisk là một trong số ít các nhà báo phương Tây từng 3 lần phỏng vấn
Osama Bin Laden. Vượt qua sự sợ hãi, luôn sẵn sàng tiếp cận cả những khu vực
nguy hiểm, ông đã có mặt trong cả chiến tranh vùng Vịnh, chiến tranh Afghanistan
và Iraq từ 1990-2003 để đem đến cho độc giả những bài báo có chất lượng tốt nhất.
Robert Fisk đã từng được Hiệp hội Báo chí Anh (British Press) tôn vinh là
nhà báo quốc tế của năm - hạng mục mà ông đã từng được bình chọn 7 lần. Số
giải thưởng báo chí mà Robert Fisk có được (gồm cả giải của Anh và quốc tế)
nhiều hơn bất cứ một phóng viên nước ngoài nào khác. 12
Thử hỏi nếu như không tự mình trải nghiệm, bám sát thực tế để nâng cao tri
thức, vốn sống của mình thì liệu Robert Fisk có cho ra được các tác phẩm báo chí
chất lượng và chân thực như thế không? Chắc chắn là không thể bởi đây là đặc
trưng sáng tạo của lao động báo chí không thể thiếu.
Tóm lại, tri thức, vốn sống là tố chất cần thiết đối với mỗi phóng viên. Tri
thức, vốn sống là người bạn đồng hành đáng tin cậy, là cuốn cẩm nang trợ giúp
đắc lực cho phóng viên trong hoạt động sáng tạo. 5. Tính tập thể
Tính tập thể là yêu cầu khách quan của lao động báo chí. Một sản phẩm báo
chí hoàn chỉnh trước khi đến với công chúng bao giờ cũng có sự tham gia ở mức
độ khác nhau của các đồng nghiệp. Ở đó, tác phẩm của một người được kết hợp
một cách logic, hài hòa, hấp dẫn theo từng chủ đề, góc độ để tạo thành một tờ báo
thu hút người đọc cả về nội dung và hình thức. Vì vậy, nếu một tờ báo không tổ
chức, thực hiện kế hoạch thông tin và liên kết hoạt động của từng thành viên trong
ban biên tập sẽ khó đảm bảo nội dung và xuất bản kịp thời.
Mỗi phóng viên có thể chủ động sáng tạo tác phẩm theo năng lực của bản
thân nhưng vẫn phải có tổ chức, có sự phân công của tập thể. Mỗi tác phẩm là
tiếng nói của cá nhân nhưng cả tờ báo là tiếng nói của tập thể. Tác phẩm của
phóng viên phải phù hợp với tôn chỉ mục đích, tuân thủ chủ trương, kế hoạch của
tòa soạn mới có thể được phê duyệt.
Khi xem xét tính chất của báo chí, C. Mác đã chỉ ra rằng: “Người phóng viên
báo chí có thể tự coi mình là một bộ phận nhỏ bé của một cơ thể rất phức tạp,
trong đó anh ta được tự do lựa chọn cho mình một chức năng nhất định. Ví như,
người này miêu tả nhiều hơn ấn tượng trực tiếp, khai thác từ sự giao tiếp với nhân
dân, do tình trạng cùng khổ của nhân dân gây ra; người khác là nhà nghiên cứu
sử, tìm hiểu lịch sử tạo nên tình trạng này; người giàu tình cảm thì lại mô tả bản
thân tình trạng cùng khổ; nhà kinh tế thì nghiên cứu những biện pháp cần thiết để
thủ tiêu tình trạng cùng khổ đó - hơn nữa cũng một vấn đề duy nhất đó lại có thể
được giải quyết từ nhiều phía khác nhau: hoặc trong phạm vi địa phương, hoặc
đối với toàn bộ quốc gia... 13
Theo dõi quá trình thực hiện một tin, bài từ lúc hình thành ý tưởng cho đến
một tác phẩm trọn vẹn được đăng tải, ta có thể thấy, một tác phẩm hoàn chỉnh bao
giờ cũng có sự tham gia sáng tạo ở những mức độ khác nhau của các nhà báo với
các mảng khác nhau: biên tập, phóng viên, quay phim... Có thể kể đến các lực
lượng đồng tham gia sáng tạo tác phẩm truyền hình như: phóng viên, quay phim,
đạo diễn, biên tập, phụ trách tư liệu, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật, ...
Tính tập thể trong lao động nhà báo còn thể hiện ở sự cộng tác qua lại giữa
các nhà báo, phóng viên. Trong quá trình tác nghiệp có những đề tài, sự kiện lớn
vượt quá tầm phản ánh và thực hiện của cá nhân, vì vậy mỗi phóng viên cần có
sự tham gia một nhóm phóng viên cùng thực hiện. Sự hợp tác này tạo ra điều kiện
để mang đến những góc nhìn đa chiều hơn, nhiều ý kiến và sự phân tích hơn, từ
đó để tổng hợp, đánh nhìn toàn diện, sâu sắc thêm. Tính tập thể còn có vai trò tăng
cường mức độ tin tưởng và sự chỉn chu hơn cho các tác phẩm báo chí.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, lao động tập thể đôi lúc cũng chứa đựng những
mặt trái không mong muốn. Khi hoạt động tập thể, sẽ có nhiều ý kiến hơn, nhiều
tính cách cùng làm việc chung nên không tránh khỏi bất đồng ý kiến, không thể
thống nhất đưa tới một quyết định chung nhất, nên từ đó có thể gây ra những mâu
thuẫn, xích mích giữa các đồng nghiệp với nhau trong quá trình làm việc.
Quan hệ giữa vai trò cá nhân và tính tập thể trong sáng tạo báo chí mang tính
biện chứng, là tiền đề cho nhau. Tài năng được phát huy của mỗi cá nhân là điều
kiện hàng đầu cho uy tín và hiệu quả lao động sáng tạo của tập thể cơ quan báo
chí. Để quá trình hoạt động tập thể mang lại lợi ích tối ưu nhất, mỗi nhà báo,
phóng viên, hay các đồng nghiệp trong tòa soạn với nhau nói chung nên đặt mình
ở vị trí của mọi người, hạ cái tôi thấp hơn để dung hòa cùng với tập thể, tích cực
đưa ý kiến cũng như lắng nghe những vấn đề của mọi người. Mỗi người cần có
tinh thần trách nhiệm, hợp tác phân công hợp lý trong tập thể bảo đảm cho mỗi cá
nhân nhà báo phát huy được khả năng của mình thực hiện tốt nhiệm vụ, công tác được giao.
Evgeniy Maloletka, Vasilisa Stepanenko và Mstyslav Chernov là những nhà
báo chiến thắng Giải thưởng Báo chí Quốc tế Hiệp sĩ ICFJ năm 2022 và Giải 14
Pulitzer năm 2023 trong hạng mục đề cử Dịch vụ Công (Giải thưởng hàng năm
được trao lần đầu tiên vào năm 1917, là giải thưởng danh giá nhất trong ngành báo chí Hoa Kỳ).
Bộ ba nhà báo Ukraine đã phải chịu đựng bom đạn của Nga, mạng internet
yếu khó liên lạc với bên ngoài và nguồn cung cấp thực phẩm thưa thớt để mang
đến cho thế giới những hình ảnh sống động về cuộc vây hãm Mariupol của Nga,
từ những ngôi mộ tập thể được đào vội vàng cho đến một phụ nữ mang thai được
đưa từ bệnh viện phụ sản sau một vụ đánh bom. Trong 20 ngày ở Mariupol, bộ ba
đã cung cấp bằng chứng trực quan rõ ràng và đáng lo ngại về sự tàn phá và đau
khổ của con người mà Điện Kremlin luôn tìm cách phủ nhận.
Chiến tranh bắt đầu nổ ra, khi người dân và các phóng viên khác chạy trốn
khỏi Mariupol bị bao vây. Đây là đề tài, sự kiện lớn vượt quá tầm phản ánh của
cá nhân, vì vậy mỗi phóng viên đã phải kết hợp với nhau cùng thực hiện. Chernov,
Maloletka và Stepanenko đã cùng nhau ở lại, sát cánh mọi lúc mọi nơi, Chernov
nhớ lại một cảnh sát Ukraine đã nói với ông: “Nếu họ bắt được bạn, họ sẽ đưa bạn
lên máy quay và họ sẽ khiến bạn nói rằng mọi thứ bạn quay đều là dối trá” . “Mọi
nỗ lực và mọi việc bạn đã làm ở Mariupol sẽ vô ích”. Dù vậy, người cầm máy
ảnh, người cầm bút sổ ghi chép,... cả ba đã phối hợp vô cùng ăn ý với mục đích
cao cả nhất là ghi lại, mang tin tức về cho người dân và cả thế giới biết đến sự
kiện tàn khốc nhất trong giai đoạn đầu của cuộc chiến khi Nga ném bom và pháo
kích Mariupol bừa bãi và không ngừng nghỉ. Họ phối hợp với nhau cùng cho mọi
người cái nhìn trực quan nhất về cuộc đấu tranh sinh tồn hàng ngày của người dân
Ukraine khi thành phố dần dần bị chìm trong khói đen. Và khi đã an toàn trở về, 15
họ đã cùng nhau làm thành một bộ phim tài liệu dài tập: “20 ngày ở Mariupol”.
Kể từ khi những tư liệu được xuất bản trong suốt tháng 3 và tháng 10 năm 2022,
tin tức của Chernov, Maloletka và Stepanenko đã cứu sống hàng nghìn người và
thu hút sự chú ý đến những hành động tàn bạo mà lẽ ra lẽ ra hầu như không được chú ý.
6. Kỷ luật thời gian
Báo chí cần phải đảm bảo tính thời sự tính kịp thời để giúp truyền tải thông
tin đến khán giả. Nếu tính thời sự không được đảm bảo thì việc so sánh báo chí
với bất cứ loại nào thuộc kiến trúc thượng tầng như: văn học, âm nhạc, pháp luật...
sẽ xảy ra và báo chí không còn có thể giữ vị trí độc tôn về tính thời sự. Ngày nay
trong thời đại công nghệ 4.0 việc truyền tải thông tin đưa tin đảm bảo tính thời sự
lại càng cần thiết bởi sự phát triển của các phương tiện truyền thông, các thiết bị
kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn. Các sự kiện cần phải được phản ánh ngay lập
tức trong thời điểm nó diễn ra hoặc sau hơn một thời gian ngắn để giúp người xem
các khán giả có thể đón nhận thông tin một cách nhanh chóng nhất.
Ví dụ, với nhà văn, thời gian thai nghén tác phẩm có thể vài tuần, vài năm
thậm chí có người cả cuộc đời mới cho ra mắt tác phẩm của mình. Nhưng với báo
chí thì nhà báo, sự kiện xảy ra được thông tin chỉ sau vài giờ, vài phút hoặc được
tường thuật đồng thời với sự kiện đó.
Tính thời sự trong lao động báo chí gắn với sự mới mẻ, nhanh nhạy. Đối với
nhật báo, thời gian thông tin được chấp nhận là sáng nay, chiều nay, muộn hơn là
hôm qua. Đối với tuần báo, thời gian thông tin hợp lý là tuần này, hoặc tuần tới,
muộn nhất là tuần qua. Nếu thời gian đưa tin muộn hơn nữa thì người ta cho cho
là tin tức nguội, tin tức ướp lạnh...
Do áp lực thời gian, khả năng tác nghiệp nhanh, nhất là viết nhanh rất quan
trọng đối với phóng viên. Nhiều phóng viên có kinh nghiệm có thể viết bài trong
thời gian hạn hẹp. Trên tờ báo, ngoài lượng tin, bài đã chuẩn bị sẵn từ trước thường
dành khoảng trống để đăng những tin tức cập nhật mới mẻ. Nếu phóng viên nào
được phân công viết những tin tức nóng hổi đó thì họ buộc phải lao động với
cường độ cao thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều trường hợp phóng viên phải 16
viết bài trực tiếp tại nơi thu thập thông tin chứ không có thời gian về nhà hoặc về
tòa soạn mới bắt tay vào viết.
Để đứng trong đội ngũ nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp, cần phải rèn
luyện lối tư duy nhanh và nhạy bén, nhịp độ làm việc tại các cơ quan báo là nhịp
độ sôi nổi, khẩn trương và nghiêm túc, vậy nên cần xóa bỏ lối làm việc chậm chạp
gây ảnh hưởng tiến độ của tập thể. Người làm báo phải chịu sức ép về thời gian,
sự dồn nén về cường độ lao động. Xã hội cảng hiện đại thì thời gian sống của
thông tin càng ngắn. Phóng viên phải nhanh, năng động, chạy đua với thời gian.
Phóng viên nước ngoài của FOX News Trey Yingst đã buộc phải ẩn nấp
trước một tên lửa trong khi đưa tin trực tiếp tại thị trấn Sderot của Israel nằm gần
biên giới Gaza. Đối với một lượng lớn khán giả Hoa Kỳ, Yingst là một trong
những phóng viên quan trọng đưa tin về cuộc xung đột hiện nay giữa Israel và tổ
chức khủng bố Hamas, và có thể sẽ như vậy trong vài tuần tới, nếu không muốn
nói là hơn. Trong những ngày gần đây, Yingst đã lên sóng truyền hình không chỉ
những cảnh quay ở Israel mà còn bất cứ nơi nào anh có thể biết được về những gì
đang diễn ra ở Gaza, một khu vực mà nhiều nhà báo Mỹ không thể vào. Anh đã
xông pha vào nguy hiểm chỉ với chiếc mũ bảo hộ và đưa tin trực tiếp từ hiện
trường mỗi khi có biến động mới, bản tin được trực tiếp từng giây từng phút ngay
cả lúc anh đang né tránh bom đạn khiến người xem vô cùng lo lắng và cầu nguyện cho sự an toàn của anh.
Trong một đoạn bản tin trực tiếp khác, Holly Williams của CBS News và phi
hành đoàn của cô đang quay cảnh họ phải cố gắng tìm nơi an toàn để trú ẩn. Cô
ấy nói với CBS Mornings: “Chúng tôi đang ở cách biên giới với dải Gaza hai dặm
và chúng tôi đã nghe thấy tiếng tên lửa bắn tới, buộc đội của chúng tôi phải tranh
giành chỗ ẩn nấp cách đây không lâu.” Có thể thấy các phóng viên nêu trên đều
đang rất cố gắng chiến đấu với sự “hạn định khắt khe về thời gian” trong báo chí,
tin tức của họ phải luôn là tin tức sốt dẻo, được sự quan tâm, chờ đợi của mọi
người. Và đưa tin trực tiếp về hiện trường xung đột là một điều dù vô cùng khó
khăn, bom đạn có thể đánh trúng bất cứ lúc nào, nhưng họ vẫn phải phát trực tiếp 17
để cho thế giới thấy cảnh tượng đầy đau thương và có thể kêu gọi sự cứu trợ kịp
thời nếu trường hợp xấu xảy ra.
Như vậy, lao động báo chí mang tính chất sáng tạo thường xuyên hàng ngày,
hàng giờ. Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa lao động cá nhân
và lao động tập thể dưới ảnh hưởng chi phối của chính trị - đó là vấn đề mang tính
quy luật của báo chí nói chung.
II. Các loại hình lao động sáng tạo báo chí
1. Loại hình thứ nhất, lao động tổ chức – quản lý
Nhiệm vụ trọng tâm của lao động quản lý, lãnh đạo báo chí là lãnh đạo cơ
quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của báo, đưa cơ quan báo đi đúng
hướng. Thường xuyên nắm bắt, tiếp nhận kịp thời tư tưởng chỉ đạo, chủ trương
tuyên truyền và những định hướng lớn của cấp trên. Tập hợp lực lượng cán bộ
công nhân viên trong, ngoài cơ quan, tạo ra sức mạnh tổng hợp để hoàn thành tốt
nhất nhiệm vụ chính trị của tòa soạn.
Trang giới thiệu của tờ The New York Times có viết: “Tại The New York
Times, sứ mệnh và giá trị của chúng tôi là kim chỉ nam cho công việc chúng tôi
làm mỗi ngày. Bằng cách hành động theo tinh thần của độc giả, chúng tôi phục
vụ độc giả và xã hội, đảm bảo sức mạnh liên tục của báo chí và kinh doanh của
chúng tôi, và thúc đẩy một nền văn hóa Times lành mạnh và sôi động.”
Được bắt đầu từ niềm tin rằng báo chí vĩ đại có sức mạnh trong việc làm cho
cuộc sống của mỗi độc giả phong phú và trọn vẹn hơn, và tất cả xã hội mạnh mẽ
và công bằng hơn, The New York Times đã định hướng sứ mệnh của mình:
“Chúng tôi tìm kiếm sự thật và giúp mọi người hiểu thế giới này.” 18
Cán bộ quản lý, lãnh đạo phải biết sử dụng thích hợp khả năng, sở trường,
sở đoản của mỗi người nhằm phát huy hiệu quả công việc.
Các đầu báo hiện nay đều phân chia các lĩnh vực rõ ràng để tiện cho độc giả
theo dõi. Tờ The Wall Street Journal có 16 lĩnh vực lớn là Thế giới, Kinh doanh,
Mỹ, Chính trị, Kinh tế, Công nghệ, Tài chính, Ý kiến, Nghệ thuật và Văn hóa,
Phong cách sống, Bất động sản, Tài chính cá nhân, Sức khỏe, Khoa học, Phong
cách, Thể thao. Trong mỗi lĩnh vực lại có thêm rất nhiều chủ đề nhỏ. Không chỉ
sản xuất các ấn phẩm in, ấn phẩm báo mạng điện tử, The Wall Street còn cho ra
đời các ấn phẩm video và audio. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo đầu báo có thể phân chia
nhân sự của mình một cách khách quan nhất về mỗi ban dựa trên điểm mạnh của mỗi nhà báo.
Cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm trước nhất về nội dung của tờ báo, cơ quan
tuyên truyền. Hoạt động ngoại giao, mở rộng mối quan hệ với các cơ quan, địa
phương gây uy tín của tờ báo, cơ quan đài, tạo ảnh hưởng tốt đối với xã hội.
Trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times, bà Emma Tucker -
tổng biên tập của The Wall Street Journal đã nói rằng bà muốn The Journal trở
thành "một ấn phẩm đầu tiên dành cho khán giả - những người có ý nghĩa kinh
doanh", thu hút độc giả quay lại thường xuyên hơn với các sản phẩm kỹ thuật số
của mình bằng cách tập trung vào những câu chuyện độc quyền, thay vì tin tức hàng hóa.
Lãnh đạo cơ quan báo còn phải tổ chức, trao đổi nghiệp vụ với các báo, đài
bạn, dưới các hình thức. Có chiến lược phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho cơ
quan và nộp vào ngân sách nhà nước thông qua quảng cáo. Tiền hành tổng kết rút 19
kinh nghiệm công tác tuyên truyền từng tháng, quý, năm. Chú trọng công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch.
Trong báo cáo đầu tiên của Mạng lưới truyền thông toàn cầu (FIPP) về tình
hình thu phí digital đăng tải vào tháng 6/2018, có gần 10 triệu người trả phí để
đọc tin trên báo điện tử và trong số Top 10 có New York Times, Wall Street
Journal, Washington Post (Mỹ), Bild (Đức), Financial Times, Economist và
Times of London (Anh) và Aftonbladet (Thụy Điển). Đến tháng 11/2019, bản cập
nhật của FIPP cho thấy con số này đã tăng gấp đôi lên hơn 20 triệu thuê bao. Báo
cáo nêu bật thành công của trang De Correspondent (Hà Lan) khi đạt mức tăng
75% nhờ ra thêm phiên bản tiếng Anh, và còn ngoạn mục hơn là trang The
Athletic với mức tăng 600%.
Trong khi đó, theo báo cáo thường niên “Các xu hướng và dự báo về Báo
chí, Truyền thông và Công nghệ năm 2020” của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters
(RISJ), hơn một nửa (52%) lãnh đạo các cơ quan báo chí tại 29 quốc gia khẳng
định thu phí báo điện tử sẽ là trọng tâm tạo doanh thu của họ trong thời gian tới.
Một nghiên cứu khác của Digiday cũng cho kết quả tương tự. Chỉ có 14% cho
rằng nguồn thu quảng cáo sẽ hoặc nên là trọng tâm trong năm tiếp theo.
Loại hình sáng tạo này được đặc trưng bởi khả năng đạt được những kết quả
tích cực trong việc làm kế hoạch, tổ chức hoạt động của tập thể, trong việc lựa
chọn và bố trí cán bộ, trong việc tạo điều kiện, đảm bảo sự thống nhất các hình
thức sáng tạo cá nhân và tập thể. Không chỉ thực tiễn mà cả sự nghiên cứu khái
quát, tổng kết lý luận báo chí cũng chỉ ra bản chất sáng tạo của lao động tổ chức - quản lý.
Có thể thấy, ở mỗi ban biên tập xuất hiện các nhiệm vụ:
Thứ nhất, khẳng định vị trí, vai trò của tờ báo mình trong hệ thống báo chí chung của cả nước.
Trong một buổi chia sẻ với các nhân viên trong tòa soạn, bà Emma Tucker -
tổng biên tập tờ The Wall Street Journal đã nói: “Chúng tôi không muốn trở thành
ngành công nghiệp xuất bản tin tức của Đức.” 20