-
Thông tin
-
Hỏi đáp
LỄ BỎ MẢ TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN | Cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Lễ Bỏ Mả Trường Sơn là một trong những nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, Việt Nam. Nó thường được tổ chức nhằm tôn vinh và kính nhớ những người đã khuất, đồng thời là dịp để cộng đồng tụ họp, giao lưu và thể hiện sự đoàn kết. Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, việc nghiên cứu về các nghi lễ và truyền thống của các dân tộc thiểu số giúp hiểu sâu hơn về văn hóa và đời sống của cộng đồng đa dạng trong xã hội Việt Nam.
Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam 7 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
LỄ BỎ MẢ TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN | Cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Lễ Bỏ Mả Trường Sơn là một trong những nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, Việt Nam. Nó thường được tổ chức nhằm tôn vinh và kính nhớ những người đã khuất, đồng thời là dịp để cộng đồng tụ họp, giao lưu và thể hiện sự đoàn kết. Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, việc nghiên cứu về các nghi lễ và truyền thống của các dân tộc thiểu số giúp hiểu sâu hơn về văn hóa và đời sống của cộng đồng đa dạng trong xã hội Việt Nam.
Môn: Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam 7 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
LỄ BỎ MẢ TRƯỜNG SƠN - TÂY NguyêN
Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825 Trần Ngọc Mỹ Trân 2356220050
LỄ BỎ MẢ TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN
Lễ bỏ mả ( lễ Pơ Thi ) - nét đặc sắc trong văn hóa tâm linh của người Tây Nguyên .
Đây là một trong những nghi lễ dân gian độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên như : Ba Na, Ê đê, Gia Rai... Đồng bào nơi đây tin rằng, khi con người chết sẽ
không đi về thế giới bên kia mà quay lại dương thế nhập vào cơ thể trẻ em. Vậy nên họ
làm lễ bỏ mả là để tiễn đưa linh hồn về với tổ tiên ông bà.
Ở Tây Nguyên, vào tháng Mười sau khi mùa màng thu hoạch xong, thời tiết bước vào
mùa khô thuận tiện cho các lễ hội, vui chơi được diễn ra. Ngay sau những ngày vui chơi
đó, người Tây Nguyên bắt tay vào làm lễ bỏ mả cho những người đã khuất. Theo tập
tục của họ, bỏ mả là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong vòng đời của một con người.
Lễ bỏ mả được đồng bào Gia Rai, Ê đê tổ chức cho người chết từ một năm trở lên (có
khi 3 đến 5 năm). Quan niệm sau nghi lễ này, người chết sẽ thực sự về với xứ sở của
các thần, người sống không làm đám giỗ nữa. Vì ý nghĩa này lễ bỏ mả là lễ hội lớn nhất, vui nhất trong năm
Lễ hội bỏ mả thường diễn ra từ 3 - 7 ngày. Đến với Lễ bỏ mả, mọi người như hòa vào
tiếng nhạc cồng chiêng âm vang trầm hùng và những nhịp điệu của vòng xoang nối liền
bất tận. Trong các ngày diễn ra Lễ bỏ mả, tại khu vực nghĩa địa quanh ngôi nhà mả,
cồng chiêng hầu như không lúc nào ngưng, mọi người thay nhau ăn uống, nhảy múa.
Khi hơi men rượu cần lan tỏa, tiếng nhạc cồng chiêng càng rộn ràng.
Mang đậm ý nghĩa nhân văn, lễ bỏ mả ghi dấu sự đoạn giao giữa người sống với người
chết. Trong ngày đặc biệt này, người sống sẽ chia của cho các hồn ma để họ có cuộc sống
tự lập đầy đủ và không phải thiếu thốn ở thế giới mới. Những vật dụng chia cho người
chết như thổ cẩm, ống điếu, gùi, nồi, chén, ghè rượu… được sắp xếp gọn gàng trên nấm
mồ cùng với cơm, thịt, nước uống…Tính nhân văn ấy còn được thể hiện trong điêu khắc
tượng mồ. Với trí tưởng tượng cũng như những quan niệm đã có từ lâu, bên cạnh việc
phản ánh hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày vừa gần gũi vừa thân quen, tượng mồ
còn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện được tình cảm thiêng liêng, giản dị của những
người đang sống đối với những linh hồn đã khuất về với thế giới bên kia, hàm chứa khát
vọng nhân sinh muôn thuở của con người: Vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc, hoan lạc... bởi
tất cả những cảm xúc ấy không chỉ hiện hữu nơi trần thế, mà ở cả thế giới người đã
khuất, những giá trị nhân sinh đó vẫn tiếp diễn. lOMoAR cPSD| 40749825
Không những thế xuyên suốt quá trình diễn ra lễ hội trước,trong hay sau lễ tính cộng
đồng được thể hiện rõ nét trong từng hoạt động . Dưới sự chỉ đạo của già làng, mọi người
không phân biệt già trẻ, gái trai , không ai bảo ai mỗi người một việc . Trong những ngày
này chỉ cần gia chủ thông báo , mọi người trong làng đều đến tham gia . Khi đến, họ
mang thức ăn, gạo, heo gà và rượu cần đến góp. Ai góp gì và góp bao nhiêu cũng được,
chẳng ai so đo tính toán. Đây cũng là dịp quy tụ nhiều người thuộc nhiều làng, nhiều
vùng khác nhau trong cộng đồng người Gia Rai; có thể là mối quan hệ họ hàng, bạn bè, anh em kết nghĩa...
Lễ bỏ mả vừa mang đậm văn hóa của đồng bào các dân tộc, vừa có giá trị nhân văn ,
nhân sinh . Hơn ai hết nhờ những lễ hội như này , chính cộng đồng các dân tộc thiểu sô ở
Tây Nguyên như trải lòng mình thể hiện những tình cảm chân thật giữa người với người
, gắn kết tất cả mọi người lại với nhau , kéo gần khoảng cách giữa con người với vạn vật
, với thiên nhiên và với cả những đấng thần linh.