Tiểu luận về lễ hội Ok Om Bok của Sóc Trăng | Cộng đồng các dân tộc Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Giới thiệu về lễ hội Ok Om Bok: Trình bày nguồn gốc, ý nghĩa và lịch sử phát triển của lễ hội Ok Om Bok của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, cũng như vị trí và vai trò của nó trong văn hóa dân tộc và đời sống tâm linh của người dân địa phương.
Diễn biến và nghi lễ trong lễ hội: Mô tả các hoạt động, diễn biến truyền thống và nghi lễ đặc trưng của lễ hội Ok Om Bok, bao gồm cả các hoạt động văn hóa, tôn giáo, văn hóa dân gian và lễ hội đặc sắc.
Môn: Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
Tiểu luận về lễ hội Ok Om Bok của Sóc Trăng
Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825 Mở đầu
Trên vùng đất phương Nam non nước Việt , tỉnh Sóc
Trăng đã từ lâu nổi tiếng với sự đa dạng về tín ngưỡng và
văn hóa, tạo nên một bức tranh tôn giáo phong phú và đa
sắc mà ít nơi nào có thể sánh kịp. Với sự hòa quyện độc
đáo của văn hóa dân tộc Khmer, Hoa và nhiều cộng đồng
dân tộc khác, Sóc Trăng không chỉ là nơi giao thoa văn
hóa mà còn là điểm đến lý tưởng để khám phá sự phong
phú và đặc sắc của tín ngưỡng thờ tự cùng sự đa dạng
bản sắc văn hóa độc đáo của miền đất hứa này.
Tín ngưỡng thờ tự đóng vai trò quan trọng trong văn
hóa tỉnh Sóc Trăng, nơi có sự đa dạng văn hóa đặc trưng
với sự phong phú trong các tín ngưỡng, đạo lý tôn giáo
cũng như các nét văn hóa truyền thống từ cộng đồng
người Khmer, Hoa và các dân tộc khác, tạo nên bức tranh
đa dạng và độc đáo trong lòng đất Sóc Trăng.
Việc lựa chọn đề tài về "Tín ngưỡng thờ tự và sự đa
dạng bản sắc văn hóa tỉnh Sóc Trăng" là để hiểu sâu hơn
về sự đa dạng và phong phú của văn hóa, tôn giáo trong
cộng đồng dân tộc ở Sóc Trăng. Đây là cơ hội để khám
phá và tôn vinh những giá trị truyền thống, tín ngưỡng văn
hóa đặc biệt mà tỉnh này đang giữ gìn và phát triển. Ngoài
ra, nghiên cứu này cũng giúp lan tỏa sự hiểu biết, tôn
trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo, góp 1 lOMoAR cPSD| 40749825
phần thúc đẩy sự đoàn kết, hiểu biết giữa các cộng đồng
dân tộc trong xã hội ngày càng đa văn hóa hiện nay.
1. Lí do chọn đề tài
Những câu chuyện về văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo
luôn ẩn chứa rất nhiều những vấn đề, là đề tài màu mỡ cho các
nhà nghiên cứu tôn giáo để khai thác và đào sâu vào vấn đề
một cách sâu sắc, cặn kẽ.
Sóc Trăng được biết đến đến với các nền văn hóa nổi bật
và phong phú. Sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ ở đây là do ở nơi
này có 3 dân tộc Khmer-Kinh-Hoa sinh sống và làm việc. Chính vì
vậy, trong đời sống sinh hoạt và đặc biệt ở các loại hình tôn giáo,
tín ngưỡng nơi đây đã có sự gặp gỡ, hòa quyện của từng văn hóa các dân tộc đó.
Mang trong mình là những nét độc đáo, ấn tượng về sự
kết hợp giữa văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo giữa 3 dân tộc anh
em, Sóc Trăng đã thu hút được nhiều các du khách bản địa cũng
như du khách nước ngoài đến ghé thăm.
Với sự giao thoa trong văn hóa và tín ngưỡng chúng tôi đã chọn
đề tài “ Tín ngưỡng thờ tự và sự đa dạng bản sắc văn hóa của tỉnh Sóc Trăng”.
1. Mục tiêu của đề tài 2 lOMoAR cPSD| 40749825
Thông qua việc thực tập thực tế tại tỉnh Sóc Trăng, đề tài
phác họa sinh động những nét đẹp trong văn hóa tôn tạo thông
qua tín ngưỡng, tôn giáo lấy Phật giáo làm nền tảng.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Sóc trăng là một tỉnh của vùng đồng bằng Sông Cửu
Long . Lịch sử nghiên cứu của Sóc Trăng bắt đầu từ thời cổ đại
với sự hình thanh và phát triển của vùng đất này qua nhưng
thời kỳ khác nhau.Nói về nghiên cứu tỉnh Sóc Trăng mọi người
đều tập trung vào lịch sử, văn hóa, du lịch, xã hội, kinh tế và vị
trí địa lý của mảnh đất này.
Nơi giao thoa giữa các nền văn hóa như Hoa,Khơ me, Kinh. Các
nhà nghiên cứu thường quan tâm đến sự phát triển của người
dân, văn hóa,truyền thống và phong tục .
- “Các vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng” (2002) của
Trần Hồng Liên, trang sách đã đề cập đến vấn đề lớn đó là về dân
tộc Khơ me và dân tộc hoa , hai dân tộc ấy đã tồn tại và sinh sống
rất lâu tại đây, họ đã tạo ra được nét văn hóa bản địa, vấn đề thứ
hai là về Tôn Giáo Sóc Trăng đa phần Phật giáo theo Phật giáo
Nam Tông,đây là tôn giao chiếm phần đông ở tỉnh.
- “Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
(1993) của Trường Lưu, trong sách đã giới thiệu về việc quá trình
hình thành cư dân của người Khmer nơi đây, từ lối sống cách
sinh hoạt đời sống hàng ngày hay trong những lễ hội, lễ tết của
dân tộc mà từ đây đã hình thành 3 lOMoAR cPSD| 40749825
nên một phần văn hóa dân tộc Khmer trong 54 dân tộc của Việt Nam.
- Trong dịp Lễ hội Ok om bok – Đua ghe Ngo, khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long- Sóc Trăng năm 2023,
- Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ tự
và sự đa dạng bản sắc văn hóa tỉnh Sóc Trăng “ . Bên cạnh đó
thông qua việc nghiên cứu này sẻ giúp tôi có dịp vận dụng được
kiến thức trên giảng đường vào thực tế , để tích lũy thêm kinh
nghiệm cùng những bài học thực tiễn để phục vụ cho quá trình nghiên cứu .
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. 1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tiềm năng phát triển du lịch và
các lễ hội cùng với các nơi cơ sở thờ tự tại tỉnh Sóc Trăng . Dựa
trên những tiềm năng , hiện trạng đã tồn tại và phát triển trên địa
bàn tỉnh , với xu hướng hiện nay hội nhập và phát triển kinh tế thì
việc nghiên cứu về du lịch tâm linh là việc hết sức cần thiết , nó
mang lại những kết quả to lớn cho việc định hướng giải pháp
phù hợp , khai thác du lịch một cách có hiệu quả , đồng thời đó là
cơ hội để quản bá sản phẩn , nâng cao giá trị văn hóa truyền
thống của địa phương.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu : Để thực hiện được một đề tài
tiểu luận việc xác định không gian nghiên cứu là vô cùng quan
trọng. Vì khi xác định đung không gian nghiên 4 lOMoAR cPSD| 40749825
cứu thì trong quá trinh làm tài liệu mới đúng. Trong tiểu luận “ Tín
ngưỡng thờ tự và sự đa dạng bản sắc văn hóa tỉnh Sóc Trăng “ thì
không gian nghien cứu là toàn tỉnh Sóc trăng
Thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu và thực hành quan sát
tham dự một đề tài tiểu luận là lễ hội Ok Om Bok được tổ chức
hằng năm diễn ra vào rằm tháng 10 âm lịch. 5. Phương pháp
Trong quá tình thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi đã sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, ba phương
pháp đã được chúng tôi sử dụng nhiều nhất là phương pháp luận
và phương pháp chuyên gia. Đối với phương pháp luận, nhóm
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dựa trên những thông tin, tài
liệu cũng như các ảnh chụp được để tham khảo, đồng thời, liệt
kê, phân tích, so sánh để đưa ra kết luận. Còn phương pháp
chuyên gia, nhóm sẽ phỏng vấn các chuyên gia hoạt động trong
lĩnh vực có liên quan cụ thể là giảng viên bộ môn để tham khảo
quan điểm, cách nhìn của cô trước tín ngưỡng thờ tự và sự đa
dạng bản sắc văn hóa của tỉnh Sóc Trăng hiện nay. Thông qua
những nhận định của cô sẽ là nguồn thông tin để bài nghiên cứu
được khách quan, đa chiều.
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6.1 Chùa đất sét với chùa khleang.
Đề tài "Chùa Đất Sét với Chùa Khleang" đồng thời mang lại ý
nghĩa lý luận và thực tiễn đặc biệt quan trọng trong việc hiểu sâu
hơn về sự đa dạng và ảnh hưởng văn hóa trong kiến trúc đền
chùa. Với sự so sánh giữa Chùa Đất Sét 5 lOMoAR cPSD| 40749825
và Chùa Khleang, đề tài đề xuất những cơ hội để nghiên cứu và
áp dụng kiến thức vào thực tế, từ việc bảo tồn di sản đến khuyến
khích du lịch văn hóa và giao lưu giữa các cộng đồng.
6.2 Ý Nghĩa Lý Luận:
6.2.1. Nghiên Cứu Sự Đa Dạng Kiến Trúc Tôn Giáo:
- Tìm hiểu về Chùa Đất Sét và Chùa Khleang giúp làm sáng
tỏ về sự đa dạng trong kiến trúc tôn giáo.
- Đề tài mở ra không gian để phân tích sự phong phú trong
cách sử dụng vật liệu, thiết kế, và cấu trúc của các công trình tôn giáo.
6.2. 2 Đối Chiếu Lịch Sử và Văn Hóa:
- So sánh giữa hai chùa giúp đặt ra câu hỏi và tìm hiểu về
lịch sử và văn hóa đặc trưng của từng khu vực.
- Hiểu biết rõ hơn về sự ảnh hưởng của nguyên liệu, truyền
thống, và nghệ thuật địa phương lên kiến trúc đền chùa.
6.2.3 Ý Nghĩa Thực Tiễn:
6.2.3.1 Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc:
- Đề tài cung cấp cơ hội để đánh giá và bảo tồn di sản kiến
trúc, đặc biệt là những công trình có đặc điểm và vẻ đẹp độc
đáo như Chùa Đất Sét và Chùa Khleang.
- Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào các chiến lược bảo
tồn và phục hồi kiến trúc tôn giáo. 6 lOMoAR cPSD| 40749825
6.2.3.2 Khuyến Khích Du Lịch Văn Hóa:
- Nghiên cứu có thể làm tăng sức hấp dẫn của địa điểm đối với
du khách, khuyến khích du lịch văn hóa và giao lưu giữa các cộng đồng.
- Tạo cơ hội cho việc phát triển các tour du lịch tâm linh, góp
phần vào kinh tế địa phương.
6.2.3.3 Chia Sẻ Kinh Nghiệm Xây Dựng:
- So sánh giữa Chùa Đất Sét và Chùa Khleang có thể là
nguồn cảm hứng và kinh nghiệm cho các dự án xây dựng tương
lai, đặc biệt là về việc sử dụng vật liệu đặc trưng của từng khu vực.
- Cung cấp thông tin hữu ích cho các kiến trúc sư và nhà
nghiên cứu về nền văn hóa kiến trúc.
6.2.3.4 Giao Thương Văn Hóa:
- Nghiên cứu có thể thúc đẩy giao thương văn hóa giữa các
cộng đồng, tạo ra không gian cho sự đổi mới và trao đổi ý kiến
trong việc bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc.
- Tăng cường sự hiểu biết và tương tác giữa các nhóm dân cư
khác nhau thông qua chia sẻ thông tin về kiến trúc và văn hóa tôn giáo. 7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết của bài tiểu luận, nội dung
chính của bài tiểu luận gồm 3 chương
+ Chương 1: Giới thiệu tổng quan về tỉnh Sóc Trăng , vị trí địa
lý , tọa độ không gian, đặc điểm địa hình, khí hậu tỉnh, dân cư,
tiềm năng du lịch tỉnh Sóc Trăng. Nguồn góc lịch sử của người
Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, phân bố địa lý, địa bàng cư trú của người
dân Khmer ở nơi đây, ngôn ngữ , 7 lOMoAR cPSD| 40749825
trang phục, phong tục tập quán và số liệu thống kê dân số của
người Khmer trên địa bàng tỉnh Sóc Trăng.
+ Chương 2: Trình bày lịch sử nguồn góc, kiến trúc, hệ phái ,
cảnh quan của chùa đất sét, chùa Khleang tập trung phân tích các
hoạt động lễ hội, hoạt động tín ngưỡng lễ hội.
+ Chương 3:Nêu ra những nét đặc trưng, miêu tả về các hoạt
động của mọi người trong lễ hội Ok Om Bok diễn ra ở tỉnh Sóc
Trăng, chỉ ra những nét độc đáo về văn hóa cũng như khung
cảnh diễn ra lễ hội ở nơi đây.
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT TỔNG QUAN 1.1
KHÁI QUÁ TỈNH SÓC TRĂNG
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố
Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km; Toàn tỉnh Sóc Trăng
có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm
1 Thành phố, 2 thị xã, 08 huyện, trong đó có 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã.
1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố
Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ
1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc
lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
- Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông. 8 lOMoAR cPSD| 40749825
- Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1%
diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).
- Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An,
Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
- Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang;
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;
+ Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
- Các điểm cực của tỉnh Sóc Trăng:
- + Điểm cực Bắc tại: xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách
- + Điểm cực Nam tại: xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu
- + Điểm cực Tây tại: xã VĩnhQuới, thị xã Ngã Năm
- + Điểm cực Đông tại: xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung - 1.1.1.1
Đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.
Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng
45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có
dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần
vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình
có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa
hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn,
phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển
tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các 9 lOMoAR cPSD| 40749825
huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh
Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven
kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa
thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và
đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng
có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để
đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ. 1.1.1.2 Khí Hậu
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh
hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C, ít khi bị
bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập
trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi
cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
1.1.1.3 Dân cư
Dân cư Sóc Trăng chủ yếu là ba dân tộc Kinh
(836.513 người , chiếm 65,16%), Khmer (371.305 người,
chiếm 28,92%), Hoa (75.534 người, chiếm 5,88%) đã cùng
chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất này. Trải
qua bao bước thăng trầm của lịch sử, ý thức dân tộc, tinh thần
yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm ngày càng được
củng cố bền vững. Tinh thần yêu nước của nhân dân Sóc
Trăng được thể hiện ngay từ buổi khai phá, mở mang vùng đất
mới đã anh dũng chiến đấu chống lại bọn cướp biển Java (nay là 10 lOMoAR cPSD| 40749825
Indonesia), quân xâm lược Xiêm La (nay là Thái Lan), giữ gìn
xóm làng quê hương, bảo vệ mồ mả ông bà tổ tiên. Cùng với
nghĩa quân Tây Sơn đánh 05 vạn quân Xiêm (do Nguyễn
Ánh cầu viện) xâm lược nước ta, làm nên chiến thắng lịch sử
ở Rạch Gầm - Xoài Mút. 1.1.1.4 Du lịch
Sóc Trăng, mảnh đất an lành với sự cộng cư,
giao hòa, gắn kết phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Vùng đất này nổi tiếng với những ngôi chùa cổ
kính mang kiến trúc độc đáo, có khung cảnh thiên nhiên yên
bình, ẩm thực phong phú và đặc biệt người dân vô cùng hiền
lành, gần gũi. Đến du lịch Sóc Trăng nếu bạn chưa biết đi đâu
thì đừng quên tham khảo những địa điểm du lịch Sóc Trăng
siêu đẹp dưới đây và tận hưởng chuyến đi của mình.
- Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Sóc Trăng:
+ Chùa Kh’leang - Di tích lịch sử cấp Quốc Gia về
kiến trúc (khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng);
+ Chùa Sêrâytêchô-Mahatup (Chùa Mã Tộc - Chùa
Dơi) - Di tích lịch sử cấp Quốc gia về cảnh quan du lịch
(Đường Mai Thanh Thế, khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng);
+ Chùa Bửu Sơn Tự (Chùa Đất sét) (đường Tôn
Đức Thắng, thành phố Sóc Trăng);
+ Chùa Sà lôn và chùa Bốn Mặt; 1.2. NGƯỜI KHƠME 11 lOMoAR cPSD| 40749825
Dân tộc Khmer là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam và
được đánh giá là dân tộc sở hữu nhiều nét đặc trưng riêng biệt và độc đáo.
1.2.1. Nguồn gốc lịch sử
Quá ttrình hình thành tộc người Khơ me ở Nam Bộ Việt Nam
Nghiên cứu nguồn gốc tộc người , hiểu theo theo nghĩa rộng , là
“ sự tổng hợp những quá trình và những hiện tượng , tiến trình
hình thành của dân tộc này hay dân tộc khác , dẫn đến sự hoàn
thành một cách có trọn vẹn bộ mặt của dân tộc đó.
Nói cách khác , nghiên cứu nguồn gốc tộc người là để
xác định chính bản thân dân tộc đó như nó vốn có . Phạm vi
nghiên cứu của vấn đề được giới hạn từ khi xuất hiện những
thành tố đầu tiên tham gia vào sự hình thành tộc người ( hay
nguồnm gốc tộc người ) đến khi tộc người ấy được hình thành
trọn vẹn như một cộng đồng thống nhất và vững chắc với ý thức
tự giác tộc người được biểu hiện ra bên ngoài bằng một tộc danh riêng .
Việc làm rõ quá trình hình thành cộng đồng tộc người của
người Khơ-me sẻ là cơ sở đánh giá đúng đắn những mối quan hệ
mang tính tộc người , giữa bộ phận người Khơ me ở Nam Bộ -
Việt Nam và người Khơ me ở Campuchia , trong mối quan hệ
hoàn toàn độc lập về xã hội và chính trị giữa hai bộ phận này. Tuy
nhiên vấn đề nguồn gốc tộc người của người Khơ me là một vấn
đề phức tạp và còn có nhiều giả thuyết khác nhau. 12 lOMoAR cPSD| 40749825
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định người Khơ-me ở nước ta
là hậu duệ của các di dân từ Lục Chân Lạp – tiền thân của nhà
nước Campuchia ngày nay. Họ di cư sang khu vực này theo
nhiều đợt và do nhiều nguyên nhân khác nhau, cùng với người
Việt và người Hoa, người Khơ-me là một trong những nhóm cư
dân có mặt sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
1.2.1.1 Phân bố địa lý
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và môi trường
tự nhiên, có thể chia sự phân bố của người Khơ-me ở đồng
bằng sông Cửu Long thành ba vùng chính như sau:
Vùng nội địa: Đây là vùng cư trú lâu đời nhất của
người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng ven biển: Kéo dài từ Trà Vinh, qua Sóc Trăng tới Bạc Liêu.
Vùng núi biên giới Tây Nam: Đây là vùng thuộc
các tỉnh An Giang và Kiên Giang, nơi có dãy núi Thất
Sơn, núi Sập, núi Vọng Thê.
1.2.1.2 Ngôn ngữ
Người Khơ-me nói tiếng Khơ-me – một ngôn
ngữ thuộc nhóm Môn-Khơ-me trong ngữ hệ Nam Á. 1.3 TRANG PHỤC
Trang phục cổ truyền có cá tính ở lối mặc váy và
phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật.
1.3.1 Trang phục nam
Hàng ngày nam giới trung niên và người già
thường mặc bộ bà ba đen, quấn khăn rằn trên đầu. 13 lOMoAR cPSD| 40749825
Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo
đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái.
Trong đám cưới chú rể thường mặt bộ “xà rông” (hôl) và áo
ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Ðây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài
cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm ‘con dao
cưới’ (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu. Thanh niên hiện
nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc ‘xà rông’ kẻ sọc.
1.3.2 Trang phục nữ
Cách đây ba, bốn mươi năm phụ nữ Khmer Nam Bộ
thường mặc ‘xăm pốt’ (váy). Ðó là loại váy bằng tơ tằm, hình
ống (kín). Chiếc váy nổi bật nhất là loại xăm pốt chân khen, một
loại váy hở, quấn quanh thân nhưng khác nhiều tộc người khác
cũng có loại váy này là cách mang váy vào thân. Ðó là cách
mang luồn giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh
hông tạo thành như chiếc quần ngắn và rộng. Nếu cách tạo
hình váy và một vài mô tip hoa văn trên váy có thể có sự tiếp
xúc với các tộc người khác thì cách mặc váy.
1.2.4 PHONG TỤC, TẬP QUÁN
Khi nhắc đến những nét đặc trưng và ấn tượng nhất của
văn hóa Khmer thì không thể nào bỏ qua được những phong
tục tập quán với những nét độc đáo và khác biệt. Trong cuộc
sống sinh hoạt thường ngày, thức ăn chính của người Khmer
thường là cơm tẻ hoặc là cơm nếp. Mắm là loại thức ăn được
ưa chuộng và gia vị được sử dụng nhiều là vị chua từ quả me
và vị cay từ hạt tiêu, tỏi, sả, ớt, cà ri. Những ngôi nhà truyền thống được 14 lOMoAR cPSD| 40749825
người dân Khmer xây dựng theo thiết kế nhà sàn. ngoài ra,
hôn nhân thường do cha mẹ sắp xếp, có sự thỏa thuận của
con cái và cưới xin sẽ tải qua 3 bước là làm mối, dạm hỏi, lễ
cưới được tổ chức ở bên nhà gái. Trong các lễ tang sẽ có tục
hỏa thiêu, sau khi thiêu tro được giữ trong tháp “Pì chét đẩy”,
xây cạnh ngôi chính điện trong chùa.
Chương 2. Chùa Đất Sét và Chùa KhLeang 2.1. Nguồn gốc
Chùa Đất Sét được xây dựng vào đầu thế kỉ XX , do dòng
họ Ngô tự lập để tu tại gia. Ban đầu, chỉ là một am nhỏ bằng cây
lá trên một diện tích nhỏ hẹp, và trong sảnh điện thờ cũng rất đơn
sơ. Mãi đến đời trụ trì thứ tư là ông Ngô Kim Tòng, am nhỏ mới
được tôn tạo, mở rộng và có thêm nhiều tượng thờ như ngày nay
Chùa Đất Sét, hay còn gọi là Bửu Sơn Tự, tọa lạc tại
286 đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, Phường 5, TP Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng. Chùa này được xây dựng đầu thế kỷ XX bởi dòng họ Ngô để tu tại gia.
Ban đầu, chùa chỉ là một am và sau đó được mở rộng thành
một ngôi chùa nhỏ với diện tích ban đầu là
370.8m2. Hiện nay, chùa có diện tích khoảng 400m2 và là cơ sở
thờ tự thuộc hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, do ông Ngô Kim Tây khởi dựng vào năm 1806. 2.1.2. Kiến trúc 15 lOMoAR cPSD| 40749825
(Hình 1: Cổng CHÙA ĐẤT SÉT nguồn ảnh: Long Đức Thịnh)
Chùa Đất Sét có cổng tam quan kiên cố, được xây lợp
ngói, và ngôi chính điện nhìn về hướng Đông. Phần mặt tiền của
điện được xây bằng vật liệu hiện đại, với hai cột chính có hình
rồng uốn lượn. Mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột được ốp
đất sét với hình rồng và các hoa văn trang trí. Chùa Đất Sét là nơi
lưu giữ hơn ngàn tượng và pho tượng của các vị Phật, Tiên,
Thánh, Thần, và linh thú. Công trình nổi bật nhất là Tháp Đa Bảo
và Bảo Tòa Liên Hoa, được làm từ đất sét và được công nhận là
hai hiện vật nhà Phật lớn nhất Việt Nam. Tháp Đa Bảo, cao
khoảng 4m, được xây tinh xảo với 13 tầng, mỗi tầng có 16 cửa và
16 bức tượng Phật, tổng cộng là 208 cửa và 208 vị Phật. Chùa
hiện nay tọa lạc trên một diện tích khoảng 400 m2. Cổng tam quan
được xây kiên cố, lợp ngói. Ngôi chánh 16 lOMoAR cPSD| 40749825
điện ngó về hướng Đông. Phần mặt tiền của điện được xây kiến
cố bằng vật liệu thời hiện đại, hai cột chính có đắp nổi hình rồng
uốn lượn khá tinh xảo.
( Hình 2 bàn thờ: THẬP ĐIỆN MINH VƯƠNG Nguồn ảnh: Long Đức Thịnh )
Ý nghĩa của tấm hình này là bàn thờ tượng Thập Điện Diêm
Vương với ý nghĩa răn đe người sống không được phạm phải
những điều sai trái để không phải chịu đau khổ dưới Địa ngục.
Phần còn còn lại của điện chỉ là "cột gỗ, mái tôn", không lầu và có
kết cấu đơn giản. Cả mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột cây. 17 lOMoAR cPSD| 40749825
( Hình 3: Cảnh quan chùa đất sét Nguồn ảnh: Long Đức Thịnh)
Mỗi cây được ốp bằng đất sét, đắp hình rồng uốn lượn và những
hoa văn trang trí khác. Trong nội điện không rộng, và vì chứa
nhiều thứ nên chật chội. Ở đây có trên ngàn tượng pho tượng
các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần...và linh thú do ông Ngô Kim Tòng
làm ra trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí.
Tất cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương
(nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được
sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng. 18 lOMoAR cPSD| 40749825
( Hình 4 :Bàn thờ DIÊU TRÌ KIM MẪU nguồn ảnh: Long Đức Thịnh )
Ý nghĩa: Bàn thờ Diêu Trì Kim Mẫu thường liên quan đến việc tôn
vinh và thờ phượng Đức Mẹ Diêu Trì, một trong những hình
tượng quan trọng của Đạo Thiên Chúa. Tôn Vinh Đức Mẹ Diêu
Trì. Bàn thờ này thường được sử dụng để thể hiện lòng tôn kính
và sự sùng bái đối với Đức Mẹ Diêu Trì, là biểu tượng của tình
mẫu tử, lòng nhân ái, và sự bảo hộ. Cầu nguyện và bảo vệ gia
đình. Bàn thờ Diêu Trì Kim Mẫu thường là nơi thực hiện các nghi
lễ và cầu nguyện, đặc biệt là để xin sự bảo vệ và ơn lành cho gia
đình. Biểu tượng và tâm linh bàn thờ này đại diện cho không gian
thiêng liêng và tâm linh trong gia đình, tạo ra một không gian để
gia đình thể hiện lòng tôn trọng và sự 19 lOMoAR cPSD| 40749825
kết nối với Đức Mẹ. Biểu tượng thiêng liêng trì và bình An. Qua
sự sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm,
Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu,
đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của
người lập chùa và các thế hệ truyền thừa. Và cũng vì chùa Đất
Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền
công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong
gia đình thay nhau quản lý. 2.1.3 Hệ Phái
Chùa Đất Sét, một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật Giáo Bắc
Tông, như nhiều ngôi chùa khác trong hệ phái này , tôn kính Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Bồ Tát khác. Đức Phật Thích Ca
được thờ trong chùa với tư cách là một người ngoại lệ, Đức Phật
đã đến thế gian để dạy dỗ và cứu rỗi nhân loại. Còn các vị Bồ Tát
là những người trợ lực của các chư phật để giúp đỡ con người,
mỗi vị có công hạnh riêng, giúp đỡ con người với những công đức riêng biệt.
Điều đặc biệt về Chùa Đất Sét là kiến trúc của nó, được thiết
kế theo phong cách Chân phương, sử dụng gỗ sồi và mái tôn.
Ngôi đền này được xây dựng để chứa đựng khoảng 2000 tượng
Phật với kích thước đa dạng, bao gồm cả các hình tượng linh thú
và những hiện vật được tạo ra từ đất sét. Nghệ nhân Ngô Kim
Tòng đã dành 42 năm cuộc đời (từ 1929 đến 1970) để điêu khắc
những tác phẩm này với lòng nhiệt huyết và tâm huyết." 20 lOMoAR cPSD| 40749825
Hình 5: Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ( Nguồn Nguyễn Công Bình tháng 11 năm 2023 ) 21 lOMoAR cPSD| 40749825
Bức tượng cao khoảng 3 mét được đặt phía sau ngôi chùa là hình
ảnh của Quan Âm Bồ Tát, một biểu tượng không còn xa lạ với
cộng đồng tín đồ Phật giáo. Phật Bà Quan Âm đại diện cho sự
điềm lành, lòng thánh thiện và lòng bao dung. Hình tượng này
mang đến niềm tin rằng khi tâm hồn của chúng sinh hướng về vẻ
đẹp và nhân hậu của đức Phật, họ sẽ trải nghiệm sự an lạc và
hạnh phúc. Đồng thời, Quan Âm Bồ Tát còn giúp nuôi dưỡng tâm
tính từ bi, lòng vị tha, lòng lương thiện, giúp chúng ta tránh xa khỏi
những con đường lạc lõng và những sai lầm trong cuộc sống.
Hình 6 : Tượng phật Di Lặc ( nguồn Vũ Thị Phương Nhân tháng 11 năm 2023 ) 22 lOMoAR cPSD| 40749825
Phật Di Lặc được coi là biểu tượng tuyệt vời của hạnh phúc trong
lĩnh vực phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của
Phật Di Lặc là khả năng biến đổi những cảm xúc tiêu cực như
buồn bã, giận dữ, áp lực hay căng thẳng thành trạng thái hạnh
phúc. Nụ cười tâm hồn của Di Lặc được cho là mạnh mẽ đến mức
luôn tỏa sáng trên khuôn mặt nhẹ nhàng và hiền từ, và với sự
hiện diện của Phật, hạnh phúc dường như hiện hữu khắp mọi nơi.
Di Lặc cũng là biểu tượng của sự hài hòa và niềm vui vô tư. Bằng
cách đơn giản là nhìn vào khuôn mặt của Phật, người có tâm
trạng buồn bã cũng có thể cảm nhận được niềm vui. Việc xoa
bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự may mắn."
2.1.4 Cảnh quan chùa Đất Sét 23 lOMoAR cPSD| 40749825
Với diện tích khoảng 400m2, chùa hiện đại hóa kiến trúc chân
phương với cột gỗ và mái tôn, là nơi chứa đựng gần 2.000 tượng
Phật lớn nhỏ cùng linh thú và vật thờ. Nghệ nhân Ngô Kim Tòng
đã sáng tạo và điêu khắc những tác phẩm này từ đất sét trong
suốt 42 năm (từ 1929 đến 1970), tạo nên giá trị văn hóa và nghệ
thuật đặc sắc và ấn tượng cho nơi này. Qua cổng tam quan và
theo con đường bê tông dẫn vào cửa bên hông chùa, du khách sẽ
ngay lập tức bắt gặp một tượng voi màu trắng, cao khoảng 2m,
đứng chễm chệ như một biểu tượng chào đón bà con Phật tử.
Ngay sau tượng voi là gian chính thờ Phật, được bố trí theo hệ tư
tưởng "Tam giáo cộng đồng," tức là thờ cả Phật, Nho và Lão, bao
gồm A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Khổng Tử, và Ngọc Hoàng Thượng Đế. . 24 lOMoAR cPSD| 40749825
Hình 7: Tượng voi trắng ( nguồn Nguyễn Quỳnh Anh ngày 26 tháng 11 )
Tượng voi màu trắng, được tạo toàn bằng đất sét, có chiều cao
khoảng 2m, đứng vững chễm chệ trước con đường dẫn vào chùa
như một lời chào đón nồng hậu đối với bà con Phật tử, mời gọi họ
đến chiêm bái Bửu Sơn Tự. 25 lOMoAR cPSD| 40749825
Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên Hoa là hai tác phẩm nổi tiếng tại
Chùa Đất Sét, được xác nhận là hai hiện vật nhà Phật làm từ đất
sét lớn nhất Việt Nam. Tháp Đa Bảo được sư thầy Ngô Kim Tòng
sáng tạo vào năm 1939, khi ông mới 30 tuổi. Tháp cao khoảng
4m được thiết kế tinh xảo với 13 tầng, mỗi tầng có 16 cửa và 16
bức tượng Phật đẹp mắt. Tổng cộng, tháp có 208 cửa và 208 vị
Phật, với 156 con rồng uốn lượn xung quanh, tạo nên một bức
tranh sống động góp phần tô điểm cho công trình kiến trúc này.
Bảo Tòa Liên Hoa, ra đời vào năm 1940, cao khoảng 2m, có
hoa sen trên cùng với 1.000 cánh hình bát giác. Phía dưới là 16
nàng tiên nữ đứng hầu, chân tháp được tạo hình từ 12 con cá hóa
rồng và tứ linh: long, lân, quy, phụng. Sự độc đáo và sinh động
của các chi tiết này thể hiện rõ ý Phật, đồng thời tôn vinh tay nghề
điêu khắc xuất sắc của sư trụ trì Ngô Kim Tòng. Trong hành trình
chiêm bái Bửu Sơn Tự, du khách sẽ được khám phá thêm nhiều
bức tượng khác làm từ đất sét như chùm đèn Lục Long Đăng và
cặp Kim Lân canh giữ chùa. 26 lOMoAR cPSD| 40749825
Hình 8 : Tháp Đa Bảo ( nguồn Long Đức Thịnh ngày 26 tháng 11 )
Tháp Đa Bảo, làm từ đất sét, có chiều cao 3m40, trọng lượng
khoảng 300kg, và bao gồm tổng cộng 13 tầng. Mỗi tầng của tháp
đều có 16 cửa và 16 vị Phật ngự. Toàn bộ cấu trúc tháp bao gồm
208 cửa và 156 con Rồng được đặt để đỡ từng tầng tháp. Việc
xây dựng Tháp Đa Bảo đã diễn ra trong khoảng thời gian 8 tháng
và 10 ngày và hoàn thành vào năm 1939.. 27 lOMoAR cPSD| 40749825
Hình số 9 : Đèn cầy tại Chùa ( Nguồn : Phương Nhân thánhg 11 năm 2023) 28 lOMoAR cPSD| 40749825
Chùa Đất Sét nổi tiếng với 4 cặp đèn cầy khổng lồ, một đặc
điểm nổi bật đưa tên tuổi của ngôi chùa trở nên nổi tiếng. Cuối
đời, ông Ngô Kim Tòng đã tạm ngưng việc đắp tượng và chuyển
sang đúc đèn cầy cho các tòa chánh điện trong chùa. Mỗi cặp đèn
cầy có khối lượng 200kg và chiều cao 2m, được tạo hình tỉ mỉ.
Ước tính mỗi cặp đèn như vậy có thể cháy liên tục hơn 70 năm,
trong khi loại đèn cầy nhỏ hơn, nặng khoảng 100kg, có thể cháy
40 năm. Từ thời điểm ông Ngô Kim Tòng viên tịch đến nay, đèn
cầy nhỏ này chỉ được thắp vào mỗi dịp rằm tháng 7 và mới cháy
được 1/5 cây. Bên cạnh hơn 2000 bức tượng đất sét lớn nhỏ
khác nhau trong chùa, những tác phẩm được ông Ngô Kim Tòng
sáng tạo cách đây hơn 60 năm vẫn giữ được vẻ nguyên vẹn qua
thời gian. Mặc dù ông chỉ học hết lớp 3 tại trường làng và không
có kiến thức nghệ thuật hội hoạ, nhưng tất cả những công trình kỳ
lạ và nổi tiếng hàng đầu thế giới này lại xuất phát từ tay một
người tu hành. Với những giá trị độc đáo này, chùa được xếp
hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh vào ngày 10.12.2010. Ngày
18.7.2013, Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên Hoa của chùa chính
thức nhận được xác nhận kỷ lục là hai hiện vật nhà Phật làm từ
đất sét lớn nhất Việt Nam. lOMoAR cPSD| 40749825
2.2 Những lưu ý khi tham quan chùa Đất Sét
Khi quý vị đến thăm quan Chùa Đất Sét tại Sóc Trăng, trải
nghiệm du lịch sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích và thú vị. Tuy
nhiên, để tạo ra những trải nghiệm này, điều quan trọng là phải
nhớ rằng các bức tượng trong chùa được chế tác từ đất sét, vì
vậy chúng có thể dễ bị tổn thương. Do đó, quý vị được khuyến
cáo giữ nguyên trạng của các hiện vật khi tham quan, nhằm bảo
vệ và duy trì vẻ đẹp cũng như giá trị văn hóa của chúng trong thời
gian dài. Hành động này không chỉ là sự tôn trọng đối với nghệ
thuật và di sản, mà còn giúp duy trì và phát triển nền văn hóa độc
đáo của Chùa Đất Sét. Khi bước chân đến cửa chùa, mỗi du
khách mang theo tâm hồn tịnh lặng, trang phục trang nghiêm, và ý
chân thành trong sáng. Điều này không chỉ là sự thể hiện của sự
tôn trọng đối với không gian linh thiêng mà còn là cách để họ tìm
kiếm bình an và tập trung tâm hồn trong những khoảnh khắc
thiêng liêng của lễ chùa. 2.3 Chùa KhLeang 2.3.1 Nguồn gốc
Chùa Khleang nằm tại số 6 đường Tôn Đức Thắng, Phường
6, Thành phố Sóc Trăng, là một trong những ngôi 30 lOMoAR cPSD| 40749825
chùa lâu đời và quan trọng nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Kh'leang không chỉ là một công trình tôn giáo, mà còn là
biểu tượng văn hóa, tâm linh đậm chất dân tộc Khmer. Với hơn 5
thế kỷ gắn bó với đất và người Sóc Trăng, nó đặc biệt quan trọng
trong việc tổ chức các nghi lễ tôn giáo và lễ hội truyền thống của dân tộc này.
Kiến trúc của Chùa Kh'leang cũng phản ánh nét độc đáo của
văn hóa kiến trúc người Khmer với hàng rào được trang trí tỉ mỉ,
những hoa văn độc đáo và những hàng cây thốt nốt cổ thụ tạo
nên không gian yên bình, thanh tịnh cho người đến thăm.
Ngôi chùa này không chỉ là nơi cử hành lễ lạc, mà còn lưu giữ
và trưng bày nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật có giá trị lâu
đời, giúp du khách hiểu sâu hơn về văn hóa tinh thần của dân tộc Khmer.
Nhờ vị trí thuận lợi gần trung tâm thành phố, Chùa Kh'leang
trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá văn
hóa, kiến trúc và tâm linh của Sóc Trăng cũng như của người Khmer.
Ngôi chùa này không chỉ là công trình tôn giáo quan trọng
mà còn là biểu tượng của sự kết hợp giữa văn hóa truyền
thống của người Khmer và nét độc đáo của kiến trúc Việt - Hoa.
Từ những câu chuyện truyền thuyết xa xưa, Chùa Kh'leang
được xem là công trình tôn giáo đầu tiên của người Khmer trên
đất Sóc Trăng. Với lịch sử hơn 500 năm, 31 lOMoAR cPSD| 40749825
ngôi chùa này đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và tái xây
dựng, vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị văn hóa đặc biệt.
Sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống Khmer, phong cách
Việt - Hoa trong cách bài trí và sắp xếp đã tạo ra một không gian
độc đáo và tinh tế tại Chùa Kh'leang. Đây cũng là nơi du khách có
thể tận hưởng không gian yên bình, chiêm ngưỡng những tác
phẩm nghệ thuật, tìm hiểu về văn hóa và thờ cúng của người Khmer.
Với sự kết hợp độc đáo này, Chùa Kh'leang không chỉ là điểm
du lịch tôn giáo mà còn là nơi lưu giữ và truyền bá những giá trị
văn hóa, tinh thần của người dân Sóc Trăng và người Khmer trong cộng đồng.
Ngôi chùa này không chỉ là công trình tôn giáo quan trọng
mà còn là biểu tượng của sự kết hợp giữa văn hóa truyền
thống của người Khmer và nét độc đáo của kiến trúc Việt - Hoa.
2.3.1.1 Tên gọi
Theo tài liệu từ thư tịch cổ Khmer, vào giữa đầu thế kỷ XVI,
viên quan Tác cai quản vùng Sóc Trăng đã xây dựng một nhà kho
để tích trữ sản vật từ quyên góp của nhân dân. Ông đặt tên cho
vùng đất này là Srock Khleang (tiếng Khmer cổ nghĩa là xứ có
kho). Khi người Kinh đến, họ phiên âm thành Sóc Kha Lang, sau
cùng trở thành Sóc Trăng. Sau đó, theo lệnh của vua Ang Chan
(Chân Lạp), ông Tác xây dựng ngôi chùa là Chùa Khleang. Tên
của chùa từ đó đến nay vẫn được giữ nguyên không thay đổi.
2.3.1.2 Cảnh quan chùa Khleang
Chùa Khleang được tọa lạc trong một khuôn viên rộng
3.800 m2 có nhiều cây thốt nốt, có vòng rào bao 32 lOMoAR cPSD| 40749825
quanh và được trang trí với nhiều hoa văn, họa tiết cùng màu sắc
rực rỡ mang đậm phong cách Khmer. Thoạt tiên khi đến chùa
chúng ta sẽ thấy rất rõ nơi cổng chính là ở đường Tôn Đức
Thắng( hướng Đông). Mặt trước mỗi thân có gắn tượng vũ nữ
Kẽn naarr dang tay chống mái, trên mái có gắn ba tháp nhỏ. Và
ngoài ra chùa còn có một cổng phụ ở đường Nguyễn Chí Thanh
Khuôn viên chùa Khleang có một điểm đặc sắc và vô cùng đặc
biệt đó là có cả một ngôi trường Pô thi dạy tiếng Khmer bậc trung cấp.
2.3.1.3 Tổng quan chùa Khleang:
Bên trong chính điện chúng ta sẽ thấy rất rõ đây là ngôi
chính điện đã được xây dựng vào năm 1918 (hiện nay không còn
vết tích gì của ngôi chính điện cũ), có chiều dài 20m, chiều rộng
13m, được dựng lên trên một nền cao hơn mặt đất gần 2m, nền
gồm có 3 bậc: bậc 1 cao 1m cách bậc 2 7m tạo thành vòng sân
đường nội bộ (khi làm lễ người ta sinh hoạt xung quanh sân này
như rước Phật, rước áo cà sa…Bậc 2 cao 0m8 cách nên 3 là 4m5
có dựng hàng rào bao quanh xà trang trí hoa văn. Bậc 3 là mặt
bằng xử lý phần sườn của chính điện, nền này được bao quanh
bên ngoài một lớp ciment có trang trí hoa văn theo các họa tiết
riêng biệt hình cánh sen hoặc kỷ hà tạo thành những đường viền
cách vách chính điện 1m50 thành một vòng hành lang xung quanh chính điện
Mặt bằng chính điện: hình chữ nhật trãi dài theo hướng đông tây
(cửa vào quay ra hướng đông). Chính điện được dựng bằng 6
hàng cột dọc gồm 60 cây cột trụ, hàng 6 1 dựng lan can hoa văn,
hàng 2 là hình trụ vách, hàng 3 xác định gian giữa gồm 5 gian.
Trên 12 thân cột ở hai hàng thứ 3 có hoa văn viền ở hàng đầu và
chân cột chạm hình hoa sen. Đặc biệt phần hoa văn ở chân cột
ngắn hơn ở đoạn đầu cột, do đó khi nhìn ta có cảm giác hai đoạn
này cân xứng nhau. Giữa hai đoạn này là phần gỗ được sơn mài
đen vẽ hình rồng hoa lá bằng nhũ vàng theo môtip Trung Quốc.
Chân vách phía bên ngoài được chạm nổi những dãy hoa văn kết
hợp thành một đường diềm bao quanh ngôi chính điện có chiều
cao 1m30, chỗ giới hạn trên đường diềm được đặt ở cửa sổ (dọc
theo tường dài, mỗi bên có 7 khung). Cửa ra vào được đặt ở hai
đầu chính điện, mỗi đầu có hai khung. Cửa sổ có kích thước theo
tỷ lệ ½ (1m2 x 2m4), cửa cái cũng có tỉ lệ kích thước ½ (1m6 x 3m2). Phía 33 lOMoAR cPSD| 40749825
trên mỗi khung cửa một ô trang trí hoa văn được đắp nổi bằng
ciment dạng như chiếc mũ sơn màu vôi đỏ hình tam giác cân,
hai cạnh bên lõm vào, hai góc đáy cong lên “Toàn bộ khung về
cánh cửa của ngôi chính điện chùa là
một kỳ công của nghệ thuật khắc gỗ. Nơi đây còn lưu giữ lại dấu
vêt, tài năng khắc gỗ của nghệ nhân khmer mà chúng ta ít thấy ở
nơi khác trên đồng bằng sông Cửu Long.
Bên trong chính điện là: bệ thờ được đặt ở giữa 2 gian trong cùng,
trên bệ thờ người ta đặt rất nhiều tượng Phật Thích Ca trong các
tư thế, kích thước và được làm bằng rất nhiều chất liệu khác nhau
(đá, đồng thau, ciment, gỗ, đất nung…) Một pho tượng trung tâm
bằng ciment sơn son nhũ vàng cao khoảng 2m5 đặt trên một bệ
cao 1m5, tượng phật đang ngồi thiền định, lưng thẳng, eo thon,
Phật mặc một bộ y phục kín toàn thân trang trí chi chít hoa văn,
gương mặt Phật đầy đặn, mắt hé mở, đôi mày cong, miệng hơi
mỉm cười. Bệ tượng cao, to và trang trí nhiều tầng hoa văn hình
cánh sen, hình lửa và hình kỷ hà
Và phần kết cấu mái chính điện là: một loại kết cấu đặc biệt,
gồm hệ thống 4 mái chồng lên nhau với khoảng cách nhất định.
Ba gian giữa kết cấu một mái cao gồm 3 cấp, 3 gian kế tiếp kết
cấu 1 mái 3 cấp và thấp hơn, hai mái trên tạo thành một góc 600 ,
hai mái dưới độ dốc thấp hơn (khoảng 25 -300 ). Khung mái làm
bằng gỗ quý, lợp ngói theo kiểu vảy rồng. Hai đầu hồi được đóng
bít bằng một mảnh gỗ hình tam giác gọi là “ Hô Cheang” trên có
chạm trổ hình ngọn đuốc sáng và hoa văn chung quanh
2.3.1.4 Kiến Trúc
Từ những câu chuyện truyền thuyết xa xưa, Chùa
Kh'leang được xem là công trình tôn giáo đầu tiên của
người Khmer trên đất Sóc Trăng. Với lịch sử hơn 500 năm,
ngôi chùa này đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và tái
xây dựng, vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị văn hóa đặc biệt.
Hình thức và trang trí của Chùa Kh'leang thật sự đặc
biệt. Cổng chùa được thiết kế hướng về phía Đông và
trang trí với hoa văn đặc trưng của văn hóa Khmer, tạo 34 lOMoAR cPSD| 40749825
nên sự rực rỡ và cầu kỳ. Phần mái chùa được xây dựng theo kiểu
tam cấp, với mỗi cấp mái có 3 nếp, trong đó nếp giữa lớn hơn
nếp phụ ở hai bên. Điều đặc biệt là không có tháp nóc chùa, thay
vào đó là việc đắp hình đuôi rắn cong vút tạo nên một diện mạo lạ mắt cho mái chùa.
Sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống Khmer, phong cách
Việt - Hoa trong cách bài trí và sắp xếp đã tạo ra một không gian
độc đáo và tinh tế tại Chùa Kh'leang. Đây cũng là nơi du khách có
thể tận hưởng không gian yên bình, chiêm ngưỡng những tác
phẩm nghệ thuật, tìm hiểu về văn hóa và thờ cúng của người Khmer.
Với sự kết hợp độc đáo này, Chùa Kh'leang không chỉ là
điểm du lịch tôn giáo mà còn là nơi lưu giữ và truyền bá những
giá trị văn hóa, tinh thần của người dân Sóc Trăng và người Khmer trong cộng đồng. 35 lOMoAR cPSD| 40749825
Hình 10 : Cánh cửa Chùa KhLeang ( Nguồn : Quỳnh Anh tháng 11 năm 2023)
Mô tả về kiến trúc và trang trí nghệ thuật tại Chùa Kh'leang
rất sinh động và chi tiết. Đây thực sự là một điểm đến không chỉ
mang giá trị tâm linh mà còn là nơi hiểu biết về nghệ thuật và văn hóa của người Khmer.
Từ cổng chùa hướng về mặt trời mọc được trang trí hoa văn
rực rỡ đến mái chùa không có tháp nóc, mỗi chi tiết trong kiến
trúc của Chùa Kh'leang đều thể hiện sự tôn kính và quan niệm
đối với Thần linh, cùng với sự tỉ mỉ và sáng tạo trong thiết kế.
Sự đặc sắc của gian chánh điện với hàng cột và tranh vẽ
độc đáo không chỉ là nơi thờ phượng mà còn là không 36 lOMoAR cPSD| 40749825
gian thể hiện nghệ thuật tinh tế và sự linh thiêng của tín ngưỡng.
Hình 11: Hình ảnh tranh sơn dầu Chùa KhLeang ( Nguồn Quỳnh Anh tháng 11 năm 2023 )
Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở trang trí nghệ thuật mà còn
trong việc lắp đặt từng chi tiết, từng bức tượng và hình vẽ, tạo ra
một không gian độc đáo và ấn tượng. 37 lOMoAR cPSD| 40749825
Hình 12: Kiến trúc cột chánh điện Chùa ( Nguồn Công Bình tháng 11 năm 2023 )
Những hình ảnh sơn dầu tường thuật về muôn loài, hành trình
khai thiên lập địa và những truyền thuyết về sự hình thành của
thế giới cũng đem lại cho du khách cái nhìn sâu sắc về văn hóa
và tín ngưỡng của người Khmer.
Từ việc trò chuyện cùng sư thầy địa phương, du khách có
thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa và câu chuyện đằng sau 38 lOMoAR cPSD| 40749825
những bức tranh, hình ảnh này, thêm vào trải nghiệm tâm linh và
văn hóa khi ghé thăm Chùa Kh'leang.
Hình 13 : Tượng Phật Thích Ca tại chánh điện ( Nguồn
Phương Nhân tháng 11 năm 2023 )
Sự tinh tế và tỉ mỉ của việc xây dựng Chùa Kh'leang thể hiện
rõ từ bên trong chánh điện. Mỗi hình ảnh, hoa văn đều được
chăm chút tinh xảo, với việc đặt từng bức tượng một cách hợp lý,
tạo nên hình cánh sen đẹp mắt chạy dọc theo lối đi. Từ chính
điện, bạn có thể ngắm nhìn khoảng 39 lOMoAR cPSD| 40749825
vườn nhỏ với hình ảnh các loại cây phổ biến trong văn hóa của
người Khmer như thốt nốt, hoa sứ, hoa đại, gợi nhớ và phản ánh
sâu sắc văn hóa của cộng đồng này.
Hình 14 : Chánh điện Chùa Khleang ( Nguồn Công Bình tháng 11 năm 2023 )
Chùa Kh'leang đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và trùng
tu. Từ ban đầu được xây bằng gỗ và lá, sau đó được 40 lOMoAR cPSD| 40749825
tái thiết bằng vật liệu khác như gạch và ngói, tạo nên diện mạo
hiện đại hơn như ngày nay.
Kiến trúc của Chùa Kh'leang mang nét tương đồng với các
ngôi chùa Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan và Campuchia, điều
này thể hiện sự tương đồng trong phong cách kiến trúc và ảnh
hưởng văn hóa qua các kỳ lưu vong và tương tác với các cộng
đồng Phật giáo trong khu vực. Điều này cũng thể hiện mối liên
kết lịch sử và văn hóa giữa các cộng đồng Phật giáo ở các quốc gia Đông Nam Á.
Người tham quan cảm nhận được sự trang nghiêm và uy nghiêm của ngôi Chùa
Hình 15 : Chánh điện Chùa KhLeang ( Phương Nhân tháng 11 năm 2023) 41 lOMoAR cPSD| 40749825
2.4 Các hiện vật trong chùa Khleang cụ thể được biết đến là:
1-Tổng cộng hiện có 45 tương Phật Thích Ca:
1 tượng ngồi thiền định cao 2m50 bằng ciment
4 tượng bằng đá trắng (cao từ 1m đến 1m8)
6 tượng đồng cao từ 0m2 đến 0m4
29 tượng gỗ cao từ 0m2 đến 0m5 2- 2 tủ bằng gỗ
chạm hoa văn sơn son thếp vàng 3- 1 ngai thuyết pháp
bằng gỗ chạm hoa văn cao 1m2 4- 1 tượng đồng
Apsara cao 0m65 5- Khoảng 20 mươi đồ dùng sinh
hoạt bằng bạc, đồng, gỗ… nhỏ, để trong tủ nơi chính điện.
Hình 16: Cổng chùa được trang trí với nhiều hoa văn,
họa tiết, màu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khmer(
Nguồn Long Na tháng 11 năm 2023)
Giống như chùa Chén Kiểu hay chùa Dơi thì bao quanh quần thể
kiến trúc chùa Khleang là chính điện, khu sa la, nhà tăng và hội
trường, ….Nhìn từ bên ngoài vào chúng ta 42 lOMoAR cPSD| 40749825
có thể thấy rất rõ chùa có vòng rào ngoài lớn rồi lại nhỏ dần vào
trong. Điểm đặc sắc thu hút là khoảng cách giữa các vòng rào rất
rộng khiến cho du khách có cảm giác chùa chiếm diện tích rất lớn.
Khách tham quan sau khi vào cổng chùa thì tiến vào khuôn viên
rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất phải kể đến là cây thốt
nốt, có thể thấy quần thể kiến trúc chính điện nổi bật nhất khuôn viên chùa
Hình 17: Khung cửa của ngôi chính điện chùa( Nguồn Long Na tháng 11 năm 2023)
Đây là hình ảnh khung cửa được trang trí hoa văn bằng
cách đắp nổi bằng xi măng dạng chiếc mũ sơn màu vôi đỏ hình
tam giác cân, hai cạnh bên lõm vào, hai góc đáy thì cong lên. Và
toàn bộ khung và cánh cửa của ngôi chính điện chùa Khleang là
một kì công nghệ thuật được khắc gỗ, và nơi đây vẫn còn lưu lại
dấu vết, tài năng khắc gỗ của các nghệ nhân Khmer mà nếu ta có
dịp ghé thăm chùa sẽ ít thấy ở các nơi khác tại vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Và ngay khi bước vào khuôn viên chùa Kh'leang,
chúng ta sẽ nhận ra cổng chùa quay mặt về hướng Đông và được
trang trí hoa văn cầu kỳ, màu sắc rực 43 lOMoAR cPSD| 40749825
rỡ cho thấy rõ đặc trưng văn hóa người Khmer. Phần mái chùa
được xây dựng theo hình thức tam cấp. Trên mỗi cấp lại có 3 nếp
với nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và đặc biệt là không có
tháp nóc chùa, còn ở các góc của mái chùa thì được đắp hình
đuôi rắn cong vút vô cùng lạ mắt Trước khi bước vào chính điện
thì chúng ta sẽ nhìn thấy phía trước chính điện là tòa tháp chứa di
cốt của các vị trụ trì. Còn khi bước vào bên trong chính điện, đập
ngay vào mắt chúng ta khi này là bức tượng Phật cao 6,8 m,
phần thân tượng cao 2,7 m, được đúc vào năm 1916 trông rất uy nghi và sừng sững
Hình 18: Tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m và được đúc vào năm 1916
Tượng phật thích ca ngồi thiền định trên bệ tượng cao, được
trang trí nhiều tầng hoa văn với hình cánh sen và lửa trông thật
lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện lúc hiện lúc ẩn, điều này đã
tạo nên sự uy nghiêm huyền ảo. Bệ thờ tượng Phật thích ca được
đặt ở giữa hai gian trong cùng, không những quý về chất liệu mà
hơn cả là về cả nghệ thuật điêu khắc 44 lOMoAR cPSD| 40749825
Ngoài ra chúng ta có thể thấy rõ xung quanh tượng Phật lớn và
tượng phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vẫn đồ gia
dụng của cộng đồng người Khmer, điều này thể hiện đây như là
cách bảo tồn và phát huy được nét văn hóa sinh hoạt cổ của dân tộc Khmer
Hình 19 + 20 : Tủ sách được trưng bày trong chánh điện có các
hình ảnh lá buông có chữ Khmer cổ ( Nguồn Long Na tháng 11 năm 2023)
Điều tạo nên sự lý thú ở đây là tủ sách trưng bày trong chánh
điện nếu nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy các lá buông có chữ Khmer cổ
trên đó và đây là được xem là những nội dung kinh Phật được viết
trên lá buông, được nhà chùa cẩn thận gìn giữ cho đến nay
Song với đó là hình ảnh các cánh cửa của chánh điện được làm
bằng gỗ khắc cảnh giao đấu giữa tiên nữ và chằn yeak trên nền
khung được trang trí hoa văn đến từng chi tiết 45 lOMoAR cPSD| 40749825
Hình 21: Chạm gỗ cảnh tiên nữ giao đấu với chằn (nguồn Long tháng 11 năm 2023 )
Tổng quan chính điện có bốn cổng được làm bằng gỗ,
nguyên thân là gỗ xẻ, khắc cảnh giao đấu giữa hai nhân vật thiện
và ác trên nền khung được trang trí với hoa văn tinh xảo, cụ thể
hơn phải miêu tả là hình ảnh hai nhân vật huyền thoại, được biết
thì Yeak( Chằn) trong các chuyện cổ của người Khmer thì đây là
nhân vật tượng trưng cho cái ác, có dáng vẻ của một người mang
khuôn mặt dữ tợn, miệng to, răng nanh dài, mắt lồi, long mày
xếch, mình mặc áo giáp trụ, đầu đội mũ nhọn, người thì đứng trên
Reach cha sei, kẻ thì đứng trên Krud cùng với hệ thống hoa văn
chi chít với những hoạt tiết, bố cục gọn gang đầy đủ, đường nét
uốn lượn, uyển chuyển, tỉ mỉ, nét đục chắc khỏe điều này đã làm
ta liên tưởng đến đôi bàn tay khéo léo, sự kiên nhẫn đến độ hoàn
hảo cùng bộ óc thông minh sáng của các nghệ nhân. Và trong văn
hóa Khmer Yeak đã được đức Phật cải hóa và đặt đứng hai bên
bậc thềm ở phía trước chánh điện để bảo vệ ngôi chùa. Còn Krud
hay Garuda là hình tượng một loài chim thần có mình người, đầu,
chân và hai cánh của chim, mỏ ngậm một viên hồng ngọc. Hình
tượng Krud được án ngữ ở chỗ tiếp giáp đầu cột với đuôi mái
chùa dùng để trấn át con rắn ở trên mái chùa. Song với đó là hầu hết phần nội thất 46 lOMoAR cPSD| 40749825
của chánh điện chùa Kleang đâu đâu chúng ta cũng có thể nhìn
thấy được sự giao thoa của 3 nền văn hóa Kinh, Khmer, Hoa
trong mỗi một không gian kiến trúc, điều này đã được thể hiện rõ
trên những cây cột gỗ như nghệ thuật sơn mài Việt, cách phối
hợp màu sắc truyền thống người Khmer và các nét vẽ đặc trưng
của người Hoa, đã tạo nên một tuyệt tác mà có lẽ chỉ riêng ở
chùa Khleang chúng ta mới có thể nhìn thấy 2.4.1 Hệ Phái
Chùa Khleang thuộc loại di tích Kiến Trúc Tôn giáo và
thuộc hệ phái Nam tông (Khmer), cũng giống như bao ngôi chùa
thuộc hệ phái phật giáo nam tông khmer, chùa chỉ thờ duy nhất là
phật thích ca. Bởi quan niệm Đức Phật Thích Ca khác với người
thường. Do muốn độ chúng sanh nên Đức Phật mới ở nơi loài
người để giáo hóa. Vậy cho nên chúng ta sẽ thấy đại đa số trên
tường bao quanh chùa đều là hình các bức bích họa mô tả cuộc
đời vị Phật Thích ca từ lúc sinh ra cho đến khi đắc đạo. Điều đặc
biệt là trong số 45 tượng Phật thích ca ở đây, có một tượng cao
6.8m phần thân tượng cao 2.7m, ngồi trên tòa sen lộng lẫy. Sau
lưng pho tượng có tấm bia khắc chữ Khmer: ‘’ Đại đức Liêu
Dương, đời truyền thừa thứ 17, trụ trì chùa từ năm 1893 đến năm
1928, đã tạo tượng đức phật vào năm phật lịch 2460 với sự cúng
đường của gia đình ông Lum Sun’’ Về mặt tín ngưỡng:
Chùa theo đạo phật phái tiểu thừa, thờ phật thích ca và
không có nữ tu. Nhìn chung thì đạo Phật ra đời ở Ấn Độ sau đạo
Bà La Môn rất lâu nhưng khi vào tới Đồng bằng sông Cửu Long
thì không muộn hơn Bà La Môn bao nhiêu. Đạo bà La Môn với sự
phân chia đẳng cấp, giáo lý xa rời thực tế, cúng kiếng phức tạp.
Còn đạo Phật với giáo lý hoà bình, phù hợp với đời sống và
nguyện vọng của con người trong bối cảnh đất nước luôn xảy ra
chiến tranh chém giết lẫn nhau. Cho nên từ thế kỷ XIII trở đi Phật
giáo trở nên thống trị trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân
tộc khmer. Còn đạo Bà La Môn chỉ còn rơi rớt lại trong một số tập
tục thờ cúng cổ truyền của dân gian mà thôi Còn về mặt thẩm mỹ:
Chùa Khleang cũng như nhiều chùa khmer khác, ví như
“mảnh đất dụng võ” của các nghệ nhân khmer. Những công trình
kiến trúc đồ sộ và các tác phẩm nghệ 47 lOMoAR cPSD| 40749825
thuật có giá trị tiêu biểu đều được thể hiện ở chùa đặc biệt là tập
trung nhất vào ngôi chính điện, vì chính điện là ngôi thờ phượng đức Phật Thích Ca
2.4.2.Gía trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của chùa Khleang
Nhìn chung thì với những đường nét kiến trúc cân xứng và
hài hòa, gắn liền với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đa
dạng thì Chùa khleang được xem là một trong những ngôi chùa
khmer cổ nhất ở Sóc Trăng và thực sự là một công trình có giá trị
đặc biệt về mặt nghệ thuật. Và với kiến trúc ấn tượng, chùa
Kh’leang cũng đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị đề cử vào “Top
7 Ấn tượng Việt Nam 2023” ở hạng mục “Top 7 công trình kiến
trúc độc đáo”. Những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc cứ thế
tiếp nối, đến ngày 27/4/1990, chùa Khleang được Bộ Văn hóa –
Thông tin – Thể thao (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng là di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia, thuộc loại hình di tích kiến trúc
nghệ thuật. Và đây cũng là một điểm đến tham quan vô cùng hấp
dẫn không chỉ của tỉnh Sóc Trăng mà còn là của cả khu vực
Đông Nam Bộ. Vì vậy chùa Kleang được xem là di tích cần được
bảo quản thật chu đáo nhằm bảo tồn và phát huy được truyền
thống cũng như nét đẹp đời sống tinh thần của người Khmer nói
riêng và Việt Nam nói chung
2.4.3 Phong cách kiến trúc đặc trưng văn hoá Nam Bộ
Chùa Kh'leang có điểm khác biệt trong kiến trúc so với các
ngôi chùa khác ở Sóc Trăng như chùa Hang, chùa Ông Bổn, hay
chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên. Ngôi chùa này được xây dựng
theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Khmer Nam bộ xưa,
với bờ viền mái nóc được trang trí bằng các họa tiết như tượng
rồng uốn lượn, đầu xòe hình 48 lOMoAR cPSD| 40749825
rẽ quạt và đuôi cong. Cả công trình chính và các công trình phụ
đều được chạm trổ, điêu khắc với hoa văn tinh xảo, thể hiện sự
tinh tế trong phong cách kiến trúc cổ kính của người Khmer. Điều
này tạo ra một nét đặc trưng và độc đáo cho kiến trúc của Chùa Kh'leang.
Quần thể kiến trúc của Chùa Kh'leang có cấu trúc tương tự
như các ngôi chùa khác trong khu vực. Việc bố trí các công trình
chính và phụ như chính điện, khu sa la, nhà tăng và hội trường
theo một trật tự hài hòa, cộng với việc sử dụng các vòng rào
được bố trí rộng rãi tạo cảm giác diện tích lớn hơn, tạo nên một
không gian linh thiêng và rộng rãi khiến cho
2.4.4 Nhũng điểm lưu ý khi đến Chùa KhLeang
Việc du lịch và thăm quan Chùa Kh'leang cần sự tôn trọng
và tuân thủ các quy tắc về vệ sinh, trật tự và tín ngưỡng. Trong
khuôn viên chùa, tránh việc làm phiền hoặc gây hỗn loạn, không
ngắt cành hoặc gây hại đến cây cối. Ngoài ra, thuê trang phục
truyền thống có thể làm tăng thêm trải nghiệm thú vị và ấn tượng
khi chụp ảnh tại chùa. Nếu bạn muốn dâng lễ tại Chùa Kh'leang,
việc hiểu và tôn trọng văn hóa của người Khmer là quan trọng.
Tìm hiểu về đạo Bà-la-môn và chuẩn bị các đồ lễ cần thiết để thể
hiện lòng thành và tôn kính đúng cách.
Chương 3 : Lễ hội Ok Om Bok
3.1 Nguồn gốc và tên gọi
Lễ Hội Ok Om Bok là một trong những nghi lễ tôn vinh Thần Sông
cổ xưa, đồng thời cũng là cách mà người dân đồng bằng sông Cửu Long,
đặc biệt là người Khmer, tôn vinh công ơn của sông nước, mang lại mùa 49 lOMoAR cPSD| 40749825
màng mà họ phụ thuộc vào. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Khmer.
Hội Ok Om Bok diễn ra vào đêm trăng rằm tháng Mười của lịch âm,
thời điểm mà dòng nước sông Cửu Long chảy ngược về biển, báo hiệu
mùa mưa đã kết thúc và mùa khô đang đến gần. Lễ hội được tổ chức tại
các ngôi chùa, đặc biệt là tại Chùa Kh'leang ở Sóc Trăng, là nơi linh
thiêng gắn bó với người Khmer từ lâu đời.
Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng (phiên âm: Ak Ambok) còn được biết đến
với tên gọi quen thuộc là Lễ Đút cốm dẹp hay Lễ hội Cúng trăng (Nguồn: Dân tộc và Phát triển) 3.2 Đua ghe Ngo
Lễ hội Ok Om Bok đặc biệt hơn so với các lễ hội khác, là phần hội sẽ
được diễn ra trước, vào ban ngày (14/10 Âm lịch).
Phần hội mang tới không khí sôi động, náo nức cho mọi người đến đây
nhất phải kể đến hội đua Ghe ngo được diễn ra vào ngày 14 tháng 10 Âm
lịch, tức trước đêm trăng Rằm và nghi thức thả đèn gió. Buổi trưa, khi
nước đã dâng cao, cuộc đua Ghe ngo chính thức bắt đầu và thường kéo
dài từ ba đến bốn giờ giữa các đội đua với nhau.
Chiếc ghe Ngo là một biểu tượng văn hóa rất độc đáo của người dân
Khmer Nam Bộ, cũng là biểu hiện của sự đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.
Ghe Ngo là một loại thuyền độc mộc, làm từ thân cây gỗ, dài tầm 25m
đến 27m với sức chứa lên tời 30 đến 50 người chèo.Tương truyền rằng,
ghe Ngo là phương tiện vượt sông, chống giặc của bà con vùng sông
nước từ thủa xa xưa. Nay hòa bình lập lại, mỗi chùa ở các vùng đều cho
làm một cái ghe thật to, trang trọng để chờ đến ngày ghe hạ thủy tham gia
trẩy hội với người dân.
Hàng năm, vào dịp này, người ta thường trang trí cho ghe thật lộng lẫy ,
đẹp mắt, treo đèn, kết hoa. Để chuẩn bị cho cuộc đua, trước đó tầm một
tháng, người dân trong làng tuyển chọn những chàng trai có sức vóc khỏe
khoắn để luyện tập,tham gia kì thi đua ghe một năm mới có một lần nơi
đây. Ngoài những tay chèo thuyền, mỗi ghe phải có một người chỉ huy
đứng giữa thổi còi phụ họa theo nhịp người điều khiển. 50 lOMoAR cPSD| 40749825
Ảnh số 22 -Đua ghe Ngo trên sông Maspero. Bức ảnh được chụp bởi
Nguyễn Thị Quỳnh Anh vào chiều ngày 26/11/2023 tại thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Tiếng trống cùng dàn nhạc ngũ âm mang âm hưởng vùng miền vang lên,
hiệu lệnh xuất phát là một tiếng còi, ngay sau đó, hàng trăm tay lái cùng
rạp người vung chèo đều tăm tắp trong tiếng hò reo cổ vũ của người xem.
Khi đua, ngoài việc hợp lực để có thể về đích sớm nhất ra, trường hợp hai
chiếc ghe cùng nhau dẫn đầu gần đích nhất, nếu cả hai mũi ghe đều
hướng vào nhau và một người ở ghe này lấy được chum “Sok Đanh”
( một linh vật ở ghe ngo đối thủ) ở ghe kia thì cũng được coi là ghe chiến thắng. 51 lOMoAR cPSD| 40749825
Ảnh số 23 - Nhạc cụ ngũ âm để cổ vũ các đoàn đua ghe Ngo. Bức ảnh được chụp bởi
Long Đức Thịnh vào chiều ngày 26/11/2023 tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Có một du khách tại lễ hội chia sẻ: “ Những năm trước chỉ có đội đua
của thành phố Sóc Trăng, nhưng mười mấy năm may lại có thêm các bạn
tỉnh đến tham dự. Môn thể thao này là vui nhất của dân tộc người
Khmer.” ,“Trước đây, tôi chỉ xem qua báo đài, nay được chứng kiến tận
mắt, thấy đồng bào Khmer ở đây tổ chức một lễ hội giống như Tết của
dân tộc Kinh. Tâm trạng rất phấn khởi và chắc chắn lần sau sẽ quay lại.”
Như vậy ta cũng có thể thấy rằng, mới đầu, đây chỉ là lễ hội của riêng
đồng bào người Khmer Nam Bộ, nhưng trải qua nhiều năm được tổ chức
và đúc kết kinh nghiệm, người này truyền người kia, những tập tục, văn
hóa của bà con nơi đây ngày càng phổ biến và được đón nhận khắp nơi
trên cả nước. Điều này cho thấy sự phát triển tiến bộ về mặt quảng bá các
phong tục lễ hội cổ truyền của người dân bản xứ tới bạn bè năm châu tới và tham dự lễ hội. 3.3 Lễ cúng trăng
Tiếp nối phần hội mang biểu tượng cho tinh thần vui sống là phần lễ,
mọi người phải đợi đến đêm, khi trăng lên cao, bà con dân làng tụ tập ở
sân chùa hoặc sân nhà cúng bái và thực hiện các nghi lễ. Về phần lễ, đây
được coi là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của bà con Khmer,
nên mọi thứ cúng bái được chuẩn bị từ rất sớm.
Vì lễ hội được diễn ra vào cuối vụ thu hoạch trong năm, nên các lễ vật
khác để cúng trong đêm trăng cũng khá đơn giản, đa phần đều là của cải
người nông dân tự cung tự cấp như : khoai môn, khoai mì, dừa tươi,
chuối, bánh kẹo… và không thể thiếu một ấm trà. Sau mỗi lần rót trà vào 52 lOMoAR cPSD| 40749825
ly, là mỗi lần bà con khấn vái để cảm tạ thần Mặt Trăng đã đem đến sự
bình yên, no đủ. Như vậy, lễ vật tuy không quá cao sang khó tìm mà lại
rất bình dị, giản đơn, nhưng đủ đầy, mang ý nghĩa giá trị cho một mùa lễ hội khó quên.
Ảnh số 24 - Bàn cúng trăng . Bức ảnh được chụp bởi Long Đức
Thịnh vào 19:00 ngày 26/11/2023 tại chùa Khleang
Về đêm, khi trăng đã nhô lên cao và thấy rõ nhất, tức không bị mây hay
hay những cành cây che khuất, người ta thường cử ra một người lớn tuổi
gọi là A cha , thường là gia chủ A Cha đại diện khấn vái thần linh. A Cha
cúng thắp nhang, rót trà và cầu nguyện. Trong lúc đó, trẻ em trong làng
sẽ đến tụ tập rất đông để đợi xin bánh và chờ tới nghi thức “đút cốm dẹp”
sau buổi lễ. Khi cúng xong, trẻ em sẽ được hướng dẫn xếp thành một
hàng dọc, A cha sẽ lấy thức ăn cúng, mỗi thứ một ít và đút vào miệng của
trẻ em. Khi được đút, không được nuốt ngay mà phải đợi khi tất cả các lễ
vật cúng đặt vào miệng mình. Việc đút tất cả đồ cúng mỗi thứ một ít này
vào miệng trẻ em được người Khmer cho là thể hiện của sự sung túc, dư giả. 53 lOMoAR cPSD| 40749825
Ảnh số 25 -A Cha cùng mọi người cầu nguyện dưới ánh trăng. Bức ảnh được chụp bởi
Long Đức Thịnh vào 19:00 ngày 26/11/2023 tại chùa Khleang Kết luận
Thông qua những phân tích trước đó, có thể nhận thấy sức mạnh phát
triển của tỉnh Sóc Trăng, từ thiên nhiên đặc biệt đến đa dạng văn hóa của
những cộng đồng Kinh, Khmer, và Hoa. Vùng đất này tỏa sáng với vẻ 54 lOMoAR cPSD| 40749825
đẹp đặc trưng và sự phong phú trong sự kết hợp văn hóa lâu dài. Sóc
Trăng không chỉ là nơi hội tụ các dân tộc mà còn là điểm đặc biệt đậm
chất văn hóa, làm nổi bật vị thế đặc biệt trong khu vực Tây Nam Bộ.
Tính đa dạng này không chỉ là nguồn động viên mà còn là nguồn cảm
hứng để củng cố lòng đoàn kết, tình đồng lòng, và trách nhiệm cộng
đồng, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của vùng đất này này."
Ở đây, bạn sẽ đắm chìm trong không khí văn hóa và tín ngưỡng độc
đáo của cư dân địa phương khi tham gia vào các lễ hội truyền thống và
khám phá những ngôi chùa độc đáo tại Sóc Trăng. Những ngôi đền ở đây
không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là di sản thể hiện rõ bản sắc
truyền thống của cộng đồng địa phương. Đặc biệt, kiến trúc của những
ngôi chùa tại Sóc Trăng thường mang đậm đặc nét đẹp đặc trưng của cả
cộng đồng Khmer và Hoa, tạo nên một không gian sống động và đa dạng.
Nhìn chung, thông qua việc khám phá những ngôi chùa như Đất Sét và
chùa Khleang, ta có cái nhìn tổng quan về sự đa dạng và đẹp đẽ độc đáo
mà những ngôi chùa này mang lại."
Qua đó, Sóc Trăng đã xây dựng nên một đặc trưng văn hóa với lễ hội
truyền thống độc đáo, luôn được bảo tồn và phát triển. Trong không khí
này, văn hóa tâm linh và tín ngưỡng của mỗi cộng đồng dân tộc thường
được thể hiện rõ qua các khu thờ tự. Đây không chỉ là những nơi tôn
vinh tâm linh mà còn trở thành điểm đến quan trọng, thu hút phật tử và
du khách đến trải nghiệm và khám phá nét văn hóa độc đáo cũng như
nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của vùng này 55