-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lí do tách ra của hai cộng đồng dân tộc Việt - Mường | Cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Lí do tách ra của hai cộng đồng dân tộc Việt - Mường có thể do các yếu tố lịch sử, văn hóa, và địa lý. Trong quá trình lịch sử phát triển, các cộng đồng dân tộc thường phát triển độc lập với nhau, dẫn đến sự đa dạng và phong phú về văn hóa và ngôn ngữ. Trên mặt đất, các yếu tố địa lý như địa hình, địa thế, và môi trường sinh sống cũng có thể tạo ra những khác biệt về sinh hoạt và phong tục của các cộng đồng dân tộc. Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, việc nghiên cứu về sự phát triển và tách ra của các cộng đồng dân tộc giúp hiểu sâu hơn về sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.
Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam 7 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Lí do tách ra của hai cộng đồng dân tộc Việt - Mường | Cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Lí do tách ra của hai cộng đồng dân tộc Việt - Mường có thể do các yếu tố lịch sử, văn hóa, và địa lý. Trong quá trình lịch sử phát triển, các cộng đồng dân tộc thường phát triển độc lập với nhau, dẫn đến sự đa dạng và phong phú về văn hóa và ngôn ngữ. Trên mặt đất, các yếu tố địa lý như địa hình, địa thế, và môi trường sinh sống cũng có thể tạo ra những khác biệt về sinh hoạt và phong tục của các cộng đồng dân tộc. Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, việc nghiên cứu về sự phát triển và tách ra của các cộng đồng dân tộc giúp hiểu sâu hơn về sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.
Môn: Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam 7 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
Lí do tách ra của hai cộng đồng dân tộc Việt - Mường.
Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825 Tên: Phan Thế Vinh MSSV: 2356220054
Bài tập môn: Các Dân Tộc Việt Nam.
Câu hỏi: Cư dân Việt - Mường là cư dân bản địa ở Việt Nam và cùng chung một nguồn gốc.
Cư dân này đã đóng một vai trò chủ thể trong tiến trình lịch sử Việt Nam kể từ thuở sơ khai.
Vậy cư dân Việt - Mường tách ra thành hai bộ phận tộc người từ khi nào và lí do tại sao? Bài làm
Theo nhà dân tộc học Đặng Nghiêm Vạn “Với ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Hán,
dưới thời Bắc thuộc, lịch sử chứng kiến một sự hòa hợp thứ hai và kết quả của nó là sự tách
dần người Việt (Kinh) ra khỏi các tộc người Việt - Mường khác do ít tiếp xúc với văn hóa
Hán như Mường, Thổ, Chứt, v.v… thời gian tách nhóm Việt - Mường thành các tộc người là
một quá trình lâu dài.” Qua đó ta có thể thấy được thời gian phân phân tách của cư dân Việt -
Mường là một quá trình rất lâu, dự đoán có thể bắt đầu vào thiên niên kỷ thứ I sau công
nguyên, tức thời kì Bắc thuộc hay nói cụ thể hơn là khi ảnh hưởng nhà Đường xâm nhập và
tràn vào Việt Nam. Người Kinh do sống ở đồng bằng tiếp xúc nhiều với văn hóa người Hán,
dần có sự tiếp thu văn hóa, hòa huyết và sống trong vùng xã hội mở nên dần trở nên cách biệt
với người Mường khi họ ngày càng rút về hoạt động khép kín trong các vùng núi sâu xa, cho
nên vẫn giữ được nguyên vẹn văn hóa và đặc trưng dân tộc khác hoàn toàn so với người
Kinh. Chính điều kiện địa lí, tự nhiên và các yếu tố khác đã làm nên sự tách biệt của hai bộ
phận dân tộc Việt - Mường.
Người Mường thường giải thích sự phân hóa đó bằng việc xuất phát từ "Hang trứng
điếng" của 50 người, do thủ lĩnh Chi Quyền Chợ dẫn đầu tiến xuống miền đồng bằng, trở
thành người hạ bạn và một tập đoàn khác (47 người) thủ lĩnh Chi Quyền Chạp dẫn đầu, sinh
sống ở miền rừng núi, trở thành người thượng du. Một hình thức khác của truyền thuyết trên
là việc chia con - trong một thời kỳ hạn hán và sau một trận cãi nhau -giữa Ngu Cơ "nàng
hươu sao" và Long Vương "chàng cá". Chàng cá "đưa 50 con xuống vùng cửa sông đổ ra bể
và lập nên một "dòng vua áo vàng" (Việt); "nàng Hươu sao" đưa 50 con lên rừng và lập nên
"dòng vua áo đen"(Mường). Truyền thuyết này mang màu sắc tô tem giáo rõ rệt: một tập
đoàn săn bắn vật tổ là "hươu sao", một tập đoàn đánh cá có vật tổ là một loại cá nào đó,
giữa hai tập đoàn này có quan hệ hôn nhân với nhau. Cả hai truyền thuyết trên phản ánh
một nguyên nhân của sự phân hóa Việt - Mường là trong quá trình di thực của tổ tiên người
Mường - Việt, do địa vực cư trú khác nhau đã sinh ra hai lối sống khác nhau và từ đó khối thống nhất chia làm hai
Nói tóm lại, quá trình phân tách hai tộc người Việt - Mường chính là một quá trình
lịch sử lâu dài do Hán hóa. Người Mường rút về miền núi, ít tiếp xúc với văn hóa Hán nên
vẫn giữ nguyên được lối sống, còn người Kinh ở đồng bằng lại tiếp thu văn hóa Hán, quá
trình lâu dài dẫn đến sự tách biệt về lối sống, văn hóa ở miền núi và đồng bằng, từ đó dẫn đến
sự phân hóa của hai tộc người. Có thể nói sự phân tách của hai bộ phận tộc người chính là
sản phẩm của thời kì Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. =