-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng quan Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Tổng quan về "Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam" trong môn học Dẫn luận ngôn ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM bao gồm việc nghiên cứu về sự đa dạng văn hóa và dân tộc trong xã hội Việt Nam. Sinh viên sẽ được khuyến khích tìm hiểu về các dân tộc, bao gồm văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, và đời sống hiện đại của họ, từ đó phát triển nhận thức và hiểu biết sâu hơn về sự đa dạng và sự phong phú của văn hóa Việt Nam.
Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam 7 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Tổng quan Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam | Dẫn luận ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Tổng quan về "Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam" trong môn học Dẫn luận ngôn ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM bao gồm việc nghiên cứu về sự đa dạng văn hóa và dân tộc trong xã hội Việt Nam. Sinh viên sẽ được khuyến khích tìm hiểu về các dân tộc, bao gồm văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, và đời sống hiện đại của họ, từ đó phát triển nhận thức và hiểu biết sâu hơn về sự đa dạng và sự phong phú của văn hóa Việt Nam.
Môn: Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam 7 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Khái niệm, giải thích về dân tộc (nation) và tộc người
(ethnie) - Khái niệm
+ Dân tộc (nation): theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa,
nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc.
Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.
+ Dân tộc (ethnie): chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di
sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ. - Giải thích
Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện
trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ
bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua
hàng nghìn năm lịch sử. Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào
các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất. Tộc người (ethnie) là tập hợp
con cấu thành nên dân tộc (nation).
Ví dụ: dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me...
Dân tộc (nation) - hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội
tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên
thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng
bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc
điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người. Dân tộc (nation) được ban hành các công
văn bằng hiến pháp và điều hành trên cơ chế của pháp luật.
Ví dụ: Quốc gia dân tộc Việt Nam, Quốc gia dân tộc Lào,...
=> Dân tộc (quốc gia dân tộc) là cộng đồng chính trị - xã hội, được hình thành do sự
tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cùng
chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước.
Kết cấu của cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử,
hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người
đa số và các tộc người thiểu số. Có tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiều
tộc người ở trình độ bộ tộc. Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa các tộc người lOMoAR cPSD| 40749825
rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước phải ban hành chính sách dân tộc để duy trì sự ổn
định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước. Cũng có
trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người (Triều Tiên).
2. Những điều kiện, cơ sở hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam?
Quan niệm hình thành dân tộc Việt Nam?
Phương Tây thì thế nào? Cổ đại thế nào?
3. Nội dung chính trong quá trình hình thành dân tộc Việt Nam? (Giới hạn từ
Thời kì thứ 3. TNK thứ 2, 938 đến TK15 PKVN cực thịnh)
Thời kỳ thứ ba: Bước sang thiên niên kỷ thứ 2 sau CN, từ thế kỷ thứ 10 - 15 là thời kỳ
phát triển của chế độ phong
kiến VN trong tình hình đất nước được độc lập, tự chủ. Trong thời kỳ này:
- Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước chống ngoại xâm tàn bạo
của phong kiến phương Bắc, tiêu
biểu như Ngô Quyền, Lê Đại Hành Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,.. → dựng nước và giữ nước
- Người dân Việt Nam, dù thuộc bất kỳ tộc người nào, thuộc bất kỳ tầng lớp xã hội
nào, đều tự nguyện đoàn kết lại
để bảo vệ sự sống còn của tộc người mình, của Tổ quốc Việt Nam quang vinh. Các
đại biểu ưu tú như Tông Đản,
Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Mãn, (thời Lý); Hà Bổng, Nguyễn Thế Lộc, Hà
Đặc, Hà Chương (thời Trần); Bế
Khắc Triệu, Ma Luân, Phạm Cuông (thời Lê).
→ Nhờ quyết tâm của triều đình, nhờ sự đoàn kết nhất trí cao giữa các tộc
người trong nước. Ngoài ý thức tộc người,
còn ý thức chung: dòng máu Việt Nam, ý thức là người Việt Nam
Đẩy mạnh việc dựng nước, chấn hưng kinh tế mở mang khai phá đất đai chấn
hưng văn hóa, củng cố biên thùy, xây
dựng một vương triều có bề thế, độc lập, tự cường, đảm bảo cho các tộc người
một đời sống no đủ hơn → có thể nói đến
thế kỉ XVI chế độ phong kiến VN phát triển đến giai đoạn cực thịnh. lOMoAR cPSD| 40749825
Đất lành chim đậu, các tộc người thiểu số tránh họa loạn lạc, nghèo khổ đã kéo nhau
sang sinh cơ lập nghiệp ở nước ta
ngày một đông, chủ yếu là tộc người Thái, Nùng, Dao, Hoa v.v… Tính hòa nhi bất
đồng giữa các tộc người được xây
dựng, sự tôn trọng giữa các tộc người anh em được giữ gìn. Quan hệ giữa triều
đình với nhân dân là tốt đẹp, lúc bình
thường chủ trương nới sức dân; khi chiến tranh dựa vào dân đánh giặc (hội nghị
Diên Hồng là một thí dụ)
Thiết lập được một nhà nước tập quyền, khắc phục được tính tự phát, cát cứ của
các thế lực địa phương, thường thấy
kéo dài ở các triều đình phong kiến các nước khác. Thống nhất các miền biên cương,
định rõ biên giới ở phía bắc (1085).
Quan hệ triều đình với dân tốt đẹp; xóa được nạn cát cứ; liên kết các tù trường
(bằng hôn nhân, phong chức tước), thiết
lập chế độ thổ quan, định cống nạp thuế má tùy từng địa phương giúp ddwox bảo vệ
khi hoạn nạn… khối thống nhất triều
đình với miền núi, tộc ít người với tộc người đa số được giữ vững
Xây dựng trong đk tự nhiên khắc nghiệt -> phải hợp nhau giữa vùng này với
vùng khác trong nước để giúp nhau khi
thiên tai, khi binh đao, loạn lạc (tạo ra mạng lưới giao thương kinh tế, mỗi nơi có một
thế mạnh). Khi các tôn giáo vào lại
theo nguyên tắc Hòa nhi bất đồng -> không có chiến tranh tôn giáo, tính thống
nhất không vì tôn giáo mà chia năm xẻ bảy
→ Yêu cầu khách quan thuận lợi đó -> nhà nước tập quyền xây dựng được trung tâm
kt-ct-vh của cả nước. Nhà Lý lập
đô Thăng Long, dựng đền thờ các vua Hùng => khẳng định nước ta là một quốc gia dân tộc
→ Trải qua bao thử thách, đến đời Lê Thánh Tông đã có một biên cương ổn định,
một nhà nước với thiết chế chính trị,
một chính quyền với bộ máy hành chính thống nhất, một trung tâm kinh tế chính trị
- văn hóa, một tiếng nói giao tiếp lOMoAR cPSD| 40749825
thống nhất, một tính cách văn hóa rõ ràng, một ý thức con người Việt Nam. Tất
nhiên vẫn còn những hạn chế: trung ương
chưa chi phối tới tận làng xã nên “phép vua thua lệ làng”, chấp nhận chế độ thổ quan…