Lễ cấp sắc của người Dao từ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Lễ cấp sắc của người Dao từ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

A. DÀN Ý
1. Khái niệm lịch sử hình thành
1.1 Khái niệm
Lễ cấp sắc một nghi lễ của dân tộc Dao, Tây Bắc. Chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một
người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.
1.2 Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết của người Dao kể lại rằng: Ngày xưa khi tổ tiên người Dao đang sinh sống yên
bình trên các triền núi, bỗng dưng ma quỷ xuất hiện, chúng giết hại con, ăn thịt vật nuôi, phá hoại
mùa màng, làm cho cuộc sống người Dao cùng cực khổ. Trước cảnh ma quỷ lộng hành dưới trần
gian, Ngọc Hoàng sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho dân suốt ba tháng không hết. Ngọc
Hoàng kêu gọi người dân cũng phải tự cứu lấy mình nhưng không thể thắng được ma quỷ. Thấy vậy,
Ngọc Hoàng cho các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong các gia đình
làng bản cấp cho một đạo sắc để cùng với quân nhà trời xuống trần gian để diệt trừ ma quỷ. Nhờ
sự hiệp lực giữa trời người trần ma quỷ bị tiêu diệt. Từ đó, để đề phòng ma quỷ quay lại quấy
phá, Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc cho những người đàn ông làm chủ gia đình để bảo vệ gia đình,
cộng đồng. Lễ cấp sắc ra đời từ đó được đồng bào gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay
2. Quy trình tiến hành lễ cấp sắc
2.1 Các công việc chuẩn bị, những nghi thức điều kiêng kị trước khi tổ chức lễ cấp sắc
Công việc chuẩn bị của các gia đình làm
Lễ cấp sắc: Để được cấp sắc, các cặp vợ chồng phải chuẩn bị các lễ vật, đồ dùng từ trước. Lễ vật
gồm: hương, bát hương, mía, tiền âm, lúa, gạo, chuối tiêu, lợn cúng… để làm lễ các đồ dùng trong
cuộc sống hàng ngày như chăn, chiếu, ghế, chậu rửa… Các lễ vật này được lựa chọn rất kĩ, đảm bảo
những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất bởi điều này liên quan đến yếu tố thiêng liêng, trang
trọng của buổi lễ.
* Nhà làm lễ cấp sắc cần chuẩn bị: Bàn thờ, Ghế ngồi cấp sắc, Gối mơ, Dây sắn rừng, Gốc dây
sắn, Giấy màu
- Đồ dùng của thầy cúng trong lễ cấp sắc: Tranh, gậy, và, trống, thanh la, não bạt, chuông, thẻ xin
âm dương
2.2. Quy trình tiến hành
* Thời gian địa điểm
* Lễ đón thầy
* Lễ cấp sắc chính thức
- Lễ dâng đèn
- Lễ đưa các trò đi gặp Ngọc Hoàng
Lễ lên đàn cấp dấu
- Đặt pháp danh (đặt tên âm)
- Lễ đón hình trở về thu quân
- Lễ đi trên đá nóng
- Lễ hóa vàng
- Lễ cấp bằng
- Các điệu múa trong lễ cấp sắc
3. Ý nghĩa
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ một nét đẹp văn hóa của dân tộc, ý nghĩa giáo dục về truyền thống,
giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình hội.
Nghi lễ giúp bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, góp phần
điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm đa dạng lung linh sắc mầu.
B. PHÂN TÍCH CHI TIẾT
1. Khái niệm lịch sử hình thành
1.1 Khái niệm
Lễ cấp sắc một nghi lễ của dân tộc Dao, Tây Bắc. Chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một
người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.
1.2 Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết của người Dao kể lại rằng: Ngày xưa khi tổ tiên người Dao đang sinh sống yên
bình trên các triền núi, bỗng dưng ma quỷ xuất hiện, chúng giết hại con, ăn thịt vật nuôi, phá hoại
mùa màng, làm cho cuộc sống người Dao cùng cực khổ. Trước cảnh ma quỷ lộng hành dưới trần
gian, Ngọc Hoàng sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho dân suốt ba tháng không hết. Ngọc
Hoàng kêu gọi người dân cũng phải tự cứu lấy mình nhưng không thể thắng được ma quỷ.
Thấy vậy, Ngọc Hoàng cho các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong các
gia đình làng bản cấp cho một đạo sắc để cùng với quân nhà trời xuống trần gian để diệt trừ ma
quỷ. Nhờ sự hiệp lực giữa trời người trần ma quỷ bị tiêu diệt. Từ đó, để đề phòng ma quỷ
quay lại quấy phá, Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc cho những người đàn ông làm chủ gia đình để bảo vệ
gia đình, cộng đồng. Lễ cấp sắc ra đời từ đó được đồng bào gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay.
2. Quy trình tiến hành lễ cấp sắc
2.1 Các công việc chuẩn bị, những nghi thức điều kiêng kỵ trước khi tổ chức lễ cấp sắc
Công việc chuẩn bị của các gia đình làm
Lễ cấp sắc: Để được cấp sắc, các cặp vợ chồng phải chuẩn bị các lễ vật, đồ dùng từ trước. Lễ vật
gồm: hương, bát hương, mía, tiền âm, lúa, gạo, chuối tiêu, lợn cúng… để làm lễ các đồ dùng trong
cuộc sống hàng ngày như chăn, chiếu, ghế, chậu rửa… Các lễ vật này được lựa chọn rất kĩ, đảm bảo
những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất bởi điều này liên quan đến yếu tố thiêng liêng, trang
trọng của buổi lễ.
* Nhà làm lễ cấp sắc cần chuẩn bị: Bàn thờ, Ghế ngồi cấp sắc, Gối mơ, Dây sắn rừng, Gốc dây
sắn, Giấy màu
- Đồ dùng của thầy cúng trong lễ cấp sắc: Tranh, gậy, và, trống, thanh la, não bạt, chuông, thẻ xin
âm dương.
2.2 Quy trình tiến hành nghi lễ
* Thời gian địa điểm: Lễ Cấp sắc diễn ra 3 ngày 3 đêm (9- 12/11 âm lịch), trong đó lễ chính diễn
ra từ ngày (9 - 12/11 âm lịch). Tổng số thầy tham gia làm lễ gồm 13 thầy, trong đó 3 thầy cả 10
thầy thành viên. Từ hôm trước, mời 3 thầy đến để hướng dẫn các thủ tục phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên, ngày hôm sau 10 thầy đến.
* Lễ đón thầy:
Lễ đón thầy diễn ra đầu tiên, được tổ chức rất long trọng, trong đó lễ rước cha đón đủ 13 thầy mo,
thầy nhỏ nhất thầy cúng thổi kèn đón trước, to nhất thầy mo cả được đón sau cùng. Sau đó, lễ
rước mẹ, đón vợ thầy mo cả đến để đưa vợ những người được cấp sắc đến nơi cấp sắc.
Sau khi đón các thầy vào nhà, 45 cặp xếp thành hai hàng ngang nhận quân lương do thầy phát, đàn
ông ngồi trước đón một nắm gạo do các thầy phát, vợ ngồi sau dùng vạt áo hứng lấy gạo do các thầy
tung tới từ xa. Sau khi nhận gạo xong, 45 trò cùng thầy đi ra ngoài cửa tiếp tục nhảy múa còn phụ nữ
đi xuống bếp. Cùng lúc này, 12 phát súng kíp được bắn lên trời để thông báo với Ngọc Hoàng, tổ tiên
xuống chứng giám.
* Lễ cấp sắc chính thức
- Lễ dâng đèn:
Để chuẩn bị cho lễ cấp sắc, mỗi trò sẽ đóng cho mình một chiếc ghế mới để ngồi khi cấp sắc. Vào lễ
này, các trò ngồi thành hàng ngang, 2 thầy cầm 45 cây nến trên tay cùng các thầy khác đi vòng quanh
để làm lễ. Hai thầy cả tay cầm đài úp lên đầu mỗi trò úp lên thẻ bài của những người đã mất trong
nhà các học trò chưa được cấp sắc. Sau đó các thầy cầm gậy ép sát vào hông nâng các trò đứng dậy
khỏi ghế, xếp thành hàng ngang bắt đầu học các quy tắc làm thầy.
- Lễ đưa các trò đi gặp Ngọc Hoàng: Trong lễ này các học trò chuẩn bị mỗi người một bộ đài xin
âm dương, 1 chiếc và, 1 chiếc chuông, kiếm, 1 cối hương, 7 chén nhỏ, 1 thẻ, 1 gậy. khi chuẩn bị
xong lễ vật trên, các trò cầm thẻ hương chuông múa vòng quanh nhà bàn thờ tổ…
Sau khi làm lễ trong nhà xong, các thầy trò đi ra đàn, tay cầm gậy và, thầy trò múa khấn trước
bàn thờ tổ, sau đó thầy cả đến bên bàn thờ tổ làm lễ thổi báo hiệu xin phép ngọc hoàng
sau đó tất cả các học trò cùng thổi rồi tiến ra ngoài đến trước đàn nhỏ ngoài cửa thì dừng lại cùng thổi
bào hiệu với Ngọc hoàng thần linh dùng kiếm nhỏ vào theo nhịp điệu.
Lúc này trong nhà được trải chiếu đặt mỗi chiếu 1 chiếc gối được đan bằng nứa bọc giấy màu
bên ngoài gọi gối mơ. Trên đầu chiếu được xếp 7 chiếc chén mỗi chiếc úp trên 1 đồng tiền xu
chân mỗi chiếu được dặt 1 cối hương. Bên ngoài, sau khi làm lễ xong xin âm dương thành công thì
tiến hành hóa vàng.
- Lễ lên đàn cấp dấu: Trong lễ này gồm 2 thầy 45 trò, thầy dẫn các học trò ra đàn tế ngoài
đồng.
Với những gia đình nào người thân đã mất chưa được cấp sắc, thì tùy theo số người chưa được cấp
sắc đưa dấu lên để các thầy làm phép rồi tung xuống sau cùng, đây dấu cấp sắc của những người đã
mất. Sau khi nhận được dấu, người chồng vái 3 lần, vợ nhún 3 lần rồi đi ra ngoài để cặp vợ chồng
khác vào nhận dấu. Nhận dấu xong, mỗi gia đình đưa cho thầy 1 bộ đài xin âm dương để làm phép,
sau đó mang về để xin âm dương trong những dịp lễ, tết.
- Đặt pháp danh (đặt tên âm): Các học trò lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cúng. Sau đó thầy cúng sẽ
tiến hành đặt tên mới cho đệ tử được cấp sắc, dạy cho các học trò một số điệu múa. Cũng từ đây,
người được cấp sắc sẽ quyền tham gia vào các hoạt động của hội.
- Lễ đón hình trở về thu quân: Lễ này gồm hai thầy mặc áo màu đỏ, thực hiện các bài
cúng đón quân bằng các điệu múa như: điệu ngựa phi, điệu bay, điệu rồng bay, đánh
trống, đánh thanh la, múa ô…
Sau khi cúng xong, các thầy cùng vào bàn thờ tổ để làm lễ đón quân, khi đón được binh về, trưởng họ
thực hiện nghi thức tung kiếm vào bàn thờ tượng trưng cho việc cất khí.
Trong lễ này hạt đậu tương được chọn làm vật làm tin, các thầy trò tham gia diễu binh ngoài đàn trở
về phải hạt đậu tương trong tay. Từ đàn về nhà sẽ phải đi qua 2 cửa kiểm tra nếu không qua cổng sẽ
không được phép vào bị đánh bằng roi.
Thầy đi một vòng phân phát cho mỗi người một nắm gạo, tượng trưng cho binh lính. Sau khi lễ kết
thúc, gạo sẽ được dúm lại vào dải băng trắng trước ngực mỗi người cắt lấy một đoạn mang về. Sau
đó tất cả cùng ăn cơm chay liên hoan.
- Lễ đi trên đá nóng: Đây lễ để thử thách lòng dũng cảm của các trò, nghi lễ mang tính linh thiêng
phụ nữ không được tham gia.
- Lễ hóa vàng: Tất cả đồ thờ cúng như tiền âm, giấy màu, sớ… được đặt tập trung trước gian thờ
chính để làm lễ xin hóa vàng. Tất cả những vật sử dụng trong lễ cấp sắc được tập trung hết dưới gầm
đàn tế đốt hóa hết. Các học trò xếp hàng trước dàn cúi lạy, đồng thời vợ các học trò nhún chân tạ lễ.
- Lễ cấp bằng: Một trong những nghi lễ quan trọng thứ hai trong lễ cấp dấu lễ cấp bằng, đây
bằng ghi tên công nhận người được cấp sắc. Bằng do thầy cúng phát cho một bản sắc bằng chữ
Nôm, trong đó ghi lai lịch nhân, do cấp sắc, điều giáo huấn tên tuổi những thầy cúng đã làm lễ
cấp sắc cho người thụ lễ đó. Người được cấp sắc sẽ phải giữ bản sắc này suốt cuộc đời, khi qua đời sẽ
được đốt trong đám ma.
- Các điệu múa trong lễ cấp sắc: Trong lễ Cấp sắc, Các bài múa một phần nội dung không thể
thiếu. Trong các điệu múa đan xen hòa quyện giữa yếu tố lao động trần thế tôn giáo thể hiện sự
giao hòa giữa hai thế giới.
3. Ý nghĩa
Cấp sắc không chỉ một tục lệ rất phổ biến còn bắt buộc đối với tất cả mọi đàn ông dân
tộc Dao. Người nào được cấp sắc sau này chết, hồn mới được về đoàn tụ với tổ tiên. Cấp sắc
cũng còn nghĩa lễ "khai sinh" hay lễ nhận lấy tên của thánh thần ban định cho, cho nên
những bản cấp sắc còn ý nghĩa như một "giấy thông hành" để sau khi chết thể về ngay
thế giới bên kia không phải qua kiếp bị đọa đày âm phủ. Người nào được cấp sắc mới
được hội coi người lớn, người chưa được cấp sắc tuổi già cả như thế nào đi nữa
vẫn bị coi trẻ con, khi chết thì hồn cũng không được siêu thoát. Đồng bào Dao lòng
tin sâu sắc rằng được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới được
thuận lợi, dòng họ dân tộc mới phát triển. thế, tốn kém như thế nào đồng bào Dao cũng
tổ chức bằng được nghi lễ này.
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ một nét đẹp văn hóa của dân tộc, ý nghĩa giáo dục về
truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với
gia đình hội. Nghi lễ giúp bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
người Dao đỏ, góp phần điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm
đa dạng lung linh sắc màu.
4. Kết Luận
Lễ cấp sắc một trong những nghi lễ độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng
dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc những người tham dự thể hiểu hơn về lịch
sử, cội nguồn của mình từ những bài cúng, tích truyện thầy cúng đọc, từ đó, nâng cao ý thức bảo
tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao. Lễ cấp sắc phản ánh đời sống tinh thần phong
phú của người Dao, thể hiện qua các điệu múa, hát đối đáp - páo dung, tranh vẽ, hình cắt giấy… Lễ
cấp sắc vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Dao, giúp họ thêm
sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai. Lễ
cấp sắc hướng người đàn ông Dao cũng như các thành viên trong cộng đồng biết tôn trọng đạo,
kính trọng cha mẹ, luôn làm điều thiện.
Ghi nhận giá trị tiêu biểu của di sản, Lễ cấp sắc của người Dao Sơn La được Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số
4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016.
| 1/5

Preview text:

A. DÀN Ý
1. Khái niệm và lịch sử hình thành 1.1 Khái niệm
Lễ cấp sắc là một nghi lễ của dân tộc Dao, Tây Bắc. Chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một
người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh. 1.2 Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết của người Dao kể lại rằng: Ngày xưa khi tổ tiên người Dao đang sinh sống yên
bình trên các triền núi, bỗng dưng ma quỷ xuất hiện, chúng giết hại bà con, ăn thịt vật nuôi, phá hoại
mùa màng, làm cho cuộc sống người Dao vô cùng cực khổ. Trước cảnh ma quỷ lộng hành dưới trần
gian, Ngọc Hoàng sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho dân suốt ba tháng mà không hết. Ngọc
Hoàng kêu gọi người dân cũng phải tự cứu lấy mình nhưng không thể thắng được ma quỷ. Thấy vậy,
Ngọc Hoàng cho các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong các gia đình ở
làng bản và cấp cho một đạo sắc để cùng với quân nhà trời xuống trần gian để diệt trừ ma quỷ. Nhờ có
sự hiệp lực giữa trời và người trần mà ma quỷ bị tiêu diệt. Từ đó, để đề phòng ma quỷ quay lại quấy
phá, Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc cho những người đàn ông làm chủ gia đình để bảo vệ gia đình,
cộng đồng. Lễ cấp sắc ra đời từ đó và được đồng bào gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay
2. Quy trình tiến hành lễ cấp sắc
2.1 Các công việc chuẩn bị, những nghi thức và điều kiêng kị trước khi tổ chức lễ cấp sắc
Công việc chuẩn bị của các gia đình làm
Lễ cấp sắc: Để được cấp sắc, các cặp vợ chồng phải chuẩn bị các lễ vật, đồ dùng từ trước. Lễ vật
gồm: hương, bát hương, mía, tiền âm, lúa, gạo, chuối tiêu, lợn cúng… để làm lễ và các đồ dùng trong
cuộc sống hàng ngày như chăn, chiếu, ghế, chậu rửa… Các lễ vật này được lựa chọn rất kĩ, đảm bảo là
những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất bởi điều này có liên quan đến yếu tố thiêng liêng, trang trọng của buổi lễ.
* Nhà làm lễ cấp sắc cần chuẩn bị: Bàn thờ, Ghế ngồi cấp sắc, Gối mơ, Dây sắn rừng, Gốc dây
sắn, Giấy màu
- Đồ dùng của thầy cúng trong lễ cấp sắc: Tranh, gậy, tù và, trống, thanh la, não bạt, chuông, thẻ xin âm dương
2.2. Quy trình tiến hành
* Thời gian và địa điểm
* Lễ đón thầy
* Lễ cấp sắc chính thức
- Lễ dâng đèn
- Lễ đưa các trò đi gặp Ngọc Hoàng
Lễ lên đàn cấp dấu
- Đặt pháp danh (đặt tên âm)
- Lễ đón hình mã trở về và thu quân
- Lễ đi trên đá nóng
- Lễ hóa vàng
- Lễ cấp bằng
- Các điệu múa trong lễ cấp sắc 3. Ý nghĩa
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống,
giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
Nghi lễ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, góp phần tô
điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm đa dạng và lung linh sắc mầu. B. PHÂN TÍCH CHI TIẾT 1.
Khái niệm và lịch sử hình thành 1.1 Khái niệm
Lễ cấp sắc là một nghi lễ của dân tộc Dao, Tây Bắc. Chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một
người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.
1.2 Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết của người Dao kể lại rằng: Ngày xưa khi tổ tiên người Dao đang sinh sống yên
bình trên các triền núi, bỗng dưng ma quỷ xuất hiện, chúng giết hại bà con, ăn thịt vật nuôi, phá hoại
mùa màng, làm cho cuộc sống người Dao vô cùng cực khổ. Trước cảnh ma quỷ lộng hành dưới trần
gian, Ngọc Hoàng sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho dân suốt ba tháng mà không hết. Ngọc
Hoàng kêu gọi người dân cũng phải tự cứu lấy mình nhưng không thể thắng được ma quỷ.
Thấy vậy, Ngọc Hoàng cho các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong các
gia đình ở làng bản và cấp cho một đạo sắc để cùng với quân nhà trời xuống trần gian để diệt trừ ma
quỷ. Nhờ có sự hiệp lực giữa trời và người trần mà ma quỷ bị tiêu diệt. Từ đó, để đề phòng ma quỷ
quay lại quấy phá, Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc cho những người đàn ông làm chủ gia đình để bảo vệ
gia đình, cộng đồng. Lễ cấp sắc ra đời từ đó và được đồng bào gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay. 2.
Quy trình tiến hành lễ cấp sắc
2.1 Các công việc chuẩn bị, những nghi thức và điều kiêng kỵ trước khi tổ chức lễ cấp sắc
Công việc chuẩn bị của các gia đình làm
Lễ cấp sắc: Để được cấp sắc, các cặp vợ chồng phải chuẩn bị các lễ vật, đồ dùng từ trước. Lễ vật
gồm: hương, bát hương, mía, tiền âm, lúa, gạo, chuối tiêu, lợn cúng… để làm lễ và các đồ dùng trong
cuộc sống hàng ngày như chăn, chiếu, ghế, chậu rửa… Các lễ vật này được lựa chọn rất kĩ, đảm bảo là
những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất bởi điều này có liên quan đến yếu tố thiêng liêng, trang trọng của buổi lễ.
* Nhà làm lễ cấp sắc cần chuẩn bị: Bàn thờ, Ghế ngồi cấp sắc, Gối mơ, Dây sắn rừng, Gốc dây
sắn, Giấy màu
- Đồ dùng của thầy cúng trong lễ cấp sắc: Tranh, gậy, tù và, trống, thanh la, não bạt, chuông, thẻ xin âm dương.
2.2 Quy trình tiến hành nghi lễ
* Thời gian và địa điểm: Lễ Cấp sắc diễn ra 3 ngày 3 đêm (9- 12/11 âm lịch), trong đó lễ chính diễn
ra từ ngày (9 - 12/11 âm lịch). Tổng số thầy tham gia làm lễ gồm 13 thầy, trong đó có 3 thầy cả và 10
thầy thành viên. Từ hôm trước, mời 3 thầy đến để hướng dẫn các thủ tục và phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên, ngày hôm sau 10 thầy đến.
* Lễ đón thầy:
Lễ đón thầy diễn ra đầu tiên, được tổ chức rất long trọng, trong đó có lễ rước cha đón đủ 13 thầy mo,
thầy nhỏ nhất là thầy cúng thổi kèn đón trước, to nhất là thầy mo cả được đón sau cùng. Sau đó, là lễ
rước mẹ, đón vợ thầy mo cả đến để đưa vợ những người được cấp sắc đến nơi cấp sắc.
Sau khi đón các thầy vào nhà, 45 cặp xếp thành hai hàng ngang nhận quân lương do thầy phát, đàn
ông ngồi trước đón một nắm gạo do các thầy phát, vợ ngồi sau dùng vạt áo hứng lấy gạo do các thầy
tung tới từ xa. Sau khi nhận gạo xong, 45 trò cùng thầy đi ra ngoài cửa tiếp tục nhảy múa còn phụ nữ
đi xuống bếp. Cùng lúc này, 12 phát súng kíp được bắn lên trời để thông báo với Ngọc Hoàng, tổ tiên xuống chứng giám.
* Lễ cấp sắc chính thức - Lễ dâng đèn:
Để chuẩn bị cho lễ cấp sắc, mỗi trò sẽ đóng cho mình một chiếc ghế mới để ngồi khi cấp sắc. Vào lễ
này, các trò ngồi thành hàng ngang, 2 thầy cầm 45 cây nến trên tay cùng các thầy khác đi vòng quanh
để làm lễ. Hai thầy cả tay cầm đài úp lên đầu mỗi trò và úp lên thẻ bài của những người đã mất trong
nhà các học trò chưa được cấp sắc. Sau đó các thầy cầm gậy ép sát vào hông nâng các trò đứng dậy
khỏi ghế, xếp thành hàng ngang và bắt đầu học các quy tắc làm thầy.
- Lễ đưa các trò đi gặp Ngọc Hoàng: Trong lễ này các học trò chuẩn bị mỗi người một bộ đài xin
âm dương, 1 chiếc tù và, 1 chiếc chuông, kiếm, 1 cối hương, 7 chén nhỏ, 1 thẻ, 1 gậy. khi chuẩn bị
xong lễ vật trên, các trò cầm thẻ hương và chuông múa vòng quanh nhà và bàn thờ sư tổ…
Sau khi làm lễ trong nhà xong, các thầy trò đi ra đàn, tay cầm gậy và tù và, thầy trò múa và khấn trước
bàn thờ sư tổ, sau đó thầy cả đến bên bàn thờ tổ làm lễ và thổi tù và báo hiệu xin phép ngọc hoàng và
sau đó tất cả các học trò cùng thổi rồi tiến ra ngoài đến trước đàn nhỏ ngoài cửa thì dừng lại cùng thổi
tù và bào hiệu với Ngọc hoàng và thần linh và dùng kiếm nhỏ gõ vào tù và theo nhịp điệu.
Lúc này ở trong nhà được trải chiếu và đặt mỗi chiếu 1 chiếc gối được đan bằng nứa bọc giấy màu ở
bên ngoài gọi là gối mơ. Trên đầu chiếu được xếp 7 chiếc chén và mỗi chiếc úp trên 1 đồng tiền xu ở
chân mỗi chiếu được dặt 1 cối hương. Bên ngoài, sau khi làm lễ xong và xin âm dương thành công thì tiến hành hóa vàng.
- Lễ lên đàn cấp dấu: Trong lễ này gồm có 2 thầy và 45 trò, thầy dẫn các học trò ra đàn tế ngoài đồng.
Với những gia đình nào có người thân đã mất chưa được cấp sắc, thì tùy theo số người chưa được cấp
sắc đưa dấu lên để các thầy làm phép rồi tung xuống sau cùng, đây là dấu cấp sắc của những người đã
mất. Sau khi nhận được dấu, người chồng vái 3 lần, vợ nhún 3 lần rồi đi ra ngoài để cặp vợ chồng
khác vào nhận dấu. Nhận dấu xong, mỗi gia đình đưa cho thầy 1 bộ đài xin âm dương để làm phép,
sau đó mang về để xin âm dương trong những dịp lễ, tết.
- Đặt pháp danh (đặt tên âm): Các học trò lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cúng. Sau đó thầy cúng sẽ
tiến hành đặt tên mới cho đệ tử được cấp sắc, dạy cho các học trò một số điệu múa. Cũng từ đây,
người được cấp sắc sẽ có quyền tham gia vào các hoạt động của xã hội.
- Lễ đón hình mã trở về và thu quân: Lễ này gồm hai thầy mặc áo màu đỏ, thực hiện các bài
cúng và đón quân bằng các điệu múa như: điệu ngựa phi, điệu cò bay, điệu rồng bay, đánh
trống, đánh thanh la, múa ô…
Sau khi cúng xong, các thầy cùng vào bàn thờ tổ để làm lễ đón quân, khi đón được binh về, trưởng họ
thực hiện nghi thức tung kiếm vào bàn thờ tượng trưng cho việc cất vũ khí.
Trong lễ này hạt đậu tương được chọn làm vật làm tin, các thầy trò tham gia diễu binh ngoài đàn trở
về phải có hạt đậu tương trong tay. Từ đàn về nhà sẽ phải đi qua 2 cửa kiểm tra nếu không qua cổng sẽ
không được phép vào và bị đánh bằng roi.
Thầy đi một vòng phân phát cho mỗi người một nắm gạo, tượng trưng cho binh lính. Sau khi lễ kết
thúc, gạo sẽ được dúm lại vào dải băng trắng trước ngực và mỗi người cắt lấy một đoạn mang về. Sau
đó tất cả cùng ăn cơm chay liên hoan.
- Lễ đi trên đá nóng: Đây là lễ để thử thách lòng dũng cảm của các trò, nghi lễ mang tính linh thiêng
phụ nữ không được tham gia.
- Lễ hóa vàng: Tất cả đồ thờ cúng như tiền âm, giấy màu, sớ… được đặt tập trung trước gian thờ
chính để làm lễ xin hóa vàng. Tất cả những vật sử dụng trong lễ cấp sắc được tập trung hết dưới gầm
đàn tế và đốt hóa hết. Các học trò xếp hàng trước dàn cúi lạy, đồng thời vợ các học trò nhún chân tạ lễ.
- Lễ cấp bằng: Một trong những nghi lễ quan trọng thứ hai trong lễ cấp dấu là lễ cấp bằng, đây là
bằng ghi tên công nhận người được cấp sắc. Bằng do thầy cúng phát cho là một bản sắc bằng chữ
Nôm, trong đó ghi lai lịch cá nhân, lý do cấp sắc, điều giáo huấn và tên tuổi những thầy cúng đã làm lễ
cấp sắc cho người thụ lễ đó. Người được cấp sắc sẽ phải giữ bản sắc này suốt cuộc đời, khi qua đời sẽ
được đốt trong đám ma.
- Các điệu múa trong lễ cấp sắc: Trong lễ Cấp sắc, Các bài múa là một phần nội dung không thể
thiếu. Trong các điệu múa có đan xen hòa quyện giữa yếu tố lao động trần thế và tôn giáo thể hiện sự
giao hòa giữa hai thế giới. 3. Ý nghĩa
Cấp sắc không chỉ là một tục lệ rất phổ biến mà còn là bắt buộc đối với tất cả mọi đàn ông dân
tộc Dao. Người nào được cấp sắc sau này chết, hồn mới được về đoàn tụ với tổ tiên. Cấp sắc
cũng còn có nghĩa là lễ "khai sinh" hay lễ nhận lấy tên của thánh thần ban định cho, cho nên
những bản cấp sắc còn có ý nghĩa như là một "giấy thông hành" để sau khi chết có thể về ngay
thế giới bên kia mà không phải qua kiếp bị đọa đày ở âm phủ. Người nào được cấp sắc mới
được xã hội coi là người lớn, người chưa được cấp sắc dù tuổi có già cả như thế nào đi nữa
vẫn bị coi là trẻ con, và khi chết thì hồn cũng không được siêu thoát. Đồng bào Dao có lòng
tin sâu sắc rằng được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới được
thuận lợi, dòng họ dân tộc mới phát triển. Vì thế, dù tốn kém như thế nào đồng bào Dao cũng
tổ chức bằng được nghi lễ này.
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục về
truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với
gia đình và xã hội. Nghi lễ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
người Dao đỏ, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm
đa dạng và lung linh sắc màu. 4. Kết Luận
Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng
dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc và những người tham dự có thể hiểu hơn về lịch
sử, cội nguồn của mình từ những bài cúng, tích truyện mà thầy cúng đọc, từ đó, nâng cao ý thức bảo
tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao. Lễ cấp sắc phản ánh đời sống tinh thần phong
phú của người Dao, thể hiện qua các điệu múa, hát đối đáp - páo dung, tranh vẽ, hình cắt giấy… Lễ
cấp sắc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Dao, giúp họ có thêm
sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai. Lễ
cấp sắc hướng người đàn ông Dao cũng như các thành viên trong cộng đồng biết tôn sư trọng đạo,
kính trọng cha mẹ, luôn làm điều thiện.
Ghi nhận giá trị tiêu biểu của di sản, Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La được Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số
4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016.