Lê Võ Kiều Nga 21 Ltdmn.SP - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Trước hết, do quan điểm sáng tác, văn chương trung đại là sản phẩm của tri thức dân tộc, chịu ảnh hưởng của Hán học, quan niệm về văn học của họ cũng chịu ảnh hưởng của hán học. Văn không chỉ đề cập đến những nội dung kinh điển của Nho giáo mà còn lí giải những vấn đề trọng đại mà thiết thực của dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49426763
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÀI THI GIỮA KỲ
Môn: Văn học trẻ em
Sinh viên thực hiện: Lê Võ Kiều Nga Năm sinh: 04/02/1984
Lớp: 21LTDMN.SP Giảng
viên giảng dạy: TS. Lê Văn Trung Câu hỏi:
1. Anh, chị hãy trình bày ngắn gọn về những thành tựu văn học trẻ em giai
đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945
2. Trình bày những hiểu của mình về thiên nhiên trong thơ của tác giả Võ Quảng Bài làm
1. Những thành tựu văn học trẻ em giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đếnnăm 1945
Trước hết, do quan điểm sáng tác, văn chương trung đại là sản phẩm
của tri thức dân tộc, chịu ảnh hưởng của Hán học, quan niệm về văn học
của họ cũng chịu ảnh hưởng của hán học. Văn không chỉ đề cập đến
những nội dung kinh điển của Nho giáo mà còn lí giải những vấn đề trọng
đại mà thiết thực của dân tộc.
Vì vậy, văn học đã cổ vũ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, xaay
dựng đất nước, đề cao ý thức tự lập, tự cường, bồi dưỡng phẩm giấ con
người, ca ngợi chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, phản ánh ý thức
chính trị của nhân dân và vai trò lịch sử.
Cũng có một số tác phẩm xuất hiện bóng dáng trẻ em trong các sáng
tác giai đoạn này nhưng chân dung của em không đóng vai trò trung tâm lOMoARcPSD| 49426763
mà chỉ hiện lên như những nét phát họa để làm nổi bật cảm hứng nghệ thuật của người viết
Bước sang thế kỉ XX, văn học Việt Nam đần thoát khỏi sự chi phối
của quan niệm văn chương trung đại, văn học trẻ viết cho trẻ em và lứa
tuổi thiếu nhi bắt đầu được chú ý
Lứa tuổi thiếu nhi rất thích những câu chuyện kể dân gian như “Nàng
bạch tuyết và bảy chú lùn”, “Tấm cám” của Tú Mỡ”. Các tác phẩm này
cũng góp phần rất lớn trong việc hình thành và tạo nên diện mạo phong
phú cho bộ phận văn học viết thiếu nhi trong những thập niên đầu thế kỉ XX.
Cùng với sự phát triển của nền văn học, đạc biệt văn học dành cho trẻ
em được nhà nước đặc biệt quan tâm, đã tạo nên một động lực lớn cho các
tác giả hướng ngòi bút của mình đến với văn học thiếu nhi,đặt biệt là
những loại sách hướng các em đến tình yêu thương gia đình, làng xóm và
cao hơn hết là tìn yêu thương quê hương đất nước.
2. Thiên nhiên trong thơ Võ Quảng
Võ Quảng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1918(năm Mậu Ngọ). Nguyên
quán làng Thượng Phước, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam.Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học. Năm 16
tuổi, ông ra học ở trường Khải Định_ Huế.
Năm 1935, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng.
Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, lần lượt bị giam ở các nhà lao
Thửa Phủ,sau đó ông bị đưa về quản chế tại địa phương.
Năm 1944, khi phong trào cách mạng lên cao, ông bỏ trốn ra Diên
Sanh,Quảng trị tham gia hoạt động Việt Minh.
Tuy nhiên, sau đó ông không không theo đuổi con đường chính trị mà chuyển sang viết văn.
Võ Quảng là một trong những nhà Văn có công rất lớn trong việc đặt
nền móng cho nền văn học trẻ em Việt Nam.
Năm 1957, ông là Tổng biên tập đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng,
sau đó ông được cử làm giám đốc xưởng phim hoạt hình Việt Nam.
Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn Hóa.
Năm 1971, ông về Hội Nhà Văn Việt Nam và được phân công làm
chủ tịch hội đồng văn học thiếu nhi.
Dù ở vị trí nào, ông cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình,
ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động, huân
chương kháng chiến chống Mỹ. lOMoARcPSD| 49426763
Năm 2007, ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
Võ Quảng mất vào ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội.
Những tác phẩm tiêu biểu:
Về thơ: “gà mái mơ”(1957), “thấy cái hoa nở”(1962), “nắng sớm”
(1965), “anh đom đóm”(1970), “măng tre” (1971), “én hát và đu quay” (1972)
Về truyện: “cái thăng” (1961), “chỗ cây đa đầu làng”( 1964), “quê
nội” (1973), “tảng sáng” (1976).
Thiên nhiên trong thơ Võ Quảng viết cho trẻ em luôn gần gũi với
thiên nhiên và thân thiết như những người bạn. Nhứng chuyển động nhỏ
nhất của cỏ cây cũng được các em phát hiện ở cáí nhìn thơ trẻ em nhưng không kém phần tinh tế.
Nội dung xuyên suốt các tập thơ của Võ Quảng là yêu thiên nhiên,
giàu trí tưởng tượng vè một thế giới đầy sức sống qua những bài thơ xinh
xắn, nhẹ nhàng, thiên nhiên chung quanh hiện lên vô cùng sinh động, phong phú.
*Bài thơ “ Ai dậy sớm ”
Bài thơ “Ai dậy sớm” là một trong những những sáng tác hay của nhà
thơ Võ Quảng, nó xoay qunah quanh một vấn đề rất đơn giản tròn cuộc
sống hằng ngày chính là làm sao để đánh thức được bé, nó chứa đựng sự
nghộ nghĩnh nhưng vẫn giữ được nét nhân văn cao.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng các hình ảnh có tính mô phỏng
cao, đã giúp các em thêm phần thích thú. Với hình ảnh hoa cau như muốn
gợi lên cho bé sự chào đón nhiêt tình, không những như vây mà còn giúp
các em thêm yêu cuộc sống này hơn. “Ai dậy sớm Bước ra nhà Cau xòe hoa Đang chờ đón”
Tiếp theo nhà thơ còn đưa ánh sáng với ánh bình minh lấp ló vào, bên
cạnh đó cũng là chính là màu sáng của ánh sáng mặt trời sẽ cho bé cảm
giác thích thú hơn, ánh bình minh này còn chê lấp đi bóng đêm và cái u
tối của những giấc mơ lạ: lOMoARcPSD| 49426763 “Ai dậy sớm Đi ra đồng Cả vừng đồng Đang chờ đón!”
Để tiếp nối niềm vui tươi sáng, những câu thơ cuối cùng của bài thơ
“Ai dậy sớm”, chính là ước mơ và khát vọng của trẻ. Ở đây, nhà thơ đã sử
dụng động từ chạy để nhắc nhở các bé cần phải chay đua với ước mơ của
mình và không nên từ bỏ ước mơ này “Ai dậy sớm Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón!”
“Ai dậy sớm” là một trong những bài thơ vui tươi dành cho lứa tuổi
thiếu nhi, nó sẽ là động lực để thôi thúc em hành động chào đốn những
điều kì diệu của cuộc sống này. Không những vậy mà còn dạy bảo các em
dậy sớm để đón hương hoa, bình minh và là cả đất trời mênh mông và
cũng chỉ có những ai dậy sớm mới có được niềm ấy.
*Bài thơ “Mầm non”
Mở đầu bài thơ “Mầm non” là một cây bàng cuối đông( nơi sân
trường), chỉ còn lại “một vài lá đỏ”. Khi ấy, một mầm non đang nín thở
đợi chờ, sự tinh tế của thi sĩ là đã “nghe”, đã “thấy”, đã “biết” bước đi
của mùa xuân qua hai tín hiệu “lá đỏ” và “mầm non”
“Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im”
Đang nín thở, đang chờ đợi, đang “lim dim” đôi mắt, Mầm Non “ cố
nhìn qua kẽ lá” thấy và nghe vũ trụ đang chuyển mình, tạo vật đang
chuyển mình theo những bước đi cuối cùng của mùa đông. May “hối hả”
bay. Mưa phùn lất phất ray bụi mờ “Mầm Non mắt lim dim Cố nhìn qua khẽ lá Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn” lOMoARcPSD| 49426763
Cảnh vật tưởng như và còn nhiều vương vấn. "Mầm Non" vẫn nép
mình nằm im đợi chờ mùa xuân. Lắng nghe lá rơi "rào rào" theo chiều gió
cuốn. Mặt đất rải vàng lá cây. Không gian trở nên thoáng đãng. Rừng thưa
thớt. Cây trụi lá trơ cành. Mùa đông đã tàn. Mùa xuân đang tới: "Rào vào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây thông thưa thớt
Như chỉ cội với cành..."
Cảnh vật đổi thay trước mùa đông tàn. Thỏ giật mình. Ngọn cỏ, làn
rêu đều nín thở đợi chờ mùa xuân đang đến. Cùng với "Mầm Non", thi sĩ
đã mơ hồ cảm thấy một sự chuyển mình của tạo vật: "Một chú thỏ phóng nhanh Chạy nấp vào bụi
vắng Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu..."
Mùa xuân đã đến rồi. Một buổi sớm mai. Quá bất ngờ trước một tiếng
chim, một tín hiệu vui, ngân vang thánh thót. Xuân tới cùng khúc nhạc mùa xuân:
"Chợt một tiếng chim kêu
- Chiếp chiu, chiu! Xuân tới!".
Nước suối dâng đầy, như vừa "róc rách" chảy vừa cất tiếng "reo
mừng". Ngàn vạn chim muông tung cánh "hát ca vang dậy" đón chào mùa
xuân tới. Khúc nhạc mùa xuân thêm tưng bừng. Vũ điệu mùa xuân thêm
náo nức, hớn hở. Điệp ngữ "tức thì" như 2 nốt nhạc du dương trong giai
điệu, nhịp điệu hối hả mùa xuân. Suối reo, chim hót hay Mầm Non và nhà thơ cùng reo, cùng hát: "Tức thì trăm con suối Nổi róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông Nổi hát ca vang dậy" lOMoARcPSD| 49426763
Và "Mầm Non" sau bao ngày đêm "nằm ép lặng im" đợi chờ, đã
"nghe thấy", đã cựa mình, rồi "đứng dậy", rồi "khoác áo": "Mầm Non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc."
"Mầm Non" "đứng dậy" rồi "khoác áo màu xanh biếc" là một hình
tượng đẹp và khỏe, tượng trưng cho sức sống mùa xuân, vẻ đẹp thanh
xuân và tinh khôi của thiên nhiên.
Hình tượng Mầm Non còn mang hàm nghĩa ngợi ca cái mới, cái trẻ
trung, cái tươi đẹp xuất hiện đã thay thế cho cái già nua, cái tàn tạ, cũ kĩ trong cuộc đời.
"Mầm Non" là ca khúc mùa xuân, là vũ điệu mùa xuân, nó còn là khát
vọng mùa xuân. Ý vị triết lí, chính là giá trị đích thực của bài thơ ngũ ngôn "Mầm Non" vậy!.
*Bài thơ “Hoa sen” “Hoa sen sáng rực Như ngọn lửa hồng Một chú bồ nông Mải mê đứng ngắm Nước xanh thăm thẳm Lồng lộng mây trời Một cánh sen rơi Rung rinh mặt nước”
Cảnh hồ sen mùa hạ được vẽ bằng nét bút chám phá, gợi không khí
yên tĩnh, thoáng đãng, trong lành. “Hoa sen sáng rực Như ngọn lửa hồng”
Một cánh sen rơi làm tăng thêm sự tĩnh lặng của hò nước. Bằng từ láy
gợi tả, cách sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, Võ Quảng đã
vẽ nên một bức tranh thơ rực rỡ sắc màu, với khối hình khỏe khoắn, âm lOMoARcPSD| 49426763
thanh rộn ràng. Ở đây tác giả sử dụng biện pháp so sánh “Hoa sen như
ngọn lửa hồng” thể hiện nét đẹp rạng rỡ của hoa sen thông qua từ “sáng
rực” nét đẹp hoa sen ai nhìn cũng thích, cũng yêu say đắm, cứ muốn
ngắm nhìn mãi không thôi: “Một chú bồ nông Mải mê đứng ngắm”
Tác giả rất khéo léo khi ẩn dụ hình ảnh “chú bồ nông” để nói đến con
ngừi và cảnh vật xung quanh khi nhìn thấy vẻ đẹp hoa sen cũng bị hấp
hồn say động lòng người. “Nước xanh thăm thẳm Lồng lộng mây trời Một cánh sen rơi Rung rinh mặt nước”
Ở câu thơ này, tác giả sử dụng từ lấy “thăm thẳm, lồng lộng, rung rinh”
để toát lên cảnh hồ sen mùa hạ yên bình, thoáng đãng, trong lành và mát mẻ.
“Một cánh sen rơi” động chạm rất nhẹ cũng đủ làm mặt nước “rung
rinh”, gợn sóng. Không gian yên tĩnh, thoáng đãng và trong lành như
được ướp hương sen và chú bồ nông kia dường như bị thôi miên bởi cảnh sắc này.
Đoạn thơ trên đã thể hiện được khả năng miêu tả tài tình của Võ
Quảng, ông như một nghệ sĩ đa tài đã quan sát, chắt lọc những nét tiêu
biểu của con vât, cây trái, con người.
*Đánh giá nghệ thuật thơ Võ Quảng
Thơ Võ Quảng luôn có vần. Vần là khuôn âm tiết được lặp lại một
cách không hoàn toàn, có tác dụng kết dính câu thơ và các dòng thơ, tạo
nên nhạc điệu toànbài. Võ Quảng có thế mạnh trong việc sử dụng vần
trắc. Vần trắc khiến những bài thơ có nhạc điệu khỏe khoắn, khẩn trương, sôi động.
Võ Quảng cũng có những bài thơ thật hay miêu tả cảnh sắc thiên
nhiên. Tết đến, xuân về đem lại một vẻ đẹp kỳ lạ, tinh khôi cho cảnh lOMoARcPSD| 49426763
vật.Những hình ảnh hết sức giản dị, thân thương nhưng tạo ra những rung động
Võ Quảng thường chọn thể thơ 3 tiếng, 4 tiếng hoặc 5 tiếng để viết
cho các em, như những bài: Ai dậy sớm, Mời vào, Chị Chổi Tre, Anh
Đom Đóm, Con trâu mộng… Với lượng câu chữ không nhiều phù hợp với
nhịp đọc, nhịp thở, khả năng nhận thức của trẻ thơ, tác phẩm của Võ
Quảng thực sự là món quà yêuthích của rất nhiều em nhỏ.
Vì vậy bài thơ trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ với trẻ em. Võ Quảng
từng quan niệm một sáng tác chân chính cho thiếu nhi phải vừa là một
công trình sư phạm, vừa phải mang tích chất nghệ thuật. Vì vậy qua mỗi
tác phẩm, ông đã khéo léo gửi gắm vào đó chất phù sa màu mỡ của tình
yêu thương để trẻ thơ lớn lên với khát vọng hướng tới những giá trị tốt
đẹp trong cuộc sống. Thơ Võ Quảng hấp dẫn trẻ em không chỉ vì kết cấu
ngắn gọn mà còn bởi nhạc điệu trong sáng, tươi vui, rất phù hợp với tâm
hồn giàu cảm xúc, ưa hoạt động của trẻ.
Nhạc điệu hình thành bởi vật liệu âm thanh của ngôn từ, được tạo nên
từcác hình thức “điệp âm, điệp vần, điệp cấu trúc, sử dụng các từ tượng thanh, ngữ điệu…”
Nhịp trong thơ Võ Quảng cũng rất linh hoạt, ông luôn để cảm xúc
được phát triển tự nhiên không gò ép một cách cứng nhắc. Vì vậy, trong
một bài, nhịp có thể thay đổi, biến hóa lúc dài, lúc ngắn nhịp nhàng, như bài: Dát vàng,…. *Kết bài
Thơ viết về thiên nhiên của Võ Quảng đã đem đến cho các em nhỏ ở
lứa tuổi thiếu nhi những rung động nhẹ nhàng, tinh tế trước cảnh vật quen
thuộc chung quanh. Qua cái nhìn và sự cảm nhận về thế giới ấy, nhà thơ đã
dạy cho các em cách quan sát và cách khám phá về những vẻ đẹp lung linh,
kì diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.