Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự của công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân | Tiểu luận cuối kì Quản trị nguồn nhân lực - Hành vi tổ chức

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thị trường lao động càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút, tuyển chọn, duy trì và  quản lý nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để tồn tại và phát  triển trên thương trường, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên tài giỏi và luôn “kề vai sát cánh” để hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập va đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Trường:

Đại học Văn Lang 773 tài liệu

Thông tin:
20 trang 20 giờ trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự của công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân | Tiểu luận cuối kì Quản trị nguồn nhân lực - Hành vi tổ chức

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thị trường lao động càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút, tuyển chọn, duy trì và  quản lý nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để tồn tại và phát  triển trên thương trường, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên tài giỏi và luôn “kề vai sát cánh” để hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập va đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

37 19 lượt tải Tải xuống
[BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN LANG
NGÀNH KINH TẾ - DỊCH VỤ
---------***---------
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC – HÀNH VI TỔ CHỨC
Đề tài: Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự
của công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân
Giảng viên: Tạ Minh Hà
Lớp: 61VLSC325302
Sinh viên thực hiện:
Phạm Nhật Tân - 2400113496
Nguyễn Ngọc Lan Hương - 2400114741
Nguyễn Thị Tuyết Ngọc - 2400113286
Nguyễn Phi Khanh - 2400112548
Phạm Thị Kim Diệu – 2400113766
Huỳnh Văn khá - 2400114071
Phùng Tiến Đạt - 2400114741
Hoàng Gia Bảo - 2400114331
TP. Hồ Chí Minh, 5 Tháng 12 năm 2024
Mở đầu: lý do chọn đề tài
- Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thị tr ờng lao động càng cạnh tranh gay gắt, các ƣ
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút, tuyển chọn, duy trì và quản
lý nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất l ợng cao. Để tồn tại và phát triển trên ƣ
thương trường, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên tài giỏi và luôn “kề vai
sát cánh” để hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghệp.
- Để có được một đội ngũ nhân viên xuất sắc, gắn kết và trung thành với tổ chức doanh
nghiệp thì công tác tuyển dụng phải chỉnh chu, tuyển dụng được người. Do đó vấn đề
đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao phải tìm kiếm, chiêu mộ và lựa chọn được
nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, song song đó
phải duy trì, giữ chân đ ợc một đội ngũ nhân viên lành nghề đóng vai trò cực kì ƣ
quan trọng, là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DẦU THỰC VẬT CÁI
LÂN
1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
1.1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU THỰC VẬT CỦA NƯỚC TA
Bối cảnh của ngành dầu thực vật ở Việt Nam
- Ngành thực vật là ngành công nghiệp quan trọng tại Việt Nam, là nguồn cung cấp
nguồn thực phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng và nguyên liệu cho ngành chế biết
thực phẩm, các yếu tô tác động đến ngành bao gồm
Sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm:
- Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ dầu ăn rất lớn, đặc biệt
là trong các bữa ăn hàng ngày và hoạt động sản xuất chế biến.
- Xu hướng tiêu dùng hiện đại:
- Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu sử
dụng các sản phẩm dầu thực vật không cholesterol, giàu dinh dưỡng và dầu hữu cơ.
- Dầu ăn không chỉ phục vụ nhu cầu nấu nướng, mà còn là thành phần chính trong
chế biến bánh kẹo, thực phẩm đóng gói.
Cạnh tranh trong ngành:
- Thị trường dầu thực vật Việt Nam hiện có sự góp mặt của các thương hiệu lớn như
CALOFIC, Tường An, Simply, và Golden Hope. CALOFIC đang dẫn đầu với hơn
40% thị phần.
- Xu hướng nhập khẩu dầu thực vật cao cấp từ nước ngoài tăng nhanh, gây áp lực cho
các nhà sản xuất nội địa.
1.1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
- Công ty tnhh Dầu thực vật Cái Lân
( CALOFIC) được thành lập vào năm
1996 chỉ với vốn đầu tư là 22 triệu dô la
và tới nay đã lên tới 138 triệu đô la. Đây
là một trong những công ty liên doanh
hàng đầu của Việt Nam đạt nên móng cho
ngành công nghiệp sản xuất và chế biến
dầu thực vật. Hiện tại thì công ty đang có
hai văn phòng tại chi nhánh Hà Nội và
Thành Phố Hồ Chí Minh và có hai nhà
máy sản xuất tại Quảng Ninh và Hồ Chí Minh.
- Tù khi thành lập đến nay CALOFIC đẫ không ngừng nâng cso chất lượng sản
phẩm, áp dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất và nuôi dưỡng nhiều tài năng cho
nguồn nhân lực từng bước giúp khẳng định vị trí của công ty trên thị trường.
CALOFIC đã trở thành thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng thông qua
những nhãn hiệu dầu thực vật nổi tiếng.
Các thương hiệu của CALOFIC
1.1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Giai đoạn thành lập (1996)
- Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) được thành lập vào năm 1996 tại
Khu công nghiệp Cái Lân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Công ty Cargrill của Mỹ (tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông sản, thực
phẩm, và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi).
- Công ty Wilmar International Limited của Singapore (tập đoàn nông nghiệp
hàng đầu châu Á, chuyên về dầu cọ và các sản phẩm liên quan đến dầu thực vật).
Giai đoạn phát triển ban đầu (1996-2005)
- Nhà máy tại Quảng Ninh tập trung vào sản xuất dầu thực vật, dầu ăn, và các sản
phẩm liên quan đến chế biến thực phẩm.
- Các sản phẩm đầu tiên được tung ra thị trường bao gồm dầu ăn Neptune, dầu ăn Cái
Lân.
Định vị thương hiệu
- Các sản phẩm của CALOFIC nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ
chất lượng cao, giá cả hợp lý, và khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của
người tiêu dùng Việt Nam.
Giai đoạn mở rộng quy mô và thương hiệu (2006-2015)
Mở rộng cơ sở sản xuất:
- Xây dựng thêm các nhà máy sản xuất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như
TP.HCM, Bình Dương, và Nam Định để tăng năng lực sản xuất.
- Đầu tư vào hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển sản phẩm mới:
- Ra mắt nhiều thương hiệu dầu ăn mới như Simply (dầu đậu nành không
cholesterol), Meizan (dầu ăn phổ thông).
- Mở rộng sang các dòng sản phẩm chế biến như bơ thực vật, chất béo đặc, nguyên
liệu cho ngành bánh kẹo.
Thành tựu quan trọng:
- CALOFIC trở thành nhà cung cấp dầu thực vật hàng đầu Việt Nam, chiếm hơn 40%
thị phần toàn quốc.
- Đạt được nhiều chứng nhận chất lượng quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, và
HACCP.
Giai đoạn hội nhập quốc tế và phát triển bền vững (2016-nay)
Hội nhập quốc tế:
- CALOFIC mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước châu Phi.
- Hợp tác với các tập đoàn quốc tế để phát triển sản phẩm mới và nâng cao công nghệ
sản xuất.
Cam kết phát triển bền vững:
- Đầu tư vào các giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường, tối ưu hóa sử dụng
nguyên liệu và năng lượng.
- Thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR) như cung cấp thực phẩm
miễn phí cho cộng đồng, hỗ trợ người dân gặp khó khăn.
Thành công thương hiệu:
- Các thương hiệu như Neptune và Simply không chỉ đứng đầu thị trường nội địa mà
còn đạt nhiều giải thưởng uy tín, như "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và "Top 10
thương hiệu dầu ăn được yêu thích nhất".
1.1.4. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- CALOFIC cung cấp các loại dầu thực vật với những thương hiệu nổi tiếng
như:
- Dầu ăn cao cấp: Neptune, Simply.
- Dầu ăn phổ thông: Meizan, Cái Lân, Kiddy.
- Các sản phẩm dầu thực vật của CALOFIC được chế biến từ nguyên liệu chất lượng
cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng.
- Ngoài ra còn cung cấp các loại chất béo đặc biệt cho công nghiệp thực phẩm
như:
- Chất béo làm bánh (shortening).
- Bơ thực vật (margarine).
- Dầu chiên công nghiệp, mỡ nguyên liệu.
Sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe
- Dòng sản phẩm dầu ăn như Simply được tăng cường omega-3,
vitamin E, và các thành phần có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Dầu ăn Kiddy được thiết kế chuyên biệt dành cho trẻ em, giàu DHA
và các chất cần thiết cho sự phát triển trí não và thể chất.
1.2 SƠ ĐÔ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CALOFFIC
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân
Chức năng từng bộ phận
Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- Đảm bảo định hướng chiến lược và quyết định các chính sách quan trọng của công
ty
- Theo dõi, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc.
Ban Kiểm soát
- Đánh giá tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động tài chính.
- Kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật, quy định nội bộ của công ty.
Tổng Giám đốc
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh theo chiến lược đã được Hội đồng Quản trị phê
duyệt.
- Đại diện pháp luật của công ty.
Phó Tổng Giám đốc (Kế hoạch & Phát triển)
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH
DOANH
MARKETING
BÁN HÀNG
PHÒNG TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
TÀI VỤ
PHÒNG SẢN
XUẤT
NHÀ MÁY VÀ
KỸ THUẬT
QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG
BAN KIỂM
SOÁT
- Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
Quản lý các dự án phát triển sản phẩm mới và mở rộng thị trường.
Phòng Kinh doanh
Bộ phận Marketing:
- Xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và xây dựng thương hiệu.
- Nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Bộ phận Bán hàng:
- Quản lý đội ngũ bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Triển khai các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.
Phòng Tài chính
Bộ phận Kế toán:
- Lập báo cáo tài chính, quản lý ngân sách và chi phí.
- Đảm bảo các hoạt động tài chính minh bạch và đúng quy định pháp luật.
Bộ phận Tài vụ:
- Quản lý dòng tiền, lập kế hoạch tài chính.
- Giám sát các khoản thu chi và hiệu quả sử dụng vốn.
Phòng Sản xuất
Nhà máy và Phòng Kỹ thuật:
- Tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm.
- Bảo trì và vận hành thiết bị sản xuất.
Bộ phận Quản lý Chất lượng:
- Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Giám sát quy trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
II.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG CHO NGHÀNH KẾ
TOÁN TẠI CALOFIC
2.1. BỘ PHẬN KẾ TOÁN
2.1.1 PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
- Là người làm công việc quản lý tài chính, kiểm soát chi phí và đưa
ra quyết định kinh doanh để đảm bảo số liệu được ghi nhận đầy
đủ, chính xác, tuân thủ quy định phát luật
Vai trò
- Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài sản,
nguồn vốn, doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
- Lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế.
- Giám sát các quy trình kế toán để đảm bảo tính minh bạch, chính
xác.
2.1.2. NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM
Nhiệm vụ chính
- Ghi nhận và quản lý các nghiệp vụ kế toán phát sinh:
- Ghi nhận đầy đủ các giao dịch mua, bán, thanh toán, nhập xuất
kho vào phần mềm kế toán.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ kế toán (hóa đơn, phiếu
thu/chi, hợp đồng,...).
Lập báo cáo tài chính:
- Lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo khác theo yêu cầu.
- Đảm bảo các báo cáo tài chính chính xác và tuân thủ đúng chuẩn
mực kế toán hiện hành.
Thực hiện công việc thuế:
- Kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN),... đúng quy định.
- Chuẩn bị và nộp báo cáo thuế định kỳ theo luật pháp.
- Phối hợp với cơ quan thuế trong các vấn đề liên quan đến thanh
tra, kiểm tra thuế.
- Kiểm soát tài sản và nguồn vốn:
- Theo dõi, ghi nhận tài sản cố định, công cụ dụng cụ, khấu hao.
- Đối chiếu sổ sách kế toán với các tài khoản ngân hàng, quỹ tiền
mặt.
- Hỗ trợ công tác quản lý tài chính:
- Phân tích số liệu kế toán, chi phí, doanh thu để hỗ trợ lập kế hoạch
tài chính.
- Tham gia vào việc kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng
nguồn lực.
Trách nhiệm
- Đảm bảo số liệu kế toán minh bạch, chính xác và đầy đủ.
- Tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kế toán và thuế.
- Giữ bí mật thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn, tránh ảnh hưởng đến hoạt
động doanh nghiệp.
2.1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CALOFIC
Vai trò từng vị trí
Kế toán trưởng
- Lãnh đạo và giám sát toàn bộ hoạt động kế toán.
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ pháp
luật, chính sách kế toán.
- Hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc lập kế hoạch tài chính.
Kiểm soát nội bộ
- Đảm bảo tính minh bạch, trung thực trong các báo cáo kế toán.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động kế toán và phát hiện
sai sót.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài chính.
Kế toán tổng hợp
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các kế toán viên chuyên môn.
- Lập báo cáo tổng hợp hàng tháng, quý, năm.
- Đảm bảo tính chính xác và đồng bộ của các số liệu kế toán.
Kế toán thanh toán
- Quản lý các khoản thu chi hàng ngày của công ty.
- Đối chiếu số dư tài khoản ngân hàng, quản lý dòng tiền.
Kế toán tài sản
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
THANH TOÁN
CÔNG NỢ
TÀI SẢN
CHI PHÍ
KHO
KẾ TOÁN NỘI
BỘ
- Theo dõi và hạch toán khấu hao tài sản cố định.
- Quản lý việc ghi nhận, mua sắm và thanh lý tài sản.
Kế toán công nợ:
- Theo dõi và quản lý các khoản phải thu, phải trả.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh để đôn đốc công nợ khách hàng.
Kế toán kho:
- Quản lý số liệu hàng tồn kho, kiểm kê định kỳ.
- Hạch toán các giao dịch nhập - xuất kho.
Kế toán chi phí:
- Phân tích và hạch toán chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý
doanh nghiệp.
- Đảm bảo phân bổ chi phí hợp lý để phản ánh đúng giá thành sản
phẩm.
2.1.4. ĐỊNH BIÊN KẾ TOÁN CHO CALOFIC
- Dựa trên đặc điểm ngành dầu ăn và hệ thống phân phối rộng của
CALOFIC, đề xuất mô hình định biên nhân sự như sau:
Kế toán trưởng: 1 người.
Kế toán tổng hợp: 1 người.
Kế toán công nợ: 2 người (phụ trách công nợ khách hàng và nhà
cung cấp).
Kế toán kho: 3 người (phân bổ theo các kho lớn của doanh
nghiệp).
Kế toán chi phí và giá thành: 2 người.
Kế toán thanh toán: 1 người.
Kiểm soát nội bộ kế toán: 1 người.
Tổng định biên nhân sự: 11 người.
Tầm quan trọng của phân tích công việc và định biên
kế toán
- Đảm bảo hiệu suất: Phân bổ nhân sự hợp lý giúp xử lý khối lượng
công việc hiệu quả, tránh tình trạng quá tải hoặc lãng phí nhân
lực.
- Phát hiện thiếu sót: Phân tích công việc hỗ trợ nhận diện các lỗ
hổng trong quy trình kế toán, từ đó cải thiện chất lượng quản lý tài
chính.
- Tối ưu chi phí: Định biên hợp lý giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí
nhân sự, tăng tính cạnh tranh.
- Hỗ trợ chiến lược phát triển: Kế toán là bộ phận quan trọng
cung cấp số liệu để hỗ trợ các quyết định chiến lược, từ đầu tư đến
mở rộng kinh doanh.
2.2. LÊN KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG
2.2.1. NHU CẦU TUYỂN DỤNG
Phân tích nhu cầu nhân sự:
- CALOFIC là công ty sản xuất dầu ăn lớn tại Việt Nam, hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm thực
phẩm. Do đó, các mảng công việc liên quan đến kế toán của công
ty cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, đồng thời hỗ trợ
tối ưu hóa chi phí trong sản xuất và kinh doanh.
Xây dựng bản mô tả công việc:
Kỹ năng cứng:
- Thành thạo các phần mềm kế toán như SAP, ERP.
- Kiến thức vững chắc về các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS).
- Am hiểu quy định pháp luật liên quan đến thuế, hải quan và chế độ tài chính.
- Kỹ năng xử lý và phân tích số liệu lớn.
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp để phối hợp với các phòng ban như kinh doanh, sản xuất.
- Tư duy logic và khả năng phân tích để hỗ trợ ra quyết định.
- Tinh thần học hỏi và khả năng thích nghi với sự thay đổi công nghệ.
Yêu cầu kinh nghiệm:
- Đối với các vị trí cơ bản: Chấp nhận tuyển ứng viên mới tốt nghiệp để đào tạo.
- Đối với các vị trí quản lý: Yêu cầu tối thiểu 3-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất
hoặc tại các công ty có quy mô tương tự.
Lựa chọn kênh tuyển dụng:
- Nội bộ: Tìm kiếm trong đội ngũ nhân sự hiện tại hoặc thông qua
giới thiệu.
Bên ngoài:
- Sử dụng các kênh trực tuyến: Website công ty, các trang tuyển
dụng (LinkedIn, VietnamWorks, topcv)
- Tham gia hội chợ việc làm hoặc liên kết với các trường đại học.
- Tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm về kế toán quốc tế hoặc thành thạo các phần
mềm kế toán hiện đại. Nên tuyển dụng từ các nguồn có uy tín, như:
o Các công ty cung cấp dịch vụ kế toán (Big4, PwC, EY).
o Trung tâm đào tạo kế toán chuyên nghiệp như ACCA, ICAEW.
Bên trong:
- Thông báo tuyển mộ: đây là bản thông báo về các vị trí công
việc cần tuyển ngƣời. Bản thông báo này được gửi đến tất cả các
nhân viên trong doanh nghiệp. Thông báo này bao gồm các thông
tin về nhiệm vụ công việc và các yêu cầu về trình độ cần tuyển mộ
- Qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong doanh
nghiệp. Không thể phủ nhận một điều rằng đồng nghiệp chính là
những người hiểu rõ và tường tận về năng lực cũng như thái độ
làm việc của người lao động nhất. Thông qua kênh này, bộ phận
tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện đƣợc những ứng viên có năng lực
phù hợp với yêu cầu của công việc một cách nhanh chóng và có độ
tin cậy cao.
Tạo thông báo tuyển dụng hấp dẫn:
- Đưa ra thông tin rõ ràng về vị trí, mức lương, phúc lợi, và lộ trình
phát triển nghề nghiệp.
- Sử dụng ngôn từ thu hút, phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ:
- Tiếp nhận hồ sơ: Qua email, hệ thống quản lý ứng viên , hoặc
các kênh tuyển dụng khác.
Sàng lọc sơ bộ:
- Loại hồ sơ không đáp ứng các tiêu chí cơ bản (trình độ, kinh
nghiệm, kỹ năng).
- Đưa các hồ sơ tiềm năng vào danh sách ngắn (shortlist).
Phỏng vấn và đánh giá ứng viên
Phỏng vấn sơ bộ (vòng 1):
- Kiểm tra kiến thức cơ bản, kỹ năng giao tiếp và sự phù hợp văn
hóa.
Phỏng vấn chuyên sâu (vòng 2):
- Đánh giá năng lực chuyên môn thông qua các câu hỏi tình huống,
bài kiểm tra hoặc thử thách thực tế.
- Thảo luận về mục tiêu nghề nghiệp và kỳ vọng của ứng viên.
Phỏng vấn cuối cùng:
- Được thực hiện bởi quản lý trực tiếp hoặc giám đốc để đánh giá sự
phù hợp.
Đưa ra quyết định tuyển dụng
Thẩm định thông tin:
- Kiểm tra thông tin tham khảo (Reference Check) từ công việc trước
đây của ứng viên.
Thông báo kết quả:
- Gửi thư mời nhận việc với các thông tin chi tiết: Chức danh, mức
lương, phúc lợi, thời gian bắt đầu làm việc.
Đào tạo và hội nhập (Onboarding)
Đào tạo ban đầu:
- Hướng dẫn ứng viên về các quy định, quy trình nội bộ và công cụ
làm việc.
Hội nhập văn hóa:
- Giới thiệu về sứ mệnh, giá trị và văn hóa công ty.
- Tổ chức các buổi gặp gỡ với đội ngũ nhân sự liên quan để xây
dựng mối quan hệ.
Đánh giá hiệu quả tuyển dụng
- Sau giai đoạn thử việc (Probation): Đánh giá sự hòa nhập, hiệu
suất làm việc và mức độ phù hợp của nhân viên mới.
- Phân tích quá trình tuyển dụng: Đo lường các chỉ số như chi
phí tuyển dụng, thời gian tuyển dụng, và tỷ lệ thành công.
2.2.2. KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG
Số lượng nhân viên
- 1 Kế toán trưởng
- 1 kế toán tổng hợp
- 1 kế toán công nợ
Số lượng nhân viên cho năm 2025
Triển khai
Xác minh và sàng lọc hồ sơ ứng viên
- Mục tiêu: Đảm bảo ứng viên có đủ tiêu chuẩn và kinh nghiệm cần thiết trước khi
tiến hành phỏng vấn.
- Cách thực hiện:
- Kiểm tra tính xác thực của thông tin trong CV, bao gồm:
- Bằng cấp: Kiểm tra chứng chỉ kế toán (như CPA, ACCA) hoặc trình độ đại học.
- Kinh nghiệm làm việc: Đánh giá dựa trên các vị trí và trách nhiệm trước đó.
- Lọc các hồ sơ không phù hợp với tiêu chí công việc.
Liên hệ ứng viên và sắp xếp lịch phỏng vấn
- Mục tiêu: Tạo ấn tượng tốt với ứng viên trong lần liên hệ đầu tiên.
- Cách thực hiện:
- Gửi email hoặc gọi điện thoại xác nhận:Nêu rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn, Mô
tả ngắn về quy trình phỏng vấn (số vòng, hình thức).
- Cung cấp thông tin liên lạc để ứng viên phản hồi nếu cần thay đổi lịch.
Phỏng vấn ứng viên
- Mục tiêu: Đánh giá kỹ năng chuyên môn, tính cách và khả năng phù hợp với văn
hóa công ty.
- Quy trình phỏng vấn cụ thể cho ngành Kế toán:
Phỏng vấn vòng 1: Sàng lọc
- Người thực hiện: Nhân sự hoặc trưởng phòng Kế toán.
- Nội dung:
- Giới thiệu về công ty và yêu cầu công việc.
- Hỏi về kinh nghiệm thực tế (xử lý sổ sách, lập báo cáo tài chính).
- Các câu hỏi chuyên môn cơ bản (ví dụ: Cách hạch toán một nghiệp vụ).
- Đánh giá kỹ năng giao tiếp, thái độ làm việc.
Phỏng vấn vòng 2: Kỹ năng chuyên sâu
- Người thực hiện: Quản lý cấp cao hoặc Giám đốc Tài chính (CFO).
- Nội dung:
- Tình huống thực tế: Đề nghị ứng viên giải quyết một bài toán kế toán cụ thể (ví
dụ: Lập bảng cân đối kế toán, xử lý sai sót trong sổ sách).
- Kiểm tra kiến thức pháp luật thuế, kế toán.
- Đánh giá khả năng sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng.
Kiểm tra và xác minh thông tin
- Mục tiêu: Đảm bảo ứng viên trung thực về kinh nghiệm và bằng cấp.
- Cách thực hiện:
- Tham chiếu: Liên hệ với quản lý cũ hoặc đồng nghiệp trước đây để xác minh.
- Kiểm tra giấy tờ: Yêu cầu ứng viên cung cấp bản sao bằng cấp, chứng chỉ, hợp
đồng lao động cũ (nếu cần).
- Kiểm tra thực tế: Với các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, tổ chức bài kiểm
tra kỹ năng thực hành kế toán.
Khám sức khỏe
- Khám sức khỏe nhằm đảm bảo ứng viên có đủ điều kiện về thể chất phù hợp với
công việc. Vì nhận một n\gười không đủ sức khỏe vào làm việc, không những
không có lợi về mặt chất lượng vận hành công việc và hiệu quả kinh tế, mà còn có
thế gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho doanh nghiệp.
Quyết định tuyển dụng
- Mục tiêu: Đưa ra lựa chọn cuối cùng dựa trên đánh giá tổng quan.
- Quy trình:
- So sánh ứng viên: Lập bảng điểm để đánh giá khách quan các tiêu chí (kỹ năng
chuyên môn, thái độ, kinh nghiệm).
- Thảo luận với đội ngũ tuyển dụng và cấp quản lý để đưa ra quyết định.
- Gửi thư mời nhận việc:
- Nêu rõ mức lương, các phúc lợi (bảo hiểm, phụ cấp), thời gian thử việc.
- Cung cấp thông tin về ngày bắt đầu làm việc và các giấy tờ cần chuẩn bị.
Ký hợp đồng chính thức
- Mục tiêu: Chính thức hóa mối quan hệ lao động và đảm bảo quyền lợi cho ứng
viên.
- Cách thực hiện:
- Chuẩn bị hợp đồng lao động với các điều khoản rõ ràng về lương, thưởng, chế độ
bảo hiểm.
- Hướng dẫn ứng viên hoàn thành các thủ tục (nộp giấy tờ, đăng ký bảo hiểm xã
hội).
- Tích hợp vào hệ thống nhân sự: Cấp tài khoản, công cụ làm việc và sổ tay nhân
viên.
Đào tạo và hỗ trợ hội nhập
- Mục tiêu: Giúp nhân viên mới nhanh chóng làm quen với công việc và văn hóa
công ty.
- Quy trình:
- Tổ chức buổi đào tạo ban đầu về:
- Quy trình kế toán nội bộ của công ty.
- Phần mềm kế toán đang sử dụng.
- Các quy định pháp luật liên quan đến kế toán, thuế.
- Chỉ định người hướng dẫn (mentor) để hỗ trợ nhân viên mới
Sơ đồ
Xác minh và sàn lọc ứng viên
liên hệ ứng viên và phỏng vấn
Phỏng vấn ứng viên
Kiểm tra và xác minh thông tin
Khám sức khỏe
Quyết định tuyển dụng
Ký hợp đồng chính thức
Đào tạo và hỗ trợ hội nhập
2.3. XÂY DỰNG CÂU TRÚC LƯƠNG THƯỞNG VÀ PHÚC LỢI
2.3.1. LƯƠNG CƠ BẢN
- Lương cơ bản được trả cố định cho người lao động do đã thực hiện trách
nhiệm công việc cụ thể và được tính theo thời gian làm việc không bao gồm
các khoản được trả thêm như lương ngoài giờ, lương khuyến khích,....
- Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung
cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc
trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà ch a được ƣ
tính đến khi xác định lương cơ bản như phụ cấp độc hại, nguy hiểm, ngoài
giờ,...
- Phụ cấp ăn trưa: Mức hỗ trợ cụ thể có thể từ 300.000 VND đến 600.000
VND/tháng tùy công ty.
- Phụ cấp xăng xe, điện thoại: Cung cấp cho những nhân viên đi công tác
hoặc làm việc tại khu vực xa.
- Phụ cấp công tác: Công ty có thể trả thêm phụ cấp cho nhân viên khi đi
công tác ngoài địa bàn làm việc.
- Phụ cấp nhà ở: Hỗ trợ cho nhân viên ở xa nơi làm việc.
2.3.2. CẤU TRÚC THƯỞNG
- Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với
người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có
Chức danh Mức lương cơ bản
(VND)
Ghi chú
Kế toán công nợ 10.000.000 - 18.000.000 Tùy theo trình độ và thâm
niên
Kế toán tổng
hợp
12.000.000 -20.000.000
Phụ thuộc vào kinh nghiệm
và năng lực
Kế toán trưởng 20.000.000 - 30.000.000 Tùy theo quy mô và yêu
cầu công việc
rất nhiều loại, trong thực tế các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng một số
hoặc tất cả các loại tiền thưởng sau đây:
Thưởng theo hiệu suất
- Thưởng KPI cá nhân: Dựa trên hiệu suất công việc hàng tháng/quý/năm.
- Tỷ lệ: 10% - 30% lương tháng, tùy vào cấp bậc.
- Tiêu chí: Hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu sản xuất, doanh số, hoặc các mục
tiêu cụ thể khác.
Thưởng nhóm/phòng ban:
- Dựa trên kết quả đạt được của bộ phận.
- Áp dụng cho các nhóm đạt chỉ tiêu vượt trội.
Thưởng doanh thu
- Tỷ lệ thưởng dựa trên mức tăng trưởng doanh thu toàn công ty (ví dụ: 1% -
3% lợi nhuận thuần phân bổ cho nhân viên).
- Áp dụng theo cấp bậc từ nhân viên đến lãnh đạo.
Thưởng Tết và lễ
- Thưởng tháng 13: Tối thiểu 1 tháng lương cơ bản.
- Thưởng thêm: Thưởng cuối năm theo năng lực & kết quả làm việc, review
năng lực 1 lần/ năm
- Dựa vào kết quả kinh doanh trong năm.
- Các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, 30/4 - 1/5, 2/9.
2.3.3. PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN
Phúc lợi tài chính
Bảo hiểm:
- Đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định (BHXH, BHYT, BHTN).
- Mua thêm bảo hiểm sức khỏe cao cấp cho nhân viên và gia đình (tùy cấp
bậc).
Hỗ trợ chi phí:
- Hỗ trợ xăng xe, điện thoại, ăn trưa tại công ty.
- Hỗ trợ nhà ở hoặc phụ cấp cho nhân viên xa nhà.
- Chính sách vay ưu đãi cho nhân viên (mua nhà, học phí, các nhu cầu cấp
bách).
Quỹ hưu trí bổ sung:
- Xây dựng quỹ tiết kiệm/đầu tư để hỗ trợ tài chính cho nhân viên khi về hưu.
Phúc lợi sức khỏe
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm tại bệnh viện uy tín.
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe: tư vấn dinh dưỡng, tập
yoga/fitness.
Phúc lợi đời sống
Hoạt động gắn kết nhân viên:
- Du lịch hàng năm, team building.
- Quà tặng sinh nhật, ngày lễ.
Chế độ hỗ trợ gia đình:
- Quà cưới, quà sinh con, chế độ thăm hỏi ốm đau.
- Học bổng cho con nhân viên.
- Phúc lợi hàng tháng: Các sản phẩm của công ty (được cung cấp hàng tháng
sau thời gian thử việc)
Môi trường làm việc
- Cải thiện điều kiện làm việc: không gian sạch sẽ, an toàn.
- Đầu tư đào tạo: kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ, quản lý.
- Chính sách công nhận và khen thưởng minh bạch.
2.3.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN SỰ
KPI
Xác định tiêu chí theo mô hình ASK
- Mô hình ASK (Attitude - Skill - Knowledge) là một phương pháp hữu ích để phân
tích và tuyển dụng nhân sự. Dựa vào mô hình này, chúng ta có thể xác định các
tiêu chí cần thiết về thái độ (A), kỹ năng (S) và kiến thức (K) cho vị trí Kế toán tại
Công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân.
Attitude (Thái độ)
- Đối với vị trí Kế toán, thái độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công
việc và sự phối hợp trong nhóm. Các yêu cầu bao gồm:
o Cẩn thận, tỉ mỉ:
- Công việc kế toán đòi hỏi tính chính xác cao, đặc biệt khi xử lý số liệu và báo cáo
tài chính.
o Trung thực:
- Làm việc với số liệu tài chính đòi hỏi tính minh bạch và trách nhiệm cao.
o Chịu được áp lực:
- Trong ngành sản xuất lớn như Dầu Thực Vật Cái Lân, kế toán phải xử lý nhiều
công việc trong thời gian gấp rút, đặc biệt vào các kỳ lập báo cáo.
o Tư duy học hỏi và đổi mới:
- Công ty cần nhân sự sẵn sàng cập nhật các quy định pháp luật về tài chính và kế
toán mới nhất. 5.Tinh thần hợp tác: Làm việc trong một công ty lớn, cần có khả
năng phối hợp tốt với các phòng ban khác.
Skill (Kỹ năng)
- Các kỹ năng cần thiết bao gồm:
- Kỹ năng nghiệp vụ kế toán:Thành thạo trong việc ghi chép sổ sách, lập báo cáo
tài chính, kiểm tra và xử lý hóa đơn, chứng từ.
- .Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán:Biết sử dụng các phần mềm phổ biến như
MISA, SAP hoặc ERP, cùng với Excel nâng cao.
- Kỹ năng phân tích tài chính: Đọc hiểu và phân tích số liệu tài chính để đưa ra
các đề xuất hữu ích cho công ty.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Sắp xếp công việc hiệu quả để đáp ứng
các thời hạn chặt chẽ.
- Kỹ năng giao tiếp: Làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp, cấp trên và các cơ
quan chức năng.
3. Knowledge (Kiến thức)
- Về kiến thức, ứng viên cần đáp ứng: 1.
- Kiến thức chuyên môn kế toán: Hiểu rõ về nguyên tắc kế toán, quy trình kiểm
toán, và cách lập báo cáo tài chính. 2
- .Hiểu biết pháp luật về kế toán và thuế: Nắm vững các quy định của pháp luật
Việt Nam liên quan đến kế toán, thuế, và các tiêu chuẩn báo cáo tài chính. 3.
- Kiến thức về ngành sản xuất dầu thực vật: Hiểu sơ lược về đặc điểm hoạt động
của ngành để xử lý các nghiệp vụ kế toán đặc thù (như kế toán giá thành).
Lợi ích của việc áp dụng ASK
- Áp dụng mô hình ASK giúp Công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân:
- Tuyển dụng đúng người, đúng việc.
- Đảm bảo chất lượng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
- Giảm chi phí đào tạo lại do chọn lọc kỹ lưỡng từ đầu.
2.4. XÂY DỰNG VÀ NUÔI DƯỠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC
2.4.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA CALOFIC
Sứ mệnh của công ty là nâng cao sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng
thông qua việc cung cấp sản phẩm chất lượng đẳng cấp quốc tế với chi phí tối ưu
LIÊM CHÍNH
Tín – trung mẫu mực, giá trị bền lâu
- Tuân thủ nội quy của công ty và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Lời nói đi đôi với việc làm
- Đối xử công bằng và kính trọng với tất cả đồng nghiệp, đối tác, khách hàng và nhà
cung cấp.
XUẤT SẮC
Nỗ lực không ngừng, thành công vượt bậc
- Có định hướng đúng đắn ngay từ đầu
- Phấn đấu vượt mục tiêu đề ra
- Nỗ lực tối ưu hóa hiệu quả làm việc
ĐAM MÊ
Đam mê cống hiến, vững tiến toàn cầu
- Đem tình yêu và nhiệt huyết vào trong mỗi công việc
- Không bao giờ từ bỏ những mục tiêu đáng để theo đuổi
- Khích lệ mọi người không ngừng phấn đấu hoàn thiện
SÁNG TẠO
Sáng tạo đổi mới, vươn tới thành công
- Không ngừng cải tiến tìm ra những phương pháp tối ưu hơn cho công việc
- Sẵn sàng lĩnh hội ý tưởng mới
- Tiếp thu những kinh nghiệm và phương pháp tốt nhất từ đồng nghiệp
HỢP TÁC
Đồng lòng hợp tác, chinh phục đỉnh cao
- Tuyên dương những tấm gương tốt
- Mọi các nhân đều đóng góp và làm việc trong một môi trường thân thiện, hòa hợp
- Tận dụng phối hợp các nguồn lực và hợp tác toàn diện
AN TOÀN
Lao động an toàn, an tâm vững tiến
- Sức khỏe và an toàn là trách nhiệm của mọi người
- Luôn đảm bảo cơ sở vật chất, dụng cụ, thiết bị đúng nơi đúng chỗ
- Có lối sống lành mạnh cho bản thân, gia đình và công ty
| 1/20

Preview text:

[BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN LANG
NGÀNH KINH TẾ - DỊCH VỤ ---------***---------
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC – HÀNH VI TỔ CHỨC
Đề tài: Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự
của công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân
Giảng viên: Tạ Minh Hà
Lớp: 61VLSC325302
Sinh viên thực hiện:
Phạm Nhật Tân - 2400113496
Nguyễn Ngọc Lan Hương - 2400114741
Nguyễn Thị Tuyết Ngọc - 2400113286
Nguyễn Phi Khanh - 2400112548
Phạm Thị Kim Diệu – 2400113766
Huỳnh Văn khá - 2400114071
Phùng Tiến Đạt - 2400114741
Hoàng Gia Bảo - 2400114331
TP. Hồ Chí Minh, 5 Tháng 12 năm 2024
Mở đầu: lý do chọn đề tài
- Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thị tr ờng lao động càng cạnh tranh gay gắt, các ƣ
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút, tuyển chọn, duy trì và quản
lý nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất l ợng cao. Để tồn tại và phát triển trên ƣ
thương trường, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên tài giỏi và luôn “kề vai
sát cánh” để hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghệp.
- Để có được một đội ngũ nhân viên xuất sắc, gắn kết và trung thành với tổ chức doanh
nghiệp thì công tác tuyển dụng phải chỉnh chu, tuyển dụng được người. Do đó vấn đề
đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao phải tìm kiếm, chiêu mộ và lựa chọn được
nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, song song đó
phải duy trì, giữ chân đ ợc một đội ngũ nhân viên lành nghề đóng vai trò cực kì ƣ
quan trọng, là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN
1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
1.1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU THỰC VẬT CỦA NƯỚC TA
Bối cảnh của ngành dầu thực vật ở Việt Nam
- Ngành thực vật là ngành công nghiệp quan trọng tại Việt Nam, là nguồn cung cấp
nguồn thực phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng và nguyên liệu cho ngành chế biết
thực phẩm, các yếu tô tác động đến ngành bao gồm
Sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm:
- Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ dầu ăn rất lớn, đặc biệt
là trong các bữa ăn hàng ngày và hoạt động sản xuất chế biến.
- Xu hướng tiêu dùng hiện đại:
- Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu sử
dụng các sản phẩm dầu thực vật không cholesterol, giàu dinh dưỡng và dầu hữu cơ.
- Dầu ăn không chỉ phục vụ nhu cầu nấu nướng, mà còn là thành phần chính trong
chế biến bánh kẹo, thực phẩm đóng gói.
Cạnh tranh trong ngành:
- Thị trường dầu thực vật Việt Nam hiện có sự góp mặt của các thương hiệu lớn như
CALOFIC, Tường An, Simply, và Golden Hope. CALOFIC đang dẫn đầu với hơn 40% thị phần.
- Xu hướng nhập khẩu dầu thực vật cao cấp từ nước ngoài tăng nhanh, gây áp lực cho
các nhà sản xuất nội địa.
1.1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
- Công ty tnhh Dầu thực vật Cái Lân
( CALOFIC) được thành lập vào năm
1996 chỉ với vốn đầu tư là 22 triệu dô la
và tới nay đã lên tới 138 triệu đô la. Đây
là một trong những công ty liên doanh
hàng đầu của Việt Nam đạt nên móng cho
ngành công nghiệp sản xuất và chế biến
dầu thực vật. Hiện tại thì công ty đang có
hai văn phòng tại chi nhánh Hà Nội và
Thành Phố Hồ Chí Minh và có hai nhà
máy sản xuất tại Quảng Ninh và Hồ Chí Minh.
- Tù khi thành lập đến nay CALOFIC đẫ không ngừng nâng cso chất lượng sản
phẩm, áp dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất và nuôi dưỡng nhiều tài năng cho
nguồn nhân lực từng bước giúp khẳng định vị trí của công ty trên thị trường.
CALOFIC đã trở thành thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng thông qua
những nhãn hiệu dầu thực vật nổi tiếng.
Các thương hiệu của CALOFIC
1.1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Giai đoạn thành lập (1996)
- Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) được thành lập vào năm 1996 tại
Khu công nghiệp Cái Lân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Công ty Cargrill của Mỹ (tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông sản, thực
phẩm, và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi).
- Công ty Wilmar International Limited của Singapore (tập đoàn nông nghiệp
hàng đầu châu Á, chuyên về dầu cọ và các sản phẩm liên quan đến dầu thực vật).
Giai đoạn phát triển ban đầu (1996-2005)
- Nhà máy tại Quảng Ninh tập trung vào sản xuất dầu thực vật, dầu ăn, và các sản
phẩm liên quan đến chế biến thực phẩm.
- Các sản phẩm đầu tiên được tung ra thị trường bao gồm dầu ăn Neptune, dầu ăn Cái Lân.
Định vị thương hiệu
- Các sản phẩm của CALOFIC nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ
chất lượng cao, giá cả hợp lý, và khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của
người tiêu dùng Việt Nam.
Giai đoạn mở rộng quy mô và thương hiệu (2006-2015)
Mở rộng cơ sở sản xuất:
- Xây dựng thêm các nhà máy sản xuất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như
TP.HCM, Bình Dương, và Nam Định để tăng năng lực sản xuất.
- Đầu tư vào hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển sản phẩm mới:
- Ra mắt nhiều thương hiệu dầu ăn mới như Simply (dầu đậu nành không
cholesterol), Meizan (dầu ăn phổ thông).
- Mở rộng sang các dòng sản phẩm chế biến như bơ thực vật, chất béo đặc, nguyên liệu cho ngành bánh kẹo.
Thành tựu quan trọng:
- CALOFIC trở thành nhà cung cấp dầu thực vật hàng đầu Việt Nam, chiếm hơn 40% thị phần toàn quốc.
- Đạt được nhiều chứng nhận chất lượng quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, và HACCP.
Giai đoạn hội nhập quốc tế và phát triển bền vững (2016-nay)
Hội nhập quốc tế:
- CALOFIC mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước châu Phi.
- Hợp tác với các tập đoàn quốc tế để phát triển sản phẩm mới và nâng cao công nghệ sản xuất.
Cam kết phát triển bền vững:
- Đầu tư vào các giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường, tối ưu hóa sử dụng
nguyên liệu và năng lượng.
- Thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR) như cung cấp thực phẩm
miễn phí cho cộng đồng, hỗ trợ người dân gặp khó khăn.
Thành công thương hiệu:
- Các thương hiệu như Neptune và Simply không chỉ đứng đầu thị trường nội địa mà
còn đạt nhiều giải thưởng uy tín, như "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và "Top 10
thương hiệu dầu ăn được yêu thích nhất".
1.1.4. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- CALOFIC cung cấp các loại dầu thực vật với những thương hiệu nổi tiếng như:
- Dầu ăn cao cấp: Neptune, Simply.
- Dầu ăn phổ thông: Meizan, Cái Lân, Kiddy.
- Các sản phẩm dầu thực vật của CALOFIC được chế biến từ nguyên liệu chất lượng
cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng.
- Ngoài ra còn cung cấp các loại chất béo đặc biệt cho công nghiệp thực phẩm như:
- Chất béo làm bánh (shortening).
- Bơ thực vật (margarine).
- Dầu chiên công nghiệp, mỡ nguyên liệu.
Sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe
- Dòng sản phẩm dầu ăn như Simply được tăng cường omega-3,
vitamin E, và các thành phần có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Dầu ăn Kiddy được thiết kế chuyên biệt dành cho trẻ em, giàu DHA
và các chất cần thiết cho sự phát triển trí não và thể chất.
1.2 SƠ ĐÔ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CALOFFIC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM BAN KIỂM ĐỐC SOÁT PHÓ TỔNG PHÒNG KINH PHÒNG TÀI PHÒNG SẢN GIÁM ĐỐC DOANH CHÍNH XUẤT MARKETING TÀI VỤ KẾ TOÁN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NHÀ MÁY VÀ BÁN HÀNG KỸ THUẬT
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân
Chức năng từng bộ phận
Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- Đảm bảo định hướng chiến lược và quyết định các chính sách quan trọng của công ty
- Theo dõi, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc.  Ban Kiểm soát
- Đánh giá tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động tài chính.
- Kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật, quy định nội bộ của công ty.  Tổng Giám đốc -
Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. -
Thực hiện kế hoạch kinh doanh theo chiến lược đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt. -
Đại diện pháp luật của công ty.
Phó Tổng Giám đốc (Kế hoạch & Phát triển)
- Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
Quản lý các dự án phát triển sản phẩm mới và mở rộng thị trường.Phòng Kinh doanh
Bộ phận Marketing:
- Xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và xây dựng thương hiệu.
- Nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Bộ phận Bán hàng:
- Quản lý đội ngũ bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Triển khai các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.  Phòng Tài chính
Bộ phận Kế toán:
- Lập báo cáo tài chính, quản lý ngân sách và chi phí.
- Đảm bảo các hoạt động tài chính minh bạch và đúng quy định pháp luật.
Bộ phận Tài vụ:
- Quản lý dòng tiền, lập kế hoạch tài chính.
- Giám sát các khoản thu chi và hiệu quả sử dụng vốn.  Phòng Sản xuất
Nhà máy và Phòng Kỹ thuật:
- Tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm.
- Bảo trì và vận hành thiết bị sản xuất.
Bộ phận Quản lý Chất lượng:
- Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Giám sát quy trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
II.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG CHO NGHÀNH KẾ TOÁN TẠI CALOFIC 2.1. BỘ PHẬN KẾ TOÁN
2.1.1 PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

- Là người làm công việc quản lý tài chính, kiểm soát chi phí và đưa
ra quyết định kinh doanh để đảm bảo số liệu được ghi nhận đầy
đủ, chính xác, tuân thủ quy định phát luật  Vai trò
- Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài sản,
nguồn vốn, doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
- Lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế.
- Giám sát các quy trình kế toán để đảm bảo tính minh bạch, chính xác.
2.1.2. NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM
Nhiệm vụ chính
- Ghi nhận và quản lý các nghiệp vụ kế toán phát sinh:
- Ghi nhận đầy đủ các giao dịch mua, bán, thanh toán, nhập xuất
kho vào phần mềm kế toán.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ kế toán (hóa đơn, phiếu thu/chi, hợp đồng,...).
Lập báo cáo tài chính:
- Lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo khác theo yêu cầu.
- Đảm bảo các báo cáo tài chính chính xác và tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán hiện hành.
Thực hiện công việc thuế:
- Kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN),... đúng quy định.
- Chuẩn bị và nộp báo cáo thuế định kỳ theo luật pháp.
- Phối hợp với cơ quan thuế trong các vấn đề liên quan đến thanh tra, kiểm tra thuế.
- Kiểm soát tài sản và nguồn vốn:
- Theo dõi, ghi nhận tài sản cố định, công cụ dụng cụ, khấu hao.
- Đối chiếu sổ sách kế toán với các tài khoản ngân hàng, quỹ tiền mặt.
- Hỗ trợ công tác quản lý tài chính:
- Phân tích số liệu kế toán, chi phí, doanh thu để hỗ trợ lập kế hoạch tài chính.
- Tham gia vào việc kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn lực.  Trách nhiệm
- Đảm bảo số liệu kế toán minh bạch, chính xác và đầy đủ.
- Tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kế toán và thuế.
- Giữ bí mật thông tin tài chính của doanh nghiệp.
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn, tránh ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.
2.1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CALOFIC KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN NỘI TỔNG HỢP BỘ THANH TOÁN TÀI SẢN CÔNG NỢ CHI PHÍ KHO
Vai trò từng vị trí
Kế toán trưởng
- Lãnh đạo và giám sát toàn bộ hoạt động kế toán.
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ pháp
luật, chính sách kế toán.
- Hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc lập kế hoạch tài chính.
Kiểm soát nội bộ
- Đảm bảo tính minh bạch, trung thực trong các báo cáo kế toán.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động kế toán và phát hiện sai sót.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài chính.
Kế toán tổng hợp
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các kế toán viên chuyên môn.
- Lập báo cáo tổng hợp hàng tháng, quý, năm.
- Đảm bảo tính chính xác và đồng bộ của các số liệu kế toán.
Kế toán thanh toán
- Quản lý các khoản thu chi hàng ngày của công ty.
- Đối chiếu số dư tài khoản ngân hàng, quản lý dòng tiền.
Kế toán tài sản
- Theo dõi và hạch toán khấu hao tài sản cố định.
- Quản lý việc ghi nhận, mua sắm và thanh lý tài sản.
Kế toán công nợ: -
Theo dõi và quản lý các khoản phải thu, phải trả. -
Phối hợp với bộ phận kinh doanh để đôn đốc công nợ khách hàng.  Kế toán kho: -
Quản lý số liệu hàng tồn kho, kiểm kê định kỳ. -
Hạch toán các giao dịch nhập - xuất kho.
Kế toán chi phí:
- Phân tích và hạch toán chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
- Đảm bảo phân bổ chi phí hợp lý để phản ánh đúng giá thành sản phẩm.
2.1.4. ĐỊNH BIÊN KẾ TOÁN CHO CALOFIC
- Dựa trên đặc điểm ngành dầu ăn và hệ thống phân phối rộng của
CALOFIC, đề xuất mô hình định biên nhân sự như sau: 
Kế toán trưởng: 1 người. 
Kế toán tổng hợp: 1 người. 
Kế toán công nợ: 2 người (phụ trách công nợ khách hàng và nhà cung cấp). 
Kế toán kho: 3 người (phân bổ theo các kho lớn của doanh nghiệp). 
Kế toán chi phí và giá thành: 2 người. 
Kế toán thanh toán: 1 người. 
Kiểm soát nội bộ kế toán: 1 người.
Tổng định biên nhân sự: 11 người.
Tầm quan trọng của phân tích công việc và định biên kế toán -
Đảm bảo hiệu suất: Phân bổ nhân sự hợp lý giúp xử lý khối lượng
công việc hiệu quả, tránh tình trạng quá tải hoặc lãng phí nhân lực. -
Phát hiện thiếu sót: Phân tích công việc hỗ trợ nhận diện các lỗ
hổng trong quy trình kế toán, từ đó cải thiện chất lượng quản lý tài chính. -
Tối ưu chi phí: Định biên hợp lý giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí
nhân sự, tăng tính cạnh tranh. -
Hỗ trợ chiến lược phát triển: Kế toán là bộ phận quan trọng
cung cấp số liệu để hỗ trợ các quyết định chiến lược, từ đầu tư đến mở rộng kinh doanh.
2.2. LÊN KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG
2.2.1. NHU CẦU TUYỂN DỤNG

Phân tích nhu cầu nhân sự:
- CALOFIC là công ty sản xuất dầu ăn lớn tại Việt Nam, hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm thực
phẩm. Do đó, các mảng công việc liên quan đến kế toán của công
ty cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, đồng thời hỗ trợ
tối ưu hóa chi phí trong sản xuất và kinh doanh.
Xây dựng bản mô tả công việc:Kỹ năng cứng: -
Thành thạo các phần mềm kế toán như SAP, ERP. -
Kiến thức vững chắc về các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS). -
Am hiểu quy định pháp luật liên quan đến thuế, hải quan và chế độ tài chính. -
Kỹ năng xử lý và phân tích số liệu lớn.  Kỹ năng mềm: -
Kỹ năng giao tiếp để phối hợp với các phòng ban như kinh doanh, sản xuất. -
Tư duy logic và khả năng phân tích để hỗ trợ ra quyết định. -
Tinh thần học hỏi và khả năng thích nghi với sự thay đổi công nghệ. 
Yêu cầu kinh nghiệm: -
Đối với các vị trí cơ bản: Chấp nhận tuyển ứng viên mới tốt nghiệp để đào tạo. -
Đối với các vị trí quản lý: Yêu cầu tối thiểu 3-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất
hoặc tại các công ty có quy mô tương tự.
Lựa chọn kênh tuyển dụng:
- Nội bộ: Tìm kiếm trong đội ngũ nhân sự hiện tại hoặc thông qua giới thiệu.  Bên ngoài:
- Sử dụng các kênh trực tuyến: Website công ty, các trang tuyển
dụng (LinkedIn, VietnamWorks, topcv)
- Tham gia hội chợ việc làm hoặc liên kết với các trường đại học.
- Tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm về kế toán quốc tế hoặc thành thạo các phần
mềm kế toán hiện đại. Nên tuyển dụng từ các nguồn có uy tín, như: o
Các công ty cung cấp dịch vụ kế toán (Big4, PwC, EY). o
Trung tâm đào tạo kế toán chuyên nghiệp như ACCA, ICAEW.  Bên trong: -
Thông báo tuyển mộ: đây là bản thông báo về các vị trí công
việc cần tuyển ngƣời. Bản thông báo này được gửi đến tất cả các
nhân viên trong doanh nghiệp. Thông báo này bao gồm các thông
tin về nhiệm vụ công việc và các yêu cầu về trình độ cần tuyển mộ -
Qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong doanh
nghiệp
. Không thể phủ nhận một điều rằng đồng nghiệp chính là
những người hiểu rõ và tường tận về năng lực cũng như thái độ
làm việc của người lao động nhất. Thông qua kênh này, bộ phận
tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện đƣợc những ứng viên có năng lực
phù hợp với yêu cầu của công việc một cách nhanh chóng và có độ tin cậy cao.
Tạo thông báo tuyển dụng hấp dẫn: -
Đưa ra thông tin rõ ràng về vị trí, mức lương, phúc lợi, và lộ trình phát triển nghề nghiệp. -
Sử dụng ngôn từ thu hút, phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ: -
Tiếp nhận hồ sơ: Qua email, hệ thống quản lý ứng viên , hoặc
các kênh tuyển dụng khác.
Sàng lọc sơ bộ: -
Loại hồ sơ không đáp ứng các tiêu chí cơ bản (trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng). -
Đưa các hồ sơ tiềm năng vào danh sách ngắn (shortlist).
Phỏng vấn và đánh giá ứng viên
Phỏng vấn sơ bộ (vòng 1): -
Kiểm tra kiến thức cơ bản, kỹ năng giao tiếp và sự phù hợp văn hóa.
Phỏng vấn chuyên sâu (vòng 2): -
Đánh giá năng lực chuyên môn thông qua các câu hỏi tình huống,
bài kiểm tra hoặc thử thách thực tế. -
Thảo luận về mục tiêu nghề nghiệp và kỳ vọng của ứng viên.
Phỏng vấn cuối cùng: -
Được thực hiện bởi quản lý trực tiếp hoặc giám đốc để đánh giá sự phù hợp.
Đưa ra quyết định tuyển dụng
Thẩm định thông tin: -
Kiểm tra thông tin tham khảo (Reference Check) từ công việc trước đây của ứng viên.
Thông báo kết quả: -
Gửi thư mời nhận việc với các thông tin chi tiết: Chức danh, mức
lương, phúc lợi, thời gian bắt đầu làm việc.
Đào tạo và hội nhập (Onboarding)
Đào tạo ban đầu: -
Hướng dẫn ứng viên về các quy định, quy trình nội bộ và công cụ làm việc.
Hội nhập văn hóa:
- Giới thiệu về sứ mệnh, giá trị và văn hóa công ty.
- Tổ chức các buổi gặp gỡ với đội ngũ nhân sự liên quan để xây dựng mối quan hệ.
Đánh giá hiệu quả tuyển dụng -
Sau giai đoạn thử việc (Probation): Đánh giá sự hòa nhập, hiệu
suất làm việc và mức độ phù hợp của nhân viên mới. -
Phân tích quá trình tuyển dụng: Đo lường các chỉ số như chi
phí tuyển dụng, thời gian tuyển dụng, và tỷ lệ thành công.
2.2.2. KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG
Số lượng nhân viên - 1 Kế toán trưởng - 1 kế toán tổng hợp - 1 kế toán công nợ
Số lượng nhân viên cho năm 2025Triển khai
Xác minh và sàng lọc hồ sơ ứng viên -
Mục tiêu: Đảm bảo ứng viên có đủ tiêu chuẩn và kinh nghiệm cần thiết trước khi tiến hành phỏng vấn. - Cách thực hiện:
- Kiểm tra tính xác thực của thông tin trong CV, bao gồm:
- Bằng cấp: Kiểm tra chứng chỉ kế toán (như CPA, ACCA) hoặc trình độ đại học.
- Kinh nghiệm làm việc: Đánh giá dựa trên các vị trí và trách nhiệm trước đó.
- Lọc các hồ sơ không phù hợp với tiêu chí công việc.
Liên hệ ứng viên và sắp xếp lịch phỏng vấn
- Mục tiêu: Tạo ấn tượng tốt với ứng viên trong lần liên hệ đầu tiên. - Cách thực hiện:
- Gửi email hoặc gọi điện thoại xác nhận:Nêu rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn, Mô
tả ngắn về quy trình phỏng vấn (số vòng, hình thức).
- Cung cấp thông tin liên lạc để ứng viên phản hồi nếu cần thay đổi lịch.
Phỏng vấn ứng viên
- Mục tiêu: Đánh giá kỹ năng chuyên môn, tính cách và khả năng phù hợp với văn hóa công ty.
- Quy trình phỏng vấn cụ thể cho ngành Kế toán:
Phỏng vấn vòng 1: Sàng lọc
- Người thực hiện: Nhân sự hoặc trưởng phòng Kế toán. - Nội dung:
- Giới thiệu về công ty và yêu cầu công việc.
- Hỏi về kinh nghiệm thực tế (xử lý sổ sách, lập báo cáo tài chính).
- Các câu hỏi chuyên môn cơ bản (ví dụ: Cách hạch toán một nghiệp vụ).
- Đánh giá kỹ năng giao tiếp, thái độ làm việc.
Phỏng vấn vòng 2: Kỹ năng chuyên sâu
- Người thực hiện: Quản lý cấp cao hoặc Giám đốc Tài chính (CFO). - Nội dung:
- Tình huống thực tế: Đề nghị ứng viên giải quyết một bài toán kế toán cụ thể (ví
dụ: Lập bảng cân đối kế toán, xử lý sai sót trong sổ sách).
- Kiểm tra kiến thức pháp luật thuế, kế toán.
- Đánh giá khả năng sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng.
Kiểm tra và xác minh thông tin
- Mục tiêu: Đảm bảo ứng viên trung thực về kinh nghiệm và bằng cấp. - Cách thực hiện:
- Tham chiếu: Liên hệ với quản lý cũ hoặc đồng nghiệp trước đây để xác minh.
- Kiểm tra giấy tờ: Yêu cầu ứng viên cung cấp bản sao bằng cấp, chứng chỉ, hợp
đồng lao động cũ (nếu cần).
- Kiểm tra thực tế: Với các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, tổ chức bài kiểm
tra kỹ năng thực hành kế toán.  Khám sức khỏe
- Khám sức khỏe nhằm đảm bảo ứng viên có đủ điều kiện về thể chất phù hợp với
công việc. Vì nhận một n\gười không đủ sức khỏe vào làm việc, không những
không có lợi về mặt chất lượng vận hành công việc và hiệu quả kinh tế, mà còn có
thế gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho doanh nghiệp.
Quyết định tuyển dụng
- Mục tiêu: Đưa ra lựa chọn cuối cùng dựa trên đánh giá tổng quan. - Quy trình:
- So sánh ứng viên: Lập bảng điểm để đánh giá khách quan các tiêu chí (kỹ năng
chuyên môn, thái độ, kinh nghiệm).
- Thảo luận với đội ngũ tuyển dụng và cấp quản lý để đưa ra quyết định.
- Gửi thư mời nhận việc:
- Nêu rõ mức lương, các phúc lợi (bảo hiểm, phụ cấp), thời gian thử việc.
- Cung cấp thông tin về ngày bắt đầu làm việc và các giấy tờ cần chuẩn bị.
Ký hợp đồng chính thức
- Mục tiêu: Chính thức hóa mối quan hệ lao động và đảm bảo quyền lợi cho ứng viên. - Cách thực hiện:
- Chuẩn bị hợp đồng lao động với các điều khoản rõ ràng về lương, thưởng, chế độ bảo hiểm.
- Hướng dẫn ứng viên hoàn thành các thủ tục (nộp giấy tờ, đăng ký bảo hiểm xã hội).
- Tích hợp vào hệ thống nhân sự: Cấp tài khoản, công cụ làm việc và sổ tay nhân viên.
Đào tạo và hỗ trợ hội nhập
- Mục tiêu: Giúp nhân viên mới nhanh chóng làm quen với công việc và văn hóa công ty. - Quy trình:
- Tổ chức buổi đào tạo ban đầu về:
- Quy trình kế toán nội bộ của công ty.
- Phần mềm kế toán đang sử dụng.
- Các quy định pháp luật liên quan đến kế toán, thuế.
- Chỉ định người hướng dẫn (mentor) để hỗ trợ nhân viên mới  Sơ đồ
Xác minh và sàn lọc ứng viên
liên hệ ứng viên và phỏng vấn
Phỏng vấn ứng viên
Kiểm tra và xác minh thông tin Khám sức khỏe
Quyết định tuyển dụng
Ký hợp đồng chính thức
Đào tạo và hỗ trợ hội nhập
2.3. XÂY DỰNG CÂU TRÚC LƯƠNG THƯỞNG VÀ PHÚC LỢI 2.3.1. LƯƠNG CƠ BẢN
- Lương cơ bản được trả cố định cho người lao động do đã thực hiện trách
nhiệm công việc cụ thể và được tính theo thời gian làm việc không bao gồm
các khoản được trả thêm như lương ngoài giờ, lương khuyến khích,.... Chức danh Mức lương cơ bản Ghi chú (VND)
Kế toán công nợ 10.000.000 - 18.000.000
Tùy theo trình độ và thâm niên Kế toán tổng 12.000.000 -20.000.000
Phụ thuộc vào kinh nghiệm hợp và năng lực Kế toán trưởng 20.000.000 - 30.000.000 Tùy theo quy mô và yêu cầu công việc
- Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung
cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc
trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà ch a được ƣ
tính đến khi xác định lương cơ bản như phụ cấp độc hại, nguy hiểm, ngoài giờ,...
- Phụ cấp ăn trưa: Mức hỗ trợ cụ thể có thể từ 300.000 VND đến 600.000 VND/tháng tùy công ty.
- Phụ cấp xăng xe, điện thoại: Cung cấp cho những nhân viên đi công tác
hoặc làm việc tại khu vực xa.
- Phụ cấp công tác: Công ty có thể trả thêm phụ cấp cho nhân viên khi đi
công tác ngoài địa bàn làm việc.
- Phụ cấp nhà ở: Hỗ trợ cho nhân viên ở xa nơi làm việc.
2.3.2. CẤU TRÚC THƯỞNG
- Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với
người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có
rất nhiều loại, trong thực tế các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng một số
hoặc tất cả các loại tiền thưởng sau đây:
Thưởng theo hiệu suất
- Thưởng KPI cá nhân: Dựa trên hiệu suất công việc hàng tháng/quý/năm.
- Tỷ lệ: 10% - 30% lương tháng, tùy vào cấp bậc.
- Tiêu chí: Hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu sản xuất, doanh số, hoặc các mục tiêu cụ thể khác.
Thưởng nhóm/phòng ban:
- Dựa trên kết quả đạt được của bộ phận.
- Áp dụng cho các nhóm đạt chỉ tiêu vượt trội.
Thưởng doanh thu
- Tỷ lệ thưởng dựa trên mức tăng trưởng doanh thu toàn công ty (ví dụ: 1% -
3% lợi nhuận thuần phân bổ cho nhân viên).
- Áp dụng theo cấp bậc từ nhân viên đến lãnh đạo.
Thưởng Tết và lễ
- Thưởng tháng 13: Tối thiểu 1 tháng lương cơ bản.
- Thưởng thêm: Thưởng cuối năm theo năng lực & kết quả làm việc, review năng lực 1 lần/ năm
- Dựa vào kết quả kinh doanh trong năm.
- Các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, 30/4 - 1/5, 2/9.
2.3.3. PHÚC LỢI CHO NHÂN VIÊN
Phúc lợi tài chínhBảo hiểm:
- Đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định (BHXH, BHYT, BHTN).
- Mua thêm bảo hiểm sức khỏe cao cấp cho nhân viên và gia đình (tùy cấp bậc).
Hỗ trợ chi phí:
- Hỗ trợ xăng xe, điện thoại, ăn trưa tại công ty.
- Hỗ trợ nhà ở hoặc phụ cấp cho nhân viên xa nhà.
- Chính sách vay ưu đãi cho nhân viên (mua nhà, học phí, các nhu cầu cấp bách).
Quỹ hưu trí bổ sung:
- Xây dựng quỹ tiết kiệm/đầu tư để hỗ trợ tài chính cho nhân viên khi về hưu.
Phúc lợi sức khỏe
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm tại bệnh viện uy tín.
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe: tư vấn dinh dưỡng, tập yoga/fitness.
Phúc lợi đời sống
Hoạt động gắn kết nhân viên:
- Du lịch hàng năm, team building.
- Quà tặng sinh nhật, ngày lễ.
Chế độ hỗ trợ gia đình:
- Quà cưới, quà sinh con, chế độ thăm hỏi ốm đau.
- Học bổng cho con nhân viên.
- Phúc lợi hàng tháng: Các sản phẩm của công ty (được cung cấp hàng tháng sau thời gian thử việc)
Môi trường làm việc
- Cải thiện điều kiện làm việc: không gian sạch sẽ, an toàn.
- Đầu tư đào tạo: kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ, quản lý.
- Chính sách công nhận và khen thưởng minh bạch.
2.3.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN SỰ  KPI
Xác định tiêu chí theo mô hình ASK
- Mô hình ASK (Attitude - Skill - Knowledge) là một phương pháp hữu ích để phân
tích và tuyển dụng nhân sự. Dựa vào mô hình này, chúng ta có thể xác định các
tiêu chí cần thiết về thái độ (A), kỹ năng (S) và kiến thức (K) cho vị trí Kế toán tại
Công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân.
Attitude (Thái độ)
- Đối với vị trí Kế toán, thái độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công
việc và sự phối hợp trong nhóm. Các yêu cầu bao gồm: o
Cẩn thận, tỉ mỉ:
- Công việc kế toán đòi hỏi tính chính xác cao, đặc biệt khi xử lý số liệu và báo cáo tài chính. o Trung thực:
- Làm việc với số liệu tài chính đòi hỏi tính minh bạch và trách nhiệm cao. o
Chịu được áp lực:
- Trong ngành sản xuất lớn như Dầu Thực Vật Cái Lân, kế toán phải xử lý nhiều
công việc trong thời gian gấp rút, đặc biệt vào các kỳ lập báo cáo. o
Tư duy học hỏi và đổi mới:
- Công ty cần nhân sự sẵn sàng cập nhật các quy định pháp luật về tài chính và kế
toán mới nhất. 5.Tinh thần hợp tác: Làm việc trong một công ty lớn, cần có khả
năng phối hợp tốt với các phòng ban khác.  Skill (Kỹ năng)
- Các kỹ năng cần thiết bao gồm:
- Kỹ năng nghiệp vụ kế toán:Thành thạo trong việc ghi chép sổ sách, lập báo cáo
tài chính, kiểm tra và xử lý hóa đơn, chứng từ.
- .Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán:Biết sử dụng các phần mềm phổ biến như
MISA, SAP hoặc ERP, cùng với Excel nâng cao.
- Kỹ năng phân tích tài chính: Đọc hiểu và phân tích số liệu tài chính để đưa ra
các đề xuất hữu ích cho công ty.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Sắp xếp công việc hiệu quả để đáp ứng
các thời hạn chặt chẽ.
- Kỹ năng giao tiếp: Làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp, cấp trên và các cơ quan chức năng. 3. Knowledge (Kiến thức)
- Về kiến thức, ứng viên cần đáp ứng: 1.
- Kiến thức chuyên môn kế toán: Hiểu rõ về nguyên tắc kế toán, quy trình kiểm
toán, và cách lập báo cáo tài chính. 2
- .Hiểu biết pháp luật về kế toán và thuế: Nắm vững các quy định của pháp luật
Việt Nam liên quan đến kế toán, thuế, và các tiêu chuẩn báo cáo tài chính. 3.
- Kiến thức về ngành sản xuất dầu thực vật: Hiểu sơ lược về đặc điểm hoạt động
của ngành để xử lý các nghiệp vụ kế toán đặc thù (như kế toán giá thành).
 Lợi ích của việc áp dụng ASK
- Áp dụng mô hình ASK giúp Công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân:
- Tuyển dụng đúng người, đúng việc.
- Đảm bảo chất lượng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
- Giảm chi phí đào tạo lại do chọn lọc kỹ lưỡng từ đầu.
2.4. XÂY DỰNG VÀ NUÔI DƯỠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC
2.4.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA CALOFIC
Sứ mệnh của công ty là nâng cao sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng
thông qua việc cung cấp sản phẩm chất lượng đẳng cấp quốc tế với chi phí tối ưu
LIÊM CHÍNH
Tín – trung mẫu mực, giá trị bền lâu -
Tuân thủ nội quy của công ty và quy tắc đạo đức nghề nghiệp. -
Lời nói đi đôi với việc làm -
Đối xử công bằng và kính trọng với tất cả đồng nghiệp, đối tác, khách hàng và nhà cung cấp. XUẤT SẮC
Nỗ lực không ngừng, thành công vượt bậc -
Có định hướng đúng đắn ngay từ đầu -
Phấn đấu vượt mục tiêu đề ra -
Nỗ lực tối ưu hóa hiệu quả làm việc ĐAM MÊ
Đam mê cống hiến, vững tiến toàn cầu -
Đem tình yêu và nhiệt huyết vào trong mỗi công việc -
Không bao giờ từ bỏ những mục tiêu đáng để theo đuổi -
Khích lệ mọi người không ngừng phấn đấu hoàn thiện SÁNG TẠO
Sáng tạo đổi mới, vươn tới thành công -
Không ngừng cải tiến tìm ra những phương pháp tối ưu hơn cho công việc -
Sẵn sàng lĩnh hội ý tưởng mới -
Tiếp thu những kinh nghiệm và phương pháp tốt nhất từ đồng nghiệp HỢP TÁC
Đồng lòng hợp tác, chinh phục đỉnh cao -
Tuyên dương những tấm gương tốt -
Mọi các nhân đều đóng góp và làm việc trong một môi trường thân thiện, hòa hợp -
Tận dụng phối hợp các nguồn lực và hợp tác toàn diện AN TOÀN
Lao động an toàn, an tâm vững tiến -
Sức khỏe và an toàn là trách nhiệm của mọi người -
Luôn đảm bảo cơ sở vật chất, dụng cụ, thiết bị đúng nơi đúng chỗ -
Có lối sống lành mạnh cho bản thân, gia đình và công ty