LÍ THUYẾT KINH TẾ HỌC | Kinh Tế học đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

"Lí thuyết Kinh tế học" là một phần quan trọng trong môn học "Kinh Tế học đại cương" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần này, sinh viên sẽ được giới thiệu về các nguyên lý cơ bản và các mô hình lý thuyết trong lĩnh vực kinh tế học, từ những khái niệm căn bản như cung cầu đến các lý thuyết phức tạp về tư duy kinh tế. Mục tiêu là giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách mà các quy luật và khái niệm kinh tế được hình thành và áp dụng trong việc phân tích các vấn đề kinh tế hiện đại.

lOMoARcPSD| 41487872
LÍ THUYẾT KINH TẾ HỌC
Võ Đoàn Hoàn Thư
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC
Kinh tế học là gì?
Xuất phát điểm của kinh tế học: Quy luật có tính phổ quát về sự khan hiếm
Quy luật khan hiếm: Mâu thẫn giữa nhu cầu và ước vọng vô hạn với khả năng và nguồn lực hữu hạn của mỗi cá nhân,
hộ gia đình, công ty, quốc gia.
Hệ quả của quy luật khan hiếm: Phải lựa chọn
Hai khía cạnh của sự lựa chọn: Mục tiêu và điều kiện ràng buộc
Kinh tế học là môn khoa học (xã hội) nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn
nhu cầu vô hạn của mình
Kinh tế học nghiên cứu cách thức các nguồn lực khan hiếm được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng mang tính cạnh tranh.
Kinh tế học phân tích những vận động trong toàn bộ nền kinh tế: chiều hướng giá cả, sản lượng, thất nghiệp; từ đó hỗ
trợ đề ra những chính sách để chính phủ có thể tác động vào toàn bộ nền kinh tế
Các nguyên lý cơ bản của kinh tế học
1. Con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi
2. Mọi lựa chọn đều có chi phí cơ hội (chi phí cơ hội của một cái gì đó là những gì mà bạn phải từ bỏ để có được nó)
3. Con người duy lý tư duy tại điểm cận biên
4. Con người phản ứng với các kích thích vật chất
5. Thương mại làm cho mọi người tốt hơn hoặc đều có lợi
6. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được tình trạng hoặc kết cục của thị trường
8. Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó
9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
10.Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học:
1. Sản xuất ra cái gì và bao nhiêu?
2. Sản xuất như thế nào?
3. Sản xuất (phân phối) cho ai?
Ba loại hình kinh tế:
1. Kinh tế thị trường tự do (không có sự can thiệp của nhà nước)
2. Kinh tế mệnh lệnh (kế hoạch hóa tập trung)
3. Kinh tế hỗn hợp (khu vực nhà nước và tư nhân tương tác với nhau dưới sự kiểm soát một phần của nhà nước thông
qua công cụ chính sách và kích thích tài chính)
Các yếu tố của hệ thống kinh tế:
lOMoARcPSD| 41487872
1. Cá nhân (hộ gia đình) là đơn vị tiêu dùng
2. Doanh nghiệp là đơn vị nhân tạo thực hiện việc biến đổi yếu tố đầu vào thành hang hóa đầu ra vì lợi ích của đơn vị
3. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý phục vụ và điều tiết hoạt động kinh tế đáp
ứng nhu cầu xã hội
Nguyên tắc tối ưu hóa trong kinh tế:
1. Người tiêu dùng mong muốn tối đa hóa hữu dụng
2. Nhà sản xuất mong muốn tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí
3. Chính phủ mong muốn tối đa hóa phúc lợi xã hội
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) cho biết các kết hợp khác nhau của hai (hay nhiều loại hàng hóa) có thể được
sản xuất từ một số lượng nhất định của nguồn tài nguyên. Đường PPF minh họa cho sự khan hiếm của nguồn tài nguyên.
Chi phí cơ hội là khoản chi phí phát sinh do giảm một lượng hàng hóa để tăng một lượng hàng hóa khác.
Các giả định:
Toàn dụng các yếu tố sản xuất
Nguồn cung các yếu tố sản xuất không đổi
Tình trạng công nghệ ổn định
Nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại sản phẩm
Nền kinh tế phát triển sẽ khiến đường PPF dịch chuyển sang phải
Đặc điểm
Quy luật lựa chọn: Chi phí cơ hội sản xuất thêm thực phẩm bằng sản xuất ít hơn hàng hóa khác
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Vì tài nguyên hạn chế nên cần thiết phải lựa chọn sản xuất cái gì
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các hành vi kinh tế tổng hợp của cả nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Lạm phát
Thất nghiệp
Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi cá nhân của nền kinh tế
Hành vi của nhà sản xuất, người tiêu dùng
Thị trường: sự tương tác giữa nhà sản xuất, người tiêu dung
Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng: Sử dụng các lý thuyết và mô hình để dự báo
tác động của các lựa chọn (Positive analysis) Ví dụ:
Nếu đánh thuế nhập khẩu xe ô tô cao thì điều gì sẽ xảy ra?
lOMoARcPSD| 41487872
Tác động của chính sách bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là gì?
Kinh tế học chuẩn tắc: Hướng đến các vấn đề từ quan điểm phải làm gì (Normative analysis)
Ví dụ:
Muốn giảm thiệt hại do tai nạn giao thông nên buộc đội mũ bảo hiểm hay cấm xe tự chế?
Muốn bảo hộ nền sản xuất trong nước nên tăng thuế
Chương 2: CUNG, CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
Thị trường là gì?
Thị trường là tập hợp những người mua và người bán, tác động qua lại lẫn nhau và dẫn đến khả năng trao đổi
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
Hàng hóa đồng nhất
Số lượng người tham gia rất nhiều và chấp nhận giá
Thông tin hoàn hảo
Không có rào cản gia nhập ngành
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Là thị trường mà những nhà sản xuất có thể quyết định và tác động lên giá cả
Cung - cầu và giá cả thị trường
Cầu: số lượng hàng hoá hay dịch vụ người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định.
Hàm số cầu: QD = aP + b (a<0)
Quy luật cầu: Khi giá một hang hóa tăng lên thì lượng cầu hang hóa đó sẽ giảm xuống (trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi).
Cung: số lượng hàng hoá hay dịch vụ người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định.
Hàm số cung: QS = aP + b (a>0)
Quy luật cung: Khi giá một hàng hóa tăng lên thì lượng cung hàng hóa đó sẽ tăng lên (trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi).
Cơ chế thị trường
- Sự tương tác giữa cung và cầu quyết định giá cân bằng thị trường
- Khi chưa cân bằng, thị trường sẽ điều chỉnh sự thiếu hụt hoặc dư thừa hang hóa cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng
- Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì cơ chế hoạt động mới có hiệu quả
Cung - cầu và giá cả thị trường
Trạng thái cân bằng thị trường thay đổi theo thời gian là do:
1. Cầu thay đổi (đường cầu dịch chuyển)
2. Cung thay đổi (đường cung dịch chuyển)
3. Cả cung và cầu đều thay đổi
lOMoARcPSD| 41487872
Thay đổi cầu (đường cầu dịch chuyển)
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: ◦ Thu nhập của người tiêu dùng ◦ Thị hiếu hay sở thích ◦ Giá của các hàng hóa liên
quan ◦ Kỳ vọng của người tiêu dung ◦ Thời tiết, khí hậu ◦ Quy định của chính phủ
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:
1. Công nghệ
2. Giá của các yếu tố sản xuất
3. Kỳ vọng của người sản xuất
4. Chính sách thuế và trợ cấp
5. Số lượng người sản xuất
6. Điều kiện tự nhiên
Độ co giãn của cầu
Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo biến số x là % thay đổi của lượng cầu khi biến số x thay đổi 1%
Công thức tính: Ex = %ΔQD /%Δx
Độ co giãn của cầu theo giá:
x là giá của hàng hóa (P)
Độ co giãn chéo của cầu: x là giá của hàng hóa liên quan (thay thế/ bổ sung)
Độ co giãn của cầu theo thu nhập: x là thu nhập (I)
Khái niệm: Phần trăm thay đổi trong lượng cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ khi giá của nó thay đổi 1%
Công thức tính:
EP = %ΔQD /%ΔP = ΔQ/Q ΔP/P = ΔQ ΔP × P Q (EP < 0 do P và Q nghịch biến)
+ EP < -1 hay |EP | > 1: %ΔQ > %ΔP → Cầu co giãn nhiều, khách hàng phản ứng mạnh
+ EP > -1 hay |EP | < 1: %ΔQ < %ΔP → Cầu co giãn ít, khách hàng phản ứng yếu
+EP = -1 hay |EP | = 1: %ΔQ = %ΔP → Cầu co giãn một đơn vị Đ
Độ co giãn của cung
Khái niệm: % thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi 1%
Công thức tính: ES = %ΔQ/%ΔP (ES > 0 do P và Q đồng biến)
Es < 1: Cung co giãn ít
EP > 1: Cung co giãn nhiều
EP = 1: Cung co giãn đơn vị
Es = 0: Cung hoàn toàn không co giãn
Es = ∞ : Cung co giãn hoàn toàn
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng mô tả người tiêu dùng sẵn lòng bỏ ra một khoản tiền đề sử dụng một hay nhiều loại hàng hóa, dịch vụ
được cung cấp trên thị trường. Hành vi của người tiêu dùng quyết định đường cầu trên thị trường và ảnh hưởng đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
lOMoARcPSD| 41487872
Nguyên tắc tiêu dùng hàng hóa: đạt được tổng mức hữu dụng tối đa (do hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại) trong điều
kiện ngân sách hạn chế.
Độ thỏa dụng (U) biểu thị mức độ thích thú, thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một người
tiêu dùng có được từ việc tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Độ thỏa dụng
có đặc điểm:
Phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người tiêu dùng
Phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng
Phụ thuộc vào từng điều kiện tiêu dùng cụ thể
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Tổng độ thỏa dụng/hữu dụng (TU) là toàn bộ mức độ thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một người tiêu dùng có được khi tiêu
dùng một số các hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó trong một thời gian nhất định.
Tổng hữu dụng có đặc điểm là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng
nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt cực đại.
Hữu dụng khác với thị hiếu hay sở thích
Hữu dụng biên (MU) là mức tăng thêm của tổng độ thỏa dụng (TU) khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch
vụ cuối cùng nào đó. Hữu dụng biên có quy luật giảm dần
Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng
1. Sở thích là hoàn chỉnh: người tiêu dùng có khả năng đánh giá, so sánh, sắp xếp theo thứ tự mức thỏa mãn mà các
phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa có thể mang lại.
2. Sở thích có tính bắc cầu.
3. Người tiêu dùng luôn thích nhiều hơn ít.
Đường đẳng ích (đường bàng quan)
Một rổ hàng là một tập hợp của một hay nhiều loại hàng hóa với số lượng cụ thể → rổ hàng này có thể được ưa
thích nhiều/ít hơn rổ hàng khác
Đường tổng độ thỏa dụng đối với 2 loại hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường được thể hiện bằng đường bàng quan.
Đường đẳng ích/ đường bàng quan (U) là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều sản phẩm, dịch vụ hoặc
rổ hàng cùng tạo nên mức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dung
Đường bàng quan càng xa góc tọa độ thì tổng mức thỏa dụng càng lớn
03 tính chất của đường đẳng ích thông thường: 1. Đường đẳng ích dốc xuống từ trái sang phải. 2. Các đường đẳng ích
không cắt nhau. 3. Các đường đẳng ích có mặt lồi hướng về gốc đồ thị.
Nếu các đường đẳng ích dốc lên hay cắt nhau sẽ trái với giả thiết người tiêu dùng thích nhiều hơn ít.
Đường đẳng ích càng xa gốc đồ thị càng có lợi ích càng cao
Nếu mặt lồi hướng ra ngoài sẽ trái với quy luậttỷ lệ thay thế biên (MRS – Marginal Rate Substitution) giảm dần
Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là số lượng của một hàng hóa mà người tiêu dùng có thể từ bỏ để có thêm một đơn vị của
hàng hóa khác mà lợi ích không thay đổi. MRS được xác định bằng độ dốc của đường đẳng ích.
Dọc theo đường đẳng ích, MRS giảm dần. MRSxy = - Δy/Δx
lOMoARcPSD| 41487872
Đường ngân sách là tập hợp tất cả các kết hợp khác nhau của các hàng hóa, dịch vụ hay các rổ hàng mà người tiêu
dùng có thể mua được với cùng một mức chi tiêu là toàn bộ thu nhập.
Phương trình đường ngân sách: x.Px + y.Py = I y = I/Py - (Px /Py ).x
Độ dốc của đường ngân sách Phụ thuộc vào giá của hai loại hàng
hóa. Phản ánh giá tương đối của hai mặt hang
Độ xa của đường ngân sách Phản ánh khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Phụ thuộc vào thu nhập và giá của
hai loại hàng hóa.
Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng của người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa cho mức dụng ích cao nhất trong điều kiện ngân sách.
Để đạt được lợi ích cao nhất, người tiêu dùng phải phân bổ ngân sách có hạn của mình để mua các loại hàng hóa, dịch
vụ với số lượng mỗi thứ sao cho hữu dụng biên mỗi chi tiêu cho các hàng hóa, dịch vụ khác nhau phải bằng nhau
Hoặc: Phối hợp tối ưu là phối hợp mà độ dốc của đường đẳng ích và đường ngân sách bằng nhau Lý thuyết hành vi
người tiêu dùng
Đường cầu cá nhân Đường cong g- tiêu dùng: là tập hợp những phối hợp (rổ hàng) tối ưu khi giá một hàng hóa thay
đổi, các yếu tố khác không đổi. Đường thể hiện sự tương quan giữa giá và chi tiêu trong ngân sách Đường cầu cá nhân:
chỉ ra số lượng một loại hàng hóa mà người tiêu dùng sẽ mua tương ứng với mỗi mức giá của hàng hóa Đường thể hiện
sự tương quan giữa giá và sản lượng tiêu dung
Đường thu nhập - tiêu dùng: tập hợp những phối hợp tối ưu (rổ hàng) khi thu nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi
Tác động của sự thay đổi thu nhập lên đường cầu
Yếu tố thu nhập
Thu nhập gia tăng sẽ làm dịch chuyển đường ngân sách sang phải, tiêu dùng gia tăng dọc theo đường thu nhập –
Tiêu dùng Đường cầu dịch chuyển sang phải
Yếu tố giá của hàng hóa giảm, sẽ tạo ra hai tác động: tác động thay thế và tác động thu nhập
Tác động thay thế: Người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hóa có giá rẻ hơn, và mua ít hàng hóa có giá
tương đối đắt hơn → lượng cầu hàng hóa có giá giảm tăng lên và ngược lại
Tác động thu nhập: Sức mua thực của người tiêu dùng tăng lên khi giá của một hàng hóa giảm → ngân sách tiêu
dùng tăng lên
Đường cầu thị trường thể hiện mối quan hệ giữa số lượng của một hàng hóa mà tất cả những người tiêu dùng trên th
trường sẽ mua tương ứng với các mức giá khác nhau của hàng hóa đó (trong khi các yếu tố khác không đổi) Đường
cầu thị trường là tổng các đường cầu cá nhân theo số lượng
Đường cầu thị trường 1. Đường cầu thị trường sẽ dịch chuyển sang phải khi có nhiều người tiêu dùng tham gia vào
thị trường 2. Các nhân tố tác động đến các đường cầu cá nhân sẽ tác động đến đường cầu thị trường
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT
Hoạt động sản xuất là hoạt động phối hợp các nguồn lực sản xuất (các yếu tố đầu vào), thông qua công nghệ sản xuất
để tạo ra sản phẩm (xuất lượng hay các yếu tố đầu ra).
Công nghệ sản xuất là phương pháp, bí quyết để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.
Đổi mới công nghệ giúp hãng sản xuất được nhiều xuất lượng hoặc chất lượng cao hơi với cùng nguồn lực sử dụng
như trước
Hàm sản xuất
lOMoARcPSD| 41487872
ưHàm sản xuất là mức sản lượng cao nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra bằng sự kết hợp các yếu tố sản xuất đầu vào.
Hàm sản xuất có dạng Q = f(X1 , X2 ,…, Xn ) Hàm sản xuất thể hiện quy trình khả thi về mặt kỹ thuật khi quá trình sản
xuất vận hành hiệu quả.
Ngắn hạn: khoảng thời gian trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào không đổi Dài hạn: khoảng thời gian cần thiết để tất
cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi
Sản xuất trong ngắn hạn: một đầu vào biến đổi
Các khái niệm: Tổng sản phẩm (TP): tổng sản lượng sản xuất (Q)
Năng suất trung bình của lao động (APL ): công thức tính năng suất trung bình của yếu tố lao động: APL = Q/L
Năng suất cận biên của lao động (MPL ): mức sản lượng tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào → quy
luật năng suất cận biên giảm dần MPL = ΔQ/ ΔL
Sản xuất k trong dài hạn: hai đầu vào biến đổi
Đường đẳng lượng: thể hiện tất cả các khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào để cho ra cùng mức sản lượng sản phẩm.
Đường đẳng lượng dốc về bên phải thể hiện sự đánh đổi giữa hai yếu tố sản xuất.
Các đường đẳng lượng không cắt nhau.
Độ dốc của đường đẳng lượng là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (Marginal Rate of Technical Substitution –
MRTS) giữa hai yếu tố đầu vào. Quy luật MRTS giảm dần
Hàm chi phí sản xuất cho 2 yếu tố đầu vào là vốn và lao động có dạng: C = wL + vK
Đường đẳng phí là tập hợp những sự kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất với cùng một mức chi phí đầu tư.
Độ dốc của đường đẳng phí là số âm của tỷ lệ giữa giá các yếu tố đầu vào trong điều kiện không thay đổi mức chi phí đầu
t ư (giá thuê lao động và giá thuê vốn): - w/r
Li thuyết về chi phí
Chi phí kế toán (Accounting cost): chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố sản xuất, những chi
phí này được ghi chép trong sổ sách kế toán
Chi phí cơ hội – chi phí ẩn (Opportunity cost): chi phí liên quan đến cơ hội bỏ qua khi tài nguyên của người sản xuất
không được sử dụng cho quá trình sản xuất một cách tốt nhất, do đó không được ghi chép trong sổ sách kế toán Ví dụ: chi
phí phát sinh khi một hãng sử dụng nguồn lực do chính người chủ hãng sở hữu, như chính sức lao động của bản thân
Chi phí chìm (Sunk cost): chi tiêu đã phát sinh mà không thể phục hồi
Chi phí kinh tế (Economic cost): chi phí sử dụng tài nguyên kinh tế trong sản xuất, bao gồm chi phí cơ hội
Lợi nhuận kinh tế (Economic profit): Lợi nhuận kinh tế bằng doanh thu trừ chi phí cơ hội của sản xuất. • Lợi
nhuận thông thường là một phần của chi phí cơ hội, vì vậy lợi nhuận kinh tế là lợi nhuận không bao gồm lợi nhuận
thông thường. • Lợi nhuận kinh tế ≠ lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – chi phí kế toán
Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu – (chi phí kế toán + chi phí cơ hội) / Chi phí kinh tế_
Các loại chi phí trong ngắn hạn
Chi phí biến đổi (Variable cost – VC): loại chi phí sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi
Chi phí cố định (Fixed cost – FC): loại chi phí không thay đổi với nhiều mức sản lượng khác nhau
Tổng chi phí (Total cost – TC): tổng chi phí kinh tế của sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi
lOMoARcPSD| 41487872
TC = TVC + TFC
Chi phí biên (Marginal cost MC): chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm đơn vị sản lượng
MC = ΔTC/ ΔQ
Tổng chi phí cố định (TFC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho yếu tố sản xuất
cố định bao gồm chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, tiền lương bộ máy quản lý… TFC sẽ không thay đổi theo sự thay
đổi của sản lượng, nó là khoảng chi phí phải trả ngay cả khi không sản xuất hay không có sản phẩm.
Tổng chi phí biến đổi (TVC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong
một đơn vị thời gian, gồm nguyên vật liệu, tiền lương cho công nhân…
TVC thay đổi đồng biến với sản lượng và có đặc điểm: ban đầu, tốc độ tăng TVC chậm hơn tốc độ tăng sản lượng; sau
đó, tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng.
Chi phí cố định trung bình (AFC) là chi phí cố định trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng → chi phí cố định trung bình sẽ
càng giảm khi sản lượng càng tăng. Chi phí biến đổi trung bình (AVC) là chi phí biến đổi trung bình cho mi đơn vị sản
lượng → ban đầu AVC giảm dần theo sản lượng, đến khi đạt đến cực tiểu, sau đó sẽ tăng dần theo sản lượng
Chi phí trung bình (AC) là tổng chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng
Chi phí biên (MC): sự gia tăng chi phí từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Trong ngắn hạn, chi phí cố định
không đổi nên chi phí cận biên được tính bằng chi phí biến đổi theo từng đơn vị sản phẩm gia tang
Chương 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
Đặc điểm:
Số lượng người tham gia vào thị trường phải lớn Doanh nghiệp người mua có thể tham gia và rút khỏi thtrường một
cách dễ dàng, trong dài hạn Sản phẩm của doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau thay thế hoàn toàn Người mua
người bán có đủ thông tin về giá cả của các sản phẩm trên thị trường
Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn
Tổng doanh thu (Toal Revenue TR) của doanh nghiệp toàn bộ số tiền doanh nghiệp nhận được khi bán một lượng
sản phẩm nhất định.
Do giá không đổi nên đường tổng doanh thu là đường tuyến tính. TR = P x Q
Doanh thu biên (Marginal revenue MR) là doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm
một đơn vị sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian MR = ∆TR/ ∆Q
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn toàn, đường doanh thu biên là đường nằm ngang tại mức giá P
Doanh thu trung bình (Average revenue AR) là mức doanh thu mà xí nghiệp nhận được trung bình cho một đơn vị
sản phẩm bán được
AR = TR/Q = (PxQ)/Q = P
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên bằng doanh thu trung bình và bằng giá của sản
phẩm MR=AR=P
Tổng lợi nhuận ( ) của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất
=TR-TC
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp tự do thay đổi sản lượng nhưng không đủ thời gian thay đổi quy mô sản xuất. Số doanh
nghiệp trong ngành cố định vì những doanh nghiệp mới không đủ thời gian gia nhập và những doanh nghiệp cũ không đủ
thời gian rút lui. Sự thay đổi sản lượng trong ngành là do sự thay đổi cường độ sử dụng máy móc của doanh nghiệp
lOMoARcPSD| 41487872
Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là ấn định sản lượng sản xuất với giá bán trên thị tờng như thế nào để ti đa hóa
lợi nhuận và tối thiểu hóa lỗ
Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn Doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt li nhuận trong ngắn hạn.
Trong trường hợp giá sản phẩm nhỏ hơn chi phí trung bình ngắn hạn ở mọi mức giá, doanh nghiệp phải chịu lỗ thay vì
được lợi nhuận. Doanh nghiệp phải chọn lựa: Sản xuất trong tình trạng lỗ Ngừng sản xuất Quyết định của doanh nghiệp
sẽ tùy thuộc vào giá sản phẩm có bù đắp được chi phí biến đổi trung bình hay không, hay tổng doanh thu có bù đắp
được tổng chi phí biến đổi hay không.
lOMoARcPSD| 41487872
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 41487872
LÍ THUYẾT KINH TẾ HỌC Võ Đoàn Hoàn Thư
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC Kinh tế học là gì?
Xuất phát điểm của kinh tế học: Quy luật có tính phổ quát về sự khan hiếm
Quy luật khan hiếm: Mâu thẫn giữa nhu cầu và ước vọng vô hạn với khả năng và nguồn lực hữu hạn của mỗi cá nhân,
hộ gia đình, công ty, quốc gia.
Hệ quả của quy luật khan hiếm: Phải lựa chọn
Hai khía cạnh của sự lựa chọn: Mục tiêu và điều kiện ràng buộc
Kinh tế học là môn khoa học (xã hội) nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn
nhu cầu vô hạn của mình
Kinh tế học nghiên cứu cách thức các nguồn lực khan hiếm được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng mang tính cạnh tranh.
Kinh tế học phân tích những vận động trong toàn bộ nền kinh tế: chiều hướng giá cả, sản lượng, thất nghiệp; từ đó hỗ
trợ đề ra những chính sách để chính phủ có thể tác động vào toàn bộ nền kinh tế
Các nguyên lý cơ bản của kinh tế học
1. Con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi
2. Mọi lựa chọn đều có chi phí cơ hội (chi phí cơ hội của một cái gì đó là những gì mà bạn phải từ bỏ để có được nó)
3. Con người duy lý tư duy tại điểm cận biên
4. Con người phản ứng với các kích thích vật chất
5. Thương mại làm cho mọi người tốt hơn hoặc đều có lợi
6. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được tình trạng hoặc kết cục của thị trường
8. Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó
9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
10.Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học:
1. Sản xuất ra cái gì và bao nhiêu?
2. Sản xuất như thế nào?
3. Sản xuất (phân phối) cho ai? Ba loại hình kinh tế:
1. Kinh tế thị trường tự do (không có sự can thiệp của nhà nước)
2. Kinh tế mệnh lệnh (kế hoạch hóa tập trung)
3. Kinh tế hỗn hợp (khu vực nhà nước và tư nhân tương tác với nhau dưới sự kiểm soát một phần của nhà nước thông
qua công cụ chính sách và kích thích tài chính)
Các yếu tố của hệ thống kinh tế: lOMoAR cPSD| 41487872
1. Cá nhân (hộ gia đình) là đơn vị tiêu dùng
2. Doanh nghiệp là đơn vị nhân tạo thực hiện việc biến đổi yếu tố đầu vào thành hang hóa đầu ra vì lợi ích của đơn vị
3. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý phục vụ và điều tiết hoạt động kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội
Nguyên tắc tối ưu hóa trong kinh tế:
1. Người tiêu dùng mong muốn tối đa hóa hữu dụng
2. Nhà sản xuất mong muốn tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí
3. Chính phủ mong muốn tối đa hóa phúc lợi xã hội
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) cho biết các kết hợp khác nhau của hai (hay nhiều loại hàng hóa) có thể được
sản xuất từ một số lượng nhất định của nguồn tài nguyên. Đường PPF minh họa cho sự khan hiếm của nguồn tài nguyên.
Chi phí cơ hội là khoản chi phí phát sinh do giảm một lượng hàng hóa để tăng một lượng hàng hóa khác. Các giả định:
Toàn dụng các yếu tố sản xuất
Nguồn cung các yếu tố sản xuất không đổi
Tình trạng công nghệ ổn định
Nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại sản phẩm
Nền kinh tế phát triển sẽ khiến đường PPF dịch chuyển sang phải Đặc điểm
Quy luật lựa chọn: Chi phí cơ hội sản xuất thêm thực phẩm bằng sản xuất ít hơn hàng hóa khác
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Vì tài nguyên hạn chế nên cần thiết phải lựa chọn sản xuất cái gì
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các hành vi kinh tế tổng hợp của cả nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế Lạm phát Thất nghiệp
Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi cá nhân của nền kinh tế
Hành vi của nhà sản xuất, người tiêu dùng
Thị trường: sự tương tác giữa nhà sản xuất, người tiêu dung
Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng: Sử dụng các lý thuyết và mô hình để dự báo
tác động của các lựa chọn (Positive analysis) Ví dụ:
Nếu đánh thuế nhập khẩu xe ô tô cao thì điều gì sẽ xảy ra? lOMoAR cPSD| 41487872
Tác động của chính sách bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là gì?
Kinh tế học chuẩn tắc: Hướng đến các vấn đề từ quan điểm phải làm gì (Normative analysis) Ví dụ:
Muốn giảm thiệt hại do tai nạn giao thông nên buộc đội mũ bảo hiểm hay cấm xe tự chế?
Muốn bảo hộ nền sản xuất trong nước nên tăng thuế
Chương 2: CUNG, CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG Thị trường là gì?
Thị trường là tập hợp những người mua và người bán, tác động qua lại lẫn nhau và dẫn đến khả năng trao đổi
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Hàng hóa đồng nhất
Số lượng người tham gia rất nhiều và chấp nhận giá Thông tin hoàn hảo
Không có rào cản gia nhập ngành
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Là thị trường mà những nhà sản xuất có thể quyết định và tác động lên giá cả
Cung - cầu và giá cả thị trường
Cầu: số lượng hàng hoá hay dịch vụ người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định.
Hàm số cầu: QD = aP + b (a<0)
Quy luật cầu: Khi giá một hang hóa tăng lên thì lượng cầu hang hóa đó sẽ giảm xuống (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Cung: số lượng hàng hoá hay dịch vụ người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định.

Hàm số cung: QS = aP + b (a>0)
Quy luật cung: Khi giá một hàng hóa tăng lên thì lượng cung hàng hóa đó sẽ tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Cơ chế thị trường
- Sự tương tác giữa cung và cầu quyết định giá cân bằng thị trường
- Khi chưa cân bằng, thị trường sẽ điều chỉnh sự thiếu hụt hoặc dư thừa hang hóa cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng
- Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì cơ chế hoạt động mới có hiệu quả
Cung - cầu và giá cả thị trường
Trạng thái cân bằng thị trường thay đổi theo thời gian là do:
1. Cầu thay đổi (đường cầu dịch chuyển)
2. Cung thay đổi (đường cung dịch chuyển)
3. Cả cung và cầu đều thay đổi lOMoAR cPSD| 41487872
Thay đổi cầu (đường cầu dịch chuyển)
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: ◦ Thu nhập của người tiêu dùng ◦ Thị hiếu hay sở thích ◦ Giá của các hàng hóa liên
quan ◦ Kỳ vọng của người tiêu dung ◦ Thời tiết, khí hậu ◦ Quy định của chính phủ
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: 1. Công nghệ
2. Giá của các yếu tố sản xuất
3. Kỳ vọng của người sản xuất
4. Chính sách thuế và trợ cấp
5. Số lượng người sản xuất 6. Điều kiện tự nhiên Độ co giãn của cầu
Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo biến số x là % thay đổi của lượng cầu khi biến số x thay đổi 1%
Công thức tính: Ex = %ΔQD /%Δx
Độ co giãn của cầu theo giá:
x là giá của hàng hóa (P)
Độ co giãn chéo của cầu: x là giá của hàng hóa liên quan (thay thế/ bổ sung)
Độ co giãn của cầu theo thu nhập: x là thu nhập (I)
Khái niệm: Phần trăm thay đổi trong lượng cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ khi giá của nó thay đổi 1% Công thức tính:
EP = %ΔQD /%ΔP = ΔQ/Q ΔP/P = ΔQ ΔP × P Q (EP < 0 do P và Q nghịch biến)
+ EP < -1 hay |EP | > 1: %ΔQ > %ΔP → Cầu co giãn nhiều, khách hàng phản ứng mạnh
+ EP > -1 hay |EP | < 1: %ΔQ < %ΔP → Cầu co giãn ít, khách hàng phản ứng yếu
+EP = -1 hay |EP | = 1: %ΔQ = %ΔP → Cầu co giãn một đơn vị Đ Độ co giãn của cung
Khái niệm: % thay đổi của lượng cung khi giá thay đổi 1%
Công thức tính: ES = %ΔQ/%ΔP (ES > 0 do P và Q đồng biến) Es < 1: Cung co giãn ít
EP > 1: Cung co giãn nhiều
EP = 1: Cung co giãn đơn vị
Es = 0: Cung hoàn toàn không co giãn
Es = ∞ : Cung co giãn hoàn toàn
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng mô tả người tiêu dùng sẵn lòng bỏ ra một khoản tiền đề sử dụng một hay nhiều loại hàng hóa, dịch vụ
được cung cấp trên thị trường. Hành vi của người tiêu dùng quyết định đường cầu trên thị trường và ảnh hưởng đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế. lOMoAR cPSD| 41487872
Nguyên tắc tiêu dùng hàng hóa: đạt được tổng mức hữu dụng tối đa (do hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại) trong điều
kiện ngân sách hạn chế.
Độ thỏa dụng (U) biểu thị mức độ thích thú, thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một người
tiêu dùng có được từ việc tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Độ thỏa dụng có đặc điểm:
◦ Phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người tiêu dùng
◦ Phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng
◦ Phụ thuộc vào từng điều kiện tiêu dùng cụ thể
Chương 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Tổng độ thỏa dụng/hữu dụng (TU) là toàn bộ mức độ thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một người tiêu dùng có được khi tiêu
dùng một số các hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó trong một thời gian nhất định.
Tổng hữu dụng có đặc điểm là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng
nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt cực đại.
Hữu dụng khác với thị hiếu hay sở thích
Hữu dụng biên (MU) là mức tăng thêm của tổng độ thỏa dụng (TU) khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch
vụ cuối cùng nào đó. Hữu dụng biên có quy luật giảm dần
Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng
1. Sở thích là hoàn chỉnh: người tiêu dùng có khả năng đánh giá, so sánh, sắp xếp theo thứ tự mức thỏa mãn mà các
phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa có thể mang lại.
2. Sở thích có tính bắc cầu.
3. Người tiêu dùng luôn thích nhiều hơn ít.
Đường đẳng ích (đường bàng quan)
Một rổ hàng là một tập hợp của một hay nhiều loại hàng hóa với số lượng cụ thể → rổ hàng này có thể được ưa
thích nhiều/ít hơn rổ hàng khác
Đường tổng độ thỏa dụng đối với 2 loại hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường được thể hiện bằng đường bàng quan.
Đường đẳng ích/ đường bàng quan (U) là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều sản phẩm, dịch vụ hoặc
rổ hàng cùng tạo nên mức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dung
Đường bàng quan càng xa góc tọa độ thì tổng mức thỏa dụng càng lớn
03 tính chất của đường đẳng ích thông thường: 1. Đường đẳng ích dốc xuống từ trái sang phải. 2. Các đường đẳng ích
không cắt nhau. 3. Các đường đẳng ích có mặt lồi hướng về gốc đồ thị.
Nếu các đường đẳng ích dốc lên hay cắt nhau sẽ trái với giả thiết người tiêu dùng thích nhiều hơn ít.
▪ Đường đẳng ích càng xa gốc đồ thị càng có lợi ích càng cao
▪ Nếu mặt lồi hướng ra ngoài sẽ trái với quy luậttỷ lệ thay thế biên (MRS – Marginal Rate Substitution) giảm dần
Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là số lượng của một hàng hóa mà người tiêu dùng có thể từ bỏ để có thêm một đơn vị của
hàng hóa khác mà lợi ích không thay đổi. MRS được xác định bằng độ dốc của đường đẳng ích.
Dọc theo đường đẳng ích, MRS giảm dần. MRSxy = - Δy/Δx lOMoAR cPSD| 41487872
Đường ngân sách là tập hợp tất cả các kết hợp khác nhau của các hàng hóa, dịch vụ hay các rổ hàng mà người tiêu
dùng có thể mua được với cùng một mức chi tiêu là toàn bộ thu nhập.
Phương trình đường ngân sách: x.Px + y.Py = I y = I/Py - (Px /Py ).x
Độ dốc của đường ngân sách Phụ thuộc vào giá của hai loại hàng
hóa. Phản ánh giá tương đối của hai mặt hang
Độ xa của đường ngân sách Phản ánh khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Phụ thuộc vào thu nhập và giá của hai loại hàng hóa.
Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng của người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa cho mức dụng ích cao nhất trong điều kiện ngân sách.
Để đạt được lợi ích cao nhất, người tiêu dùng phải phân bổ ngân sách có hạn của mình để mua các loại hàng hóa, dịch
vụ với số lượng mỗi thứ sao cho hữu dụng biên mỗi chi tiêu cho các hàng hóa, dịch vụ khác nhau phải bằng nhau
Hoặc: Phối hợp tối ưu là phối hợp mà độ dốc của đường đẳng ích và đường ngân sách bằng nhau Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Đường cầu cá nhân Đường cong giá - tiêu dùng: là tập hợp những phối hợp (rổ hàng) tối ưu khi giá một hàng hóa thay
đổi, các yếu tố khác không đổi. Đường thể hiện sự tương quan giữa giá và chi tiêu trong ngân sách Đường cầu cá nhân:
chỉ ra số lượng một loại hàng hóa mà người tiêu dùng sẽ mua tương ứng với mỗi mức giá của hàng hóa Đường thể hiện
sự tương quan giữa giá và sản lượng tiêu dung
Đường thu nhập - tiêu dùng: tập hợp những phối hợp tối ưu (rổ hàng) khi thu nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi
Tác động của sự thay đổi thu nhập lên đường cầu Yếu tố thu nhập
Thu nhập gia tăng sẽ làm dịch chuyển đường ngân sách sang phải, tiêu dùng gia tăng dọc theo đường thu nhập –
Tiêu dùng ➔ Đường cầu dịch chuyển sang phải
Yếu tố giá của hàng hóa giảm, sẽ tạo ra hai tác động: tác động thay thế và tác động thu nhập
Tác động thay thế: Người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hóa có giá rẻ hơn, và mua ít hàng hóa có giá
tương đối đắt hơn → lượng cầu hàng hóa có giá giảm tăng lên và ngược lại
Tác động thu nhập: Sức mua thực của người tiêu dùng tăng lên khi giá của một hàng hóa giảm → ngân sách tiêu dùng tăng lên
Đường cầu thị trường thể hiện mối quan hệ giữa số lượng của một hàng hóa mà tất cả những người tiêu dùng trên thị
trường sẽ mua tương ứng với các mức giá khác nhau của hàng hóa đó (trong khi các yếu tố khác không đổi) Đường
cầu thị trường là tổng các đường cầu cá nhân theo số lượng
Đường cầu thị trường 1. Đường cầu thị trường sẽ dịch chuyển sang phải khi có nhiều người tiêu dùng tham gia vào
thị trường 2. Các nhân tố tác động đến các đường cầu cá nhân sẽ tác động đến đường cầu thị trường
Chương 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT
Hoạt động sản xuất là hoạt động phối hợp các nguồn lực sản xuất (các yếu tố đầu vào), thông qua công nghệ sản xuất
để tạo ra sản phẩm (xuất lượng hay các yếu tố đầu ra).
Công nghệ sản xuất là phương pháp, bí quyết để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.
Đổi mới công nghệ giúp hãng sản xuất được nhiều xuất lượng hoặc chất lượng cao hơi với cùng nguồn lực sử dụng như trước Hàm sản xuất lOMoAR cPSD| 41487872
ưHàm sản xuất là mức sản lượng cao nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra bằng sự kết hợp các yếu tố sản xuất đầu vào.
Hàm sản xuất có dạng Q = f(X1 , X2 ,…, Xn ) Hàm sản xuất thể hiện quy trình khả thi về mặt kỹ thuật khi quá trình sản
xuất vận hành hiệu quả.
Ngắn hạn: khoảng thời gian trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào không đổi Dài hạn: khoảng thời gian cần thiết để tất
cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi
Sản xuất trong ngắn hạn: một đầu vào biến đổi
Các khái niệm: Tổng sản phẩm (TP): tổng sản lượng sản xuất (Q)
Năng suất trung bình của lao động (APL ): công thức tính năng suất trung bình của yếu tố lao động: APL = Q/L
Năng suất cận biên của lao động (MPL ): mức sản lượng tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào → quy
luật năng suất cận biên giảm dần MPL = ΔQ/ ΔL
Sản xuất k trong dài hạn: hai đầu vào biến đổi
Đường đẳng lượng: thể hiện tất cả các khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào để cho ra cùng mức sản lượng sản phẩm.
Đường đẳng lượng dốc về bên phải thể hiện sự đánh đổi giữa hai yếu tố sản xuất.
Các đường đẳng lượng không cắt nhau.
Độ dốc của đường đẳng lượng là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (Marginal Rate of Technical Substitution –
MRTS) giữa hai yếu tố đầu vào. Quy luật MRTS giảm dần
Hàm chi phí sản xuất cho 2 yếu tố đầu vào là vốn và lao động có dạng: C = wL + vK
Đường đẳng phí là tập hợp những sự kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất với cùng một mức chi phí đầu tư.
Độ dốc của đường đẳng phí là số âm của tỷ lệ giữa giá các yếu tố đầu vào trong điều kiện không thay đổi mức chi phí đầu
t ư (giá thuê lao động và giá thuê vốn): - w/r Li thuyết về chi phí
Chi phí kế toán (Accounting cost): chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố sản xuất, những chi
phí này được ghi chép trong sổ sách kế toán
Chi phí cơ hội – chi phí ẩn (Opportunity cost): chi phí liên quan đến cơ hội bỏ qua khi tài nguyên của người sản xuất
không được sử dụng cho quá trình sản xuất một cách tốt nhất, do đó không được ghi chép trong sổ sách kế toán Ví dụ: chi
phí phát sinh khi một hãng sử dụng nguồn lực do chính người chủ hãng sở hữu, như chính sức lao động của bản thân
Chi phí chìm (Sunk cost): chi tiêu đã phát sinh mà không thể phục hồi
• Chi phí kinh tế (Economic cost): chi phí sử dụng tài nguyên kinh tế trong sản xuất, bao gồm chi phí cơ hội
• Lợi nhuận kinh tế (Economic profit): Lợi nhuận kinh tế bằng doanh thu trừ chi phí cơ hội của sản xuất. • Lợi
nhuận thông thường là một phần của chi phí cơ hội, vì vậy lợi nhuận kinh tế là lợi nhuận không bao gồm lợi nhuận
thông thường. • Lợi nhuận kinh tế ≠ lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – chi phí kế toán
Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu – (chi phí kế toán + chi phí cơ hội) / Chi phí kinh tế_
Các loại chi phí trong ngắn hạn
Chi phí biến đổi (Variable cost – VC): loại chi phí sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi
Chi phí cố định (Fixed cost – FC): loại chi phí không thay đổi với nhiều mức sản lượng khác nhau
Tổng chi phí (Total cost – TC): tổng chi phí kinh tế của sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi lOMoAR cPSD| 41487872 TC = TVC + TFC
Chi phí biên (Marginal cost – MC): chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm đơn vị sản lượng MC = ΔTC/ ΔQ
Tổng chi phí cố định (TFC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho yếu tố sản xuất
cố định bao gồm chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, tiền lương bộ máy quản lý… TFC sẽ không thay đổi theo sự thay
đổi của sản lượng, nó là khoảng chi phí phải trả ngay cả khi không sản xuất hay không có sản phẩm.
Tổng chi phí biến đổi (TVC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong
một đơn vị thời gian, gồm nguyên vật liệu, tiền lương cho công nhân…
TVC thay đổi đồng biến với sản lượng và có đặc điểm: ban đầu, tốc độ tăng TVC chậm hơn tốc độ tăng sản lượng; sau
đó, tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng.
Chi phí cố định trung bình (AFC) là chi phí cố định trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng → chi phí cố định trung bình sẽ
càng giảm khi sản lượng càng tăng. Chi phí biến đổi trung bình (AVC) là chi phí biến đổi trung bình cho mỗi đơn vị sản
lượng → ban đầu AVC giảm dần theo sản lượng, đến khi đạt đến cực tiểu, sau đó sẽ tăng dần theo sản lượng
Chi phí trung bình (AC) là tổng chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản lượng
Chi phí biên (MC): sự gia tăng chi phí từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Trong ngắn hạn, chi phí cố định
không đổi nên chi phí cận biên được tính bằng chi phí biến đổi theo từng đơn vị sản phẩm gia tang
Chương 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG Đặc điểm:
Số lượng người tham gia vào thị trường phải lớn Doanh nghiệp và người mua có thể tham gia và rút khỏi thị trường một
cách dễ dàng, trong dài hạn Sản phẩm của doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau và thay thế hoàn toàn Người mua và
người bán có đủ thông tin về giá cả của các sản phẩm trên thị trường
Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn
Tổng doanh thu (Toal Revenue – TR) của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp nhận được khi bán một lượng sản phẩm nhất định.
Do giá không đổi nên đường tổng doanh thu là đường tuyến tính. TR = P x Q
Doanh thu biên (Marginal revenue – MR) là doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm
một đơn vị sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian MR = ∆TR/ ∆Q
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn toàn, đường doanh thu biên là đường nằm ngang tại mức giá P
Doanh thu trung bình (Average revenue – AR) là mức doanh thu mà xí nghiệp nhận được trung bình cho một đơn vị sản phẩm bán được AR = TR/Q = (PxQ)/Q = P
→ Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên bằng doanh thu trung bình và bằng giá của sản phẩm MR=AR=P
 Tổng lợi nhuận ( ) của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất =TR-TC
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp tự do thay đổi sản lượng nhưng không đủ thời gian thay đổi quy mô sản xuất. Số doanh
nghiệp trong ngành cố định vì những doanh nghiệp mới không đủ thời gian gia nhập và những doanh nghiệp cũ không đủ
thời gian rút lui. Sự thay đổi sản lượng trong ngành là do sự thay đổi cường độ sử dụng máy móc của doanh nghiệp lOMoAR cPSD| 41487872
Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là ấn định sản lượng sản xuất với giá bán trên thị trường như thế nào để tối đa hóa
lợi nhuận và tối thiểu hóa lỗ
Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn Doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt lợi nhuận trong ngắn hạn.
Trong trường hợp giá sản phẩm nhỏ hơn chi phí trung bình ngắn hạn ở mọi mức giá, doanh nghiệp phải chịu lỗ thay vì
được lợi nhuận. Doanh nghiệp phải chọn lựa: Sản xuất trong tình trạng lỗ Ngừng sản xuất Quyết định của doanh nghiệp
sẽ tùy thuộc vào giá sản phẩm có bù đắp được chi phí biến đổi trung bình hay không, hay tổng doanh thu có bù đắp
được tổng chi phí biến đổi hay không. lOMoAR cPSD| 41487872