Lịch sử hình thành của hệ thống luật Anh - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Lịch sử hình thành của hệ thống luật Anh - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
5 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lịch sử hình thành của hệ thống luật Anh - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Lịch sử hình thành của hệ thống luật Anh - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

57 29 lượt tải Tải xuống
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA HỆ THỐNG LUẬT ANH-MỸ (COMMON
LAW)
Nguồn gốc của hệ thống luật này bắt đầu từ m 1066 khi người Normans xâm chiếm
Anh quốc Hoàng Đế William bắt đầu tập trung quyền lực vào tay triều đình mới.
Thuật ngữ luật chung (Common Law) xuất phát từ quan điểm cho rằng các tòa án do nhà
vua lập ra, áp dụng các tập quán chung (Common Custom) của vương quốc, trái ngược
với những tập tục luật pháp địa phương áp dụng các miền hay các tòa án của điền
trang, thái ấp phong kiến. Các nguyên tắc bền vững của luật chung đã được tạo ra bởi ba
tòa án được vua Henry II (1133 1189) thành lập Tòa án Tài chính (Court of
Exchequer) để xét xử các tranh chấp về thuế; Tòa án thỉnh cầu Phổ thông (Court of
Common Pleas) đối với những vấn đề không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhà
vua; Tòa án Hoàng Đế (Court of the King’s Bench) để giải quyết những vụ việc liên
quan trực tiếp đến quyền lợi.
Năm 1154, Vua Henry II đã tạo ra một hệ thống luật chung và sáng tạo ra một hệ thống
tòa án thống nhất đầy quyền năng, ông đưa các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi khắp
nơi trong nước sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết các tranh chấp. Sau đó những
thẩm phán này sẽ trở về thành Luân-đôn và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với các
thẩm phán khác. Những phán quyết này sẽ được ghi lại dần trở thành án lệ
(precedent), hay theo Tiếng Latin stare decisis. Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu
sự ràng buộc bởi những phán quyết đã có từ trước đó. Thuật ngữ “Common Law” bắt đầu
xuất hiện từ thời điểm đó. Như vậy trước khi Nghị viện ra đời trong lịch sử pháp luật của
Anh, Common Law đã được áp dụng trên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỉ.
Đến thế kỷ thứ 15, khi đó xuất hiện một thực tiễn pháp khi luật “Common Law”
không đủ sức để giải quyết một vụ việc, người đi kiện cho rằng cách giải quyết của
Common Law là chưa thỏa đáng. Thí dụ, trong một vụ kiện về đất đai, người đi kiện cho
rằng khoản tiền bồi thường theo cách giải quyết của Common law không đủ bồi
thường cho hành vi mà người xâm phạm đã cướp không của họ, họ yêu cầu rằng người vi
phạm này còn phải bị đuổi và phải trả lại phần đất lấn chiếm đó. Chính điều này là cơ sở
để xuất hiện hệ thống mới hệ thống pháp luật công bình (system of equity), đồng thời
xuất hiện thiết chế Tòa công bình, do viên Tổng chưởng (Lord Chancellor) đứng đầu.
Về bản chất thì luật công bình vẫn chiếm ưu thế hơn so với luật Common Law trong
trường hợp s xung đột. Điều này đã được nêu trong Đạo luật hệ thống pháp
(Judicature Acts) năm 1873 và 1875.
Ngày nay bên cạnh án lệ với cách một loại nguồn pháp luật đặc thù của hệ thống
Common Law, luật thành văn và các loại qui tắc khác cũng được coi là một bộ phận cấu
thành của hệ thống pháp luật này. Khi xét xử những nước theo hệ thống pháp luật
Common Law thường căn cứ vào hai câu hỏi lớn, đó câu hỏi sự thật khách quan
(question of fact) và câu hỏi về luật – theo nghĩa rộng (question of law). Trong bất cứ vụ
việc nào, ngày nay khi xét xử các thẩm phán của Common Law vẫn dựa cả vào án lệ, luật
viết và những căn cứ thực tế để xét xử.
1.1.Pháp luật Anh sau cuộc chinh phục của người Norman (từ thế kỉ XI đến cuối hế
kỉ XIV)
1.1.1.Giai đoạn áp dụng tập quán pháp
– Chiến thắng của vua William ở Hasting giống như sự kế vị. Pháp luật Anh lúc đó như
hỗ tạp của các tập quán địa phương, vẫn được tiếp tục duy trì sau khi William lên ngôi
hoàng đế.
– William đệ nhất đã tịch thu tất cả đất đai, tuyên bố quyền sở hữu của mình đối với đất
đai trên toàn quốc và coi tất cả người sử dụng đất ở Anh là người thuê đất. Ông đã phân
chia đất đai cho các thuộc hạ tín cẩn nhất của mình nhằm lôi kéo sự trung thành nhưng
chỉ giới hạn phần đất được chia và phân tán ra khắp nơi trên toàn quốc.
– Trong thời kì đầu người Norman cai trị nước Anh không có sự phân chia quyền lực nhà
nước → William đệ nhất xây dựng một chế độ phong kiến hà khắc và tập trung cao độ
với tổ chức đơn giản trong đó vua là lãnh chúa phong kiến tối cao, thâu tóm quyền tư
pháp, lập pháp và hành pháp:
+ Trong lĩnh vực tư pháp, William đệ nhất thực thi quyền lực của quan chánh án tối cao
→ chỉ giải quyết những vấn đề làm hoàng gia lo ngại và những tranh chấp hết sức đặc
biệt.
+ Trong lĩnh vực lập pháp, William đệ nhất đã không bãi bỏ và cũng không tức thì sửa
đổi pháp luật truyền thống vào năm 1066.
+ Trong lĩnh vực hành pháp, William đệ nhất cho lập sổ điền thổ vào năm 1086, thống kê
tất cả đất đai của Quốc vương → đảm bảo số thuế lớn hơn được tập trung vào ngân sách
hoàng gia.
William đệ nhất còn cho thành lập Hội đồng cố vấn của Quốc vương (gồm vua và các cố
vấn, trong đó vua đứng đầu) → kiểm soát việc nộp thuế của các thủ hạ nhà vua ð Lý do
tài chính là lí do cơ bản tăng sự can thiệp của Chính phủ hoàng gia Trung Ương vào các
quan hệ pháp luật dân sự, hình sự có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế.
Tư pháp hoàng gia đã phát triển từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, từ thẩm quyền đặc biệt giải
quyết những vụ việc tài chính của quốc gia trở thành thẩm quyền chung. Hội đồng cố vấn
Quốc vương trở thành 3 tòa án trung ương thường trực, bao gồm: (i) tòa án tài chính
(court of exchequer), (ii) tòa án có thẩm quyền chung (court of common pleas), (iii) tòa
án quốc vương (court of king’s bench).
Hệ thống tòa án phong kiến của các thủ lĩnh địa phương (baronial court) cũng được thành
lập, thay thế tòa án bách hộ khu tòa án quận. Tòa án giáo hội cũng hình thành. Thực
chất, dưới thời của Hoàng đế William, những tập quán của Anh ít nhiều chịu ảnh hưởng
của văn hóa Đức ở Châu Âu lục địa. Tòa án lúc đónhững người dân được triệu tập để
cùng giải quyết tranh chấp và nếu không xử được người ta dùng phương pháp thử tội
(ordeal) bằng việc bắt bị cáo cầm vào một miếng sắt nung đỏ, hoặc cầm một viên đá đã
được ngâm trong nước sôi, hoặc hình thức thề độc. Nếu vết thương đó lành sau một thời
gian xác định, anh ta sẽ bị tuyên là vô tội và ngược lại.
1.1.2.Giai đoạn hình thành và phát triển common law
a.Sự ra đời của common law
Vị hoàng đế có công lao lớn trong việc thúc đẩy sự ra đời của common law là Henry đệ
nhị (1154-1189). Ông có công thể chế hóa common law bằng việc nâng các tập quán địa
phương lên thành tập quán quốc gia, kết thúc sự kiểm soát của luật bất thành văn ở từng
địa phương, khôi phục hệ thống bồi thẩm.
Henry đệ nhị đã cử các thẩm phán từ tòa án hoàng gia đi giải quyết tranh chấp địa
phương trên toàn nước Anh. Ban đầu, họ giải quyết tranh chấp theo cách họ hiểu sao về
tập quán địa phương. Sau mỗi vụ xét xử, các thẩm phán trở về Westminster và thảo luận
về những vụ án họ đã xét xử, tập quán họ đã áp dụng và phán quyết mà họ đã ra. Các
phán quyết được gọt giũa lại và ghi chép có hệ thống → nguyên tắc “rule of precedent”,
nghĩa là các thẩm phán bị ràng buộc bởi những phán quyết của các thẩm phán khác có
liên quan trong quá khứ. Nói cách khác nếu hai vụ việc có tình tiết tương tự nhau thì phải
có phán quyết như nhau ð Các phán quyết ngày càng trở nên khô cứng và các tập quán
địa phương thời Norman dần bị thay thế bởi tiền lệ pháp.
Henry đệ nhị đã sáng tạo ra hệ thống tòa án đầy quyền lực và thống nhất tới mức đã hạn
chế được cả thẩm quyền của tòa án giáo hội và đặt mình trong thế xung đột với tòa án
nhà thờ.
1.2.Giai đoạn hình thành và phát triển equity (công bằng) từ thế kỉ XV đến thế kỉ
XIX
Trong quá trình phát triển, đặc biệt trong quan hệ với hệ thống trát, common law đã dần
trở nên phức tạp, cứng nhắc dẫn đến những bất công trong xét xử. Thủ tục tố tụng được
xem trọng hơn cả quyền lợi đang được tranh chấp trong vụ kiện → Nảy sinh nhu cầu tìm
kiếm giải pháp mới để khắc phục bất công, đó là equity.
Equity được hiểu là hệ thống các học thuyết và thủ tục pháp lí phát triển song song với
common law và luật thành văn, được sử dụng trong hoạt động xét xẻ tại Văn phòng đại
pháp (sau này là Tòa Đại pháp) nhằm khắc phục những bất công của common law. Sự
hình thành của equity là nhằm sửa đổi, bổ sung cho common law chứ không phải để thay
thế common law.
Trong suốt thế kỉ XV, Đại pháp quan quyết định những vụ việc theo những gì ông ta cho
là thích hợp. Các phán quyết này sau đó được các các viên Đại pháp quan kế nhiệm phát
triển thêm, tùy thuộc vào nhận thức về công bằng và lẽ phải.
Từ cuối thế kỉ XVI, Đại pháp quan bị ràng buộc bởi tiền lệ pháp, giống như các thẩm
phán của Tòa án Hoàng gia → ngày càng mang tính tư pháp
Trong thế kỉ XVII, các quy phạm pháp luật được áp dụng ở Tòa đại pháp cũng đã bị cố
định bởi các phán quyết của Tòa đại pháp trong quá khứ và được định hình thành những
quy phạm theo đúng nghĩa pháp luật, giống kiểu quy phạm của common law.
Nguồn: Luật Dương Gia – tác giả: Luật sư Nguyễn Văn Dương
Britannica tác giả: Albert Roland Kiralfy, Mary Ann Glendon, Andrew D.E
Lewis
| 1/5

Preview text:

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA HỆ THỐNG LUẬT ANH-MỸ (COMMON LAW)
Nguồn gốc của hệ thống luật này bắt đầu từ năm 1066 khi người Normans xâm chiếm
Anh quốc và Hoàng Đế William bắt đầu tập trung quyền lực vào tay triều đình mới.
Thuật ngữ luật chung (Common Law) xuất phát từ quan điểm cho rằng các tòa án do nhà
vua lập ra, áp dụng các tập quán chung (Common Custom) của vương quốc, trái ngược
với những tập tục luật pháp địa phương áp dụng ở các miền hay ở các tòa án của điền
trang, thái ấp phong kiến. Các nguyên tắc bền vững của luật chung đã được tạo ra bởi ba
tòa án được vua Henry II (1133 – 1189) thành lập là Tòa án Tài chính (Court of
Exchequer) để xét xử các tranh chấp về thuế; Tòa án thỉnh cầu Phổ thông (Court of
Common Pleas) đối với những vấn đề không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhà
vua; và Tòa án Hoàng Đế (Court of the King’s Bench) để giải quyết những vụ việc liên
quan trực tiếp đến quyền lợi.
Năm 1154, Vua Henry II đã tạo ra một hệ thống luật chung và sáng tạo ra một hệ thống
tòa án thống nhất đầy quyền năng, ông đưa các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi khắp
nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết các tranh chấp. Sau đó những
thẩm phán này sẽ trở về thành Luân-đôn và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với các
thẩm phán khác. Những phán quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành án lệ
(precedent), hay theo Tiếng Latin là stare decisis. Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu
sự ràng buộc bởi những phán quyết đã có từ trước đó. Thuật ngữ “Common Law” bắt đầu
xuất hiện từ thời điểm đó. Như vậy trước khi Nghị viện ra đời trong lịch sử pháp luật của
Anh, Common Law đã được áp dụng trên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỉ.
Đến thế kỷ thứ 15, khi đó xuất hiện một thực tiễn pháp lý là khi luật “Common Law”
không đủ sức để giải quyết một vụ việc, và người đi kiện cho rằng cách giải quyết của
Common Law là chưa thỏa đáng. Thí dụ, trong một vụ kiện về đất đai, người đi kiện cho
rằng khoản tiền bồi thường mà theo cách giải quyết của Common law là không đủ bồi
thường cho hành vi mà người xâm phạm đã cướp không của họ, họ yêu cầu rằng người vi
phạm này còn phải bị đuổi và phải trả lại phần đất lấn chiếm đó. Chính điều này là cơ sở
để xuất hiện hệ thống mới là hệ thống pháp luật công bình (system of equity), đồng thời
xuất hiện thiết chế Tòa công bình, do viên Tổng chưởng lý (Lord Chancellor) đứng đầu.
Về bản chất thì luật công bình vẫn chiếm ưu thế hơn so với luật Common Law trong
trường hợp có sự xung đột. Điều này đã được nêu trong Đạo luật hệ thống tư pháp
(Judicature Acts) năm 1873 và 1875.
Ngày nay bên cạnh án lệ với tư cách là một loại nguồn pháp luật đặc thù của hệ thống
Common Law, luật thành văn và các loại qui tắc khác cũng được coi là một bộ phận cấu
thành của hệ thống pháp luật này. Khi xét xử những nước theo hệ thống pháp luật
Common Law thường căn cứ vào hai câu hỏi lớn, đó là câu hỏi sự thật khách quan
(question of fact) và câu hỏi về luật – theo nghĩa rộng (question of law). Trong bất cứ vụ
việc nào, ngày nay khi xét xử các thẩm phán của Common Law vẫn dựa cả vào án lệ, luật
viết và những căn cứ thực tế để xét xử.
1.1.Pháp luật Anh sau cuộc chinh phục của người Norman (từ thế kỉ XI đến cuối hế kỉ XIV)
1.1.1.Giai đoạn áp dụng tập quán pháp
– Chiến thắng của vua William ở Hasting giống như sự kế vị. Pháp luật Anh lúc đó như
hỗ tạp của các tập quán địa phương, vẫn được tiếp tục duy trì sau khi William lên ngôi hoàng đế.
– William đệ nhất đã tịch thu tất cả đất đai, tuyên bố quyền sở hữu của mình đối với đất
đai trên toàn quốc và coi tất cả người sử dụng đất ở Anh là người thuê đất. Ông đã phân
chia đất đai cho các thuộc hạ tín cẩn nhất của mình nhằm lôi kéo sự trung thành nhưng
chỉ giới hạn phần đất được chia và phân tán ra khắp nơi trên toàn quốc.
– Trong thời kì đầu người Norman cai trị nước Anh không có sự phân chia quyền lực nhà
nước → William đệ nhất xây dựng một chế độ phong kiến hà khắc và tập trung cao độ
với tổ chức đơn giản trong đó vua là lãnh chúa phong kiến tối cao, thâu tóm quyền tư
pháp, lập pháp và hành pháp:
+ Trong lĩnh vực tư pháp, William đệ nhất thực thi quyền lực của quan chánh án tối cao
→ chỉ giải quyết những vấn đề làm hoàng gia lo ngại và những tranh chấp hết sức đặc biệt.
+ Trong lĩnh vực lập pháp, William đệ nhất đã không bãi bỏ và cũng không tức thì sửa
đổi pháp luật truyền thống vào năm 1066.
+ Trong lĩnh vực hành pháp, William đệ nhất cho lập sổ điền thổ vào năm 1086, thống kê
tất cả đất đai của Quốc vương → đảm bảo số thuế lớn hơn được tập trung vào ngân sách hoàng gia.
William đệ nhất còn cho thành lập Hội đồng cố vấn của Quốc vương (gồm vua và các cố
vấn, trong đó vua đứng đầu) → kiểm soát việc nộp thuế của các thủ hạ nhà vua ð Lý do
tài chính là lí do cơ bản tăng sự can thiệp của Chính phủ hoàng gia Trung Ương vào các
quan hệ pháp luật dân sự, hình sự có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế.
Tư pháp hoàng gia đã phát triển từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, từ thẩm quyền đặc biệt giải
quyết những vụ việc tài chính của quốc gia trở thành thẩm quyền chung. Hội đồng cố vấn
Quốc vương trở thành 3 tòa án trung ương thường trực, bao gồm: (i) tòa án tài chính
(court of exchequer), (ii) tòa án có thẩm quyền chung (court of common pleas), (iii) tòa
án quốc vương (court of king’s bench).
Hệ thống tòa án phong kiến của các thủ lĩnh địa phương (baronial court) cũng được thành
lập, thay thế tòa án bách hộ khu và tòa án quận. Tòa án giáo hội cũng hình thành. Thực
chất, dưới thời của Hoàng đế William, những tập quán của Anh ít nhiều chịu ảnh hưởng
của văn hóa Đức ở Châu Âu lục địa. Tòa án lúc đó là những người dân được triệu tập để
cùng giải quyết tranh chấp và nếu không xử được người ta dùng phương pháp thử tội
(ordeal) bằng việc bắt bị cáo cầm vào một miếng sắt nung đỏ, hoặc cầm một viên đá đã
được ngâm trong nước sôi, hoặc hình thức thề độc. Nếu vết thương đó lành sau một thời
gian xác định, anh ta sẽ bị tuyên là vô tội và ngược lại.
1.1.2.Giai đoạn hình thành và phát triển common law
a.Sự ra đời của common law
Vị hoàng đế có công lao lớn trong việc thúc đẩy sự ra đời của common law là Henry đệ
nhị (1154-1189). Ông có công thể chế hóa common law bằng việc nâng các tập quán địa
phương lên thành tập quán quốc gia, kết thúc sự kiểm soát của luật bất thành văn ở từng
địa phương, khôi phục hệ thống bồi thẩm.
Henry đệ nhị đã cử các thẩm phán từ tòa án hoàng gia đi giải quyết tranh chấp địa
phương trên toàn nước Anh. Ban đầu, họ giải quyết tranh chấp theo cách họ hiểu sao về
tập quán địa phương. Sau mỗi vụ xét xử, các thẩm phán trở về Westminster và thảo luận
về những vụ án họ đã xét xử, tập quán họ đã áp dụng và phán quyết mà họ đã ra. Các
phán quyết được gọt giũa lại và ghi chép có hệ thống → nguyên tắc “rule of precedent”,
nghĩa là các thẩm phán bị ràng buộc bởi những phán quyết của các thẩm phán khác có
liên quan trong quá khứ. Nói cách khác nếu hai vụ việc có tình tiết tương tự nhau thì phải
có phán quyết như nhau ð Các phán quyết ngày càng trở nên khô cứng và các tập quán
địa phương thời Norman dần bị thay thế bởi tiền lệ pháp.
Henry đệ nhị đã sáng tạo ra hệ thống tòa án đầy quyền lực và thống nhất tới mức đã hạn
chế được cả thẩm quyền của tòa án giáo hội và đặt mình trong thế xung đột với tòa án nhà thờ.
1.2.Giai đoạn hình thành và phát triển equity (công bằng) từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
Trong quá trình phát triển, đặc biệt trong quan hệ với hệ thống trát, common law đã dần
trở nên phức tạp, cứng nhắc dẫn đến những bất công trong xét xử. Thủ tục tố tụng được
xem trọng hơn cả quyền lợi đang được tranh chấp trong vụ kiện → Nảy sinh nhu cầu tìm
kiếm giải pháp mới để khắc phục bất công, đó là equity.
Equity được hiểu là hệ thống các học thuyết và thủ tục pháp lí phát triển song song với
common law và luật thành văn, được sử dụng trong hoạt động xét xẻ tại Văn phòng đại
pháp (sau này là Tòa Đại pháp) nhằm khắc phục những bất công của common law. Sự
hình thành của equity là nhằm sửa đổi, bổ sung cho common law chứ không phải để thay thế common law.
Trong suốt thế kỉ XV, Đại pháp quan quyết định những vụ việc theo những gì ông ta cho
là thích hợp. Các phán quyết này sau đó được các các viên Đại pháp quan kế nhiệm phát
triển thêm, tùy thuộc vào nhận thức về công bằng và lẽ phải.
Từ cuối thế kỉ XVI, Đại pháp quan bị ràng buộc bởi tiền lệ pháp, giống như các thẩm
phán của Tòa án Hoàng gia → ngày càng mang tính tư pháp
Trong thế kỉ XVII, các quy phạm pháp luật được áp dụng ở Tòa đại pháp cũng đã bị cố
định bởi các phán quyết của Tòa đại pháp trong quá khứ và được định hình thành những
quy phạm theo đúng nghĩa pháp luật, giống kiểu quy phạm của common law.
Nguồn: Luật Dương Gia – tác giả: Luật sư Nguyễn Văn Dương
Britannica – tác giả: Albert Roland Kiralfy, Mary Ann Glendon, Andrew D.E Lewis