Lịch sử hình thành tiền tệ Việt Nam - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân
Từ thời điểm mở đầu ấy, qua các thời kỳ lịch sử, các đồng tiền Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển dài lâu, hết sức phong phú, đa dạng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Lịch sử hình thành tiền tệ Việt Nam
Tiền Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ 10, thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt Đinh T dưới sự trị vì của
iên Hoàng. Thời phong kiến, gần như mỗi đời vua
lại cho phát hành loại tiền mới. Nhiều khi, mỗi lần thay đổi , vua lại cho niên hiệu
phát hành loại tiền mới. Suốt một thời gian dài, là thứ tiền duy nhất tiền kim loại
và mô phỏng theo tiền kim loại của các triều đình Trung Quốc. Tiền giấy xuất hiện
ở Việt Nam khá sớm so với thế giới, vào năm 1396[1]
Từ thời điểm mở đầu ấy, qua các thời kỳ lịch sử, các đồng tiền Việt Nam đã trải
qua một quá trình hình thành và phát triển dài lâu, hết sức phong phú, đa dạng.
Đồng tiền kim loại đầu tiên có hình tròn, lỗ vuông, có minh văn chữ Hán được kéo
dài qua các triều đại kế tiếp Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn; tiến đến
loại tiền kim loại hình tròn, không lỗ, tiền thỏi nén, tiền thưởng... với các mỹ tự
phong phú, sâu sắc. Đến thời Hồ đã xuất hiện các đồng tiền giấy, các loại tiền giấy
với đủ kích thước, màu sắc, hoa văn trang trí và chữ in...
Các hình thái tiền tệ hiện hành ở Việt Nam Hóa tệ:
Hóa tệ là hình thái đầu tiên trong quá trình phát triển của đồng tiền. Hóa tệ tức là
hình thái tiền tệ xuất phát từ hàng hóa. Hay một hàng hóa nào đó giữ vai trò trung
gian trao đổi một cách phổ biến và rộng rãi được gọi là hóa tệ.
Trong các loại hàng hóa được dùng làm tiền được chia thành hai loại: hàng hóa
không phải là kim loại và kim loại.
+ Hóa tệ không kim loại : Là việc dùng hàng hóa không kim loại làm tiền tệ. Đây
là hình thái đầu tiên cổ hủ nhất của tiền tệ.
Khi đóng vai trò là tiền tệ thì hóa tệ không kim loại có các nhược điểm:
- Dễ hư hỏng, khó bảo quản và vận chuyển
- Khó phân chia nhỏ thành đơn vị
- Không được chấp nhận rộng rãi ở nhiều địa phương, vì vậy các hóa tệ không kim
loại dần dần bị bãi bỏ và người ta dùng hóa tệ kim loại để thay thế.
+ Hóa tệ kim loại : Là việc sử dụng các kim loại đồng, kẽm, bạc, chì, vàng... để làm chức năng tiền tệ.
Đồng tiền (銅錢, có nghĩa là tiền đồng): là kim loại thông dụng nhất dùng đúc hầu
hết tiền cổ của Việt Nam. Đây là một hợp kim của đồng gồm thêm kền, sắt, thiếc
mà thành phần rất thay đổi bởi kỹ thuật luyện kim thời xa xưa chưa được tiêu
chuẩn hóa. Tác giả Tạ Chí Đại Trường đã trích dẫn một bảng kết quả phân tích
thành phần hóa học của tiền Trị Bình Nguyên Bảo gồm 63,6% đồng, 21% chì,
0,14% thiếc và 0,27% sắt[5]. Đến thời nhà Nguyễn, nhờ kiến thức phát triển hơn,
đồng dùng đúc tiền chỉ gồm đồng và kẽm theo tỷ lệ 6/4, 7/3 hay 8/2.[6]
Tiền đúc bằng kẽm: kẽm là kim loại thông dụng thứ nhì sau đồng được dùng để
đúc tiền, nhất là từ thế kỷ 17 trở về sau. Như hợp kim đúc tiền đồng, người ta sử
dụng những tạp chất có thành phần kẽm khá cao, gọi chung là ô diên mà đúc tiền.
Lacroix Désiré dẫn từ Agenda du chimiste của Ad Wurtz cho thấy thứ kẽm tạp này
chứa 55% đồng, 23% kền, 17% kẽm, 3% sắt và 2% thiếc.[7] Tương tự tiền đồng,
triều đình nhà Nguyễn cũng biết tinh luyện kẽm hoặc mua kẽm nguyên chất từ
nước ngoài mà đúc tiền.
Duyên tiền (鉛錢, tiền đúc bằng chì): chì là kim loại mềm được pha thêm kim loại
khác để có một hợp kim đúc tiền chì. Loại tiền có lượng chì cao khá mềm, đặt nhẹ
giữa hai ngón tay, ấn nhẹ là đồng tiền có thể bị bẻ cong. Hiện nay, hơn 400 mẫu
tiền chì Việt Nam đã được nhận diện nhưng nguồn gốc của thứ tiền này vẫn còn là
một nghi vấn chưa được giải đáp thỏa đáng.
Thiết tiền (鐵錢, tiền sắt): Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi Mạc Đăng Dung lấy
ngôi vua của nhà Hậu Lê, sử thần cho rằng nhà Mạc không được lòng trời nên đúc
tiền đồng không thành mà phải đúc tiền sắt để tiêu dùng. Đó là lần đầu tiên tiền sắt
được nhắc đến. Tuy vậy, di chỉ khảo cổ hiện đại cho thấy không có tiền sắt Minh
Đức Thông Bảo của nhà Mạc, mà chỉ thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có
một số mẫu tiền đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng
Đức Thông Bảo và Minh Đức Thông Bảo. Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết, có thể
vào lúc đó, hợp kim đồng có chứa nhiều sắt hơn lúc bình thường được sử dụng, vì
ngẫu nhiên hoặc vì cho dễ đúc, chứ không có loại tiền sắt.
Tiền đúc bằng vàng: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua Ngân tiền ( , tiền bạc): T 銀錢
hường là tiền dùng để ban thưởng của vua
Sáo ( , tiền giấy): của 鈔 nhà Hồ phát hành Tín tệ:
Tín tệ là một loại tiền mà bản thân nó không có gía trị, chỉ nhờ vào sự tín nhiệm
của mọi người mà được lưu dụng, nó còn được gọi là chỉ tệ, tức là do con người
gán cho một giá trị để làm chức năng tiền tệ. Tín tệ có thể bao gồm tiền bằng kim loại và tiền giấy.
+ Tiền kim loại : Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc
hình thái hóa tệ. Trong hóa tệ kim loại, giá trị của kim loại đúc thành tiền bằng giá
trị mặt của đồng tiền, còn trong tín tệ kim loại thì giá trị của đồng tiền và giá trị của
kim loại sử dụng đúc những đồng tiền không có liên quan với nhau.
Việc sử dụng kim loại để đúc những đồng tiền lẻ thuận tiện cho việc lưu thông và
giá trị thực của kim loại nhỏ hơn giá trị biểu hiện.
Vì vậy, ngày nay nhiều quốc gia sử dụng kim loại kém giá trị để đúc tiền lẻ nhằm
phục vụ cho những nhu cầu thực tế thay cho tiền giấy.
+ Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. Bút tệ :
Bút tệ là một loại tiền vô hình, được hình thành và sử dụng bằng cách ghi chép
trên số sách kế toán của ngân hàng.
Bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó có những tính chất như tiền giấy là được
sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như séc, lệnh, chuyển tiền.
Ưu điểm của hình thức bút tệ là an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy, dễ dàng vận
chuyển và thanh toán thuận tiện đặc biệt là kiểm nhận nhanh chóng. Tiền điện tử :
Với sự phát triển mạnh mẽ của tin học và công nghệ ngân hàng một hình thái tiền
tệ mới xuất hiện là tiền điện tử.
Tiền điện tử là thứ tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động hay còn gọi
là họp ATM (Automated teller machine ) ATM là một hệ thống máy tính điện tử
nối mạng với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian và hầm chứa tiền mặt của
chính phủ. Khi chúng ta đến ngân hàng trung gian gởi tiền thì ngân hàng thì ta
nhận được một tấm cạt bằng nhựa với mật mã để sử dụng, chúng ta dùng nó để rút
tiền hoặc chuyển tiền từ tài khoản của mình.
Tóm lại , lịch sử tiền tệ trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển đã nảy sinh
ra tiền tệ dưới nhiều hình thái khác nhau. Và mỗi hình thái đều ra đời và tồn tại
trên cơ sở kinh tế, xã hội nhất định.