Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của LQT
Luật quốc tế hiện đại được xem là bắt đầu phát triển từ sau các Hiệp ước Hoà bình Wesphalie
năm 1648 => hình thành một trật tự thế giới dựa trên các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của KHKT, các quốc gia Châu Âu đã mở rộng giao thương ra
khắp thế giới và thiết lập các thuộc địa => LQT cũng phát triển để điều chỉnh quan hệ giữa các
quốc gia này (các quy định LBQT, thư tín QT, luật chiến tranh, sự xuất hiện của tài phán quốc
tế để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia).
Sau CTTG lần thứ hai kết thúc năm 1945, LQT đã có sự phát triển vượt bậc về chất khi lần đầu
tiên trong lịch sử, các quốc gia đồng ý nghiêm cấm sử dụng vũ lực trong QHQT. 1.
LQT đã phát triển thành một hệ thống pháp luật với nhiều ngành luật, điều chỉnh hầu hết
các lĩnh vực QHQT. Một số ngành luật mới hình thành như Luật Hàng không quốc tế, luật
quốc tế về quyền con người, Luật Tổ chức quốc tế, Luật Đầu tư quốc tế, Luật Thương mại
quốc tế, Luật Môi trường quốc tế. 2.
Quá trình phát triển của LQT sau CTTG thứ 2 mang tính chất dân chủ và bình đẳng
hơn giai đoạn trước => Phong trào phi thực dân hoá => Số lượng các quốc gia độc lập tăng lên nhanh chóng.
+ VD: Liên Hiệp Quốc: từ 51 thành viên sáng lập vào năm 1945 => 1960 là 99 thành viên => 1970 là
127 thành viên => 1980 là 154 thành viên.
Sự gia tăng của các quốc gia có hai tác động lên sự phát triển của LQT:
1. Các nước nhỏ và trung bình chiếm đa số sẽ có tiếng nói cân bằng hơn với nhóm các nước lớn chiếm thiểu số.
2. Các nước đang phát triển và kém phát triển chiếm đa số sẽ có tác động để LQT phát triển công
bằng hơn, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của họ.
Trong một số lĩnh vực, các nước đang phát triển đã thành công trong việc đàm phán các điều
ước quốc tế có quy định đặc thù dành riêng cho mình.
+ VD Trong khuôn khổ WTO, các nước đang phát triển có các quyền đặc biệt và ưu đãi như kéo dài
thời gian thực hiện các thoả thuận và cam kết khi gia nhập WTO, được hỗ trợ gia tăng cơ hội thương
mại, bảo vệ lợi ích thương mại và các hỗ trợ khác liên quan đến cơ sở hạ tầng, giải quyết tranh chấp và
thực thi tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ VD Công ước Khung của LHQ về Chống biến đổi khí hậu năm 1992. Trong Lời nói đầu, Công ước
thừa nhận “phần lớn khí thải nhà kính trong quá khứ và hiện nay là từ các nước phát triển, tỷ lệ khí
thải trên dân số ở các nước đang phát triển còn tương đối thấp”. Công ước cũng ghi nhận nguyên tắc
“trách nhiệm chung nhưng phải cá biệt hoá”, xác định nghĩa vụ chung của tất cả các quốc gia trong
việc ngăn chặn biến đổi khí hậu nhưng trách nhiệm thực hiện cần cá biệt hoá phù hợp với trình độ phát
triển của từng quốc gia.
2.Khái niệm Luật Quốc tế
Khái niệm LQT trong các tài liệu thường tập trung vào 4 yếu tố chính:
1. Nội dung của LQT là các nguyên tắc và quy phạm pháp lý
2. Chủ thể tạo ra LQT phải là các quốc gia và chủ thể khác của LQT
3. Phương thức tạo ra luật là thông qua thoả thuận
4. Đối tượng điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia và chủ thể khác của LQT.
LQT có thể được hiểu là một hệ thống các quy phạm pháp luật được tạo nên từ ý chí tự do của
các quốc gia và các chủ thể khác của LQT nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ nhằm đạt được các mục đích chung.
3. Đặc trưng của Luật Quốc tế
Về xây dựng luật, LQT khác biệt với LQG ở hai điểm: chủ thể và cách thức ban hành luật. Luật Quốc tế Luật Quốc gia about:blank 1/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
- Được ban hành bởi hệ thống các cơ quan nhà
Không tồn tại cơ quan chuyên trách có
nước chuyên trách và thường gọi là cơ quan lập
chức năng ban hành LQT, không tồn tại pháp
thể chế siêu quốc gia, đứng trên các quốc
gia để ban hành LQT, điều chỉnh quan hệ
giữa các quốc gia và chủ thể khác của LQT.
Các quốc gia và chủ thể khác của LQT
tự mình tạo ra LQT để điều chỉnh quan hệ giữa chính họ.
Cách thức ban hành LQT dựa trên sự
đồng ý của các quốc gia. ĐƯQT chỉ có
thể phát sinh hiệu lực ràng buộc khi các
quốc gia thể hiện sự chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đó. Luật Quốc tế Luật Quốc gia
Hệ thống các cơ quan nhà nước bảo đảm
LQT không có một cơ quan bảo đảm
thi hành luật như thông qua các cơ quan
thực thi mang tính cưỡng chế. Cơ chế
hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Toà
bảo đảm thi hành sẽ tuỳ theo thoả thuận án) giữa các quốc gia.
Việc bảo đảm thực thi mang tính cưỡng
+ VD: Hội đồng Bảo an LHQ
chế, cơ quan có thẩm quyền trong các
Các cơ quan tài phán quốc tế cũng không
trường hợp hãn hữu có thể sử vũ lực và
có thẩm quyền đương nhiên để giải
có thể tước đoạt mạng sống của một cá
quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.
nhân, hay huỷ bỏ tư cách chủ thể của một
Thẩm quyền của các cơ quan tài phán pháp nhân.
quốc tế dựa vào sự đồng ý của các bên tranh chấp.
Cơ chế giám sát, bảo đảm thi hành LQT
là dựa trên nguyên tắc thiện chí thực
hiện các nghĩa vụ quốc tế.
Malcom Shaw đã tổng kết so sánh hai đặc trưng của LQT với LQG như sau:
“Trong khi cấu trúc pháp lý của tất cả xã hội […] có tính chất cấp bậc và thẩm quyền được phân chia
theo chiều dọc, hệ thống quốc tế lại được định hình theo chiều ngang, cấu thành từ hơn 190 quốc gia
độc lập, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về mặt pháp lý […] và không công nhận bất kỳ thẩm
quyền nào bên trên họ. Trong nội bộ quốc gia, luật pháp ở trên các cá nhân. Các cá nhân chỉ có
một lựa chọn là tuân thủ hoặc không tuân thủ luật pháp. Các cá nhân không tạo ra luật pháp. Luật
pháp do các cơ quan đặc thù tạo ra. Ngược lại, trong LQT, chính các quốc gia tạo ra luật và tuân
thủ hoặc không tuân thủ luật đó”.
4. Luật Quốc tế và Chính trị quốc tế
Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:
+ LQT ra đời từ ý chí chính trị của các quốc gia, thể hiện ý chí chung của các quốc gia, luật hoá các
cam kết chính trị quan trọng.
+ Ý chí đủ mạnh và vững chắc = các điều ước quốc tế ra đời.
+ Ý chí chưa đủ vững chắc = các hợp tác thường dưới dạng cam kết chính trị không ràng buộc.
Không tồn tại một cơ quan bảo đảm thực thi LQT chung, các quốc gia vẫn tự nguyện tôn trọng và thực thi LQT.
CTQT là nền tảng phát sinh, phát triển và vận hành của LQT, CTQT có vai trò chi phối đối với LQT.
CTQT ảnh hưởng đến mức độ thực thi của LQT.
+ Các hành vi vi phạm LQT không bao giờ được chấp nhận.
Chính trị nội bộ cũng có ảnh hưởng nhất định đến LQT. about:blank 2/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
+ Tất cả các quyết định về xây dựng và thực hiện LQT đều là các quyết định chính trị được đưa ra dựa
trên cân nhắc đến yếu tố lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia lại được xác định dựa vào tiến trình chính
trị nội bộ của từng quốc gia.
Việc các quốc gia thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế cũng có tểh chịu tác
động bởi yếu tố chính trị. Đa số các trường hợp các quốc gia sẽ chấp nhận và tuân thủ các phán
quyết. Chí số ít trường hợp các quốc gia tuyên bố không chấp nhận một phán quyết bất lợi cho
họ nhưng lại thực hiện phán quyết trên thực tế.
LQT cũng có tác động nhất định lên CTQT.
+ LQT chứa đựng các quy tắc xử sự chung mà các quốc gia tự mình cam kết tuân thủ nên có tác động
điều chỉnh hành vi của các quốc gia vào một khuôn khổ chung.
5. Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
Thuyết nhị nguyên luận
Thuyết nhất nguyên luận
LQT và LQG là hai bộ phận của
LQT và LQG là hai hệ thống pháp lý riêng
cùng một hệ thống pháp lý => các biệt.
quy định của LQT sẽ được áp dụng
+ Sự khác biệt do cách thức hình thành, đối tượng
trực tiếp vào bên trong các quốc gia.
điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của LQT
LQT có thể được viện dẫn, áp dụng
khác biệt hẳn so với LQG.
trực tiếp bởi các cơ quan, tổ chức, cá
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ phải tuân
nhân hay trước các toà án quốc gia
thủ quy định của LQG được các cơ quan nhà
Các quốc gia không cần thiết phải
nước có thẩm quyền ban hành hay công
ghi nhận lại các quy định của LQT
nhận, kể cả khi quy định đó trái với LQT. vào trong LQG.
Nội luật hoá: bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hay
LQT có hiệu lực pháp lý cao hơn so
ban hành VBQPPL để thực hiện LQT. với LQG.
Một số quốc gia áp dụng thuyết này: Anh,
Một số quốc gia áp dụng thuyết này:
Canada, Ấn Độ và Israel.
Mỹ, Mexico, Nga và Thuỵ Sỹ.
6. Luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam
Được thể hiện rõ trong quan hệ giữa điều ước quốc tế và VBQPPL của VN.
Pháp luật VN cũng quy định rằng việc xây dựng và ban hành VBQPPL không được làm cản trở
việc thực hiện điều ước quốc tế (Điều 5(5) Luật ban hành VBQPPL).
Các VBQPPL cần phải phù hợp hoặc ít nhất không trái với quy định của các điều ước quốc tế mà VN là thành viên.
Pháp luật VN cũng quy định về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và việc áp dụng các VBQPPL của VN.
Nếu VBQPPL và ĐƯQT mà VN là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế. (Điều 6(1) Luật ĐƯQT năm 2016)
ĐƯQT sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự xung đột giữa quy định điều ước và quy
định pháp luật VN. Các luật chuyên ngành khác của VN cũng có quy định tương tự.
Trong trường hợp ĐƯQT xung đột với Hiến pháp, Hiến pháp sẽ được áp dụng. Pháp luật VN
không cho phép ký kết và thực thi ĐƯQT trái với Hiến pháp. Để giảm thiểu những xung đột
có thể xảy ra giữa Hiến pháp và ĐƯQT, pháp luật VN yêu cầu các ĐƯQT phải được xem xét
về tính hợp hiến trước khi được ký kết.
Một ĐƯQT mà VN là thành viên sẽ được thực thi thông qua việc nội luật hoá. (ban hành, bãi
bỏ, sửa đổi hay bổ sung VBQPPL để thực thi ĐƯQT).
Để tạo thuận lợi cho việc nội luật hoá, một trong các yêu cầu trước khi đàm phán và ĐƯQT là
cơ quan có thẩm quyền phải rà soát, đánh giá tính tương thích giữa ĐƯQT chuẩn bị đàm phán
và ký kết với hệ thống pháp luật VN.
Trong một số trường hợp, nếu quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện, ĐƯQT
có thể được cho phép áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần. = áp dụng trực tiếp ĐƯQT
không cần nội luật hoá. 7. Chủ thể của LQT 7.1. Quốc gia.
Là chủ thể chính yếu nhất của LQT. about:blank 3/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
Các tiêu chí của một quốc gia.
+ Điều 1 Công ước Montevideo 1933.
“Một quốc gia với tư cách chủ thể của luật pháp quốc tế nên có các tiêu chí sau: 1. Dân cư thường trú 2. Lãnh thổ xác định 3. Chính quyền hữu hiệu
4. Khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác”.
1. Dân cư thường trú = cộng đồng dân cư phải sinh sống một cách lâu dài trên lãnh thổ quốc gia
đó, tạo thành một cộng đồng ổn định.
Không có bất kỳ quy định nào về dân số tối thiểu (VD Vatican dân số chỉ khoảng 1000 người).
Cộng đồng dân cư du mục trong một lãnh thổ cũng được xem là thoả mãn tiêu chí về dân cư thường trú.
(2) Lãnh thổ xác định = cơ sở vật lý cho sự tồn tại của một quốc gia
Lãnh thổ nếu có đường biên giới đang tranh chấp với quốc gia khác vẫn thoả mãn tiêu chí này.
Không có quy định về diện tích tối thiểu của một quốc gia.
(3) Chính quyền hữu hiệu = sự tồn tại của một hệ thống cơ quan quyền lực để quản lý và duy trì trật tự
cộng đồng dân cư của một vùng lãnh thổ.
(4) Khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác = khả năng thiết lập quan hệ pháp lý với các quốc gia khác.
Vấn đề công nhận quốc gia
Thuyết cấu thành: một thực thể chỉ được xem là quốc gia nếu được công nhận.
Thuyết tuyên bố: khi một thực thể đã thoả mãn các điều kiện thực chất của một quốc gia thì
thực thể đó là một quốc gia trong LQT, việc công nhận chỉ là một hành vi thuần tuý chính trị
mà không có giá trị pháp lý ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc gia đó.
Đài Loan là quốc gia hay không?
Công nhận quốc gia khác công nhận chính phủ.
Thực tế, Đài Loan và Trung Quốc là hai thực thể độc lập với nhau.
Pháp lý, Đài Loan không phải là vấn đề công nhận quốc gia mà là vấn đề công nhận chính phủ.
Bản chất yêu sách của Đài Loan liên quan đến việc chính quyền Đài Bắc hay chính quyền Bắc Kinh là đại diện.
LHQ cũng xem vấn đề Đài Loan là vấn đề công nhận chính phủ chứ không phải công nhận quốc gia. Chủ quyền quốc gia
Trong các chủ thể của LQT, quốc gia có quyền năng rộng rãi nhất bởi vì chỉ có quốc gia mới có chủ quyền.
Chủ quyền quốc gia được xem là quyền nguyên gốc về mặt pháp lý của một quốc gia => mọi
quyền và nghĩa vụ của các quốc gia đều xuất phát từ quyền nguyên gốc này.
7.2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ
Không có bất kỳ văn bản pháp lý nào định nghĩa về tổ chức quốc tế.
Theo ý kiến của các học giả LQT, TCQT đáp ứng ba tiêu chí:
1. Được thành lập bởi các quốc gia và có thành viên là các quốc gia
2. Trên cơ sở một điều ước quốc tế
3. Có ý chí riêng biệt với các quốc gia thành viên
4. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 5. KHÁI NIỆM
6. Được quy định tại Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp quốc.
7. Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
(Nghị quyết 2625 (XXV)) được Đại hội đồng LHQ thông qua vào ngày 24/10/1975.
+ Nghị quyết là văn bản giải thích của bảy NTCB của LQT. about:blank 4/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
+ Không có sự ràng buộc về mặt pháp lý nhưng NQ 2625 được thông qua theo cách thức thể hiện sự
đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên và là bằng chứng quan trọng xác định tính chất tập quán
quốc tế của các nguyên tắc này.
NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG CHỦ QUYỀN
1. Nguồn của nguyên tắc.
Điều 2(1) Hiến chương LHQ
Các ĐƯQT thành lập các tổ chức quốc tế khác.
+ Điều 6 Hiến chương Tổ chức Liên Mỹ năm 1948
+ Điều 4(a) Hiến chương Liên minh Châu Phi năm 2000
+ Điều 2(2a) và Điều 5 Hiến chương ASEAN.
2. Nội dung của nguyên tắc.
“Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là
thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất kể là khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị hay các khác biệt khác”.
Mọi quốc gia đều có chủ quyền và chủ quyền đó là với nhau về bình đẳng mặt pháp lý.
Chủ quyền = quyền lực tối cao của một quốc gia bên trong lãnh thổ của mình và bên ngoài lãnh thổ trong QHQT.
+ Quyền bên trong = quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự
can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua nhưng quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội nhưng phải trênn cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.
+ Quyền bên ngoài = quyền độc lập của một quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội
và đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi
quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
=> Chủ quyền của mọi quốc gia đều bình đẳng trước LQT, bất kể sự khác biệt về kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hoá hay điều kiện tự nhiên.
NQ 2625 đã giải thích cụ thể nội hàm của NT bình đẳng chủ quyền:
1. Bình đẳng về pháp lý
2. Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
3. Có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các QG khác
4. Bất khả xâm phạm về toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị
5. Có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội
6. Có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ và thiện chí các nghĩa vụ quốc tế và chung sống hoà bình với các quốc gia khác
Vụ Nicaragua v. Mỹ: Toà cho rằng tập quán quốc tế cho phép chủ quyền quốc gia mở rộng ra ngoài
lãnh thổ đất liền, bao quát cả nội thuỷ, lãnh hải và vùng trời phía trên lãnh thổ và lãnh hải. Các quốc
gia có nghĩa vụ phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của QG khác. Mỹ đã vi phạm chủ quyền của
Nicaragua khi tiến hành các chuyến bay trái phép trên vùng trời của Nicaragua; đặt thuỷ lôi trong nội
thuỷ và lãnh hải của Nicaragua.
Cần phân biệt giữa bình đẳng chủ quyền về mặt pháp lý và sự bất bình đẳng trên thực tế, xét
về mặt chính trị, kinh tế hay xã hội. Những sự khác biệt này không phải là sự bất bình đẳng
pháp lý và không thể được xem là ngoại lệ của NT bình đẳng chủ quyền.
NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ THỰC HIỆN CÁC NGHĨA VỤ QUỐC TẾ
1. Nguồn của nguyên tắc.
Nguyên tắc pacta sunt servanda: “Mỗi điều ước quốc tế đang có hiệu lực đều ràng buộc các
bên thành viên của điều ước đó và phải được các bên thực thi một cách thiện chí”.
Nguyên tắc này cũng tồn tại đồng thời trong tập quán quốc tế, cũng được xem là một nguyên tắc pháp luật chung.
Điều 2(2) Hiến chương LHQ: Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thiện chí thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương.
2. Nội dung của nguyên tắc. about:blank 5/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế Có 2 nội dung chính:
(1) Các ĐƯQT có hiệu lực ràng buộc = các ĐƯQT đang có hiệu lực đối với các bên ký kết thì đều
ràng buộc các bên đó, bất kể chính ĐƯQT có điều khoản về nguyên tắc pacta sunt servanda hay không.
(2) Các bên ký kết có nghĩa vụ phải thực hiện các điều ước đang có hiệu lực một cách thiện chí.
Vụ Thử hạt nhân (Australie, New Zealand c. Pháp – ICJ 1974).
“Một trong những NTCB điều chỉnh việc xác lập và thực thi các nghĩa vụ pháp lý, bất kể thuộc nguồn
nào, là nguyên tắc thiện chí. Sự tin tưởng, tin cậy là bản chất của hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong
thời đại mà hợp tác trong nhiều lĩnh vực đang trở thành một phần thiết yếu. Cũng giống như nguyên
tắc pacta sunt servanda trong luật ĐƯQT cũng dựa vào sự thiện chí, tính chất ràng buộc của một
nghĩa vụ quốc tế được xác lập bằng tuyên bố đơn phương cũng dựa trên sự thiện ch. Do đó, các quốc
gia có lợi ích liên quan có thể ghi nhận tuyên bố đơn phương và tin tưởng vào các tuyên bố đó, và có
quyền yêu cầu nghĩa vụ được tạo ra từ các tuyên bố này phải được tôn trọng”.
Nguyên tắc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế áp dụng cho tất cả các nghĩa vụ pháp lý
quốc tế phát sinh từ tất cả các cam kết quốc tế thuộc bất kỳ nguồn nào của LQT (ĐƯQT,
TQQT, các NT pháp luật chung hay hành vi pháp lý đơn phương).
“Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực thi thiện chế các nghĩa vụ của mình theo các nguyên tắc
được công nhận rộng rãi và các quy định của LQT”. (NQ 2625)
=> Áp dụng cho tất cả các nghĩa vụ pháp lý bất kể nguồn của các nghĩa vụ này.
NGUYÊN TẮC HOÀ BÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ
1. Nguồn của nguyên tắc.
Điều 2(3) và Điều 33 Hiến chương LHQ và được đề cập trong Điều 1(1) về mục đích và tôn chỉ hoạt động của LHQ.
Ngoài ra còn được ghi nhận tại các ĐƯQT đa phương như Điều 4(b) và 5(g) Hiến chương Tổ
chức Liên Mỹ năm 1948; Điều 1 Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1949; Điều 4(e) Hiến
chương Liên minh Châu Phi năm 2000 và Điều 2(2d) Hiến chương ASEAN năm 2008.
Tồn tại cả trong tập quán quốc tế, ràng buộc tất cả các quốc gia.
2. Nội dung của nguyên tắc.
“Tất cả thành viên sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa họ bằng các biện pháp hoà bình theo cách
thức mà hoà bình và an ninh quốc tế và công lý không bị tổn hại”.
a. Các biện pháp hoà bình GQTC.
Đàm phán, trung gian, hoà giải, điều tra, sử dụng các dàn xếp khu vực, các biện pháp toà án,
trọng tài và các biện pháp hoà bình khác (Điều 33 HCLHQ).
Đàm phán là biện pháp phổ biến nhất trong hoà bình GQTC.
Các quốc gia có quyền tự do lựa chọn biện pháp mà họ thấy thích hợp.
LQT hiếm khi quy định về một biện pháp bắt buộc nhất định.
b. Nghĩa vụ không làm phức tạp tranh chấp.
“Nghĩa vụ hạn chế có hành động có thể làm xấu đi tình huống gây nguy hiểm cho việc duy trì hoà bình
và an ninh quốc tế và phải hành động theo cách thức phù hợp với mục đích và nguyên tắc của LHQ”.
Được quy định trong một số ĐƯQT khác như Điều 33 (3) Hiệp ước sửa đổi về giải quyết tranh
chấp hoà bình năm 1949 và Điều 31(3) Công ước Châu Âu về Hoà bình giải quyết tranh chấp năm 1957.
Trong các án lệ của cơ quan tài phán quốc tế, nghĩa vụ không làm phức tạp tranh chấp được
viện dẫn trong trường hợp tranh chấp đang được thụ lý giải quyết tại một cơ quan tài phán quốc
tế, nhất là trong trường hợp có yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời.
=> Toà ICJ yêu cầu mỗi bên tranh chấp bảo đảm không có bất kỳ hành vi nào có thể làm phức tạp
hoặc mở rộng tranh chấp và không làm cho tranh chấp trở nên khó giải quyết hơn. Tuy nhiên trong Vụ
kiện Biển Đông, Toà trọng tài khẳng định nghĩa vụ này tồn tại độc lập ngay khi các quốc gia tham gia vào tiến trình GQTC.
NGUYÊN TẮC CẤM ĐE DOẠ SỬ DỤNG HAY SỬ DỤNG VŨ LỰC
1. Nguồn của nguyên tắc. about:blank 6/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
Điều 2(4) Hiến chương LHQ 1945
Các ĐƯQT đa phương khác như Điều 2(2c) Hiến chương ASEAN năm 2008; Điều 4(1) Hiến
chương Liên minh Châu Phi năm 2000 và Điều 22 Hiến chương Tổ chức Liên Mỹ năm 1948. Tập quán quốc tế. Jus cogens.
2. Nội dung của nguyên tắc.
“Trong QHQT, các thành viên từ bỏ đe doạ sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn
lãnh thổ hay độc lập chính trị của các quốc gia khác, hoặc theo cách thức khác trái với các Mục đích của LHQ”.
Sử dụng vũ lực = sử dung vũ khí, khí tài của các lực lượng quân sự. Vụ Nicaragua v. Mỹ
ICJ đã nêu cụ thể những hành vi có thể được xem là sử dụng vũ lực: Tấn công vũ trang; Đe doạ
sử dụng hay sử dụng vũ lực xâm phạm biên giới giữa các quốc gia; Để buộc phải giải quyết
tranh chấp ; Trả đũa bằng vũ lực; Sử dụng vũ lực ngăn chặn các dân tộc thực thi quyền bình
đẳng và tự quyết; Tổ chức hay khuyến khích tổ chức các nhóm vũ trang không chính quy, bao
gồm cả lính đánh thuê, tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác hoặc tổ chức, xúi giục, hỗ trợ, tham
gia vào các hoạt động có tổ chức trong lãnh thổ của mình để thực hiện các hành vi trên.
Nguyên tắc này còn nghiêm cấm cả việc đe doạ sử dụng vũ lực.
Vụ Ý kiến tư vấn năm 1966 về Tính hợp pháp của việc đe doạ sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ khí hạt nhân.
ICJ làm rõ rằng việc một nước thể hiện ý định sẵn sàng sử dụng vũ lực có cấu thành hành vi đe
doạ bị cấm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nếu bản thân hành vi sử dụng vũ lực là bất hợp pháp thì việc đe doạ thực hiện hành vi đó cũng sẽ bất hợp pháp.
Ngoại lệ của nguyên tắc
Điều 51 Hiến chương LHQ = quyền tự vệ
Hội đồng Bảo an áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Điều 42. NGUYÊN TẮC HỢP TÁC
1. Nguồn của nguyên tắc.
Được ghi nhận trong một số điều khoản của LHQ. + Điều 1(3) + Điều 2(5) + Điều 11 và 13 + Điều 56 và Điều 73
Nguyên tắc hợp tác vừa mang tính chất định hướng chung vừa gắn liền với các lĩnh vực của đời
sống quốc tế, phản ánh tinh thần hợp tác quốc tế của LHQ.
2. Nội dung của nguyên tắc.
- 4 nội dung chính của nguyên tắc hợp tác được làm rõ trong NQ 2625.
Các quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Các quốc gia phải hợp tác để thúc đẩy sự tôn trọng phổ quát và tuân thủ quyền con người và các
quyền tự do cơ bản, và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc cũng như tất
cả các hình thức không hoà hợp tôn giáo.
Các quốc gia phải tiến hành QHQT trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, kỹ thuật và
thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và không can thiệp.
Các quốc gia thành viên của LHQ có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp riêng hoặc chung hợp
tác với LHQ phù hợp với Hiến chương.
Khuyến khích các quốc gia nên hợp
tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học,
kỹ thuật trong việc thúc đẩy tiến bộ văn hoá giáo dục quốc tế, phát triển kinh tế trên khắp thế
giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. about:blank 7/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA QUỐC GIA KHÁC
1. Nguồn của nguyên tắc.
Điều 15 Hiến chương Hội Quốc liên năm 1919: “Hội đồng Hội Quốc liên sẽ không đưa ra
khuyến nghị đối với các tranh chấp liên quan đến vấn đề thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia”.
Điều 8 Công ước Montevideo về Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia năm 1933: “Không một
quốc gia nào có quyền can thiệp vào các vấn đề đối nội hay đối ngoại của quốc gia khác”.
Điều 2(7) Hiến chương LHQ: “LHQ sẽ không can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ
của các quốc gia thành viên”. Tập quán quốc tế.
2. Nội dung của nguyên tắc.
5 nội dung chính trong NQ 2625.
Không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất
kỳ lý do nào vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào khác. Theo đó, can
thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp hay đe doạ chống lại tư cách của quốc gia hay
chống lại các đặc trưng chính trị, kinh tế và văn hoá của quốc gia đó, đều là vi phạm LQT.
Không quốc gia nào có thể sử dụng hay khuyến khích sử dụng các biện pháp cưỡng ép bằng
kinh tế, chính trị hay các hình thức khác nhằm buộc quốc gia khác phải phụ thuộc mình khi thực
hiện các quyền chủ quyền và nhằm bảo đảm các lợi thể ở bất kỳ hình thức nào. Cũng vậy,
không quốc gia nào được tổ chức, hỗ trợ, khuyến khích, tài trợ, kích động hay dung thứ cho
hành vi lật đổ, khủng bố hay các hoạt động vũ trang trực tiếp nhằm lật đổ bằng bạo lực thể chế
của quốc gia khác, hoặc can thiệp vào các cuộc bạo động dân sự ở quốc gia khác
Việc sử dụng vũ lực để ngăn cản các dân tộc có bản sắc quốc gia cấu thành hành vi vi phạm
các quyền không thể tách rời của các dân tộc đó và vi phạm nguyên tắc không can thiệp.
Mỗi quốc gia đều có quyền không thể tách rời trong việc lựa chọn thể chế chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hoá mà không chịu sự can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào của quốc gia khác.
Không có bất kỳ đoạn nào nêu trên sẽ được giải thích như phản ánh các quy định của Hiến
chương liên quan đến duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
=> Mọi vấn đề mà LQT không cấm hay
không yêu cầu quốc gia phải hành xử theo một cách nhất
định đều thuộc về tự do hành động của quốc gia đó.
Ngoại lệ của nguyên tắc.
(1) Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Chương VII Hiến chương LHQ.
Khi phê chuẩn HC, các quốc gia thành viên đã chấp nhận khả năng HĐBA có thể áp dụng các
biện pháp có tính chất can thiệp vào công việc nội bộ nếu HĐBA xác định có mối đe doạ đến
hoà bình, phá hoại hoà bình hay hành vi xâm lược.
(2) Can thiệp có sự đồng ý của quốc gia sở tại. (theo lời mời của chính quốc gia đó).
VD: Vụ các Hoạt động quân sự trên lãnh thổ Congo, Toà ICJ đã xác nhận lại ngoại lệ này và nhận
định rằng quốc gia mời có quyền cho phép can thiệp có điều kiện hoặc vô điều kiện.
NGUYÊN TẮC DÂN TỘC TỰ QUYẾT
1. Nguồn của nguyên tắc.
Được ghi nhận trong cả ĐƯQT và TQQT.
Điều 1 Hiến chương LHQ “phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc về quyền bình đẳng và dân tộc tự quyết, và thực thi các biện pháp phù hợp để củng
cố nền hoà bình phổ quát”.
Nghị quyết 1514 (XV) 1960 về Tuyên bố Trao độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa:
“Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, dựa trên quyền đó, các dân tộc tự do quyết định chế
độ chính trị của mình và tự do mưu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá”.
Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá.
2. Nội dung của nguyên tắc. about:blank 8/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
1. Các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của mình mà
không có sự can thiệp từ các quốc gia khác.
2. Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, không có hành
vi ngăn cản việc thực thi quyền này, và cần hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc và LHQ trong việc chấm
dứt chủ nghĩa thực dân và hiện thực hoá quyền này.
3. Quyền dân tộc tự quyết không cho phép chủ nghĩa thực dân tiếp tục tồn tại, không cho phép
một quốc gia cưỡng ép, bóc lột một dân tộc khác. Đối với các dân tộc thuộc địa hay lãnh thổ
không tự trị, LHQ giúp đỡ các dân tộc này thực thi quyền tự quyết.
Thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền cho riêng mình.
Liên kết tự do với một quốc gia khác
Sáp nhập vào một quốc gia khác.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 1. Khái niệm Pháp luật quốc gia:
+ Việc xác định một QPPL được ban hành rất rõ ràng và giá trị pháp lý cao thấp giữa các quy phạm đó.
+ VD của Việt Nam: nguồn nội dung và nguồn hình thức
Nguồn nội dung: căn nguyên, xuất xứ của pháp luật, được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào
đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật. (đườg lối, chủ trương của Đảng, nhu cầu quản
lý kinh tế - xã hội hay các học thuyết, tư tưởng pháp lý).
Nguồn hình thức là “phương thức tồn tại của các QPPL trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi
có thể cung cấp các QPPL, tức là các căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải
quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.
=> Khái niệm nguồn của LQT được định nghĩa khá tương tự như khái niệm nguồn hình thức trong Luật VN.
“Là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp lý quốc tế”.
“Điều 38 (1) quy định rằng khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, Toà ICJ sẽ áp dụng:
a. Điều ước quốc tế chung và riêng.
b. Tập quán quốc tế như là bằng chứng về thực tiễn chung được công nhận như luật.
c. Các nguyên tắc pháp luật chung được các quốc gia văn minh thừa nhận, và
d. Các nguồn bổ trợ để xác định các quy định pháp luật bao gồm án lệ và ý kiến của các học giả có uy tín cao.”
Điều 38 (1) được xem là quy định quan trọng nhất liệt kê các nguồn của LQT.
Các nguồn được liệt kê tại Điều 38 (1) được xem là các nguồn được công nhận chính thức của LQT.
Tuy nhiên, Điều 38 (1) không liệt kê tất cả các nguồn của LQT.
2. Phân loại các nguồn của LQT
2.1. Điều ước quốc tế.
Công ước Viên 1969 quy định tại Điều 2 khoản 1:
“ ĐƯQT là thoả thuận quốc tế bằng văn bản, được ký kết giữa các quốc gia và được điều chỉnh bởi
LQT, bất kể ghi nhận trong một hay nhiều văn kiện liên quan và bất kể hình thức cụ thể.”
Tương tự, Công ước Viên 1986 cũng quy định tại Điều 2 khoản 1:
“ĐƯQT là một thoả thuận quốc tế bằng văn bản được điều chỉnh bởi LQT và được ký kết giữa: i.
một hay nhiều quốc gia và một hay nhiều tổ chức quốc tế. ii.
giữa các tổ chức quốc tế với nhau
bất kể được ghi nhận trong một hay nhiều văn kiện liên quan và bất kể tên gọi cụ thể:.
2 yếu tố cấu thành 1 ĐƯQT: 1. Chủ thể ký kết about:blank 9/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế 2. Luật điều chỉnh
Chủ thể ký kết: các QG và các TCQT và các chủ thể khác của LQT.
+ Tất cả các QG đều có quyền năng ký kết ĐƯQT.
+ Các TCQT có quyền năng ký kết ĐƯQT là các TCQT liên chính phủ và không bao gồm các TCQT phi chính phủ.
Luật điều chỉnh bắt buộc của mọi ĐƯQT phải là LQT.
Pacta sunt servanda = ĐƯQT có hiệu lực sẽ ràng buộc tất cả các bên thành viên và các bên
thành viên có nghĩa vụ phải thực hiện ĐƯQT một cách thiện chí.
Pacta sunt servanda = vừa là quy định tập quán quốc tế, vừa là nguyên tắc chung của LQT và
là nguyên tắc cơ bản của LQT.
Toà ICJ gọi nguyên tắc này là “một trong các NTCB điều chỉnh việc xác lập và thực thi các
nghĩa vụ pháp lý, bất kể nguồn của các nghĩa vụ đó”. Nguyên tắc này không phải là một nghĩa
vụ tồn tại độc lập mà luôn đi kèm một nghĩa vụ khác trong LQT = thực thi các nghĩa vu đã tồn tại.
ĐƯQT = ràng buộc với các bên là thành viên
ĐƯQT = không ràng buộc với bên thứ ba, trừ khi bên đó đồng ý.
Về hiệu lực theo thời gian:
ĐƯQT sẽ bắt đầu có hiệu lực theo quy định của chính ĐƯQT đó hoặc theo thoả thuận của các
bên (Điều 24 (1) CƯV 1969).
Tuỳ từng điều ước quốc tế mà quy định về cách thức ĐƯQT có hiệu lực:
+ VD: Điều 110 (3) Hiến chương LHQ quy định Hiến chương có hiệu lực sau khi Anh, Mỹ, Liên Xô,
Pháp và Trung Quốc và đa số các quốc gia khác nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn.
Điều 84 (1) CƯV 1969 quy định Công ước có hiệu lực 30 ngày sau ngày văn kiện phê chuẩn thứ 35 được nộp lưu chiểu.
+ Điều 308 (1) CƯLB 1982 quy định Công ước có hiệu lực 12 tháng sau khi văn kiện phê chuẩn thứ
60 được nộp lưu chiểu.
Điều 24 (2) quy định: “Nếu điều ước không có quy định và các bên cũng không có thoả thuận,
điều ước sẽ có hiệu lực khi tất cả các bên ký kết thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc.
Điều 24 (3) quy định: “Đối với các quốc gia thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc sau khi ĐƯQT
có hiệu lực, ĐƯQT sẽ có hiệu lực vào ngày đó trừ hi ĐƯQT có quy định khác”.
Điều 28 quy định: “ĐƯQT không có hiệu lực hồi tố trừ khi có quy định hoặc thoả thuận giữa các bên
ĐƯQT sẽ chấm dứt hiệu lực theo quy định của chính điều ước đó hoặc khi thoả mãn các điều
kiện để huỷ bỏ và đình chỉ thi hành ĐƯQT. (Điều 54-68 CƯV 1969).
Về hiệu lực theo lãnh thổ:
Điều 29 quy định: ĐƯQT ràng buộc các quốc gia thành viên trên toàn bộ lãnh thổ của các quốc gia đó.
Các quốc gia có thể hạn chế phạm vi lãnh thổ áp dụng. Ví dụ những ĐƯQT về thương mại hay
dân cư dọc theo biên giới.
Hiệu lực của ĐƯQT còn có thể mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ của quốc gia.
+ VD: Hiệp ước về Mặt trăng và các thực thể không gian khác năm 1979; Các quy định của CƯLB
1982 về quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc quyền tài phán QG (Vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) hay vùng biển quốc tế (biển cả, vùng đáy biển quốc tế). 2.2. Tập quán quốc tế.
“Tập quán quốc tế như là bằng chứng về một thực tiễn chung được chấp nhận như luật”. Hai yếu tố cấu thành:
1. Thực tiễn chung = các hành vi, hoạt động của các quốc gia trên thực tế, và các hành vi, hoạt
động đó hình thành một motip ứng xử của các quốc gia khi gặp cùng một vấn đề.
Được chấp nhận như luật =
opinio juris = đảm bảo các quốc gia phải cảm thấy họ đang tuân thủ một nghĩa vụ pháp lý.
Tập quán quốc tế được xác định như thế nào? about:blank 10/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
+ Thực tiễn chung = (1) tính phổ biến và đại diện (2) tính nhất quán
Tính phổ biến và đại diện = số lượng quốc gia và phân bố của các quốc gia có hành vi cấu thành thực tiễn chung.
Tính nhất quán = nếu không có một thực tiễn nhất quán, tập quán quốc tế không thể hình thành.
Tuy nhiên cũng không cần nhất quán một cách tuyệt đối.
Opinio juris được xác định như thế nào?
+ Dựa vào hành vi của các quốc gia trên các diễn đàn đa phương (VD: thái độ của các quốc gia đối với
các nghị quyết của ĐHĐLHQ) Tập quán đặc thù:
+ Một số các quy định tập quán được hình thành trong quan hệ giữa một số quốc gia (tập quán khu
vực, tập quán địa phương).
+ Vụ Quyền qua lại trên lãnh thổ Ấn Độ: ICJ công nhận sự tồn tại của các tập quán đặc thù, cho dù nó
chỉ tồn tại giữa hai quốc gia.
+ ICJ công nhận rằng giữa Bồ Đào Nha và Ấn Độ có một tập quán địa phương cho phép Bồ Đào Nha
qua lại trên lãnh thổ Ấn Độ để đi đến hai thuộc địa nằm bên trong lãnh thổ Ấn Độ và qua lại giữa hai thuộc địa này.
+ Tập quán đặc thù cũng được xác định bởi: (1) Thực tiễn chung và (2) Opinio juris nhưng với phạm
vi các quốc gia giới hạn hơn và yêu cầu thoả mãn hai yếu tố này trong tập quán đặc thù sẽ cao hơn so với tập quán chung.
Tập quán quốc tế cũng có thể được xác định thông qua các án lệ quốc tế và các công trình
nghiên cứu của các học giả có uy tín.
Các cơ quan tài phán đôi khi không chứng minh thực tiễn chung và oipinio juris mà chỉ đơn
giản tuyên bố sự tồn tại của một quy định tập quán quốc tế.
+ VD: Các quy định trong Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế (Điều 2(1); Điều 31-33; Điều 60(3); Điều 62).
Về hiệu lực pháp lý:
Hiệu lực ràng buộc với tất cả các quốc gia. Ngoại lệ:
1. Các quy định tập quán đặc thù chỉ ràng buộc các quốc gia tham gia vào quá trình hình thành
nên quy định tập quán đó.
2. Một số quốc gia có thể không chịu ràng buộc của một quy định tập quán nếu quốc gia đó thể
hiện sự phản đối liên tục ngay từ đầu.
2.3. Các nguyên tắc pháp luật chung.
Được sử dụng trong trường hợp tránh toà ICJ phải ra phán quyết non liquiet.
Các NTPLC = nguồn để lấp khoảng trống pháp lý khi một tranh chấp không có quy định điều
ước hay tập quán điều chỉnh.
Các NTPLC = “một quy định pháp lý được chấp nhận chung”;
“một nguyên tắc pháp lý được công nhận rộng rãi và xác lập ổn định”; “một khái niệm pháp lý chung”.
Không có sự thống nhất về cách thức xác định các NTPLC.
Hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào trong LQT điều chỉnh thủ tục và bằng chứng xác định một NTPLC.
Có những NTPLC được bắt nguồn từ pháp luật quốc gia. VD: nguyên tắc lex specialis và lex posterior.
Các cơ quan tài phán quốc tế (ICJ) thường tuyên bố sự tồn tại của các NTPLC mà không có
bất kỳ sự chứng minh hoặc tiến hành so sánh pháp luật quốc gia hay các hệ thống pháp luật chính trên thế giới. about:blank 11/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
+ Ý kiến tư vấn Vụ Namibia: “Một trong các NTCB điều chỉnh quan hệ quốc tế quy định rằng khi một
bên đã từ bỏ hay không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên đó không còn các quyền mà chính bên đí
cho rằng xuất phát từ quan hệ pháp lý này”.
+ Vụ Quyền qua lại trên lãnh thổ Ấn Độ: “Có một quy định pháp lý được chấp nhận chung, cũng như
là quy định mà Toà đã áp dụng trong quá khứ, rằng một khi Toà đã thụ lý một tranh chấp một cách
hợp pháp, hành vi đơn phương chấm dứt toàn bộ hay một phần Tuyên bố (chấp nhận thẩm quyền của
Toà) của quốc gia bị đơn không thể tước bỏ thẩm quyền của Toà”.
Việc chứng minh NTPLC cũng có thể diễn ra trong qúa trình các thẩm phán trao đổi với nhau
khi đưa ra phán quyết. Điều 9 Quy chế ICJ quy định việc bầu chọn thẩm phán phải tính đến
“tính đại diện của các nền văn minh chính và của các hệ thống pháp luật chính yếu trên thế giới”.
ICJ cũng hay dựa vào chính các phán quyết trước đây của mình như là bằng chứng về sự tồn tại của các NTPLC.
Các NTPLC có phải là các nguyên tắc cơ bản của LQT hay không?
Các nguyên tắc cơ bản của LQT
Các nguyên tắc pháp luật chung
Là một nguồn của LQT.
7 quy định của LQT có ý nghĩa quan trọng nhất
trong toàn bộ hệ thống LQT (Điều 2 HCLHQ)
Là một nhóm các quy định có tầm quan trọng trong LQT
Có giá trị pháp lý và hiệu lực
Phải phụ thuộc vào nguồn mà các nguyên tắc này
ràng buộc tự chính chúng được ghi nhận
Quy phạm Jus cogens = quy phạm có hiệu lực pháp lý
cao nhất trong LQT, không
một quy phạm nào được trái với nó, bao gồm cả các NTPLC.
Về hiệu lực pháp lý:
- Có hiệu lực ràng buộc với tất cả các quốc gia.
2.4. Các nguồn bổ trợ của LQT a. Án lệ.
Sử dụng các quyết định trước đây vào các vụ việc đang được xem xét.
Về hiệu lực pháp lý và vai trò bổ trợ của án lệ.
Điều 59 Quy chế ICJ quy định các quyết định của Toà chỉ ràng buộc các bên trong vụ việc cụ thể.
+ Đối với các quốc gia trong vụ việc = án lệ có hiệu lực ràng buộc.
+ Đối với các quốc gia khác = án lệ là nguồn bổ trợ của LQT.
- Tính chất bổ trợ của án lệ = chỉ dấu để xác định sự tồn tại của các quy định, sử dụng để hỗ trợ giải
thích các quy định hoặc quan điểm pháp lý trong án lệ được xem là hợp lý để giải quyết tranh chấp
trong vụ việc đang được xem xét.
Ví dụ về việc các cơ quan tài phán sử dụng án lệ trong phán quyết của mình.
Về việc xác định một thoả thuận ràng buộc pháp lý (hay cách thức xác định một thoả thuận như thế
nào được coi là một điều ước quốc tế. Trong Vụ kiện Biển Đông, Toà Trọng tài theo Phụ lục VII đã đưa ra lập luận sau:
“Để cấu thành một thoả thuận ràng buộc, một văn kiện phải cho thấy ý định rõ ràng về việc xác lập
quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Ý định rõ ràng này được xác định thông qua lời văn của văn kiện và
hoàn cảnh cụ thể mà văn kiện được thông qua. Thực tiễn sau này của các bên ký kết văn kiện cũng có
thể hỗ trợ việc xác đinh bản chất của văn kiện. Cách thức xác định này được cả hai bên chấp nhận và
đã được xác nhận trong một số các vụ việc quốc tế, bao gồm Vụ thềm lục địa Biển Aegean, Vụ Tranh
chấp lãnh thổ và phân định biển giữa Qatar và Bahrain và Vụ Biên giới trên đất liền và trên biển giữa Cameroon và Nigeria”. about:blank 12/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
Các cơ quan tài phán rất chú trọng đến việc bảo đảm tính nhất quán của án lệ. Tuy nhiên, thẩm
phán Abraham của Toà ICJ đã đưa ra nhận định: “Án lệ không phải là bất khả xâm phạm, và
rằng Toà luôn có quyền thay đổi án lệ của mình, nếu như một cách ngoại lệ, Toà xét rằng có lý
do xác đáng để làm như thế, ví dụ như do sự thay đổi trong hoàn cảnh chung xung quanh một
số giải pháp pháp lý nhất định”.
Vụ Giải thích các Hiệp ước hoà bình, một số các quốc gia cho rằng ICJ nên từ chối cho ý kiến
tư vấn vì câu hỏi mà Đại hội đồng đưa ra là một tranh chấp giữa các quốc gia, và nếu không có
sự đồng ý của các bên tranh chấp giữa các quốc gia, và nếu không có sự đồng ý của các bên
tranh chấp ICJ không có thẩm quyền giải quyết. Các quốc gia này viện dẫn Vụ Đông Carelia
của Toà PCIJ năm 1927 trong đó Toà từ chối cho ý kiến tư vấn vì không có sự đồng ý của một
bên tranh chấp là Nga. Toà ICJ không chấp nhận việc viện dẫn Vụ Đông Carelia.
Giữa các án lệ cũng có sức nặng khác nhau tuỳ thuộc cơ quan tài phán đưa ra các án lệ đó. Án
lệ của các Toà thường trực thường có sức nặng hơn các án lệ của trọng tài ad hoc.
b. Ý kiến các học giả có uy tín cao.
Được thể hiệ qua các công trình nghiên cứu khoa học: giáo trình, sách chuyên khảo hay các bài báo khoa học.
Các học giả cần có uy tín cao nhất trong lĩnh vực pháp lý liên quan của nhiều quốc gia. Tuy
nhiên không có tiêu chí cụ thể để đánh giá học giả có uy tín cao là như thế nào.
Đôi khi các văn bản của các nhóm, tổ chức, cơ quan chuyên môn cũng có thể được xếp vào
nhóm ý kiến các học giả. (VD dự thảo của ILC; các công trình của IRCR).
Vai trò của ILC: được ĐHĐLHQ thành lập vào năm 1947 với 34 thành viên chuyên môn được
công nhận về LQT do ĐHĐ bầu chọn từ danh sách đề cử của các quốc gia.
1. Thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của LQT: nghiên cứu, dự thảo các công ước trong các lĩnh vực
chưa có quy định của LQT điều chỉnh hoặc LQT chưa phát triển đầy đủ từ thực tiễn các quốc gia.
2. Pháp điển hoá LQT: diễn đạt chính xác và có hệ thống các quy định của LQT trong các lĩnh vực
mà thực tiễn quốc gia, án lệ và học thuyết đã phát triển sâu rộng.
Về hiệu lực pháp lý:
Không có bất kỳ hiệu lực pháp lý nào đối với các quốc gia, bởi đơn giản đây là ý kiến của một
cá nhân hoặc một nhóm các chuyên gia.
Ý kiến học giả có sức nặng kém hơn so với án lệ nhưng sẽ phong phú, bao quát hơn so với án
lệ. Nhưng thực tế, các cơ quan tài phán rất hiếm khi
các cơ quan tài phán trích dẫn ý kiến học
giả mặc dù có tham khảo.
2.5. Các nguồn khác của LQT.
a. Hành vi pháp lý đơn phương
Không nằm trong danh sách Điều 38(1) Quy chế ICJ.
Hành vi pháp lý đơn phương có thể tạo ra nghĩa vụ cho quốc gia thực hiện hành vi. Câu hỏi đặt
ra liệu hành vi pháp lý đơn phương có thể được coi là một nguồn của LQT hay không?
ICJ đã xem xét giá trị của hành vi pháp lý đơn phương lần đầu tiên trong Vụ Thử hạt nhân
(Australia và New Zealand c/ Pháp)
+ “Có sự công nhận rộng rãi rằng các tuyên bố được đưa ra thông qua hành vi đơn phương, liên quan
đến tình huống thực tế hay pháp lý, có thể có hiệu lực tạo ra nghĩa vụ pháp lý…Dạng cam kết như thế này…là ràng buộc”.
+ Căn cứ để Toà đưa ra nhận định trên là dựa vào nguyên tắc thiện chí.
Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi đơn phương đều ngầm định một nghĩa vụ.
Yếu tố quan trọng nhất để một hành vi pháp lý đơn phương tạo ra nghĩa vụ pháp lý là ý định
chịu ràng buộc của quốc gia thực hiện hành vi.
Hình thức không phải là yếu tố quan trọng
+ Trong Vụ Thử hạt nhân, các tuyên bố do TT Pháp và các quan chức cấp cao của CP Pháp đưa ra đã
xem là tạo ra nghĩa vụ pháp lý cho Pháp vì:
1. Người đưa ra tuyên bố có tư cách đại diện cho Pháp about:blank 13/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
2. Nội dung chi tiết của các tuyên bố
3. Hoàn cảnh mà tuyên bố được đưa ra
+ Toà cho rằng với bản chất đơn phương, hành vi đơn phương hình thành nên nghĩa vụ pháp lý không
cần thiết phải mang tính có đi có lại hay cần sự chấp nhận hay trả lời của các quốc gia khác.
Các nguyên tắc định hướng áp dụng cho các tuyên bố đơn phương của các quốc gia có khả
năng tạo ra nghĩa vụ pháp lý của ILC (thông qua năm 2006)
1. Nội dung của tuyên bố
2. Tất cả hoàn cảnh xung quanh việc đưa ra tuyên bố
3. Các phản ứng đối với tuyên bố
4. Được đưa ra bởi những người có thẩm quyèn đại diện quốc gia
5. Các tuyên bố có thể đưa ra bằng lời nói hoặc văn bản
6. 6) Đối tượng nhận tuyên bố có thể là một hay một vài quốc gia hay thực thể khác hoặc là cộng
đồng quốc tế nói chung.
7. (7) Các tuyên bố tạo ra nghĩa vụ pháp lý cần phải được nêu ra bằng lời văn rõ ràng và cụ thể. 8. (8)
9. (9) Các nghĩa vụ trái với jus cogens đều sẽ vô hiệu.
10. (10) Một khi nghĩa vụ pháp lý đã phát sinh thì quốc gia liên quan không thể tuỳ tiện rút lại.
b. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
Là các quyết định được tổ chức quốc tế đưa ra hoặc các cơ quan của tổ chức đó đưa ra trong
phạm vi quyền hạn của mình theo quy định của TCQT.
Nghị quyết của ĐHĐLHQ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của LQT.
Về hiệu lực pháp lý:
Có thể có hiệu lực ràng buộc đối với quốc gia thành viên. VD Nghị quyết HĐBA có giá trị ràng
buộc còn Nghị quyết ĐHĐ thông thường không có hiệu lực ràng buộc mà mang tính khuyến nghị.
Các NQ của TCQT thể hiện ý chí chung của các quốc gia thành viên => tác động đến phương
hướng mà LQT sẽ phát triển trong tương lai.
Các NQ cũng có thể là bằng chứng về thực tiễn chung và opinio juris của LQT. c. Luật mềm
Thuật ngữ được sử dụng để chỉ các văn bản hay quy định mà bản chất không phải là luật nhưng
có tầm quan trọng trong quá trình phát triển của LQT.
Về hiệu lực pháp lý:
Không phải là luật nên không có hiệu lực pháp lý ràng buộc các chủ thể của LQT, có vai trò
tương tự như NQ của các TCQT.
Nếu được chấp nhận trên thực tế có thể dẫn đến việc hình thành một quy định LQT trong TQQT hay ĐƯQT.
VD: Các NQ của ĐHĐLHQ trước Hội nghị Luật Biển lần thứ ba liên quan đến việc áp dụng
nguyên tắc di sản chung của nhân loại cho vùng đáy biển quốc tế. Từ 1967-1973, ĐHĐLHQ đã
có các NQ không ràng buộc thể hiện ý định đặt vùng đáy biển bên ngoài quyền tài phán quốc
gia và tài nguyên của vùng này dưới quy chế di sản chung của nhân loại và đã được ghi nhận
vào phần XI của UNCLOS 1982.
LUẬT THỤ ĐẮC LÃNH THỔ
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Chủ quyền lãnh thổ: thẩm quyền đẩy đủ và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ. Danh nghĩa chủ
quyền (title of sovereignty) vs danh nghĩa quản lý (title of administration) đối với một vùng đất
• Các quốc gia thực hiện quản thác các vùng lãnh thổ theo Chương XII của Hiến chương LHQ có danh
nghĩa quản lý đối với các vùng lãnh thổ dựa vào các hiệp định được ký kết với LHQ
• Có 11 vùng lãnh thổ quản thác do các thành viên Hội đồng quản thác LHQ (Anh, Pháp, Mỹ, TQ,
Nga) và các thành viên khác chia nhau quản lý.
• 1994 Hội đồng quản thác giải thể, Palau là lãnh thổ quản thác cuối cùng trở thành thành viên của
LHQ. Học thuyết Uti Possidetis: chuyển đổi các giới hạn hành chính cũ thànhcác đường biên giới giữa
các quốc gia mới (Frontier Dispute [Burkina Faso/Mali] paras 20–26; Land, Island and Maritime
Frontier Dispute [El Salvador/Honduras] paras 40–43) about:blank 14/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
• Được áp dung đầu tiên trong bối cảnh độc lập của các quốc gia Mỹ La Tinh vào TK 19, sau đó trong
bối cảnh phi thuộc địa Châu Phi và gần đây là trong việc hình thành các quốc gia mới từ sự tan rã của
Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nam Tư cũ
1. CHUYỂN NHƯỢNG Quốc gia chuyển nhượng một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình cho
một quốc gia khác thông qua một điều ước quốc tế hoà bình và tự nguyện; Yêu cầu: điều ước về
chuyển nhượng phải có hiệu lực pháp lý (xem Công ước Viên 1969 về ĐƯQT) Chủ yếu diễn ra trong
quá khứ, gắn liền với chế độ quân chủ; Ví dụ: Nga chuyển nhượng Alaska cho Mỹ năm 1867 với số
vàng trị giá 7,2 triệu đô la; Tây Ban Nha chuyển nhượng Porto Rio, đảo Guam và Philippines cho Mỹ
sau khi thua trong chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha năm 1898.
2. DO SỰ THAY ĐỔI CỦA TỰ NHIÊN Trong trường hợp một vùng lãnh thổ mới xuất hiện theo tiến
trình vận động của tự nhiên trong phạm vi lãnh thổ hiện có của một quốc gia thì quốc gia đó có quyền
xác lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ mới được hình thành này; Ví dụ: một số hòn đảo mới xuất
hiện do núi lửa phun trào dưới biển như đảo Niijima của Nhật Bản năm 2013
3. CHIẾM HỮU Thụ đắc lãnh thổ với vùng đất vô chủ (terra nullius) – lãnh thổ tại thời điểm thụ đắc
không thuộc về bất kỳ quốc gia nào hoặc đã từng là lãnh thổ của một quốc gia nhưng sau đó bị từ
bỏ/bỏ rơi (res derelicta). Các hình thức chiếm hữu: (i) Phát hiện = có chủ quyền với vùng đất được
phát hiện; phổ biến ở giai đoạn thế kỷ XV và XVII; (ii) Chiếm hữu tượng trưng: đặt chân lên vùng đất
mới và lưu lại chứng cứ. Thuyết Quyền chiếm hữu tượng trưng đòi hỏi 2 yếu tố: phải có sự tiếp xúc
vật chất giữa đối tượng bị chiếm hữu và người chiếm hữu và người chiếm hữu phải thể hiện bằng hành
động ý chí của mình là muốn chiếm hữu lãnh thổ ấy. (iii) Chiếm hữu thực sự: quốc gia được công
nhận là chủ sở hữu vùng đất mới nếu ngoài việc phát hiện đầu tiên phải thực hiện các hành động thực
tế tiếp theo đó, bao gồm: + Thông báo việc chiếm hữu cho các nước thành viên tham gia Hiệp định
(Hiệp định Berlin thông qua nghị quyết về Châu Phi năm 1885) và + Duy trì quyền lực một cách phù
hợp trên lãnh thổ được chiếm hữu.
CHIẾM HỮU THỰC SỰ CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ KHI Vùng đất, đảo bị chiếm hữu phải là một lãnh
thổ vô chủ không nằm hoặc không còn nằm trong hệ thống địa lý hành chính của quốc gia nào;Việc
chiếm hữu phải là hành động của Nhà nước (hoặc công ty được NN trao quyền); Việc chiếm hữu phải
thực sự, rõ ràng: Nhà nước thiết lập cơ chế kiểm soát, quản lý, bảo vệ vùng lãnh thổ đã chiếm hữu và
thực hiện trên thực tế thực thi quyền tài phán ở đó (trừ những vùng lãnh thổ không thể sinh sống);
Tính hòa bình của sự chiếm hữu, việc chiếm hữu phải công khai và được dư luận đương thời chấp
nhận (Hay việc chiếm hữu phải không theo một cách trái với pháp luật quốc tế đương thời)
4. THỤ ĐẮC THEO THỜI HIỆU (ACQUISITIVE PRECRITION) Thụ đắc theo thời hiệu là cách
thức thụ đắc bằng việc chiếm hữu hữu hiệu đối với các lãnh thổ KHÔNG phải lãnh thổ vô chủ, hoặc
lãnh thổ có được một cách bất hợp pháp hoặc lãnh thổ mà hoàn cảnh lúc thụ đắc không rõ để biết hnh
hợp pháp của hành vi thụ đắc. Điều kiện: (i) quốc gia phải thực hiện danh nghĩa chủ quyền (à qtre de
souverain) đối với lãnh thổ; (ii) chiếm hữu lãnh thổ hoà bình và không bị gián đoạn; (iii) chiếm hữu
kéo dài trong một khoảng thời gian hợp lý
(i) Quốc gia phải thực hiện danh nghĩa chủ quyền đối với lãnh thổ; • Quốc gia phải thể hiện một cách
rõ ràng ý định và thẩm quyền để thực hiện danh nghĩa chủ quyền. • Vụ tranh chấp chủ quyền đối với
Perda Branca/Palau Batu (Malaysia v. Singapore): Singapore đã có các hoạt động điều tra các vụ đắm
tàu ở đảo, duy trì và vận hành hải đăng...à toà cho rang Singapore đã có danh nghĩa chủ quyền đối với đảo
(ii) Chiếm hữu lãnh thổ hoà bình và không bị gián đoạn • Không bị phản đối bởi quốc gia có chủ
quyền trước đó đói với lãnh thổ. • Vụ Đền Preah Vihear (Campuchia v. Thái Lan): Thái Lan đã mặc
nhận trong nhiều năm thông qua việc không phản đối bản đồ thể hiện đền Preah Vihear nằm ở phía Campuchia
(iii) Chiếm hữu kéo dài trong một khoảng thời gian hợp lý • Không có con số cố định và thống nhất
song theo Gro\us, khoảng thời gian hợp lý phải ít nhất là 100 năm;
CHIẾM HỮU THỰC SỰ THỤ ĐẮC THEO THỜI HIỆU• Hàm ý quyền sở hữu lãnh thổ về pháp lý và
trên thực tế; • Chỉ đòi hỏi sự thực hiện chủ quyền quốc gia trên thực tế đối với lãnh thổ đó mặc dù
trong nột thời gian dài, về mặt pháp lý vùng lãnh thổ đó không phải là bộ phận lãnh thổ của quốc gia; •
Thực hiện đối với những lãnh thổ vô chủ, hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi. • Thực hiện đối với những lãnh thổ không phải là vô chủ
5. XÂM CHIẾM Quốc gia sử dung vũ lực để sát nhập một phần lãnh thổ của quốc gia khác vào quốc
gia mình; Là một hình thức thụ đắc lãnh thổ hợp pháp khi chưa có sự ra đời của LPQT hiện đại;
Nguyên tắc cấm đe doạ sử dụng và sử dung vũ lực à xâm chiếm không còn hợp pháp about:blank 15/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
6. ĐIỀU ƯỚC/PHÁN QUYẾT VỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ Điều ước quốc tế nhằm xác định đường
biên giới, phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia liền kề nhau. Phán quyết của các toà quốc tế nhằm giải
quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ; Đây là hình thức thụ đắc quan trọng và phổ biến nhất hiện
nay bởi tính thống nhất rõ ràng và hiệu lực cao của phương pháp này
XÁC LẬP ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN
TẠO LẬP ĐƯỜNG BIÊN GIỚI Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này
với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền; Quá trình: hoạch
định biên giới à phân định đường biên giới và cắm mốc trên thực địa à quản lý đường biên giới. Phân
loại: biên giới nội địa và biên giới quốc tế; đường biên giới tự nhiên và nhân tạo
Phân loại của Bogg về các thể loại đường biên giới: Theo Khoa học tự nhiên Dãy núi Đường sống núi,
Đường phân chia nước, Sa mạc, Hồ, vịnh, sông, kênh đào Đường trung tuyến, Tuyến hàng hải chính,
Bờ hay mép...Theo hình học, Đường thẳng, Cung vòng tròn, Đường song song hoặc cách đều bờ biển, bờ song, vĩ tuyến
Xác định đầy đủ: Mô tả đường biên giới đầy đủ và tỉ mỉ đến mức việc phân định chỉ đơn giản là việc
vẽ bản đồ thông thường; Xác định đầy đủ với quyền được điều chỉnh: xác định đường biên giới dựa
vào các dữ lieu nắm được và một điều khoản bổ sung thẩm quyền cho cán bộ phân định được phép
khuyến nghị điều chỉnh. Có thể điều chỉnh khi có dãy núi, hoặc địa hình tự nhiên nào khác có hình
dáng gần giống với các đường phân định...Xác định bằng các điểm chuyển hướng: pp thông dung,
vạch đường biên giới bang các điểm chuyển hướng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG BIÊN GIỚI Xác định bằng hướng và khoảng cách:
thường được áp dụng cùng với pp xác định điểm chuyển hướng. Xác định bằng một khu vực: xác định
một khu vực mà tại đó đường biên giới cần được phân định. Vd các đoạn là các đường “phải được
vạch trên mặt đất đi qua phía Tây của ...và phía Đông của ...” Xác định bằng các đặc điểm của địa
hình: Xác định đường biên giới có thể ghi là đi đường biên giới đi theo một con sông, một dãy núi,
một đường phân thuỷ hay hồ nào đó mà không giải thích chi `ết hướng của đường biên giới dọc theo
địa hình. Xác định theo nguyên tắc: áp dụng cho một phần đường biên giới, theo phân chia của các bộ lạc.
HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG BIÊN GIỚI Hoạch định biên giới là bước đầu Aên của quá trình xác định
biên giới, nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới, là quá trình các bên cùng thỏa thuận xác
định phương hướng, vị trí, Unh chất của đường biên giới trên văn bản, điều ước, kèm theo các tài liệu
cần thiết và bản đồ mô tả chi Aết đường biên giới theo thỏa thuận.
Các phương pháp hoạch định: (i) xác định đầy đủ; (ii) xác định đầy đủ với quyền được điều chỉnh; (iii)
bằng các điểm chuyển hướng chính; (iv) bằng phương hướng và khoảng cách; (v) bằng một khu vực;
(vi) bằng các đặc điểm của địa hình; (vii) xác định theo nguyên tắc B2. PHÂN GIỚI CẮM MỐC Các
đường biên giới trên đất liền được đánh dấu bằng các vật thể trồi trên mặt đất, như cột mốc, cọc dấu,
tảng đá, biển hiệu...B3. QUẢN LÝ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI Thông qua các Uỷ ban hỗn hợp giữa hai nước
Các vấn đề nhân quyền và nhân đạo trong LQT
Khái quát về quyền con người: Quyền con người là gì? Quyền con người là những bảo đảm pháp lý
toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành
động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép
(entitlements) và tự do cơ bản của con người (fundamental freedoms).
Đặc điểm chung của quyền con người: Tính phổ biến- Universal, Tính không thể bị tước đoạt –
Inalienable, Tính phụ thuộc lẫn nhau –Interdependent, Tính không thể bị phân chia –Indivisible
Các thế hệ quyền con người: Quyền dân sự, chính trị - Quyền tập thể -Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội about:blank 16/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
Luật Nhân quyền quốc tế: Định nghĩa: “Là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, điều chỉnh
quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc bảo vệ, thực hiện và phát triển các quyền cơ bản của
con người ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu”
Nguồn chính: Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người 1948, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Các công
ước quốc tế phổ cập về quyền con người. CƯ về các quyền dân sự và chính trị 1966, CƯ về các quyền
kinh tế, xã hội, văn hoá 1966, Các công ước điều chỉnh chuyên biệt
Nghĩa vụ quốc giaTôn trọng (Respect) Bảo vệ (Protect) Thực hiện (Fulfill)
• Thẩm quyền quốc gia:,Áp dụng biện pháp hạn chếtrong trường hợp khẩn cấp. Áp đặt giới hạn lên
việc thực thi các quyền. Cơ chế đảm bảo thực thi quyền con người: Cơ chế Liên Hợp Quốc: Hội đồng
Nhân quyền (Human Rights Council) 47 thành viên được ĐHĐ bầu chọnCác thủ tục hoạt động: Quỹ
Ủy thác hỗ trợ LDCs/SICs, Thủ tục đặc biệt: Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (Universal Periodic
Review), Thủ tục khiếu nại. Cơ chế điều ước: Các ủy ban được thành lập theo các CƯ chuyên biệt:
Xem xét báo cáo quốc gia, Xem xét đơn khiếu nại. Điều tra quốc gia: Đưa ra các bình luận chung về các điều khoản trong CƯ
2. Luật Nhân đạo quốc tế: Là luật pháp quốc tế áp dụng trong xung đột vũ trang
• Vai trò: Hạn chế áp dụng các phương tiện, phương pháp gây chiến Bảo hộ cá nhân trong xung đột
Xác lập trách nhiệm của các chủ thể vi phạm các nguyên tắc của Luật NĐQT
Phạm vi áp dụng:Chiến tranh (Declared war), Lãnh thổ chiếm đóng (Occupation), Xung đột vũ trang
(Armed conflict). Nguyên tắc của Luật Nhân đạo quốc tế: Nguyên tắc phân biệt (Principle of
distinction) Nguyên tắc tương xứng (Principle of proportionality) Nguyên tắc cẩn trọng (Principle of precaution)
Luật Hình sự quốc tế: Xử lý các vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế• Hệ thống các Tòa án hình sự quốc tế:
International Criminal Court (ICC). International Criminal Tribunal for Rwanda (ICTR). International
Criminal Tribunal for the former Yugoslavia (ICTY)
Các tội danh bị xét xử: 1. Diệt chủng (Genocide): hành vi nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một
nhóm người do những đặc điểm về sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch của họ 2. Tội ác chống lại loài người
(Crime against humanity): hành vi tấn công trên diện rộng và có hệ thống nhắm vào một nhóm dân cư
3. Tội ác chiến tranh (War crime): các hành vi vi phạm Luật Nhân đạo quốc tế 4. Tội ác xâm lực
(Crime of aggression): lên kế hoạch, chuẩn bị, phát động và tiến hành một cuộc xâm lược
Luật Tổ chức quốc tế 1. Khái quát chung
Tổ chức quốc tế ra đời nhằm mục đích gì?
Gắn liền với sự phát triển của các quốc gia và nhu cầu hợp tác quốc tế.
Hình thức hợp tác quốc tế đầu tiên: từ thế kỷ XVII với sự ra đời của Hoà ước Westphalie 1684.
Tiếp sau đó là sự ra đời của các hình thức hợp tác khác.
+ Dưới dạng hội nghị quốc tế (Paris 1856; Berlin 1871..)
+ Hiệp hội chức năng trong những lĩnh vực cụ thể (Uỷ ban sông Rhine 1815; Liên minh điện tín
quốc tế 1865; Liên minh bưu chính quốc tế 1874…)
+ Tổ chức quốc tế phi chính phủ (Hội Chữ thập đỏ quốc tế 1863; Hiệp hội Luật quốc tế 1973).
- Đến nay có khoảng 300 tổ chức quốc tế liên chính phủ và hơn 68.000 tổ chức quốc tế (bao gồm
những TCQT đã, đang và không còn hoạt động). 1.1. Định nghĩa
Chưa có định nghĩa toàn diện, thống nhất về tổ chức quốc tế.
ILC định nghĩa trong Điều khoản về Trách nhiệm của tổ chức quốc tế: “Tổ chức quốc tế là
một tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở của một điều ước quốc tế hay văn kiện khác được about:blank 17/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
điều chỉnh bởi LQT và mang tư cách pháp lý quốc tế riêng. Tổ chức quốc tế có thể bao gồm
thành viên là các quốc gia và các thực thể khác”.
Theo định nghĩa trên, các tổ chức quốc tế có đặc trưng:
1. Thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc các văn kiện khác được điều chỉnh bởi luật quốc tế.
2. Có tư cách pháp lý riêng.
3. Thành viên là các quốc gia hoặc các thực thể khác.
Tổ chức phi chính phủ là gì? Điểm khác so với tổ chức liên chính phủ? Trả lời:
Theo LHQ thì tổ chức quốc tế phi chính phủ là:
+ Một tổ chức không vì lợi nhuận, không thuộc chính phủ, được tổ chức theo các cấp địa phương, quốc gia và quốc tế;
+ Thực hiện các chức năng trợ giúp nhân đạo, chuyển tải ý kiến người dân đến với chính phủ.
+ Giám sát việc thực hiện chính sách và khuyến khích người dân tham gia vào các tổ chức xã hội
dân sự tại cộng đồng.
Tại Việt Nam, có 2 loại hình tổ chức phi chính phủ: TCPCP nước ngoài và TCPCP trong nước.
+ TCPCPNN là các “tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức
xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, có hoạt động hỗ trợ phát triển,
viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại VN”. 1.2. Tư cách pháp lý
Vụ Yêu cầu khắc phục hậu quả phát sinh khi phục vụ cho LHQ năm 1949, trong ý kiến tư
vấn của mình ICJ đã cho rằng “chủ thể của luật pháp trong bất kỳ hệ thống pháp lý nào cũng
không nhất thiết phải giống nhau về bản chất hay phạm vi các quyền của chúng; bản chất của
chúng phụ thuộc vào yêu cầu của từng cộng đồng”.
Xét riêng Liên Hợp Quốc, Toà cho rằng Tổ chức này có tư cách pháp lý của một chủ thể của
LQT, bởi vì nhu cầu từ đời sống quốc tế ngày càng tăng về hợp tác giữa các quốc gia.
ICJ cho rằng tư cách pháp lý của tổ chức quốc tế tồn tại một cách khách quan và độc lập
không phụ thuộc vào việc quốc gia có công nhận tư cách đó hay không. 1.3. Phân loại
a. Tiêu chí thành viên.
Có thể có từ ba thành viên trở lên tuỳ thuộc vào độ lớn của tổ chức quốc tế đó.
Các thành viên có thể đến từ cùng một khu vực địa lý hoặc khắp các châu lục trên thế giới. Phân loại:
+ Tổ chức quốc tế toàn cầu: không giới hạn số lượng thành viên nếu đáp ứng đủ các điều kiện để trở
thành thành viên của tổ chức đó. VD Liên Hợp Quốc (193 thành viên); WTO (164 thành viên).
+ Tổ chức khu vực: thành viên đến từ một khu vực địa lý nhất định với chức năng và thẩm quyền
hoạt động cũng giới hạn ttong phạm vi địa lý đó, nên số lượng bị giới hạn. VD EU, ASEAN…
+ Tổ chức liên khu vực: tập hợp các thành viên không nhất thiết cùng một khu vực địa lý nhưng có
chung mục đích khi tham gia vào lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế. VD NATO, OPEC, OECD… b. Chức năng.
Các tổ chức quốc tế có thể được phân loại theo các chức năng của tổ chức. Phân loại:
+ Tổ chức quốc tế chỉ thực hiện một chức năng. VD các Toà án quốc tế (ICJ, ITLOS,…)
+ Đa số các tổ chức quốc tế đều thực hiện cùng lúc nhiều chức năng. VD WTO (giám sát thực thi
các hiệp định WTO, cung cấp diễn đàn để đàm phán thương mại, theo dõi các chính sách thương
mại của các quốc gia, giải quyết tranh chấp…)
c. Tiêu chí phạm vi, lĩnh vực hoạt động.
Tổ chức quốc tế chung: hoạt động trong mọi lĩnh vực và thúc đẩy các hợp tác toàn diện. VD
ASEAN, EU, Liên Hợp Quốc… about:blank 18/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
Tổ chức quốc tế chuyên môn: hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực cụ thể. VD WTO, WHO, ILO, WIPO…
Các tổ chức quốc tế cũng được phân chia theo:
+ Tổ chức quốc tế thường trực (như dựa vào cơ cấu tổ chức) với các cơ quan và bộ máy hoạt động thường xuyên.
+ Tổ chức ad-hoc được thành lập dựa trên cơ sở vụ việc và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
+ Tổ chức độc lập và các tổ chức thuộc một tổ chức lớn hơn. VD UNICEF, UNEP, UNESCO thuộc Liên Hợp Quốc.
- Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới
2. Luật các tổ chức quốc tế a. Định nghĩa.
Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá
trình thành lập, tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.
Các quy phạm pháp luật quốc tế này do các chủ thể của LQT xây dựng và thực thi trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. b. Nguồn. Điều ước quốc tế. Tập quán quốc tế.
Các nguyên tắc pháp luật chung Các nguồn bổ trợ.
+ Điều ước quốc tế: các tổ chức quốc tế thường được thành lập dựa trên cơ sở của một điều
ước quốc tế, thường gọi là văn kiện thành lập tổ chức. Văn kiện này quy định những vấn đề cơ
bản của tổ chức quốc tế như mục tiêu, các nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, chức năng,
quyền hạn…và sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các thành viên của tổ chức.
+ Tập quán quốc tế: ghi nhận các nguyên tắc điều chỉnh các tổ chức quốc tế, đặc biệt các tập
quán trong quan hệ ngoại giao, liên quan đến các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho tổ chức
quốc tế và các nhân viên của tổ chức quốc tế.
+ Nguồn bổ trợ: phán quyết của các TAQT hay chính nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
c. Các nguyên tắc hoạt động của các tổ chức quốc tế.
Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng quyền năng chủ thể độc lập của tổ chức quốc tế.
Các thành viên tham gia tổ chức quốc tế một cách tự nguyện, không bị ép buộc khi tham gia,
rút khỏi cũng như khi cam kết hay thực thi các nghĩa vụ thành viên của tổ chức quốc tế đó. Nguyên tắc bình đẳng.
Bảo đảm các thành viên của tổ chức quốc tế có địa vị pháp lý bình đẳng trong các hoạt động
của tổ chức quốc tế.
VD các thành viên có số phiếu bằng nhau, số lượng đại diện bằng nhau tại các phiên họp và
khi thông qua quyết định của tổ chức quốc tế.
Ngoại lệ một số tổ chức quốc tế quy định một vài thành viên có số phiếu nhiều hơn hoặc có
nhiều quyền hơn khi thông qua quyết định của tổ chức quốc tế. VD IMF, WB.
d. Khía cạnh thể chế của tổ chức quốc tế.
Thành viên: dựa trên các quy định của Điều lệ và thực tiễn hoạt động của tổ chức quốc tế.
+ Bao gồm thành viên đầy đủ, thành viên liên kết hay quan sát viên.
Thành viên đầy đủ: đáp ứng đủ các tiêu chí và điều kiện trở thành thành viên, hoàn thành tất
cả các thủ tục gia nhập và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thành viên theo quy định của tổ chức quốc tế.
Thành viên liên kết: là các lãnh thổ thuộc địa hoặc phi tự trị được phép tham gia vào các tổ
chức quốc tế nhưng bị giới hạn một số quyền so với các thành viên là quốc gia (quyền bỏ
phiếu, không có đại diện tại các cơ quan chính của tổ chức quốc tế). about:blank 19/26 23:39 2/8/24 Luật-quốc-tế
Quan sát viên: cho phép các thực thể chưa là thành viên có thể tham gia một số hoạt động của
tổ chức trước khi quyết định gia nhập, họ được tham gia phiên họp nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Đa số các tổ chức quốc tế đều quy định thành viên là các quốc gia. Tuy nhiên các lãnh thổ
không phải quốc gia độc lập, các nhóm quốc gia hay các tổ chức quốc tế cũng có thể trở thành
thành viên của tổ chức quốc tế. VD Hồng Kong (thành viên WTO); EU (thành viên)
Tư cách thành viên của tổ chức quốc tế bắt đầu khi tổ chức quốc tế được thành lập; quốc gia
gia nhập tổ chức quốc tế với tư cách thành viên mới hoặc quốc gia được kết nạp trở lại thành
thành viên của tổ chức quốc tế.
Thành viên sáng lập tổ chức quốc tế: quyền thảo luận, cho ý kiến và thông qua điều lệ của tổ chức quốc tế.
Cơ cấu tổ chức: cơ quan toàn thể, cơ quan không toàn thể và ban thư ký.
Cơ quan toàn thể: đại diện tất cả các thành viên của tổ chức, hoạt động theo chế độ hội nghị và có
thẩm quyền đưa ra những quyết định quan trọng của tổ chức.
+ Cơ quan không toàn thể: đại diện của một số thành viên, nhóm họp thường xuyên và thực hiện các
công việc giữa thời gian diễn ra các phiên họp toàn thể.
+ Ban Thư ký: thực hiện các nhiệm vụ hành chính, hỗ trợ hoạt động cho các cơ quan chính của tổ chức quốc tế.
- Về thủ tục thông qua quyết định: đồng thuận và bỏ phiếu.
+ Đồng thuận: là hình thức thông qua quyết định khi tất cả các quốc gia thành viên của các cơ quan
tổ chức quốc tế đều đồng ý với quyết định đó.
+ Bỏ phiếu: bỏ phiếu nhất trí và bỏ phiếu đa số.
Bỏ phiếu nhất trí: cần đạt được sự đồng ý của tất cả các thành viên của tổ chức.
Bỏ phiếu đa số: yêu cầu một lượng đa số nhất định. 3. Liên Hợp Quốc
a. Lịch sử hình thành.
Cụm từ Liên Hợp Quốc được Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt sử dụng lần đầu tiên trong
Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc ký kết tại Washington D.C vào ngày 11/1/1942, trong đó 26
quốc gia khẳng định cam kết tiếp tục đấu tranh chống phát xít, chấp nhận các nguyên tắc đưỡ
đề ra tại Hiến chương Atlantic.
Hơn 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị San Francisco (4/1945) và dự thảo văn kiện Hiến chương LHQ.
LHQ chính thức thành lập vào ngày 24/10/1945 với 51 quốc gia thành viên sáng lập, trở thành
tổ chức quốc tế liên chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Hiến chương gồm 19 chương, 111 điều khoản. b. Mục tiêu. Điều 1 Hiến chương LHQ:
1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và
quyền dân tộc tự quyết.
3. Đạt được hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá
nhân đạo và trong việc thúc đẩy tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản.
4. Trở thành trung tâm điều phối hoạt động của các quốc gia để đạt được các mục tiêu kể trên.
c. Nguyên tắc hoạt động.
Điều 2 Hiến chương quy định 7 nguyên tắc hoạt động của LHQ:
1. Bình đẳng chủ quyền.
2. Thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế.
3. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình.
4. Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
5. Hỗ trợ LHQ thực hiện nhiệm vụ phù hợp với Hiến chương.
6. Đảm bảo các quốc gia không phải là thành viên cũng hành động phù hợp với các nguyên tắc
này để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. about:blank 20/26