Liên hệ lạm phát - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Năm 2021, lạm phát toàn cầu ước tính đạt 3,8% cao nhất trong vòng 10 năm. Riêng tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 tăng 4,7% mức tăng cao nhất trong gần 40 năm, và lạm phát có xu hướng tăng dần vào cuối năm 2021 và tiếp tục tăng tốc lên mức 7.9% ( theo số liệu tháng 2/2022). Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49221369
Sức ép lạm phát toàn cầu ngày càng lớn
Kể từ giữa năm 2020, sau khi toàn thế giới trải qua cú sốc bùng phát đại dịch
covid-19, kinh tế toàn cầu đã chứng kiến một xu hướng lạm phát liên tục gia tăng.
Lạm phát cao diễn ra tại nhiều khu vực, bao gồm các nền kinh tế phát triển như Mỹ,
EU, cũng như nhiều nên kinh tế mới ( EM-Châu Á- Indonesia, Hàn Quốc, Đài
Loan, Ấn Độ, Jordan, Pakistan, Malaysia,…)
Năm 2021, lạm phát toàn cầu ước tính đạt 3,8% cao nhất trong vòng 10 năm. Riêng
tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 tăng 4,7% mức tăng cao
nhất trong gần 40 năm, và lạm phát có xu hướng tăng dần vào cuối năm 2021 và
tiếp tục tăng tốc lên mức 7.9% ( theo số liệu tháng 2/2022) Năm 2022:
Rủi ro lạm phát trên thế giới còn rất lớn. Cuộc xung đột giữa Nga-Ukraina
vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và đặt ra nhiều rủi ro với nguồn cung. Giá dầu trên
thế giới đã tăng khoảng 40% kể từ năm 2022 lên quanh mức 110-130 USD/
Thùng. Kéo theo giá thực phẩm thế giới tăng cao ( lúa mì, ngô,...) Năm 2023:
Cũng là năm thế giới tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát. Điểm
sáng là theo IMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm 2023.
Hãng Reuters thống kê đến tháng 12, các ngân hàng trung ương thế giới đã
phải tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm cơ bản để chống lạm phát. Riêng
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) góp tới 4 lần tăng. lOMoARcPSD| 49221369
Chứng kiến sự phá sản của các ngân hàng lớn của các nước trên thế giới ;
Điển hình: Credit Suisse là ngân hàng chuyên cùng cấp dịch vụ tài chính ở
Thụy Sĩ ( Lí do phá sản là do họ quá tự tin sau khi thoát khỏi khủng hoảng
vào năm 2008 mà không cần gói cứu trợ nào, sau đó thì mạo hiểm vào các
đầu tư rủi ro và bị chậm chạp trong việc điều chỉnh theo sự thay đổi của
ngành ngân hàng sau khủng hoảng); Hay Sillicon Valley Bank là ngân hàng
lớn thứ 16 tại Hoa Kỳ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh
nghiệp công nghệ, khởi nghiệp, và đầu tư vốn rủi ro ( lí do phá sản là do số
tiền gửi ồ ạt bị rút ra và không kiểm soát được dòng tiền)
Xảy ra những điểm nóng xung đột trên thế giới:
+ Xung đột giữa Isarel và phong trào hồi giáo Hamas (kiểm soát giải
Gaza và Palestine), sau hơn hai tháng bùng phát, cuộc xung đột đã
cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 dân thường. Người tiêu dùng lúc
này vừa phải đối mặt với lạm phát, lãi suất vay tiêu dùng và xăng dầu
tăng giá. Theo OPEC+ (tổ chức các nước xuất khẩu Dầu Lửa), Cuộc
xung đột nổ ra khiến dầu thô có lúc lên tới 90 USD/thùng.
+ Xung đột giữa Nga và Ukraina: Được khỏi xướng vào đầu năm
2022, cho đến năm 2023 thì tình hình không khả quan là mấy. Cuộc
xung đột ở Ukraine tiếp tục làm mất ổn định nền kinh tế toàn cầu một
cách mạnh mẽ, với những tác động đã gây ra cuộc khủng hoảng năng
lượng nghiêm trọng ở châu Âu, đồng thời là sự tàn phá nặng nề ở chính Ukraine.
Tác động của lạm phát trên thế giới đối với Việt Nam ở thời điểm hiện nay:
Đối với Việt Nam, GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước. Con
số đã được Tổng cục Thống kê công bố. Dù thấp hơn mục tiêu 6,5%, nhưng
cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới, là điểm sáng trong bối cảnh kinh
tế toàn cầu sụt giảm.
Năm nay, công nghiệp và xây dựng tiếp tục đối diện nhiều khó khăn trong bối
cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm. Riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
3,62%, là mức tăng thấp nhất trong 13 năm.
Dù vậy, sự phục hồi tốt của các hoạt động thương mại, tiêu dùng, du lịch đã bù
đắp tích cực. Khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất, hơn 62% vào giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế. lOMoARcPSD| 49221369
"Bất chấp cú sốc mạnh giáng xuống nền kinh tế, tiêu dùng tư nhân vẫn phục
hồi tốt. Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ, một chỉ số nói lên tiêu dùng cá
nhân, ổn định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8", ông Andrea Coppola, chuyên
gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, đánh giá.
Trong khi đó, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát
triển châu Á tại Việt Nam, cho rằng việc giữ mức tăng trưởng trên 5% là rất ấn
tượng. Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế tiếp tục thể hiện sự chống
chịu tốt trước các biến động của nền kinh tế toàn cầu. Đây là tín hiệu rất khả
quan so với các nền kinh tế có độ mở lớn, theo hướng xuất khẩu như Thái Lan, Malaysia.
Giá cả ổn định, ít biến động của nhiều hàng hóa thiết yếu là điều nhiều người
dân cảm nhận rõ, nhất là trong đợt cuối năm vừa qua.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2023 tăng 3,25% so với năm trước, thấp hơn
đáng kể so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 4%. Kinh tế vĩ mô ổn định được giữ
vững là những nền móng vững vàng cho nền kinh tế.