-
Thông tin
-
Quiz
Lựa chọn một chủ đề về lãnh đạo và xây dựng tình huống liên quan đến chủ đề đó. Hãy đưa ra giải pháp cho người lãnh đạo (và /hoặc các bên liên quan) trong tình huống đó? | Bài tập lớn môn Quản lý học
Lựa chọn một chủ đề về lãnh đạo và xây dựng tình huống liên quan đến chủ đề đó. Hãy đưa ra giải pháp cho người lãnh đạo (và /hoặc các bên liên quan) trong tình huống đó? | Tiểu luận môn Quản lý học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Quản lý học 106 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Lựa chọn một chủ đề về lãnh đạo và xây dựng tình huống liên quan đến chủ đề đó. Hãy đưa ra giải pháp cho người lãnh đạo (và /hoặc các bên liên quan) trong tình huống đó? | Bài tập lớn môn Quản lý học
Lựa chọn một chủ đề về lãnh đạo và xây dựng tình huống liên quan đến chủ đề đó. Hãy đưa ra giải pháp cho người lãnh đạo (và /hoặc các bên liên quan) trong tình huống đó? | Tiểu luận môn Quản lý học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Quản lý học 106 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: LÃNH ĐẠO HỌC
ĐỀ BÀI: Lựa chọn một chủ đề về lãnh đạo và xây dựng tình huống liên quan đến
chủ đề đó. Hãy đưa ra giải pháp cho người lãnh đạo (và/hoặc các bên liên quan)
trong tình huống đó? Nhóm : 2 Lớp tín chỉ : QLXH1119(123)_02
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Bùi Thị Hồng Việt Hà Nội – 2023 lOMoAR cPSD| 45474828
THÔNG TIN THÀNH VIÊN STT Họ và tên Mã sinh viên 1 2 3 4 5 lOMoAR cPSD| 45474828 MỤC LỤC
NỘI DUNG ............................................................................................................................................. 1
I. Xây dựng tình huống .......................................................................................................................... 1
1.1. Tình huống ................................................................................................................................. 1
1.2. Tóm tắt tình huống ..................................................................................................................... 2
II. Phân tích tình huống ......................................................................................................................... 2
2.1. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Linh ban đầu, sau khi làm việc với chị Trang một
thời gian và sau khi nhận lời chỉ trích trước mặt mọi người ......................................................... 2
2.2. Phân tích cách nhìn, thái độ của nhân vật chị Trang và chị Mai đối với Linh ...................... 3
2.2.1. Lý thuyết sử dụng .................................................................................................................. 3
2.2.2. Phân tích nhân vật ................................................................................................................ 3
III. Giải quyết tình huống ..................................................................................................................... 4
3.1. Căn cứ đưa ra cách giải quyết ................................................................................................... 4
3.1.1. Nhân vật Linh ........................................................................................................................ 4
3.1.1.1. Lý thuyết sử dụng ............................................................................................................ 4
3.1.1.2. Phân tích nhân vật ........................................................................................................... 5
3.1.2. Nhân vật chị Mai ................................................................................................................... 5
3.2. Cách giải quyết cụ thể ................................................................................................................. 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 8 lOMoAR cPSD| 45474828 NỘI DUNG I.
Xây dựng tình huống
Nhân vật: Linh (sinh viên mới ra trường, nhân viên văn phòng)
Trang (cấp trên trực tiếp tại phòng Linh làm việc)
Mai (bạn đồng cấp của Trang, trưởng nhóm dự án Linh tham gia) I.1. Tình huống
Linh là sinh viên vừa mới tốt nghiệp bằng xuất sắc tại một trường đại học kinh tế
có tiếng, cô vừa được nhận vào công ty N làm việc. Thật ra trước đây Linh đã từng là
thực tập sinh tại chính công ty này nhưng ở một vị trí khác. Ngay từ lúc đó cô đã sớm
thể hiện được khả năng và cho thấy mình là một nhân viên triển vọng. Sau khi trở thành
nhân viên chính thức, cô cũng không hề giấu diếm mục tiêu của mình, đó là sớm được
làm việc ở chức vị cao hơn, nên cô càng không ngừng cố gắng thể hiện năng lực bằng
việc rất hay nêu ý kiến đóng góp và tập trung làm việc hết sức có thể, với mong muốn
cấp trên sớm nhìn nhận và cất nhắc mình. Chính vì vậy, hiệu suất làm việc của cô rất
cao và có không ít lần còn hoàn thành công việc sớm hơn mọi người trong văn phòng.
Tuy nhiên chính vì điều này mà không tránh khỏi có những lúc do không còn việc gì
làm nên Linh đành ngồi giải trí bằng điện thoại hoặc đi xung quanh nói chuyện với mọi người.
Không những vậy, Linh còn là người rất hoạt bát, cô nói chuyện rất duyên nên cả
phòng ai cũng quý và coi cô như cô em út của phòng. Sự xuất hiện của Linh làm bầu
không khí trong văn phòng lúc nào cũng vui vẻ. Dẫu vậy, chị Trang - trưởng phòng Linh
đang làm việc lại không mấy hài lòng về cô nhân viên mới này. Trang là người rất
nghiêm túc trong công việc, bất kỳ nhân viên nào mới vào văn phòng của cô đều phải
nắm rõ hàng loạt quy tắc. Đặc biệt, Trang không thích nhìn nhân viên của mình ngồi
chơi trong giờ, cô coi việc đang trong giờ làm việc mà chạy đi nói chuyện với người
khác là vô tổ chức và gây mất trật tự. Chính vì vậy khi nhìn những hành động của Linh,
Trang hoàn toàn không vừa mắt, thậm chị cô cho rằng Linh ham chơi nên làm việc ẩu,
chỉ mong hoàn thành xong việc để chạy đi nói chuyện. Có không ít lần Trang nói bóng
gió rằng ở văn phòng có những người không coi quy tắc chung ra gì, không để tâm vào
công việc. Đỉnh điểm có một lần do nhà có việc bận, Linh phải xin phép về trước từ khá
sớm, Trang liền tức giận và chỉ trích Linh ngay trước mặt mọi người. Cô nói hết những
suy nghĩ trước đây của mình về Linh, thậm chí nói rằng trong giờ làm việc thì chỉ có thể
làm việc, nếu Linh còn ngồi chơi trong giờ như vậy cô sẽ có hình thức phạt thích hợp.
Trái ngược với Trang là Mai - người bạn đồng cấp với Trang nhưng làm việc ở
một phòng ban khác. Giống như phần lớn mọi người, Mai cũng rất quý Linh vì trong
thời gian thực tập trước đây, cô đã có không ít lần làm việc với Linh nên biết được năng
lực của cô gái này. Sau đó không lâu, công ty có một dự án lớn cần sự phối hợp của nhân 1 lOMoAR cPSD| 45474828
sự cả 2 phòng và Mai được phân làm trưởng nhóm dự án này. Trong quá trình làm việc,
Mai nhận thấy rõ sự thay đổi ở Linh. Hiệu suất làm việc của Linh giảm rõ rệt, cô vẫn
hoàn thành việc được giao nhưng phải đợi đến đúng deadline mới nộp, cũng không chủ
động nêu ý kiến hay trao đổi công việc với các thành viên khác trong nhóm. Bầu không
khí làm việc tuy không căng thẳng nhưng cũng không có mấy lúc thực sự vui vẻ.
Thấy vậy, Mai kể lại việc này cho Trang nghe. Tưởng rằng Trang cũng cảm thấy
như mình nhưng hóa ra Trang lại cho rằng như vậy là tốt, có thế thì văn phòng mới thực
sự là nơi làm việc, không nên vì một nhân viên mới vào mà bắt người khác phải thay
đổi hay làm ảnh hưởng đến nhịp độ vốn có của mọi người.
Nghe xong, Mai băn khoăn không biết Trang nói có đúng không. Trong lòng cô
vẫn thích Linh của lúc đầu hơn nhưng xét cho cùng, lời Trang nói không phải hoàn toàn
là vô lý. Dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện và Mai thì không biết nên làm thế nào.
1.2. Tóm tắt tình huống
Sau một thời gian làm thực tập sinh, Linh trở thành nhân viên chính thức của một
công ty. Với mong muốn sớm được cất nhắc và thăng tiến, Linh đã rất cố gắng trong
công việc, cô chủ động nêu ý kiến, năng suất làm việc rất cao; tuy nhiên điều đó lại
khiến cô rơi vào trường hợp do đã hết việc để làm nên ngồi thư giãn bằng điện thoại
hoặc đi nói chuyện với mọi người. Chị Trang - cấp trên trực tiếp của Linh cảm thấy
không hài lòng vì điều đó, chị nghĩ rằng Linh rất lười biếng, chỉ muốn làm cho xong
việc để đi chơi chứ không toàn tâm toàn ý vào công việc. Đỉnh điểm có một lần Linh
xin phép về sớm do nhà có việc, chị Trang đã tức giận chỉ trích Linh trước mặt mọi người.
Công ty có dự án lớn cần sự phối hợp nhân lực giữa các phòng ban. Linh cũng
tham gia dự án này và được chị Mai - một trưởng phòng khác chịu trách nhiệm hướng
dẫn. Do đã quen với Linh từ hồi làm thực tập sinh, Mai nhận thấy rõ sự thay đổi trong
thái độ và cách làm việc của cô. Linh không còn chủ động trao đổi công việc, phải đợi
đến đúng deadline mới nộp nhiệm vụ được giao. Chị Mai đã nói với chị Trang điều này
nhưng chị Trang lại cho rằng như vậy cũng tốt, không nên vì một nhân viên mới mà làm
ảnh hưởng đến nhịp độ làm việc vốn có của công ty. Nghe vậy, chị Mai không biết nên xử lý như thế nào. II.
Phân tích tình huống
2.1. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Linh ban đầu, sau khi làm việc với chị
Trang một thời gian và sau khi nhận lời chỉ trích trước mặt mọi người
- Trong thời gian đầu làm việc: Linh cảm thấy tự tin và hài lòng với hiệu suất làm
việc của mình. Với mong muốn được làm việc ở những vị trí cao hơn, Linh tin 2 lOMoAR cPSD| 45474828
rằng những nỗ lực và thành tích của mình sẽ được công nhận và đánh giá tích cực.
- Sau một thời gian làm việc: Linh cảm thấy bất an, lo lắng vì không rõ những lời
chị Trang nói là nhằm vào ai. Linh sẽ luôn có tâm trạng không thoải mái hay thậm
chí có phần áp lực mỗi khi tới chỗ làm. Khi đã lâu không nhận được lời khen dù
đã cố gắng làm việc hết mình, Linh sẽ cảm thấy nghi ngờ năng lực của bản thân.
- Sau khi nhận lời chỉ trích: Linh sẽ cực kỳ thất vọng và buồn rầu nếu phải nghe
lời chỉ trích trực tiếp từ cấp trên. Cô có thể thấy bất ngờ vì không nghĩ rằng mình
lại gây khó chịu cho chị Trang trong suốt thời gian qua và những nỗ lực của mình
lại hoàn toàn không được công nhận. Ngoài ra, việc bị phê bình trước mặt nhiều
người sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin của Linh.
⇒ Có thể thấy phong cách lãnh đạo của chị Trang đã có những tác động đáng kể khiến
tâm trạng của Linh có sự chuyển biến rõ rệt. Linh từ một cô gái tự tin, chủ động dần trở
nên thiếu động lực trong công việc, năng suất làm việc và sự tự tin vào bản thân cũng giảm
2.2. Phân tích cách nhìn, thái độ của nhân vật chị Trang và chị Mai đối với Linh
2.2.1. Lý thuyết sử dụng
Douglas McGregor phân loại thái độ hay hệ thống niềm tin thành Thuyết X và Thuyết Y.
Thuyết X và Thuyết Y cố gắng giải thích và dự đoán hành vi và hiệu suất lãnh
đạo dựa trên thái độ của nhà lãnh đạo đối với những người phục tùng. Các nhà quản lý theo Các nhà quản lý theo Lý thuyết X Lý thuyết Y Niềm tin về nhân viên Nhân viên thích làm việc
Nhân viên không thích làm việc Tiêu cực Cái nhìn với nhân Tích cực viên Phong cách lãnh đạo
Cưỡng bức, chuyên quyền Có sự tham gia bằng cách sử
bằng cách sử dụng quyền lực dụng công cụ tạo động lực và đe dọa và trừng phạt. phần thưởng. Năng suất lao động Thấp hơn Cao hơn
2.2.2. Phân tích nhân vật
Tình huống thể hiện rõ 2 thái độ, cách nhìn trái ngược nhau của 2 nhà lãnh đạo
đối với cùng 1 nhân viên ⇒ thích hợp để dùng thuyết X và thuyết Y 3 lOMoAR cPSD| 45474828
- Chị Trang mang những đặc điểm tính cách của một nhà quản lý theo lý thuyết X:
+ Chị Trang là người rất nghiêm túc khi làm việc trong lúc làm việc. Mặc dù
Linh rất hay “nêu ý kiến đóng góp và tập trung làm việc hết sức có thể…
có hiệu suất làm việc rất cao”, chị Trang vẫn chỉ nhìn vào việc Linh hay
chơi điện thoại hoặc đi nói chuyện với mọi người xung quanh, cho rằng
Linh là kiểu nhân viên không thích làm việc,
⇒ Chị Trang là người có cái nhìn thiếu tích cực đối với Linh.
+ Liên tục nói bóng gió rằng Linh làm việc cẩu thả, không coi trọng quy tắc
chung hoặc thậm chí chỉ trích chị Linh ngay trước mọi người vì Linh xin
phép về trước. Nếu không làm đúng theo nguyên tắc thì chị Trang sẽ tạo
áp lực cho nhân viên mình bất cứ lúc nào.
⇒ Chị Trang có kiểu phong cách lãnh đạo cưỡng bức, chuyên quyền.
- Chị Mai mang những đặc điểm tính cách của một nhà quản lý theo lý thuyết Y:
Chị Mai nhìn thấy được năng lực chuyên môn của Linh qua quá trình làm việc
chung và chị tin rằng Linh là nhân viên thích làm việc chứ không phải chỉ biết
ngồi chơi như cách nhìn của chị Trang.
⇒ Dựa theo nội dung của thuyết X và thuyết Y, các nhà quản lý có quan điểm theo Thuyết
Y thường có năng suất cao hơn các nhà quản lý có quan điểm theo Thuyết X. Đối với
Linh, không nên chỉ nhìn vào những khuyết điểm của cô mà bỏ qua việc Linh là
một nhân viên làm việc rất năng suất, việc công nhận năng lực và những đóng góp
trong công việc của Linh là cần thiết.
⇒ Trong trường hợp này, cách nhìn của chị Mai là đúng hơn, phong cách
lãnh đạo này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn chị Trang
III. Giải quyết tình huống
3.1. Căn cứ đưa ra cách giải quyết 3.1.1. Nhân vật Linh
3.1.1.1. Lý thuyết sử dụng
Lý thuyết đặc điểm của David McClelland bao gồm:
- Lý thuyết động lực thành tích: xác định 3 đặc điểm, được gọi là nhu cầu
- Lý thuyết hồ sơ động lực: xác định hồ sơ tính cách của nhà lãnh đạo hiệu quả.
Đối với Linh là một nhân viên, nhóm lựa chọn sử dụng Lý thuyết động lực thành tích
Lý thuyết động lực thành tích cố gắng giải thích, dự đoán hành vi và hiệu suất
dựa trên nhu cầu về thành tích, quyền lực, liên kết của một người. Trong đó, tất cả mọi
người đều có ba nhu cầu về thành tích, quyền lực và liên kết, nhưng ở những mức độ khác nhau. 4 lOMoAR cPSD| 45474828
- Nhu cầu về thành tích: Quan tâm đến sự xuất sắc trong thành tích thông qua nỗ lực cá nhân.
Những người có nhu cầu thành tích cao là người có định hướng mục tiêu, chấp
nhận rủi ro vừa phải, mong muốn nhận được phản hồi cụ thể và làm việc chăm chỉ (có
mong muốn mạnh mẽ về sự thành công và cũng sợ bị thất bại)
- Nhu cầu về quyền lực: Quan tâm đến việc gây ảnh hưởng tới người khác và tìm
kiếm các vị trí quyền lực
Những người có nhu cầu quyền lực cao:
+ Muốn kiểm soát tình hình và những người khác
+ Tận hưởng thành quả (nếu có thể giành chiến thắng)
+ Sẵn sàng đối đầu với người khác
+ Tìm kiếm các vị trí quyền lực và địa vị
- Nhu cầu liên kết: Quan tâm đến việc phát triển, duy trì và khôi phục các mối quan hệ cá nhân thân thiết.
Những người có nhu cầu liên kết cao:
+ Tìm kiếm những mối quan hệ thân thiết và thỏa mãn những người khác,
+ Yêu thích các hoạt động xã hội
+ Có xu hướng trốn tránh quản lý.
3.1.1.2. Phân tích nhân vật
- Có nhiều chi tiết cho thấy Linh là một người rất có năng lực:
+ Linh tốt nghiệp bằng xuất sắc của một trường đại học có tiếng
+ Ngay từ khi còn làm thực tập sinh, Linh đã sớm thể hiện được khả năng và
được chị Mai công nhận
+ Khi trở thành nhân viên chính thức, Linh thường xuyên chủ động nêu ý
kiến, tập trung làm việc hết sức có thể, có năng suất làm việc cao hơn mọi người trong văn phòng
- Xét đến nhu cầu và mong muốn của Linh trong công việc:
+ Mong muốn “sớm được làm việc ở chức vị cao hơn”
+ Muốn cấp trên sớm nhìn nhận và cất nhắc mình
⇒ Bằng việc phân tích, dự đoán hành vi của Linh dựa trên nhu cầu và mong
muốn, Linh là người có nhu cầu cao nhất đối với thành tích trong 3 nhu cầu thuộc
Lý thuyết động lực thành tích của David McClelland, trong đó nội dung cốt lõi là
quan tâm đến sự xuất sắc trong thành tích thông qua nỗ lực cá nhân
3.1.2. Nhân vật chị Mai
Chị Mai là người có phong cách lãnh đạo theo thuyết Y (phân tích bên trên) ⇒
Những nhà lãnh đạo thuyết Y có phong cách lãnh đạo có sự tham gia bằng cách
sử dụng công cụ tạo động lực và phần thưởng. 5 lOMoAR cPSD| 45474828
⇒ Biện pháp tổng quát: Nên công nhận nỗ lực của Linh thay vì chỉ trích → tìm
biện pháp công nhận, khen thưởng
3.2. Cách giải quyết cụ thể
- Xoa dịu bầu không khí:
+ Nói cho Linh rằng chị Trang vốn không phải người xấu, đó là do tính cách
chị có phần quá nghiêm túc trong công việc nên đôi khi ảnh hưởng đến
cách nhìn của chị về sự việc
+ Giải thích cho chị Trang rằng Linh vốn không phải người lười biếng như
chị Trang vẫn nghĩ, chị Mai đã biết điều này từ khi Linh còn là thực tập
sinh. Đó là do Linh còn thiếu kinh nghiệm nên đôi khi không để ý đến
xung quanh, nếu góp ý thì Linh chắc chắn sẽ thay đổi. Kết quả của dự án
sẽ là chứng minh cho lời Mai nói
- Tạo một cuộc trò chuyện: nhằm thể hiện sự thấu hiểu, lắng nghe, xoa dịu đi nỗi
lo của Linh, giúp Linh ổn định tâm trạng
- Góp ý cho Linh: Từ từ giúp Linh hiểu trong lời chị Trang cũng có phần đúng,
việc ngồi chơi trong lúc mọi người đang làm việc là không nên, có thể gây sự chú
ý với người khác. Thay vào đó, Linh có thể rà soát đã làm công việc hoặc hỏi han
mọi người xem có cần hỗ trợ gì không. Điều này sẽ giúp Linh có cái nhìn bớt tiêu
cực hơn đối với chị Trang
- Động viên Linh: cho Linh thấy chị Mai luôn công nhận khả năng của Linh cái
mà đã bị chị Trang phủ nhận đi, khẳng định Linh trước đây là một nhân viên tốt
và chị tin Linh sẽ không phải là người như chị Trang nói; đồng thời khuyên Linh
hãy cứ tiếp tục thể hiện khả năng của mình, cứ cố gắng thì công sức của Linh
nhất định sẽ được đền đáp và được mọi người ghi nhận
- Giao cho Linh một nhiệm vụ cụ thể: chị Mai nên giao cho Linh một nhiệm vụ
trong dự án phù hợp với tính cách vốn có của Linh (hoạt ngôn, năng động, chủ
động,..). Điều này sẽ giúp Linh vừa phát huy được điểm mạnh, vừa cảm thấy tự tin với chính mình
- Hứa hẹn với Linh:
+ Trong ngắn hạn: Trong quá trình làm việc chị Mai sẽ luôn theo dõi sát sao
tiến độ công việc của mọi người, bất kỳ nhân viên nào có sự thể hiện
tốt trong dự án lần này đều sẽ nhận được phần thưởng cá nhân của chị Mai.
+ Trong dài hạn: Đối với riêng Linh, chị Mai vốn đã biết về năng lực của cô,
nên nếu dự án này cô làm tốt, chị Mai sẽ cân nhắc và có ý với chị Trang
về việc đề bạt, giới thiệu cho Linh đến các phòng ban của các anh chị có
chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm để Linh học hỏi thêm; đồng thời sẽ là 6 lOMoAR cPSD| 45474828
cầu nối để Linh được biết đến các dự án khác, cho Linh có cơ hội được
thể hiện, miễn là Linh có ý cầu thị, đồng thời thể hiện quyết tâm và mong muốn được tham gia. 7 lOMoAR cPSD| 45474828
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Bùi Thị Hồng Việt - Slide học phần Lãnh đạo học (2023) 8