Luận văn thạc sĩ luật học hợp đồng ủy quyền theo pháp luật việt nam

Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội.Với nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập thế giới, đời sống nhân dânngày càng được cải thiện và nâng cao. Trong tình hình đó, các giao dịch dânsự diễn ra ngày càng sôi động và linh hoạt, nổi bật có các giao dịch liên quanđến hợp đồng ủy quyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40551442
ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHIÊN
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
LUẬN N THẠC LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
lOMoARcPSD| 40551442
ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHIÊN
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Dân sự Tố tụng dân sự
Mã số
LUẬN VĂN THẠC LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU
Nội - 2017
lOMoARcPSD| 40551442
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, dụ trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Nhiên
1
lOMoARcPSD| 40551442
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 10
NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ...................... 10
1.1. Khái niệm ủy quyền ................................................................................. 10
1.2. Khái quát chung về hợp đồng ủy quyền ................................................... 13
1.2.1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền .............................................................. 13
1.2.2. Đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền ....................................................... 17
1.2.3. Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền ......................................................... 19
1.2.4. Hình thức của hợp đồng ủy quyền ........................................................ 23
1.2.5. Vai trò của hợp đồng ủy quyền ............................................................. 24
1.3. Lịch sử hình thành hợp đồng y quyền .................................................... 25
1.3.1. Lịch sử hình thành hợp đồng ủy quyn theo Luật La Mã một số nƣớc
trên thế giới ...................................................................................................... 25
1.3.2. Lịch sử hình thành hợp đồng uỷ quyền tại Việt Nam ........................... 29
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ............................................................................... 35
2.1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định về hợp đồng ủy quyền ... 35
2.1.1. Áp dụng hợp đồng ủy quyền trong tố tụng ........................................... 36
2.1.2. Áp dụng hợp đồng ủy quyền ngoài tố tụng ........................................... 39
2.2. Chủ thể của hợp đồng ủy quyền ............................................................... 40
2.2.1. Bên ủy quyền ......................................................................................... 41
2.2.2. Bên nhận ủy quyền ................................................................................ 43
2.3. Đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền .......................................................... 45
2.4. Hình thức của hợp đồng ủy quyền ........................................................... 47
2.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng ủy quyền ..................... 54
2.5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền ................................................... 54
2
2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận y quyền .......................................... 57
lOMoARcPSD| 40551442
2.6. Chấm dứt hợp đồng y quyền .................................................................. 61
2.6.1. Một trong các bên đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng ủy quyền ............ 61
2.6.2. Trƣờng hợp hợp đồng ủy quyền hết hạn .............................................. 64
2.6.3. Trƣờng hợp công việc ủy quyền đã hoàn thành ................................... 65
2.6.4. Trƣờng hợp một bên trong hợp đồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết.
67
2.6.5. Trƣờng hợp một trong các bên bị Tòa án tuyên bố mất ng lực hành vi
dân sự, hạn chế năng lực hành vin sự, mất tích .......................................... 70
2.7. Ủy quyền lại ............................................................................................. 74
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN .............................. 80
3.1. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy
quyền ............................................................................................................... 80
3.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng
ủy quyền .......................................................................................................... 99
3.2.1. Các nguyên tắc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp
đồng ủy quyền ................................................................................................. 99
3.2.2. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
hợp đồng ủy quyền ........................................................................................ 101
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 163
3
lOMoARcPSD| 40551442
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềi
Đất nƣớc ta đang trong tiến trình đổi mới toàn diện về kinh tế - hội.
Với nền kinh tế thị trƣờng năng động, hội nhập thế giới, đời sống nhân dân
ngày càng đƣợc cải thiện nâng cao. Trong tình hình đó, các giao dịch dân
sự diễn ra ngày càng sôi động linh hoạt, nổi bật các giao dịch liên quan
đến hợp đồng ủy quyền. Bằng hợp đồng ủy quyền, các chủ thể không cần phải
trực tiếp thực hiện công việc hay trực tiếp tham gia vào giao dịch vẫn có
thể hoàn thành công việc thực hiện đƣợc giao dịch đó; Cùng một thời
điểm, một chủ thể không chỉ thực hiện đƣợc một công việc, tham gia vào một
quan hệ, giao dịch thể thực hiện đƣợc rất nhiều các công việc, giao
dịch hay tham gia vào các quan hkhác nhau. Hợp đồng ủy quyền chính
phƣơng tiện pháp lý quan trọng giúp các chủ thể có thể thông qua hành vi của
ngƣời đại diện để thực hiện công việc hay tham gia vào các giao dịch. Quả
đúng nhƣ nhận định: Hợp đồng ủy quyền đƣợc ghi nhận trong hội
đƣơng đại nhƣ một ng cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch trong điều kiện
sự phân công lao động càng lúc càng cht chẽ và tinh vi” [14. Tr. 398].
Bằng hợp đồng ủy quyền, các chủ thể thể ủy quyền cho chủ thể khác
nhân danh nh thực hiện một hoặc một số công việc trong đời sống, trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản nội bộ, v.v. dụ nhƣ thực hiện
quản tài sản, đòi nợ, trả tiền, giao kết hợp đồng dân sự, tham gia tố tụng v.v.
Nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của hợp đồng ủy quyền, các nƣc trên thế giới,
trong đó Việt Nam đã đƣa những vấn đề xoay quanh hợp đồng ủy quyền
thành sở pháp đƣợc xây dựng trong Luật để điều chỉnh việc giao kết, thực
hiện, chấm dứt hợp đồng ủy quyền trong đời sống của các chủ thể. Pháp luật Việt
Nam đã có hệ thống các quy định về hợp đồng ủy quyền tƣơng đối đầy đủ, là
sở pháp lý quan trọng để các chủ thể thiết lập thực hiện quan
4
lOMoARcPSD| 40551442
hệ ủy quyền. Các quy định đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của cuộc sống
về vấn đề đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên các quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005 về hợp đồng ủy quyền còn có nhiều quy định khá chung chung dẫn
đến nhiều cách hiểu khách nhau, một số quy định còn chƣa phù hợp với thực
tiễn. Quy định trong một số Luật chuyên ngành về hợp đồng ủy quyền còn
mâu thuẫn với các quy định của Bộ luật dân sự. Nhiều trƣờng hợp các chủ thể
lạm dụng sự linh hoạt của hợp đồng ủy quyền cùng các quy định lỏng lẻo của
pháp luật để che giấu giao dịch khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nhiều
tranh chấp liên quan đến hợp đồng ủy quyền còn tồn tại. Mặc Bộ luật dân
sự năm 2015 đƣợc ban hành để thay thế Bộ luật dân sự năm 2005, thế nhƣng
các quy định liên quan đến hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật này vẫn chƣa
khắc phục đƣợc triệt đnhững vấn đề còn tồn tại đặt ra trong Bộ luật dân sự
năm 2005.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều yêu cầu thực tế đặt ra đòi
hỏi Nhà nƣớc cần những biện pháp khắc phục những hạn chế trên. Một
trong những biện pháp đó ban hành, sửa đổi những văn bản pháp luật để
kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của xác hội nhằm điều chỉnh, giải quyết
các vấn đề phát sinh trong quan hệ ủy quyền nói riêng các lĩnh vực khác
nói chung, hƣớng cho những giao dịch ủy quyền đi và khuôn khổ, đảm bảo
chặt chẽ, an toàn, đúng luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia.
Nắm bắt đƣợc tình hình phát triển của xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam
đã luôn chú trọng chỉ đạo công tác xây dng Nhà nƣớc pháp quyền, cải cách
thủ tục hành chính. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện nội dung này tại Cƣơng lĩnh xây dựng
đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội (bổ sung, phát triển năm
2011), nhấn mạnh một trong tám phƣơng hƣớng bản cần quán triệt
thực
lOMoARcPSD| 40551442
hiện tốt đó “Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân
dân” [21. Tr.72]. Trong phần mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nƣớc năm
năm giao đoạn 2011-2015 của Nghị quyết Đại hội đại biểu XI cũng xác định một
trong bảy nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ Đại hội XI nhằm
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, phát triển đất nƣc trong tình hình mới đó “chú
trọng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính [21. Tr.324].
Thực hiện Nghị quyết của Đảng cộng sản, ngày 24/11/2015 Quốc hội
đã thông qua Bộ luật dân sự năm 2015 để sửa đổi, bổ sung các quy định trong
lĩnh vực dân sự nói chung trong đó các quy định về hợp đồng ủy quyền
thay thế Bluật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, phải đƣa ra nhận xét khác quan
rằng: Sự ra đi của Bộ luật dân sự năm 2015 chƣa khắc phục đƣợc hết những
bất cập cũng nhƣ những thiếu sót trong các quy định của Bộ luật dân sự năm
2005 nói chung và các quy định về hợp đồng ủy quyền nói riêng.
Xuất phát ttình hình trên, tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề
luận về hợp đồng ủy quyền; Phân tích, đánh giá các quy định của Việt Nam về
vấn đề hợp đồng ủy quyền trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Từ đó
tìm ra những điểm chƣa phù hợp, chƣa chặt chẽ trong các quy định của pháp
luật Việt Nam để đƣa ra kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần
xây dựng một hành lang pháp lý an toàn, thống nhất và chặt chẽ cho hợp đồng
ủy quyền.
2. Thực trạng nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu v hợp đồng ủy quyền:
- Đinh Thị Thanh Thủy (2004), Quan hệ đại diện theo ủy quyền trong
hoạt động thương mại, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia
gia Nội.
- Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2008), Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia Nội.
6
lOMoARcPSD| 40551442
- Ma Thị Thanh Hiếu (2011), Hợp đồng ủy quyền trong giao dịch đối
với nhà chung , Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia
Nội.
- Nguyễn Thị Hạ (2012), Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam
và pháp luật nước ngoài, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia
gia Nội.
- Hùng Nhân (2012), Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia Nội.
- Hoàng Hải Lâm (2014), Một số vấn đề pháp về hợp đồng ủy quyền
định đoạt quyền sử dụng đất, nhà ở, ô thực tiễn áp dụng pp luật trên
địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc giang, Luận văn thạc luật học,
Trƣờng Đại học Luật Nội.
Ngoài ra, khá nhiều bài viết đề cập đến hợp đồng ủy quyền đƣợc
đăng trên các Báo, Tạp chí pháp luật nhƣ bài viết “Một số ý kiến về chế định
ủy quyền, ủy thác trong tố tụng hình sự” của PGS.TS Phạm Hồng Hải đăng
trên Tp chí Kiểm sát số 12 năm 2007; Bài viết “Hoàn thiện các quy định về
đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự” của TS Nguyễn Duy Phƣơng
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17 năm 2015; Bài viết “Bàn về chế
định hợp đồng ủy quyền của Bộ luật dân sự” của Thạc sỹ Phan Vũ Linh đăng
trên Tp chí Nghề Luật số 6 năm 2015, v.v. Tất cả các công trình nghiên cứu
cũng nhƣ các bài viết nêu trên đều đề cập đến các khía cạnh khác nhau của
hợp đồng ủy quyền. Đáng chú ý Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị
Lan Hƣơng năm 2008 nghiên cứu về hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt
Nam một cách tƣơng đối toàn diện và hệ thống.
Với nội dung chủ yếu là nghiên cứu các quy định về hợp đồng ủy
quyền trong pháp luật Việt Nam, tác giả cách tiếp cận cũng nhƣ phân tích
7
lOMoARcPSD| 40551442
vấn đtheo một hƣớng mới, đó tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt
Nam về vấn đề hợp đồng ủy quyền trong cả những quy định ngoài tố tụng
các quy định vhợp đồng ủy quyền trong tố tụng. Với sự ra đời của Bộ luật
dân snăm 2015 cùng các quy định trong các luật chuyên ngành hiện hành,
tác giả đƣa ra các phân tích, đánh giá về các quy định mới đƣợc sửa đổi, bổ
sung liên quan đến hợp đồng ủy quyền. Để từ đó đƣa ra những nhận xét về
các quy định của pháp luật Nam về hợp đồng ủy quyền một cách khái quát,
đầy đủ và bám sát vào tình hình hiện nay nhất.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Làm những vấn đề luận các quy định của pháp luật Việt Nam
về hợp đồng ủy quyền.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về hợp đồng ủy quyền.
- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền
để đƣa ra nhận xét, đánh giá về nội dung các quy định.
- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng ủy quyền diễn ra
trên thực tế, đặc biệt trong hoạt động công chứng, chứng thực tại Việt Nam.
- Đánh giá những ƣu điểm ng nhƣ chỉ ra những hạn chế của pháp
luật Việt Nam quy định về hợp đồng ủy quyền.
- Kiến nghị nguyên tắc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp
đồng ủy quyền những ý kiến cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung các quy định
còn vƣớng mắc thiếu sót để xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về hợp
đồng ủy quyền.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu
nêu trên, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống
kê.
8
lOMoARcPSD| 40551442
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn những vấn đề luận về hợp
đồng ủy quyền các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy
quyền.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về hợp đồng
ủy quyền; những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền
thực tiễn áp dụng những quy định đó trên thực tế.
5. Kết cấu của Luận văn
Nội dung Luận văn gồm 03 chƣơng, đƣợc bố cục nhƣ sau:
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
9
lOMoARcPSD| 40551442
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
1.1. Khái niệm ủy quyền
Để hiểu đƣợc thế nào ủy quyền, trƣớc tiên phải hiểu nguồn gốc
của ủy quyền xuất phát từ đâu. Nhiều do khiến cho các chủ thể không thể
tự mình xác lập giao dịch hoặc thực hiện công việc nhƣ: Ốm đau, bệnh tật,
bận công việc, hay chủ thể đó ngƣời không năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, v.v. Vì vậy, ngƣời ta đã sáng tạo ra một chế
định pháp đó chế định đại diện để trợ giúp hội nói chung. Nhờ chế
định đại diện ngƣời ta thể sử dụng khả năng, tri thức, kinh nghiệm của
ngƣời đại diện để tham gia vào quan hệ pháp luật, giao dịch dân sự và tiếp
nhận kết quả từ hành vi pháp lý của ngƣời đó. Có hai hình thức đại diện cùng
tồn tại song song hiện nay, đó là: Đại diện theo pháp luật đại diện theo ủy
quyền.
Đại diện theo pháp luật việc đại diện đƣợc xác lập thực hiện theo
các quy định mà pháp luật đã quy định sẵn hay theo các Quyết đnh của cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền. Có thể xuất phát từ quan hệ đặc biệt giữa ngƣời đƣợc
đại diện ngƣời đại diện phát sinh quan hệ đại diện theo pháp luật đƣơng
nhiên nhƣ quan hđại diện giữa cha, mẹ con, quan hệ đại diện giữa vợ
chồng. Cũng thể việc đại diện do quan nhà nƣớc quyết định khi sự đại
diện cần thiết nhƣ trong trƣờng hợp ngƣời bị hạn chế, bị mất năng lực hành
vi dân sự thì Tòa án thể ra quyết định cử ngƣời đại diện theo pháp luật cho
họ. Tất cả các căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện theo pháp luật nhƣ: Quy
định của pháp luật, Quyết định của Tòa án nhƣ một mệnh lệnh theo đó, bên nhận
ủy quyn phải phục tùng mệnh lệnh để thực hiện các công việc đƣợc giao. Căn
cứ để làm phát sinh đại diện theo pháp luật ý chí đơn phƣơng từ một bên
(chính là Nhà nƣớc) giao cho bên đại diện (là cá nhân
10
lOMoARcPSD| 40551442
hoặc tổ chức). Một đặc thù nữa của loại đại diện này đó bên cạnh việc thực
hiện hành vi đại diện, ngƣời đại diện còn thực hiện các chức năng khác đƣợc
pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc đại diện. Ngƣời đại
diện theo pháp luật có thể ủy quyền đại diện cho ngƣời khác thực hiện một hoặc
một số hành vi pháp cụ thể trong một thời hạn nhất định không quyền
giao toàn bộ quyền đại diện cho ngƣời khác. Trong trƣng hợp này, ngƣời đại
diện theo pháp luật vn phải chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời đƣợc đại diện và các
quan nhà nƣớc về việc thực hiện đúng nghĩa vụ đại diện.
Đại diện theo ủy quyền đại diện đƣợc xác lập theo sự thỏa thuận
giữa bên đại diện và bên đƣợc đại diện thông qua một hợp đồng, ngƣời ta gọi
đó hợp đồng ủy quyền. Đó phải sự thỏa thuận giữa các bên về nội dung
ủy quyền, hay cụ thể hơn sự thỏa thuận của bên ủy quyền bên nhận ủy
quyền về việc bên ủy quyền giao cho bên nhận ủy quyền thay mình thực hiện
một, một số công việc. Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trƣờng
hợp pháp luật có quy định về việc ủy quyền phải đƣợc lập thành văn bản. Tùy
theo tính chất của việc đại diện hình thức hợp đồng thể đơn giản hoặc
phức tạp. Chủ thể trong quan hệ pháp luật hay trong các giao dịch dân sự
quyền ủy quyền cho ngƣời khác năng lực hành vi dân sự nhân danh mình
lợi ích của mình xác lập thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự, trừ
những trƣờng hợp pháp luật quy định phải do chính chủ thể trong quan hệ
phải thực hiện. Phạm vi ủy quyền đƣợc xác định trong hợp đồng ủy quyền.
Để hiểu đƣợc khái niệm ủy quyền một các toàn diện đầy đủ nhất,
nên nhìn từ cách hiểu về y quyền của hai hệ thống pháp luật lớn nhất
ảnh hƣởng sâu sắc đến pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đó
hệ thống Common law hay còn gọi hệ thống pháp luật Anh - Mỹ hệ
thống Civil law hay còn gọi là hệ thống pháp luật Pháp - Đức. Hai hệ thống
11
lOMoARcPSD| 40551442
này những đặc trƣng pháp riêng, vậy cách tiếp cận về vấn đủy
quyền của hai hệ thống này cũng có những điểm khác biệt.
Hệ thống Civil law hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, đƣợc xây
dựng trên nền tảng di sản của Luật La (ius civile), phát triển các nƣớc
Pháp, Đức một số nƣớc lục địa Châu Âu. Trong đó pháp luật của Pháp,
Đức quan trọng nhất ảnh hƣởng lớn tới pháp luật của các nƣớc khác
trong hệ thống pháp luật này. Theo hệ thống Civil law thì có ba điều cần thiết
để tạo ra một sự ủy quyền, đó là: Phải tồn tại một công việc hay hành động là
đối tƣng của hợp đồng; Phải thực hiện bằng hành vi; Các bên tự nguyện
ý định tham gia vào hợp đồng [9].
Hệ thống Common law là hệ thống pháp luật ra đời Anh, sau này phát
triển Mỹ những nƣớc thuộc địa của Anh, Mỹ trƣớc đây. Đây là hệ
thống pháp luật phát triển từ tập quán, coi trọng tiền lệ. Ủy quyền theo hệ
thống pháp luật Common law một ngƣời cử một ngƣời khác đại diện cho
mình giao cho ngƣời đó quyền hành động thay mặt mình thực hiện một
hay một số hành động trong vấn đề pháp lý hoặc kinh doanh [55].
Một số tài liệu của Việt Nam cũng đƣa ra khái niệm về ủy quyền khá cụ
thể. Theo Từ điển Tiếng Việt, ủy quyền việc một ngƣời giao cho một ngƣời
khác sử dụng một số quyền mình [50. Tr.1311]. Theo định nghĩa trên thì
chủ thể của quan hệ ủy quyền chỉ “một ngƣời” và nội dung ủy quyền chỉ
“một số quyền” mà bên ủy quyền có chứ không bao gồm việc giao cho bên nhận
ủy quyền việc thực hiện nghĩa vụ củan ủy quyền. “một số quyền
đây cũng có thể hiểu rộng ra rằng không phải tất cả các quyền mà bên ủy
quyền đều có thể giao cho bên nhận y quyền làm thay mình.
Theo Từ điển giải thích thuật ngLuật học thì: Ủy quyền giao cho
ngƣời khác sử dụng quyền pháp luật đã giao cho nh. Ủy quyền đƣợc
thực hiện bằng văn bản ủy quyền (Hợp đồng ủy quyền, Quyết định ủy quyền)
12
lOMoARcPSD| 40551442
[43]. Không giống nhƣ cách định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, Từ điển giải
thích thuật ngữ Luật học đã hẹp các quyền của bên ủy quyền, thay nội
dung ủy quyền các quyền chung chung của bên ủy quyền, thì định nghĩa
này lại ghi nhận “quyền pháp luật giao cho” của bên ủy quyền. cũng
nhƣ định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa này cũng không đề cập
đến nghĩa vụ của bên ủy quyền có đƣợc ủy quyền cho bên nhận ủy quyền hay
không. Hình thức của vấn đề ủy quyền đƣợc nhắc tới trong định nghĩa đó là:
Ủy quyền bằng văn bản ủy quyền, cụ thể Hợp đồng ủy quyền hoặc Quyết
định ủy quyền.
Từ những tìm hiểu phân tích trên, tác giả xin đƣa ra ý kiến về khái
niệm ủy quyền nhƣ sau: Ủy quyền việc một bên giao cho một bên khác
quyền đƣợc thay mặt mình đthực hiện một hoặc một số quyền nghĩa vụ
pháp luật cho phép.
1.2. Khái quát chung về hợp đồng ủy quyền
1.2.1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền
Theo quy định tại Điều 1984 Bộ luật dân sự Pháp năm 1804: “Hợp
đồng ủy quyền hợp đồng theo đó, một ngƣời trao cho ngƣời khác quyền
thực hiện một công việc nhân danh và lợi ích của ngƣời ủy quyền. Hợp
đồng ủy quyền chỉ đƣợc giao kết khi sự đồng ý của ngƣời đƣợc ủy
quyền” [52. Điều 1984]. Khái niệm về hợp đồng ủy quyền theo quy định của
pháp luật Pháp khẳng định hợp đồng ủy quyền “hợp đồng”. Nghĩa một
hợp đồng ủy quyền hình thành chỉ khi sự thỏa thuận thống nhất ý chí
của các bên tham gia hợp đồng ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền trƣớc tiên
mang đầy đủ bản chất, đặc điểm của một hợp đồng nói chung. Đối tƣợng của
hợp đồng ủy quyền theo khái niệm này rất rộng, đó công việc chung chung
không bgiới hạn bởi điều kiện. Khi thực hiện công việc đƣợc ủy quyền,
bên nhận ủy quyền chỉ “nhân danh” bên ủy quyền lợi ích của bên ủy
quyền.
lOMoARcPSD| 40551442
Hợp đồng ủy quyền nhƣ một công cụ để xác lập quyền đại diện của bên nhận
ủy quyền. Khái niệm về hợp đồng ủy quyền pháp luật Pháp đƣa ra ngắn
gọn, dễ hiểu và đã thể hiện đƣợc bản cht, đối tƣợng cũng nhƣ mục đích của
hợp đồng ủy quyền.
Điều 662 Bộ luật dân sự Đức năm 1900 quy định về hợp đồng ủy
quyền nhƣ sau: Bằng cách chấp nhận một nhiệm vụ, ngƣời đƣợc ủy quyền
đồng ý thực hiện một hành động hay giao dịch cho ngƣời ủy quyền [53].
Khái niệm về hợp đồng ủy quyền của Đức khá đơn giản. Tuy không nêu
hợp đồng ủy quyền hợp đồng nhƣ trong định nghĩa của pháp luật Pháp,
nhƣng cách định nghĩa này cũng thể hiện đƣợc nội dung: Hợp đồng ủy quyền
chỉ đƣợc xác lập khisự thống nhất ý chí của bên ủy quyền và bên nhận ủy
quyền, đó bên nhận ủy quyền phải đồng ý, chấp nhận thực hiện công việc
của bên ủy quyền. Đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền đƣợc nêu trong khái
niệm này “hành động” hay “giao dịch”. Cách chỉ ra hai loại đối tƣợng
trong hợp đồng ủy quyền của pháp luật Đức đƣợc đánh giá cụ thể hơn so
với cách giới hạn đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền trong định nghĩa về hợp
đồng ủy quyền của nhiều nƣớc khác.
Điều 2130 Bộ luật dân sQuebec-Canada quy định: Ủy quyền hợp
đồng theo đó ngƣời ủy quyền trao quyền cho ngƣời đƣợc ủy quyền để
đại diện cho mình trong việc thực hiện một hành động pháp với ngƣời thứ
ba, và bằng cách thực hiện quyền lực của bên ủy quyền thì bên nhận ủy quyền
đã chấp nhận việc ủy quyền đó [54]. Cấu trúc của khái niệm này k giống
với khái niệm hợp đồng ủy quyền của Bộ luật dân sự Pháp. Khái niệm này
cũng khẳng định hợp đồng ủy quyền “hợp đồng”. Thay bằng cụm từ “nhân
danh”, cách định nghĩa này khẳng định quyền “đại diện” của bên nhận ủy
quyền thông qua hợp đồng ủy quyền. Trong khái niệm này đã sự giới hạn
đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền là hành động pháp lý. nghĩa là, công
14
lOMoARcPSD| 40551442
việc mà bên nhận ủy quyền đại diện thực hiện cho bên ủy quyền phải làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền. So với ch
định nghĩa của các nƣớc, thể đánh giá khái niệm về hợp đồng ủy quyền
của Bộ luật dân sự Quebec-Canada hợp lý hơn cả.
Điều 797 Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan quy định: Hợp đồng
ủy quyền một hợp đồng trong đó một ngƣời gọi là ngƣời thụ ủy, đƣợc
quyền hành động cho một ngƣời khác gọi ngƣời chủ ủy ngƣời đó chấp
nhận cho làm nhƣ vậy [19].
Điều 396 Luật hợp đồng của Trung Quốc quy định: Hợp đồng ủy quyền
hợp đồng theo đó ngƣời ủy quyền ngƣời đƣợc ủy quyền đồng ý rằng
ngƣời đƣợc ủy quyền nghĩa vụ xử các công việc của ngƣời ủy quyền
[51].
Cả hai cách định nghĩa nêu trên đều khẳng định hợp đồng ủy quyền hợp
đồng, sự thống nhất ý chí của các bên bằng cách ngƣời chủ ủy chấp nhận
cho ngƣời thụ ủy hành động, hay ngƣời ủy quyền ngƣời đƣợc ủy quyền
đều đồng ý rằng ngƣời đƣợc ủy quyền nghĩa vụ xcác công việc của
ngƣời ủy quyền. So sánh cách định nghĩa của Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại
Thái Lan Luật hợp đồng của Trung Quốc thấy rằng, hai cách định nghĩa
này tiếp cận theo hai hƣng hoàn toàn đối lập nhau, trong khi quy định của
Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan khẳng định việc thực hiện công việc
thay cho bên chủ ủy “quyền hành động” của bên thụ ủy thì quy định trong
Luật hợp đồng của Trung Quốc lại cho rằng đó là “nghĩa vụ” của bên nhận ủy
quyền, đó là nghĩa vụ xử lý các công việc thay cho bên ủy quyền.
Nhìn chung, tất cả các khái niệm về hợp đồng ủy quyền trong các quy
định của các nƣớc nêu trên đều thể hiện hai nội dung bản về hợp đồng ủy
quyền đó là khẳng định hợp đồng ủy quyền “hợp đồng” nêu ra đối tƣợng
15
lOMoARcPSD| 40551442
của hợp đồng ủy quyền là công việc chung chung hay là hành động mang tính
pháp lý.
Điều 585 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 quy định: Hợp đồng ủy
quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận ủy quyền nghĩa vụ
thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền còn bên ủy quyền chỉ phải trả
thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Kế thừa quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 581 Bộ luật dân
sự năm 2005 và và Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đƣa ra định nghĩa
về hợp đồng ủy quyền không khác so với quy định của Bộ luật dân sự năm
1995, theo đó: “Hợp đồng ủy quyền sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên nhận ủy quyền nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền,
còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu thỏa thuận hoặc pháp luật
quy định” [29]. Không giống với cách định nghĩa của các nƣớc khác khẳng
định hợp đồng ủy quyền là “hợp đồng”, xuất phát từ bản chất của hợp đồng,
định nghĩa về hợp đồng ủy quyền của Việt Nam khẳng định hợp đồng ủy
quyền là sự “thỏa thuận”. Khẳng định hợp đồng ủy quyền “hợp đồng” hay
hợp đồng ủy quyền sự “thỏa thuận” về bản chất không khác nhau,
chăng chỉ là sự khác nhau trong việc lựa chọn điểm xuất phát, đó là: Một cách
thì khẳng định luôn hợp đồng ủy quyền hợp đồng, nghĩa hợp đồng ủy
quyền mang đầy đủ bản chất và đặc điểm của một hợp đồng nói chung; Còn
một cách thì đi từ bản chất của hợp đồng sự thỏa thuận. Cũng giống nhƣ
cách định nghĩa của Pháp, Trung Quốc, định nghĩa của Việt Nam về hợp đồng
ủy quyền cũng chỉ ra đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền công việc chung
chung, khiến cho việc xác định đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền trên thực tế
rất rộng. Bên nhận ủy quyền trách nhiệm tiến hành các công việc đƣợc
ủy quyền với tƣ cách nhân danh bên ủy quyền. Ngoài những nội dung trên,
khái niệm hp đồng ủy quyền của Việt Nam còn thêm nội dung về nghĩa
16
lOMoARcPSD| 40551442
vụ trả thù lao của bên ủy quyền đối với bên nhận ủy quyền tác giả cho
rằng không cần thiết phải đƣa nội dung này vào khái niệm. Cụ thể, trong khái
niệm về hợp đồng ủy quyền của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 ghi nhận:
Nếu hai bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc trả thù lao cho
việc thực hiện công việc ủy quyền thì bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên
nhận ủy quyền. Để đảm bảo đƣợc yêu cầu ngắn gọn, súc tích, định nghĩa về
hợp đồng ủy quyền chỉ cần nêu nội dung vbản chất đối tƣợng của hợp
đồng ủy quyền nhƣ các nƣớc khác là đủ.
Từ những tìm hiểu phân tích nêu trên thể đƣa ra khái niệm hợp
đồng ủy quyền nhƣ sau: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó một bên giao cho bên kia thực hiện một hoặc một số công việc mang
tính pháp lý. Bên nhận ủy quyền nhân danh bên ủy quyền thực hiện các quyền
nghĩa vụ của bên ủy quyền hoặc thực hiện các công việc khác trong phạm
vi ủy quyền, vì quyền và lợi ích hợp pháp ca bên ủy quyền.
1.2.2. Đối tượng của hợp đồng ủy quyền
Từ thời kỳ Luật La Mã, đối tƣợng của hợp đồng đã đƣợc xác định phải là
những công việc tính vật chất hoặc những công việc tính pháp lý. Công
việc đƣợc ủy quyền những công việc bên nhận ủy quyền thực hiện thay
cho bên ủy quyền trong một thời hạn nhất định. Pháp luật của một số nƣớc trên
thế giới hiện nay đều không quy định cụ thể công việc đƣợc phép ủy quyền
những công việc chỉ hoặc khẳng định những công việc đó công việc
chung chung hoặc giới hạn những công việc đó phải là công việc mang tính pháp
lý. Theo ý kiến của tác giả, xác định rõ đối tƣợng trong quan hệ ủy quyền
những công việc mang tính pháp lý là hoàn toàn hợp lý. Bởi chỉ những công việc
mang tính pháp thì khi bên nhận ủy quyền thực hiện mới làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt một hay một số quyền, nghĩa vụ của
17
lOMoARcPSD| 40551442
bên ủy quyền; từ đó hợp đồng y quyền mới phát huy hết ý nghĩa giá trị
của nó.
Những công việc đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền thể liên quan
đến cả hai quan hệ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của bên ủy quyền.
Tuy nhiên, không phải tất cả những công việc liên quan đến quan hệ nhân
thân quan hệ tài sản của bên ủy quyền cũng đều thể y quyền cho bên
nhận ủy quyền. Điều này xuất phát từ đặc tcủa quan hệ nhân thân xuất
phát từ những quy định của pháp luật trong một s trƣờng hợp nhất định
những công việc trong quan hệ tài sản phải do chính ngƣời tham gia trong
quan hệ đó thực hiện, dụ: Trong quan hệ cấp dƣỡng, yêu cầu cấp dƣỡng
không đƣợc phép ủy quyền cho ngƣời khác thực hiện phải do chính
ngƣời quyền yêu cầu cấp dƣỡng thực hiện (Căn cứ quy định tại Điều 309
và Điều 379 Bộ luật dân sự 2005); hay nhƣ: Tác giả của tác phẩm văn học
thể ủy quyền cho ngƣời khác công bố tác phẩm của mình y quyền cho
ngƣời khác thực hiện việc nộp đơn đăng quyền tác giả, quyền liên quan
nhƣng kng thể ủy quyền cho ngƣời khác đặt tên cho tác phẩm hay đứng
tên trên tác phẩm của mình.
Điều kiện cần đối với những công việc thuộc đối tƣợng của hợp đồng
ủy quyền là: những công việc đƣợc ủy quyền phải những ng vic thể
thực hiện đƣợc, không bị pháp luật cấm không trái đạo đức hội. Điều
kiện đủ để những công việc đã thỏa mãn những điều kiện nêu trên trở thành
đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền đó là: Những công việc đó những công
việc bên ủy quyền bên nhận ủy quyền đƣợc phép làm khả năng
thực hiện đƣc tại thời điểm ủy quyền hoặc nhận ủy quyền. Đối với nhân
thì những công việc đó nhân ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải khả
năng thực hiện đƣợc không bị pháp luật cấm; đối với pháp nhân thì những
18
| 1/190

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40551442
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NHIÊN
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2017 lOMoAR cPSD| 40551442
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NHIÊN
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU Hà Nội - 2017 lOMoAR cPSD| 40551442 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Nhiên 1 lOMoAR cPSD| 40551442 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 10
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ...................... 10
1.1. Khái niệm ủy quyền ................................................................................. 10
1.2. Khái quát chung về hợp đồng ủy quyền ................................................... 13
1.2.1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền .............................................................. 13
1.2.2. Đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền ....................................................... 17
1.2.3. Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền ......................................................... 19
1.2.4. Hình thức của hợp đồng ủy quyền ........................................................ 23
1.2.5. Vai trò của hợp đồng ủy quyền ............................................................. 24
1.3. Lịch sử hình thành hợp đồng ủy quyền .................................................... 25
1.3.1. Lịch sử hình thành hợp đồng ủy quyền theo Luật La Mã và một số nƣớc
trên thế giới ...................................................................................................... 25
1.3.2. Lịch sử hình thành hợp đồng uỷ quyền tại Việt Nam ........................... 29
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ............................................................................... 35
2.1. Các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định về hợp đồng ủy quyền ... 35
2.1.1. Áp dụng hợp đồng ủy quyền trong tố tụng ........................................... 36
2.1.2. Áp dụng hợp đồng ủy quyền ngoài tố tụng ........................................... 39
2.2. Chủ thể của hợp đồng ủy quyền ............................................................... 40
2.2.1. Bên ủy quyền ......................................................................................... 41
2.2.2. Bên nhận ủy quyền ................................................................................ 43
2.3. Đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền .......................................................... 45
2.4. Hình thức của hợp đồng ủy quyền ........................................................... 47
2.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng ủy quyền ..................... 54
2.5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền ................................................... 54 2
2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền .......................................... 57 lOMoAR cPSD| 40551442
2.6. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền .................................................................. 61
2.6.1. Một trong các bên đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng ủy quyền ............ 61
2.6.2. Trƣờng hợp hợp đồng ủy quyền hết hạn .............................................. 64
2.6.3. Trƣờng hợp công việc ủy quyền đã hoàn thành ................................... 65
2.6.4. Trƣờng hợp một bên trong hợp đồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. 67
2.6.5. Trƣờng hợp một trong các bên bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích .......................................... 70
2.7. Ủy quyền lại ............................................................................................. 74
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN .............................. 80
3.1. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy
quyền ............................................................................................................... 80
3.2 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng
ủy quyền .......................................................................................................... 99
3.2.1. Các nguyên tắc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp
đồng ủy quyền ................................................................................................. 99
3.2.2. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
hợp đồng ủy quyền ........................................................................................ 101
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 163 3 lOMoAR cPSD| 40551442 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nƣớc ta đang trong tiến trình đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội.
Với nền kinh tế thị trƣờng năng động, hội nhập thế giới, đời sống nhân dân
ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. Trong tình hình đó, các giao dịch dân
sự diễn ra ngày càng sôi động và linh hoạt, nổi bật có các giao dịch liên quan
đến hợp đồng ủy quyền. Bằng hợp đồng ủy quyền, các chủ thể không cần phải
trực tiếp thực hiện công việc hay trực tiếp tham gia vào giao dịch mà vẫn có
thể hoàn thành công việc và thực hiện đƣợc giao dịch đó; Cùng một thời
điểm, một chủ thể không chỉ thực hiện đƣợc một công việc, tham gia vào một
quan hệ, giao dịch mà có thể thực hiện đƣợc rất nhiều các công việc, giao
dịch hay tham gia vào các quan hệ khác nhau. Hợp đồng ủy quyền chính là
phƣơng tiện pháp lý quan trọng giúp các chủ thể có thể thông qua hành vi của
ngƣời đại diện để thực hiện công việc hay tham gia vào các giao dịch. Quả
đúng nhƣ nhận định: “Hợp đồng ủy quyền đƣợc ghi nhận trong xã hội
đƣơng đại nhƣ là một công cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch trong điều kiện
sự phân công lao động càng lúc càng chặt chẽ và tinh vi” [14. Tr. 398].
Bằng hợp đồng ủy quyền, các chủ thể có thể ủy quyền cho chủ thể khác
nhân danh mình thực hiện một hoặc một số công việc trong đời sống, trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản lý nội bộ, v.v. Ví dụ nhƣ thực hiện
quản lý tài sản, đòi nợ, trả tiền, giao kết hợp đồng dân sự, tham gia tố tụng v.v.
Nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của hợp đồng ủy quyền, các nƣớc trên thế giới,
trong đó có Việt Nam đã đƣa những vấn đề xoay quanh hợp đồng ủy quyền
thành cơ sở pháp lý đƣợc xây dựng trong Luật để điều chỉnh việc giao kết, thực
hiện, chấm dứt hợp đồng ủy quyền trong đời sống của các chủ thể. Pháp luật Việt
Nam đã có hệ thống các quy định về hợp đồng ủy quyền tƣơng đối đầy đủ, là cơ
sở pháp lý quan trọng để các chủ thể thiết lập thực hiện quan 4 lOMoAR cPSD| 40551442
hệ ủy quyền. Các quy định đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của cuộc sống
về vấn đề đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên các quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005 về hợp đồng ủy quyền còn có nhiều quy định khá chung chung dẫn
đến nhiều cách hiểu khách nhau, một số quy định còn chƣa phù hợp với thực
tiễn. Quy định trong một số Luật chuyên ngành về hợp đồng ủy quyền còn
mâu thuẫn với các quy định của Bộ luật dân sự. Nhiều trƣờng hợp các chủ thể
lạm dụng sự linh hoạt của hợp đồng ủy quyền cùng các quy định lỏng lẻo của
pháp luật để che giấu giao dịch khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nhiều
tranh chấp liên quan đến hợp đồng ủy quyền còn tồn tại. Mặc dù Bộ luật dân
sự năm 2015 đƣợc ban hành để thay thế Bộ luật dân sự năm 2005, thế nhƣng
các quy định liên quan đến hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật này vẫn chƣa
khắc phục đƣợc triệt để những vấn đề còn tồn tại đặt ra trong Bộ luật dân sự năm 2005.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều yêu cầu thực tế đặt ra đòi
hỏi Nhà nƣớc cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế trên. Một
trong những biện pháp đó là ban hành, sửa đổi những văn bản pháp luật để
kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của xác hội nhằm điều chỉnh, giải quyết
các vấn đề phát sinh trong quan hệ ủy quyền nói riêng và các lĩnh vực khác
nói chung, hƣớng cho những giao dịch ủy quyền đi và khuôn khổ, đảm bảo
chặt chẽ, an toàn, đúng luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Nắm bắt đƣợc tình hình phát triển của xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam
đã luôn chú trọng chỉ đạo công tác xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, cải cách
thủ tục hành chính. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện nội dung này tại Cƣơng lĩnh xây dựng
đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011), nhấn mạnh một trong tám phƣơng hƣớng cơ bản cần quán triệt và thực lOMoAR cPSD| 40551442
hiện tốt đó là “Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân
và vì dân” [21. Tr.72]. Trong phần mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nƣớc năm
năm giao đoạn 2011-2015 của Nghị quyết Đại hội đại biểu XI cũng xác định một
trong bảy nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ Đại hội XI nhằm
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, phát triển đất nƣớc trong tình hình mới đó là “chú
trọng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính” [21. Tr.324].
Thực hiện Nghị quyết của Đảng cộng sản, ngày 24/11/2015 Quốc hội
đã thông qua Bộ luật dân sự năm 2015 để sửa đổi, bổ sung các quy định trong
lĩnh vực dân sự nói chung trong đó có các quy định về hợp đồng ủy quyền
thay thế Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, phải đƣa ra nhận xét khác quan
rằng: Sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2015 chƣa khắc phục đƣợc hết những
bất cập cũng nhƣ những thiếu sót trong các quy định của Bộ luật dân sự năm
2005 nói chung và các quy định về hợp đồng ủy quyền nói riêng.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý
luận về hợp đồng ủy quyền; Phân tích, đánh giá các quy định của Việt Nam về
vấn đề hợp đồng ủy quyền trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Từ đó
tìm ra những điểm chƣa phù hợp, chƣa chặt chẽ trong các quy định của pháp
luật Việt Nam để đƣa ra kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần
xây dựng một hành lang pháp lý an toàn, thống nhất và chặt chẽ cho hợp đồng ủy quyền.
2. Thực trạng nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu về hợp đồng ủy quyền: -
Đinh Thị Thanh Thủy (2004), Quan hệ đại diện theo ủy quyền trong
hoạt động thương mại, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia gia Hà Nội. -
Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2008), Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 6 lOMoAR cPSD| 40551442 -
Ma Thị Thanh Hiếu (2011), Hợp đồng ủy quyền trong giao dịch đối
với nhà chung cư, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. -
Nguyễn Thị Hạ (2012), Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam
và pháp luật nước ngoài, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia gia Hà Nội. -
Lê Hùng Nhân (2012), Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. -
Hoàng Hải Lâm (2014), Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng ủy quyền
định đoạt quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô và thực tiễn áp dụng pháp luật trên
địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc giang, Luận văn thạc sĩ luật học,
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
Ngoài ra, có khá nhiều bài viết đề cập đến hợp đồng ủy quyền đƣợc
đăng trên các Báo, Tạp chí pháp luật nhƣ bài viết “Một số ý kiến về chế định
ủy quyền, ủy thác trong tố tụng hình sự” của PGS.TS Phạm Hồng Hải đăng
trên Tạp chí Kiểm sát số 12 năm 2007; Bài viết “Hoàn thiện các quy định về
đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự” của TS Nguyễn Duy Phƣơng
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17 năm 2015; Bài viết “Bàn về chế
định hợp đồng ủy quyền của Bộ luật dân sự” của Thạc sỹ Phan Vũ Linh đăng
trên Tập chí Nghề Luật số 6 năm 2015, v.v. Tất cả các công trình nghiên cứu
cũng nhƣ các bài viết nêu trên đều đề cập đến các khía cạnh khác nhau của
hợp đồng ủy quyền. Đáng chú ý là Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị
Lan Hƣơng năm 2008 nghiên cứu về hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt
Nam một cách tƣơng đối toàn diện và có hệ thống.
Với nội dung chủ yếu là nghiên cứu các quy định về hợp đồng ủy
quyền trong pháp luật Việt Nam, tác giả có cách tiếp cận cũng nhƣ phân tích 7 lOMoAR cPSD| 40551442
vấn đề theo một hƣớng mới, đó là tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt
Nam về vấn đề hợp đồng ủy quyền trong cả những quy định ngoài tố tụng và
các quy định về hợp đồng ủy quyền trong tố tụng. Với sự ra đời của Bộ luật
dân sự năm 2015 cùng các quy định trong các luật chuyên ngành hiện hành,
tác giả đƣa ra các phân tích, đánh giá về các quy định mới đƣợc sửa đổi, bổ
sung liên quan đến hợp đồng ủy quyền. Để từ đó đƣa ra những nhận xét về
các quy định của pháp luật Nam về hợp đồng ủy quyền một cách khái quát,
đầy đủ và bám sát vào tình hình hiện nay nhất.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật Việt Nam
về hợp đồng ủy quyền. 4.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về hợp đồng ủy quyền. -
Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền
để đƣa ra nhận xét, đánh giá về nội dung các quy định. -
Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng ủy quyền diễn ra
trên thực tế, đặc biệt trong hoạt động công chứng, chứng thực tại Việt Nam. -
Đánh giá những ƣu điểm cũng nhƣ chỉ ra những hạn chế của pháp
luật Việt Nam quy định về hợp đồng ủy quyền. -
Kiến nghị nguyên tắc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp
đồng ủy quyền và những ý kiến cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung các quy định
còn vƣớng mắc và thiếu sót để xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về hợp đồng ủy quyền. 5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu và thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu
nêu trên, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. 8 lOMoAR cPSD| 40551442 4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về hợp
đồng ủy quyền và các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về hợp đồng
ủy quyền; những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền và
thực tiễn áp dụng những quy định đó trên thực tế.
5. Kết cấu của Luận văn
Nội dung Luận văn gồm 03 chƣơng, đƣợc bố cục nhƣ sau:
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN 9 lOMoAR cPSD| 40551442 CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
1.1. Khái niệm ủy quyền
Để hiểu đƣợc thế nào là ủy quyền, trƣớc tiên phải hiểu rõ nguồn gốc
của ủy quyền xuất phát từ đâu. Nhiều lý do khiến cho các chủ thể không thể
tự mình xác lập giao dịch hoặc thực hiện công việc nhƣ: Ốm đau, bệnh tật,
bận công việc, hay chủ thể đó là ngƣời không có năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, v.v. Vì vậy, ngƣời ta đã sáng tạo ra một chế
định pháp lý đó là chế định đại diện để trợ giúp xã hội nói chung. Nhờ chế
định đại diện mà ngƣời ta có thể sử dụng khả năng, tri thức, kinh nghiệm của
ngƣời đại diện để tham gia vào quan hệ pháp luật, giao dịch dân sự và tiếp
nhận kết quả từ hành vi pháp lý của ngƣời đó. Có hai hình thức đại diện cùng
tồn tại song song hiện nay, đó là: Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Đại diện theo pháp luật là việc đại diện đƣợc xác lập và thực hiện theo
các quy định mà pháp luật đã quy định sẵn hay theo các Quyết định của cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền. Có thể xuất phát từ quan hệ đặc biệt giữa ngƣời đƣợc
đại diện và ngƣời đại diện mà phát sinh quan hệ đại diện theo pháp luật đƣơng
nhiên nhƣ quan hệ đại diện giữa cha, mẹ và con, quan hệ đại diện giữa vợ và
chồng. Cũng có thể việc đại diện do cơ quan nhà nƣớc quyết định khi sự đại
diện là cần thiết nhƣ trong trƣờng hợp ngƣời bị hạn chế, bị mất năng lực hành
vi dân sự thì Tòa án có thể ra quyết định cử ngƣời đại diện theo pháp luật cho
họ. Tất cả các căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện theo pháp luật nhƣ: Quy
định của pháp luật, Quyết định của Tòa án nhƣ một mệnh lệnh theo đó, bên nhận
ủy quyền phải phục tùng mệnh lệnh để thực hiện các công việc đƣợc giao. Căn
cứ để làm phát sinh đại diện theo pháp luật là ý chí đơn phƣơng từ một bên
(chính là Nhà nƣớc) giao cho bên đại diện (là cá nhân 10 lOMoAR cPSD| 40551442
hoặc tổ chức). Một đặc thù nữa của loại đại diện này đó là bên cạnh việc thực
hiện hành vi đại diện, ngƣời đại diện còn thực hiện các chức năng khác đƣợc
pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc đại diện. Ngƣời đại
diện theo pháp luật có thể ủy quyền đại diện cho ngƣời khác thực hiện một hoặc
một số hành vi pháp lý cụ thể trong một thời hạn nhất định mà không có quyền
giao toàn bộ quyền đại diện cho ngƣời khác. Trong trƣờng hợp này, ngƣời đại
diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời đƣợc đại diện và các
cơ quan nhà nƣớc về việc thực hiện đúng nghĩa vụ đại diện.
Đại diện theo ủy quyền là đại diện đƣợc xác lập theo sự thỏa thuận
giữa bên đại diện và bên đƣợc đại diện thông qua một hợp đồng, ngƣời ta gọi
đó là hợp đồng ủy quyền. Đó phải là sự thỏa thuận giữa các bên về nội dung
ủy quyền, hay cụ thể hơn là sự thỏa thuận của bên ủy quyền và bên nhận ủy
quyền về việc bên ủy quyền giao cho bên nhận ủy quyền thay mình thực hiện
một, một số công việc. Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trƣờng
hợp pháp luật có quy định về việc ủy quyền phải đƣợc lập thành văn bản. Tùy
theo tính chất của việc đại diện mà hình thức hợp đồng có thể đơn giản hoặc
phức tạp. Chủ thể trong quan hệ pháp luật hay trong các giao dịch dân sự có
quyền ủy quyền cho ngƣời khác có năng lực hành vi dân sự nhân danh mình
và vì lợi ích của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, trừ
những trƣờng hợp pháp luật quy định phải do chính chủ thể trong quan hệ
phải thực hiện. Phạm vi ủy quyền đƣợc xác định trong hợp đồng ủy quyền.
Để hiểu đƣợc khái niệm ủy quyền một các toàn diện và đầy đủ nhất,
nên nhìn từ cách hiểu về ủy quyền của hai hệ thống pháp luật lớn nhất và có
ảnh hƣởng sâu sắc đến pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đó
là hệ thống Common law hay còn gọi là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và hệ
thống Civil law hay còn gọi là hệ thống pháp luật Pháp - Đức. Hai hệ thống 11 lOMoAR cPSD| 40551442
này có những đặc trƣng pháp lý riêng, vì vậy mà cách tiếp cận về vấn đề ủy
quyền của hai hệ thống này cũng có những điểm khác biệt.
Hệ thống Civil law là hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, đƣợc xây
dựng trên nền tảng di sản của Luật La Mã (ius civile), phát triển ở các nƣớc
Pháp, Đức và một số nƣớc lục địa Châu Âu. Trong đó pháp luật của Pháp,
Đức là quan trọng nhất và có ảnh hƣởng lớn tới pháp luật của các nƣớc khác
trong hệ thống pháp luật này. Theo hệ thống Civil law thì có ba điều cần thiết
để tạo ra một sự ủy quyền, đó là: Phải tồn tại một công việc hay hành động là
đối tƣợng của hợp đồng; Phải thực hiện bằng hành vi; Các bên tự nguyện có
ý định tham gia vào hợp đồng [9].
Hệ thống Common law là hệ thống pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát
triển ở Mỹ và những nƣớc là thuộc địa của Anh, Mỹ trƣớc đây. Đây là hệ
thống pháp luật phát triển từ tập quán, coi trọng tiền lệ. Ủy quyền theo hệ
thống pháp luật Common law là một ngƣời cử một ngƣời khác đại diện cho
mình và giao cho ngƣời đó quyền hành động thay mặt mình thực hiện một
hay một số hành động trong vấn đề pháp lý hoặc kinh doanh [55].
Một số tài liệu của Việt Nam cũng đƣa ra khái niệm về ủy quyền khá cụ
thể. Theo Từ điển Tiếng Việt, ủy quyền là việc một ngƣời giao cho một ngƣời
khác sử dụng một số quyền mà mình có [50. Tr.1311]. Theo định nghĩa trên thì
chủ thể của quan hệ ủy quyền chỉ là “một ngƣời” và nội dung ủy quyền chỉ là
“một số quyền” mà bên ủy quyền có chứ không bao gồm việc giao cho bên nhận
ủy quyền việc thực hiện nghĩa vụ của bên ủy quyền. Và “một số quyền”
ở đây cũng có thể hiểu rộng ra rằng không phải tất cả các quyền mà bên ủy
quyền có đều có thể giao cho bên nhận ủy quyền làm thay mình.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì: Ủy quyền là giao cho
ngƣời khác sử dụng quyền mà pháp luật đã giao cho mình. Ủy quyền đƣợc
thực hiện bằng văn bản ủy quyền (Hợp đồng ủy quyền, Quyết định ủy quyền) 12 lOMoAR cPSD| 40551442
[43]. Không giống nhƣ cách định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, Từ điển giải
thích thuật ngữ Luật học đã bó hẹp các quyền của bên ủy quyền, thay vì nội
dung ủy quyền là các quyền chung chung của bên ủy quyền, thì định nghĩa
này lại ghi nhận “quyền mà pháp luật giao cho” của bên ủy quyền. Và cũng
nhƣ định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa này cũng không đề cập
đến nghĩa vụ của bên ủy quyền có đƣợc ủy quyền cho bên nhận ủy quyền hay
không. Hình thức của vấn đề ủy quyền đƣợc nhắc tới trong định nghĩa đó là:
Ủy quyền bằng văn bản ủy quyền, cụ thể là Hợp đồng ủy quyền hoặc Quyết định ủy quyền.
Từ những tìm hiểu và phân tích trên, tác giả xin đƣa ra ý kiến về khái
niệm ủy quyền nhƣ sau: Ủy quyền là việc một bên giao cho một bên khác
quyền đƣợc thay mặt mình để thực hiện một hoặc một số quyền và nghĩa vụ mà pháp luật cho phép.
1.2. Khái quát chung về hợp đồng ủy quyền
1.2.1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền
Theo quy định tại Điều 1984 Bộ luật dân sự Pháp năm 1804: “Hợp
đồng ủy quyền là hợp đồng theo đó, một ngƣời trao cho ngƣời khác quyền
thực hiện một công việc nhân danh và vì lợi ích của ngƣời ủy quyền. Hợp
đồng ủy quyền chỉ đƣợc giao kết khi có sự đồng ý của ngƣời đƣợc ủy
quyền” [52. Điều 1984]. Khái niệm về hợp đồng ủy quyền theo quy định của
pháp luật Pháp khẳng định hợp đồng ủy quyền là “hợp đồng”. Nghĩa là một
hợp đồng ủy quyền hình thành chỉ khi có sự thỏa thuận và thống nhất ý chí
của các bên tham gia hợp đồng ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền trƣớc tiên
mang đầy đủ bản chất, đặc điểm của một hợp đồng nói chung. Đối tƣợng của
hợp đồng ủy quyền theo khái niệm này rất rộng, đó là công việc chung chung
mà không bị giới hạn bởi điều kiện. Khi thực hiện công việc đƣợc ủy quyền,
bên nhận ủy quyền chỉ “nhân danh” bên ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy quyền. lOMoAR cPSD| 40551442
Hợp đồng ủy quyền nhƣ một công cụ để xác lập quyền đại diện của bên nhận
ủy quyền. Khái niệm về hợp đồng ủy quyền mà pháp luật Pháp đƣa ra ngắn
gọn, dễ hiểu và đã thể hiện đƣợc bản chất, đối tƣợng cũng nhƣ mục đích của hợp đồng ủy quyền.
Điều 662 Bộ luật dân sự Đức năm 1900 quy định về hợp đồng ủy
quyền nhƣ sau: Bằng cách chấp nhận một nhiệm vụ, ngƣời đƣợc ủy quyền
đồng ý thực hiện một hành động hay giao dịch cho ngƣời ủy quyền [53].
Khái niệm về hợp đồng ủy quyền của Đức khá đơn giản. Tuy không nêu rõ
hợp đồng ủy quyền là hợp đồng nhƣ trong định nghĩa của pháp luật Pháp,
nhƣng cách định nghĩa này cũng thể hiện đƣợc nội dung: Hợp đồng ủy quyền
chỉ đƣợc xác lập khi có sự thống nhất ý chí của bên ủy quyền và bên nhận ủy
quyền, đó là bên nhận ủy quyền phải đồng ý, chấp nhận thực hiện công việc
của bên ủy quyền. Đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền đƣợc nêu trong khái
niệm này là “hành động” hay “giao dịch”. Cách chỉ ra hai loại đối tƣợng
trong hợp đồng ủy quyền của pháp luật Đức đƣợc đánh giá là cụ thể hơn so
với cách giới hạn đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền trong định nghĩa về hợp
đồng ủy quyền của nhiều nƣớc khác.
Điều 2130 Bộ luật dân sự Quebec-Canada quy định: Ủy quyền là hợp
đồng mà theo đó ngƣời ủy quyền trao quyền cho ngƣời đƣợc ủy quyền để
đại diện cho mình trong việc thực hiện một hành động pháp lý với ngƣời thứ
ba, và bằng cách thực hiện quyền lực của bên ủy quyền thì bên nhận ủy quyền
đã chấp nhận việc ủy quyền đó [54]. Cấu trúc của khái niệm này khá giống
với khái niệm hợp đồng ủy quyền của Bộ luật dân sự Pháp. Khái niệm này
cũng khẳng định hợp đồng ủy quyền là “hợp đồng”. Thay bằng cụm từ “nhân
danh”, cách định nghĩa này khẳng định quyền “đại diện” của bên nhận ủy
quyền thông qua hợp đồng ủy quyền. Trong khái niệm này đã có sự giới hạn
đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền là hành động pháp lý. Có nghĩa là, công 14 lOMoAR cPSD| 40551442
việc mà bên nhận ủy quyền đại diện thực hiện cho bên ủy quyền phải làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền. So với cách
định nghĩa của các nƣớc, có thể đánh giá khái niệm về hợp đồng ủy quyền
của Bộ luật dân sự Quebec-Canada là hợp lý hơn cả.
Điều 797 Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan quy định: Hợp đồng
ủy quyền là một hợp đồng mà trong đó một ngƣời gọi là ngƣời thụ ủy, đƣợc
quyền hành động cho một ngƣời khác gọi là ngƣời chủ ủy và ngƣời đó chấp
nhận cho làm nhƣ vậy [19].
Điều 396 Luật hợp đồng của Trung Quốc quy định: Hợp đồng ủy quyền
là hợp đồng theo đó ngƣời ủy quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền đồng ý rằng
ngƣời đƣợc ủy quyền có nghĩa vụ xử lý các công việc của ngƣời ủy quyền [51].
Cả hai cách định nghĩa nêu trên đều khẳng định hợp đồng ủy quyền là hợp
đồng, có sự thống nhất ý chí của các bên bằng cách ngƣời chủ ủy chấp nhận
cho ngƣời thụ ủy hành động, hay ngƣời ủy quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền
đều đồng ý rằng ngƣời đƣợc ủy quyền có nghĩa vụ xử lý các công việc của
ngƣời ủy quyền. So sánh cách định nghĩa của Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại
Thái Lan và Luật hợp đồng của Trung Quốc thấy rằng, hai cách định nghĩa
này tiếp cận theo hai hƣớng hoàn toàn đối lập nhau, trong khi quy định của
Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan khẳng định việc thực hiện công việc
thay cho bên chủ ủy là “quyền hành động” của bên thụ ủy thì quy định trong
Luật hợp đồng của Trung Quốc lại cho rằng đó là “nghĩa vụ” của bên nhận ủy
quyền, đó là nghĩa vụ xử lý các công việc thay cho bên ủy quyền.
Nhìn chung, tất cả các khái niệm về hợp đồng ủy quyền trong các quy
định của các nƣớc nêu trên đều thể hiện hai nội dung cơ bản về hợp đồng ủy
quyền đó là khẳng định hợp đồng ủy quyền là “hợp đồng” và nêu ra đối tƣợng 15 lOMoAR cPSD| 40551442
của hợp đồng ủy quyền là công việc chung chung hay là hành động mang tính pháp lý.
Điều 585 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 quy định: Hợp đồng ủy
quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền còn bên ủy quyền chỉ phải trả
thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Kế thừa quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 581 Bộ luật dân
sự năm 2005 và và Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đƣa ra định nghĩa
về hợp đồng ủy quyền không khác gì so với quy định của Bộ luật dân sự năm
1995, theo đó: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền,
còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định” [29]. Không giống với cách định nghĩa của các nƣớc khác khẳng
định hợp đồng ủy quyền là “hợp đồng”, xuất phát từ bản chất của hợp đồng,
định nghĩa về hợp đồng ủy quyền của Việt Nam khẳng định hợp đồng ủy
quyền là sự “thỏa thuận”. Khẳng định hợp đồng ủy quyền là “hợp đồng” hay
hợp đồng ủy quyền là sự “thỏa thuận” về bản chất không có gì khác nhau, có
chăng chỉ là sự khác nhau trong việc lựa chọn điểm xuất phát, đó là: Một cách
thì khẳng định luôn hợp đồng ủy quyền là hợp đồng, nghĩa là hợp đồng ủy
quyền mang đầy đủ bản chất và đặc điểm của một hợp đồng nói chung; Còn
một cách thì đi từ bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận. Cũng giống nhƣ
cách định nghĩa của Pháp, Trung Quốc, định nghĩa của Việt Nam về hợp đồng
ủy quyền cũng chỉ ra đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền là công việc chung
chung, khiến cho việc xác định đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền trên thực tế
là rất rộng. Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm tiến hành các công việc đƣợc
ủy quyền với tƣ cách nhân danh bên ủy quyền. Ngoài những nội dung trên,
khái niệm hợp đồng ủy quyền của Việt Nam còn có thêm nội dung về nghĩa 16 lOMoAR cPSD| 40551442
vụ trả thù lao của bên ủy quyền đối với bên nhận ủy quyền mà tác giả cho
rằng không cần thiết phải đƣa nội dung này vào khái niệm. Cụ thể, trong khái
niệm về hợp đồng ủy quyền của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 ghi nhận:
Nếu hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc trả thù lao cho
việc thực hiện công việc ủy quyền thì bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên
nhận ủy quyền. Để đảm bảo đƣợc yêu cầu ngắn gọn, súc tích, định nghĩa về
hợp đồng ủy quyền chỉ cần nêu nội dung về bản chất và đối tƣợng của hợp
đồng ủy quyền nhƣ các nƣớc khác là đủ.
Từ những tìm hiểu và phân tích nêu trên có thể đƣa ra khái niệm hợp
đồng ủy quyền nhƣ sau: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó một bên giao cho bên kia thực hiện một hoặc một số công việc mang
tính pháp lý. Bên nhận ủy quyền nhân danh bên ủy quyền thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của bên ủy quyền hoặc thực hiện các công việc khác trong phạm
vi ủy quyền, vì quyền và lợi ích hợp pháp của bên ủy quyền.
1.2.2. Đối tượng của hợp đồng ủy quyền
Từ thời kỳ Luật La Mã, đối tƣợng của hợp đồng đã đƣợc xác định phải là
những công việc có tính vật chất hoặc những công việc có tính pháp lý. Công
việc đƣợc ủy quyền là những công việc mà bên nhận ủy quyền thực hiện thay
cho bên ủy quyền trong một thời hạn nhất định. Pháp luật của một số nƣớc trên
thế giới hiện nay đều không quy định cụ thể công việc đƣợc phép ủy quyền là
những công việc gì mà chỉ hoặc khẳng định những công việc đó là công việc
chung chung hoặc giới hạn những công việc đó phải là công việc mang tính pháp
lý. Theo ý kiến của tác giả, xác định rõ đối tƣợng trong quan hệ ủy quyền là
những công việc mang tính pháp lý là hoàn toàn hợp lý. Bởi chỉ những công việc
mang tính pháp lý thì khi bên nhận ủy quyền thực hiện mới làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt một hay một số quyền, nghĩa vụ của 17 lOMoAR cPSD| 40551442
bên ủy quyền; từ đó hợp đồng ủy quyền mới phát huy hết ý nghĩa và giá trị của nó.
Những công việc là đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền có thể liên quan
đến cả hai quan hệ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của bên ủy quyền.
Tuy nhiên, không phải tất cả những công việc liên quan đến quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản của bên ủy quyền cũng đều có thể ủy quyền cho bên
nhận ủy quyền. Điều này xuất phát từ đặc thù của quan hệ nhân thân và xuất
phát từ những quy định của pháp luật trong một số trƣờng hợp nhất định
những công việc trong quan hệ tài sản phải do chính ngƣời tham gia trong
quan hệ đó thực hiện, ví dụ: Trong quan hệ cấp dƣỡng, yêu cầu cấp dƣỡng
không đƣợc phép ủy quyền cho ngƣời khác thực hiện mà phải do chính
ngƣời có quyền yêu cầu cấp dƣỡng thực hiện (Căn cứ quy định tại Điều 309
và Điều 379 Bộ luật dân sự 2005); hay nhƣ: Tác giả của tác phẩm văn học có
thể ủy quyền cho ngƣời khác công bố tác phẩm của mình và ủy quyền cho
ngƣời khác thực hiện việc nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
nhƣng không thể ủy quyền cho ngƣời khác đặt tên cho tác phẩm hay đứng
tên trên tác phẩm của mình.
Điều kiện cần đối với những công việc thuộc đối tƣợng của hợp đồng
ủy quyền là: những công việc đƣợc ủy quyền phải là những công việc có thể
thực hiện đƣợc, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Điều
kiện đủ để những công việc đã thỏa mãn những điều kiện nêu trên trở thành
đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền đó là: Những công việc đó là những công
việc mà bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đƣợc phép làm và có khả năng
thực hiện đƣợc tại thời điểm ủy quyền hoặc nhận ủy quyền. Đối với cá nhân
thì những công việc đó cá nhân ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải có khả
năng thực hiện đƣợc và không bị pháp luật cấm; đối với pháp nhân thì những 18