Luận về sản xuất hàng hóa - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU

Luận về sản xuất hàng hóa - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 44820939
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Quản trị kinh doanh
TIỂU LUẬN
Đề tài: Lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng lý luận để phát triển kinh
tế hàng hoá ở Việt Nam hiện nay
Môn : Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Họ và tên : Lê Nguyễn Hồng Nhật
Mã sinh viên : 11233536
Lớp tín chỉ : LLNL1106(223)_34
GV hướng dẫn : PGS.TS Tô Đức Hạnh
Hà Nội – 05/2024
Mục lục
Mở đầu 1
I. Lý luận về sản xuất hàng hóa 1
lOMoARcPSD| 44820939
1. Sản xuất hàng hóa 1 a, Khái niệm sản xuất hàng hóa 1 b, Điều kiện ra đời
của sản xuất hàng hóa 1 c, Đặc trưng của sản xuất hàng hóa 3 d, Ưu thế
của sản xuất hàng hóa 4
2. Các quy luật của sản xuất hàng hóa 4 a, Quy luật giá trị 4 b, Quy luật
cung cầu 4 c, Quy luật cạnh tranh 4 d, Quy luật lưu thông tiền tệ
4
II. Thực trạng kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay 4
1. Thực trạng 5
2. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam hiện nay 5 a,
Thành tựu 6 b, Hạn chế 6
III. Những biện pháp để phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam hiện 6 nay
1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 6
2. Cải thiện môi trường kinh doanh 6
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 6 4. Phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ 7
5. Đẩy mạnh xuất khẩu 7
6. Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo 7
7. Phát triển nông nghiệp và ngành hàng tiêu dùng 7
8. Tăng cường hợp tác quốc tế 7
Kết luận 8
lOMoARcPSD| 44820939
1
MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển xã hội cho thấy nền văn minh nhân loại càng phát triển t
con người càng nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn về vai trò của sản xuất hàng hóa.
Có thể thấy sản xuất hàng hóa và hàng hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong
nền kinh tế thị trường, những lý luận sản xuất hàng hóa của C. Mác đã cho ta thấy
được vai trò quan trọng đó của sản xuất hàng hóa và hàng hóa từ đó tìm ra giải pháp
phát triển nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.
I. LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Sản xuất hàng hóa
a, Khái niệm sản xuất hàng hóa
Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
b, Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của xã hội
loài người. Mà nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển trong một s
phương thức sản xuất xã hội, gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định, đó
phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
* Một là, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện
sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu
cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những
người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Phân công lao động là có sự chuyên mô hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội
vào các ngành, lĩnh vực khác nhau, điều đó làm cho việc trao đổi sản phẩm trở nên
tất yếu, từ đó dẫn đến sự trao đổi mua bán. Sự phân công lao động làm năng suất
lao động tăng lên, thặng dư của sản phẩm ngày càng nhiều, trao đổi sản phẩm ngày
càng phổ biến.
Như vậy, phân công lao động xã hội là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hóa.
lOMoARcPSD| 44820939
2
C. Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phân công lao động xã hội này là điều kiện tồn tại của
nền sản xuất hàng hóa, mặc dù ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện
tồn tại của sự phân công lao động xã hội”. Phân công lao động xã hội càng phát
triển thì sản xuất trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn.
* Hai là, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Sự tách biệt tương đối nghĩa là những người sản xuất có thể tách biệt, độc lập với
nhau, sản phẩm họ làm ra chỉ thuộc sở hữu cá nhân họ, họ có toàn quyền sử dụng.
Những người sản xuất độc lập với nhau có sự tách biệt về lợi ích, người này muốn
tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải
trao đổi dưới hình thức hàng hóa.
C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không
phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như những hàng hóa”. Sự tách biệt về
kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời
và phát triển.
Trong lịch sử, tách biệt kinh tế xuất hiện do chế độ tư hữu vật tư sản xuất. Hiện
nay, điều này xảy ra do những hình thức khác nhau về tư liệu sản xuất cùng với sự
tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định. Sự
tách biệt này do các mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, bắt nguồn từ
chế độ tư hữu nhỏ, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của cá nhân thì các sản phẩm được
sản xuất ra sẽ thuộc về người sở hữu tư liệu sản xuất và họ có toàn quyền sử dụng.
Các mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau tạo nên sự độc lập, đối lập giữa
những người sản xuất với nhau. Tuy nhiên họ lại nằm trong hệ thống phân công lao
động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, một người
muốn sử dụng sản phẩm của người khác sẽ phải thông qua hình thức mua – bán
hàng hóa, tức là trao đổi bằng hình thái hàng hóa. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa
những chủ thể sản xuất trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì trao đổi
sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ. Điều đó
chỉ có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, tức là trao đổi hàng hóa, sản
phẩm của lao động trở thành hàng hóa.
Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu ngày càng sâu sắc,
hàng hóa được sản xuất ra ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
lOMoARcPSD| 44820939
3
Từ hai điều kiện ta thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản
xuất phụ thuộc vào nhau, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản
xuất lại chia rẽ, làm họ độc lập, đối lập với nhau. Mâu thuẫn này được giải quyết
thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ để
sản xuất. Nếu thiếu một trong hai điều kiện sẽ không có sản xuất hàng hóa. Từ đó,
sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện trên, nếu thiếu một trong
hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa, sản phẩm lao động sẽ không mang
hình thái hàng hóa.
c, Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Trong lịch sử lâu dài, sản xuất hàng hóa ra đời từ sản xuất tự cung tự cấp và dần
thay thế cho tự cung tự cấp, đây là bước phát triển quan trọng trong lịch sử phát
triển loài người. Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng sau:
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã
hội. Sản phẩm được quyết định bởi cá nhân người làm ra, sản phẩm tạo ra để đáp
ứng nhu cầu của những người khác trong xã hội.
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là lợi nhuận, giá trị, không phải giá trị sử dụng.
d, Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có ưu thế vượt trội hơn sản xuất tự cung tự cấp:
+ Khai thác được những lợi thế của tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người,
từng cơ sở sản xuất, từng vùng, từng địa phương. Thúc đẩy mối liên hệ giữa các
vùng, khai thác lợi thế của các quốc gia.
+ Quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu, nguồn lực mang tính khép
kín của cá nhân, gia đình. Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật
vào sản xuất, thúc đẩy phát triển.
+ Sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất, trao đổi: quy luật giá trị, cung –
cầu, cạnh tranh… buộc người sản xuất phải năng động, không ngừng cải tiến để
nâng cao năng suất và chất lượng.
+ Sự phát triển của sản xuất, mở rộng, giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, vùng,
quốc gia… nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. 2. Các quy luật của sản xuất
hàng hóa a, Quy luật giá trị
lOMoARcPSD| 44820939
4
Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa dư trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa
trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định
bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác.
b, Quy luật cung – cầu
Quy luật cung cầu là quy luật phản ánh sự tác động qua lại giữa cung – cầu hàng
hóa trên thị trường. Sự tác động giữa chúng thể hiên qua giá cả thị trường, làm cho
nền kinh tế luôn hướng tớ cân bằng cung – cầu.
c, Quy luật cạnh tranh
Là sự ganh đua đấu tranh quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế nhắm giành giật
những ưu thế về tiêu thụ hàng hóa, từ đó thu được lợi nhuận cao nhất.
Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế.
d, Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật xác lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
Công thức: M = P.Q/V.
II. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM HIỆN
NAY
1. Thực trạng
Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, đường lối
chiến lược nhất quán của Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Công cuộc đổi mới từ 1986 đã đưa nước ta từ một quốc gia nghèo trên thế
giới thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. 2002 – 2019, hơn 45 triệu
người thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới
6%. Đại bộ phận người nghèo ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Rời khỏi nhóm nước thu nhập thấp từ năm 2008. GDP theo giá hiện hành
2023 ước tính đạt 10221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD.
Thu nhập bình quân đầu người 2023 ước tính đạt 101,9 triệu đồng/người,
tương đương 4284,5 USD, tăng 160 USD so với 2022 (tăng 5,05%). Thu
nhập bình quân đầu người quý I/2024 ước đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng
khoảng 8% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Sau
lOMoARcPSD| 44820939
5
khi cơ bản khống chế được đại dịch COVID-19, từ quý IV-2021 nền kinh tế
Việt Nam đã mở cửa trở lại, có những bước hồi phục, tăng trưởng.
Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 683 tỷ USD. Thặng
dư cán cân thương mại xuất siêu đạt 26 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài thực hiện tại đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước.
Tỉ lệ lạm phát năm 2023 là 3,25%, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước. Phong
trào khởi nghiệp được mở rộng. Năm 2023, cả nước gần 160.000 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn trên 1.521 nghìn tỷ đồng.
Sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã
hội, quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tập
trung sản xuất, kinh doanh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với mô hình
tăng trưởng kinh tế.
Tiêu dùng nội địa, đầu tư trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế,
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ liên tục tăng, 2011 – 2019 tăng trung
bình khoảng 12,8%, năm 2023 tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 6.231,8
nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%). Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm
trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-202. Trong đó, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09% vào mức tăng
tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp
52,23%.
2. Đánh giá thực trạng
a. Thành tựu
Nền kinh tế hàng hoá theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa tiếp tục phát triển. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục ổn
định. Tốc độ tăng trưởng được cải thiện. Tăng cường xuất khẩu, nước
ta luôn nằm trong top đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu… Hiệu
lực quản lý của nhà nước được nâng cao, thủ tục hành chính dần cải
lOMoARcPSD| 44820939
6
thiện. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ, môi trường đầu
tư kinh doanh cải thiện rõ rệt.
Doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hơn, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế, kinh tế tập thể dần đổi mới gắn với cơ chế thị
trường, vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh.
Đạt được nhiều thành tựu trong hội nhập quốc tế qua việc tham gia
các hiệp định thương mại quốc tế. Tạo cơ hội tiếp cập thị trường, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài.
b. Hạn chế
Chênh lệch phát triển khu vực, hạn chế về vốn, thiếu nguồn nhân lực chất
lượng cao, môi trường ô nhiễm, sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên.
Cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng chưa có nhiều thay đổi đáng kể,
nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, mức độ liên kết, hợp tác
giữa các doanh nghiệp còn hạn chế.
III. Những biện pháp để phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Nâng cấp hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân
bay sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, làm tăng hiệu quả hoạt
động logistics. Song song, đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin sẽ hỗ
trợ các hoạt động thương mại điện tử và kết nối thông tin nhanh chóng, hiệu quả.
2. Cải thiện môi trường kinh doanh
Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua đơn giản hóa thủ tục hành chính,
giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, xin giấy phép và
các thủ tục hải quan là cần thiết. Các chính sách hỗ trợ như cải thiện về thuế, tài
chính cũng cần được điều chỉnh để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn
vốn và thị trường dễ dàng hơn.
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc
tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều này đòi
hỏi thiết lập và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, cùng với việc đầu tư vào
lOMoARcPSD| 44820939
7
đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển để cải tiến công nghệ sản xuất và
nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp nguyên vật liệu và
linh kiện cho các ngành sản xuất chính sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Khuyến khích hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong việc phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ và cơ sở hạ tầng cũng rất quan trọng.
5. Đẩy mạnh xuất khẩu
Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều
vào một hoặc vài thị trường nhất định. Tận dụng các hiệp định thương mại tự do
(FTA) để tiếp cận các thị trường mới và giảm thiểu rào cản thương mại cũng là cách
hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu.
6. Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo
Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong
các doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ 4.0 như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ
nhân tạo (AI), và dữ liệu lớn (Big Data) sẽ cải thiện quy trình sản xuất và kinh
doanh.
7. Phát triển nông nghiệp và ngành hàng tiêu dùng
Phát triển nông nghiệp và ngành hàng tiêu dùng cũng là lĩnh vực cần được
chú trọng. Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến
vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Phát triển và
xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản và hàng tiêu dùng của Việt Nam
sẽ tăng giá trị gia tăng và nhận diện trên thị trường quốc tế.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)
vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghệ cao là điều cần thiết.
Học hỏi kinh nghiệm và công nghệ từ các quốc gia phát triển để áp dụng vào thực
tiễn sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam cũng là một cách hiệu quả để thúc đẩy
kinh tế hàng hóa.
lOMoARcPSD| 44820939
8
Những giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ và liên tục, cùng với sự hỗ trợ
mạnh mẽ từ Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, để tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho sự phát triển bền vững của kinh tế hàng hóa tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Đất nước ta hiện nay đang trong thời kì đổi mới, cơ sở vật chất kĩ thuật còn
nghèo nàn lạc hậu, xuất phát điểm còn yếu. Để có thể đưa nước ta từ một nước
nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển, đuổi kịp
các nước trên thế giới thì điều chính yếu là chúng ta phải xây dựng được một nền
sản xuất hàng hoá hùng mạnh. Sản xuất hàng hoá quy mô lớn chính là cách thức tổ
chức hiện đại để phát triển kinh tế trong thời đại hiện nay. Muốn nền sản xuất hoạt
động có hiệu quả thì chúng ta phải hiểu rõ bản chất sản xuất hàng hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT, Giáo trình Kinh tế - Chính trị Mác – Lênin, NXB Quốc giasự thật
2021.
2. Slide bài giảng Kinh tế chính trị của thầy Tô Đức Hạnh.
3. Ths. Nguyễn Thị Phương Dung, Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trongphát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
4. Đảng cộng sản Việt Năm, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XIII,
NXB Chính trị quốc gia sự thật.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa - một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, Tạp chí của ban
Tuyên giáo trung ương.
6. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023, Tổng cục Thống kê.
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 44820939
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Quản trị kinh doanh TIỂU LUẬN
Đề tài: Lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng lý luận để phát triển kinh
tế hàng hoá ở Việt Nam hiện nay Môn
: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Họ và tên
: Lê Nguyễn Hồng Nhật Mã sinh viên : 11233536 Lớp tín chỉ : LLNL1106(223)_34 GV hướng dẫn
: PGS.TS Tô Đức Hạnh Hà Nội – 05/2024 Mục lục Mở đầu 1
I. Lý luận về sản xuất hàng hóa 1 lOMoAR cPSD| 44820939
1. Sản xuất hàng hóa 1 a, Khái niệm sản xuất hàng hóa 1 b, Điều kiện ra đời
của sản xuất hàng hóa 1 c, Đặc trưng của sản xuất hàng hóa 3 d, Ưu thế
của sản xuất hàng hóa 4
2. Các quy luật của sản xuất hàng hóa
4 a, Quy luật giá trị 4 b, Quy luật cung – cầu
4 c, Quy luật cạnh tranh
4 d, Quy luật lưu thông tiền tệ 4
II. Thực trạng kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay 4 1. Thực trạng 5
2. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam hiện nay 5 a, Thành tựu
6 b, Hạn chế 6
III. Những biện pháp để phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam hiện 6 nay
1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 6
2. Cải thiện môi trường kinh doanh 6
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 6 4. Phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ 7
5. Đẩy mạnh xuất khẩu 7
6. Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo 7
7. Phát triển nông nghiệp và ngành hàng tiêu dùng 7
8. Tăng cường hợp tác quốc tế 7 Kết luận 8 lOMoAR cPSD| 44820939 MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển xã hội cho thấy nền văn minh nhân loại càng phát triển thì
con người càng nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn về vai trò của sản xuất hàng hóa.
Có thể thấy sản xuất hàng hóa và hàng hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong
nền kinh tế thị trường, những lý luận sản xuất hàng hóa của C. Mác đã cho ta thấy
được vai trò quan trọng đó của sản xuất hàng hóa và hàng hóa từ đó tìm ra giải pháp
phát triển nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.
I. LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Sản xuất hàng hóa
a, Khái niệm sản xuất hàng hóa
Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
b, Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của xã hội
loài người. Mà nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển trong một số
phương thức sản xuất xã hội, gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định, đó là
phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
* Một là, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện
sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu
cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những
người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Phân công lao động là có sự chuyên mô hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội
vào các ngành, lĩnh vực khác nhau, điều đó làm cho việc trao đổi sản phẩm trở nên
tất yếu, từ đó dẫn đến sự trao đổi mua bán. Sự phân công lao động làm năng suất
lao động tăng lên, thặng dư của sản phẩm ngày càng nhiều, trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến.
Như vậy, phân công lao động xã hội là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hóa. 1 lOMoAR cPSD| 44820939
C. Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phân công lao động xã hội này là điều kiện tồn tại của
nền sản xuất hàng hóa, mặc dù ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện
tồn tại của sự phân công lao động xã hội”. Phân công lao động xã hội càng phát
triển thì sản xuất trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn.
* Hai là, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Sự tách biệt tương đối nghĩa là những người sản xuất có thể tách biệt, độc lập với
nhau, sản phẩm họ làm ra chỉ thuộc sở hữu cá nhân họ, họ có toàn quyền sử dụng.
Những người sản xuất độc lập với nhau có sự tách biệt về lợi ích, người này muốn
tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải
trao đổi dưới hình thức hàng hóa.
C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không
phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như những hàng hóa”. Sự tách biệt về
kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, tách biệt kinh tế xuất hiện do chế độ tư hữu vật tư sản xuất. Hiện
nay, điều này xảy ra do những hình thức khác nhau về tư liệu sản xuất cùng với sự
tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định. Sự
tách biệt này do các mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, bắt nguồn từ
chế độ tư hữu nhỏ, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của cá nhân thì các sản phẩm được
sản xuất ra sẽ thuộc về người sở hữu tư liệu sản xuất và họ có toàn quyền sử dụng.
Các mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau tạo nên sự độc lập, đối lập giữa
những người sản xuất với nhau. Tuy nhiên họ lại nằm trong hệ thống phân công lao
động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, một người
muốn sử dụng sản phẩm của người khác sẽ phải thông qua hình thức mua – bán
hàng hóa, tức là trao đổi bằng hình thái hàng hóa. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa
những chủ thể sản xuất trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì trao đổi
sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ. Điều đó
chỉ có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, tức là trao đổi hàng hóa, sản
phẩm của lao động trở thành hàng hóa.
Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu ngày càng sâu sắc,
hàng hóa được sản xuất ra ngày càng phong phú, đa dạng hơn. 2 lOMoAR cPSD| 44820939
Từ hai điều kiện ta thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản
xuất phụ thuộc vào nhau, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản
xuất lại chia rẽ, làm họ độc lập, đối lập với nhau. Mâu thuẫn này được giải quyết
thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ để có
sản xuất. Nếu thiếu một trong hai điều kiện sẽ không có sản xuất hàng hóa. Từ đó,
sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện trên, nếu thiếu một trong
hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa, sản phẩm lao động sẽ không mang hình thái hàng hóa.
c, Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Trong lịch sử lâu dài, sản xuất hàng hóa ra đời từ sản xuất tự cung tự cấp và dần
thay thế cho tự cung tự cấp, đây là bước phát triển quan trọng trong lịch sử phát
triển loài người. Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng sau:
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã
hội. Sản phẩm được quyết định bởi cá nhân người làm ra, sản phẩm tạo ra để đáp
ứng nhu cầu của những người khác trong xã hội.
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là lợi nhuận, giá trị, không phải giá trị sử dụng.
d, Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có ưu thế vượt trội hơn sản xuất tự cung tự cấp:
+ Khai thác được những lợi thế của tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người,
từng cơ sở sản xuất, từng vùng, từng địa phương. Thúc đẩy mối liên hệ giữa các
vùng, khai thác lợi thế của các quốc gia.
+ Quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu, nguồn lực mang tính khép
kín của cá nhân, gia đình. Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật
vào sản xuất, thúc đẩy phát triển.
+ Sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất, trao đổi: quy luật giá trị, cung –
cầu, cạnh tranh… buộc người sản xuất phải năng động, không ngừng cải tiến để
nâng cao năng suất và chất lượng.
+ Sự phát triển của sản xuất, mở rộng, giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, vùng,
quốc gia… nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. 2. Các quy luật của sản xuất
hàng hóa a, Quy luật giá trị 3 lOMoAR cPSD| 44820939
Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa dư trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa
trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định
bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác.
b, Quy luật cung – cầu
Quy luật cung cầu là quy luật phản ánh sự tác động qua lại giữa cung – cầu hàng
hóa trên thị trường. Sự tác động giữa chúng thể hiên qua giá cả thị trường, làm cho
nền kinh tế luôn hướng tớ cân bằng cung – cầu.
c, Quy luật cạnh tranh
Là sự ganh đua đấu tranh quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế nhắm giành giật
những ưu thế về tiêu thụ hàng hóa, từ đó thu được lợi nhuận cao nhất.
Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế.
d, Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật xác lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Công thức: M = P.Q/V.
II. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Thực trạng
Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, đường lối
chiến lược nhất quán của Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Công cuộc đổi mới từ 1986 đã đưa nước ta từ một quốc gia nghèo trên thế
giới thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. 2002 – 2019, hơn 45 triệu
người thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới
6%. Đại bộ phận người nghèo ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Rời khỏi nhóm nước thu nhập thấp từ năm 2008. GDP theo giá hiện hành
2023 ước tính đạt 10221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD.
Thu nhập bình quân đầu người 2023 ước tính đạt 101,9 triệu đồng/người,
tương đương 4284,5 USD, tăng 160 USD so với 2022 (tăng 5,05%). Thu
nhập bình quân đầu người quý I/2024 ước đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng
khoảng 8% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Sau 4 lOMoAR cPSD| 44820939
khi cơ bản khống chế được đại dịch COVID-19, từ quý IV-2021 nền kinh tế
Việt Nam đã mở cửa trở lại, có những bước hồi phục, tăng trưởng.
Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 683 tỷ USD. Thặng
dư cán cân thương mại xuất siêu đạt 26 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài thực hiện tại đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước.
Tỉ lệ lạm phát năm 2023 là 3,25%, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước. Phong
trào khởi nghiệp được mở rộng. Năm 2023, cả nước gần 160.000 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn trên 1.521 nghìn tỷ đồng.
Sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã
hội, quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tập
trung sản xuất, kinh doanh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế.
Tiêu dùng nội địa, đầu tư trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế,
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ liên tục tăng, 2011 – 2019 tăng trung
bình khoảng 12,8%, năm 2023 tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 6.231,8
nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%). Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm
trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-202. Trong đó, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09% vào mức tăng
tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%.
2. Đánh giá thực trạng a. Thành tựu
Nền kinh tế hàng hoá theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa tiếp tục phát triển. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục ổn
định. Tốc độ tăng trưởng được cải thiện. Tăng cường xuất khẩu, nước
ta luôn nằm trong top đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu… Hiệu
lực quản lý của nhà nước được nâng cao, thủ tục hành chính dần cải 5 lOMoAR cPSD| 44820939
thiện. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ, môi trường đầu
tư kinh doanh cải thiện rõ rệt.
Doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hơn, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế, kinh tế tập thể dần đổi mới gắn với cơ chế thị
trường, vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh.
Đạt được nhiều thành tựu trong hội nhập quốc tế qua việc tham gia
các hiệp định thương mại quốc tế. Tạo cơ hội tiếp cập thị trường, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. b. Hạn chế
Chênh lệch phát triển khu vực, hạn chế về vốn, thiếu nguồn nhân lực chất
lượng cao, môi trường ô nhiễm, sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên.
Cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng chưa có nhiều thay đổi đáng kể,
nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, mức độ liên kết, hợp tác
giữa các doanh nghiệp còn hạn chế.
III. Những biện pháp để phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Nâng cấp hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân
bay sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, làm tăng hiệu quả hoạt
động logistics. Song song, đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin sẽ hỗ
trợ các hoạt động thương mại điện tử và kết nối thông tin nhanh chóng, hiệu quả.
2. Cải thiện môi trường kinh doanh
Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua đơn giản hóa thủ tục hành chính,
giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, xin giấy phép và
các thủ tục hải quan là cần thiết. Các chính sách hỗ trợ như cải thiện về thuế, tài
chính cũng cần được điều chỉnh để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn
vốn và thị trường dễ dàng hơn.
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc
tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều này đòi
hỏi thiết lập và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, cùng với việc đầu tư vào 6 lOMoAR cPSD| 44820939
đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển để cải tiến công nghệ sản xuất và
nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp nguyên vật liệu và
linh kiện cho các ngành sản xuất chính sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Khuyến khích hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong việc phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ và cơ sở hạ tầng cũng rất quan trọng.
5. Đẩy mạnh xuất khẩu
Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều
vào một hoặc vài thị trường nhất định. Tận dụng các hiệp định thương mại tự do
(FTA) để tiếp cận các thị trường mới và giảm thiểu rào cản thương mại cũng là cách
hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu.
6. Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo
Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong
các doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ 4.0 như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ
nhân tạo (AI), và dữ liệu lớn (Big Data) sẽ cải thiện quy trình sản xuất và kinh doanh.
7. Phát triển nông nghiệp và ngành hàng tiêu dùng
Phát triển nông nghiệp và ngành hàng tiêu dùng cũng là lĩnh vực cần được
chú trọng. Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến
vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Phát triển và
xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản và hàng tiêu dùng của Việt Nam
sẽ tăng giá trị gia tăng và nhận diện trên thị trường quốc tế.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)
vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghệ cao là điều cần thiết.
Học hỏi kinh nghiệm và công nghệ từ các quốc gia phát triển để áp dụng vào thực
tiễn sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam cũng là một cách hiệu quả để thúc đẩy kinh tế hàng hóa. 7 lOMoAR cPSD| 44820939
Những giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ và liên tục, cùng với sự hỗ trợ
mạnh mẽ từ Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, để tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho sự phát triển bền vững của kinh tế hàng hóa tại Việt Nam. KẾT LUẬN
Đất nước ta hiện nay đang trong thời kì đổi mới, cơ sở vật chất kĩ thuật còn
nghèo nàn lạc hậu, xuất phát điểm còn yếu. Để có thể đưa nước ta từ một nước
nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển, đuổi kịp
các nước trên thế giới thì điều chính yếu là chúng ta phải xây dựng được một nền
sản xuất hàng hoá hùng mạnh. Sản xuất hàng hoá quy mô lớn chính là cách thức tổ
chức hiện đại để phát triển kinh tế trong thời đại hiện nay. Muốn nền sản xuất hoạt
động có hiệu quả thì chúng ta phải hiểu rõ bản chất sản xuất hàng hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT, Giáo trình Kinh tế - Chính trị Mác – Lênin, NXB Quốc giasự thật – 2021.
2. Slide bài giảng Kinh tế chính trị của thầy Tô Đức Hạnh.
3. Ths. Nguyễn Thị Phương Dung, Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trongphát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
4. Đảng cộng sản Việt Năm, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XIII,
NXB Chính trị quốc gia sự thật.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa - một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, Tạp chí của ban
Tuyên giáo trung ương.
6. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023, Tổng cục Thống kê. 8