-
Thông tin
-
Quiz
Luật hình sự 1.Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 1: Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật
không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123
BLHS). Tài liệu giúp bạn tham khảo và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl) 249 tài liệu
Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Luật hình sự 1.Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 1: Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật
không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123
BLHS). Tài liệu giúp bạn tham khảo và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl) 249 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 45499692
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÌNH SỰ 🙠-----------------🙠
LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
CỤM 2: CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜI GIẢNG VIÊN: DANH SÁCH NHÓM: STT Họ và tên MSSV 1
Lương Hồng Quân (nhóm trưởng) 2253401020208 2 Đỗ Thị Như Trúc 2153401020284 3 Lê Huỳnh Tố Nhã 2253401020168 4 Võ Tấn Phát 2253401020188 5 Nguyễn Gia Phúc 2253401020192 6 Nguyễn Kim Phụng 2253401020198 7 Nguyễn Công Thành 2253401020225 8 Lê Thu Thảo 2253401020228 lOMoARcPSD| 45499692
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 2 năm 2024 Mục lục
I.Nhận định.......................................................................................................................................
Câu 1: Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả
chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)................................
Câu 5: Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết
trở lên..............................................................................................................................................
Câu 7: Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết
con mới đẻ (Điều 124 BLHS)........................................................................................................
Câu 8: Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều
124 BLHS)......................................................................................................................................
Câu 9: Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu
thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125
BLHS).............................................................................................................................................
Câu 10: Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
(Điều 127 BLHS)................................................................................................
II.BÀI TẬP........................................................................................................................................
Bài tập 2:.........................................................................................................................................
Bài tập 5:.........................................................................................................................................
Bài tập 7:......................................................................................................................................... lOMoARcPSD| 45499692 I. Nhận định
Câu 1: Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật
không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Trả lời: Nhận định sai.
CSPL: Điều 123 BLHS 2015.
Giải thích: Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật đã
cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015). Hậu quả chết người không dùng để
xác định tội danh mà chỉ có ý nghĩa trong việc xác định giai đoạn phạm tội.
Như vậy, chỉ cần có hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp
luật, không gây ra hậu quả chết người thì vẫn cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015).
Câu 5: Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên.
Trả lời: Nhận định sai.
CSPL: Điều 10 BLHS 2015, điểm a khoản 1 Điều 123.
Giải thích: Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 thì hành vi “giết 02
người trở lên” là dấu hiệu định khung tăng nặng của Tội giết người, vì nó phản ánh mức
độ nguy hiểm hơn cho xã hội của tội phạm tăng lên đáng kể.
Căn cứ theo Điều 10 BLHS 2015, đối với lỗi cố ý trực tiếp thì hậu quả chết người
chỉ có ý nghĩa xác định thời điểm tội phạm hoàn thành chứ không là dấu hiệu định tội.
Theo đó dù hậu quả có xảy ra hay không thì người có hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính
mạng người khác trái pháp luật vẫn phạm tội giết người.
Hành vi “giết 02 người trở lên” với lỗi cố ý trực tiếp thì dù hậu quả đã xảy ra hay
chưa thì vẫn cấu thành tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng “giết 02 người
trở lên” của Tội giết người Điều 123 BLHS 2015.
Vì vậy, tình tiết “giết 02 người trở lên” với lỗi cố ý trực tiếp không đòi hỏi phải có
hậu quả hai người chết trở lên.
Câu 7: Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành
Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS) Trả lời: Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS 2015, Điều 124.
Giải thích: Tội giết con mới đẻ có chủ thể đặc biệt là người mẹ sinh ra đứa trẻ.Vậy
nên không phải mọi hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi đều cấu thành Tội
giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS). 1 lOMoARcPSD| 45499692
Trong trường hợp không phải chủ thể phạm tội quy định tại Điều 124 BLHS có
hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì cấu thành Tội giết người với tình
tiết định khung tăng nặng là giết người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 123).
Câu 8: Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS)
Trả lời: Nhận định sai.
CSPL: Điều 124 BLHS 2015. Giải thích:
- Nạn nhân (đối tượng tác động) trong tội giết con mới đẻ là: Con của tội phạm
Trẻ sinh ra trong 7 ngày tuổi
Tội giết con mới đẻ là tội có lỗi cố ý gián tiếp, cấu thành tội phạm vật chất yêu cầu
hậu quả "con mới đẻ chết" là cơ sở để xác định tội phạm.
Câu 9: Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh đều cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS).
Trả lời: Nhận định sai.
CSPL: Điều 125 BLHS 2015 và NQ số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986.
Giải thích: Để cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 125 BLHS) phải thỏa mãn 3 điều kiện:
Thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
Do hành vi trái pháp luật của nạn nhân;
Nhằm vào người đó hoặc người thân thích của người đó; Nạn nhân tử vong.
Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích
hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội,
đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường
hợp phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Theo NQ số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986. “...Nếu hành vi trái pháp
luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm
tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm,
thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính
đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102)” 2 lOMoARcPSD| 45499692
Câu 10: Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp
pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người
trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS).
Trả lời: Nhận định sai.
CSPL: Điều 127 BLHS 2015 và NQ số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986.
Giải thích: Vì để cấu thành tội làm chết người trong khi thi hành công vụ phải thoả: -
Chủ thể: là người thì hành công vụ (tức là người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nghiệp vụ của
mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp vụ; hoặc là công
dân vì lợi ích chung của xã hội mà sử dụng một thứ công cụ nào đó để giúp sức người
thi hành công vụ ngăn chặn hoặc đuổi bắt người phạm tội (NQ 04/1986). -
Động cơ: thi hành công vụ
Như vậy, chủ thể trên phải có động cơ là thi hành công vụ là dấu hiệu bắt buộc và
làm chết người khi dùng vũ lực, vũ khí ngoài trường hợp pháp luật cho phép thực hiện
công vụ thì mới cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ theo Điều 127 BLHS 2015. II. BÀI TẬP Bài tập 2:
A làm rẫy trồng măng tre cho anh ruột là N và sinh sống tại đây. Trong quá trình
sinh sống, A mâu thuẫn với ông C về việc ông C nuôi heo xả nước thải gây hôi thối. A
và ông C đã nhiều lần tranh cãi với nhau nhưng không giải quyền được. Khoảng 19 giờ
ngày 07/01/2022 sau khi đi uống bia về thì ngửi thấy mùi hôi thối do nước thải từ trại
nuôi heo của ông C, A bực tức nảy sinh ý định đánh ông C nên lấy 01 (một) dao tự chế
kích thước dài 89cm, cán tròn hình trụ đường kính 3,8cm, lưỡi dài 20cm bề rộng nhất
9,7 cm, dùng để xắn măng tre và sử dụng xe mô tô đi sang trại heo của ông C (cách chỗ
ở của A khoảng 200 mét). Khi sang đến trại heo, A thấy ông C đang cởi trần đứng tại
khu vực nhà tắm cạnh trại heo. A dùng hai tay cầm dao tự chế xông tới để chém ông C.
Thấy vậy ông C bỏ chạy về phía ao rau muống gần đó thì A đuổi theo kịp, A dùng hai
tay cầm dao chém liên tiếp 03 (ba) cái theo hướng từ trên xuống, từ trái sang phải vào
vùng ngực phải – bụng trái, hông, đầu – vai bên trái của ông C. Sau khi chém ông C, A
đến Công an xã đầu thú. Quá trình điều tra, A đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như đã nêu trên.
Tại Giấy chứng nhận thương tích, Bệnh viện đa khoa tỉnh T đối với ông C chuẩn
đoán như sau: Vết thương thấu ngực bụng đứt xương ức, sụn sườn 5 – 10 bên trái +
thủng màng tim, rách chân cơ hoành trái + rách gan hạ phân thùy II trái/bị chém. 3 lOMoARcPSD| 45499692
Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích, Trung tâm Pháp y tỉnh T đối
với ông C kết luận như sau: 1.
Dấu hiệu chính qua giám định: Vết thương thấu ngực bụng (24 x
0,3) cm, đứtxương ức, đứt sụn sườn 5, 6, 7, 8, 9, 10, thủng màng tim, rách chân
cơ hoành trái, rách gan hạ phân thùy II trái, đã phẫu thuật khâu cơ hoành, khâu
sụn sườn, vết mổ đường giữa bụng trên dưới rốn (15 x 0,2) cm, vết mổ dẫn lưu
vùng bụng phải (1 x 0,3) cm, sẹo lành. 2.
Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 59%
(năm mươichín phần trăm). 3.
Cơ chế hình thành vết thương: Vết thương thấu ngực bụng (24 x
0,3) cm, đứtxương ức, đứt sụn sườn 5, 6, 7, 8, 9, 10, thủng màng tim, rách chân
cơ hoành trái, rách gan hạ phân thùy II trái: Chiều từ trên xuống chếch từ phải
sang trái, hướng từ trước ra sau, bờ sắc gọn, khả năng do vật sắc gây ra.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Tại sao?
Trả lời: Hành vi của A phạm vào Tội cố ý gây thương tích theo điểm a khoản 2
Điều 134 BLHS với tình tiết định khung tăng nặng là tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 59%. Giải thích:
- Chủ thể: chủ thể thường, đủ tuổi và có năng lực TNHS đầy đủ. - Khách thể:
Khách thể: Quyền được bảo vệ về sức khỏe và tính mạng của ông C.
Đối tượng tác động - Mặt chủ quan:
Lỗi: Cố ý trực tiếp “A bực tức nảy sinh ý định đánh ông C nên lấy 01 (một)
dao tự chế kích thước dài 89cm, cán tròn hình trụ đường kính 3,8cm, lưỡi dài 20cm
bề rộng nhất 9,7 cm, dùng để xắn măng tre và sử dụng xe mô tô đi sang trại heo
của ông C” A thấy trước hậu quả là gây thương tích cho ông C và mong muốn hậu quả đó xảy ra. - Mặt khách quan: 4 lOMoARcPSD| 45499692
Hành vi: A dùng hai tay cầm dao chém liên tiếp 03 (ba) cái theo hướng từ
trên xuống, từ trái sang phải vào vùng ngực phải – bụng trái, hông, đầu – vai bên trái của ông C.
Hậu quả: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 59%.
Mối quan hệ nhân quả: Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp. Hành vi chém
liên tiếp 03 (ba) cái vào ông C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thương tích của ông C. Bài tập 5: A
và B là vợ chồng. Trước khi cưới, B đã có người yêu, nhưng do gia đình ép gảnên
phải lấy A. Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C – người yêu cũ của B. Biết vậy,
nên gia đình B khuyên A đưa vợ lên làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh. A nghe lời đem
vợ lên sống ở thành phố. Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ với C bằng cách viện lý do đi
khám bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày, nhưng thực chất là 2 người hẹn hò
nhau tại một khách sạn và sống với nhau. Gia đình B biết được nên đã báo cho A biết
mối quan hệ giữa B và C, đồng thời cho A biết số xe Honda của C. Một hôm, vì mất
điện thoại nên A về nhà sớm hơn thường lệ thì thấy B chuẩn bị quần áo nói là đi chữa
bệnh tại bệnh viện. A không tin nên chạy nhanh ra đường cái, cách nhà khoảng 200m
thì thấy một thanh niên đang ngồi trên một chiếc Honda có biển số như gia đình B
đã báo trước. Quá tức giận, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay,
dài60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực
mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh
viện. Khi kiểm tra căn cước của người bị hại thì mới xác định được nạn nhân không
phải C mà chính là bạn của C. Do không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người. Lúc
đó, C đang mua thuốc lá gần đó.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Tại sao?
Trả lời: Hành vi của A là hành vi phạm Tội giết người Điều 123 BLHS 2015. Giải thích:
- Chủ thể: A là người đã kết hôn và trên 20 tuổi và có năng lực chịu TNHS. - Khách thể:
Quyền được bảo vệ về sức khỏe và tính mạng của anh thanh niên.
Đối tượng tác động: Anh thanh niên. - Mặt chủ quan:
Lỗi: Cố ý trực tiếp, A biết rằng hành vi cầm khúc gỗ phang thẳng vào đầu
anh thanh niên nhiều nhát cực mạnh có thể gây ra hậu quả làm chết người nhưng
vẫn thực hiện hành vi này. lOMoARcPSD| 45499692 - Mặt khách quan:
Hành vi: A nhặt khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng
vào đầu thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh.
Hậu quả: anh thanh niên bị chấn thương sọ não, chết trên đường đi bệnh viện.
Mối quan hệ nhân quả: Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp, hành vi A nhặt
khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay phang thẳng vào đầu thanh niên đang nồi trên
xe gắn máy là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của anh thanh niên.
- Đây là trường hợp có sai lầm thực tế, cụ thể là sai lầm về đối tượng, đối tượng
mà A muốn tác động là C nhưng do không biết mặt C nên A đánh nhầm anh
thanh niên là bạn của C. Nên A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người. Bài tập 7:
Hai gia đình là hàng xóm của nhau. Trong một gia đình có bà mẹ là K và cậu con
trai tên là H. Gia đình bên kia có ông cụ là A cùng hai con trai là B và C. Ban ngày các
con đều đi làm nên ông A thường hay qua nhà bà K chơi. Sau một thời gian, ông A mang
gạo góp với bà K nấu ăn chung. B và C không đồng ý vì cho là cha mình bị bà K dụ dỗ,
đem tài sản cho bà K nên yêu cầu cha mình chấm dứt quan hệ với bà K nhưng ông A
không nghe và vẫn tiếp tục làm theo ý mình. B và C cho là sự bất đồng trong gia đình
mình là do bà K gây ra nên quyết định gây án.
Vào 3 giờ sáng, B cầm đuốc và C cầm một con dao lớn đến trước sân nhà bà K. B
và C châm lửa đốt nhà, đồng thời chặn cửa đón đầu hai mẹ con bà K. Bà K và H chạy
ra đến cửa thì thấy B đang quơ đuốc xông tới, C cầm dao lao vào tấn công H, H xông
tới C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C. Ngay lúc đó, B dùng đuốc
xông tới gần H. H nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C chết tại chỗ, đồng thời H
quay sang đối phó với B thì bà con vừa kịp đến.
Trả lời: Hành vi của H là hành vi phạm tội khi chặt đứt đầu của C làm C chết tại
chỗ nên có thể phạm Tội giết người điều 123 BLHS 2015. Giải thích:
- Chủ thể: H là chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự. - Khách thể:
Quyền được bảo vệ về sức khỏe và tính mạng của C.
Đối tượng tác động: anh C. - Mặt chủ quan: lOMoARcPSD| 45499692
Lỗi: H thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp căn cứ theo khoản 1 Điều 10 BLHS 2015.
Động cơ: phòng vệ (tâm lí lúc bị tấn công).
Về lý trí: H nhận thức được hành vi cầm dao chém vào đầu nạn nhân (vị trí
trọng yếu cơ thể) là nguy hiểm và thấy trước hậu quả là nạn nhân tử vong nhưng vẫn thực hiện.
Về ý chí: H với mục đích là muốn thoát khỏi sự nguy hiểm của B, C. Mong
muốn hậu quả xảy ra để ngăn cản sự tấn công của B, C. - Mặt khách quan:
Hành vi: Trường hợp này, H có cơ sở phát sinh quyền phòng vệ qua việc:
• Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật (B cầm đuốc xông tới, C
cầm dao lao đến tấn công);
• Sự tấn công xâm phạm đến tính mạng của H và đang hiện hữu.
Tuy nhiên, sự phòng vệ của H vượt quá giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn
công vì H đã giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C - lúc này, sự tấn công
từ C không còn nữa. Khi B dùng đuốc xông tới gần, H lại tiếp tục chém vào đầu C, lúc
này quyền phòng vệ giữa H và C không khởi phát vì không còn sự tấn công nguy hiểm
đáng kể xâm phạm đến tính mạng của H.
Hậu quả: C chết tại chỗ.
Mối quan hệ nhân quả: Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp, việc H chém vào
đầu C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến C chết tại chỗ.