-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Luật so sánh - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Luật so sánh - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật tố tụng dân sự (HVCB) 13 tài liệu
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 34 tài liệu
Luật so sánh - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Luật so sánh - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật tố tụng dân sự (HVCB) 13 tài liệu
Trường: Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 34 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Câu hỏi: 2a. Trình bày hiểu biết nghề luật sư ở Anh Bài Làm
1. Khái quát về tổ chức hành nghề luật ở Anh
Pháp luật Anh nổi bật bởi tính kết nối bền vững không phủ nhận được với
quá khứ. Những mối liên hệ lịch sử có được chủ yếu do tính liên tục, không bị ngắt
quãng của lịch sử phát triển pháp luật. Ở Anh, nghề luật phổ biến nhất cũng là
nghề thẩm phán và luật sư. Phần lớn luật sư ở Anh là luật sư tư vấn. Cuối thập kỉ
thứ 9 của thế kỉ XX, ở Anh có khoảng 65.000 luật sư tư vấn và khoảng 8000 luật
sư tranh tụng. Còn cấu trúc nghề thẩm phán ở Anh thì khá đa dạng, ở Anh, có
nhiều loại thẩm phán khác nhau từ các pháp quan không chuyên cho đến các thẩm
phán chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm hành nghề.
Nghề luật sư tại anh được chia thành luật sư tư vấn (Solicitor) và luật sư
tranh tụng (Barrister).Theo truyền thống, luật sư tư vấn thường làm các công việc
tư vấn pháp luật, chứng thực chúc thư, quản lý di sản người chết.. Còn luật sư tranh
tụng là các chuyên gia biện hộ có quyền tham gia tất cả các phiên xét xử tại các tòa
và cơ quan tài phán. Luật sư tranh tụng không được phép trực tiếp liên hệ với
khách hàng. Họ chỉ có thể tiếp cận với khách hàng sau khi đã được luật sư tư vấn
giới thiệu. Ngược lại, quyền tham dự phiên tòa của các luật sư tư vấn rất hạn hẹp,
họ chỉ có thể tham gia các phiên tòa ở cấp dưới trừ những người giàu kinh nghiệm
có thể thi sát hạch phụ để tham dự phiên tòa ở các cấp cao hơn. Điều này chính là
một điểm khác biệt giữa việc hành nghề luật sư ở Anh và Pháp. Trên thực tế, việc
hợp nhất hoàn toàn hai nghề này tại Vương quốc Anh đã bị cự tuyệt.
Tại Anh do có sự phân chia làm luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng, ta cũng
có hai hệ thống quản lý hai loại luật sư nói trên. Luật sư tư vấn chịu sự quản lý của
Hội luật sư (Law society) của Vương quốc Anh. Còn luật sư tranh tụng lại chịu sự
quản lý của Đoàn luật sư (Bar council).
Luật sư có thể hành nghề với tư cách là luật sư độc lập, có thể thành lập
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc công ty hợp danh trách nhiệm
hữu hạn… Khoảng 80% luật sư tranh tụng là lao động tự do. Luật sư có thể tự
hành nghề với tư cách là luật sư độc lập với điều kiện là họ đã hành nghề tổng
cộng ba năm sau khi hoàn thành chương trình học trong công ty hoặc văn phòng
của người có chuyên môn. Luật sư cũng có thể làm việc trong một cơ sở hành nghề
đa lĩnh vực (“MDP”). Hầu hết MDP được SRA quy định và được phân biệt với các
công ty luật bởi các quy tắc cho phép những người không phải là luật sư nắm giữ
quyền sở hữu các công ty này. luật sư có thể trở thành chủ sở hữu hoặc người quản lý MDP.
2. Các quy định điều chỉnh nguyên tắc hành nghề của luật sư ở Anh
Sổ tay SRA đưa ra các tiêu chuẩn và yêu cầu mà các pháp nhân cũng như
các luật sư hoạt động riêng lẻ phải tuân thủ thường xuyên. Phiên bản 18 của Sổ tay
được xuất bản vào ngày 01 tháng 11 năm 2016, theo đó ba loại quy tắc khác nhau
mà luật sư phải tuân thủ, bao gồm: Nguyên tắc SRA – tiêu chuẩn bắt buộc về đạo
đức và nghề nghiệp mà tất cả những người hành nghề phải tuân thủ; Bộ Quy tắc
Ứng xử SRA 2011 (SRA Code of behavior) – các tiêu chuẩn đạo đức mà SRA
khuyến khích đối với luật sư và một tập hợp các yêu cầu và quy tắc liên quan đến
các yếu tố cụ thể của việc điều hành một công ty cung cấp dịch vụ pháp lý được
quy định trong Quy tắc hoạt động SRA 2011. Phần 2 của Sổ tay luật sư (BSB
Handbook) cung cấp quy tắc ứng xử cho luật sư, bao gồm Nhiệm vụ cốt lõi , Kết
quả, Hướng dẫn, Quy tắc và Quy định. Ấn bản thứ hai của Sổ tay BSB được xuất bản vào tháng 4 năm 2015.
3. Đào tạo luật sư ở Anh
Ở Anh, để trở thành luật sư không nhất thiết phải có bằng cử nhân luật. Việc
đào tạo luật sư ở Anh không chú trọng tính bài bản mà thiên về thực tiễn, các luật
sư Anh được đào tạo chủ yếu về thủ tục tố tụng và thu thập, xác minh chứng cứ bởi
theo pháp luật Anh, về nguyên tắc, việc thực hiện quá trình tố tụng là trách nhiệm
của các bên (thông qua luật sư của mình), vai trò của thẩm phán trong xét xử chỉ là
đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục tố tụng. Nghề luật sư ở Anh được xây dựng trên
mô hình tổ chức tư pháp và tố tụng của Anh được hình thành từ thế kỷ 12-13. Luật
sư Anh gồm hai loại: luật sư bào chữa (barristors) và luật sư tư vấn (solicitors) –
đây là điểm khác biệt xuất phát từ đặc thù của hệ thống án lệ.
Các luật sư Anh chịu sự quản lý của các tổ chức luật sư – Inns of Court và Law Society.
Inns of Court hình thành từ đầu thế kỷ 14, có thư viện luật và là nơi mở các khoá
đào tạo cho những người muốn trở thành luật sư biện hộ. Thời Trung cổ, các sinh
viên luật đến London để học và thực tập bên cạnh các thẩm phán tại Toà án cấp
cao đã ăn, ngủ tại Inns of Court – thực ra là khu ăn ở của các luật gia trong Toà án.
Mỗi Inn of Court có một nhà thờ, một thư viện và một đại sảnh – nơi mọi người ăn
uống khi đến bữa, đồng thời cũng là nơi hội họp và giảng dạy về thực tiễn.
Người muốn trở thành luật sư biện hộ phải là một khoá sinh của Inn of Court để
được đào tạo và phải thi đỗ trong kỳ thi công nhận luật sư biện hộ. Thời gian đào
tạo ở các Inn of Court được đo bằng các “kỳ ăn trưa” thường kéo dài khoảng 3 tuần
tuỳ Inn of Court quy định. Thông thường mỗi năm có khoảng 4 “kỳ ăn trưa” để
đào tạo các khoá sinh. Trong mỗi “kỳ ăn trưa”, khoá sinh phải ăn trưa ít nhất ba lần
trong đại sảnh của Inn of Court. Để trở thành luật sư biện hộ, khoá sinh phải trả
qua ít nhất tám “kỳ ăn trưa”. Thời xưa, các bữa ăn trưa được coi là để giảm bớt
khoảng cách giữa các luật sư biện hộ chính thức và các khóa sinh, ngày nay ở Anh
việc ăn trưa cùng để đào tạo phần nhiều mang tính chất nghi lễ. Việc công nhận
luật sư biện hộ do Hội đồng của Inn of Court (Bencher of Inn) thực hiện sau khi
khoá sinh đã thi đỗ kỳ thi lý thuyết và thực hành và trải qua thời gian thực tập một năm.
Hội Luật sư (Law Society) được thành lập từ thế kỷ 18 là tổ chức tập hợp
các luật sư tư vấn. Hội đã ban hành Bộ luật ứng xử (Code of Conduct) bao gồm các
quy tắc điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp của các luật sư tư vấn. Để trở thành luật
sư tư vấn chỉ cần học 9 tháng tại Trường luật của Hội Luật sư (với các môn học
gắn với thực tế như lập hợp đồng bất động sản, luật thuế, luật thừa kế, luật thương
mại, luật công ty…), thi đỗ kỳ thi chuyên môn do Hội Luật sư tổ chức và trải qua
hai năm tập sự ở một trong những văn phòng luật sư tư vấn với tư cách nhân viên (article clek).
4. Tiêu chuẩn luật sư tư vấn ở Anh
Người muốn được làm luật sư phải đủ các điều kiện sau:
– Có kiến thức pháp luật cơ bán, cụ thể như sau:
+ Tham gia chương trình đào tạo tại các trường đại học để được cấp bằng cử nhân luật
+ Thi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp nếu người đó có bằng cử nhân chuyên
ngành khác hoặc đã có thời gian công tác pháp luật.
Qua khoá đào tạo kỹ năng nghề nghiệp (một năm) do Hội luật sư hoặc các
trường tổ chức. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên phải qua một kỳ
thi để lấy chứng chỉ và tiếp tục tham gia khóa đào tạo để lấy chứng chi và tiếp tục
tham gia khóa học đào tạo thực tế tại một hãng luật.
– Hoàn thành hai năm (1 time) hoặc bốn năm (part time) đào tạo kỹ năng
hành nghề thực tế tại một hãng luật.
Những người có đủ điều kiện trên có thể nộp đơn cho Hiệp hội luật sư để xin
công nhận là luật sư tư vấn. Nếu xét thấy người nộp đơn đáp ứng đủ các điều kiện
nêu trên, Hội luật sư cấp giấy công nhận là luật sư tư vấn cho người đó.
Sau khi được công nhận, luật sư tư vấn được ghi tên vào danh sách luật sự tư
vấn của Hội luật sư. Tuy nhiên, để được phép hành nghệ tư vấn pháp luật, luật sư
tư vấn còn phải có Chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho
những người có đủ điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận là luật sư tư vấn;
– Không bị đình chỉ hành nghề;
– Có đơn được làm theo mẫu đã quy định;
– Tuân thủ các quy định về đào tạo;
– Tuân thủ các nguyên tắc bồi thường.
Kèm theo đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề, luật sư tư vấn phải nộp một
khoản lệ phí. Chứng chỉ hành nghề của luật sư tư vấn chỉ có hiệu lực trong 12
tháng và thường được đổi vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.
5. Tiêu chuẩn luật sư biện hộ ở Anh
Theo truyền thống, các luật sư biện hộ trực thuộc một tổ chức gọi là “In of
court” (tạm dịch là câu lạc bộ hay lữ quán). Thực ra, đây là khu ăn ở của các luật
gia trong Toà án, nhưng có vai trò như một hội đoàn nghề nghiệp của Toà án.
Ngay từ thời Trung cổ, công tác đào tạo luật sư chủ yếu là đào tạo thực hành,
không mang tính lý thuyết. Sinh viên luật thời đó thường tới London để học hỏi và
thực tập bên cạnh các thẩm phán tại Toà án cấp cao, ăn ngủ tại “Inn of court” với
các luật gia khác. Mỗi “Inn of court” có một nhà thờ, một thư viện và một đại sảnh,
nơi mọi người ăn uống khi đến bữa, đồng thời cũng là nơi hội họp và giảng dạy về
thực tiễn. Cả bốn “Inn of court” của hệ thống án lệ ở Anh vẫn còn tồn tại cho đến
ngày nay. Cuộc sống của các luật sư biện hộ chủ yếu tập trung ở các “Inn of
court”, họ hành nghề tại các văn phòng (chamber) nằm trong khu vực “Inn of
court”. Là Người muốn được công nhận là luật sư biện hộ phải có đủ các điều kiện sau:
– Được công nhận là học viên ở một trong bốn “Inn of court”; Hà – Đã qua
khóa đào tạo luật sư tranh tụng và đỗ kỳ thi công nhận luật sư tranh tụng;
– Đã có thời gian thực tế.
Đào tạo luật sư tranh tụng được chia làm ba giai đoạn (đào tạo lý thuyết, đào
tạo nghề nghiệp và đào tạo thực tế) như sau: 1) Những người có bằng cử nhân luật
hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có CMT8 nhận đã thi đỗ kỳ kiểm
tra nghề nghiệp (Common professional examination) được coi là đã hoàn thành
giai đoạn đào tạo lý thuyết; 2) Giai đoạn đào tạo kỹ năng nghề nghiệp (một năm)
do Đoàn luật sư tổ chức. Chỉ những người đã đăng ký là học viên của “In of court”
mới được tham gia khóa học này. Nội dụng của khóa học này được xây dựng trên
cơ sở những kiến thức pháp lý cơ bản. Khi học viên hoàn thành chương trình đào
tạo phải thi lấy chứng chỉ; 3) Giai đoạn đào tạo thứ ba chủ yếu tập trung vào thực
tế hành nghề. Khi đã trở thành luật sư biện hộ, các luật sư vẫn tiếp tục tham gia các
khoá bồi dưỡng và thực hành nghề nghiệp trong vòng 3 năm đầu hành nghề.
Việc công nhận luật sư biện hộ do một Hội đồng của “Inn of court (Bencher of
Inn) thực hiện. Sau khi được công nhận, luật sư biện hộ phải ghi tên minh vào danh
sách luật sư biện hộ tại một Tòa án, danh sách này do Toà án tối cao quản lý và
được lưu giữ tại “Inn of court”. Để được phép hành nghề, luật sư biện hộ phải
tuyên thệ tại Toà án nơi họ hành nghề.