Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với các chính sách về dân tộc trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trong thời gian qua | Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học
Vấn đề dân tộc luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại. Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia đó nếu không được giải quyết đúng đắn. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề dân tộc trở thành một trong những điểm nóng của cuộc cách mạng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-
LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
LIÊN HỆ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VỀ DÂN
TỘC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Tiểu luận cuối kì môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120405_23_2_12CLC
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Đỗ Trần Nhật Minh
BUỔI HỌC & TIẾT HỌC: Thứ 6, tiết 11-12
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Ngọc Chung
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2023-2024 Tiểu luận cá nhân
Buổi học và tiết học: Thứ 6, tiết 11-12
Tên đề tài: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân
tộc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với
các chính sách về dân tộc trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trong thời gian qua. STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN KÝ TÊN 1 Đỗ Trần Nhật Minh 23144119
Nhận xét của giáo viên:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày …….. tháng…….. năm 2024 Giáo viên chấm điểm MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………......1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………...1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………...…..2
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………..3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI….…3
1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về dân
tộc……………………3
1.1.1.Các hình thức cộng đồng người trong lịch sử ……………………...3
1.1.2 Khái niệm về dân tộc …………………………………………….…3
1.2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc ….…..5
1.2.1. Xu hướng thứ nhất, xu hướng cộng đồng dân cư muốn tách ra để
hình thành cộng đồng dân tộc độc lập ………………………………………….5
1.2.2. Xu hướng thứ hai, Xu hướng các dân tộc liên hiệp lại với nhau ….5
1.3. Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin1.3
Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin
………………………………………………...6
1.3.1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
………………………………….6
1.3.2. Các dân tộc được quyền tự quyết
………………………………….7
1.3.3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
……………………………7
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VỀ DÂN TỘC
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ……...8
2.1 Khái quát về tình hình dân tộc ở nước ta
……………………………..8
2.2 Tình hình giáo dục ở nước ta hiện tại …………………………….…… 8
2.3 Tình hình giáo dục ở các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa …………..9
2.4 Các chính sách của Đảng và nhà nước
………………………………..11
2.5 Những giải pháp của Đảng và Nhà nước đưa ra để nâng cao hiệu quả
giáo dục ở các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa
…………………………...13 KẾT
LUẬN…………………………………………………………………….15
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….16 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề dân tộc luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội
của mỗi quốc gia có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới
hiện đại. Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể
chế chính trị ở quốc gia đó nếu không được giải quyết đúng đắn. Trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề dân tộc trở thành một trong những điểm
nóng của cuộc cách mạng. Các nhà lãnh đạo cách mạng như Lênin đã nhìn nhận
rằng, để đạt được một xã hội công bằng và tự do, không thể bỏ qua quyền và
nhu cầu của các dân tộc thiểu số hoặc bị áp bức. Theo lý luận, vấn đề dân tộc
cũng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nhắc đến trong Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản, tác phẩm được coi là một trong các văn kiện chính trị có ảnh hưởng lớn
nhất của thế giới. Qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, các cuộc
chiến giành chính quyền từ nhiều thời đại, thời kỳ khác nhau thì vấn đề dân tộc
luôn được xem là hàng đầu, có sức ảnh hưởng rất lớn đến cục diện chiến tranh
cũng như sự phát triển của mỗi quốc gia ngay cả trong thời chiến lẫn thời bình.
Các chính sách để đảm bảo sự phát triển bền vững và gắn kết giữa các dân tộc
luôn được xem trọng ở mọi quốc gia, ở Việt Nam cũng vậy, đã có rất nhiều
chính sách từ nhà nước để đảm bảo sự phát triển về các dân tộc của mình, trong
đó chính sách về giáo dục được xem là hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng
để thực hiện chính sách "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát
triển giữa các dân tộc".
Qua đó em chọn đề tài nghiên cứu về “ Lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội. Liên hệ với các chính sách về dân tộc trong lĩnh
vực giáo dục ở Việt Nam trong thời gian qua ” để làm rõ các lý
luận về dân tộc theo Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như các chính
sách về giáo dục đối với các dân tộc ở Việt Nam trong thời gian qua.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nêu ra các quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
dân tộc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Khái niệm
dân tộc theo Chủ nghĩa Mác-Lênin. Các cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin
Liên hệ thực tế ở Việt Nam để nói về các chính sách của
lĩnh vực giáo dục ở các dân tộc trong thời gian qua.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về dân tộc
1.1.1. Các hình thức cộng đồng người trong lịch sử
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là quá trình phát
triển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến
cao, bao gồm: Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc.
Thị tộc là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người,
bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh
tế (quan hệ sản xuất). Các thành viên trong thị tộc cùng lao động chung, sử dụng
các công cụ lao động chung và hưởng thụ sản phẩm làm ra theo lối bình quân.
Bộ lạc là một hình thức tổ chức xã hội theo kiểu nhóm xã hội trong lịch sử
phát triển của loài người. Bộ lạc nguyên thủy là tập hợp dân cư được tạo thành
từ nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với
nhau, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.
Bộ tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng dân cư được hình thành từ sự
liên kết của nhiều bộ lạc và liên minh các bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ
nhất định và thường có quan hệ máu mủ nhất định (huyết tộc). Đứng đầu một bộ
tộc thường là một tộc trưởng hay tộc chủ.
Dân tộc là một hình thức tổ chức xã hội cộng đồng phát
triển nhất theo lịch sử phát triển của xã hội loài người. Dân tộc
là một cộng đồng người chia sẻ ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc,
nguồn gốc hoặc lịch sử.
1.1.2. Khái niệm về dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:
Xét về nghĩa thứ nhất, dân tộc (Nation) hay quốc gia dân
tộc là cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân
của một quốc gia, là cộng đồng chính trị - xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế là đặc trưng quan trọng nhất
và là cơ sở để liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc.
- Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt là địa bàn sinh tồn, phát
triển của cộng đồng dân tộc.
- Có sự quản lý của một nhà nước, nhà nước – dân tộc độc lập.
- Có ngôn ngữ chung của quốc gia là công cụ giao tiếp trong cộng
đồng xã hội (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết).
- Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng.
Xét về nghĩa thứ hai, dân tộc là một tộc người (Ethnies), là cộng đồng
người cụ thể có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, được hình thành lâu dài
trong lịch sử và có ba đặc trưng cơ bản như sau:
- Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết; hoặc chỉ riêng ngôn ngữ nói). Đây là tiêu chí cơ
bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề luôn
được các dân tộc tôn trọng và gìn giữ.
- Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể ở mỗi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó. Trong sinh hoạt văn hóa có những
nét đặc thù so với những cộng đồng khác. Đặc biệt, lịch sử phát triển của các tộc
người gắn liền với truyền thống văn hóa của họ.
- Ý thức tự giác tộc người là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một
tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc
người. Đặc trưng nổi bật là các tộc người tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của
dân tộc mình; còn là ý thức tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc
người dù cho có những tác động làm thay đổi địa bàn cư trú, lãnh thổ, hay tác
động ảnh hưởng của giao lưu kinh tế, văn hóa…
Như vậy, xét về nghĩa thứ nhất, dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là
quốc gia dân tộc, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là bộ phận của một quốc gia,
là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người. Thực chất, hai vấn đề này tuy
khác nhau nhưng lại gắn bó rất mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau.
1.2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc
1.2.1. Xu hướng thứ nhất, xu hướng cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình
thành cộng đồng dân tộc độc lập
Nguyên nhân là do sự chín muồi về ý thức dân tộc, sự thức
tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn
tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng này
biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để
tiến tới thành lập quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi
bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản.
Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực nơi có
nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác nhau
trong chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện thành phong
trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để hướng tới thành lập các
quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn
đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng
dân cư đã ý thức được rằng, chỉ trong cộng đồng dân tộc độc
lập thì họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình.
Tiêu biểu là những năm 60 của thế kỉ 20 đã có khoảng 100
quốc gia do không thể chịu đựng được chế độ đô hộ, áp bức,
bóc lột của giai cấp đô hộ nên đã đứng lên đấu tranh và giành
được độc lập. Một ví dụ điển hình và gần gũi nhất chính là dân
tộc Việt Nam chúng ta, cho dù bị bọn thực dân, đế quốc hay
phát xít đô hộ thì chúng ta vẫn không ngừng đấu tranh để giành
lại độc lập chủ quyền dân tộc vì chúng ta luôn ý thức được rằng
tinh thần đoàn kết thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc là
quan trọng đến mức nào.
1.2.2. Xu hướng thứ hai, Xu hướng các dân tộc liên hiệp lại với nhau
Nguyên nhân là do các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các
dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Sự phát
triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong
chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở
rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các
dân tộc xích lại gần nhau.
Tiêu biểu là hiện nay, nhiều nước, nhiều dân tộc đã liên
hiệp với nhau tạo thành các khối liên minh như: Liên minh châu
Âu (EU viết tắt của European Union), Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU),… Các
khối liên minh này biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước
trong cùng khu vực với nhau, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng
hộ hòa bình khu vực và phát triển văn hóa giữa các thành viên,
đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
1.3. Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin
1.3.1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng |
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, quyền hoàn toàn bình đẳng là
quyền thiêng liêng của các dân tộc, các dân tộc không phụ
thuộc vào số lượng, trình độ phát triển có quyền lợi và nghĩa vụ
ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các dân
tộc không có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa.
Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế,
không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc
khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng
giữa các dân tộc được pháp luật bảo vệ và được thực hiện trong
thực tế. Để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải
thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở đó xóa bỏ tình
trạng áp bức dân tộc; đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để
thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp
tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
1.3.2. Các dân tộc được quyền tự quyết
Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, quyền tự quyết của mỗi dân
tộc là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con
đường phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của dân tộc mình, bao gồm:
- Quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập.
- Quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
Việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết cần đứng vững trên
lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa
lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân.
Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với “quyền” của
các tộc người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là
việc phân lập thành quốc gia độc lập. Kiên quyết đấu tranh
chống lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm
chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai chia rẽ dân tộc.
1.3.3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, giai cấp công nhân thuộc các
dân tộc khác nhau đều thống nhất, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ
nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung vì sự nghiệp giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. |
Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất
giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; phản ảnh sự gắn
bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lí
luận quan trọng để các Đảng Cộng sản vận dụng thực hiện
chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH VỀ DÂN TỘC
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát về tình hình dân tộc ở nước ta
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc trong
đó dân tộc Kinh chiếm đa số với tỷ lệ 85,3% là 82.085.729 triệu
người, còn lại là 53 dân tộc thiểu số với tỷ lệ 14,7% là
14.123.255 người (Theo Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc).
Tuy đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ thấp nhất trong mặt bằng
dân cư cả nước nói chung nhưng được coi là phên giậu của Tổ
quốc, đồng thời giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong tiến
trình phát triển và hội|nhập|của đất nước.
Theo đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán nguyên tắc “Đoàn kết toàn
dân tộc là chiến lược của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các
dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”. Nguyên tắc này được
thể hiện xuyên suốt trong các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước gắn với chính sách cụ thể ở một số tộc người, địa phương và trên cả
nước qua các thời kỳ lịch sử, thể hiện ý nghĩa to lớn, sâu sắc trong giải quyết các
vấn đề về dân tộc, phát huy nguồn lực của các dân tộc, xây dựng và củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện thành công sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2. Tình hình giáo dục ở nước ta hiện tại
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định,
giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục
phải được ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác.
Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước có nền giáo
dục hiện đại và phát triển bậc nhất thế giới. Theo báo cáo năm
2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực, thành phần kết
quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các
nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển. Nhiều chỉ số về Giáo
dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như: tỷ lệ
học sinh đi học và hoàn thành Chương trình tiểu học sau 5 năm
đạt 92,08%, đứng ở top đầu của khối ASEAN,… Kết quả Chương
trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước
Đông Nam Á (SEA PLM) năm 2019 cho thấy chất lượng giáo dục
tiểu học của Việt Nam đứng vào top đầu của các nước ASEAN.
Trong các đợt đánh giá PISA (Chương trình|đánh giá|học sinh
quốc tế The Programme for International Student Assessment),
Việt Nam có kết quả vượt trội so với trung bình của các nước
trong khối OECD (Organization for Economic Cooperation and
Development hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) trong
khi mức đầu tư cho giáo dục thấp hơn hẳn.
2.3. Tình hình giáo dục ở các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa
Tuy phát triển là vậy nhưng ở các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, tình
hình giáo dục không mấy khả quan. Theo nghiên cứu của Tổ chức cứu
trợ trẻ em Anh vừa mới thực hiện tại Việt Nam cho thấy ở khu
vực dân tộc thiểu số thì tỷ lệ trẻ em đến trường bậc tiểu học chỉ
đạt khoảng 80% và bậc trung học cơ sở là 77%.|Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em dân tộc không
thích đi học hoặc đi học giữa chừng rồi bỏ là do nhiều gia đình
quá nghèo, đông con và không có ý thức đưa con em mình đến
trường. Theo thống kê, năm 2019, số hộ dân tộc thiểu số nghèo
chiếm 22,3%, hộ cận nghèo chiếm 13,2%. Thu nhập thấp, kinh
tế khó khăn là một rào cản đáng kể cho giáo dục phát triển. Trẻ
em phải tham gia vào nhiều công việc để thêm thu nhập, phụ
giúp gia đình, thậm chí là bỏ học kiếm tiền.
Tại các vùng dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ em nữ đến trường
ngày càng giảm. Nguyên nhân là do nhiều gia đình dân tộc còn
quan điểm cổ hủ “trọng nam khinh nữ”, chỉ có con trai mới cần
phải đi học còn con gái đến 13-14 tuổi nên đi lấy chồng. Hôn
nhân cận huyết, tảo hôn vẫn còn tồn tại, cùng với đó là những
hủ tục lạc hậu chưa được bãi bỏ cũng là nguyên nhân kiềm chế
giáo dục vùng dân tộc thiểu số phát triển. Vùng dân tộc thiểu
số, tỷ lệ kết hôn cận huyết năm 2018 là 5,6%; năm 2019, tỷ lệ
tảo hôn lên tới 21,9%. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe,
thể chất của trẻ, nhất là đối với trẻ em gái; làm giảm cơ hội
được đi học của các em. Do đó, nhiều em gái chỉ học hết cấp
tiểu học là ở nhà và chuẩn bị xây dựng gia đình.
Hiện nay, các môn học trong trường đều được dạy bằng
tiếng Việt, trong khi đó kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh
dân tộc thiểu số còn rất kém. Việc chưa thông thạo tiếng Việt
thể hiện qua cách các em không nghe kịp được các thầy cô
giảng hoặc nhiều em nghe nhưng không hiểu nghĩa của từ nên
không nhớ được kiến thức cô giáo dạy mình. Nhiều học sinh dân
tộc thiểu số học đến lớp 6 vẫn chưa đọc, viết được tiếng Việt. Tỷ
lệ học sinh lớp 6 đọc chưa thông, viết chưa thạo tiếng Việt
chiếm tới 30%. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh
dân tộc thiểu số thường xuyên bỏ học.
Chất lượng và phương pháp giảng dạy của giáo viên vùng
dân tộc thiểu số chưa đảm bảo cũng là một trong những nguyên
nhân khiến nhiều học sinh có kết quả học tập kém. Nhiều giáo
viên chưa có phương pháp dạy học để thu hút học sinh, sử dụng
tiếng dân tộc chưa thành thạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên
thường xuyên mở lớp bồi dưỡng phương pháp sư phạm cho giáo
viên, gắn giảng giải và đàm thoại, sử dụng, khai thác đồ dùng
dạy học trong giảng dạy, tổ chức các trò chơi gắn với từng tiết
học và môn học, đưa ra các câu hỏi mở trong khi giảng bài. Việc
đào tạo nhằm nâng cao trình độ học tiếng dân tộc cho giáo viên
cũng cần được chú trọng. Việc tuyên truyền viên để kêu gọi và
hỗ trợ các gia đình dân tộc thiểu số đưa con em mình đến
trường cũng là một giải pháp nhằm giúp cho trẻ em vùng sâu,
vùng xa đến trường nhiều hơn và không bỏ học giữa chừng.
Thiết nghĩ, ngoài sự kết hợp chặt chẽ giữa địa phương, gia đình,
nhà trường và học sinh đòi hỏi cần có sự đầu tư và hỗ trợ kinh
phí từ Nhà nước cho những vùng đặc biệt này.
2.4. Các chính sách của Đảng và nhà nước
Với chủ trương “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “mọi công dân
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình
đẳng về cơ hội học tập”, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều
chính sách nhằm đem lại cơ hội học tập cho trẻ em dân tộc
thiểu số vùng sâu vùng xa.
Hiện nay có khoảng 50 văn bản từ luật đến quyết định của Bộ trưởng
Giáo dục và Đào tạo liên quan đến quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người dân
tộc thiểu số và miền núi. Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng có ý nghĩa thiết
thực trong thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số như: Nghị
quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa 6)
nhấn mạnh “Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và
các đối tượng chính sách...”.
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025
trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng khẳng định: “Đẩy
mạnh giáo dục kỹ năng, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông
tin, công nghệ số trong giáo dục - đào tạo… Tiến tới phổ cập trung học phổ
thông gắn với phân luồng trong giáo dục. Giảm tỷ lệ mù chữ, bỏ học ở miền núi”…
Với chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho trẻ em dân tộc thiểu số
được đến trường, nhiều học sinh thuộc các trường dân tộc nội trú được miễn học
phí và hưởng chính sách học bổng… Thực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP
ngày 18-7-2016 của Chính phủ, tính riêng năm 2021, học sinh và các trường phổ
thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ 3.446 tỷ đồng. Tổng cục Dự
trữ Nhà nước đã xuất cấp bình quân mỗi năm học khoảng 68.556 tấn gạo để hỗ
trợ cho học sinh bán trú.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ tháng 7-2017 đến tháng 7-
2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên của 16 dân tộc thiểu số có
dân số dưới 10.000 được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập theo Nghị định số
57/2017/NĐ-CP, ngày 9-5-2017 của Chính phủ. Những chính sách trên đã tạo
tiền đề, là cơ sở quan trọng để nâng bước trẻ em vùng dân tộc thiểu số đến
trường; gỡ bỏ phần nào gánh nặng về kinh tế cho các hộ dân, tạo cơ hội cho các em được đi học.
Bên cạnh đó, hệ thống điện, đường giao thông mới đã được Đảng và Nhà
nước quan tâm phát triển. Đến nay, hầu hết các xã vùng núi cao đã có đường trải
nhựa chạy đến trung tâm của xã; mạng lưới quốc gia đã được bao phụ rộng
khắp, phấn đấu đến năm 2025 sẽ đưa điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác
phù hợp đến 99% các hộ dân vùng đồng bào.
Cơ sở vật chất, hệ thống trường từ cấp tiểu học đến THPT được quan tâm,
xây dựng khang trang với trang thiết bị đạt tiêu chuẩn phục vụ học tập. Tính đến
tháng 9-2021, Đề án củng cố, phát triển các trường nội trú, các tỉnh, thành phố
đã nâng cấp được 935 phòng học thông thường và bộ môn; 631 phòng phục vụ
học tập, giáo dục; 2.875 phòng nội trú, 219 công trình cấp nước sạch và nhà vệ
sinh… Tính đến hết năm học 2019-2020, toàn quốc có 325 trường nội trú ở 49
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với gần 106 nghìn học sinh; có 1.124
trường bán trú với hơn 237 nghìn học sinh. Hệ thống 1.097 trường bán trú được
thành lập ở 28 tỉnh, với quy mô gần 186 nghìn học sinh. 15,2% số trường bán
trú được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh bán trú hoàn thành cấp
tiểu học đạt 98,9%, cấp trung học cơ sở đạt 92%. Đối với hệ thống trường dân
tộc thiểu số, hiện toàn quốc có 318 trường với 102.757 học sinh.
Cùng với đó, giáo viên người dân tộc và giáo viên biết tiếng dân tộc được
đặc biệt quan tâm, thực hiện các chính sách ưu đãi về phụ cấp, tăng thu nhập,
bảo đảm điều kiện sống và làm việc. Điều này cũng tạo nên điều kiện để trẻ em
vùng sâu vùng xa được tiếp cận giáo dục và học tập tốt hơn. Năm học 2019 -
2020, tỷ lệ giáo viên dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm
tỷ lệ 98,07%. Thực hiện Quyết định số ngày 1625/QĐ-TTg ngày 11-9-2014
Chính phủ, đã chi 5.370 tỷ để kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho
giáo viên giai đoạn từ 2014-2020. Tính đến 30/6/2019, đã giải ngân 83,76%
tổng số vốn được giao, hoàn thành đưa vào sử dụng 6.795 phòng học.
2.5. Những giải pháp của Đảng và Nhà nước đưa ra để nâng cao hiệu quả
giáo dục ở các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa
Để trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa được hưởng
thụ đầy đủ các giá trị của nền giáo dục nước nhà, có điều kiện
phát triển toàn diện, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Nâng cao nhận thức cho cả hệ thống chính trị và nhân dân
về yêu cầu, nhiệm vụ phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu
số. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính
quyền các cấp về quan tâm, chăm lo giáo dục cho trẻ em vùng
sâu vùng xa, xem đây là động lực phát triển bền vững ở địa
phương. Tập trung, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền
đến các hộ nghèo về vai trò, tác dụng của giáo dục đối với việc
thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, xây dựng hoàn thiện hệ thống
chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục
đối với|dân tộc thiểu số|và đồng bào vùng sâu vùng xa đảm bảo
tính khoa học, khả năng thực thi với từng khu vực, từng vùng miền.
Huy động tối đa mọi nguồn lực, đầu tư cở sở vật chất,
trang thiết bị cho giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số. Sử
dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước để phát
triển, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, bảo đảm thân thiện với trẻ, tạo ra môi trường
học tập an toàn, thuận lợi cho trẻ. Tăng cường xã hội hóa nguồn
vốn, kêu gọi sự chung tay, trách nhiệm cộng đồng, nhất là các
doanh nghiệp tạo điều kiện cho trẻ em đến trường.
Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ đội ngũ giáo viên, cán bộ
làm công tác giáo dục tại vùng sâu vùng xa. Có cơ chế khuyến
khích, thu hút đội ngũ giáo viên bám thôn, bản cũng như chính
sách hỗ trợ người tham gia dạy xóa mù chữ ở những địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Xây dựng kế hoạch,
xác định quy trình đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán
bộ, giáo viên người dân tộc thiểu số công tác phù hợp theo từng địa bàn.
Tối ưu hóa, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo
vùng sâu vùng xa. Xây dựng, hoàn chỉnh các chương trình và
phương pháp dạy học phù hợp với học sinh của từng dân tộc,
từng vùng. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các điều kiện thực tế