Lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin về hàng hoá sức lao động và vấn đề phát triển thị trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 | Tiểu luận cuối kỳ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, sự thịnh vượng của các quốc gia không còn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác _ Lenin (LLCT120205)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN TIỂU LUẬN
LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ HÀNG HÓA
SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
GVHD: Ths. Trần Thị Thảo SVTH: 1. Võ Thiện Chí 19154017 2. Nguyễn Quang Huy 19146339 3. Hoàng Lê Thảo Ngân 19109150 4. Trần Công Thắng 19126103 5. Lê Thị Anh Thư 19129053 6. Huỳnh Thị Thúy Vi 19159076
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2020
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm: .......................................... KÝ TÊN Trần Thị Thảo MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 1.
Lý do chọn đề tài............................................................................................................................1 2.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................2 3.
Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................2 4.
Kết cấu đề tài..................................................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO
ĐỘNG..........................................................................................................................................................3
1.1 ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HÓA.................................................3
1.1.1 Khái niệm sức lao động..............................................................................................................3
1.1.2 Khái niệm hàng hóa sức lao động...............................................................................................3
1.1.3 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá............................................................................3
1.2 GIÁ TRỊ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG...................................5
1.2.1 Giá trị của hàng hóa sức lao động..............................................................................................5
1.2.2 Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động................................................................................5
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0...........................................................7
2.1 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.7
2.1.1 Khái niệm về thị trường hàng hóa sức lao động.........................................................................7
2.1.2 Thực trạng về vấn đề thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam...........................................7
2.2 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG HÀNG
HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM.........................................................................................10
2.2.1 Cơ hội........................................................................................................................................10
2.2.2 Thách thức:................................................................................................................................11
2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP....................................................................................................................13
2.3.1 Chuyển đổi nền sản suất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại.........................13
2.3.2 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.........................................................................14
2.3.3 Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao....................................14
2.3.4 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bản thân chủ thể mỗi sức lao động cũng cần
phải:...................................................................................................................................................15
C. PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................16 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; là một trong những
điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, sự thịnh vượng của
các quốc gia không còn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên
mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người. Tuy
nhiên, việc đào tạo, phát triển và những chính sách đãi ngộ người lao động trên thế
giới vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, việc đề ra những chính sách và giải pháp nhằm
bình ổn thị trường đặc biệt này luôn luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Lý luận về loại hàng hoá đặc biệt – sức lao động, Chủ nghĩa Mác -Lênin đã có
những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề
vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm
ổn định và phát triển thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này cùng những vấn đề liên quan đến nó.
Ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề
thị trường hàng hoá sức lao động không chỉ là tiêu thức kinh tế mà còn mang ý
nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở nên
quan trọng hơn, nhất là khi lực lượng lao động ở nước ta còn rất dồi dào nhưng lại
thiếu năng lực và kỹ năng. Và trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 gắn liền với
những đột phá về công nghệ, internet, kỹ thuật số, thực tế ảo… đã và đang phát
triển với một tốc độ chưa từng thấy trên toàn thế giới. Cá chuyên gia cho rằng cuộc
cách mạng công nghiệp này sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống , làm việc và
sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực lao động , khi máy móc dần thay thế còn người. 1
Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nó, thế nên vấn đề phát triển
thị trường hàng hoá sức lao động ở nước ta trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Từ đó, với đề tài “ Lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin về hàng hoá sức
lao động và vấn đề phát triển thị trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam trong
bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0” sẽ làm sáng tỏ hơn về vấn đề này.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Về hàng hoá sức lao động và vấn đề phát triển thị trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thông qua các tài liệu liên quan đến Kinh Tế Chính Trị Marx –
Lênin và từ các nguồn tài liệu, giáo trình và Internet.
4. Kết cấu đề tài
Chương 1: Lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin về hàng hóa sức lao động
1.1 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
1.2. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Chương 2: Vấn đề phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam trong
bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
2.1 Thực trạng về vấn đề thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam
2.2 Sự tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với thị trường hàng hóa sức 2.3 Một số giải pháp 2 B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN VỀ
HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1.1 ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HÓA
1.1.1 Khái niệm sức lao động
Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Marx. Mác định
nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại
trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động
của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng
sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội.
1.1.2 Khái niệm hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động thực chất là một loại hàng hóa đặc biệt cần tìm trên thị
trường mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó
nhằm giải quyết mâu thuẫn của tư bản. Hàng hóa sức lao động là sản phẩm được
con người tạo ra từ sức lực và chất xám, và được sử dụng vào xã hội. Hàng hóa sức
lao động có thể được bảo tồn và có thể tạo ra lợi ích lớn hơn theo thời gian. Lợi ích
hàng hóa sức lao động mang lại có thể về mặt vật chất ( thực phẩm, công trình) và
tinh thần (nghệ thuật). Hàng hóa sức lao động không giống các hàng hóa thông
thường, khi những hàng hóa vật chất sẽ hao mòn theo thời gian thì hàng hóa sức lao
động theo thời gian được bảo tồn mà còn có giá trị lớn hơn. Người ta gọi đây là
kinh nghiệm của người lao động.
1.1.3 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. 3
Như thời xưa, không tồn tại khái niệm người lao động mà chỉ có nô lệ,
họ bị trói lại tại nơi làm việc, ăn uống cực khổ, không có tự do, sản phẩm làm ra chỉ
có chủ nô nhận hết. Điều này khiến họ như một công cụ lao động. Mà theo Mác,
hàng hóa sức lao động chỉ được hình thành khi có sự kết hợp giữa sức lao động thể
chất và tinh thần. Sản phẩm mà nô lệ làm ra không có năng lực tinh thần nên không
xem là hàng hóa sức lao động. Để được xem là hàng hóa sức lao động, người lao
động cần đưa trí óc của mình vào sản phẩm. Để làm được như vậy, phải bài trừ chế
độ chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến.
Thứ hai, người có sức lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình
đứng ra tổ chức sản xuất, do vậy nếu muốn sống, tồn tại thì bắt buộc phải bán sức
lao động của mình cho người khác sử dụng. Vì thế: -
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiển biến
thành tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu
thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định. -
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của
lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức
độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội,
phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở
thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất
hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại
mới trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản. 4
1.2 GIÁ TRỊ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1.2.1 Giá trị của hàng hóa sức lao động
Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao
phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá. Giá
trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và
tính bằng thời gian lao động XH cần thiết. Hàng hóa sức lao động được tạo nên từ
sức lực con người và tinh thần, nên đến một lúc nào đó, sức lao động sẽ cạn, để tái
sản xuất sức lao động người lao động phải tiêu dùng lượng tư liệu sinh hoạt nhất
định. giá trị của sức lao dộng được đo gián tiếp thông qua lượng tư liệu sinh
hoạt (vật chất, tinh thần để tái tạo lại sức lao động; phí đào tạo; vật chất tinh thần
nuôi con người lao động).
Ví dụ: giá trị sức lao động của một người thợ may được tính bằng thời gian học
tập trao dồi kĩ năng của người đó, chi phí dạy người đó những kĩ thuật từ cơ bản
đến nâng cao tay nghề, những vật chất, tinh thần để nuôi dưỡng đào tạo người thợ đó
1.2.2 Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác
chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công
nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao
động được thể hiện đó là: Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá
sức lao động so với giá trị sử dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng
hàng hoá sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức
lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao
động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá
trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá để
giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư 5
bản khi sức lao động trở thành hàng hoá. Thứ hai, con người là chủ thể của hàng
hoá sức lao động vì vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc
điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Đối với hầu hết các thị trường
khác thì cầu phụ thuộc vào con người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với
thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.
Lợi ích từ hàng hóa sức lao động thỏa mãn nhu cầu của người mua. (tay nghề,
hiểu biết của người bán sức lao động đáp ứng được yêu cầu của người cần)
Khi sức lao động đáp ứng yêu cầu lớn hơn của người mua, giá trị sức lao động sẽ tăng.
Sức lao động là một dạng hàng hóa đặc biệt, nó là sức lực và tri thức của
người lao động. Hai thuộc tính của sức lao động tạo nên vô vàn hàng hóa thỏa mãn
nhu cầu của đa dạng người. Và giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
được bảo tồn và phát triển theo thời gian. Điều này làm tiền để cho sự phát triển của xã hội. 6
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO
ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
2.1 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
2.1.1 Khái niệm về thị trường hàng hóa sức lao động
Thị trường lao động là thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.
Các dịch vụ lao động được mua bán trao đổi dựa trên số lượng lao động, thời gian
và mức tiền công. Để từ đó tạo đà và thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách trọn
vẹn. Một cách đơn giản, thị trường lao động là nơi mà người lao động trao đổi sức
lao động của mình thành tiền lương (hay tiền công) cho những người cần thuê sức lao động đó
2.1.2 Thực trạng về vấn đề thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam
Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn ở quy mô chưa
từng có do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của công nghệ, tác
động của biến đổi khí hậu, sự thay đổi đặc tính của sản xuất và việc làm … Cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở Khu vực Châu Á Thái Bình
Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến sự cải tiến và ứng dụng
công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong các ngành nghề khác nhau.
Đặc trưng của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là sự ứng dụng
những kỹ thuật khác nhau vào sản xuất. Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất
dùng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất. Cách mạng lần thứ hai sử dụng điện
năng phục vụ cho sản xuất hàng loạt. Cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và
công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và giờ đây Cách mạng Công nghiệp
lần thứ tư dựa trên nền tảng cuộc Cách mạng lần thứ ba và đi kèm với cách mạng 7
số khởi nguồn từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng lần này là việc
đẩy mạng phát triển công nghệ giúp xóa mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kỹ
thuật số và sinh học. Định nghĩa một cách rộng hơn, đặc trưng của Cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 là sự cải tiến công nghệ một cách nhanh chóng thông qua việc tăng
cường sử dụng truyền thông di động và kết nối internet (“internet vạn vật”), dữ liệu
lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, phương tiện tự điều khiển, công nghệ in 3D,
nano và công nghệ sinh học, công nghệ điện toán …
Với sự chuyển dịch toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lí và quản trị, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đem đến nhiều cơ hội và thách thức trong các lĩnh vực cũng
như các nhóm người lao động thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, dần dần áp dụng việc cơ giới hóa để tạo ra năng
suất cao hơn và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp. Với việc công nghệ ngày càng
phát triển, việc sản xuất nông nghiệp cũng càng ngày càng cải tiến. Dù chưa thể
hoàn toàn làm chủ được công nghệ và dẫn đầu như các nước trên thế giới, nền nông
nghiệp nước ta cũng đang có những bước chuyển mình rõ ràng trong thời gian gần
đây. Bằng việc chuyển đổi từ những đồng ruộng nhỏ lẻ thành mô hình cánh đồng
mẫu lớn, từ trang trại quy mô gia đình thành hợp tác xã tổ hợp sản xuất,… kéo theo
nhu cầu sử dụng nhiều máy móc trang thiết bị hơn trong sản xuất và thu hoạch.
Người nông dân không còn sử dụng sức lao động nhiều như trước đây nữa mà thay
vào đó là máy móc, trang thiết bị hiện đại với năng suất cao hơn hàng chục, thậm
chí hàng trăm lần và cũng đỡ tốn chi phí hơn nhiều so với trước kia.
Trong lĩnh vực sản xuất, việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ có tiềm năng
dịch chuyển người lao động sang công việc yêu cầu tay nghề cao hơn mang lại
năng suất cao lơn. Phần lớn việc làm trong lĩnh vực sản xuất liên quan đến dệt may,
quần áo và giày dép cũng như ngành điện tử, các thiết bị ngành điện sẽ bị tác động
bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ở các ngành này, ta thấy rõ rằng sự xuất hiện 8
của cách mạng công nghệ 4.0 sẽ khiến cho việc sản xuất càng tăng năng suất hơn
nữa, máy móc ngày càng liên hệ với nhau chặt chẽ hơn và số lượng công nhân
trong các nhà máy đang dần dần giảm xuống. Từ việc công nhân hỗ trợ máy móc,
kiểm soát việc hoạt động của dây chuyền chuyển dần sang tự động hóa hoàn toàn,
công nhân đóng nhiệm vụ giám sát quá trình hoạt động và xử lí các lỗi phát sinh.
Do vậy các công nhân có tay nghề kém, thiếu chuyên môn dần dần không còn trụ
vững mà bị thay thế bằng máy móc. Ngược lại, công nhân có tay nghề cao, kỹ sư,
kĩ thuật viên ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong dây chuyền sản xuất.
Cách mạng số có tiềm năng chuyển dịch người lao động sang những công việc
lấy khách hàng làm trung tâm trong lĩnh vực dịch vụ. Sự phát triển của công nghệ
dẫn đến sự ra đời của “nền kinh tế tạm thời” trong đó một số lượng lớn các công
việc hoạt động trên các nền tảng trực tuyến đã ra đời. Có thể thấy điều này qua sự
xuất hiện của ngành thương mại điện tử. Càng ngày xu hướng mua sắm trên các
nền tảng điện tử càng thịnh hành, đặc biệt khi xã hội ngày càng phức tạp và vận
động hối hả. Điều này kéo theo những công việc mới phát sinh như các dịch vụ
taxi, xe ôm công nghệ (Grab, Uber,…) hay dịch vụ vận chuyển hàng tại nhà
(shipper),… Các ngành nghề này không yêu cầu người làm cam kết làm toàn thời
gian, họ có thể tận dụng thời gian rảnh của bản thân để tham gia các thị trường việc
làm này như một công việc làm thêm để trang trải cuộc sống hoặc đơn giản để trải
nghiệm nhiều hơn. Xu hướng này đã tạo nên một nền thị trường lao động phong
phú và phức tạp hơn nhiều so với trước kia. Không chỉ có sự phân chia về trình độ
trong công việc mà cả tính chất công việc cũng dần đa dạng và phong phú hơn trước.
Do các tính chất đặc thù của cuộc cách mạng 4.0 nên đã hình thành khái niệm
“phân cực việc làm”. Khái niệm này mô tả việc nhu cầu lao động tay nghề cao với
mức lương hấp dẫn tăng lên như các nhà quản lý, chuyên gia và nhân viên kỹ thuật, 9
… và các ngành nghề đòi hỏi tay nghề giản đơn như nhân viên bán hàng, lao động
giản đơn, dịch vụ. Tuy nhiên, nhu cầu về việc làm bậc trung với mức thu nhập
trung bình giảm đi rõ rệt như thư ký, công nhân vận hành máy,… Nhìn chung điều
này cho thấy sự ảnh hưởng của việc thay đổi công nghệ tác động thế nào đến người
lao động. Mức độ người lao động được hay mất đi việc làm phụ thuộc rất nhiều yếu
tố bao gồm kỹ năng nghề nghiệp và kỹ thích ứng với xã hội. Điều này cho thấy nếu
người lao động muốn tồn tại trong xã hội ở bước chuyển giao này sẽ cần nỗ lực
nhiều hơn, không chỉ nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chuyên sâu hơn mà còn phải
thích ứng liên tục với sự thay đổi công nghệ. Máy móc vỗn dĩ được chế tạo để nâng
cao năng suất lao động, tiết kiệm công sức cho con người nhưng nếu người lao
động không thể làm chủ được công nghệ thì sẽ dần dần mất đi việc làm vào tay
những máy móc này. Đây là một phần tất yếu của xã hội mà nó tuân theo một quy
luật phát triển tất yếu. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để người lao động nâng cao giá
trị của bản thân nếu có thể thích ứng được và duy trì vai trò của mình trong nền công nghiệp mới
2.2 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI THỊ
TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
Nhìn chung Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho thị trường hàng hóa sức lao
động ở Việt Nam rất nhiều cơ hội đáng kể, bên cạnh đó sự phát triển một cách vượt
bậc của khoa học công nghệ cũng đem lại không ít thách thức cho thị trường này. 2.2.1 Cơ hội
Đầu tiên là về sự cải tiến vượt trội về mặt khoa học Kỹ thuật và những thành
tựu vượt bậc mà nó đem lại, một phần nào giúp cho thị trường hàng hóa sức lao
động có thể phát triển hơn. Tức là mặt hàng sức lao động có nhiều cơ hội trao dồi,
cải thiện, nâng cao kĩ năng chuyên môn để trở nên có giá trị hơn trên thị trường
hàng hóa sức lao động, từ đó thị trường ngày một phát triển hơn. 10
Dân số ngày càng đông lên từng ngày một, như vậy sẽ có một nguồn cung cấp
hàng hóa sức lao động dồi dào cho thị trường, đảm bảo đực nhu cầu của thị trường.
Mà hàng hóa sức lao động trong bối cảnh 4.0 sẽ trở nên có giá trị nếu mặt hàng
này đáp ứng được như cầu của người tiêu dung, cụ thể là đáp ứng được kĩ năng
chuyên môn, trình độ học vấn…Do vậy thị trường càng ngày càng có nhiều mặt
hàng có giá trị sử dụng cao.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học
- công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp xúc
và làm việc với máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Làm việc với các chuyên gia
nước ngoài giúp cho người lao động được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn
luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Ngày nay, nguồn
nhân lực được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học
vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, có tác động tích cực
đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế trong tương lai. Người lao động có nhiều cơ hội để nâng cao
trình độ chuyên môn cũng như tác phong làm việc, do vậy năng suất lao động sẽ
ngày càng được nâng cao. Mặt hàng sức lao động sẽ trở nên có giá trị ở trên thị trường. 2.2.2 Thách thức:
Mặc dù được tiếp xúc và làm việc với những thiết bị tiên tiến hiện đại thế nhưng
vẫn có nhiều hạn chế. Trình độ học vấn và chuyên môn của mặt hàng sức lao động
hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sự thiếu hụt nghiêm trọng
các chuyên gia kỹ thuật trong nước, cán bộ quản lí giỏi. Còn rất nhiều lỗ hỏng
trong khâu quản lí nhân lực và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế. Đa phần hàng 11
hóa sức lao động là tầng lớp nông dân, chưa được được đào tạo bày bản và hệ thống .
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhìn chung vẫn chưa tương thích với quá
trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của mặt hàng sức lao động nước ta
dù được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu
khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Do đó, nếu
không tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo
đón đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn
đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của
những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp tác
lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Khi chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản
về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao
động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện
ASEAN đã có hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận công nhận
lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề chính thức đối với 8 ngành nghề được tự do
chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du
lịch. Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong những điều
kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với
các nước trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số
lượng sức lao động lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn, buộc phải chấp nhận nguồn
lao động di cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình độ
của mặt hàng sức lao động nước ta không được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì
chúng ta sẽ bị thua ngay trên “sân nhà” 12
Cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả
năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng
máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu
tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của
sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách
biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó
dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
2.3.1 Chuyển đổi nền sản suất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại
Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm nước đang phát triển, tức là từ sự thô sơ
chuyển mình sang công nghệ hiện đại, điều này là cần thiết cho sự đi lên của một
quốc gia, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm để có thể xuất khẩu ra nước khác,
tăng trưởng GDP đầu người. Việc này cần tập trung các thay đổi sau: -
Chuyển từ lao động thủ công, kĩ thuật lạc hậu sang kĩ thuật, công nghệ hiện
đại nên cần nâng cao năng suất -
Với những nước còn kém phát triển, thực hiện cơ khí hóa thay cho lao động thủ công. -
Để phát triển lực lượng sản xuất, thị trường sức lao động nên thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển ngành công nghiệp tư liệu sản xuất, vì trong
thời đại 4.0, sức lao động chủ yếu là tri thức và chất xám. -
Song song lợi ích đi cùng việc áp dụng máy móc kĩ thuật, chúng ta cũng có
thể đối mặt với các vấn đề như tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng, chi phí đầu tư cao, khả
năng người vận hành… Đây là việc nên thực hiện chậm rãi. 13
2.3.2 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
trong GDP: vì công nghiệp và dịch vụ thường là hai ngành mang về lợi nhuận cao
từ nước ngoài. Việt Nam là nước nông nghiệp nên sản lượng nông sản phẩm cao
nhưng xuất khẩu thường lợi nhuận không nhiều, dễ bị ứ hàng phải bán phá giá, một
phần do sản phẩm nông nghiệp ta đủ tiêu chuẩn quốc tế nên khó xuất sang các
nước lớn như Mỹ, Pháp…
Từng bước hình thành các ngành, các vùng chuyên môn hóa sản xuất: như một
vùng nên chuyên môn một ngành sản xuất để tạo sự liên kết, thống nhất giữa các
vùng, các ngành hình thành mối quan hệ sản xuất. Phát huy nguồn lực các ngành,
các vùng và các thành phần kinh tế: tìm tòi và tạo điều kiện để phát huy tiềm năng
nguồn lực kinh tế của từng vùng miền.
Vì thế cho nên cần thay đổi cơ cấu kinh tế để cải thiện cuộc sống của người dân,
đưa hình ảnh đất nước ra ngoài thế giới.
Hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và phát triển của lực lượng sản
xuất: nhằm thúc đẩy lực lượng sản suất phát triển, dựa trên thành tựu khoa học,
công nghệ mới, hiện đại, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất:
quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí và quan hệ phân phối, trao đổi.
2.3.3 Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao -
Đổi mới và đồng bộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng
chất lượng, hiệu quả, phẩm chất năng lượng của người học. -
Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học
gắn với quy hoạch phát triển kinh tế giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. -
Tăng cường dầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhất là giáo dục, đào tạo 14 -
Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo. -
Gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với doanh nghiệp. -
Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút và đãi ngộ nhân tài: người tài
là một tinh hoa trong công ty, họ có thể đưa ra những sáng kiến, ý tưởng tốt giúp
công ty phát triển, để có thể giữ được người tài năng nên cho họ những đãi ngộ
xứng với đóng góp của họ, và tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng của mình
cũng như tạo ra những kế hoạch, điều kiện để tìm ra người tài giỏi. -
Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế: tạo điều kiện thuận lợi để thu hút
các nguồn lực từ nước ngoài ( nguồn vốn, công nghệ, quản lý), từng bước tham gia
vào phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng quan hệ quốc
tế… Tuy nhiên, cũng cần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau.
2.3.4 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bản thân chủ thể
mỗi sức lao động cũng cần phải: -
Cải thiện kĩ năng mềm: thuyết trình, giao tiếp, ứng xử. -
Học thêm một hoặc nhiều ngôn ngữ. -
Cải thiện và phát triển kiến thức chuyên môn (học tập từ chuyên gia,
xem tài liệu trong nước và nước ngoài…) -
Luôn cập nhật tình hình xu thế thế giới. -
Quan tâm đến các thành tựu khoa học kĩ thuật của thế mới. -
Luôn suy nghĩ, có sáng kiến mới. -
Bình tâm và thích nghi với sự thay đổi bất ngờ 15 C. PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua bài tiểu luận trên ta đã hiểu rõ được tầm quan trọng của hàng hóa
và sức lao động. Sự kết hợp giữa lý luận hàng hóa và sức lao động của Mác với
thực tế thị trường nền kinh tế Việt Nam vừa là nhiệm vụ tiên quyết vừa là mục tiêu
quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực, nhân cao dân trí, phát triển đội ngũ tri
thức có đủ năng lực để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đóng góp tích cực nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế trí thức Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://luanvan1080.com/hang-hoa-suc-lao-dong.html?
fbclid=IwAR2LqedI1521PnK3nD_WbTgAhf4J4Gy2anBDinYbFZYsEA9Ycfa4JI5 6sQs
2. https://vietnambiz.vn/hang-hoa-commodity-la-gi-gia-tri-va-gia-tri-su-dung-cua-
hang-hoa-20190917172416864.htm?
fbclid=IwAR13_LKJJvxkchu9PvKwSuhwx6fedlXUZNoAekJENceviu7a58cMB8 RnTIA
3. https://luanvan1080.com/hang-hoa-suc-lao-dong.html
4. Giáo trình Kinh tế Chính trị Marx – Lênin
5. http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/cach-mang-cong-nghiep-40-co-hoi-va-thach-
thuc-cua-giai-cap-cong-nhan-viet-nam-hien-nay-35008.html
6.https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_ch%C3%ADnh_tr%E1%BB
%8B_Marx-Lenin#H%C3%A0ng_h%C3%B3a_s%E1%BB%A9c_lao_ %C4%91%E1%BB%99ng 16