Lý luận nhà nước pháp luật

Câu hỏi nhận định đúng sai lysluaanj nhà nước và pháp luật 

lOMoARcPSD| 36006831
Câu hỏi nhận định đúng sai lý luận nhà nước và pháp luật
1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước đềulà pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bơi các quy
phạm đao đức và các quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức thì có thể đưc
thchế hóa đưa lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm
đạo đức nào cũng được dưa lên thành lut cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
cho nên c quy tắc ứng xđược coi các chuẩn mực đạo đứa đó đó không nhất
thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.
2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hộicó giai cp.
=> Nhận định này Đúng. Nhà ớc mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát
triển trong hội giai cấp, sản phẩm của đấu tranh giai cấp do một hay một
liên minh giai cấp nắm giữ.
3. Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau bản chất Nhànước thể bản
chất giai cấp hoặc bản chất hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.
4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nướcchỉ thuộc về một giai
cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là Nhà ớc một
bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để
duy trì sự thống trị của giai cấp.
5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấpthông trị tổ chức ra
và sử dụng để thhiện sự thống trị đối với hội.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này
đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp
6. Không chỉ Nhà nước mới bộ máy chuyên ch ế làmnhiệm vụ ỡng chế,
điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
=> Nhận định này Sai. Sng chế trong hội cộng sản nguyên thủy không phải
là một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chc.
7. Nhà nước một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổchức ra để trấn áp
các giai cấp đối kháng.
lOMoARcPSD| 36006831
=> Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của Nhà nước cho thấy:
Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các
giai cấp đối kháng .
8. Nhà nước trong xã hội cấp quản lý dân theo sựkhác biệt về chính trị,
tôn giáo, địa vị giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của Nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh
thổ, tổ chức thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị,quyền lực tưởng thì
quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất đảm bảo sức mnh
ỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực kinh tế quan trọng nhất, kinh tế quyết định chính
tr, từ đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.
10. Kiểu Nhà nước cách tổ chức quyền lực của Nhà nướcvà những phương
pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước.
=> Nhận định y Sai. Kiểu Nhà ớc tổng thể các đặc điểm bản của Nhà nước,
thhiện bản chất giai cấp, vai trò hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của Nhà
ớc trong một hình thái kinh tế xã hội nhất đnh.
11. Chức năng lập pháp của Nhà nước hoạt động ydựng pháp luật tổ
chức thực hiện pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành
nhng văn bản luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
12. Chức năng hành pháp của Nhà nước mặt hoạt độngnhằm đảm bảo cho
pháp luật được thực hiện nghiêm minh bảo vpháp luật trước những
hành vi vi phm.
=> Nhận định này Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy
quyền hành chính :
Quyền lập quy quyền ban hành những văn bản ới luật nhắm cụ thlut
pháp do cơ quan lập pháp ban hành
Quyền hành chính quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hhội bằng
cách sử dụng quyền lực Nhà nước.
13. Chức năng tư pháp của Nhà nước là mặt hoạt động bảovệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chức năng pháp chức ng của Nhà nước trách nhiệm
duy trì , bảo vệ công lý và trật tự pháp luật.
lOMoARcPSD| 36006831
14. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để xây dựnghệ tư tưởng của giai
cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường Nhà
ớc, giai cấp th ống trị đã xây dựng hệ tưởng của giai cấp mình thành htưởng
thống trị trong xã hội buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
15. Chức năng xã hội của Nhà nước là giải quyết tất cả cácvấn đề khác nảy sinh
trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Chức năng xã hội của Nhà nước chỉ thực hiện quản lý những
hoạt động vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.
16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên mộtquốc gia.
=> Nhận định này Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có : Lãnh thổ xác
định, cộng đồng dân ổn định, Chính phủ với cách người đại diện cho quốc
gia trong quan hệ quốc tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc
tế.
17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hànhpháp luật và quản lý xã
hội bằng pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra
nhằm điều chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của Nhà nước.
18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mc đích duy nhấtnhằm đảm bảo công
bằng trong xã hội và ền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm :
Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu
tiên là nuôi bộ máy Nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
Thuế công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của
nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân
phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều
ớc mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”).
Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch
về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của
người giàu hơn chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa
công cộng).
Chính quyền thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn
chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên
đánh thuế vào các hoạt động này.
lOMoARcPSD| 36006831
Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi hội phát triển
kinh tế.
Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.
19. Thông qua hình thức Nhà nước biết được ai chủ thểnắm quyền lực Nhà
ớc và việc tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước như thế nào.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực Nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách th ức tổ
chức phương pháp thực hiện quyền lực Nhà nước của mỗi kiểu Nhà nước trong
một hình thái kinh tế hội nhất định. Như vậy, để c định những điều trên , ngoài
hình thức Nhà nước, phải xác định xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì.
20. Căn cứ chính thể của Nhà nước, ta biết được Nhà nướcđó dân chủ hay
không.
=> Nhận định này Sai. Nhà ớc dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của Nhà
ớc, còn căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp thực trạng
của Nhà nước đó.
21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cáchthức thực hiện quyền lực
của Nhà nưc.
=> Nhận định này Đúng. Chế độ chính trị toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách
thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình.
22. Chế độ chính trị thhiện mức độ dân chủ của Nhànước.
=> Nhận định này Sai. Chế độ chính trị chquyết định một phần mức độ dân chủ của
Nhà nước, ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của Nhà nước đó.
23. Nhà nước cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam hìnhthức cấu trúc Nhà
ớc đơn nhất.
=> Nhận định này Đúng. Hình thức cấu trúc Nhà ớc CHXHCN Việt Nam Nhà
ớc đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”
24. Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang nhquyền lực Nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Hoạt động của quan Nhà nước mang tính quyền lực
được đảm bảo bởi Nhà nước.
25. Bộ máy Nhà nước tập hợp các quan Nhà nước từtrung ương đến địa
phương.
lOMoARcPSD| 36006831
=> Nhận định này Đúng. Bmáy Nhà nước hệ thống các cơ quan Nhà nước tử TW
đến địa phương được tổ ch ức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm
thực hiện những nhiệm vụ chức năng của Nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống
trị.
26. quan Nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trướckhi quyết định phải
thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.
=> Nhận định này Sai. quan Nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp
luật và văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.
27. Quốc hội quan hành chính cao nhất của nướccộng hòa xhội chủ nghĩa
Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Chính phủ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa
hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội.
28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
=> Nhận định y Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân
bầu ra và là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất củaớc cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
=> Nhận định này Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, quốc hội quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, do dân bầu ra nên đây quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa
hội chủ nghĩa Việt Nam.
30. Chquyền quốc gia là quyền đc lập tự quyết của quốcgia trong lĩnh vực đối
nội.
=> Nhận định này Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lp tự quyết của quốc gia c
trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
=> Nhận định này Sai. Căn cđiều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội
bầu trong số các đại biểu quốc hội.
32. Thớng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễnnhiệm, bãi nhiệm.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ điu 98 hiến pháp 2013, thớng chính phủ do Quốc
hội bầu trong số đại biểu quốc hội.
33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ởđịa phương, do nhân
dân bầu ra.
lOMoARcPSD| 36006831
=> Nhận định này Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân (2003) Hội đồng nhân dân quan quyền lực Nhà nước địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng quyền làm chcủa nhân dân, do nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghịđịnh, quyết định.
=> Nhận định này Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.
35. Tòa án nhân dân viện kiểm sát nhân dân hai cơquan chức năng xét
xử ở c ta.
=> Nhận định này Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máynước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
37. Chỉ có pháp luật mới mang nh quy phạm.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm hội khác cũng mang tính
quy phạm.
38. Ngôn ngữ pháp ràng, chính xác thể hiên nh quyphạm phổ biến của
pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hin chỗ Pháp
luật là những quy tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với nh
vi của một cá nhân hay tổ chức.
39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước,cácnhân tổ chc
ban hành.
=> Nhận định này Sai. Văn bản quy phạm Nhà nước do các quan Nhà nước
thẩm quyền, các cá nhân có thẩm quyền ban hành.
40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằngnhững biện pháp như
giáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp
cưỡng chế.
41. Pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán, ền lệ lànguồn chủ yếu của pháp
lut.
lOMoARcPSD| 36006831
=> Nhận định này Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật nguồn chủ yếu của pháp
luật Việt Nam.
42. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận nguồn hình thànhpháp luật duy nhất
các văn bản quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật
còn bắt nguồn từ tiền lệ, tập quán, các quy tắc chung của quốc tế…
43. Tập quán là những quy tắc xsự được hội côngnhận và truyền từ đời y
sang đời khác.
=> Nhận định này Sai. Tập quán chỉ đưc cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó tha
nhn.
44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.
=> Nhận định này Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống c án lệ, những vụ việc đã đc t
xử trước đó, được Nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được Nhà
ớc ban hành, không phải tiền lệ.
45. Chthể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luậtvà ngược lại.
=> Nhận định này Sai. Chthpháp luật là nhân, tổ chức khả năng quyn
nghĩa vụ pháp theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ th
quan hệ pháp luật. Để trthành chthpháp luật chỉ cần năng lực pháp luật,
nhưng để trthành chủ thcủa một quan hệ pháp luật cụ ththì phải năng lực
pháp luật năng lực hành vi pháp luật, tức phải khnăng tự mình thực hiện
các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
46. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thìluôn thể hiện ý chỉ của
Nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật,
do pháp luật do Nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hpháp luật, thì những
quan hệ đó luôn luôn thể hiện ý chí của Nhà nước.
47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên thamgia quan hệ.
=> Nhận định này Đúng. Quan hpháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước ý chí
các bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của Nhà nưc.
48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệpháp lut.
=> Nhận định này Sai. Chủ th của pháp luật còn thể các tổ chức năng lc
pháp lý.
lOMoARcPSD| 36006831
49. nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trthànhchủ thcủa quan h
pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Muốn trở thành chủ thcủa quan hệ pháp luật đó, nhân
phải có năng lực hành vi.
50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi nhân thể khác nhau, dụ
người dưới 18 tuổi so với ngưới từ 18 tuổi trở lên.
51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật mức độ
khác nhau, dựa trên quy định của pháp luật.
52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiệncác quyền và nghĩa vụ
do chủ thể đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của chủ thkhả năng thực hiện các
quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ phápluật phụ thuộc vào pháp
luật ca từng quốc gia.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thdo pháp luật quy định, mỗi
pháp luật lại phụ thuộc vào quốc gia ban hành.
54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi,nh trạng sức khỏe,
trình độ của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể.
55. Chthkhông năng lực hành vi thì không thể thamgia vào các quan hệ
pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thkhông năng lực hành vi thể tham gia vào các
quan hệ pháp luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ…
56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhânđược sinh ra.
=> Nhận định này Đúng. Chnăng lực pháp luật của nhân tkhi người đó
sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
57. Khi nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đươngnhiên cũng bị hạn chế
về năng lực hành vi.
lOMoARcPSD| 36006831
=> Nhận định này Đúng. Năng lực hành vi dân sự của nhân khnăng của
nhân bằng hành vi củ a mình xác lập, thực hi ện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 Bộ
luật dân sự) do đó khi bị chế năng lực pháp luật, thì đương nhiên cũng bị hạn chế về
năng lực hành vi.
58. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạnchế.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của Nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật.
59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lựcpháp luật vì bao
gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ
pháp luật phụ thuộc vào một số yêu tố khác (Ví dụ: từ đủ 18 tuổi mới thể kết hôn…)
60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vpháp lý là những hành vi mà pháp luật quy định các
cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra
theo ý chí của con người (Ví dụ: hành vi trộm cắp…)
61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúcđẩy cá nhân, tổ chc
tham gia vào quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Khách thcủa quan hệ pháp luật những lợi ích các
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
62. Sự kiện pháp yếu tố thúc đẩy chủ ththam giavào các quan hpháp
lut.
=> Nhận định này Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống
phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp
lut từ đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL cụ th
63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.
=> Nhận định này Sai. Các quan hpháp luật xuất hiện do ý chí các nhân, tuy
nhiên cũng phải trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước.
64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triểncủa con người và do
các cá nhân đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định.
65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạnchế về năng lực pháp
lut.
lOMoARcPSD| 36006831
=> Nhận định này Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng thời bị hn
chế về năng lực hành vi.
66. Người bkết án thời hạn chỉ bị hạn chế về nănglực hành vi, không bị
hạn chế năng lực pháp lut.
=> Nhận định này Sai. Những người y bị hạn chế về năng lực pháp luật (Ví dụ:
không có năng lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế)
67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
=> Nhận định y Sai. Người năng lực hành vi hạn chế người được tòa án tuyên
bố bị hạn chế năng lực hành vi.
68. Năng lực pháp luật nh giai cấp, còn năng lực hànhvi không nh giai
cấp.
=> Nhận định này Đúng.
Năng lực pháp luật khả năng của nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức,
cơquan) hưởng quyền nghĩa vụ theo luật định. Do vậy, khả năng này chu nh
ởng sâu sắc của tính giai cấp, do đặc trưng giai cấp quyết định. Mỗi giai cấp
cầm quyền sẽ đặc trưng khác nhau, xây dựng một chế độ khác nhau nên strao
cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ khác nhau.
Còn Năng lực hành vi (hay còn gọi năng lực hành vi dân sự của nhân)
khảnăng của một người, thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực
hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với người khác. Như vậy, có thể hiểu là năng
lực hành vi n sự gắn với từng người, mang tính cá nhân, phát sinh khi cá nhân mi
người bằng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, xác lập quan hệ với
người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc vào đặc trưng giai cấp.
69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệpháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thcủa quan hệ pháp luật thể tổ chức cách
pháp nhân.
70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thcủ a các quan hpháp lu ật thể là các cá nhân
đầy đủ năng lực, hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.
71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý củachủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vpháp những điều được quy định trong văn bn
pháp lý. Hành vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá nhân (có
thể phù hợp hoặc vi phạm văn bản pháp lý)
lOMoARcPSD| 36006831
72. Chthcủa hành vi pháp luật luôn chủ thcủa quanhệ pháp luật ngược
lại.
=> Nhận định này Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý chủ
thể của hành vi pháp luật thì không.
73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộnghơn người chưa thành
niên.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của mọi người như nhau, xuất hiện từ
khi ra đời (trừ khi bị hạn chế bởi pháp luật).
74. Năng lực pháp luật của các nhân chỉ được quy địnhtrong các văn bản pháp
lut.
=> Nhận định này Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản
pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế , chính trị, xã hội…
75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vitrái pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Vi phạm pháp luật hành vi trái pháp luật, vi phạm những
quy định trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.
76. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biệnpháp trách nhiệm pháp
.
=> Nhận định này Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng
chế Nhà nước được quy định trong phần chế tài củ a các quy phạm pháp luật. Đây
điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà
ớc như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bng…
77. Những quan điểm êu cực của chủ thvi phạm phápluật được xem biểu
hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không
phải quan điểm.
78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật y ra đều phảilà sự thiệt hại về vt
cht.
=> Nhận định này Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có ththiệt hại về
mặt vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.
79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của viphạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần.
lOMoARcPSD| 36006831
80. Chthể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thờinhiều trách nhiệm pháp
.
=> Nhận định này Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể
phải ngồi tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.
81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho hội thì không bị xem
là có lỗi.
=> Nhận định này Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thkhông nhìn thấy trước hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra phải thấy trước.
82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem làvi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt h ại cho xã hội,
được quy định trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.
83. Phải người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủthể của vi phạm pháp
lut.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể ca hành vi vi phạm pháp luật thể bất cứ cá nhân
tổ chức nào có năng lực trách nhiệm pháp lý.
84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho hội dấu hiệu bắtbuộc trong mặt khách
quan của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chỉ cần đe dọa y thiệt hại cho xã hội cũng có thể là dấu hiệu
trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
85. Một hành vi vừa thể đồng thời vi phạm pháp luậthình sự vừa vi phạm
pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật dân
sự, vừa là vi phạm pháp luật hình sự
=> Nhận định này Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thchưa cấu thành t i
phạm, còn hành vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây nguy hại hoặc đe
dọa gây nguy hại cho xã hội.
86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạmpháp luật.
=> Nhận định này Sai. Đây chỉ định nghĩa trách nhiệm pháp theo hướng tiêu cực.
Theo hướng tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nh ắm ngăn chặn dịch
bệnh không là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
87. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biệnpháp trách nhiệm pháp
lý và ngược lại.
=> Nhận định này Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp luôn gắn liền với biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước.
lOMoARcPSD| 36006831
88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu tráchnhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Ví dụ : hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng trong đa
số trường hợp, nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tgiác thì chủ thsẽ không phải
chịu trách nhiệm pháp lý.
89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm phápluật.
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều vi phạm pháp
luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp luật nào được do chthể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện, có lỗixâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chquan của hành vi nghĩa
xác định trạng thái tâm của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi
nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện hoàn cảnh khách quan
chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu
cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm
thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của PL) cũng không được coi là VPPL
vì họ không có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình.
90. Quan điểm êu cực của các chủ thể vi phạm pháp luậtđược xem là biểu hiện
bên ngoài của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không
phải quan điểm.
91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật y ra đều phảiđược thực hiện dưới dạng
vật chất.
=> Nhận định này Sai. còn thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe dọa
tổn hại.
92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịunhiều loại trách nhiệm
pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn thể vừa gánh trách nhiệm hành
chính, vừa gánh trách nhiệm dân sự.
93. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hintrình độ pháp lý thấp.
=> Nhận định này Sai. Rất nhiều ớc tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống pháp
luật của họ chyếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ:
những nước trong hệ thng luật Anh- Mĩ.
94. Pháp luật luôn tác động ch cực đối với kinh tế, thúcđẩy kinh tế phát trin.
lOMoARcPSD| 36006831
=> Nhận định này Sai. Nếu pháp luật tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được
tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược li sẽ kìm hãm sự
phát triển xã hội.
95. Pháp luật êu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giáhành vi của con người.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo
đức chẳng hạn.
96. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hintrình độ pháp lý thấp.
=> Nhận định này Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống
pháp luật của họ chủ yếu tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều
Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh – Mĩ.
97. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trviệc thựchiện pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức thể hin
phong tục tập quán, tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành
hợp tình, hợp thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. đóng vai trò tích
cực trong việc hỗ trthực hiện PL.
98. Mọi nhà nước đều phải trải qua 04 kiểu nhà nưc.
=> Nhận định này Sai. Đơn cnhư Việt Nam, Việt Nam không trải qua Nhà nước
bản chủ nghĩa từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái
Quốc 3-2-1930 đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà
Nguyễn sụp đổ chm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam, Việt Nam xây
dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.
99. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong hội.
=> Nhận định này Sai. Trlời dựa theo kết luận của Các Mác về hiện ợng Nhà
ớc: Nhà nước không phải là một hiện tượng bất biến mà là 1 hiện tượng xã hội có
tính lịch sử, chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định mất đi cùng với sự
mất đi của những điều kiện đó.
100. Quyền lực chỉ xuất hiện tồn tại trong hội giaicấp đấu tranh giai
cấp.
=> Nhận định này Sai. Trả lời: Phải nói quyền lực gì, quyền lực đã xuất hiện trong
xã hội nguyên thủy, là quyền lực xã hội hay quyền lực thị tộc.
101. Công xã nguyên thủy không tồn tại N nước vìkhông tồn tại hệ thống quản
lý quyền lực.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực thị tộc vẫn cần hệ thống quản lý.
lOMoARcPSD| 36006831
102. Nhu cầu trị thủy yếu tố căn bản hình thành Nhànước các quốc gia
phương Đông.
=> Nhận định này Đúng. Xem lại lịch sử hình thành các quốc gia phương đông: Do
đặc thù của nghề trồng lúa nước, trị thủy chống giặc ngoại xâm => vai trò cộng
đồng được đề cao.
Tìm kiếm liên quan: Quyền lực chỉ xuất hiện tồn tại trong xã hội giai cấp
đấu tranh giai cấp, Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm, Nhà nước là một hiện
ợng bất biến của xã hội đúng hay sai, Bản chất nhà nước quyết định hình thức nhà
ớc đúng hay sai, Mối quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật đúng hay sai, Pháp
luật công cụ duy nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội đúng hay sai, Pháp luật
công cụ duy nhất để quản lý xã hội, Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan
hệ
Mọi nhà nước đều phải trải qua 04 kiểu nhà nước?
=> Nhận định này Sai. Đơn cnhư Việt Nam, Việt Nam không trải qua Nhà ớc tư
bản chnghĩa từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái
Quốc 3-2-1930 đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau Cách mạng Tháng
8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam, Việt
Nam xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.
Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật?
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều vi phạm pháp
luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp luật nào được do chthể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện, có lỗixâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu trái pháp
luật mới chỉ biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để c định hành vi vi phạm pháp luật cần
xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa là xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện
hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và
hoàn cảnh khách quan chủ thkhông thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách
xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi lỗi, không thể coi vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ
em (chưa đến độ tuổi theo quy định của pháp luật) cũng không được coi là VPPL vì họ không
khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật
trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng hành vi trái pháp luật chưa chắc đã là hành vi
vi phạm pháp luật.
Phân tích ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tập quán pháp
Tập quán pháp là tập quán được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy
tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
lOMoARcPSD| 36006831
Đây được xem như một nguồn bổ trợ, nhất là khi nhiều quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh
bởi văn bản pháp luật.
Ưu điểm của tập quán pháp:
Tập quán pháp xuất phát từ những thói quen, những quy tắc ứng xử từ lâu đời nên đã
ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân và được nhân dân tự giác tuân thủ góp phần tạo nên
pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật.
Góp phần khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, khắc phục các lỗ hổng của pháp luật thành
văn.
Hạn chế của tập quán pháp:
Tập quán pháp tồn tại dưới dạng bất thành văn nên thường được hiểu một cách ước lệ, nó
thường có tính tản mạn, địa phương, khó bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất
trong phạm vi rộng.
Vì vậy, tập quán pháp là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và là hình thức cơ bản, chủ
yếu và quan trọng nhất của các kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến. Hiện tại, phạm vi ảnh
hưởng của tập quán pháp bị thu hẹp dần.
Phân tích ưu điểm và hạn chế của tiền lệ pháp
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp là quyết định của cơ quan hành chính (tiền lệ hành chính), của Tòa án (tiền lệ tư
pháp) về một việc cụ thể được nhà nước lấy làm căn cứ để giải quyết các việc tương tự xảy ra
và có giá trị như pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.
Ưu điểm của ền lệ pháp:
Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết
các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải… nên nó dễ dàng
được xã hội chấp nhận.
Án lệ có tính linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Án lệ góp phần khắc phục những lỗ hổng, những điểm thiếu sót của văn bản quy phạm
pháp luật.
Hạn chế của ền lệ pháp:
Án lệ được hình thành trong quá trình áp dụng pháp luật, là sản phẩm, kết quả của hoạt
động áp dụng pháp luật nên tính khoa học không cao bằng văn bản quy phạm pháp luật.
Thủ tục áp dụng án lệ phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách
thực sự sâu, rộng.
Thừa nhận án lệ có thể dẫn tới tình trạng tòa án tiếm quyền của nghị viện và Chính phủ.
Án lệ là hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến châu Âu và hiện tại đang còn được sử
dụng tương đối rộng rãi ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Common Law (Anh – Mỹ).
Việt Nam chính thức thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật từ năm 2014.
lOMoARcPSD| 36006831
Phân tích ưu điểm và hạn chế của văn bản quy phạm pháp
luật
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành
theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho
nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Ưu điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt động xây dựng pháp
luật,thường thể hiện trí tuệ của một tập thể và tính khoa học tương đối cao.
Các quy định của nó được thể hiện thành văn nên rõ ràng, cụ thể, dễ đảm bảo sự thống
nhất,đồng bộ của hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng, có thể được hiểu và thực hiện
thống nhất trên phạm vi rộng.
Nó có thể đáp ứng được kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống vì dễ sửa đối, bổ
sung…
Hạn chế của văn bản quy phạm pháp lut:
Các quy định của văn bản quy phạm pháp luật thường mang tính khái quát nên khó dự
kiến được hết các tình huống, trường hợp xảy ra trong thực tế, vì thế có thể dẫn đến tình trạng
thiếu pháp luật hay tạo ra những lỗ hổng, những khoảng trống trong pháp luật.
Những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thường có tính ổn định tương đối cao,
chặt chẽ nên đôi khi có thể dẫn đến sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thường lâu dài và tốn
kémhơn sự hình thành của tập quán pháp và án lệ.
Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của
nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Phân tích nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật
17/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật đó là thời kỳ xã hội
cộng sản nguyên thuỷ. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn
định cho xã hội, người ngyên thuỷ sử dụng các quy phạm xã hội, đó là các tập quán và tín
điều tôn giáo. Các quy phạm xa hội trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ có những đặc điểm :
Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả thành viên
trong xã hội.
Là quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng, là khuôn mẫu của hành vi.
lOMoARcPSD| 36006831
Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, dựa trên tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù
trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ cũng đã tồn tại sự cưỡng chế nhưng không phải do một
bộ máy quyền lực đặc biệt tổ chức nên, mà do cả cộng đồng tổ chức nên.
Những tập quán và tín điều tôn giáo lúc bấy giờ là những quy tắc xử sự rất phù hợp để điều
chỉnh các quan hệ xã hội, bởi vì nó phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế – xã hội của chế
độ cộng sản nguyên thuỷ, phù hợp với tính chất khép kín của tổ chức thị tộc, bào tộc, bộ lạc.
Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã hội đó trở
nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân
chia thành các giai cấp đối kháng, tính chất khép kín trong xã hội bị phá vỡ, các quy phạm
phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích chung không còn phù hợp. Trong điều kiện lịch sử mới xã
hội đòi hỏi phải có những quy tắc xã hội mới để thiết lập cho xã hội một “trật tự”, loại quy
phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị, đáp ứng nhu cầu đó pháp luật
đã ra đời.
Giai đoạn đầu giai cấp thống trị tìm cách vận dụng những tập quán có nội dung phù hợp với
lợi ích của giai cấp mình, biến đổi chúng và bằng con đường nhà nước nâng chúng lên thành
các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam suốt thời kỳ Hùng vương – An Dương
Vương chưa có pháp luật thành văn, hình thức của pháp luật lúc bấy giờ chủ yếu là tập quán
pháp.
Bên cạnh đó các nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật. Bởi lẽ, nếu chỉ
dùng các tập quán đã chuyển hoá để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì sẽ có rất nhiều các
quan hệ xã hội mới phát sinh trong xã hội không được điều chỉnh, vì vậy để đáp ứng nhu cầu
này hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước đã ra đời. Hoạt động này lúc đầu còn
đơn giản, nhiều khi chỉ là các quyết định của các cơ quan tư pháp, hành chính, sau dần trở
nên hoàn thiện cùng với sự phát triển và hoàn hiện của bộ máy nhà nước.
Như vậy pháp luật được hình thành bằng hai con đường: Thứ nhất nhà nước thừa nhận các
quy phạm xã hội – phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật, thứ hai, bằng hoạt
động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới.
Ví dụ minh họa về các hình thức thực hiện pháp luật
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến
hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá
khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật cơ bản sau đây:
(1) Tuân thủ pháp luật:
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến
hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
Ví dụ: Pháp luật cấm hành vi mua, bán dâm. Do đó, “không thực hiện hành vi mua, bán dâm”
được xem là tuân thủ pháp luật.
(2) Thi hành pháp luật:
lOMoARcPSD| 36006831
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp
lý của mình bằng hành động tích cực.
Ví dụ: Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập doanh
nghiệp. Do đó, nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không chịu thuế thì chủ thể
đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.
(3) Sử dụng pháp luật:
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể
của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
Ví dụ: Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị B xâm phạm, A có quyền khởi
kiện B ra tòa án vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền. Khi
đó, A được xem là đang “sử dụng pháp luật”.
(4) Áp dụng pháp luật:
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định
của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết
định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Ví dụ: Khi A khởi kiện B ra tòa, tòa án đó có trách nhiệm xem xét và thụ lý đơn khởi kiện của
A. Theo đó, tòa án được xem là cơ quan “áp dụng pháp luật”.
So sánh sự ging nhau và khác nhau giữa các hình thức
thực hiện pháp luật
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến
hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá
khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác
nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử
sự bị pháp luật cấm.
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật gm:
(1) Tuân thủ pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
(2) Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
(3) Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
(4) Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp
lOMoARcPSD| 36006831
luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ
pháp luật cụ thể.
Giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật có những điểm giống và khác nhau cơ bản sau đây:
ĐIỂM GIỐNG NHAU
Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi
hợp pháp của người thực hiện. Từ đó tạo cho con người có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, giúp
cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển.
ĐIỂM KHÁC NHAU
(i) Về bản chất
Tuân thủ pháp luật: Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi
không hành động”.
Thi hành pháp luật: Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành
động”.
Sử dụng pháp luật: Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là
“hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.
Áp dụng pháp luật: Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là
một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật ->
Mang tính quyền lực nhà nước. Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành
vi không hành động”.
(ii) Vch ththực hiện
Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể.
Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể.
Sử dụng pháp luật: Mọi chủ thể.
Áp dụng pháp luật: Chỉ cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(iii) Về hình thức thực hiện
Tuân thủ pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán. Tức là quy
phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định
Thi hành pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Theo đó, chủ
thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.
Sử dụng pháp luật: Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền. Tức pháp luật
quy định về quyền hạn cho các chủ thể.
Áp dụng pháp luật: Tất cả các loại quy phạm vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ
chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.
(iv) Về nh bắt buộc thực hiện
lOMoARcPSD| 36006831
Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà
không có sự lựa chọn.
Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà
không có sự lựa chọn.
Sử dụng pháp luật: Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật
cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị
ép buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà
không có sự lựa chọn.
Chứng minh pháp luật và đạo đức có mối quan hệ mật
thiết với nhau
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Đạo đức và pháp luật, Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, là nền tảng hình thành nhau,
bổ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội.
Đạo đức là nền tảng hình thành pháp luật
Đạo đức là nền tảng tinh thần để các quy định của pháp luật được thực hiện. Có thể nói trong
nhiều trường hợp, các chủ thể trong xã hội tuân thủ một số quy định pháp luật không phải vì
họ biết và hiểu pháp luật mà do xuất phát từ các quy tắc đạo đức, các quy tắc đó được hình
thành trong quá trình sống, được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Khi soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luật, có nhiều chuẩn mực đạo đức, quy tắc đạo
đức được nhà nước lấy, bổ sung và nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên khi
xây dựng các quy phạm pháp luật, nhà nước cũng không quên tính tới các chuẩn mực đạo
đức.
Đạo đức là một trong những nền tảng để xây dựng pháp luật:
Nhiều quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước nên được thể
chế hóa, được nhà nước thừa nhận, được nhà nước nâng lên thành các quy phạm pháp luật.
Ví dụ như quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, của con cái
đối với cha mẹ, của ông và đối với cháu, của cháu đối với ông bà là được nhà nước thừa nhận
từ những chuẩn mực và quy tắc đạo đức lâu đời.
Còn đối với những quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước, nó sẽ trở thành tiền đề để
nhà nước xây dựng nên những quy phạm pháp luật thay thế những quy tắc đạo đức đó, từ đó
xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn. Ví dụ như các quan niệm về cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy từ thời xưa, được truyền miệng và hình thành thói quen cho đến mãi sau này, nhận ra
được các nguy cơ phát sinh từ tiền lệ đó nhà nước đã có những quy định cụ thể trong Luật
hôn nhân và gia đình là hôn nhân là tự nguyện trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ.
Với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức được nhà nước thừa nhận sẽ góp phần các quy
phạm pháp luật được thực hiện tự giác, nghiêm chỉnh hơn vì đó là những quy tắc đã thâm sâu
vào tiềm thức của mỗi cá nhân từ rất lâu rồi.
lOMoARcPSD| 36006831
Ngoài ra những quy phạm đó còn được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, lương tâm, niềm
tin của mỗi cá nhân, thực hiện bằng dư luận xã hội. Ngược lại những quy tắc đạo đức trái với
ý chí của nhà nước, trái với sự phát triển của xã hội thì nhà nước sẽ xây dựng những quy
phạm pháp luật nhằm cản trở những quy tắc đó.
Pháp luật điều chỉnh lại đạo đức
Xã hội ngày càng phát triển, có nhiều quy tắc đạo đức từ xa xưa đã không còn phù hợp với
tình hình phát triển của xã hội hiện đại. Muốn các quy tắc đạo đức đó phù hợp thì cần phải
được điều chỉnh, và điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật.
Một số khía cạnh pháp luật có ưu điểm nổi trội hơn so với đạo đức, vì pháp luật xuất hiện và
tồn tại, điều chỉnh trong một thời điểm cụ thể nên nó dễ dàng thay đổi và thích nghi cho phù
hợp với tình thế xã hội. Bằng các quy phạm cụ thể, pháp luật điều chỉnh, thay thế những
chuẩn mực đạo đức “lỗi thời”.
Pháp luật có vai trò trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các quy tắc, chuẩn mực đạo đức
phù hợp, tiến bộ phù hợp với xã hội.
Pháp luật góp phần vào công cuộc củng cố, phát huy vai trò của các chuẩn mực đạo đức nếu
chúng phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với tình hình của xã hội. Một số chuẩn mực
đạo đức có thể được thừa nhận trong các quy phạm pháp luật. Đạo đức ngoài việc đảm bảo
thực hiện bằng niềm tin, lương tâm,… chúng cũng được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
các biện pháp khác mang tính quyền lực nhà nước.
Pháp luật có vai trò giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời của dân tộc;
ngăn chặn sự tha hóa đạo đức. Nhà nước đảm bảo chúng thực hiện bằng việc ghi nhận các
quan niệm và quy tắc đạo đức vào pháp luật, để các quy tắc đó trở thành nghĩa vụ của toàn
thể nhân dân, toàn xã hội, dù không muốn cũng phải thực hiện. Xử lý nghiêm đối với các
hành vi trái với đạo đức, góp phần giữ gìn các giá trị đạo đức tốt đẹp.
Pháp luật giúp loại bỏ các chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp, cải tạo những chuẩn mực
đó cho phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội.
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tính giai cấp, Tính xã hội
Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ
ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên
thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.
Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong
kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai
cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho
giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể
thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính
cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào.
lOMoARcPSD| 36006831
Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể
hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ
khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân
mình.
Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát
triển cơ bản của nhà nước.
Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận
động cơ bản của nhà nước.
Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có mối quan hệ tương tác,
gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã
hội nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai
cấp cầm quyền. Đồng thời, mặt còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy
nhiên, mức độ và sự thể hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở
từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp
cầm quyền, điều kiện kinh tế – xã hội…
Theo như lịch sử phát triển của nhà nước cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, của
tri thức con người cho thấy, tính giai cấp trong bản chất của nhà nước thay đổi từ công khai
thể hiện tới kín đáo hơn với vấn đề giai cấp và tăng dần vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối
với xã hội.
Tại sao nói pháp luật mang tính giai cấp?
15/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các
lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực
lượng này. Nói cách khác, nó là ý chí của lực lượng cầm quyền được nâng lên thành luật. Bởi
vì:
Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống
trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách có hiệu quả nhất là
biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể
hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt
buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn xã hội. Làm như vậy, giai cấp thống trị có thể
hướng hoạt động của toàn xã hội vào việc đạt mục đích của nó.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều
hướng mà giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền mong muốn nhằm bảo vệ lợi ích,
quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định thể
hiện tính giai cấp của nó như: Quy định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền
thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị…
lOMoARcPSD| 36006831
Biểu hiện tính giai cấp của pháp luật có sự thay đổi qua các kiểu pháp luật:
+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính giai cấp của
kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến và
tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, song biểu hiện tính giai
cấp của kiểu pháp luật này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của xã hội tư bản chủ
nghĩa – Ớ giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tính giai cấp của pháp luật tư sản
chưa thể hiện công khai thì ở giai đoạn của chủ nghĩa để quốc, tính giai cấp của pháp luật tư
sản thể hiện công khai và rõ rệt hơn nhiều so với giai đoạn trước; còn ở giai đoạn của chủ
nghĩa tư bản hiện đại, tính giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng thể hiện mờ nhạt hơn so
với giai đoạn trước.
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và những
người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là sự thể chế hóa đường lối, chính
sách của đảng này. Tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện mờ nhạt nhất trong tất cả các
kiêu pháp luật vì giai cấp thống trị trong xã hội này chiếm tuyệt đại đa số dân cư. Related
ại sao nói pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất của n
c đquản lý xã hội?
15/12/2021 lawmentors 1 Comment Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật, Quản lý xã hội
Quản lí xã hội là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ sở một hệ
thống thể chế rõ ràng, minh bạch.
Để quản lí xã hội, có nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán,
tín điều tôn giáo, quy định của các cộng đồng dân cư, của các tổ chức xã hội…
Mỗi công cụ đều vừa có những mặt mạnh, vừa có những hạn chế nhất định, không có công cụ
nào là vạn năng.
Với những ưu thế vượt trội như tính quyền lực nhà nước (tính bắt buộc chung, tính cưỡng
chế), tính xác định về hình thức, tính quy phạm phổ biến…, pháp luật có khả năng triển khai
những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và
rộng khắp trên quy mô cả nước.
Do vậy, pháp luật đã trở thành công cụ quan trọng, có hiệu quả nhất để nhà nước tổ chức và
quản lí các mặt của đời sống xã hội.
Thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà
nước, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng…, xác định địa
vị pháp lí của các cá nhân, tổ chức xã hội, xác định hành lang, khuôn khổ pháp lí cho hoạt
động của các chủ thể xã hội, xác định các biện pháp kiểm tra giám sát và xử lí những chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội…
lOMoARcPSD| 36006831
Related
Cách xác định giả định, quy định, chế tài, cho ví dụ
09/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Quy phạm pháp luật
Cơ cấu của quy phạm pháp luật là cấu trúc bên trong, là các bộ phận hợp thành của quy phạm
pháp luật. Quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài.
1.Giả định
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể
xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải
chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn
cảnh đó.
Ví dụ: “1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài
những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.” (khoản 1, Điều
127 Bộ luật Hình sự năm 2015), bộ phận giả định của quy phạm là: “nNgười nào trong khi
thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho
phép”.
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào?
Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?
2. Quy định
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở
vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép
hoặc buộc phải thực hiện.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không
được làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, ếp cận thông n, hội họp, lập
hội, biểu nh. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” (Điều 25 Hiến pháp năm
2013), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, ếp cận
thông n, hội họp, lập hội, biểu nh” (được làm gì).
3. Chế tài
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự
kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng
với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà
nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “1. Người nào giết người trong trạng thái nh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của
người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” (khoản 1, Điều 125 Bộ luật Hình sự năm
2015) bộ phận chế tài của quy phạm là “thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
lOMoARcPSD| 36006831
Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi
phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định
của quy phạm pháp luật, hoặc được hưởng gì nếu thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
1. Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật
là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hay chấm
dứt trên cơ sở quy định của các quy phạm pháp luật
2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thnhất, quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quyphạm pháp lut.
Nếu không quy phạm pháp luật thì không quan hpháp luật. Quy phạm pháp
luật dự liu những tình huống phát sinh quan hpháp luật; xác định thành phần chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
Thứ hai, quan hệ pháp luật mang nh ý chí.
Tính ý chí này trước hết ý chí của nhà nước, pháp luật do nhà ớc ban hành
hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ ththam gia QHPL, vì hành vi của
nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.
Thứ ba, các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộcvới nhau bằng các quyn
chthể và nghĩa vụ pháp lý.
Đây chính yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chth
này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.
Thứ tư, quan hệ pháp luật đưc nhà nước bảo đảm thựchiện thể cả bằng
biện pháp cưỡng chế.
Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hpháp luật bng biện pháp giáo dc
thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp
kinh tế, tổ chức hành chính. Những biện pháp đó không hiệu quả khi áp dụng,
thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.
Thứ năm, quan hệ pháp luật mang nh cụ thể.
Bởi vì QHPL xác định cụ thchthể tham gia quan hệ, ni dung các quyền và nghĩa
vụ pháp lý.
3. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật gồm chủ thcủa quan hệ pháp luật, khách
thể của quan hệ pháp luật và nội dung của quan hệ pháp luật.
lOMoARcPSD| 36006831
3.1. Chủ thể quan hệ pháp luật
3.1.1. Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật
Chthể của quan hệ pháp luật
là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và
Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức thể là chthquan hệ pháp luật, nhưng
đi vào cụ ththì sự phân biệt giữa nhân và tổ chức với tư cách chthcủa
quan hệ pháp luật.
3.1.2. Các loại chủ thể quan hệ pháp luật
nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch,
trongđó công dân là chủ thphbiến của hầu hết các quan hệ pháp luật.
nhân muốn trở thành chủ thcủa quan hệ pháp luật phải năng lực pháp
luậtvà năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Năng lực pháp luật ca cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh
ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết. Pháp luật không phải
là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thộc vào ý chí của nhà
ớc.
+ Năng lực pháp luật của nhân thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất
định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự.
Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Để năng lực hành vi hoặc đủ năng lực hành vi nhân phải đạt đến độ tui
nhất định tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định. dụ: Trong lĩnh vực lut dân sự,
nhân năng lực hành vi khi nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ
khi cá nhân đó đủ 18 tuổi.
lOMoARcPSD| 36006831
+ Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của mình. Những người bmất trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức
thì coi là người mất năng lực hành vi.
+ Yếu tố gắn liền với ng lực hành vi nhân phải khả năng thực hiện nghĩa
vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chc xuất hiện đồng thời cùng một lúc khi
tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản.
3.1.3. Ví dụ về chthể quan hệ pháp luật
Ví dụ 1: Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh
doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
=> Chủ thể của quan hệ pháp luật ở đây là bà B và chT Bà B:
năng lực pháp luật vì B không bị Tòa án hạn chế hay tước
đoạt năng lực pháp luật;
năng lực hành vi B đã đtuổi được tham gia vào quan hệ
dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh
tâm thần.
=> Bà B có năng lực chthể đầy đủ .
Chị T:
năng lực pháp luật chT không bTòa án hạn chế hay tước
đot \năng lực pháp luật;
năng lực hành vi chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ
dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh
tâm thần.
=> Chị T có năng lực chthể đầy đủ.
3.2. Khách thể của quan hệ pháp luật
3.2.1. Khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật
là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các
chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.
Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:
Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng
ngàyhoặc các loại tài sản khác…;
Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá, khám bnh, cha
bệnh,chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các quan quyền lực nhà
ớc; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; ớng dẫn người du lịch, tham
quan…;
Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh ng chế, danh
dự,nhân phẩm, học vị, học hàm…
lOMoARcPSD| 36006831
3.2.2. Ví dụ về khách thể của quan hệ pháp luật
Vn ví dụ 1, khách thể của quan hệ pháp luật trong trường hợp này là khoản ền vay và
lãi.
3.3. Nội dung của quan hệ pháp luật
3.3.1. Khái niệm nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật
là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý của các bên chủ thể tham gia.
3.2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm
Quyền chth
Quyền chủ th khả năng hành động pháp luật bảo đảm cho nhân, tchức
được tiến hành nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ. Chủ ththực hiện quyền của mình
thông qua các khả năng sau:
+ Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để tha mãn nhu cầu
của mình;
+ Yêu cầu chủ thkhác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất
định: Yêu cầu quan nhà nước thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Nghĩa vụ pháp
Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên phải thực
hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia. Nghĩa vụ pháp lý bao
hàm các yếu tố sau:
+ Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động;
+ Chủ thnghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp trong trường hợp không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
3.3.3. Ví dụ về nội dung của quan hệ pháp luật
Vn ví dụ 1, khách thể của quan hệ pháp luật trong trường hợp này là khoản ền vay và
lãi.
Bà B
Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng; Nghĩa vụ: trả nợ
gốc và lãi.
ChT
Quyền: nhận lại khoản tiền;
Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và lãi
sau thời hạn vay.
Phân loại quan hệ pháp luật?
lOMoARcPSD| 36006831
Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi
tiêu chí có những quan hệ pháp luật nhất định.
Căn cứ vào đối tượng phương pháp điều chỉnh quan hệ pháp luật được
chiatheo các ngành luật, đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự;
quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động
Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan h pháp luật được
chiathành quan hệ pháp luật tương đối (các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được
xác định) quan hệ pháp luật tuyệt đối (chỉ xác định bên chủ thmang quyền, còn
bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ th nào).
Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan
hệpháp luật chủ động (nghĩa vụ pháp được thực hiện bằng hành động tích cực,
hợp pháp) quan hệ pháp luật thụ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc
kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định).
Căn cứ vào cách thức tác động đến chth tham gia: Quan hệ pháp luật đượcchia
thành quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên sở quy phạm pháp luật điều
chỉnh) quan hpháp luật bảo vệ (hình thành trên squy phạm pháp luật bảo
vệ).
Ví dụ về quan hệ pháp luật? Phân ch các yếu tố cấu thành?
dụ: Tháng 10/2009 bà B vay của chT stiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh
doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
1) Ch thể: B ch
T B:
+ năng lực pháp luật B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực
pháp luật;
+ Có năng lực hành vi vì bà B đã đtuổi được tham gia o quan hệ dân sự theo quy
định của Bộ luật Dân sự không bmắc các bệnh m thần. => B năng lực chủ
thể đầy đủ .
Ch T:
+ năng lực pháp luật chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt \năng lực
pháp luật;
+ Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy
định của Bộ luật Dân sự không bị mắc các bệnh tâm thần. => Chị T năng lực chủ
thể đầy đủ. 2) Nội dung:
Bà B: + Quyền: được nhận số tiền vay để sử
dụng; + Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi.
Ch T:
+ Quyền: nhận lại khoản tin;
+ Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho B; theo thỏa thuận. gốc lãi sau thời hạn
vay.
3) Khách thể: khoản tiền vay và lãi.
5/5 - (27767 bình chọn)
Ví dụ về quan hệ pháp luật cụ thể và phân tích
Để bạn có thể nắm rõ hơn về quan hệ pháp luật trong xã hội hiện nay, Luật
Hùng Sơn sẽ đưa ra quan hệ pháp lut cthể như sau:
lOMoARcPSD| 36006831
Vào ngày 20/11/2020, chị B có vay của chị A một stiền trị giá 500.000.000
đồng. Giữa A B lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng
trình tự, thủ tục luật đnh.
Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định:
Chthể của quan hệ pháp luật: chị Achị B.
o ChA: có năng lực pháp luật (vì không bTòa án hạn chế hay là
ớc đoạt năng lực pháp luật); có năng lực hành vi (đủ tuổi
không mắc các bệnh theo quy định pháp luật). thế, chị A
năng lực chủ thđầy đủ.
o Chị B cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, tương tự n chị A.
Khách thể của quan hệ pháp luật: khoản tiền vay 500.000.000 đng
và tiền lãi.
Nội dung của quan hệ pháp lut:
o Với chị A: quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi; nghĩa
vụ giao khoản tiền vay 500.000.000 đồng cho chị B như đã thỏa thuận;
o Với chị B: quyền được nhận số tiền cho vay; nghĩa vphải trả cả nợ
gốc và lãi theo thỏa thuận trước đó.
Quc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đúng
hay sai?
03/01/2022 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Quốc hội
Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực
hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước
ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc
hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân.
Quốc hội là cơ quyền lực nhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo
quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến
pháp, làm luật và sửa đổi luật. Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy
định các vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nội
dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường,
bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội
lOMoARcPSD| 36006831
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc
hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đó là những chủ
trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám
sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Không một cơ quan nào đứng trên Quốc
hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật – những văn bản mà chỉ Quốc hội
mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do
Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự
giám sát của Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:
Trước hết về cách thức thành lập, Quốc hội là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của Nhân dân cả nước, được Nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước,
thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước
Nhân dân cả nước.
Về cơ cấu tổ chức, đại biểu Quốc hội là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc
hội. Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước
và xã hội, đại diện cho các tầng lớp Nhân dân và các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Quốc hội là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, là biểu trưng sức mạnh trí tuệ của cả
dân tộc Việt Nam.
Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định toàn diện trên các lĩnh vực: lập hiến,
lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm phục vụ
cho lợi ích chung của toàn thể Nhân dân. Có thể nói, 75 năm hình thành và phát triển của
Quốc hội Việt Nam là 75 năm Quốc hội tận tâm cống hiến vì lợi ích quốc gia và dân tộc, nói
lên tiếng nói của Nhân dân, hành động theo ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.
Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp
lut?
15/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Vi phạm pháp luật
Nhận định Mọi hành vi trái pháp luật đều hành vi vi phạm pháp luậtsai. Bởi vì,
không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp
luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới thể là hành vi vi phạm pháp
luật.
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi.
Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa là xác
định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ.
Bởi vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ
thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp
luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi phạm pháp luật.
lOMoARcPSD| 36006831
Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ
tuổi theo quy định của pháp luật) cũng không được coi là vi phạm pháp luật vì họ không có
khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình.
Related
Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình
độ pháp lý thấp?
15/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tiền lệ pháp
Nhận định Tiền lệ pháp hình thức pháp luật lạc hậu, thể hin trình độ pháp thấp
sai. Bởi vì, rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống pháp luật của họ
chủ yếu tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong
hệ thống luật Anh- Mĩ.
Theo đó, tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà
nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án
lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình
tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc
công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.
Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt
động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không
phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải
phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây
dựng và thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, bởi xuất phát điểm của tiền lệ pháp là hình thành từ con đường thông
qua quá trình xét xử; phù hợp với chức năng của cơ quan tư pháp và nếu như các cơ quan
hành chính cũng ban hành tiền lệ thì không phù hợp với thẩm quyền và chức năng là cơ quan
quản lý – không phải là cơ quan xét xử, tạo nên một sự chồng chéo trong việc hình thành và
áp dụng tiền lệ giữa hai cơ quan hành pháp và tư pháp.
Cho nên, tiền lệ pháp chỉ có thể được hình thành từ hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp,
hình thành từ cơ quan tư pháp chứ không phải từ cơ quan lập pháp hay hành pháp. Tiền lệ
pháp hình thành từ các cơ quan tư pháp được gọi là án lệ.
Hệ thống cơ quan xét xử gồm Tòa án và Viện kiểm sát
đúng hay sai?
15/12/2021 lawmentors 0 Comments Hệ thống cơ quan xét xử, Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Nhận định “Hệ thống cơ quan xét xử gồm Tòa án Viện kiểm sát” là sai. Bởi vì, hệ thống
cơ quan xét xử chỉ có a án nhân dân, còn Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan công tố.
Theo đó, theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 thì:
1. Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
lOMoARcPSD| 36006831
Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do
luật định.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất.
2. Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các a án khác do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân.
200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp 2021 mới
nhất
12/12/2020 Admin 188 Comments nhận định, nhận định đúng sai
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp.
lOMoARcPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Theo Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp chứ không phải là cơ quan tư pháp (xét xử). Chỉ
Tòa án nhân dân mới là cơ quan tư pháp.
2. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng
nhất với nhau.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích:
Quyền công dân chỉ dành cho công dân trong phạm vi quốc gia, chỉ mối quan hệ giữa
cá nhân với Nhà nước. Quyền công dân ở mỗi nước khác nhau đều khác nhau do chịu sự tác
động của điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của mỗi quốc gia, theo từng Nhà nước quy
định.
Quyền con người phản ánh được nhu cầu không chỉ dành cho công dân mà còn có
người nước ngoài và người không quốc tịch. Quyền con người đặt ra những yêu cầu nhằm
đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của con người trên phạm vi toàn thế giới.
==> Khái niệm con người rộng hơn khái niệm công dân.
4. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 không có phần nào nói về Đảng. Bắt đầu
từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp 1980,
1992, 2013).
5. Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một
nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Nguồn của Hiến pháp không thành văn gồm: Một số văn bản luật có giá tr
Hiến pháp, một số án lệ hoặc tập tục cổ truyền mang tính hiến định như Hiến pháp Anh, Hiến
pháp Niu-di-lân.
1. Luật hiến pháp là ngành luật độc lập vì những quy định của Hiến pháp
là cơ sở để ban hành những Luật khác.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Luật Hiến pháp là ngành luật độc lập do nó có đối tượng điều chỉnh và
phương pháp điều chỉnh riêng chứ không phải vì những quy định của nó là cơ sở để ban hành
những Luật khác.
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định: SAI.
11. Hiến pháp là một thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền
lực nhà nước.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, điều chỉnh những vấn đề
xã hội quan trọng và cơ bản nhất về quyền lực nhà nước, chế độ chính trị,.. cho nên nó là một
thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
12. Nguồn của Luật hiến pháp chỉ có Hiến pháp 2013.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì nguồn của Luật Hiến pháp gồm: Hiến pháp hiện hành, Luật Bầu cử Quốc
hội và Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức chính
quyền địa phương, Luật tổ chức Tòa án nhân dân,… 14. Hiến Pháp ra đời cùng với sự
ra đời của nhà nước.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì ko phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp (ví dụ: nhà nước chiếm
hữu nô lệ, phong kiến,…)
15. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián
tiếp qua Quốc hội và Hội đng nhân dân các cấp.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì công dân ko chỉ thực hiện quyền lực nn thông qua Quốc hội và Hội Đồng
Nhân Dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân
ý.(Điều 53 Hiến pháp)
16. Các tổ chức là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam hiện nay đều
được Hiến pháp và Pháp Luật thừa nhận là các tổ chức chính trị – xã
hội và là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam gồm các tổ chức chính trị, tổ
chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội và các cá nhân tiêu biểu… (Điều 9 Hiến pháp)
17. Các bản Hiến Pháp việt nam đều ghi nhn sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo Hiến Pháp 1946 không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.
lOMoARcPSD| 36006831
18. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực
lượng lãnh đạo.
Gợi ý giải thích: Vì Đảng lãnh đạo, nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện
quyền lực nhà nước.
19. Quyền con người và quyền công dân là hai phm trù hoàn tn đồng
nhất với nhau.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ ko đồng nhất! Quyền con người
bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong
phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.
20. Theo quy định của Pháp luật hiện hành,Quốc hi có quyền hủy bỏ văn
bản quy phạm pháp luật của chính phủ trái với Hiến Pháp, Luật, Pháp
lệnh.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Quốc hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc Hội (khoản 9 điều 84 Hiến pháp)
21. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hi có
quyền bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng dân tộc và
các văn bản của Quốc hội trái với pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp không quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền này.
22. Theo quy định của Hiến pháp lao động là quyền của công dân?
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 58 Hiến pháp).
23. Theo quy định của Hiến pháp hc tập là quyền của công dân.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 60 Hiến pháp)
24. Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học
phívà viện phí.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện một số chế độ miễn giảm.
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định: SAI.
25. Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc
làm và nhà ở.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện một số chế độ hỗ trợ, tạo điều
kiện cho công dân có nhà ở.
26. Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lp hiến.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì chỉ có Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001) quy
định về điều này.
27. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử (Điều 52 Luật bầu cử)
28. Theo quy định của Hiến pháp, cử tri ko thể thực hiện quyền bỏ phiếu
tại nơi đăng ký tạm trú của họ.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi tạm trú
của mình.
29. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động
bầu cử đều do cơ quan hành chính giải quyết.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội đồng bầu
cử, và hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đc
khiếu nại”.
29. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu
số người trúng cử không đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung
đại biểu.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Điều 71 Luật bầu cử.
lOMoARcPSD| 36006831
30. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quốc hội chỉ thực hiện giám
sáttối cao đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương.
Gợi ý giải thích: Vì theo điều 83 Hiến pháp thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao
đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước”
31. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có
quyền trình dự án luật trước Quốc hội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì có nhiều cá nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội (ví dụ: Chủ
tịch nước,Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối Cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội đồng dân tộc và
các ủy ban của Quốc Hội).
32. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một cá nhân không được quá
bán số phiếu tín nhiệm của Quốc hi thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc
cách chức.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì sau khi bỏ phiếu tín nhiệm người bị bỏ phiếu không được quá 50% số
phiếu tín nhiệm thì chủ thể đề nghị bầu chức danh đó phải đứng ra đề nghị Quốc hội miễn
nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh đó.
33. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
35. Theo pháp luật hiện hành các thành viên của Chính phủ không nhất
thiết là đại biểu Quốc hội.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Thành viên của cp gồm : Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; các thành viên của CP không nhất thiết
là đại biểu QH.
36. Theo pháp luật hiện hành, văn bản pháp luật sai trái của Ủy ban nhân
dân tỉnh N có thể bThủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành hoặc bãi
bỏ.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ.
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định: SAI.
37. Theo pháp luật hiện hành, các thành viên của Ủy ban thường vụ Quc
hội không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Điều 73 Hiến pháp.
38. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa
phương.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: “Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã (bản) và tương đương) là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương” do nhân dân trực tiếp bầu ra.
39. Theo pháp luật hiện hành, các thành viên Chính phủ có thể bị Quốc hội
bỏ phiếu tín nhiệm.
Nhận định: ĐÚNG .
Gợi ý giải thích: Thành viên của cp gồm : Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. trong đó Thủ tướng Chính phủ do
Quốc hội bầu, các phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ do
Quốc hội phê chuẩn nên… Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm, thể hiện cơ chế đối trọng
quyền lực .
40. Theo Hiến pháp hiện hành, việc Quốc hội họp công khai và họp kín do
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo điều 83 Hiến pháp 2013 ==> UBTVQH chỉ có quyền đề nghị còn
quyền quyết định họp kín là do Quốc hội quyết định.
41. Theo pháp luật hiện hành, các Ban của Hội đồng nhân dân chỉ được tổ
chức ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo điều 30 của luật TCCQĐP ==> kết luận trên là thiếu và nên sai.
42. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hội đng nhân dân được thành lập ở
tất cả các cấp hành chính địa phương.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Điều 57, 58 Hiến pháp 1946 ==> ở cấp hành chính gồm có 3 bộ là Bắc
,Trung, Nam mà ở bộ và huyện chỉ có Ủy ban hành chính chứ k có Hội đồng nhân dân.
lOMoARcPSD| 36006831
43. Theo Hiến pháp hiện hành, Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu
trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch
nước.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ vào Điều 94 Hiến pháp 2013 ==> Chính phủ chỉ cần chịu trách
nhiệm trước Quốc hội, chứ không phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và
Chủ tịch nước.
lOMoARcPSD| 36006831
44. Theo pháp luật hiện hành, các Ban của Hội đồng nhân dân được tổ
chức ở tất cả các cấp Hội đồng nhân dân.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo như khoản 3 các Điều 18, 25, 32, 39, 46, 52, 60 Luật tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015.
45. Theo pháp luật hiện hành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ thể duy
nhất có quyền giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo Điều 41, 42 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân 2015 ==> không chỉ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà bất cứ cơ quan, tổ chức, đơn vị nào
được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đều có quyền giới thiệu
người ra ứng cử đại biểu Quốc hội.
46. Theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch của Uỷ ban nhân dân không nhất
thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Khoản 3 Điều 83 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015.
47. Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất
vấn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc
Uỷ ban nhân dân.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 ==> đại biểu
Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn các thành viên của UBND nhưng không có quyền chất
vấn các Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND
Cơ cấu của UBND gồm các Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên do HĐND bầu ra, do đó
HĐND có quyền chất vấn. Còn Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND không nằm trong cơ
cấu tổ chức nhà nước, do đó HĐND không thể chất vấn
48. Theo Hiến pháp hiện hành, Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện
quyền tư pháp.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo Điều 102 Hiến pháp 2013.
49. Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên
đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Nhận định: SAI.
lOMoARcPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân 2015 ==> không phải mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử… mà vẫn
còn một số trường hợp bị tước quyền bầu cử như trên.
50. Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên
đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nn dân.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 ==>
không phải tất cả mọi công dân …., nhận định trên là sai.
51. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phải là
người cư trú và làm việc thường xuyên ở thành phố Hà Nội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo Khoản 2 Điều 36 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân 2015 ==> người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chỉ cần đáp
ứng 1 trong 2 điều kiện – là người đang cư trú hoặc là người công tác thường xuyên ở thành
phố Hà Nội, không cần đáp ứng cả 2 yêu cầu như trong nhận định.
52. Theo Hiến pháp năm 2013 thì Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Th
tướng Chính phủ sau khi được Quốc hội bầu phải tuyên thệ trung
thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo khoản 7 điều 70 Hiến pháp 2013 có nói rõ Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung
thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
53. Theo Hiến pháp năm 2013 thì đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử Thủ
tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân ti cao.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo Hiến pháp hiện hành đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử Thủ tướng
Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đại biểu Quốc hội ở dây gồm đại biểu hoạt động chuyên trách(các ủy viên của Ủy ban
thường vụ Quốc hội) và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Mà các đại biểu hoạt động
không chuyên trách họ hoàn toàn có thể ứng cử các chức vụ trên
54. Theo Hiến pháp năm 2013 thì pháp lệnh phải được Chủ tịch nước công
bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua.
Nhận định: SAI.
lOMoARcPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Căn cứ Khoản 2 điều 85 hp 2013 ==> Nếu trong trường hợp Chủ tịch nước
đề nghị xem xét lại pháp lệnh thì không thể nào bắt buộc Chủ tịch nước công bố pháp lệnh
trong vòng 15 ngày từ ngày thông qua.
55. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có thể kéo dài hoặc rút ngắn
nhiệm kỳ của mình, nhưng thời gian kéo dài nhiệm kỳ trong mọi
trường hợp không được vượt quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến
tranh
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Điều 71 Hiến pháp 2013.
56. Theo Hiến pháp năm 2013 thì tất cả các thành viên của các Ủy ban của
Quốc hội do Quốc hội bầu ra.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 76 Hiến pháp 2013.
57. Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ
tịch nước.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Khoản 1 điều 80 Hiến pháp 2013.
58. Theo Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định
cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo khoản 3 điều 98 Hiến pháp 2013.
59. Theo Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền điều động,
cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, thuộc
tỉnh Thái Nguyên.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo Khoản 3 điều 98 Hiến pháp 2013==> Vì thành phố Thái Nguyên
không phải là thành phố trực thuộc trung ương mà chỉ là thành phố trực thuộc tỉnh Thái
Nguyên nên nhận định trên là sai
60. Chủ tịch nước trong các Hiến pháp Việt Nam đều là cá nhân, phải chịu
trách nhiệm trước Quốc hội.
Nhận định: SAI.
lOMoARcPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo Điều 99 Hiến pháp năm 1980 thì không có chức danh Chủ tịch
nước mà chỉ có chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Khi đó Hội đồng nhà nước vừa là
Chủ tịch nước vừa là cơ quan thường trực quốc hội hay Ủy ban thường trực quốc hội như
hiện nay. Vì vậy Chủ tịch nước trong các Hiến pháp Việt Nam không phải đều là cá nhân.
61. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là: Nhân dân.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 1 điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân.
62. Hiến pháp là một “khế ước xã hội”.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp là nền tảng cho việc tổ chức nhà nước và quản lý xã hội.
thế, việc xây dựng Hiến pháp cũng có nghĩa là việc xác định cách thức giải quyết các mối
quan hệ cơ bản trong xã hội và do chủ quyền nhân dân là quyền lực tối cao ở 1 quốc gia nên
về nguyên tắc chỉ có người dân mới có quyền xây dựng Hiến pháp.
63. Hiến pháp là một văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì thông thường Hiến pháp chỉ có thể được thông qua với sự chấp thuận của
nhân dân. Hiến pháp cũng thường quy định các nguyên tắc bầu cử (tự do, bình đẳng, phổ thông,
trực tiếp bỏ phiếu kín) như phương thức để nhân dân ủy quyền cho các thiết chế đại
diện.
64. Hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì 1 trong những chức năng cơ bản của Hiến pháp là bảo vệ các quyền con
người, quyền công dân. Thông qua Hiến pháp, người dân xác định những quyền gì của mình
mà nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện, cùng những cách thức để bảo bảo những
quyền đó.
65. Hiến pháp là văn bản tổ chức quyền lực nhà nước.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp đóng vai trò như 1 đạo luật gốc, cơ bản và khái quát nhất, về
tổ chức quyền lực nhà nước. Chúng có những chế định xác lập cơ cấu, các quy tắc tổ chức,
vận hành và mối liên hệ giữa các cấu phần cơ bản của bộ máy nhà nước, bao gồm cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
66. Cấu trúc quy phạm pháp luật của hiến pháp luôn luôn có 3 bộ phận giả
định, quy định và chế tài.
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ có liên quan đến quyền lực nhà
nước nên QPPL của Hiến pháp chủ yếu có 2 bộ phận giả định và quy định, rất ít các QPPL
luật Hiến pháp có phần chế tài.
67. Ngành luật hiến pháp điều chnh tất cả các quan hệ xã hội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là những quan hệ
xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, chính
sách văn hóa – xã hội, QP-AN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước. Tuy phạm vi đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp rất rộng nhưng
không phải là ngành luật này điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.
68. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 1 điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: Quyền công dân không tách
rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ
tương ứng.
69. Quyền con người không thể bị giới hạn.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 2 điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
70. Các quyền con người có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì các quyền con người dù là quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế,
văn hóa, xã hội cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, quyền tiếp cận thông
tin, quyền học tập là tiền đề để con người có thể có điều kiện thực hiện các quyền khác,
không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả.
71. Quyền con người đồng nhất với quyền công dân.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách
quan của con người được ghi nhận và bảo vệ hợp pháp trong luật quốc gia và quốc tế, thể
hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền công dân là tập hợp
những quyền tự nhiên được pháp luật của 1 nước ghi nhận và đảm bảo dành cho những người
có quốc tịch
lOMoARcPSD| 36006831
72. Mọi người có quyền bầu cử và ứng cử.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực
hiện các quyền này do luật định.
73. Công dân Việt Nam là người có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 3 và khoản 2, điều 19 Luật quốc tịch 2008, sửa đổi 2014 quy
định: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không
phải biết tiếng Việt, thường trú ở Việt Nam từ 5 năm, có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt
Nam.
74. Bầu cử là một trong những biện pháp hạn chế quyền lực nhà nước.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì bầu cử vừa đảm bảo cho nhân dân tham gia rộng rãi vào quá trình bầu cử,
vừa bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước và tính tối cao của quyền lực nhân dân.
Qua bầu cử nhân dân thành lập nên Quốc hội do vậy quyền lực nhà nước cũng bị hạn chế.
75. Cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân lập ra và hoạt động theo
nhiệm kỳ.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì qua bầu cử, nhân dân thành lập nên Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất
của nhà nước và hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm.
76. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội luôn luôn là 5 năm.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 3 điều 71 Hiến pháp 2013: Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít
nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn
hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài
nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến
tranh.
77. Mỗi năm Quốc hội họp không quá hai kỳ.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 2 điều 83 Hiến pháp 2013: Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất
1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Uỷ ban thường vụ Quốc
hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
lOMoARcPSD| 36006831
78. Quốc hội phải được họp công khai.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 1 điều 83 Hiến pháp 2013: Quốc hội họp công khai. Trong
trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp
kín.
79. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì văn bản quy phạm pháp luật gồm các loại văn bản luật (Hiến pháp, luật,
nghị quyết của QH) và các văn bản dưới luật (nghị định của CP, quyết định của Chủ tịch
nước, thông tư của Bộ trưởng…). Như vậy, ngoài Quốc hội còn có Chính phủ, Chủ tịch nước,
Bộ trưởng… có quyền xây dựng, ban hành các văn bản QPPL.
80. Đại biểu Quốc hội không đồng thời là đi biểu Hội đồng nhân dân.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì công dân Việt Nam khi nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND, nếu
ứng cử thì có thể đồng thời là đại biểu Quốc hội và HĐND.
81. Quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, phải được
quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 3 điều 71 Hiến pháp 2013: Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít
nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn
hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài
nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến
tranh.
82. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước duy nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Chính phủ chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh Chính phủ còn có các cơ quan hành chính nhà nước khác như
Bộ và các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, các Sở, phòng, ban tại địa phương.
83. Nhiệm kỳ của Chính phủ là năm năm.
Nhận định: SAI.
lOMoARcPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 1 điều 71 Hiến pháp 2013: Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội
là năm năm. Mà điều 97 Hiến pháp 2013 quy định:Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ
của Quốc hội,khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc
hội khóa mới thành lập Chính phủ .
84. Bộ trưởng phải là đại biểu Quc hội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng
và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác không nhất thiết phải là đại
biểu Quốc hội. Do vậy, Bộ trưởng có thể không phải là Đại biểu Quốc hội.
85. Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến
pháp1980.
Trả lời: Sai.
Chính sách đối ngoại của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Chương 1,
Điều 12 Hiến pháp 2013 có những nội dung khác so với quy định tại Chương 1, Điều 14 Hiến
pháp 1992:
Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.
Chủ động và tích cực hội nhập.
Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.
Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế …
86. Theo quy định của PL hiện hành, người gốc Việt Nam định cư ở nước
ngoài đương nhiên có quốc tịch Việt Nam.
Sai. Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam “Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam trước
ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể t
ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ
quốc tịch Việt Nam” và Điều 43 Luật Quốc tịch Việt Nam. Như vậy những trường hợp sau
thời hạn 5 năm không đến đăng ký tại cơ quan đại diện Việt Nam thì được coi như là không
còn mang quốc tịch Việt Nam.
87. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền và nghĩa vụ của công
dân do Hiến pháp và pháp luật quy định.
Sai. Vì căn cứ theo Điều 50 của Hiến pháp hiện hành quyền và nghĩa vụ công dân chỉ quy
định trong Hiến pháp và Luật.
lOMoARcPSD| 36006831
Quyền và nghĩa vụ công dân do Quốc hội quy định thông qua Hiến pháp và Luật nhằm đảm
bảo quyền lợi của công dân, tránh các nguy cơ các cơ quan Nhà nước khác nhau thu hẹp
phạm vi quyền và tăng thêm nghĩa vụ cho công dân. Theo Hiến pháp hiện hành căn cứ theo
Điều 5 công dân có quyền bình đẳng, Điều 7 công dân có quyền bầu cử, Điều 23 công dân có
quyền sở hữu tài sản, Điều 22 công dân có các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
88. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng
cử viên nào được nhiều phiếu hơn là người trúng cử.
Trả lời: Sai.
Theo Điều 80, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử lại.
Nguyên tắc xác định người trúng cử là phải đảm bảo tỷ lệ phiếu bầu chọn trên 50% phiếu bầu
hợp lệ và có số phiếu bầu cao hơn.
Ví dụ: Có 100 cử tri trong danh sách bầu cử. Chỉ có 51 cử tri đi bầu và có 10 phiếu bầu không
hợp lệ thì tỷ lệ phiếu bầu chọn lúc này là 21%.
Trường hợp có 2 người cùng tỷ lệ phiếu bầu chọn thì ưu tiên chọn người lớn tuổi (theo ngày,
tháng, năm sinh) vì xuất phát từ nguyên nhân cần tuyển chọn người chính chắn, cẩn trọng vào
trong cơ quan đại diện dân cử.
89. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu
nếu số người trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ
sung đại biểu.
Trả lời: Sai.
Theo quy định tại Điều 79, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử thêm.
Theo như câu hỏi thì đó là Bầu cử thêm: Bầu cử thêm là bầu cử đại biểu QH hoặc HĐND còn
thiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên. Thời gian bầu cử thêm là sau ngày bỏ phiếu và trước kỳ họp
đầu tiên của QH hoặc HĐND.
Như vậy, trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử đại biểu QH hoặc đại biểu HĐND
chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử theo quy định thì đơn vị tổ
chức báo cáo cho đơn vị tổ chức bầu cử cấp trên để quyết định ngày bầu cử thêm ở đơn vị
bầu cử đó. Ngày bầu cử thêm được tiến hành chậm nhất là sau 15 ngày sau ngày bầu cử đầu
tiên. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu
cử thì không tổ chức bầu thêm lần thứ hai.
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH KÈM ĐÁP ÁN MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
CÂU 1.Nguồn của luật Hiến Pháp chỉ bao gồm các bản Hiến Pháp Việt Nam?
Nhận định Sai.
lOMoARcPSD| 36006831
Vì nguồn của luật Hiến Pháp ko chỉ các bản Hiến pháp còn cả các bộ luật, pháp
lệnh, nghị quyết, nghị định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
CÂU 2. Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước?
Nhận định SAI
ko phải nnước nào ra đời cũng Hiến Pháp ( vd: nhà nước chiếm hữu lệ,
phong kiến,…)
CÂU 3. nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp qua
Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp?
Nhận định SAI,
Vì công dân ko chỉ thực hiện quyền lực nn thông qua Quốc hội và Hội Đồng Nhân
Dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân
ý.(Đ53-Hiến pháp)
CÂU 4.Các tổ chức thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay đều được
Hiến pháp và Pháp Luật thừa nhận là các tổ chức Chính Tr-Xã Hội và là “cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân?
Nhận định SAI
thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam gồm các tổ chức chính trị, tổ chức
hội, tỏ chức chính trị-xã hội và các cá nhân tiêu biểu… (Đ9. Hiến pháp)
CÂU 5.Các bản Hiến Pháp việt nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Công Sản Việt
Nam ?
Nhận định SAI
Vì theo Hiến Pháp 1946 ko ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.
CÂU 6.Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nnước giữ cai trò lực ợng
lãnh đạo?
Nhận định SAI
lOMoARcPSD| 36006831
Đảng lãnh đạo, nhà nc trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực nhà
nước.
CÂU 7.Quyền con người quyền công dân hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với
nhau?
Nhận định SAI
Vì 2 khái niệm này có nét tương đồng chứ ko đồng nhất! quyền con người bao hàm
rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong pham
vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.
CÂU 8. Theo quy định của Hiến pháp thì quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp
và Pháp Luật quy định?
->Nhận định SAI vì …do Hiến Pháp và Luật quy định (đ51 HIẾN PHÁP) CÂU
9. Hiến Pháp 1980 ko thừa nhận quyền sở hữu tư nhân?
Nhận định ĐÚNG.(Đ18 hiến pháp80)
CÂU 10. Theo quy định của Hiến pháp lao động là quyền của công dân? Nhận
định SAI , vì lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Đ58 Hiến pháp)
CÂU 11.. Theo quy định của Hiến pháp học tập là quyền của công dân?
Nhận định SAI , vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (đ60)
CÂU 12.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học p
viện phí?
Nhận định SAI , Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ miễn giảm.
CÂU 13.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc làm
nhà ở?
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định SAI, Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ hỗ trợ, tạo điều
kiện cho công dân có nhà ở
CÂU 14.Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến?
Nhận định SAI , chỉ Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001)
quy định về điều này.
CÂU 15.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử?
Nhận định SAI vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử (Đ52 luật bầu cử)
CÂU 16.Theo quy định của Hiến pháp. Cử tri ko thể thực hiện quyền bở phiếu tại i
đăng kí tạm trú của họ.?
Nhận định SAI, vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi tạm
trú của mình.
CÂU 17.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử
đều do cơ quan hành chính giải quyết?
Nhận định SAI vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội đồng
bầu cử, hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận đc khiếu nại”
CÂU 18. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số
người trúng cử ko đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu.?
Nhận định ĐÚNG, theo điều 71 luật bầu cử.
CÂU 19. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quôc hội chỉ thực hiện giám sát tối
cao đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương?
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định SAI theo điều 83 Hiến pháp t“Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối
cao đối với toàn bộ hoạt đọng của bộ máy nhà nước”
CÂU 20.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có quyền
trình dự án luật trước Quốc hội?
Nhận định SAI vì có nhiều nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội (vd: Chủ
Tịch ớc,Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính Phủ, ToànAn Nhân Dân Tối Cao, Viện
Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam các tổ chức thành viên,
Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc Hội)
CÂU 21. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một nhân ko đc quá bán số phiếu
tín nhiệm của QH thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức?
Nhận định SAI vì sau khi bỏ phiếu tín nhiệm người bị bỏ phiếu ko đc quá 50% số phiếu
tín nhiệm thì chủ thể để nghị bầu chức danh đó phải đứng ra đề nghị Quôc hội miễn
nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh đó. Chủ thể nào đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm chức
danh đó phải đứng ra đề nghị Quốc Hội miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức chức danh
đó.
CÂU 22. . Theo quy định của Pháp luật hiện hành,Quốc hội quyền hủy bỏ văn bản
quy phạm Pháp luật của chính phủ trái với Hiến Pháp, Luật, Pháp lệnh.?
Nhận định SAI. Vì Quốc Hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến Pháp, luật và nghị quyết
của Quốc Hội (khoản 9 điều 84 Hiến pháp)
CÂU 23.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội
quyền bãi bỏ các Văn bản quy phạm pháp luật của Hôi đồng dân tộc và các văn bản của
Quốc hội trái với pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội?
Nhận định SAI Hiến pháp không quy định Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội quyền
này.
CÂU 24. Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội?
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định SAI, vì Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
( Điều 90)
CÂU 25.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp,
thủ tướng quyền đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội phê chuẩn việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm hoặc cách chức đối với phó thủ tướng, bộ trưởng thủ trưởng quan
ngang bộ?
Nhận định SAI theo luật tổ chức Chính Phủ 2001 thì trong thời gian Quốc hội ko
họp thủ tướng Chính phủ được đề nghị chủ tịch nước tạm đình chỉ công tác của phó thủ
tướng, bộ trưởng thtrưởng quan ngang bộ các thành viên khác của UBND
cấp tỉnh.
CÂU 26.. Theo quy định của Pháp Luật hiện hành, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội chỉ
đc quyền đình chỉ thi hành. Không được quyền bãi bỏ các văn bản trái Pháp luật của
chính phủ?
Nhận định này Đúng. Vì văn bản trái pháp luât thì chỉ Quốc hội mới có quyền bãi bỏ.
CÂU 27. . Theo quy định của Pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của Quốc hội
phải được qua nửa tổng số Đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành?
Nhận định SAI vì trong trường hợp bãi nhiệm ĐB,rút ngắn hay kéo dài nhiệm kì Quốc
hội, hoặc sửa đổi Hiến pháp phải đc ít nhất 2/3 tổng số ĐB biểu quyết tán thành. (Điều
88- Hiến pháp)
CÂU 28.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, nếu Đại Biểu Quốc Hội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự thì đương nhiên mất quyền Đại Biểu?
Nhận định SAI vì chỉ khi tòa án có bản án chính thức có hiệu lực thì đại biểu đó mới bị
mất quyền Đại biểu quốc hội.
CÂU 29.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các
pháp lệnh của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội chậm nhất 15 ngày kể từ ngày pháp lệnh
này đc thông qua?
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định SAI chủ tịch ớc quyền đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội xem
xét lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh đc thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn
được Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua mà Chủ tịch nước vẫn ko nhất trí thì Chủ
tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất. ( khoản 7 điều 103 Hiến pháp)
CÂU 30.Theo quy định của pháp luật hiện hành Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các
đạo luật do Quốc hội ban hành?
Nhận định SAI Hiến pháp1992 ko quy định Chủ tịch có quyền phủ quyết các đạo luật
do Quốc hội ban hành.
CÂU 31.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm
thẩm phán TAND các cấp?
Nhận định SAI vì theo khoản 8 điều 103, CTN chỉ đc bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức
phó chánh án, thẩm phán TANDTC, phó viện trưởng,kiểm sát viên VKSNDTC.
CÂU 32.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao gồm:
Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ?
Nhận định SAI .điều 110 Hiến pháp quy định Chính phủ gồm: thủ tướng, các pthủ
tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác.
CÂU 33.Theo quy định của Hiến pháp, thủ tướng Chính có quyền đình chỉ thi hành
bãi bỏ các văn bản trái Phái luật của HĐND cấp tỉnh?
Nhận định SAI vì thủ tướng chỉ có quyền đình chỉ, và đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ
Quốc Hội bãi bỏ.( điều 114 khoản 5)
CÂU 34.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chính phủ do Quốc hồi bầu ra?
Nhận định SAI .Quôc Hội lập ra.
CÂU 35.Mọi quyết định của Chính phủ Theo quy định của Pháp luật đều phải đc quá
nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành?
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định SAI vì trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì theo quyết định thủ tướng
đã biểu quyết (điều 35 luật tổ chức chính phủ)
CÂU 36.Theo quy định của pháp luật hiện nh, chính phủ hoạt động theo chế thủ
trưởng?
Nhận định SAI vì Chính Phủ hoạt động vừa theo cơ chế thủ trưởng vừa theo cơ chế tập
thể quyết định.
CÂU 37.Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính phủ chịu trách nhiệm trước Quôc
Hội, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ,Chủ Tịch Nước ?
Nhận định SAI Chính Phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội, báo cáo công tác
trước Quôc Hội, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ,Chủ Tịch Nước. (điều 109 Hiến pháp)
CÂU 38.Theo quy định của pháp luật hiện hành,các thành viên của thường trực Hội
đồng nhân dân (HĐND) phải làm việc chuyên trách?
Nhận định Đúng ko thể “vừa đá bóng vừa thổi còi” nên thường trực HĐND phải
chuyên trchs thì mới đảm bảo tính thống nhất, giám sát khách quan đc.
CÂU 39.Theo quy định của pháp luật hiện nh, thường trực HĐND quyền bãi bỏ
văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp?
Nhận định SAI vì HĐND chỉquyền đình chỉ các văn bản của UBND trái pháp luật,
nghị quyết của HĐND và các văn bản của cấp trên.
CÂU 40.Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của HĐND phải
có quá nửa tổng số ĐBHĐND biểu quyết tán thành?
Nhận định SAI vì trong trường hợp bãi nhiệm ĐBHĐND thì phải có ít nhất 2/3 tổng số
ĐB biểu quyết tán thành.
CÂU 41.Theo quy định của pháp luật hiện hành, ND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm
đối với chánh án TAND và viện trưởng VKSND cùng cấp?
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định SAI vì 2 chức danh này ko do Hội Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn nên
ko đc quyền bỏ phiếu tín nhiệm.
CÂU 42,Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân chỉ
được quyền chất vấn những người do Hội Đồng Nhân Dân bầu?
Nhận định SAI ĐBHĐND quyền chất vấn giám đốc công an, toà án,Kiểm sát nhân
dân cùng cấp.
CÂU 43.Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ tịch UBND nhất thiết phải đại
biểu Hội Đồng Nhân Dân cùng cấp?
Nhận định ĐÚNG
CÂU 44.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch uỷ ban nhân dân (CTUBND)
có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái Pháp luật của Hội đồng nhân dân
Cấp dưới trực tiếp?
Nhận định SAI. Vì CTUBND chỉ có Quyền đình chỉ và đồng thời đề nghị HĐND Cấp
trên(UBTVQH đối với cấp tỉnh) bãi bỏ.
CÂU 45.Theo quy định của pháp luật hiện hành,thành viên của UBND gồm
CTUBND,PCTUBND và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp?
Nhận định SAI thành viên HĐND gồm: CTUBND, PCTUBND, UVUBND (điều
119- luật tổ chức HĐND VÀ UBND)
CÂU 46.Theo quy định của pháp luật hiện hành, bộ tư pháp quản lí tòa án nhân dân đia
phương về mặt tổ chức?
Nhận định SAI vì sau năm 2002 thì TAND địa phương chịu sự quản lí của TANDTC về
mọi mặt ->tránh tình trạng hành chính hóa
CÂU 47.Theo quy định của pháp luật hiện hành, VKSND chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát chung?
lOMoARcPSD| 36006831
Nhận định SAI. sau nghị quyết 51/2001 thì VKSND chỉ còn chức năng công tố
kiểm sát các hoạt động tư pháp (tố tụng,điều tra,xét xử, thi hành án)
CÂU 48.Theo quy định của pháp luật hiện hành các thẩm phán thành viên của Hội
đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC) do Chánh án toà án nhân n
tối cao (CATANDTC) đề nghị và Chủ tịch nước bổ nhiệm?
Nhận định SAI HĐTPTANDTC do UBTVQH quyết định theo đề nghị của
CATANDTC.
CÂU 49.Theo quy định của PLHH, chánh án TAND cấp trên của thẩm phán trong
hoạt động xét xử?
Nhận định SAI vì trong hoạt đọng xét xử, thẩm phán hoạt động độc lập về mọi mặt.
CÂU 50.Theo quy định của PLHH, ủy ban thẩm phán đc thành lập các TAND địa
phương?
Nhận định SAI, ủy ban thẩm phán chỉ đc thành lập cấp tỉnh, tp trực thuộc tw còn
cấp huyện thì ko.
Câu 1:
1. Theo pháp luật hiện hành, tất cả các quan của Quốc hội đều tồn
tại theo nhiệm kỳ Quốc hội là:
- Khẳng định: SAI
- Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 44; Khoản 2 Điều 68; Điều 25
Luật tổ chức Quốc hội 2014 - Giải thích:
+ Nhiệm kì của Đại biểu Quốc hội có cùng nhiệm kì với Quốc hội (
Điều 25, luật tổ chức Quốc hội 2014)
+ Nhiệm kì của Ủy ban Thường vụ quốc hội bắt đầu từ khi được
Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy
lOMoARcPSD| 36006831
ban thường vụ Quốc hội. Nghĩa là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
sẽ tồn tại lâu hơn, cho đến khi quốc hội nhiệm kỳ mới lên làm
việc và bầu ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới.
+ Nhiệm kì của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo nhiệm
kì của Quốc hội.
Vậy, không phải TẤT CẢ các quan của Quốc hội đều theo nhiệm
kì của Quốc hội.
2. Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội quan duy nhất thẩm
quyền bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp
là:
- Khẳng định: SAI
- Cơ sở pháp lý: Khoản 10 Điều 70 Hiến pháp 2013; khoản 4
Điều 98 Hiến pháp 2013 -
Giải thích:
+ Quốc hội thẩm quyền bãi bỏ văn bản, trong đó có văn bản quy
phạm pháp luật của Chủ tịch nước, của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội.
Quốc hội chỉ bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp,
Luật, Nghị quyết của chính Quốc hội của các quan trung ương,
do Quốc hội chỉ thực hiện việc giám sát văn bản ở Trung ương
+ Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quyết định, chỉ thị,
thông của bộ trưởng; Hội đồng nhân dân quyết bãi bỏ quyết
định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cấp dưới.
Quốc hội KHÔNG PHẢI QUAN DUY NHẤT quyền
bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp,
thẩm quyền này cũng thuộc về các cơ quan khác như Thủ tưởng,
Hội đồng nhân dân
3. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội phải thành lập Ủy ban lâm thời khi
thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định là:
- Khẳng định: SAI
lOMoARcPSD| 36006831
- Cơ sở pháp lý: Theo Điều 78 Hiến pháp 2013 - Giải thích:
+ Việc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra dự án hay điều tra về
một vấn đề nhất định không mang tính bắt buộc mà Quốc hội sẽ
xem xét khi cần thiết để quyết định có thành lập hay không.
+ Đánh giá ý nghĩa quy định Ủy ban lâm thời trong Hiến pháp: Quy
định về Ủy ban lâm thời điểm mới trong Hiến pháp 2013 so
với các bản Hiến pháp trước đó. Việc ghi nhận Ủy ban lâm thời
thực hiện một số nhiệm vụ của Quốc hội khi cần thiết đảm bảo
sự linh hoạt trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
4. Theo Hiến pháp 2013, tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước
trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp là:
- Khẳng định: ĐÚNG
- Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 - Giải
thích:
+ Khẳng định được vai trò của Hiến pháp đối với Nhà nước xã hội
+ Khẳng định trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của các quan trong
bộ máy Nhà nước, ttrung ương xuống địa phương, trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay,…
5. Theo Hiến pháp 2013, trưng cầu ý dân là thủ tục bắt buộc trong quy
trình lập hiến là:
- Khẳng định: SAI
- sở pháp lí: Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp năm 2013; Điều
6
Luật Trưng cầu ý dân -
Giải thích:
+ Trưng cầu ý dân việc Nhà nước tổ chức để cử tri trực tiếp biểu
quyết các vấn đề quan trong của cả nước, thể hiện quyền lực của
Nhân dân và tăng cường đồng thuận xã hội.
+ Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng của quốc gia, có hiệu lực
pháp cao nhất, song việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc
lOMoARcPSD| 36006831
hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định chứ không
phải thủ tục bắt buộc,…
| 1/62

Preview text:

lOMoAR cPSD| 36006831
Câu hỏi nhận định đúng sai lý luận nhà nước và pháp luật 1.
Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước đềulà pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bơi các quy
phạm đao đức và các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được
thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm
đạo đức nào cũng được dưa lên thành luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn mực đạo đứa đó đó không nhất
thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội. 2.
Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hộicó giai cấp.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát
triển trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một
liên minh giai cấp nắm giữ. 3.
Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất Nhànước có thể là bản
chất giai cấp hoặc bản chất xã hội.

=> Nhận định này Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp. 4.
Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nướcchỉ thuộc về một giai
cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

=> Nhận định này Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là Nhà nước là một
bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để
duy trì sự thống trị của giai cấp. 5.
Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấpthông trị tổ chức ra
và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.

=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này
đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp 6.
Không chỉ Nhà nước mới có bộ máy chuyên ch ế làmnhiệm vụ cưỡng chế,
điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.

=> Nhận định này Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải
là một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức. 7.
Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổchức ra để trấn áp
các giai cấp đối kháng.
lOMoAR cPSD| 36006831
=> Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của Nhà nước cho thấy:
Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng . 8.
Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sựkhác biệt về chính trị,
tôn giáo, địa vị giai cấp.

=> Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của Nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh
thổ, tổ chức thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia. 9.
Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị,quyền lực tư tưởng thì
quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh
cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.

=> Nhận định này Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính
trị, từ đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.
10. Kiểu Nhà nước là cách tổ chức quyền lực của Nhà nướcvà những phương
pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Kiểu Nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của Nhà nước,
thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của Nhà
nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
11. Chức năng lập pháp của Nhà nước là hoạt động xâydựng pháp luật và tổ
chức thực hiện pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành
những văn bản luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
12. Chức năng hành pháp của Nhà nước là mặt hoạt độngnhằm đảm bảo cho
pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.
=> Nhận định này Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành chính :
Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể luật
pháp do cơ quan lập pháp ban hành
Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng
cách sử dụng quyền lực Nhà nước.
13. Chức năng tư pháp của Nhà nước là mặt hoạt động bảovệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chức năng tư pháp là chức năng của Nhà nước có trách nhiệm
duy trì , bảo vệ công lý và trật tự pháp luật. lOMoAR cPSD| 36006831
14. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để xây dựnghệ tư tưởng của giai
cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường Nhà
nước, giai cấp th ống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng
thống trị trong xã hội buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
15. Chức năng xã hội của Nhà nước là giải quyết tất cả cácvấn đề khác nảy sinh trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Chức năng xã hội của Nhà nước chỉ thực hiện quản lý những
hoạt động vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.
16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên mộtquốc gia.
=> Nhận định này Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có : Lãnh thổ xác
định, cộng đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc
gia trong quan hệ quốc tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hànhpháp luật và quản lý xã
hội bằng pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra
nhằm điều chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của Nhà nước.
18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhấtnhằm đảm bảo công
bằng trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm :
Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu
tiên là nuôi bộ máy Nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của
nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân
phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều
nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”).
Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch
về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của
người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn
chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên
đánh thuế vào các hoạt động này. lOMoAR cPSD| 36006831
Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.
19. Thông qua hình thức Nhà nước biết được ai là chủ thểnắm quyền lực Nhà
nước và việc tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước như thế nào.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực Nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách th ức tổ
chức và phương pháp thực hiện quyền lực Nhà nước của mỗi kiểu Nhà nước trong
một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Như vậy, để xác định những điều trên , ngoài
hình thức Nhà nước, phải xác định xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì.
20. Căn cứ chính thể của Nhà nước, ta biết được Nhà nướcđó có dân chủ hay không.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của Nhà
nước, mà còn căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng của Nhà nước đó.
21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cáchthức thực hiện quyền lực của Nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách
thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình.
22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của Nhànước.
=> Nhận định này Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của
Nhà nước, ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của Nhà nước đó.
23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hìnhthức cấu trúc Nhà nước đơn nhất.
=> Nhận định này Đúng. Hình thức cấu trúc Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà
nước đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”
24. Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tínhquyền lực Nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Hoạt động của cơ quan Nhà nước mang tính quyền lực và
được đảm bảo bởi Nhà nước.
25. Bộ máy Nhà nước là tập hợp các cơ quan Nhà nước từtrung ương đến địa phương. lOMoAR cPSD| 36006831
=> Nhận định này Đúng. Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước tử TW
đến địa phương được tổ ch ức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm
thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
26. Cơ quan Nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trướckhi quyết định phải
thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.
=> Nhận định này Sai. Cơ quan Nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp
luật và văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.
27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nướccộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội.
28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
=> Nhận định này Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân
bầu ra và là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, do dân bầu ra nên đây là cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốcgia trong lĩnh vực đối nội.
=> Nhận định này Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả
trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội
bầu trong số các đại biểu quốc hội.
32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễnnhiệm, bãi nhiệm.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc
hội bầu trong số đại biểu quốc hội.
33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ởđịa phương, do nhân dân bầu ra. lOMoAR cPSD| 36006831
=> Nhận định này Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân (2003) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghịđịnh, quyết định.
=> Nhận định này Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.
35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơquan có chức năng xét xử ở nước ta.
=> Nhận định này Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máynước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
=> Nhận định này Sai. Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm.
38. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiên tính quyphạm phổ biến của pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp
luật là những quy tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành
vi của một cá nhân hay tổ chức.
39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước,các cá nhân tổ chức ban hành.
=> Nhận định này Sai. Văn bản quy phạm Nhà nước do các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, các cá nhân có thẩm quyền ban hành.
40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằngnhững biện pháp như
giáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.
=> Nhận định này Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp cưỡng chế.
41. Pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán, tiền lệ lànguồn chủ yếu của pháp luật. lOMoAR cPSD| 36006831
=> Nhận định này Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của pháp luật Việt Nam.
42. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận nguồn hình thànhpháp luật duy nhất là
các văn bản quy phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật
còn bắt nguồn từ tiền lệ, tập quán, các quy tắc chung của quốc tế…
43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội côngnhận và truyền từ đời này sang đời khác.
=> Nhận định này Sai. Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận.
44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.
=> Nhận định này Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống các án lệ, những vụ việc đã đc xét
xử trước đó, được Nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được Nhà
nước ban hành, không phải tiền lệ.
45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luậtvà ngược lại.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể pháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền
và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể
quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật,
nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện
các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
46. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thìluôn thể hiện ý chỉ của Nhà nước.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật,
do pháp luật do Nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những
quan hệ đó luôn luôn thể hiện ý chí của Nhà nước.
47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên thamgia quan hệ.
=> Nhận định này Đúng. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước và ý chí
các bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước.
48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệpháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp lý. lOMoAR cPSD| 36006831
49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thànhchủ thể của quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá nhân
phải có năng lực hành vi.
50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ
người dưới 18 tuổi so với ngưới từ 18 tuổi trở lên.
51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.
=> Nhận định này Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật ở mức độ
khác nhau, dựa trên quy định của pháp luật.
52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiệncác quyền và nghĩa vụ
do chủ thể đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các
quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ phápluật phụ thuộc vào pháp
luật của từng quốc gia.
=> Nhận định này Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thể do pháp luật quy định, mỗi
pháp luật lại phụ thuộc vào quốc gia ban hành.
54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi,tình trạng sức khỏe,
trình độ của chủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể.
55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể thamgia vào các quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia vào các
quan hệ pháp luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ…
56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhânđược sinh ra.
=> Nhận định này Đúng. Chỉ có năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó
sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đươngnhiên cũng bị hạn chế
về năng lực hành vi. lOMoAR cPSD| 36006831
=> Nhận định này Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân bằng hành vi củ a mình xác lập, thực hi ện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 Bộ
luật dân sự) do đó khi bị chế năng lực pháp luật, thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng lực hành vi.
58. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạnchế.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của Nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật.
59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lựcpháp luật vì nó bao
gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ
pháp luật phụ thuộc vào một số yêu tố khác (Ví dụ: từ đủ 18 tuổi mới có thể kết hôn…)
60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những hành vi mà pháp luật quy định các
cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra
theo ý chí của con người (Ví dụ: hành vi trộm cắp…)
61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúcđẩy cá nhân, tổ chức
tham gia vào quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham giavào các quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống
phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp
luật từ đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL cụ thể
63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.
=> Nhận định này Sai. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân, tuy
nhiên cũng phải trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước.
64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triểncủa con người và do
các cá nhân đó tự quy định.
=> Nhận định này Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định.
65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạnchế về năng lực pháp luật. lOMoAR cPSD| 36006831
=> Nhận định này Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng thời bị hạn
chế về năng lực hành vi.
66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về nănglực hành vi, không bị
hạn chế năng lực pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Những người này bị hạn chế về năng lực pháp luật (Ví dụ:
không có năng lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế)
67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.
=> Nhận định này Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa án tuyên
bố bị hạn chế năng lực hành vi.
68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hànhvi không có tính giai cấp.
=> Nhận định này Đúng.
– Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức,
cơquan) hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định. Do vậy, khả năng này chịu ảnh
hưởng sâu sắc của tính giai cấp, và do đặc trưng giai cấp quyết định. Mỗi giai cấp
cầm quyền sẽ có đặc trưng khác nhau, xây dựng một chế độ khác nhau nên sẽ trao
cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ khác nhau.
– Còn Năng lực hành vi (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân) là
khảnăng của một người, thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực
hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với người khác. Như vậy, có thể hiểu là năng
lực hành vi dân sự gắn với từng người, mang tính cá nhân, phát sinh khi cá nhân mỗi
người bằng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, xác lập quan hệ với
người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc vào đặc trưng giai cấp.
69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệpháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân.
70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể củ a các quan hệ pháp lu ật có thể là các cá nhân có
đầy đủ năng lực, hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.
71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý củachủ thể.
=> Nhận định này Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong văn bản
pháp lý. Hành vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá nhân (có
thể phù hợp hoặc vi phạm văn bản pháp lý) lOMoAR cPSD| 36006831
72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quanhệ pháp luật và ngược lại.
=> Nhận định này Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý chủ
thể của hành vi pháp luật thì không.
73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộnghơn người chưa thành niên.
=> Nhận định này Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất hiện từ
khi ra đời (trừ khi bị hạn chế bởi pháp luật).
74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy địnhtrong các văn bản pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản
pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế , chính trị, xã hội…
75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vitrái pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm những
quy định trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.
76. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biệnpháp trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng
chế Nhà nước được quy định trong phần chế tài củ a các quy phạm pháp luật. Đây là
điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà
nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…
77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm phápluật được xem là biểu
hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan điểm.
78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phảilà sự thiệt hại về vật chất.
=> Nhận định này Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt hại về
mặt vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.
79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của viphạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần. lOMoAR cPSD| 36006831
80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thờinhiều trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể
phải ngồi tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.
81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm choxã hội thì không bị xem là có lỗi.
=> Nhận định này Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thể không nhìn thấy trước hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra phải thấy trước.
82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem làvi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt h ại cho xã hội,
được quy định trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.
83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủthể của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là bất cứ cá nhân
tổ chức nào có năng lực trách nhiệm pháp lý.
84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắtbuộc trong mặt khách
quan của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Chỉ cần đe dọa gây thiệt hại cho xã hội cũng có thể là dấu hiệu
trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luậthình sự vừa là vi phạm
pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật dân
sự, vừa là vi phạm pháp luật hình sự

=> Nhận định này Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể chưa cấu thành t ội
phạm, còn hành vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây nguy hại hoặc đe
dọa gây nguy hại cho xã hội.
86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạmpháp luật.
=> Nhận định này Sai. Đây chỉ là định nghĩa trách nhiệm pháp lý theo hướng tiêu cực.
Theo hướng tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nh ắm ngăn chặn dịch
bệnh không là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.
87. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biệnpháp trách nhiệm pháp
lý và ngược lại.
=> Nhận định này Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước. lOMoAR cPSD| 36006831
88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu tráchnhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Ví dụ : hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng trong đa
số trường hợp, nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể sẽ không phải
chịu trách nhiệm pháp lý.
89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm phápluật.
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp
luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp luật nào được do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện
, có lỗixâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa
là xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi
vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và
chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu
cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm
thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của PL) cũng không được coi là VPPL
vì họ không có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình.
90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luậtđược xem là biểu hiện
bên ngoài của vi phạm pháp luật.
=> Nhận định này Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan điểm.
91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phảiđược thực hiện dưới dạng vật chất.
=> Nhận định này Sai. Nó còn có thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe dọa tổn hại.
92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịunhiều loại trách nhiệm pháp lý.
=> Nhận định này Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành
chính, vừa gánh trách nhiệm dân sự.
93. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiệntrình độ pháp lý thấp.
=> Nhận định này Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống pháp
luật của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ:
những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.
94. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúcđẩy kinh tế phát triển. lOMoAR cPSD| 36006831
=> Nhận định này Sai. Nếu pháp luật tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được
tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.
95. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giáhành vi của con người.
=> Nhận định này Sai. Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.
96. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiệntrình độ pháp lý thấp.
=> Nhận định này Sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống
pháp luật của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều
Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh – Mĩ.
97. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thựchiện pháp luật.
=> Nhận định này Đúng. Các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức thể hiện
phong tục tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành
hợp tình, hợp lí thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích
cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.
98. Mọi nhà nước đều phải trải qua 04 kiểu nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Đơn cử như Việt Nam, Việt Nam không trải qua Nhà nước tư
bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái
Quốc 3-2-1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà
Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Việt Nam, Việt Nam xây
dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.
99. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.
=> Nhận định này Sai. Trả lời dựa theo kết luận của Các Mác về hiện tượng Nhà
nước: Nhà nước không phải là một hiện tượng bất biến mà là 1 hiện tượng xã hội có
tính lịch sử, nó chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định và mất đi cùng với sự
mất đi của những điều kiện đó.
100. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giaicấp và đấu tranh giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Trả lời: Phải nói rõ là quyền lực gì, quyền lực đã xuất hiện trong
xã hội nguyên thủy, là quyền lực xã hội hay quyền lực thị tộc.
101. Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vìkhông tồn tại hệ thống quản lý quyền lực.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực thị tộc vẫn cần hệ thống quản lý. lOMoAR cPSD| 36006831
102. Nhu cầu trị thủy là yếu tố căn bản hình thành Nhànước ở các quốc gia phương Đông.
=> Nhận định này Đúng. Xem lại lịch sử hình thành các quốc gia phương đông: Do
đặc thù của nghề trồng lúa nước, trị thủy và chống giặc ngoại xâm => vai trò cộng đồng được đề cao.
Tìm kiếm có liên quan: Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và
đấu tranh giai cấp, Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm, Nhà nước là một hiện
tượng bất biến của xã hội đúng hay sai, Bản chất nhà nước quyết định hình thức nhà
nước đúng hay sai, Mối quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật đúng hay sai, Pháp
luật là công cụ duy nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội đúng hay sai, Pháp luật là
công cụ duy nhất để quản lý xã hội, Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ
Mọi nhà nước đều phải trải qua 04 kiểu nhà nước?
=> Nhận định này Sai. Đơn cử như Việt Nam, Việt Nam không trải qua Nhà nước tư
bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái
Quốc 3-2-1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau Cách mạng Tháng
8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Việt Nam, Việt
Nam xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.
Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật?
=> Nhận định này Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp
luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp luật nào được do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện
, có lỗixâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu trái pháp
luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần
xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa là xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện
hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và
hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách
xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ
em (chưa đến độ tuổi theo quy định của pháp luật) cũng không được coi là VPPL vì họ không
có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật
trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng hành vi trái pháp luật chưa chắc đã là hành vi vi phạm pháp luật.

Phân tích ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tập quán pháp
Tập quán pháp là tập quán được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy
tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. lOMoAR cPSD| 36006831
Đây được xem như một nguồn bổ trợ, nhất là khi nhiều quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh
bởi văn bản pháp luật.
Ưu điểm của tập quán pháp:
– Tập quán pháp xuất phát từ những thói quen, những quy tắc ứng xử từ lâu đời nên đã
ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân và được nhân dân tự giác tuân thủ góp phần tạo nên
pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật.
– Góp phần khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, khắc phục các lỗ hổng của pháp luật thành văn.
Hạn chế của tập quán pháp:
Tập quán pháp tồn tại dưới dạng bất thành văn nên thường được hiểu một cách ước lệ, nó
thường có tính tản mạn, địa phương, khó bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong phạm vi rộng.
Vì vậy, tập quán pháp là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và là hình thức cơ bản, chủ
yếu và quan trọng nhất của các kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến. Hiện tại, phạm vi ảnh
hưởng của tập quán pháp bị thu hẹp dần.
Phân tích ưu điểm và hạn chế của tiền lệ pháp
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp là quyết định của cơ quan hành chính (tiền lệ hành chính), của Tòa án (tiền lệ tư
pháp) về một việc cụ thể được nhà nước lấy làm căn cứ để giải quyết các việc tương tự xảy ra
và có giá trị như pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.
Ưu điểm của tiền lệ pháp:
– Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết
các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải… nên nó dễ dàng
được xã hội chấp nhận.
– Án lệ có tính linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
– Án lệ góp phần khắc phục những lỗ hổng, những điểm thiếu sót của văn bản quy phạm pháp luật.
Hạn chế của tiền lệ pháp:
– Án lệ được hình thành trong quá trình áp dụng pháp luật, là sản phẩm, kết quả của hoạt
động áp dụng pháp luật nên tính khoa học không cao bằng văn bản quy phạm pháp luật.
– Thủ tục áp dụng án lệ phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.
– Thừa nhận án lệ có thể dẫn tới tình trạng tòa án tiếm quyền của nghị viện và Chính phủ.
Án lệ là hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến châu Âu và hiện tại đang còn được sử
dụng tương đối rộng rãi ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Common Law (Anh – Mỹ).
Việt Nam chính thức thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật từ năm 2014. lOMoAR cPSD| 36006831
Phân tích ưu điểm và hạn chế của văn bản quy phạm pháp luật
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành
theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho
nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Ưu điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
– Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt động xây dựng pháp
luật,thường thể hiện trí tuệ của một tập thể và tính khoa học tương đối cao.
– Các quy định của nó được thể hiện thành văn nên rõ ràng, cụ thể, dễ đảm bảo sự thống
nhất,đồng bộ của hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng, có thể được hiểu và thực hiện
thống nhất trên phạm vi rộng.
– Nó có thể đáp ứng được kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống vì dễ sửa đối, bổ sung…
Hạn chế của văn bản quy phạm pháp luật:
– Các quy định của văn bản quy phạm pháp luật thường mang tính khái quát nên khó dự
kiến được hết các tình huống, trường hợp xảy ra trong thực tế, vì thế có thể dẫn đến tình trạng
thiếu pháp luật hay tạo ra những lỗ hổng, những khoảng trống trong pháp luật.
– Những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thường có tính ổn định tương đối cao,
chặt chẽ nên đôi khi có thể dẫn đến sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
– Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thường lâu dài và tốn
kémhơn sự hình thành của tập quán pháp và án lệ.
Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của
nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Phân tích nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật
17/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật đó là thời kỳ xã hội
cộng sản nguyên thuỷ. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn
định cho xã hội, người ngyên thuỷ sử dụng các quy phạm xã hội, đó là các tập quán và tín
điều tôn giáo. Các quy phạm xa hội trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ có những đặc điểm :
– Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả thành viên trong xã hội.
– Là quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng, là khuôn mẫu của hành vi. lOMoAR cPSD| 36006831
– Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, dựa trên tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù
trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ cũng đã tồn tại sự cưỡng chế nhưng không phải do một
bộ máy quyền lực đặc biệt tổ chức nên, mà do cả cộng đồng tổ chức nên.
Những tập quán và tín điều tôn giáo lúc bấy giờ là những quy tắc xử sự rất phù hợp để điều
chỉnh các quan hệ xã hội, bởi vì nó phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế – xã hội của chế
độ cộng sản nguyên thuỷ, phù hợp với tính chất khép kín của tổ chức thị tộc, bào tộc, bộ lạc.
Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã hội đó trở
nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân
chia thành các giai cấp đối kháng, tính chất khép kín trong xã hội bị phá vỡ, các quy phạm
phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích chung không còn phù hợp. Trong điều kiện lịch sử mới xã
hội đòi hỏi phải có những quy tắc xã hội mới để thiết lập cho xã hội một “trật tự”, loại quy
phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị, đáp ứng nhu cầu đó pháp luật đã ra đời.
Giai đoạn đầu giai cấp thống trị tìm cách vận dụng những tập quán có nội dung phù hợp với
lợi ích của giai cấp mình, biến đổi chúng và bằng con đường nhà nước nâng chúng lên thành
các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam suốt thời kỳ Hùng vương – An Dương
Vương chưa có pháp luật thành văn, hình thức của pháp luật lúc bấy giờ chủ yếu là tập quán pháp.
Bên cạnh đó các nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật. Bởi lẽ, nếu chỉ
dùng các tập quán đã chuyển hoá để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì sẽ có rất nhiều các
quan hệ xã hội mới phát sinh trong xã hội không được điều chỉnh, vì vậy để đáp ứng nhu cầu
này hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước đã ra đời. Hoạt động này lúc đầu còn
đơn giản, nhiều khi chỉ là các quyết định của các cơ quan tư pháp, hành chính, sau dần trở
nên hoàn thiện cùng với sự phát triển và hoàn hiện của bộ máy nhà nước.
Như vậy pháp luật được hình thành bằng hai con đường: Thứ nhất nhà nước thừa nhận các
quy phạm xã hội – phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật, thứ hai, bằng hoạt
động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới.
Ví dụ minh họa về các hình thức thực hiện pháp luật
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến
hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá
khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật cơ bản sau đây:
(1) Tuân thủ pháp luật:
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến
hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
Ví dụ: Pháp luật cấm hành vi mua, bán dâm. Do đó, “không thực hiện hành vi mua, bán dâm”
được xem là tuân thủ pháp luật.
(2) Thi hành pháp luật: lOMoAR cPSD| 36006831
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp
lý của mình bằng hành động tích cực.
Ví dụ: Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập doanh
nghiệp. Do đó, nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không chịu thuế thì chủ thể
đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.
(3) Sử dụng pháp luật:
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể
của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
Ví dụ: Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị B xâm phạm, A có quyền khởi
kiện B ra tòa án vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền. Khi
đó, A được xem là đang “sử dụng pháp luật”.
(4) Áp dụng pháp luật:
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định
của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết
định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Ví dụ: Khi A khởi kiện B ra tòa, tòa án đó có trách nhiệm xem xét và thụ lý đơn khởi kiện của
A. Theo đó, tòa án được xem là cơ quan “áp dụng pháp luật”.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức
thực hiện pháp luật
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến
hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá
khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác
nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật gồm:
(1) Tuân thủ pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
(2) Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
(3) Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
(4) Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp lOMoAR cPSD| 36006831
luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật có những điểm giống và khác nhau cơ bản sau đây: ĐIỂM GIỐNG NHAU
Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi
hợp pháp của người thực hiện. Từ đó tạo cho con người có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, giúp
cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển. ĐIỂM KHÁC NHAU (i) Về bản chất
Tuân thủ pháp luật: Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”.
Thi hành pháp luật: Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”.
Sử dụng pháp luật: Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là
“hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.
Áp dụng pháp luật: Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là
một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật ->
Mang tính quyền lực nhà nước. Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”.
(ii) Về chủ thể thực hiện
Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể.
Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể.
Sử dụng pháp luật: Mọi chủ thể.
Áp dụng pháp luật: Chỉ cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(iii) Về hình thức thực hiện
Tuân thủ pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán. Tức là quy
phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định
Thi hành pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Theo đó, chủ
thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.
Sử dụng pháp luật: Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền. Tức pháp luật
quy định về quyền hạn cho các chủ thể.
Áp dụng pháp luật: Tất cả các loại quy phạm vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ
chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.
(iv) Về tính bắt buộc thực hiện lOMoAR cPSD| 36006831
Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.
Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.
Sử dụng pháp luật: Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật
cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị
ép buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.
Chứng minh pháp luật và đạo đức có mối quan hệ mật thiết với nhau
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Đạo đức và pháp luật, Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, là nền tảng hình thành nhau,
bổ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội.
Đạo đức là nền tảng hình thành pháp luật
Đạo đức là nền tảng tinh thần để các quy định của pháp luật được thực hiện. Có thể nói trong
nhiều trường hợp, các chủ thể trong xã hội tuân thủ một số quy định pháp luật không phải vì
họ biết và hiểu pháp luật mà do xuất phát từ các quy tắc đạo đức, các quy tắc đó được hình
thành trong quá trình sống, được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Khi soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luật, có nhiều chuẩn mực đạo đức, quy tắc đạo
đức được nhà nước lấy, bổ sung và nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên khi
xây dựng các quy phạm pháp luật, nhà nước cũng không quên tính tới các chuẩn mực đạo đức.
Đạo đức là một trong những nền tảng để xây dựng pháp luật:
– Nhiều quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước nên được thể
chế hóa, được nhà nước thừa nhận, được nhà nước nâng lên thành các quy phạm pháp luật.
Ví dụ như quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, của con cái
đối với cha mẹ, của ông và đối với cháu, của cháu đối với ông bà là được nhà nước thừa nhận
từ những chuẩn mực và quy tắc đạo đức lâu đời.
– Còn đối với những quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước, nó sẽ trở thành tiền đề để
nhà nước xây dựng nên những quy phạm pháp luật thay thế những quy tắc đạo đức đó, từ đó
xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn. Ví dụ như các quan niệm về cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy từ thời xưa, được truyền miệng và hình thành thói quen cho đến mãi sau này, nhận ra
được các nguy cơ phát sinh từ tiền lệ đó nhà nước đã có những quy định cụ thể trong Luật
hôn nhân và gia đình là hôn nhân là tự nguyện trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ.
Với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức được nhà nước thừa nhận sẽ góp phần các quy
phạm pháp luật được thực hiện tự giác, nghiêm chỉnh hơn vì đó là những quy tắc đã thâm sâu
vào tiềm thức của mỗi cá nhân từ rất lâu rồi. lOMoAR cPSD| 36006831
Ngoài ra những quy phạm đó còn được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, lương tâm, niềm
tin của mỗi cá nhân, thực hiện bằng dư luận xã hội. Ngược lại những quy tắc đạo đức trái với
ý chí của nhà nước, trái với sự phát triển của xã hội thì nhà nước sẽ xây dựng những quy
phạm pháp luật nhằm cản trở những quy tắc đó.
Pháp luật điều chỉnh lại đạo đức
Xã hội ngày càng phát triển, có nhiều quy tắc đạo đức từ xa xưa đã không còn phù hợp với
tình hình phát triển của xã hội hiện đại. Muốn các quy tắc đạo đức đó phù hợp thì cần phải
được điều chỉnh, và điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật.
Một số khía cạnh pháp luật có ưu điểm nổi trội hơn so với đạo đức, vì pháp luật xuất hiện và
tồn tại, điều chỉnh trong một thời điểm cụ thể nên nó dễ dàng thay đổi và thích nghi cho phù
hợp với tình thế xã hội. Bằng các quy phạm cụ thể, pháp luật điều chỉnh, thay thế những
chuẩn mực đạo đức “lỗi thời”.
Pháp luật có vai trò trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các quy tắc, chuẩn mực đạo đức
phù hợp, tiến bộ phù hợp với xã hội.
Pháp luật góp phần vào công cuộc củng cố, phát huy vai trò của các chuẩn mực đạo đức nếu
chúng phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với tình hình của xã hội. Một số chuẩn mực
đạo đức có thể được thừa nhận trong các quy phạm pháp luật. Đạo đức ngoài việc đảm bảo
thực hiện bằng niềm tin, lương tâm,… chúng cũng được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
các biện pháp khác mang tính quyền lực nhà nước.
Pháp luật có vai trò giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời của dân tộc;
ngăn chặn sự tha hóa đạo đức. Nhà nước đảm bảo chúng thực hiện bằng việc ghi nhận các
quan niệm và quy tắc đạo đức vào pháp luật, để các quy tắc đó trở thành nghĩa vụ của toàn
thể nhân dân, toàn xã hội, dù không muốn cũng phải thực hiện. Xử lý nghiêm đối với các
hành vi trái với đạo đức, góp phần giữ gìn các giá trị đạo đức tốt đẹp.
Pháp luật giúp loại bỏ các chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp, cải tạo những chuẩn mực
đó cho phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội.
Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
16/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tính giai cấp, Tính xã hội
Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ
ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên
thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.
Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong
kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai
cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho
giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể
thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính
cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào. lOMoAR cPSD| 36006831
Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể
hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ
khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát
triển cơ bản của nhà nước.
Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận
động cơ bản của nhà nước.
Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có mối quan hệ tương tác,
gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã
hội nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai
cấp cầm quyền. Đồng thời, mặt còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy
nhiên, mức độ và sự thể hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở
từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp
cầm quyền, điều kiện kinh tế – xã hội…
Theo như lịch sử phát triển của nhà nước cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, của
tri thức con người cho thấy, tính giai cấp trong bản chất của nhà nước thay đổi từ công khai
thể hiện tới kín đáo hơn với vấn đề giai cấp và tăng dần vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội.
Tại sao nói pháp luật mang tính giai cấp?
15/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các
lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực
lượng này. Nói cách khác, nó là ý chí của lực lượng cầm quyền được nâng lên thành luật. Bởi vì:
– Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống
trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách có hiệu quả nhất là
biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể
hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt
buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn xã hội. Làm như vậy, giai cấp thống trị có thể
hướng hoạt động của toàn xã hội vào việc đạt mục đích của nó.
– Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều
hướng mà giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền mong muốn nhằm bảo vệ lợi ích,
quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định thể
hiện tính giai cấp của nó như: Quy định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền
thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị… lOMoAR cPSD| 36006831
– Biểu hiện tính giai cấp của pháp luật có sự thay đổi qua các kiểu pháp luật:
+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính giai cấp của
kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến và
tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, song biểu hiện tính giai
cấp của kiểu pháp luật này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của xã hội tư bản chủ
nghĩa – Ớ giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tính giai cấp của pháp luật tư sản
chưa thể hiện công khai thì ở giai đoạn của chủ nghĩa để quốc, tính giai cấp của pháp luật tư
sản thể hiện công khai và rõ rệt hơn nhiều so với giai đoạn trước; còn ở giai đoạn của chủ
nghĩa tư bản hiện đại, tính giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng thể hiện mờ nhạt hơn so với giai đoạn trước.
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và những
người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là sự thể chế hóa đường lối, chính
sách của đảng này. Tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện mờ nhạt nhất trong tất cả các
kiêu pháp luật vì giai cấp thống trị trong xã hội này chiếm tuyệt đại đa số dân cư. Related
ại sao nói pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất của nhà
nước để quản lý xã hội?
15/12/2021 lawmentors 1 Comment Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật, Quản lý xã hội
Quản lí xã hội là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ sở một hệ
thống thể chế rõ ràng, minh bạch.
Để quản lí xã hội, có nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán,
tín điều tôn giáo, quy định của các cộng đồng dân cư, của các tổ chức xã hội…
Mỗi công cụ đều vừa có những mặt mạnh, vừa có những hạn chế nhất định, không có công cụ nào là vạn năng.
Với những ưu thế vượt trội như tính quyền lực nhà nước (tính bắt buộc chung, tính cưỡng
chế), tính xác định về hình thức, tính quy phạm phổ biến…, pháp luật có khả năng triển khai
những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và
rộng khắp trên quy mô cả nước.
Do vậy, pháp luật đã trở thành công cụ quan trọng, có hiệu quả nhất để nhà nước tổ chức và
quản lí các mặt của đời sống xã hội.
Thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà
nước, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng…, xác định địa
vị pháp lí của các cá nhân, tổ chức xã hội, xác định hành lang, khuôn khổ pháp lí cho hoạt
động của các chủ thể xã hội, xác định các biện pháp kiểm tra giám sát và xử lí những chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội… lOMoAR cPSD| 36006831 Related
Cách xác định giả định, quy định, chế tài, cho ví dụ
09/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Quy phạm pháp luật
Cơ cấu của quy phạm pháp luật là cấu trúc bên trong, là các bộ phận hợp thành của quy phạm
pháp luật. Quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài. 1.Giả định
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể
xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải
chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.
Ví dụ: “1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài
những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.” (khoản 1, Điều
127 Bộ luật Hình sự năm 2015), bộ phận giả định của quy phạm là: “nNgười nào trong khi
thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép”.

Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào?
Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? 2. Quy định
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở
vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép
hoặc buộc phải thực hiện.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không
được làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” (Điều 25 Hiến pháp năm
2013), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” (được làm gì).
3. Chế tài
Là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự
kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng
với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà
nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của
người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” (khoản 1, Điều 125 Bộ luật Hình sự năm
2015) bộ phận chế tài của quy phạm là “thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
lOMoAR cPSD| 36006831
Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi
phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định
của quy phạm pháp luật, hoặc được hưởng gì nếu thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
1. Khái niệm quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật
là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hay chấm
dứt trên cơ sở quy định của các quy phạm pháp luật
2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quyphạm pháp luật.
Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp
luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
– Thứ hai, quan hệ pháp luật mang tính ý chí.
Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia QHPL, vì hành vi của cá
nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.
– Thứ ba, các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộcvới nhau bằng các quyền
chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể
này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.
– Thứ tư, quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thựchiện và có thể cả bằng
biện pháp cưỡng chế.
Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục
thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp
kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng,
thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.
– Thứ năm, quan hệ pháp luật mang tính cụ thể.
Bởi vì QHPL xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
3. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật gồm chủ thể của quan hệ pháp luật, khách
thể của quan hệ pháp luật và nội dung của quan hệ pháp luật. lOMoAR cPSD| 36006831
3.1. Chủ thể quan hệ pháp luật
3.1.1. Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể của quan hệ pháp luật
là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định.
Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng
đi vào cụ thể thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.
3.1.2. Các loại chủ thể quan hệ pháp luật
– Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch,
trongđó công dân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp luật.
– Cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng lực pháp
luậtvà năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh
ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết. Pháp luật không phải
là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thộc vào ý chí của nhà nước.
+ Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất
định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự.
Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt đến độ tuổi
nhất định tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định. Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự,
cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ
khi cá nhân đó đủ 18 tuổi. lOMoAR cPSD| 36006831
+ Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của mình. Những người bị mất trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức
thì coi là người mất năng lực hành vi.
+ Yếu tố gắn liền với năng lực hành vi là cá nhân phải có khả năng thực hiện nghĩa
vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc khi
tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản.
3.1.3. Ví dụ về chủ thể quan hệ pháp luật
Ví dụ 1: Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh
doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
=> Chủ thể của quan hệ pháp luật ở đây là bà B và chị T Bà B:
Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước
đoạt năng lực pháp luật;
Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ
dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ . Chị T:
Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước
đoạt \năng lực pháp luật;
Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ
dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ.
3.2. Khách thể của quan hệ pháp luật
3.2.1. Khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật
là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các
chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.
Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:
– Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng
ngàyhoặc các loại tài sản khác…;
– Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá, khám bệnh, chữa
bệnh,chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà
nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;
– Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh
dự,nhân phẩm, học vị, học hàm… lOMoAR cPSD| 36006831
3.2.2. Ví dụ về khách thể của quan hệ pháp luật
Vẫn ở ví dụ 1, khách thể của quan hệ pháp luật trong trường hợp này là khoản tiền vay và lãi.
3.3. Nội dung của quan hệ pháp luật
3.3.1. Khái niệm nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật
là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý của các bên chủ thể tham gia.
3.2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm – Quyền chủ thể
Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho cá nhân, tổ chức
được tiến hành nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ. Chủ thể thực hiện quyền của mình
thông qua các khả năng sau:
+ Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của mình;
+ Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất
định: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. – Nghĩa vụ pháp lý
Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên phải thực
hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia. Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:
+ Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động;
+ Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
3.3.3. Ví dụ về nội dung của quan hệ pháp luật
Vẫn ở ví dụ 1, khách thể của quan hệ pháp luật trong trường hợp này là khoản tiền vay và lãi. Bà B
Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng; Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi. Chị T
Quyền: nhận lại khoản tiền;
Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và lãi sau thời hạn vay.
Phân loại quan hệ pháp luật? lOMoAR cPSD| 36006831
Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi
tiêu chí có những quan hệ pháp luật nhất định.
– Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được
chiatheo các ngành luật, đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự;
quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động…
– Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan hệ pháp luật được
chiathành quan hệ pháp luật tương đối (các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được
xác định) và quan hệ pháp luật tuyệt đối (chỉ xác định bên chủ thể mang quyền, còn
bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ thể nào).
– Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan
hệpháp luật chủ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng hành động tích cực,
hợp pháp) và quan hệ pháp luật thụ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc
kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định).
– Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia: Quan hệ pháp luật đượcchia
thành quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều
chỉnh) và quan hệ pháp luật bảo vệ (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ).
Ví dụ về quan hệ pháp luật? Phân tích các yếu tố cấu thành?
Ví dụ: Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh
doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T. 1) Chủ thể: B chị T B:
+ Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;
+ Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy
định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần. => Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ . Chị T:
+ Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt \năng lực pháp luật;
+ Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy
định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần. => Chị T có năng lực chủ
thể đầy đủ.
2) Nội dung:
Bà B: + Quyền: được nhận số tiền vay để sử
dụng; + Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi. Chị T: + Quyền: nhận lại khoản tiền;
+ Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và lãi sau thời hạn vay.
3) Khách thể: khoản tiền vay và lãi. 5/5 - (27767 bình chọn)
Ví dụ về quan hệ pháp luật cụ thể và phân tích
Để bạn có thể nắm rõ hơn về quan hệ pháp luật trong xã hội hiện nay, Luật
Hùng Sơn sẽ đưa ra quan hệ pháp luật cụ thể như sau: lOMoAR cPSD| 36006831
Vào ngày 20/11/2020, chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 500.000.000
đồng. Giữa A và B có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng
trình tự, thủ tục luật định.
Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định:
Chủ thể của quan hệ pháp luật: chị A và chị B. o
Chị A: có năng lực pháp luật (vì không bị Tòa án hạn chế hay là
tước đoạt năng lực pháp luật); có năng lực hành vi (đủ tuổi và
không mắc các bệnh theo quy định pháp luật). Vì thế, chị A có
năng lực chủ thể đầy đủ. o
Chị B cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, tương tự như chị A. •
Khách thể của quan hệ pháp luật: khoản tiền vay 500.000.000 đồng và tiền lãi. •
Nội dung của quan hệ pháp luật:
o Với chị A: có quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi; có nghĩa
vụ giao khoản tiền vay 500.000.000 đồng cho chị B như đã thỏa thuận;
o Với chị B: có quyền được nhận số tiền cho vay; có nghĩa vụ phải trả cả nợ
gốc và lãi theo thỏa thuận trước đó.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đúng hay sai?
03/01/2022 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Quốc hội
Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực
hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước
ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc
hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân.
Quốc hội là cơ quyền lực nhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo
quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến
pháp, làm luật và sửa đổi luật. Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy
định các vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nội
dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường,
bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội lOMoAR cPSD| 36006831
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc
hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đó là những chủ
trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám
sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Không một cơ quan nào đứng trên Quốc
hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật – những văn bản mà chỉ Quốc hội
mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do
Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự
giám sát của Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:
– Trước hết về cách thức thành lập, Quốc hội là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của Nhân dân cả nước, được Nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước,
thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả nước.
– Về cơ cấu tổ chức, đại biểu Quốc hội là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc
hội. Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước
và xã hội, đại diện cho các tầng lớp Nhân dân và các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Quốc hội là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, là biểu trưng sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam.
– Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định toàn diện trên các lĩnh vực: lập hiến,
lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm phục vụ
cho lợi ích chung của toàn thể Nhân dân. Có thể nói, 75 năm hình thành và phát triển của
Quốc hội Việt Nam là 75 năm Quốc hội tận tâm cống hiến vì lợi ích quốc gia và dân tộc, nói
lên tiếng nói của Nhân dân, hành động theo ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.
Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật?
15/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Vi phạm pháp luật
Nhận định “Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật” là sai. Bởi vì,
không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp
luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi.
Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi nghĩa là xác
định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ.
Bởi vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ
thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp
luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi phạm pháp luật. lOMoAR cPSD| 36006831
Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ
tuổi theo quy định của pháp luật) cũng không được coi là vi phạm pháp luật vì họ không có
khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình. Related
Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình
độ pháp lý thấp?
15/12/2021 lawmentors 0 Comments Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Tiền lệ pháp
Nhận định “Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp” là
sai. Bởi vì, có rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống pháp luật của họ
chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.
Theo đó, tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà
nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án
lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình
tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc
công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.
Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt
động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không
phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải
phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây
dựng và thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, bởi xuất phát điểm của tiền lệ pháp là hình thành từ con đường thông
qua quá trình xét xử; phù hợp với chức năng của cơ quan tư pháp và nếu như các cơ quan
hành chính cũng ban hành tiền lệ thì không phù hợp với thẩm quyền và chức năng là cơ quan
quản lý – không phải là cơ quan xét xử, tạo nên một sự chồng chéo trong việc hình thành và
áp dụng tiền lệ giữa hai cơ quan hành pháp và tư pháp.
Cho nên, tiền lệ pháp chỉ có thể được hình thành từ hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp,
hình thành từ cơ quan tư pháp chứ không phải từ cơ quan lập pháp hay hành pháp. Tiền lệ
pháp hình thành từ các cơ quan tư pháp được gọi là án lệ.
Hệ thống cơ quan xét xử gồm Tòa án và Viện kiểm sát đúng hay sai?
15/12/2021 lawmentors 0 Comments Hệ thống cơ quan xét xử, Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Nhận định “Hệ thống cơ quan xét xử gồm Tòa án và Viện kiểm sát” là sai. Bởi vì, hệ thống
cơ quan xét xử chỉ có Tòa án nhân dân, còn Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan công tố.
Theo đó, theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 thì:
1. Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. lOMoAR cPSD| 36006831
Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. 2. Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp 2021 mới nhất
12/12/2020 Admin 188 Comments nhận định, nhận định đúng sai
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp. lOMoAR cPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Theo Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp chứ không phải là cơ quan tư pháp (xét xử). Chỉ
có Tòa án nhân dân mới là cơ quan tư pháp.
2. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích: –
Quyền công dân chỉ dành cho công dân trong phạm vi quốc gia, chỉ mối quan hệ giữa
cá nhân với Nhà nước. Quyền công dân ở mỗi nước khác nhau đều khác nhau do chịu sự tác
động của điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của mỗi quốc gia, theo từng Nhà nước quy định. –
Quyền con người phản ánh được nhu cầu không chỉ dành cho công dân mà còn có
người nước ngoài và người không quốc tịch. Quyền con người đặt ra những yêu cầu nhằm
đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của con người trên phạm vi toàn thế giới.
==> Khái niệm con người rộng hơn khái niệm công dân. 4.
Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 không có phần nào nói về Đảng. Bắt đầu
từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp 1980, 1992, 2013). 5.
Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một
nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Nguồn của Hiến pháp không thành văn gồm: Một số văn bản luật có giá trị
Hiến pháp, một số án lệ hoặc tập tục cổ truyền mang tính hiến định như Hiến pháp Anh, Hiến pháp Niu-di-lân.
1. Luật hiến pháp là ngành luật độc lập vì những quy định của Hiến pháp
là cơ sở để ban hành những Luật khác. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Luật Hiến pháp là ngành luật độc lập do nó có đối tượng điều chỉnh và
phương pháp điều chỉnh riêng chứ không phải vì những quy định của nó là cơ sở để ban hành những Luật khác. lOMoAR cPSD| 36006831 Nhận định: SAI.
11. Hiến pháp là một thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, điều chỉnh những vấn đề
xã hội quan trọng và cơ bản nhất về quyền lực nhà nước, chế độ chính trị,.. cho nên nó là một
thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
12. Nguồn của Luật hiến pháp chỉ có Hiến pháp 2013. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì nguồn của Luật Hiến pháp gồm: Hiến pháp hiện hành, Luật Bầu cử Quốc
hội và Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức chính
quyền địa phương, Luật tổ chức Tòa án nhân dân,… 14. Hiến Pháp ra đời cùng với sự
ra đời của nhà nước.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì ko phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp (ví dụ: nhà nước chiếm
hữu nô lệ, phong kiến,…)
15. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián
tiếp qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì công dân ko chỉ thực hiện quyền lực nn thông qua Quốc hội và Hội Đồng
Nhân Dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.(Điều 53 Hiến pháp)
16. Các tổ chức là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam hiện nay đều
được Hiến pháp và Pháp Luật thừa nhận là các tổ chức chính trị – xã
hội và là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam gồm các tổ chức chính trị, tổ
chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội và các cá nhân tiêu biểu… (Điều 9 Hiến pháp)
17. Các bản Hiến Pháp việt nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo Hiến Pháp 1946 không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng. lOMoAR cPSD| 36006831
18. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo.
Gợi ý giải thích: Vì Đảng lãnh đạo, nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực nhà nước.
19. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ ko đồng nhất! Quyền con người
bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong
phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.
20. Theo quy định của Pháp luật hiện hành,Quốc hội có quyền hủy bỏ văn
bản quy phạm pháp luật của chính phủ trái với Hiến Pháp, Luật, Pháp lệnh. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Quốc hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc Hội (khoản 9 điều 84 Hiến pháp)
21. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội có
quyền bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng dân tộc và
các văn bản của Quốc hội trái với pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp không quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền này.
22. Theo quy định của Hiến pháp lao động là quyền của công dân? Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 58 Hiến pháp).
23. Theo quy định của Hiến pháp học tập là quyền của công dân. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 60 Hiến pháp)
24. Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phívà viện phí. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện một số chế độ miễn giảm. lOMoAR cPSD| 36006831 Nhận định: SAI.
25. Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc làm và nhà ở. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện một số chế độ hỗ trợ, tạo điều
kiện cho công dân có nhà ở.
26. Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì chỉ có Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001) quy định về điều này.
27. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử (Điều 52 Luật bầu cử)
28. Theo quy định của Hiến pháp, cử tri ko thể thực hiện quyền bỏ phiếu
tại nơi đăng ký tạm trú của họ. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi tạm trú của mình.
29. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động
bầu cử đều do cơ quan hành chính giải quyết. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội đồng bầu
cử, và hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đc khiếu nại”.
29. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu
số người trúng cử không đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Điều 71 Luật bầu cử. lOMoAR cPSD| 36006831
30. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quốc hội chỉ thực hiện giám
sáttối cao đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương.
Gợi ý giải thích: Vì theo điều 83 Hiến pháp thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao
đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước”
31. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có
quyền trình dự án luật trước Quốc hội. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì có nhiều cá nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội (ví dụ: Chủ
tịch nước,Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối Cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội đồng dân tộc và
các ủy ban của Quốc Hội).
32. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một cá nhân không được quá
bán số phiếu tín nhiệm của Quốc hội thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì sau khi bỏ phiếu tín nhiệm người bị bỏ phiếu không được quá 50% số
phiếu tín nhiệm thì chủ thể đề nghị bầu chức danh đó phải đứng ra đề nghị Quốc hội miễn
nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh đó.
33. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
35. Theo pháp luật hiện hành các thành viên của Chính phủ không nhất
thiết là đại biểu Quốc hội. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Thành viên của cp gồm : Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; các thành viên của CP không nhất thiết là đại biểu QH.
36. Theo pháp luật hiện hành, văn bản pháp luật sai trái của Ủy ban nhân
dân tỉnh N có thể bị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ. lOMoAR cPSD| 36006831 Nhận định: SAI.
37. Theo pháp luật hiện hành, các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc
hội không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Điều 73 Hiến pháp.
38. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: “Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã (bản) và tương đương) là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương” do nhân dân trực tiếp bầu ra.
39. Theo pháp luật hiện hành, các thành viên Chính phủ có thể bị Quốc hội
bỏ phiếu tín nhiệm. Nhận định: ĐÚNG .
Gợi ý giải thích: Thành viên của cp gồm : Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. trong đó Thủ tướng Chính phủ do
Quốc hội bầu, các phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ do
Quốc hội phê chuẩn nên… Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm, thể hiện cơ chế đối trọng quyền lực .
40. Theo Hiến pháp hiện hành, việc Quốc hội họp công khai và họp kín do
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo điều 83 Hiến pháp 2013 ==> UBTVQH chỉ có quyền đề nghị còn
quyền quyết định họp kín là do Quốc hội quyết định.
41. Theo pháp luật hiện hành, các Ban của Hội đồng nhân dân chỉ được tổ
chức ở cấp tỉnh và cấp huyện. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo điều 30 của luật TCCQĐP ==> kết luận trên là thiếu và nên sai.
42. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hội đồng nhân dân được thành lập ở
tất cả các cấp hành chính địa phương. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Điều 57, 58 Hiến pháp 1946 ==> ở cấp hành chính gồm có 3 bộ là Bắc
,Trung, Nam mà ở bộ và huyện chỉ có Ủy ban hành chính chứ k có Hội đồng nhân dân. lOMoAR cPSD| 36006831
43. Theo Hiến pháp hiện hành, Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu
trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Căn cứ vào Điều 94 Hiến pháp 2013 ==> Chính phủ chỉ cần chịu trách
nhiệm trước Quốc hội, chứ không phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. lOMoAR cPSD| 36006831
44. Theo pháp luật hiện hành, các Ban của Hội đồng nhân dân được tổ
chức ở tất cả các cấp Hội đồng nhân dân. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo như khoản 3 các Điều 18, 25, 32, 39, 46, 52, 60 Luật tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015.
45. Theo pháp luật hiện hành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ thể duy
nhất có quyền giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo Điều 41, 42 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân 2015 ==> không chỉ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà bất cứ cơ quan, tổ chức, đơn vị nào
được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đều có quyền giới thiệu
người ra ứng cử đại biểu Quốc hội.
46. Theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch của Uỷ ban nhân dân không nhất
thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Khoản 3 Điều 83 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015.
47. Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất
vấn các thành viên của Uỷ ban nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 ==> đại biểu
Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn các thành viên của UBND nhưng không có quyền chất
vấn các Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND
Cơ cấu của UBND gồm các Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên do HĐND bầu ra, do đó
HĐND có quyền chất vấn. Còn Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND không nằm trong cơ
cấu tổ chức nhà nước, do đó HĐND không thể chất vấn
48. Theo Hiến pháp hiện hành, Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo Điều 102 Hiến pháp 2013.
49. Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên
đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Nhận định: SAI. lOMoAR cPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân 2015 ==> không phải mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử… mà vẫn
còn một số trường hợp bị tước quyền bầu cử như trên.
50. Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên
đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 ==>
không phải tất cả mọi công dân …., nhận định trên là sai.
51. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phải là
người cư trú và làm việc thường xuyên ở thành phố Hà Nội. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo Khoản 2 Điều 36 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân 2015 ==> người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chỉ cần đáp
ứng 1 trong 2 điều kiện – là người đang cư trú hoặc là người công tác thường xuyên ở thành
phố Hà Nội, không cần đáp ứng cả 2 yêu cầu như trong nhận định.
52. Theo Hiến pháp năm 2013 thì Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ sau khi được Quốc hội bầu phải tuyên thệ trung
thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp
. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo khoản 7 điều 70 Hiến pháp 2013 có nói rõ Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung
thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
53. Theo Hiến pháp năm 2013 thì đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử Thủ
tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Theo Hiến pháp hiện hành đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử Thủ tướng
Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đại biểu Quốc hội ở dây gồm đại biểu hoạt động chuyên trách(các ủy viên của Ủy ban
thường vụ Quốc hội) và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Mà các đại biểu hoạt động
không chuyên trách họ hoàn toàn có thể ứng cử các chức vụ trên
54. Theo Hiến pháp năm 2013 thì pháp lệnh phải được Chủ tịch nước công
bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua. Nhận định: SAI. lOMoAR cPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Căn cứ Khoản 2 điều 85 hp 2013 ==> Nếu trong trường hợp Chủ tịch nước
đề nghị xem xét lại pháp lệnh thì không thể nào bắt buộc Chủ tịch nước công bố pháp lệnh
trong vòng 15 ngày từ ngày thông qua.
55. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có thể kéo dài hoặc rút ngắn
nhiệm kỳ của mình, nhưng thời gian kéo dài nhiệm kỳ trong mọi
trường hợp không được vượt quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến tranh
Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Điều 71 Hiến pháp 2013.
56. Theo Hiến pháp năm 2013 thì tất cả các thành viên của các Ủy ban của
Quốc hội do Quốc hội bầu ra. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 76 Hiến pháp 2013.
57. Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Khoản 1 điều 80 Hiến pháp 2013.
58. Theo Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định
cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo khoản 3 điều 98 Hiến pháp 2013.
59. Theo Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền điều động,
cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Theo Khoản 3 điều 98 Hiến pháp 2013==> Vì thành phố Thái Nguyên
không phải là thành phố trực thuộc trung ương mà chỉ là thành phố trực thuộc tỉnh Thái
Nguyên nên nhận định trên là sai
60. Chủ tịch nước trong các Hiến pháp Việt Nam đều là cá nhân, phải chịu
trách nhiệm trước Quốc hội. Nhận định: SAI. lOMoAR cPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Căn cứ theo Điều 99 Hiến pháp năm 1980 thì không có chức danh Chủ tịch
nước mà chỉ có chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Khi đó Hội đồng nhà nước vừa là
Chủ tịch nước vừa là cơ quan thường trực quốc hội hay Ủy ban thường trực quốc hội như
hiện nay. Vì vậy Chủ tịch nước trong các Hiến pháp Việt Nam không phải đều là cá nhân.
61. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là: Nhân dân. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 1 điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
62. Hiến pháp là một “khế ước xã hội”. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp là nền tảng cho việc tổ chức nhà nước và quản lý xã hội. Vì
thế, việc xây dựng Hiến pháp cũng có nghĩa là việc xác định cách thức giải quyết các mối
quan hệ cơ bản trong xã hội và do chủ quyền nhân dân là quyền lực tối cao ở 1 quốc gia nên
về nguyên tắc chỉ có người dân mới có quyền xây dựng Hiến pháp.
63. Hiến pháp là một văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì thông thường Hiến pháp chỉ có thể được thông qua với sự chấp thuận của
nhân dân. Hiến pháp cũng thường quy định các nguyên tắc bầu cử (tự do, bình đẳng, phổ thông,
trực tiếp và bỏ phiếu kín) như là phương thức để nhân dân ủy quyền cho các thiết chế đại diện.
64. Hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì 1 trong những chức năng cơ bản của Hiến pháp là bảo vệ các quyền con
người, quyền công dân. Thông qua Hiến pháp, người dân xác định những quyền gì của mình
mà nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện, cùng những cách thức để bảo bảo những quyền đó.
65. Hiến pháp là văn bản tổ chức quyền lực nhà nước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp đóng vai trò như 1 đạo luật gốc, cơ bản và khái quát nhất, về
tổ chức quyền lực nhà nước. Chúng có những chế định xác lập cơ cấu, các quy tắc tổ chức,
vận hành và mối liên hệ giữa các cấu phần cơ bản của bộ máy nhà nước, bao gồm cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
66. Cấu trúc quy phạm pháp luật của hiến pháp luôn luôn có 3 bộ phận giả
định, quy định và chế tài. lOMoAR cPSD| 36006831 Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ có liên quan đến quyền lực nhà
nước nên QPPL của Hiến pháp chủ yếu có 2 bộ phận giả định và quy định, rất ít các QPPL
luật Hiến pháp có phần chế tài.
67. Ngành luật hiến pháp điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là những quan hệ
xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, chính
sách văn hóa – xã hội, QP-AN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước. Tuy phạm vi đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp rất rộng nhưng
không phải là ngành luật này điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.
68. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 1 điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: Quyền công dân không tách
rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
69. Quyền con người không thể bị giới hạn. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 2 điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
70. Các quyền con người có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì các quyền con người dù là quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế,
văn hóa, xã hội cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, quyền tiếp cận thông
tin, quyền học tập là tiền đề để con người có thể có điều kiện thực hiện các quyền khác,
không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả.
71. Quyền con người đồng nhất với quyền công dân. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách
quan của con người được ghi nhận và bảo vệ hợp pháp trong luật quốc gia và quốc tế, thể
hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền công dân là tập hợp
những quyền tự nhiên được pháp luật của 1 nước ghi nhận và đảm bảo dành cho những người có quốc tịch lOMoAR cPSD| 36006831
72. Mọi người có quyền bầu cử và ứng cử. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực
hiện các quyền này do luật định.
73. Công dân Việt Nam là người có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 3 và khoản 2, điều 19 Luật quốc tịch 2008, sửa đổi 2014 quy
định: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không
phải biết tiếng Việt, thường trú ở Việt Nam từ 5 năm, có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam.
74. Bầu cử là một trong những biện pháp hạn chế quyền lực nhà nước. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì bầu cử vừa đảm bảo cho nhân dân tham gia rộng rãi vào quá trình bầu cử,
vừa bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước và tính tối cao của quyền lực nhân dân.
Qua bầu cử nhân dân thành lập nên Quốc hội do vậy quyền lực nhà nước cũng bị hạn chế.
75. Cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân lập ra và hoạt động theo nhiệm kỳ. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì qua bầu cử, nhân dân thành lập nên Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất
của nhà nước và hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm.
76. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội luôn luôn là 5 năm. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 3 điều 71 Hiến pháp 2013: Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít
nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn
hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài
nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
77. Mỗi năm Quốc hội họp không quá hai kỳ. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 2 điều 83 Hiến pháp 2013: Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất
1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Uỷ ban thường vụ Quốc
hội triệu tập kỳ họp Quốc hội. lOMoAR cPSD| 36006831
78. Quốc hội phải được họp công khai. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 1 điều 83 Hiến pháp 2013: Quốc hội họp công khai. Trong
trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
79. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì văn bản quy phạm pháp luật gồm các loại văn bản luật (Hiến pháp, luật,
nghị quyết của QH) và các văn bản dưới luật (nghị định của CP, quyết định của Chủ tịch
nước, thông tư của Bộ trưởng…). Như vậy, ngoài Quốc hội còn có Chính phủ, Chủ tịch nước,
Bộ trưởng… có quyền xây dựng, ban hành các văn bản QPPL.
80. Đại biểu Quốc hội không đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân. Nhận định: ĐÚNG.
Gợi ý giải thích: Vì công dân Việt Nam khi nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND, nếu
ứng cử thì có thể đồng thời là đại biểu Quốc hội và HĐND.
81. Quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, phải được
quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì khoản 3 điều 71 Hiến pháp 2013: Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít
nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn
hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài
nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
82. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước duy nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Chính phủ chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh Chính phủ còn có các cơ quan hành chính nhà nước khác như
Bộ và các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, các Sở, phòng, ban tại địa phương.
83. Nhiệm kỳ của Chính phủ là năm năm. Nhận định: SAI. lOMoAR cPSD| 36006831
Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 1 điều 71 Hiến pháp 2013: Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội
là năm năm. Mà điều 97 Hiến pháp 2013 quy định:Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ
của Quốc hội,khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc
hội khóa mới thành lập Chính phủ .
84. Bộ trưởng phải là đại biểu Quốc hội. Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng
và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác không nhất thiết phải là đại
biểu Quốc hội. Do vậy, Bộ trưởng có thể không phải là Đại biểu Quốc hội.
85. Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp1980. Trả lời: Sai.
Chính sách đối ngoại của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Chương 1,
Điều 12 Hiến pháp 2013 có những nội dung khác so với quy định tại Chương 1, Điều 14 Hiến pháp 1992:
– Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.
– Chủ động và tích cực hội nhập.
– Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
– Tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế …
86. Theo quy định của PL hiện hành, người gốc Việt Nam định cư ở nước
ngoài đương nhiên có quốc tịch Việt Nam.
Sai. Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam “Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam trước
ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ
ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ
quốc tịch Việt Nam” và Điều 43 Luật Quốc tịch Việt Nam. Như vậy những trường hợp sau
thời hạn 5 năm không đến đăng ký tại cơ quan đại diện Việt Nam thì được coi như là không
còn mang quốc tịch Việt Nam.
87. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền và nghĩa vụ của công
dân do Hiến pháp và pháp luật quy định.
Sai. Vì căn cứ theo Điều 50 của Hiến pháp hiện hành quyền và nghĩa vụ công dân chỉ quy
định trong Hiến pháp và Luật. lOMoAR cPSD| 36006831
Quyền và nghĩa vụ công dân do Quốc hội quy định thông qua Hiến pháp và Luật nhằm đảm
bảo quyền lợi của công dân, tránh các nguy cơ các cơ quan Nhà nước khác nhau thu hẹp
phạm vi quyền và tăng thêm nghĩa vụ cho công dân. Theo Hiến pháp hiện hành căn cứ theo
Điều 5 công dân có quyền bình đẳng, Điều 7 công dân có quyền bầu cử, Điều 23 công dân có
quyền sở hữu tài sản, Điều 22 công dân có các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
88. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng
cử viên nào được nhiều phiếu hơn là người trúng cử. Trả lời: Sai.
Theo Điều 80, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử lại.
Nguyên tắc xác định người trúng cử là phải đảm bảo tỷ lệ phiếu bầu chọn trên 50% phiếu bầu
hợp lệ và có số phiếu bầu cao hơn.
Ví dụ: Có 100 cử tri trong danh sách bầu cử. Chỉ có 51 cử tri đi bầu và có 10 phiếu bầu không
hợp lệ thì tỷ lệ phiếu bầu chọn lúc này là 21%.
Trường hợp có 2 người cùng tỷ lệ phiếu bầu chọn thì ưu tiên chọn người lớn tuổi (theo ngày,
tháng, năm sinh) vì xuất phát từ nguyên nhân cần tuyển chọn người chính chắn, cẩn trọng vào
trong cơ quan đại diện dân cử.
89. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu
nếu số người trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu. Trả lời: Sai.
Theo quy định tại Điều 79, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử thêm.
Theo như câu hỏi thì đó là Bầu cử thêm: Bầu cử thêm là bầu cử đại biểu QH hoặc HĐND còn
thiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên. Thời gian bầu cử thêm là sau ngày bỏ phiếu và trước kỳ họp
đầu tiên của QH hoặc HĐND.
Như vậy, trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử đại biểu QH hoặc đại biểu HĐND
chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử theo quy định thì đơn vị tổ
chức báo cáo cho đơn vị tổ chức bầu cử cấp trên để quyết định ngày bầu cử thêm ở đơn vị
bầu cử đó. Ngày bầu cử thêm được tiến hành chậm nhất là sau 15 ngày sau ngày bầu cử đầu
tiên. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu
cử thì không tổ chức bầu thêm lần thứ hai.
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH KÈM ĐÁP ÁN MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
CÂU 1.Nguồn của luật Hiến Pháp chỉ bao gồm các bản Hiến Pháp Việt Nam? Nhận định Sai. lOMoAR cPSD| 36006831
Vì nguồn của luật Hiến Pháp ko chỉ có các bản Hiến pháp mà còn cả các bộ luật, pháp
lệnh, nghị quyết, nghị định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
CÂU 2. Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước? Nhận định SAI
Vì ko phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp ( vd: nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến,…)
CÂU 3. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp qua
Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp? Nhận định SAI,
Vì công dân ko chỉ thực hiện quyền lực nn thông qua Quốc hội và Hội Đồng Nhân
Dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.(Đ53-Hiến pháp)
CÂU 4.Các tổ chức là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay đều được
Hiến pháp và Pháp Luật thừa nhận là các tổ chức Chính Trị -Xã Hội và là “cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân? Nhận định SAI
Vì thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam gồm các tổ chức chính trị, tổ chức xã
hội, tỏ chức chính trị-xã hội và các cá nhân tiêu biểu… (Đ9. Hiến pháp)
CÂU 5.Các bản Hiến Pháp việt nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Công Sản Việt Nam ? Nhận định SAI
Vì theo Hiến Pháp 1946 ko ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.
CÂU 6.Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ cai trò là lực lượng lãnh đạo? Nhận định SAI lOMoAR cPSD| 36006831
Vì Đảng lãnh đạo, nhà nc là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực nhà nước.
CÂU 7.Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau? Nhận định SAI
Vì 2 khái niệm này có nét tương đồng chứ ko đồng nhất! quyền con người bao hàm
rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong pham
vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.
CÂU 8. Theo quy định của Hiến pháp thì quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và Pháp Luật quy định?
->Nhận định SAI vì …do Hiến Pháp và Luật quy định (đ51 HIẾN PHÁP) CÂU
9. Hiến Pháp 1980 ko thừa nhận quyền sở hữu tư nhân?
Nhận định ĐÚNG.(Đ18 hiến pháp80)
CÂU 10. Theo quy định của Hiến pháp lao động là quyền của công dân? Nhận
định SAI , vì lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Đ58 Hiến pháp)
CÂU 11.. Theo quy định của Hiến pháp học tập là quyền của công dân?
Nhận định SAI , vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (đ60)
CÂU 12.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí?
Nhận định SAI , Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ miễn giảm.
CÂU 13.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc làm và nhà ở? lOMoAR cPSD| 36006831
Nhận định SAI, Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ hỗ trợ, tạo điều
kiện cho công dân có nhà ở
CÂU 14.Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến?
Nhận định SAI , vì chỉ có Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001)
quy định về điều này.
CÂU 15.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử?
Nhận định SAI vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử (Đ52 luật bầu cử)
CÂU 16.Theo quy định của Hiến pháp. Cử tri ko thể thực hiện quyền bở phiếu tại nơi
đăng kí tạm trú của họ.?
Nhận định SAI, vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi tạm trú của mình.
CÂU 17.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử
đều do cơ quan hành chính giải quyết?
Nhận định SAI vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội đồng
bầu cử, và hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đc khiếu nại”
CÂU 18. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số
người trúng cử ko đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu.?
Nhận định ĐÚNG, theo điều 71 luật bầu cử.
CÂU 19. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quôc hội chỉ thực hiện giám sát tối
cao đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương? lOMoAR cPSD| 36006831
Nhận định SAI vì theo điều 83 Hiến pháp thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối
cao đối với toàn bộ hoạt đọng của bộ máy nhà nước”
CÂU 20.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có quyền
trình dự án luật trước Quốc hội?
Nhận định SAI vì có nhiều cá nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội (vd: Chủ
Tịch Nước,Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính Phủ, ToànAn Nhân Dân Tối Cao, Viện
Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên,
Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc Hội)
CÂU 21. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một cá nhân ko đc quá bán số phiếu
tín nhiệm của QH thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức?
Nhận định SAI vì sau khi bỏ phiếu tín nhiệm người bị bỏ phiếu ko đc quá 50% số phiếu
tín nhiệm thì chủ thể để nghị bầu chức danh đó phải đứng ra đề nghị Quôc hội miễn
nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh đó. Chủ thể nào đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm chức
danh đó phải đứng ra đề nghị Quốc Hội miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức chức danh đó.
CÂU 22. . Theo quy định của Pháp luật hiện hành,Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản
quy phạm Pháp luật của chính phủ trái với Hiến Pháp, Luật, Pháp lệnh.?
Nhận định SAI. Vì Quốc Hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến Pháp, luật và nghị quyết
của Quốc Hội (khoản 9 điều 84 Hiến pháp)
CÂU 23.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội có
quyền bãi bỏ các Văn bản quy phạm pháp luật của Hôi đồng dân tộc và các văn bản của
Quốc hội trái với pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội?
Nhận định SAI vì Hiến pháp không quy định Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội có quyền này.
CÂU 24. Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội? lOMoAR cPSD| 36006831
Nhận định SAI, vì Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. ( Điều 90)
CÂU 25.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp,
thủ tướng có quyền đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội phê chuẩn việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm hoặc cách chức đối với phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ?
Nhận định SAI vì theo luật tổ chức Chính Phủ 2001 thì trong thời gian Quốc hội ko
họp thủ tướng Chính phủ được đề nghị chủ tịch nước tạm đình chỉ công tác của phó thủ
tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các thành viên khác của UBND cấp tỉnh.
CÂU 26.. Theo quy định của Pháp Luật hiện hành, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội chỉ
đc quyền đình chỉ thi hành. Không được quyền bãi bỏ các văn bản trái Pháp luật của chính phủ?
Nhận định này Đúng. Vì văn bản trái pháp luât thì chỉ Quốc hội mới có quyền bãi bỏ.
CÂU 27. . Theo quy định của Pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của Quốc hội
phải được qua nửa tổng số Đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành?
Nhận định SAI vì trong trường hợp bãi nhiệm ĐB,rút ngắn hay kéo dài nhiệm kì Quốc
hội, hoặc sửa đổi Hiến pháp phải đc ít nhất 2/3 tổng số ĐB biểu quyết tán thành. (Điều 88- Hiến pháp)
CÂU 28.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, nếu Đại Biểu Quốc Hội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự thì đương nhiên mất quyền Đại Biểu?
Nhận định SAI vì chỉ khi tòa án có bản án chính thức có hiệu lực thì đại biểu đó mới bị
mất quyền Đại biểu quốc hội.
CÂU 29.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các
pháp lệnh của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội chậm nhất 15 ngày kể từ ngày pháp lệnh này đc thông qua? lOMoAR cPSD| 36006831
Nhận định SAI vì chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội xem
xét lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh đc thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn
được Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua mà Chủ tịch nước vẫn ko nhất trí thì Chủ
tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất. ( khoản 7 điều 103 Hiến pháp)
CÂU 30.Theo quy định của pháp luật hiện hành Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các
đạo luật do Quốc hội ban hành?
Nhận định SAI vì Hiến pháp1992 ko quy định Chủ tịch có quyền phủ quyết các đạo luật do Quốc hội ban hành.
CÂU 31.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm thẩm phán TAND các cấp?
Nhận định SAI vì theo khoản 8 điều 103, CTN chỉ đc bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức
phó chánh án, thẩm phán TANDTC, phó viện trưởng,kiểm sát viên VKSNDTC.
CÂU 32.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao gồm:
Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ?
Nhận định SAI .điều 110 Hiến pháp quy định Chính phủ gồm: thủ tướng, các phó thủ
tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác.
CÂU 33.Theo quy định của Hiến pháp, thủ tướng Chính có quyền đình chỉ thi hành và
bãi bỏ các văn bản trái Phái luật của HĐND cấp tỉnh?
Nhận định SAI vì thủ tướng chỉ có quyền đình chỉ, và đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ
Quốc Hội bãi bỏ.( điều 114 khoản 5)
CÂU 34.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chính phủ do Quốc hồi bầu ra?
Nhận định SAI .Quôc Hội lập ra.
CÂU 35.Mọi quyết định của Chính phủ Theo quy định của Pháp luật đều phải đc quá
nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành? lOMoAR cPSD| 36006831
Nhận định SAI vì trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì theo quyết định thủ tướng
đã biểu quyết (điều 35 luật tổ chức chính phủ)
CÂU 36.Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính phủ hoạt động theo cơ chế thủ trưởng?
Nhận định SAI vì Chính Phủ hoạt động vừa theo cơ chế thủ trưởng vừa theo cơ chế tập thể quyết định.
CÂU 37.Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính phủ chịu trách nhiệm trước Quôc
Hội, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ,Chủ Tịch Nước ?
Nhận định SAI vì Chính Phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội, và báo cáo công tác
trước Quôc Hội, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ,Chủ Tịch Nước. (điều 109 Hiến pháp)
CÂU 38.Theo quy định của pháp luật hiện hành,các thành viên của thường trực Hội
đồng nhân dân (HĐND) phải làm việc chuyên trách?
Nhận định Đúng vì ko thể “vừa đá bóng vừa thổi còi” nên thường trực HĐND phải
chuyên trchs thì mới đảm bảo tính thống nhất, giám sát khách quan đc.
CÂU 39.Theo quy định của pháp luật hiện hành, thường trực HĐND có quyền bãi bỏ
văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp?
Nhận định SAI vì HĐND chỉ có quyền đình chỉ các văn bản của UBND trái pháp luật,
nghị quyết của HĐND và các văn bản của cấp trên.
CÂU 40.Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của HĐND phải
có quá nửa tổng số ĐBHĐND biểu quyết tán thành?
Nhận định SAI vì trong trường hợp bãi nhiệm ĐBHĐND thì phải có ít nhất 2/3 tổng số
ĐB biểu quyết tán thành.
CÂU 41.Theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm
đối với chánh án TAND và viện trưởng VKSND cùng cấp? lOMoAR cPSD| 36006831
Nhận định SAI vì 2 chức danh này ko do Hội Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn nên
ko đc quyền bỏ phiếu tín nhiệm.
CÂU 42,Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân chỉ
được quyền chất vấn những người do Hội Đồng Nhân Dân bầu?
Nhận định SAI vì ĐBHĐND có quyền chất vấn giám đốc công an, toà án,Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
CÂU 43.Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ tịch UBND nhất thiết phải là đại
biểu Hội Đồng Nhân Dân cùng cấp? Nhận định ĐÚNG
CÂU 44.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch uỷ ban nhân dân (CTUBND)
có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái Pháp luật của Hội đồng nhân dân Cấp dưới trực tiếp?
Nhận định SAI. Vì CTUBND chỉ có Quyền đình chỉ và đồng thời đề nghị HĐND Cấp
trên(UBTVQH đối với cấp tỉnh) bãi bỏ.
CÂU 45.Theo quy định của pháp luật hiện hành,thành viên của UBND gồm
CTUBND,PCTUBND và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp?
Nhận định SAI vì thành viên HĐND gồm: CTUBND, PCTUBND, UVUBND (điều
119- luật tổ chức HĐND VÀ UBND)
CÂU 46.Theo quy định của pháp luật hiện hành, bộ tư pháp quản lí tòa án nhân dân đia
phương về mặt tổ chức?
Nhận định SAI vì sau năm 2002 thì TAND địa phương chịu sự quản lí của TANDTC về
mọi mặt ->tránh tình trạng hành chính hóa
CÂU 47.Theo quy định của pháp luật hiện hành, VKSND có chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát chung? lOMoAR cPSD| 36006831
Nhận định SAI. Vì sau nghị quyết 51/2001 thì VKSND chỉ còn chức năng công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp (tố tụng,điều tra,xét xử, thi hành án)
CÂU 48.Theo quy định của pháp luật hiện hành các thẩm phán là thành viên của Hội
đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC) do Chánh án toà án nhân dân
tối cao (CATANDTC) đề nghị và Chủ tịch nước bổ nhiệm?
Nhận định SAI vì HĐTPTANDTC do UBTVQH quyết định theo đề nghị của CATANDTC.
CÂU 49.Theo quy định của PLHH, chánh án TAND là cấp trên của thẩm phán trong hoạt động xét xử?
Nhận định SAI vì trong hoạt đọng xét xử, thẩm phán hoạt động độc lập về mọi mặt.
CÂU 50.Theo quy định của PLHH, ủy ban thẩm phán đc thành lập ở các TAND địa phương?
Nhận định SAI, vì ủy ban thẩm phán chỉ đc thành lập ở cấp tỉnh, tp trực thuộc tw còn cấp huyện thì ko. Câu 1:
1. Theo pháp luật hiện hành, tất cả các cơ quan của Quốc hội đều tồn
tại theo nhiệm kỳ Quốc hội là: - Khẳng định: SAI -
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 44; Khoản 2 Điều 68; Điều 25
Luật tổ chức Quốc hội 2014 - Giải thích:
+ Nhiệm kì của Đại biểu Quốc hội có cùng nhiệm kì với Quốc hội (
Điều 25, luật tổ chức Quốc hội 2014)
+ Nhiệm kì của Ủy ban Thường vụ quốc hội bắt đầu từ khi được
Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy lOMoAR cPSD| 36006831
ban thường vụ Quốc hội. Nghĩa là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
sẽ tồn tại lâu hơn, cho đến khi quốc hội nhiệm kỳ mới lên làm
việc và bầu ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới.
+ Nhiệm kì của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo nhiệm kì của Quốc hội.
Vậy, không phải TẤT CẢ các cơ quan của Quốc hội đều theo nhiệm kì của Quốc hội.
2. Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm
quyền bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp là: - Khẳng định: SAI
- Cơ sở pháp lý: Khoản 10 Điều 70 Hiến pháp 2013; khoản 4
Điều 98 Hiến pháp 2013 - Giải thích:
+ Quốc hội có thẩm quyền bãi bỏ văn bản, trong đó có văn bản quy
phạm pháp luật của Chủ tịch nước, của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội chỉ bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp,
Luật, Nghị quyết của chính Quốc hội của các cơ quan trung ương,
do Quốc hội chỉ thực hiện việc giám sát văn bản ở Trung ương
+ Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quyết định, chỉ thị,
thông tư của bộ trưởng; Hội đồng nhân dân có quyết bãi bỏ quyết
định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cấp dưới.
Quốc hội KHÔNG PHẢI LÀ CƠ QUAN DUY NHẤT có quyền
bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp,
thẩm quyền này cũng thuộc về các cơ quan khác như Thủ tưởng, Hội đồng nhân dân
3. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội phải thành lập Ủy ban lâm thời khi
thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định là: - Khẳng định: SAI lOMoAR cPSD| 36006831 -
Cơ sở pháp lý: Theo Điều 78 Hiến pháp 2013 - Giải thích:
+ Việc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra dự án hay điều tra về
một vấn đề nhất định không mang tính bắt buộc mà Quốc hội sẽ
xem xét khi cần thiết để quyết định có thành lập hay không.
+ Đánh giá ý nghĩa quy định Ủy ban lâm thời trong Hiến pháp: Quy
định về Ủy ban lâm thời là điểm mới trong Hiến pháp 2013 so
với các bản Hiến pháp trước đó. Việc ghi nhận Ủy ban lâm thời
thực hiện một số nhiệm vụ của Quốc hội khi cần thiết đảm bảo
sự linh hoạt trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
4. Theo Hiến pháp 2013, tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước có
trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp là: - Khẳng định: ĐÚNG -
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 - Giải thích:
+ Khẳng định được vai trò của Hiến pháp đối với Nhà nước và xã hội
+ Khẳng định trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của các cơ quan trong
bộ máy Nhà nước, từ trung ương xuống địa phương, trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,…
5. Theo Hiến pháp 2013, trưng cầu ý dân là thủ tục bắt buộc trong quy trình lập hiến là: - Khẳng định: SAI -
Cơ sở pháp lí: Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp năm 2013; Điều 6 Luật Trưng cầu ý dân - Giải thích:
+ Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri trực tiếp biểu
quyết các vấn đề quan trong của cả nước, thể hiện quyền lực của
Nhân dân và tăng cường đồng thuận xã hội.
+ Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng của quốc gia, có hiệu lực
pháp lý cao nhất, song việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc lOMoAR cPSD| 36006831
hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định chứ không
phải thủ tục bắt buộc,…