-
Thông tin
-
Quiz
Lý thuyết cần thiết liên quan về cung cầu - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Trên thị trưởng sữa hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau, các loại sữa này cũngrất đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng chỉ trả củacác nhóm đối tượng khác nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (VMĐT) 205 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Lý thuyết cần thiết liên quan về cung cầu - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Trên thị trưởng sữa hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau, các loại sữa này cũngrất đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng chỉ trả củacác nhóm đối tượng khác nhau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (VMĐT) 205 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I. Lý thuyết về cầu
Tổng quan nhu cầu thị trường sữa
Trên thị trưởng sữa hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau, các loại sữa này cũng
rất đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng chỉ trả của
các nhóm đối tượng khác nhau
- Đối với thị trường trẻ em chiếm đến 25% tổng dân số cả nước và là đối tượng
khách hàng chính sử dụng sữa nước, vì vậy đây là đối tượng cần hưởng đến nhiều nhất.
- Người lớn ( 15-59 tuổi) chiếm 66% dân số cả nước - một tỉ lệ khá cao. Đây là đối
tượng lao động có thu nhập và nắm giữ chi tiêu nên là đối tượng quyết định mua
hay quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
- Người già chỉ chiếm 9% dân số - một tỉ lệ khá nhỏ và người già hay sử dụng sữa
bột ít dụng sữa nước, vì vậy đây là đối tượng cần phải làm họ thay đổi được xu hướng tiêu dùng sữa. Các đặc tính cá nhân
- Dân thành thị chiếm đến 29.6% dân số cả nước và đang có xu hướng tăng. Mật
độ người dân ở thành thị cao nên rất dễ dàng trong việc phân phối sản phẩm, thu
nhập của người dân thành thị cao hơn nên họ quan tâm đến sức khỏe hơn và
thưởng sử dụng sửa cho cả nhà.
-Dân nông thôn chiếm một tỉ lệ cao 70,4% dân số cả nước nhưng mức sống của
người dân rất thấp và rất ít khi cho con uống sữa. Mật độ phân bố dân cư so với thành thị là thấp.
-Người bình thường chiếm một tỉ lệ lớn và nhu cầu của họ rất phong phú có thể
uống được nhiều loại sữa đặc biệt trẻ em thích những thứ uống ngọt.
- Người bị bệnh bảo phi tiểu đường - tỉ lệ người bị bệnh này đang có xu hướng
ngày cùng lăng tỉ lệ hiện nay rất lớn đặc biệt là trẻ em. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi
tỉ lệ này chiếm đến 21% và có xu hướng tăng. người lớn tỉ lệ này cũng khả cao.
Người già mắc bệnh béo phì chiếm đến 18%
- Người bị bệnh cỏi xương suy dinh dưỡng : thường gặp trẻ em đặc biệt là ở miền
núi và nông thôn đối tượng này cũng chiếm một tỉ lệ khá lớn đến 13% nhưng
thường không có khả năng mua sữa uống
1. Cầu hàng hóa (demand):
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà tiêu dùng mong muốn có khả năng mua
tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố không đổi.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu
2.1 Giá hàng hóa dịch vụ:
Giá hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến lượng cầu theo luật cầu. Khi giá hàng hóa
dịch vụ tăng lên, lượng cầu đối với hàng hóa dịch vụ giảm xuống và ngược lại.
2.2 Giá cả hàng hóa liên quan:
Có hai nhóm hàng hóa liên quan ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa đang được
nghiên cứu là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.
Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và kali ở chế độ ăn của người
lớn và trẻ em. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm sữa khác nhau n
hư sữa uống, sữa bột và sữa đặc. Các loại sản phẩm sữa đa dạng nhưng sản phẩm đ
ược người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất là sữa uống nguyên vị. Tuy vậy người tiêu
dùng luôn tìm kiếm những “hương vị mới lạ” trên thế giới, đồng thời họ cũng luôn
tìm kiếm các loại sữa tốt cho sức khỏe. Cộng thêm việc giá của sữa tươi tăng 1-3%
nên nhu cầu với các loại sữa khác như sữa thực vật, sữa bột đang dần tăng lên. 9
Trước tình hình giá bột sữa tăng mạnh, có xu hướng đẩy chi phí sản xuất 6 tháng
cuối năm tăng, Vinamilk sẽ tăng giá bán thêm 1 - 3% để hỗ trợ biên lợi nhuận nếu
giá bột sữa tiếp tục xu hướng tăng trong các tháng tới. Trong các năm qua, thị phần
sữa bột cho trẻ nhỏ của Vinamilk tăng chủ yếu nhờ các thương hiệu Optimum (tại
các thành phố) và Grow Plus.
Tuy nhiên nhờ sản phẩm đặc thù, kết hợp với mức giá trung bình thấp hơn 10-15%
so với đối thủ, NutiFood đang dần có được thị phần tăng trưởng tốt trên thị trường sữa bột.
2.2.1 Hàng hóa thay thế: X và Y là hàng hóa thay thế khi việc sử dụng X có thể
thay thế cho việc sử dụng Y nhưng vẫn giữ nguyên được mục địch sử dụng ban đầu.
2.2.2 Hàng hóa bổ sung: X,Y là hàng hóa bổ sung khi việc sử dụng X phải đi kèm
với việc sử dụng Y để đảm bảo giá trị sử dụng của hai hàng hóa.
2.3 Thu nhập của người tiêu dùng:
Giai đoạn 2010 – 2015, thu nhập bình quân của người Việt Nam tăng từ khoảng 12
00 USD đến 2100 USD. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, kéo theo nhu cầu sử d
ụng các sản phẩm tăng lên.
Tương tự đối với sữa, doanh thu của các sản phẩm này tăng trưởng mạnh mẽ từ 4
0 nghìn tỷ đồng vào năm 2010 lên tới hơn 90 nghìn tỷ đồng vào năm 2015, gấp đôi
trong giai đoạn 5 năm, chứng tỏ giai đoạn phát triển mạnh và tiềm năng của ngành này.
Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Thu
nhập càng cao, nhu cầu sẽ càng lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu
cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa đang được xem xét. Nếu một hàng hóa cụ
thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu
của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu. Nhưng đối với hàng hóa thuộc
mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu.
2.4 Thị hiếu: Thị hiếu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối
với từng loại hàng hóa hay dịch vụ.
Khi bạn thích một loại hàng hóa nào đó thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn, chẳng hạn
như bạn tích uống sữa tươi thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn.
Ngược lại đối với hàng hóa mà bạn chưa quen dùng thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp.
Tuy nhiên việc nghiên cứu thị hiếu là rất phức tạp vì thị hiếu là thứ không thể quan sát trực tiếp được.
Vì vậy, các nhà kinh tế giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất
chậm và thị hiếu độc lập với các yếu tố khác của cầu.
Giai đoạn trước, Việt Nam được đánh giá là "dân số vàng" nhưng giai đoạn hiện tại
tỷ lệ già hóa đã bắt đầu tăng cao. Giờ đây, cùng với kinh tế và dân trí tăng lên, ngư
ời dân đã nhận thấy sức khỏe là tài sản quý giá của con người. Vì thế, việc tiêu dùn
g những sản phẩm dinh dưỡng dành cho người cao tuổi bắt đầu tăng. ví dụ như Vin
amilk cũng đầu tư sản xuất nhiều sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi, như sữa toàn diện Vinamilk Sure Prevent, sữa dành cho người tiểu đườn
g Vinamilk Diecerna, Vinamilk CanxiPro, Vinamilk giảm cân, sữa bột nguyên kem
có đường Vinamilk dinh dưỡng. Ngoài ra còn có sữa đậu nành bổ sung canxi và vit
amin. Công ty Nutifood có sữa dành cho người
cao tuổi mới ốm dậy, người bị tiểu đường, loãng xương.... Thị trường sữa bột dàn
h cho người cao tuổi tại Việt Nam đã tăng trưởng đạt mức 11% vào 2019 (theo Vira cresearch).
Các DN cũng bắt đầu đầu tư nhiều hơn để làm phong phú và đa dạng nhóm sản ph ẩm này.
2.5 Kỳ vọng: Kì vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới nhu cầu của bạn ở
hiện tại. Chẳng hạn, nếu bạn dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai
thì bạn sẽ có thể sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra để mua hàng hóa.
Hoặc bạn dự kiến giá một mặt hàng nào đó sẽ giảm trong thời gian tới thì bạn sẽ
không mua hàng hóa đó ở hiện tại.
Sữa hạt đang dần trở thành xu hướng mới với sức tăng trưởng mạnh mẽ trong nhữn
g năm gần đây. Không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở thị trường Việt Nam, người ti
êu dùng đang dần chuyển sang sử dụng sữa hạt xen kẽ hoặc thay thế sữa động vật.
Sữa hạt hiện đang là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trên thị trườn
g thế giới. Theo số liệu gần đây của Innova Market Insights, thị trường toàn cầu đố
i với các loại đồ uống có nguồn gốc từ thực vật tăng tới 16,3 tỷ USD trong năm 20
18, gấp hai lần mức 7,4 tỷ USD của năm 2010. Theo Nielsen, ước tính thị trường s
ữa thực vật toàn cầu đạt 11,9 tỷ USD vào năm 2017 và sẽ tăng trưởng tới mức 34 t ỷ USD vào năm 2024.
Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng sữa hạt cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Theo kết
quả khảo sát năm 2019, có tới 66% người tiêu dùng Việt mong muốn có nhiều sản
phẩm hơn nữa được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. Các lựa chọn thay thế s
ữa bò như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo, sữa yến mạch, sữa dừa, sữa hạt đ
iều… sẽ ngày càng trở nên hấp dẫn với người tiêu dùng, với nhu cầu khác nhau tùy theo vùng.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước trong Q1/2020 đạ
t 369 triệu lít, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu sữa nước trong Q1/2
020 đạt 15.3 nghìn tỷ đồng. Thị trường sữa nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
kép hàng năm đạt 14% trong giai đoạn 2014 – 2019. Dự báo, sản lượng sữa nước t
ại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới do nguồn vốn đầu tư vào các nông tr
ại sản xuất sữa ngày càng nhiều nhằm giảm sự lệ thuộc vào sữa nhập khẩu.
2.6 Số lượng người tiêu dùng: Số lượng người mua cho thấy quy mô của thị
trường. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu đối với hàng hóa, dịch vụ
càng lớn. Thị trường càng ít người tiêu dùng thì cầu về hàng hóa, dịch vụ càng nhỏ.
Là một quốc gia đông dân (97,34 triệu người (2020))và mức tăng dân số cao khoản
g 1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP
6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải t
hiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản p
hẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao( nhưng vẫn khá thấp so với trung bình các nước)
Theo Euromonitor, sản lượng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam đạ
t 1.76 triệu tấn (+8.6% ) trong năm 2020. Việt Nam thuộc top các quốc gia có m
ức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung bình thế giới đạt khoả
ng 100 kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38 kg/người/năm)
II. Lý thuyết về cung
Tổng quan tình hình cung cấp sữa trên thị trường
1. Cung hàng hóa ( Supply)
Cung là sô lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán
tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các nhân tố khác không đổi.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
2.2.1 Giá hàng hóa và dịch vụ: Giá hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng đến cung theo
luật cung. Khi giá hàng hóa dịch vụ tăng, người sản xuất nhiều hàng hóa hơn để
tung ra thị trường nhằm thu lại nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại.
2.2.2 Giá các yếu tố sản xuất: Giá của các yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí và
sản xuất do đó ảnh hượng đến lượng cung lượng cầu mà người sản xuất muốn bán.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu, giá nhiều nguyên
liệu đã tăng liên tiếp trong những tháng qua. Chi phí nguyên liệu đầu vào của nhiều
doanh nghiệp theo đó cũng tăng mạnh, có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận c
ủa các doanh nghiệp trong năm 2021.
Tại Vinamilk, khoảng 30% giá vốn hàng bán (sữa bột và đường) phải nhập khẩu,
trong khi giá nguyên liệu đã tăng 35-40% trong hơn 4 tháng đầu năm. Vinamilk đã
bảo hiểm rủi ro hơn ½ lượng sữa nhập khẩu. Do vậy, chi phí đầu vào sữa và đường
chỉ có khả năng tăng 16% trong năm nay. Điều này sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận g
ộp của công ty khoảng 6% (tỷ suất lợi nhuận gộp của VNM là 47% vào năm 2019),
nhưng cạnh tranh trên thị trường sữa có thể gây khó khăn cho việc chuyển những c
hi phí đầu vào cao hơn đó cho khách hàng.
Bên cạnh đó ngành chăn nuôi bò sữa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lượng sữa cho
các nhà máy sản xuất sữa trong nước. Những nguyên nhân được kể đến như :
• Nguồn thức ăn cho bò sữa còn hạn chế và phải nhập khẩu (kể cả thức ăn tinh và thức ăn thô). 15
• Qui mô chăn nuôi nhỏ, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi hiện đại
(chẳng hạn như máy vắt sữa) còn hạn chế
Không những thế giá của các thiết bị máy móc cũng đang ngày càng tăng. Đứng
trước những khó khăn trong nguyên liệu chế biến cũng như khâu sản xuất, các hãn
g sữa cũng phải nâng giá sản phẩm của doanh nghiệp mình lên để giữ biên lợi nhuậ n.
2.2.3 Chính sách của chính phủ: Các chính sách của chính phủ như chính sách
pháp luật, chính sách thuế và chính sách trợ cấp đều có tác động mạnh mẽ đến
lượng cung. Khi chính sách của chính phủ mang lại sự thuận lợi cho người sản
xuất, người sản xuất được khuyến khích sản xuất khiến lượng cung tăng và đường
cung dịch chuyển sang phải và ngược lại.
2.2.4 Công nghệ: Công nghệ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng quyết định
cung. Nếu bạn sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại thì năng suất lao động sẽ tăng
lên, chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ ít đi, chất lượng sản phẩm sẽ cao
hơn, bạn sẽ lãi nhiều hơn và do đó số lượng sản phẩm mà bạn cung ứng ra thị trường sẽ tăng lên.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, cập
nhật công nghệ tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an
toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng
đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hầu hết các nhà máy sữa được đầu tư sau năm 1990 với quy mô đầu tư hoàn chỉnh
và hiện đại. Dây chuyền thiết bị đồng bộ và công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ
các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Thụy Điển, Đan Mạch,
Đức, Ý, Thụy Sỹ.… với dây chuyền sản xuất khép kín tự động và bán tự động. Cá
c Công ty đã đầu tư chương trình điều khiển tự động vào dây chuyền công nghệ nh
ằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để sản phẩm sản xuất ra có chất lượ
ng ổn định và đạt các chỉ tiêu như mong muốn.
2.2.5 Kỳ vọng của người sản xuất: Lượng sản phẩm mà bạn cung ứng hôm nay
cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kì vọng của bạn về tương lai. Chẳng hạn nếu dự kiến
giá bán sản phẩm của bạn trong thời gian tới tăng lên thì bạn sẽ để lại một phần sản
phẩm vào kho và hiện tại lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường sẽ ít hơn.
Nguyên vật liệu cho ngành chế biến sữa Việt Nam hiện nay được lấy từ hai nguồn
chính: sữa bò tươi được thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước v
à nguồn sữa bột ngoại nhập. Nguồn sữa tươi thu mua từ các hộ nông dân hiện chỉ c
ung cấp được khoảng 12- 15% nguyên liệu cho các nhà máy trong nước, còn lại 85
% nguồn nguyên liệu là sữa bột nhập ngoại.
Như vậy, nghề nuôi bò sữa của Việt Nam vẫn còn một thị trường rất rộng lớn để ph át triển.
Tuy nhiên, nghề này hiện chỉ ở quy mô nhỏ, sản lượng thấp, gặp nhiều thách thức
như: thiếu giống bò sữa tốt, thích hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, tổ ch
ức sản xuất chưa hợp lý, thiếu tính tập trung và chuyên nghiệp, trình độ chăn nuôi t
hấp, thiếu vốn đầu tư dài hạn, thú y và các dịch vụ kỹ thuật còn hạn chế, giá thức ă
n cho bò đang tăng nhanh (năm 2004 tăng khoảng 15%) làm giảm lợi nhuận của ng ười nuôi...
Nhận rõ tầm quan trọng của ngành nuôi bò sữa, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết
định số 167 TTG ngày 26-10-2001 về một số chính sách phát triển bò sữa của Việt
Nam thời kỳ 2001-2010. Thực hiện quyết định này, Bộ NN-TNT đã và đang tiếp tụ
c triển khai các biện pháp phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đến nă
m 2010 với mục tiêu đưa tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước so với tổng lượng s
ữa tiêu dùng từ 11,4% năm 2001, lên 20% năm 2005, và lên 40% vào năm 2010. B
ên cạnh việc hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước nêu trên, các công ty sữa cũng
đang có những biện pháp hỗ trợ tích cực cho người nông dân chăn nuôi bò sữa, đồ
ng thời đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa mới và các cơ sở chế biến s
ữa ngay tại nguồn nguyên liệu.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là công ty thành công nhất ở Việt Nam
trong việc hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu sữa trong nước. Vinamilk dự định p
hấn đấu đến năm 2010 sẽ có nguyên liệu trong nước thay thế cho khoảng 40- 50%
nguồn nguyên liệu ngoại nhập để phục vụ cho sản xuất của công ty. Những năm tới
Vinamilk sẽ tiếp tục việc hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa với các chính sách: hỗ t
rợ nông dân vay vốn mua con giống để phát triển chăn nuôi bò sữa; hỗ trợ vốn và k
ỹ thuật giúp nông dân nâng cao chất lượng con giống, chất lượng chuồng trại, đồng
cỏ… và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa bò tươi cho nông dân. Đầu tư phát triển mô
hình trang trại chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu với kỹ thuật hiện đại 18
kỹ thuật hiện đại, làm điểm tham quan học tập cho các trang trại và hộ gia đình chă
n nuôi bò sữa; hỗ trợ vốn và hợp tác với các địa phương để tạo ra những vùng nuôi
bò sữa theo công nghệ tiên tiến. Phối hợp với các công ty và chuyên gia nước ngoà
i để mở rộng các chương trình khuyến nông; hội thảo, tập huấn, cung cấp thức ăn h
ỗn hợp, các vật dụng cần thiết trong chăn nuôi bò sữa với giá cả ưu đãi cho các hộ giao sữa cho Vinamilk.
Như vậy, dự kiến trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa ng
uyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa tươi bảo đảm chất l
ượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ tro ng nước.
2.2.6 Số lượng người bán trên thị trường: Số lượng người bán có ảnh hưởng trực
tiếp đến số hàng hóa bán ra thị trường. Khi có nhiều người bán, lượng cung hàng
hóa tăng lên khiến đường cung hàng hóa dịch chuyển sang phải và ngược lại
Trong thị trường hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất cạnh tranh nhau dẫn tới nhi
ều sản phẩm mới được ra đời. Từ đó mà các công ty phải tăng trưởng lượng cung đ
ể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Năm 2020, doanh thu các sản phẩm sữa tại Việt Nam đạt 64,4
nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,3%. Doanh thu từ sữa và các sản phẩm từ
sữa tại Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức 7– 8% / năm trong giai đoạn 2021 – 20
25, đạt tổng giá trị khoảng 93,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025.
Trong đó, sữa chua được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. với tốc độ CAGR là 12%/ năm.
Dự báo tăng trưởng sản lượng sữa Việt Nam từ năm 2015 – 2045 như sau:
- Giai đoạn 2015 – 2025: Tăng trưởng 12,0 %/năm.
- Giai đoạn 2026 – 2035: Tăng trưởng 5,0 %/năm.
- Giai đoạn 2036 – 2045: Tăng trưởng 3,0 %/năm.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, cập
nhật công nghệ tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an
toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng
đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.