-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết chương 1: Pháp luật và những đặc trưng cơ bản | Môn pháp luật đại cương
Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
pháp luật đại cương ( UEH ) 9 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Lý thuyết chương 1: Pháp luật và những đặc trưng cơ bản | Môn pháp luật đại cương
Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: pháp luật đại cương ( UEH ) 9 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624 I.
PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN:
1. Lịch sử ra đời và phát triển của Pháp luật:
Trong giai đoạn xã hội nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các
quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức,
phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo. Khi trong xã hội xuất hiện sở hữu
tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị
bóc lột, đồng thời, cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi
phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được bảo đảm thực
hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ
chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy
tắc xử sự đó được thực hiện. Như vậy, những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời
của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Năm 1946, ngay khi ra đời Quốc hội Khóa I tập trung vào nhiệm vụ kháng chiến
kiến quốc. Trong bối cảnh này, tuy yêu cầu lập pháp rất lớn nhưng Quốc hội chỉ
ban hành được 11 luật. Tập trung cho lĩnh vực thiết yếu là tổ chức bộ máy nhà
nước như bầu cử đại biểu Quốc hội; tổ chức chính quyền địa phương; nghĩa
vụ quân sự; hôn nhân và gia đình; về cải cách ruộng đất; chế độ báo chí, lập
hội, công đoàn; bảo đảm quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm đối
với nhà ở, đồ vật, thư tín nhân dân; đồng thời, Quốc hội ban hành 53 nghị
quyết tập trung về lĩnh vực kinh tế, tổ chức chính quyền, ngoại giao, triển khai
thi hành luật; phê chuẩn các sắc luật của Chính phủ. Mặc dù trong 13 năm này
Quốc hội ban hành số luật và nghị quyết ít nhưng vẫn mang lại những kết quả
nhất định trong công cuộc củng cố và xây dựng bộ máy nhà nước, vận hành
nền kinh tế và các vấn đề dân tộc khác.
Giai đoạn năm 1959 đến 1975 là thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước. Quốc
hội II, III và IV bắt tay thực hiện công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến
hành đấu tranh giải phóng miền Nam. Quốc hội ba khóa chỉ ban hành được 7
luật, tập trung vào hoàn thiện bộ máy nhà nước mà trước kia chưa ban hành
luật để điều chỉnh như tổ chức Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Bên cạnh
đó, Quốc hội cũng ban hành 56 nghị quyết tập trung cho kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm, ngân sách nhà nước, nghị quyết về báo cáo của
Chính phủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành 19 pháp lệnh đầu
tiên về việc bầu cử HĐND các cấp, ban hành ngày 18.1.1961.
Thông qua các điều luật được ban hành có thể thấy nhiệm vụ cấp bách trong
giai đoạn này của Quốc hội là đề ra các phương án, nhiệm vụ cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc ta. Đi vào giai đoạn song hành vừa xây dựng CNXH
vừa tiếp tục đấu tranh khỏi ách cai trị của Mỹ, các đạo luật tiếp tục được đưa
ra chủ yếu tập trung về việc xác định các nguyên tắc tổ chức xây dựng bộ máy
cầm quyền, các luật về nghĩa vụ quân sự và các quyền cơ bản cho công dân tại
thời điểm này. Đây là giai đoạn đặc thù mà hoạt động lập pháp chưa đặt ra đòi
hỏi bức bách, thường xuyên; nhiều nhu cầu nhà nước ban hành văn dưới luật lOMoAR cPSD| 46831624
để điều chỉnh như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và trong
một chừng mực nhất định là công văn, thông báo... Trong điều kiện này chưa
thể hình thành chương trình xây dựng pháp luật và quy trình làm luật toàn diện, đầy đủ.
Năm 1976, Quốc hội Khóa VI (1976-1981), đất nước thống nhất hai miền Nam
- Bắc tạo ra nhiều cơ hội cho ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
hơn. Nhưng đồng thời những khó khăn, thách thức mới trong thời kỳ xây dựng
và bảo vệ đất nước cũng lập tức ập đến, đất nước tập trung mọi nguồn lực
trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc và giúp Campuchia thoát khỏi chế
độ diệt chủng; vượt qua bao vây cấm vận, tìm con đường cởi trói phát triển
kinh tế.Những giới hạn nhận thức phát triển trong bối cảnh mới, đặc biệt là
biến động của tình hình thế giới, khu vực và sự chuyển động bên trong của hệ
thống nhà nước XHCN đã tác động mạnh mẽ đến con đường xây dựng lại đất
nước sau chiến tranh. Quốc hội Khóa VI thông qua Hiến pháp 1980, ban hành
được 01 luật là Luật Bầu cử Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và 32 nghị quyết; UBTVQH ban hành 6 pháp lệnh. Hoạt động lập pháp thời
điểm này còn mờ nhạt; hoạt động lập quy vẫn chiếm vị trí quan trọng. Tài liệu tham khảo
Thông, D. (2020, 10 24). Báo đi n t Đ i bi u nhân dân.ệ ử ạ ể Được truy l c t ụ ừ
https://daibieunhandan.vn/lap-phap/Bai-2-Su-hinh-thanh-va-van-dong-cua-he-thong- phapluat-i253942/
Trường, L. M. (2022, 05 19). Lu t Minh Khuêậ
. Được truy l c t https://luatminhkhue.vn/nguon-
goc-ụ ừ cua-phap-luat-la-gi---tim-hieu-ve-khai-niem-nguon-goc-cua-phap-luat.aspx lOMoAR cPSD| 46831624
Trường, L. M. (2022, 05 19). Lu t Minh Khuêậ
. Được truy l c t https://luatminhkhue.vn/nguon-
goc-ụ ừ cua-phap-luat-la-gi---tim-hieu-ve-khai-niem-nguon-goc-cua-phap-luat.aspx
2. Đặc điểm:
Khác với các loại quy phạm khác tồn tại trong xã hội, pháp luật có những đặc
điểm riêng biệt như sau:
– Chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật là Nhà nước:
Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục
phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá
nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính
chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi.
Ngoài việc ban hành pháp luật thì nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán
trong xã hội bằng cách là ghi nhận những tập quán đó trong luật thành văn.
– Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến:
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện ở việc pháp luật được áp
dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng
cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo
các quy định của pháp luật đã được ban hành.
– Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước:
Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm
bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.
Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như đã nêu ở
trên trong đó có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước rất nghiêm khắc như
phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm thực hiện pháp
luật của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn
trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.
– Ngoài nội dung thì pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được
thể hiện dưới dạng văn bản:
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy
định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn
đến việc lạm dụng pháp luật.
Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện
pháp luật của người dân cũng như việc áp dụng và giải quyết của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. lOMoAR cPSD| 46831624
Pháp luật có những đặc điểm riêng biệt như sau:
Pháp luật mang tính quy tắc, chuẩn mực bắt buộc thực hiện.
Nhờ vào quyền lực Nhà nước để đảm bảo thực hiện các quy tắc.
Các chủ thể trong xã hội đều bắt buộc phải thực hiện những quy định pháp
luật như nhau nhờ vào các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật.
Phải trải qua các quy trình, thủ tục phức tạp cùng với sự tham gia và làm việc
của rất nhiều các chủ thể khác như các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước
nhằm mục đích đảm bảo nội dung của các quy định pháp luật luôn có tính
nhất quán, có khả năng áp dụng rộng rãi.
Pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được thể hiện dưới dạng văn bản. Tài liệu tham khảo
Trường, L. M. (2022, 05 19). Lu t Minh Khuêậ
. Được truy l c t https://luatminhkhue.vn/nguon-
goc-ụ ừ cua-phap-luat-la-gi---tim-hieu-ve-khai-niem-nguon-goc-cua-phap-luat.aspx