-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết chương 3 môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội
Lý thuyết chương 3 môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (KTCT2021) 26 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Lý thuyết chương 3 môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội
Lý thuyết chương 3 môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (KTCT2021) 26 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
CHƯƠNG III
1. Tư bản cố định 1.1. Khái niệm
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc,
thiết bị, nhà xưởng, V.V. tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng
giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần
từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất. 1.2. Đặc điểm
Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và bị
hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Có hai loại hao mòn là hao mòn
hữu hình và hao mòn vô hình:
+ Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể
nhận thấy. Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự
nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ
hỏng và phải được thay thế.
+ Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị. Hao mòn vô
hình xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện
các máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có giá trị tương đương, nhưng
công suất cao hơn. Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách
kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca kíp làm việc, v.v.
nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt. 1.3. Ví dụ
Những máy móc, thiết bị, nhà xưởng....
2. Tư bản lưu động 2.1. Khái niệm
Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất, gồm một phần tư bản
bất biến (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ…) và tư bản khả biến (sức lao
động.) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó
được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. 2.2. Đặc điểm
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ
chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu
chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động
được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác,
do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá
trị thặng dư trong năm tăng lên. 2.3. Ví dụ
Để dệt được 5 kg sợi, thì cần phải có 5 kg bông, và phải mất 2 h lao động
của công nhân. Có nghĩa rằng, tư bản lưu động tồn tại dưới dạng 5kg bông
và mua 2h sức lao động của người công nhân, trong 1 chu kỳ sản xuất, nó
phải dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới có được 5 kg sợi. 3. Câu hỏi
Tại sao tư bản lưu động lại chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định ?
Vì tư bản lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị hàng hoá trong 1 vòng tuần
hoàn.Còn tư bản cố định chỉ chuyển một phần giá trị vào giá trị của hàng hoá trong 1
vòngtuần hoàn, nên tư bản cố định chỉ có thể thu hồi toàn bộ tư bản thông qua nhiều
vòngtuần hoàn. Do đó tư bản lưu động chuyên chuyển nhanh hơn tư bản cố định
Nhận định: Tư bản cố định là do tính không dịch chuyển được là đúng haysai?
Sai: vì do phương thức dịch chuyểngiá trị của nó không chuyển hết một lần, màchuyển
từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. TB cố định luôn luôn cốđịnh trong
quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thôngcùng sản
phẩm, hơn nữa nó cũng chỉ lưu thông từng phần, còn một phần vẫn bị cốđịnh trong tư
liệu lao động, phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyểnhết giá trị vào
sản phẩm nên đã làm cho thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trịcủa nó vào sản
phẩm bao giờ cũng dài hơn thời gian một vòng.