-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết chương 5 - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Business Administration (EBBA12)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Khái niệm, mục đích, đặc điểm 1.1. Khái niệm -
Quản trị là hoạt động để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ròng -
Quản trị bao gồm các hoạt động như lên kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch,
lãnh đạo KH, kiểm soát KH ( diễn ra tồn tại song song và đồng hành) -
QTKD là quản trị các hoạt động trong một doanh nghiệp kinh doanh nào đó, do
một chủ thể tác động lên tập thể lđ để sử dụng tốt nhất các nguồn lực tiềm năng và cơ hội -
Quản trị cần phải hiểu con người thì mới đạt hiệu quả tốt nhất -
Xét cho cùng thì hoạt động kinh doanh là hoạt động quản trị con người và thông
qua con người để tác động nguồn lực khác 1.2. Mục đích -
Chia làm mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, tuy nhiên đều hướng tới mục đích cụ thể
( đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận) 1.3. Đặc điểm -
Xác định bởi chủ sở hữu và người điều hành - sẽ có xung đột về lợi ích, mâu
thuẫn -> dung hòa lợi ích hai bên -
Mang tính liên tục (4 hđ đã nói bên trên luôn song song và xoay vòng)
Môi trường KD luôn thay đổi -> doanh nghiệp phải thích ứng và liên tục thay đổi -
Mang tính tổng hợp và phức tạp: do kết hợp bởi nhiều chức năng trong lĩnh
vực quản trị -> cần có sự hài hòa -> sẽ mang tính phức tạp vì không phải lúc
nào các mục tiêu cũng đồng nhất ( lợi ích doanh nghiệp và cá nhân (nhóm)) -
Gắn với MT và đòi hỏi phải có sự biến đổi của mtrg trong và ngoài doanh nghiệp
2. Cơ sở tổ chức hđ quản trị ( định hướng chung trong quá trình quản trị > chiến lược quản trị)
2.1. Tuyệt đối hóa ưu điểm CMH -
Là hoạt động ai làm gì thì chỉ làm đó -> phát triển và nâng cao hết mức CM của
cá nhân, chỉ cần đầu tư và chăm sóc cho công việc của mình -
Đạt được ưu điểm: dễ quản lý, dễ đào tạo, dễ thuần thục, .. năng suất cao -
Nhược: công việc vị chia cắt -> mang tới sự tổng hợp có thể diễn ra k hợp lí ->
cvc không được tối ưu hóa -> mang tới hiệu quả công việc k cao
2.2. Tính thống nhất của quá trình kinh doanh -
Lấy tính trọn vẹn của toàn bộ quá trình để làm đối tượng cho hoạt động KD -> mang tính thống nhất - Tiếp cận theo hàng ngang -
Dựa trên việc xác định và kiểm soát theo quá trình chú trọng cung cấp các giá trị
cũng như tối ưu hóa hđ và nguồn lực -
Cần phân loại và quản trị theo quá trình ( hđ và quản trị- hỗ trợ) -
Nhấn mạnh nhiều vào tính thống nhất của quá trình -> yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng -
Ưu: đồng bộ, hiệu quả cao, có sự phối hợp với nhau, phát triển hệ thống nội bộ
===> Xác định 1 doanh nghiệp cần theo quá trình nào đánh giá qua: + Liên tục + Trơn tru, thuận lợi
Trong một số ngành nghề đặc thù nên áp dụng hình thức quản trị số 1 (nếu hàng hóa
đảm bảo có mức tiêu thụ tốt và không cần tìm cầu)
Áp dụng hình thức 2 trong các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ 3. Nguyên tắc cơ bản 3.1. Cơ sở hình thành -
Là các ngtac chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi của chủ doanh nghiệp và các nhà
qtri phải tuân thủ trong quá trình qtkd - là dk đảm bảo hđ diễn ra trơn tru hiệu quả
3.1.1. Hệ thống mục tiêu -
Các nguyên tắc có thể hướng tới các mục tiêu khác nhau chứ không nhất thiết là
chỉ nhằm sinh ra lợi nhuận (tuy nhiên với mục tiêu lâu dài vẫn là lợi nhuận ròng) -
Mục tiêu của doanh nghiệp là thứ mà doanh nghiệp muốn đạt được -
Luôn có sự thống nhất giữa mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, trung hạn -> chiến lược
mỗi KD khác nhau thì ngtac cũng sẽ khác nhau -
Thống nhất mục tiêu của doanh nghiệp và ng lao động 3.1.2. Quy luật khách quan -
QTKD là hoạt động tổng hợp và phức tạp, liên quan tới con người -> chịu tác
động của nhiều loại quy luật a. Khan hiếm -
Xảy ra khi nhu cầu của con người là vô hạn mà nguồn lực là hữu hạn
-> nhà quản trị cần có sự cân nhắc khi lựa chọn mục tiêu để theo đuổi lâu dài mà phù hợp với nguồn lực b. Cung cầu -
Căn cứ vào tính cân bằng của thị trường, nhà QT cần đưa ra phương án hợp lí
có nên tiếp tục tiến hành hđ hay không
-> nhà quản trị cần nghiên cứu thị trường, quảng bá kích thích cầu
c. Tối đa hóa lợi nhuận -
Chỉ đầu tư, phát triển, tham gia vào hđ/sp/dv nào đem lại lợi nhuận cao
-> nhà qtri cần xđ mục tiêu dài hạn để đảm bảo sự tối đa hóa này có thể mang tới hiệu quả cao nhất d. Tối đa hóa lợi ích -
Người tiêu dùng, người lao động hướng tới mục tiêu này -> dựa vào việc này để
chi phối hành vi người tiêu dùng -> xdung ngtac ứng xử vs KH e. Cạnh tranh -
Doanh nghiệp cần dùng mọi biện pháp để chiếm được ưu thế thị trường -> thu
được lợi nhuận cao nhất -
Đào thải doanh nghiệp yếu khỏi thị trường -
Doanh nghiệp cần liên tục đổi mới và nâng cao giá trị, năng lực
-> nhà qtri cần tận dụng được tiềm năng, thế mạnh và giảm thiểu rủi ro, khó khăn có
thể gặp trong chiến lược KD f. Tâm lý -
Nhà qtri nên nắm rõ đặc điểm của tâm lý cá nhân ( hiểu được đối tượng mình
quản trị) -> có những cân nhắc định hướng ứng dụng khi áp dụng phương thức vào qtri -
Cân bằng giữa thưởng và phạt -
Quan hệ cấp trên và nhân viên
-> tạo ra các động lực cho các đối tượng qtri -> tăng hiểu quả công việc
3.1.3. Điều kiện trong mtrg kinh doanh (chương 3) -
Môi trường bên trong: sự áp lực hay k áp lực của cvc/cấp trên ... -
Môi trường bên ngoài: tính cạnh tranh, quan hệ KH ... 3.2. Yêu cầu - Là thể thống nhất - Mang tính bắt buộc - Tạo tính chủ động cao -
Tác động tới kết quả và hiệu quả KD -
Thích ứng với thay đổi môi trường 3.3. Một số nguyên tắc -
Một doanh nghiệp hoạt động bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc -
Nguyên tắc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động qtri
3.3.1. Tuân thủ pl và thông lệ kdoanh -
Nếu không tuân thủ theo pl thì doanh nghiệp k thể tồn tại -
Việc tuân theo pl sẽ góp phần ghi điểm với nhân viên (tăng động lực làm việc),
ghi điểm với KH (tăng doanh thu) -
Xây dựng một nền tảng phát triển bền vững và ổn định -
Nhà quản trị cần phải:
3.3.2. Định hướng khách hàng (>< doanh nghiệp tương tác lẫn nhau) -
KH là đối tượng đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp -
Cần định hướng cho KH sử dụng dịch vụ của mình (tiếp cận tấn công) -> cần hiểu tâm lý của KH
Vì KH là trung tâm hđ của doanh nghiệp -> nhà qtri cần hiểu KH muốn gì và
mang lại giá trị đó cho KH (phải cân nhắc về vấn đề đạo đức kinh doanh) - Nhà qtri cần phải:
3.3.3. Định hướng mục tiêu -
1 doanh nghiệp có nhiều mục tiêu, những mục tiêu này có thể thống nhất với
nhau những cũng có thể có những mâu thuẫn hệ thống KD cần phải định
hướng mục tiêu (trả lời câu hỏi làm thế nào để đưa ra mục tiêu vừa hợp lí vừa
khả thi -> bbc và cần cụ thể) - Nhà qtri cần phải:
3.3.4. Ngoại lệ ( xuất phát từ sự liên tục và phức tạp - người QT bắt buộc phải biết) -
Nhà qtri cho phép nhân viên dưới cấp của mình quyết định công việc thường xuyên -
Nhà qtri chỉ có nhiệm vụ đưa ra quyết định đối với các công việc quan trọng và
có ánh hưởng chung tới tổ chức -
Dễ dẫn tới thông tin phản hồi thiếu chính xác vì cấp dưới k muốn sự can thiệp từ cấp trên
3.3.5. Chuyên môn hóa (ngtac phân công công việc) -
Là phương thức mà mỗi cá nhân bộ phận chỉ tập trung vào cvc nhất định -
Dế gây ra sự thiếu hợp tác -> chia cắt quá trình -> giảm năng suất -
Nhà qtri cần biết được CMH ở quá trình nào, hợp tác như thế nào để phát huy
tốt nhất hiệu quả và nguồn lực
3.3.6. Hiệu quả -> gắn tới mục tiêu hiệu quả kinh doanh (chương 4) 3.3.7. Dung hòa lợi ích -
Doanh nghiệp là tập hợp của nhiều cá thể => luôn xảy ra mẫu thuẫn giữa các nguồn lực -
Cần xác định rõ nhóm lợi ích chính (lực lượng và sản xuất, nhà điều hành và ng
lđ, doanh nghiệp và khách hàng …)
→ xác định lợi ích từng bên → cân bằng lợi ích -
Cần đánh giá cá nhân và doanh nghiệp để đưa ra lợi ích thống nhất 2 bên 4. Phương pháp quản trị 4.1. Khái lược -
Cách thức tác động chủ thể đến khách thể quản trị để đạt được mục tiêu xác
định với hiệu quả cao nhất -
Căn cứ vào nhiều yếu tố -
Cần có sự phối hợp giữa các phương pháp sao cho phù hợp
4.2. PP quản trị phổ biến
4.2.1. Kinh tế (liên quan tới việc thưởng, phạt) -
Tác động vào đối tượng thông qua lợi ích kinh tế (đặt ng lđ vào đk kinh tế để kết
hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích DN) - ĐK thực hiện - Chú ý:
+ Mục tiêu các cấp phải cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế, cụ thể
+ Sử dụng để thúc đẩy năng lực làm việc và sự cố gắng của ng lđ
+ Xây dựng cơ chết thưởng phạt hợp lí
4.2.2. Hành chính (dựa trên căn cứ hợp lí và luôn phải tôn trọng nguyên tắc) -
Dựa trên cơ sở mối quan hệ về tổ chức và kỉ luật của doanh nghiệp -
Thực hiện ở việc ban hành và thực hiện điều lệ, nội quy, quy chế … -
Các đối tượng phải thực hiện vô điều kiện, có hiệu lực ngay khi ban hành, phải
bị xử lý kịp thời và thích đáng - Điều kiện:
+ Căn cứ khoa học và phù hợp về lợi ích kinh tế của các bên
+ Hợp lí với cả ng ra quyết định và đối tượng thực thi
+ Thực thi một cách nghiêm túc để xây dựng thói quen tuân thủ quy định
4.2.3. Giáo dục thuyết phục -
Phương pháp tác động vào ng lđ bằng biện pháp tâm lý xã hội và giáo dục thuyết phục -
Chủ thể quản trị cần linh hoạt uyển chuyển trong việc sử dụng phương pháp (tác phong và nghệ thuật) -
Động viên và làm người lđ có nhận thức rõ ràng -
Vận dụng để nâng cao tính tự giác, trách nhiệm trong cvc và tăng sự gắn bó của ng lđ với DN -
Cần hiểu được lợi ích và nhu cầu của con người ( tháp Maslow)
Cần phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, k có một nhóm phương pháp nào là
hiệu quả vượt trội → cần phối hợp sử dụng linh hoạt và đúng đắn
5. Trường phái quản trị 5.1.