Lý thuyết của một câu chuyên - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Lý thuyết của một câu chuyên - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen  và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

CẤU TRÚC CỦA MỘT CÂU CHUYỆN
Khái niệm cấu trúc của một câu chuyện (dù thích hay ghét nó) hẳn không còn ai xa lạ với
những người làm biên kịch, hoặc theo đuổi nghề viết.
Một ví dụ điển hình đó là Cấu Trúc 3 Hồi truyền thống (3-Act Structure), vốn từ lâu đã
được áp dụng rộng rãi trong văn học, sân khấu kịch, và cả điện ảnh.
Cấu trúc được ứng dụng trong kể chuyện vì những lý do sau:
1. Chúng hiệu quả cho người viết trong việc sắp xếp các tình huống truyện theo
một , mạch lạc, trật tự và chặt chẽ, tránh sự thừa thãi, rườm rà, bố cục hợp lý
không đúng trọng tâm.
2. Chúng giúp người xem và hiểu câu chuyện của tác giả, do dễ dàng theo dõi
tiềm thức của họ đã quen thuộc với những dạng cấu trúc này qua hàng nghìn bộ
phim, câu chuyện họ đã từng đón nhận.
Tất nhiên, cấu trúc không phải, và cũng không nên, là “chân lý” của người viết. Thế
nhưng không thể phủ nhận nó là một công cụ quan trọng trong hành trang của bất kỳ ai
theo nghề biên kịch.
Mục đích của phần mở đầu này không phải là để chứng minh luận điểm đó, mà là để làm
tiền đề cho cái khái niệm mình chuẩn bị giới thiệu sau đây: Vòng Tròn Câu Chuyện
(Story Cirlce).
Khái niệm Vòng Tròn Câu Chuyện mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây (chỉ khoảng
hai chục năm đổ lại). Thế nhưng, nó lại dần gây được sự chú ý của cộng đồng biên kịch.
Đặc biệt là ở Hollywood, do tầm ảnh hưởng của Dan Harmon (tác giả của Vòng Tròn
Câu Chuyện) ngày càng được nhân rộng với những TV series rất thành công gần đây áp
dụng chặt chẽ cấu trúc này.
Tuy nhiên, khái niệm này ở Việt Nam hầu như vẫn còn rất mới. Không có tài liệu nào
thực sự bàn luận về nó một cách chuyên sâu và đầy đủ.
Vậy nên, trong bài viết này, mình sẽ mang đến một cái nhìn khái quát về Vòng Tròn Câu
Chuyện (Story Circle), dựa trên những tài liệu gốc của tác giả Dan Harmon mà mình đã
nghiên cứu, cũng như việc thử phân tích nó từ những sản phẩm phim ảnh, truyền hình
phổ biến.
Mình cũng cảnh báo trước luôn: bài viết này sẽ khá dài, do mình muốn giải thích sâu và
kỹ nhất có thể. Nhưng xin đảm bảo, số lượng đi đôi với chất lượng.
Đồng thời, sẽ có spoiler môt số bộ phim làm ví dụ, mọi người cân nhắc nhé.
KHÁI NIỆM VÒNG TRÒN CÂU CHUYỆN
Khái niệm Vòng Tròn Câu Chuyện, có thể được hiểu một cách ngắn gọn, là một cấu trúc
kể chuyện, do nhà sản xuất Dan Harmon sáng tạo nên với mục đích làm công cụ để
những người làm biên kịch có thể sử dụng để “khai thông bế tắc”.
Do đó, trước khi đi sâu hơn vào cái khái niệm mới mẻ này, chúng ta cần phải hiểu rằng
cấu trúc Vòng Tròn Câu Chuyện không phải là định luật hay chân lý mà tất cả các câu
chuyện đều tuân theo.
Thay vào đó, Vòng Tròn Câu Chuyện chỉ là một tấm bản đồ, hay một mô hình, để hỗ trợ
người viết xây dựng nên một câu chuyện hay.
Nếu ai có thể nghe hiểu tiếng Anh, có thể xem qua video dưới đây của để Studio Binder
có được một cái nhìn tổng quan về 8 bước của Vòng Tròn Câu Chuyện.
Vòng Tròn Câu Chuyện (Story Circle) qua giới thiệu của Studio Binder
NGUỒN GỐC CỦA VÒNG TRÒN CÂU CHUYỆN
Hiểu về nguồn gốc của Vòng Tròn Câu Chuyện là một bước rất quan trọng để có được
một cái nhìn chính xác nhất về nó.
Khái niệm Vòng Tròn Câu Chuyện lần đầu tiên được giới thiệu trong một blog series do
Dan Harmon viết trên .Channel101
Tuy nhiên, Dan Harmon không “tự nhiên” phát minh ra nó, mà nó là kết tinh của tổng hòa
rất nhiều những kiến thức đi trước.
Những nền tảng kiến thức bắt nguồn
Vòng Tròn Câu Chuyện, có thể coi là một phiên bản giản lược, chắt lọc từ cấu trúc
“Monomyth” của Joseph Campbell.
Vậy hãy nói qua một chút về monomyth.
Myth là những câu chuyện truyền thuyết được truyền lại từ đời này qua đời khác ở các
nền văn hóa. Ví dụ như ở Việt Nam có truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, truyền thuyết
Thánh Gióng,…
Mono là đơn.
Nếu coi những câu chuyện truyền thuyết là khởi nguồn của nghệ thuật kể chuyện trong
nền văn minh loài người, thì monomyth là cái mô hình chung nhất của những câu
chuyện đó. Đó cũng là lý do monomyth còn được biết đến với cái tên “the hero with a
thousand faces” (người hùng với hàng ngàn khuôn mặt).
Cái mô hình này bao gồm 17 bước, là một giả thuyết do tiến sĩ văn học người Mỹ
Joseph Campbell đúc kết lại từ những nghiên cứu của ông. Bản thân cái giả thuyết này
cũng được dựa trên những nền tảng của Adolf Bastian (nhân chủng học) và Carl Jung
(tâm lý học).
Chính vì vậy mà monomyth có tính tượng trưng rất lớn, với những hình ảnh mang tính
biểu tượng (archetype) như thần, nữ thần, cha, mẹ, v…v… mà những ai quan tâm có thể
tìm hiểu thêm ở các học thuyết phân tâm học (analytical psychology) của Carl Jung
Cấu trúc “The Hero’s Journey” và quá trình chuyển hóa của nhân vật
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ được ứng dụng phổ biến trong phim ảnh khi
Christopher Vogler (một sếp lớn của Disney) quyết định áp dụng nó vào những câu
chuyện của hãng. Ví dụ như bộ phim , hay trong cuốn sách “The Lion King” (1994) “The
Writer’s Journey: Mythic Structure for Storytellers and Screenwriters” được xuất bản năm
1992.
Phiên bản của Christopher Vogler được biết đến với cái tên (hành “The Hero’s Journey”
trình của người hùng), được giản lược xuống chỉ còn 12 bước.
Bắt nguồn từ những nền tảng ấy, cấu trúc Vòng Tròn Câu Chuyện ra đời, là một cấu trúc
được đơn giản hóa, kết tinh từ “The Hero’s Journey” và “Monomyth”. Vòng Tròn Câu
Chuyện chỉ có 8 bước, do đó rất dễ hiểu, và có tính ứng dụng rất cao.
Tác giả Dan Harmon
Tác giả của Vòng Tròn Câu Chuyện Dan Harmon
Vậy Dan Harmon là ai? Có đáng để chúng ta học hỏi không?
Ông là nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất, và là tác giả của những show truyền hình nổi
tiếng như hay , có lẽ không còn xa lạ với nhiều người.“Community” “Rick And Morty”
Ông được trao cho những đóng góp của mình trong lĩnh vực truyền hình.2 giải Emmy
Không những vậy, phim của Dan còn có những ý tưởng rất “dị”, rất đột phá, giúp ông tạo
được một lượng followers có thể nói là cực kì hùng hậu.
“Rick and Morty”, có lẽ không phải bàn nhiều, là series hoạt hình sitcom nổi tiếng nhất
Hollywood trong những năm gần đây. Còn “Community”, là một trong top 15 show sitcom
xuất sắc nhất thế kỷ 21 theo đánh giá của Screenrant.
Vậy nên, trình độ cũng như uy tín của Dan trong lĩnh vực này, là không thể chối cãi.
TÌM HIỂU CẤU TRÚC VÒNG TRÒN CÂU
CHUYỆN
Đầu tiên hãy vẽ một cái vòng tròn. Sau đó kẻ 4 đường thẳng cắt vòng tròn đó ra làm 8
phần đều nhau (như cắt miếng pizza vậy). Và sau đó, tại những điểm cắt, hãy đánh số
từ 1 đến 8, bắt đầu từ điểm trên cùng và dần đi theo chiều kim đồng hồ.
Cách chia Vòng Tròn Câu Chuyện làm 8 bước
8 con số này sẽ tương ứng với 8 bước sau:
1. You.
2. Need.
3. Go.
4. Search.
5. Find.
6. Take.
7. Return.
8. Change.
Đó là 8 bước cơ bản, phiên bản đơn giản hóa vấn đề nhất có thể để chúng ta có thể dễ
nhớ, dễ hình dung, và dễ áp dụng cho những dự án của mình. Hãy bỏ một chút thời gian
giữ lấy nó trong đầu!
Để giải thích rõ hơn một chút:
1. Một nhân vật đang ở trong vùng an toàn…
2. Nhưng anh ta có một nhu cầu gì đó…
3. Nên phải bước vào một tình thế không quen thuộc…
4. Để tìm kiếm và thích nghi…
5. Và đạt được một kết quả…
6. Nhưng phải trả một cái giá rất đắt…
7. Rồi quay trở về nơi xuất phát…
8. Là một người đã thay đổi.
Cấu trúc 8 bước của Vòng Tròn Câu Chuyện
Tất nhiên, do khác biệt về ngôn ngữ, nên khi dịch lại từ tiếng Anh về tiếng Việt, không
tránh khỏi những sai số nhất định. Không phải ở bản thân con chữ, mà là ở cách chúng
ta diễn giải và hiểu chúng.
Cách diễn giải của Dan Harmon mang tính trừu tượng (abstract), nên nội dung của 8
bước này hoàn toàn không chỉ nên được hiểu theo nghĩa đen.
Vì vậy, hãy cố gắng nhìn nhận chúng bằng cách thực sự hiểu cái ý nghĩa mà chúng đại
diện, tượng trưng.
Sau đây mình sẽ giải thích từng bước một cách kỹ hơn.
1. YOU: Một nhân vật đang ở trong vùng an
toàn…
Bước 1 : YOU của Vòng Tròn Câu Chuyện
“Nhân vật” của bạn là ai?
“Vùng an toàn” của nhân vật là như thế nào?
Hãy giới thiệu ở ngay 1/8 đầu tiên của câu chuyện để ngay lập tức tạo được kết nối với
khán giả. Đừng nên quá rườm rà ở bước khởi đầu, nếu như không muốn khán giả của
bạn ngáp và nhìn đi chỗ khác.
“Nhân vật” là người mà câu chuyện xoay quanh. Đó có thể là nhiều người. Đó thậm chí
có thể chẳng cần phải là người (một chú chó, một món đồ chơi, một quả cam, một chiếc
xe hơi).
“Vùng an toàn” ở đây có thể hiểu là trạng thái cuộc sống hiện tại, hoặc thậm chí là trạng
thái cảm xúc của nhân vật ở thời điểm câu chuyện bắt đầu. Là cái nhìn tổng thể
“BEFORE” của nhân vật trước khi tất cả những thứ rối rắm sau đó xảy ra.
2. NEED: Nhưng anh ta có một nhu cầu gì
đó…
Bước 2 :
NEED của Vòng Tròn Câu Chuyện
Có nhân vật thôi là chưa đủ. Nhân vật cần phải có một ở bước thứ 2 này, để “nhu cầu”
câu chuyện mới có thể thực sự bắt đầu.
Vậy “nhu cầu” là gì?
Là một thứ mới xuất hiện trong 1/8 thứ hai của câu chuyện. Sự xuất hiện của “nhu cầu”
bỗng nhiên khiến cái “vùng an toàn” của nhân vật trở nên không ổn, trở nên không trọn
vẹn, trở nên không quen thuộc.
“Nhu cầu” là khởi nguồn buộc nhân vật phải thay đổi. Nhưng tất nhiên, thay đổi chẳng
bao giờ là dễ dàng.
“Nhu cầu” có thể xuất hiện như thế nào?
Một vấn đề nào đó xảy ra? Anh chàng nhân viên mất việc do bị sếp bắt quả tang đang
xem phim 18+ trong giờ làm việc?
Hay một mục tiêu nào đó mới xuất hiện? Một vị trí trưởng phòng lương cao ngất ngưởng
bỗng nhiên bị bỏ trống?
Dù gì đi chăng nữa, hãy cho nhân vật của bạn một “nhu cầu” đủ mạnh mẽ, để khán giả
bị thu hút với câu hỏi: liệu nhân vật có đạt được nó hay không?
3. GO: Nên phải bước vào một tình thế không
quen thuộc…
| 1/34

Preview text:

VòCẤU TRÚC CỦA MỘT CÂU CHUYỆN
Khái niệm cấu trúc của một câu chuyện (dù thích hay ghét nó) hẳn không còn ai xa lạ với
những người làm biên kịch, hoặc theo đuổi nghề viết.
Một ví dụ điển hình đó là Cấu Trúc 3 Hồi truyền thống (3-Act Structure), vốn từ lâu đã
được áp dụng rộng rãi trong văn học, sân khấu kịch, và cả điện ảnh.
Cấu trúc được ứng dụng trong kể chuyện vì những lý do sau: 1.
Chúng hiệu quả cho người viết trong việc sắp xếp các tình huống truyện theo
một bố cục hợp lý, mạch lạc, trật tự và chặt chẽ, tránh sự thừa thãi, rườm rà, không đúng trọng tâm. 2.
Chúng giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu câu chuyện của tác giả, do
tiềm thức của họ đã quen thuộc với những dạng cấu trúc này qua hàng nghìn bộ
phim, câu chuyện họ đã từng đón nhận.
Tất nhiên, cấu trúc không phải, và cũng không nên, là “chân lý” của người viết. Thế
nhưng không thể phủ nhận nó là một công cụ quan trọng trong hành trang của bất kỳ ai theo nghề biên kịch.
Mục đích của phần mở đầu này không phải là để chứng minh luận điểm đó, mà là để làm
tiền đề cho cái khái niệm mình chuẩn bị giới thiệu sau đây: Vòng Tròn Câu Chuyện (Story Cirlce).
Khái niệm Vòng Tròn Câu Chuyện mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây (chỉ khoảng
hai chục năm đổ lại). Thế nhưng, nó lại dần gây được sự chú ý của cộng đồng biên kịch.
Đặc biệt là ở Hollywood, do tầm ảnh hưởng của Dan Harmon (tác giả của Vòng Tròn
Câu Chuyện) ngày càng được nhân rộng với những TV series rất thành công gần đây áp
dụng chặt chẽ cấu trúc này.
Tuy nhiên, khái niệm này ở Việt Nam hầu như vẫn còn rất mới. Không có tài liệu nào
thực sự bàn luận về nó một cách chuyên sâu và đầy đủ.
Vậy nên, trong bài viết này, mình sẽ mang đến một cái nhìn khái quát về Vòng Tròn Câu
Chuyện (Story Circle), dựa trên những tài liệu gốc của tác giả Dan Harmon mà mình đã
nghiên cứu, cũng như việc thử phân tích nó từ những sản phẩm phim ảnh, truyền hình phổ biến.
Mình cũng cảnh báo trước luôn: bài viết này sẽ khá dài, do mình muốn giải thích sâu và
kỹ nhất có thể. Nhưng xin đảm bảo, số lượng đi đôi với chất lượng.
Đồng thời, sẽ có spoiler môt số bộ phim làm ví dụ, mọi người cân nhắc nhé.
KHÁI NIỆM VÒNG TRÒN CÂU CHUYỆN
Khái niệm Vòng Tròn Câu Chuyện, có thể được hiểu một cách ngắn gọn, là một cấu trúc
kể chuyện, do nhà sản xuất Dan Harmon sáng tạo nên với mục đích làm công cụ để
những người làm biên kịch có thể sử dụng để “khai thông bế tắc”.
Do đó, trước khi đi sâu hơn vào cái khái niệm mới mẻ này, chúng ta cần phải hiểu rằng
cấu trúc Vòng Tròn Câu Chuyện không phải là định luật hay chân lý mà tất cả các câu chuyện đều tuân theo.
Thay vào đó, Vòng Tròn Câu Chuyện chỉ là một tấm bản đồ, hay một mô hình, để hỗ trợ
người viết xây dựng nên một câu chuyện hay.
Nếu ai có thể nghe hiểu tiếng Anh, có thể xem qua video dưới đây của Studio Binder để
có được một cái nhìn tổng quan về 8 bước của Vòng Tròn Câu Chuyện.
Vòng Tròn Câu Chuyện (Story Circle) qua giới thiệu của Studio Binder
NGUỒN GỐC CỦA VÒNG TRÒN CÂU CHUYỆN
Hiểu về nguồn gốc của Vòng Tròn Câu Chuyện là một bước rất quan trọng để có được
một cái nhìn chính xác nhất về nó.
Khái niệm Vòng Tròn Câu Chuyện lần đầu tiên được giới thiệu trong một blog series do
Dan Harmon viết trên Channel101.
Tuy nhiên, Dan Harmon không “tự nhiên” phát minh ra nó, mà nó là kết tinh của tổng hòa
rất nhiều những kiến thức đi trước.
Những nền tảng kiến thức bắt nguồn
Vòng Tròn Câu Chuyện, có thể coi là một phiên bản giản lược, chắt lọc từ cấu trúc
“Monomyth” của Joseph Campbell.
Vậy hãy nói qua một chút về monomyth.
Myth là những câu chuyện truyền thuyết được truyền lại từ đời này qua đời khác ở các
nền văn hóa. Ví dụ như ở Việt Nam có truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, truyền thuyết Thánh Gióng,… Mono là đơn.
Nếu coi những câu chuyện truyền thuyết là khởi nguồn của nghệ thuật kể chuyện trong
nền văn minh loài người, thì monomyth là cái mô hình chung nhất của những câu
chuyện đó. Đó cũng là lý do monomyth còn được biết đến với cái tên “the hero with a
thousand faces” (người hùng với hàng ngàn khuôn mặt).
Cái mô hình này bao gồm 17 bước, là một giả thuyết do tiến sĩ văn học người Mỹ
Joseph Campbell đúc kết lại từ những nghiên cứu của ông. Bản thân cái giả thuyết này
cũng được dựa trên những nền tảng của Adolf Bastian (nhân chủng học) và Carl Jung (tâm lý học).
Chính vì vậy mà monomyth có tính tượng trưng rất lớn, với những hình ảnh mang tính
biểu tượng (archetype) như thần, nữ thần, cha, mẹ, v…v… mà những ai quan tâm có thể
tìm hiểu thêm ở các học thuyết phân tâm học (analytical psychology) của Carl Jung
Cấu trúc “The Hero’s Journey” và quá trình chuyển hóa của nhân vật
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ được ứng dụng phổ biến trong phim ảnh khi
Christopher Vogler (một sếp lớn của Disney) quyết định áp dụng nó vào những câu
chuyện của hãng. Ví dụ như bộ phim “The Lion King” (1994), hay trong cuốn sách “The
Writer’s Journey: Mythic Structure for Storytellers and Screenwriters” được xuất bản năm 1992.
Phiên bản của Christopher Vogler được biết đến với cái tên “The Hero’s Journey” (hành
trình của người hùng), được giản lược xuống chỉ còn 12 bước.
Bắt nguồn từ những nền tảng ấy, cấu trúc Vòng Tròn Câu Chuyện ra đời, là một cấu trúc
được đơn giản hóa, kết tinh từ “The Hero’s Journey” và “Monomyth”. Vòng Tròn Câu
Chuyện chỉ có 8 bước, do đó rất dễ hiểu, và có tính ứng dụng rất cao. Tác giả Dan Harmon
Tác giả của Vòng Tròn Câu Chuyện Dan Harmon
Vậy Dan Harmon là ai? Có đáng để chúng ta học hỏi không?
Ông là nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất, và là tác giả của những show truyền hình nổi
tiếng như “Community” hay “Rick And Morty”, có lẽ không còn xa lạ với nhiều người.
Ông được trao 2 giải Emmy cho những đóng góp của mình trong lĩnh vực truyền hình.
Không những vậy, phim của Dan còn có những ý tưởng rất “dị”, rất đột phá, giúp ông tạo
được một lượng followers có thể nói là cực kì hùng hậu.
“Rick and Morty”, có lẽ không phải bàn nhiều, là series hoạt hình sitcom nổi tiếng nhất
Hollywood trong những năm gần đây. Còn “Community”, là một trong top 15 show sitcom
xuất sắc nhất thế kỷ 21 theo đánh giá của Screenrant.
Vậy nên, trình độ cũng như uy tín của Dan trong lĩnh vực này, là không thể chối cãi.
TÌM HIỂU CẤU TRÚC VÒNG TRÒN CÂU CHUYỆN
Đầu tiên hãy vẽ một cái vòng tròn. Sau đó kẻ 4 đường thẳng cắt vòng tròn đó ra làm 8
phần đều nhau (như cắt miếng pizza vậy). Và sau đó, tại những điểm cắt, hãy đánh số
từ 1 đến 8, bắt đầu từ điểm trên cùng và dần đi theo chiều kim đồng hồ.
Cách chia Vòng Tròn Câu Chuyện làm 8 bước
8 con số này sẽ tương ứng với 8 bước sau: 1. You. 2. Need. 3. Go. 4. Search. 5. Find. 6. Take. 7. Return. 8. Change.
Đó là 8 bước cơ bản, phiên bản đơn giản hóa vấn đề nhất có thể để chúng ta có thể dễ
nhớ, dễ hình dung, và dễ áp dụng cho những dự án của mình. Hãy bỏ một chút thời gian giữ lấy nó trong đầu!
Để giải thích rõ hơn một chút: 1.
Một nhân vật đang ở trong vùng an toàn… 2.
Nhưng anh ta có một nhu cầu gì đó… 3.
Nên phải bước vào một tình thế không quen thuộc… 4.
Để tìm kiếm và thích nghi… 5.
Và đạt được một kết quả… 6.
Nhưng phải trả một cái giá rất đắt… 7.
Rồi quay trở về nơi xuất phát… 8.
Là một người đã thay đổi.
Cấu trúc 8 bước của Vòng Tròn Câu Chuyện
Tất nhiên, do khác biệt về ngôn ngữ, nên khi dịch lại từ tiếng Anh về tiếng Việt, không
tránh khỏi những sai số nhất định. Không phải ở bản thân con chữ, mà là ở cách chúng
ta diễn giải và hiểu chúng.
Cách diễn giải của Dan Harmon mang tính trừu tượng (abstract), nên nội dung của 8
bước này hoàn toàn không chỉ nên được hiểu theo nghĩa đen.
Vì vậy, hãy cố gắng nhìn nhận chúng bằng cách thực sự hiểu cái ý nghĩa mà chúng đại diện, tượng trưng.
Sau đây mình sẽ giải thích từng bước một cách kỹ hơn.
1. YOU: Một nhân vật đang ở trong vùng an toàn…
Bước 1 : YOU của Vòng Tròn Câu Chuyện
“Nhân vật” của bạn là ai?
“Vùng an toàn” của nhân vật là như thế nào?
Hãy giới thiệu ở ngay 1/8 đầu tiên của câu chuyện để ngay lập tức tạo được kết nối với
khán giả. Đừng nên quá rườm rà ở bước khởi đầu, nếu như không muốn khán giả của
bạn ngáp và nhìn đi chỗ khác.
“Nhân vật” là người mà câu chuyện xoay quanh. Đó có thể là nhiều người. Đó thậm chí
có thể chẳng cần phải là người (một chú chó, một món đồ chơi, một quả cam, một chiếc xe hơi).
“Vùng an toàn” ở đây có thể hiểu là trạng thái cuộc sống hiện tại, hoặc thậm chí là trạng
thái cảm xúc của nhân vật ở thời điểm câu chuyện bắt đầu. Là cái nhìn tổng thể
“BEFORE” của nhân vật trước khi tất cả những thứ rối rắm sau đó xảy ra.
2. NEED: Nhưng anh ta có một nhu cầu gì đó… Bước 2 :
NEED của Vòng Tròn Câu Chuyện
Có nhân vật thôi là chưa đủ. Nhân vật cần phải có một “nhu cầu” ở bước thứ 2 này, để
câu chuyện mới có thể thực sự bắt đầu. Vậy “nhu cầu” là gì?
Là một thứ mới xuất hiện trong 1/8 thứ hai của câu chuyện. Sự xuất hiện của “nhu cầu”
bỗng nhiên khiến cái “vùng an toàn” của nhân vật trở nên không ổn, trở nên không trọn
vẹn, trở nên không quen thuộc.
“Nhu cầu” là khởi nguồn buộc nhân vật phải thay đổi. Nhưng tất nhiên, thay đổi chẳng bao giờ là dễ dàng.
“Nhu cầu” có thể xuất hiện như thế nào?
Một vấn đề nào đó xảy ra? Anh chàng nhân viên mất việc do bị sếp bắt quả tang đang
xem phim 18+ trong giờ làm việc?
Hay một mục tiêu nào đó mới xuất hiện? Một vị trí trưởng phòng lương cao ngất ngưởng
bỗng nhiên bị bỏ trống?
Dù gì đi chăng nữa, hãy cho nhân vật của bạn một “nhu cầu” đủ mạnh mẽ, để khán giả
bị thu hút với câu hỏi: liệu nhân vật có đạt được nó hay không?
3. GO: Nên phải bước vào một tình thế không quen thuộc…