tố này có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn vị trí công trình, sự ổn định của hố móng cũng như
tổ chức thi công.
- Cấu tạo địa chất: gồm các đặc điểm như thế nằm, nứt nẻ, đứt gãy, vỡ vụn,... của đất đá.
Cấu tạo địa chất ảnh hưởng tới sự ổn định của nền, tính thấm của đất đá, sự phát triển của hiện
tượng phong hoá, trượt, cactơ,...
- Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của các lớp đất đá: đây là yếu tố quan trọng nhất bởi
vì đất đá được dùng làm nền, môi trường hay vật liệu xây dựng. Chúng đóng vai trò quyết định
đối với sự ổn định của công trình. Đối với mỗi loại đất đá, cần nghiên cứu đặc điểm phân bố
(chiều dày và sự biến đổi trong không gian), đặc điểm kiến trúc, thành phần, màu sắc, trạng
thái và các đặc trưng cơ lý của chúng.
- Đặc điểm ĐCTV khu vực: Nước dưới đất có ảnh hưởng tới độ bền, độ ổn định của đất đá
cũng như khả năng thi công, cung cấp nước trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
Khi nghiên cứu điều kiện ĐCTV, cần chú ý đặc điểm phân bố, chiều dày, tính thấm của đất đá,
động thái, thành phần hoá học, tính chất ăn mòn cũng như mức độ phong phú của nước dưới
đất.
- Các hiện tượng địa chất động lực khu vực: Tuỳ trường hợp cụ thể mà các hiện tượng
địa chất đóng vai trò khác nhau đối với sự ổn định cũng như hiệu quả xây dựng công trình.
Cần làm sáng tỏ nguồn gốc phát sinh, quy mô phát triển, các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác
hại của chúng đối với việc xây dựng công trình. Từ đó đề ra các biện pháp ngăn chặn ảnh
hưởng bất lợi của chúng.
- Vật liệu xây dựng và khoáng tự nhiên: Đối với một số công trình như thuỷ lợi, giao thông
có khối lượng đào đắp nhiều, yếu tố này có thể đóng vai trò quyết định tới việc lựa chọn loại,
kết cấu, quy mô cũng như giá thành xây dựng công trình. Khi nghiên cứu vật liệu xây dựng,
cần làm sáng tỏ chất lượng, trữ lượng, khả năng khai thác và vận chuyển đến công trình.
Từ tài liệu khảo sát ĐCCT, nhà thiết kế có thể đánh giá chất lượng nền đất và lựa chọn vị trí
tối ưu. Đồng thời đưa ra giải pháp nền móng hợp lý về mặt kinh tế và đảm bảo kỹ thuật, hoặc
đề ra các biện pháp khai thác, sử dụng đất đá một cách hợp lý (trong hoạt động kinh tế khác).
Ngoài ra, có thể dự báo được sự biến đổi của điều kiện ĐCCT, ĐCTV khi xây dựng và sử
dụng công trình.
Câu 7 - Phân loại nước dưới đất theo môi trường tồn tại?
Nước dưới đất được chia làm các dạng sau :
1. Nước kết hợp bên trong khoáng vật
- Nước kết cấu : là loại nước tồn tại ở những vị trí nhất định trog mạng inh thể
khoáng vật dưới dạng ion H
+
và OH
-
( như trong tầng 8 mặt Al-O-OH), ở điều kiện
nhiệt độ