Lý thuyết hành vi nhà sản xuất - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Lý thuyết hành vi nhà sản xuất - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TR¯àNG Đ¾I HàC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TR¯àNG HÀ NÞI
KHOA KINH T¾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TR¯àNG
KỲ THI K¾T THÚC HàC PHÄN
HàC KỲ 1, NM HàC 2021-2022
ĐÁ tài bài tÁp lßn: ĐÁ 2 - Lý thuy¿t hành vi nhà sÁn xuÃt
Há và tên sinh viên : Mã sinh viên : Lßp :
Tên hác phÅn :
GiÁng viên h°ßng d¿n :
Hà Nßi, ngày 7 tháng 2 nm 2022
MĀC LĀC
LàI Mâ ĐÄU ............................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiện cứu ........................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
MÞT SÞ KÝ HIÞU ................................................................................................... 4
NÞI DUNG ................................................................................................................ 5
CH¯¡NG I: LÝ THUY¾T VÀ Đ¯àNG Đ¾NG L¯þNG ............................... 5
1.1. Khái niệm đường đẳng lượng ........................................................................ 5
1.2. Đặc điểm của đường đẳng lượng .................................................................. 6
1.3. Đồ thị minh họa ............................................................................................. 6
1.4. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của L cho K ...................................................... 8
CH¯¡NG II: VÀN DĀNG ................................................................................... 9
2.1. Thông tin ....................................................................................................... 9
2.2. Bài làm ........................................................................................................ 10
CH¯¡NG III: LIÊN HÞ THþC TIàN VÀ THþC TR¾NG NNG SUÂT
LAO ĐÞNG T¾I CÁC DOANH NGHIÞP â VIÞT NAM HIÞN NAY VÀ ĐÀ
XUÂT MÞT SÞ GIÀI PHÁP. ............................................................................ 12
3.1. Thực trạng năng suất lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 13
3.2. Giải pháp giúp tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp của Việt Nam ... 14
K¾T LUÀN .............................................................................................................. 15
TÀI LIÞU THAM KHÀO ...................................................................................... 16 2
LàI Mâ ĐÄU
1. Lý do chán đÁ tài
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên
cứu những quyết định của các cá nhân (người tiêu dùng và người sản xuất) trên từng
loại thị trường, từ đó, rút ra những vấn đề mang tính quy luật kinh tế. Trong đó, lý
thuyết hành vi nhà sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của kinh tế học.
Việc nghiên cứu lý thuyết hành vi nhà sản xuất là một trong những vấn đề cơ bản
quyết định thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Và còn giúp cho chúng ta nắm
được các khái niệm và các nguyên tắc trong sản xuất như hàm sản xuất, yếu tố sản
xuất cố định, yếu tố sản xuất biến đổi…,các quyết định lựa chọn phối hợp các yếu tố
đầu vào để tối đa hóa sản lượng hoặc tối thiểu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy
tôi đã lựa chọn lý thuyết hành vi nhà sản xuất làm đề tài để phân tích, đánh giá.
2. Māc tiêu nghiên cứu
- Để hiểu rõ hơn về cách lựa chọn các yếu tố đầu vào và vận dụng các công thức tính
toán để giải quyết vấn đề về các yếu tố đầu vào.
- Dựa vào sự phân tích, đánh giá về lý thuyết hành vi nhà sản xuất để liên hệ với thực
tiễn và đưa ra một số giải pháp về thực trạng năng suất lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
3. Đßi t°ÿng, ph¿m vi nghißn cứu
- Lý thuyết về đường đẳng lượng
- Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay
4. Ph°¢ng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp 3
MÞT SÞ KÝ HIÞU DN: Doanh nghiệp
GDP: Tổng sản phẩm trong nước K: Vốn L: Lao động
MPK: Năng suất cận biên của vốn
MPL: Năng suất cận biên của lao động
MRTSLK: Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của L đối với K Q: Sản lượng TC: Tổng chi phí v: Giá vốn w: Giá lao động
∆Q = Q2 – Q1 : là sự thay đổi của sản lượng
∆L = L2 – L1 : là sự thay đổi của lao động
∆K = K2 – K1 : là sự thay đổi của vốn 4 NÞI DUNG
CH¯¡NG I: LÝ THUY¾T VÀ Đ¯àNG Đ¾NG L¯þNG
1.1. Khái nißm đ°áng đ¿ng l°ÿng
Đường đẳng lượng là đường biểu thị các kết hợp yếu tố sản xuất (K, L) khác
nhau nhưng cùng sản xuất ra một mức sản lượng (Q).
Đường đẳng lượng là một cách biểu thị các hàm sản xuất: Q = f (K, L).
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố đầu vào vốn K và lao động L
với hàm sản xuất Q = 2KL. Từ giả thiết trên ta có thể lập được bảng 1.1 với hàng
ngang biểu thị số lượng lao động L, cột dọc biểu diễn số lượng vốn K.
BÁng 1.1. K¿t quÁ sÁn xuÃt vßi 2 y¿u tß đÅu vào K và L Lao động (L) 1 2 3 4 5 6 Vốn (K) 1 2 4 6 8 10 12 2 4 8 12 16 20 24 3 6 12 18 24 30 36 4 8 16 24 32 40 48 5 10 20 30 40 50 60 6 12 24 36 48 60 72
Mỗi số ghi trong bảng là số đầu ra tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất
được với một cách kết hợp các đầu vào lao động (L) và vốn (K). Ví dụ, 2 đơn vị vốn
và 3 đơn vị lao động tạo ra 12 đơn vị sản xuất (đầu ra). Mỗi dãy số theo hàng ngang
là đầu ra tăng, khi các đầu vào của lao động tăng (với đầu vào vốn là cố định). Cũng
tương tự như vậy, mỗi dãy số theo cột dọc là số đầu ra tăng, khi các đầu vào của vốn
tăng (với đầu vào lao động cố định). 5
Những ô màu xám thể hiện các kết hợp yếu tố sản xuất khác nhau nhưng cùng
sản xuất ra một mức sản lượng như nhau là Q = 24.
Qua bảng số liệu có thể thấy, có những trường hợp mặc dù sự kết hợp về đầu
vào là khác nhau nhưng vẫn tạo ra mức sản lượng như nhau. Khi biểu diễn trên đồ thị
các cách kết hợp đó sẽ nằm trên một đường được gọi là đường đẳng lượng.
1.2. Đặc đißm của đ°áng đ¿ng l°ÿng
- Đường đẳng lượng có hình dạng dốc xuống về phía bên phải và lồi về phía gốc tọa độ.
- Tất cả những điểm nằm cùng trên một đường đẳng lượng đều sản xuất ra một số
lượng sản phẩm như nhau.
- Đường đẳng lượng càng xa gốc tọa độ thì mức sản lượng càng cao.
- Các đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau.
1.3. Đồ thß minh háa
Trục tung biểu thị vốn và trục hoành biểu thị lao động.
Đầu ra tăng khi một đường dịch chuyển từ đường đẳng lượng phía trong ra
ngoài (từ Q1 tới Q2 và Q3). K Q3 > Q2 > Q1 Q A 3 K1 Q2 K B 2 Q 1 O L L 1 L2
Hình 1.1. Đồ thß đ°áng đ¿ng l°ÿng 6
Đồ thị trên biểu thị 3 đường đẳng lượng Q1, Q2, Q3. Trên đường đẳng lượng
Q1 thể hiện hai điểm A(L1, K1) và B(L2, K2) là các cách kết hợp 2 đầu vào vốn và lao
động khác nhau nhưng cùng sản xuất ra đ ợ
ư c một lượng đầu ra Q1.
Dựa vào số liệu bảng 1.1, thể hiện những phối hợp cùng cho mức sản lượng
đầu ra là 12, 24 và 36 ta có lên trục tọa độ, với trục tung là vốn (K) trục hoành là lao
động (L). Ta có đồ thị hình 1.2 thể hiện các đường đẳng lượng. K Hướng tăng G 6 - lên của sản lượng 5 - E 4 - C F H 3 - Q3 = 36 D Q2 = 24 2 - Q1 = 12 1 - O 1 2 3 4 5 6 L
Hình 1.2. Các đ°áng đ¿ng l°ÿng
Đồ thị 1.2 cho ta ba đường đẳng lượng vẽ từ số liệu bảng 1.1. Đường đẳng
lượng Q1 đo lường tất cả sự kết hợp yếu tố đầu vào vốn và lao động cho cùng mức
đầu ra là 12. Tại điểm C, có 2 đơn vị lao động và 3 đơn vị vốn sản xuất ra 12 đơn vị
đầu ra. Trong khi tại D, có cùng một đầu ra như vậy được sản xuất bởi 3 đơn vị lao
động và 2 đơn vị vốn. Đường đẳng lượng Q2, nằm phía trên và bên phải của Q1 ở mức
sản lượng đầu ra là 24, vì đường này dùng nhiều lao động hoặc vốn hơn, hoặc nhiều
hơn cả 2 yếu tố vốn và lao động để đạt được mức đầu ra cao hơn đường Q1. Tương
tự như vậy, đường đẳng lượng Q3 nằm phía trên bên phải của Q2 và có mức sản lượng
đầu ra là 36. Đường đẳng lượng Q3 là đường cao nhất. 7
1.4. Tỷ lß thay th¿ kỹ thuÁt biên của L cho K
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của L đối với K (MRTSLK) là số lượng vốn
phải bớt đi để tăng thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi sản lượng đầu
ra Q. Ta có công thức tính: ∆K MRTSLK = 2 ∆L
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của L đối với K sẽ giảm dần dọc theo đường
đẳng lượng từ trên xuống.
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên có giá trị càng lớn thì độ dốc đường đẳng
lượng càng cao. Ngược lại, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên có giá trị càng nhỏ thì
đường đẳng lượng càng thoải.
Trong ví dụ trên, xét đường Q2 = 24 có bốn cách phối hợp tại điểm E, F, I, K. K 6 - I 5 - -∆K E 4 - ∆L F 3 - -∆K K 2 - Q2 = 24 1 - ∆L O 1 2 3 4 5 6 L
Hình 1.3. Tỷ lß thay th¿ kỹ thuÁt cÁn biên
Xét tại một đường đẳng lượng tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có quan hệ đồng
biến chặt chẽ với năng suất biên. Mối quan hệ này được thể hiện qua năng suất biên
của yếu tố đầu vào giảm xuống phải bằng với năng suất biên của yếu tố đầu vào tăng thêm. 8
Ta có số lượng đầu ra giảm do giảm sử dụng K là: - ∆Q = MP 2 ∆Q K × ∆K ∆Q = - MPK × ∆K MPK = ∆K
Lại có số lượng đầu ra tăng do tăng sử dụng L là: ∆Q ∆Q = MPL × ∆L MPL = ∆L Có: MPL × ∆L = - MPK × ∆K ∆K MP MRTS L LK = 2 = ∆L MPK
CH¯¡NG II: VÀN DĀNG 2.1. Thông tin
Một doanh nghiệp công nghiệp (DN) cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm
X, chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào tương ứng là: v = 100$/đơn vị vốn và w =
200$/đơn vị lao động, tổng chi phí doanh nghiệp chi ra là 1.000.000 $, hàm sản xuất cho bởi: Q = 50KL
(ĐVT: Q là đơn vị sản phẩm, K là đơn vị vốn, L là đơn vị lao động)
a. Hãy xác định phương án lựa chọn yếu tố sản xuất tối ưu để DN tối đa hóa sản
lượng? Xác định phần sản lượng tối đa đó.
b. Do tình hình kinh tế khó khăn, DN phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm chi phí
còn lại là 900.000 $, giá vốn và giá lao động không thay đổi, hãy giúp DN lựa
chọn lại yếu tố sản xuất sao cho phù hợp. Tính mức sản lượng tối đa khi đó.
c. Giả sử DN muốn sản xuất mức sản lượng Q = 900.000.000 đơn vị sản phẩm,
hãy tìm phương án lựa chọn yếu tố sản xuất tối ưu để chi phí tối thiểu. Xác
định mức chi phí tối thiểu đó.
d. Giả sử giá của vốn tăng lên thành v1 = 200 $/đơn vị vốn, giá lao động không
đổi và tổng chi phí vẫn là 1.000.000$, phương án lựa chọn yếu tố sản xuất tối 9
ưu của doanh nghiệp có thay đổi không? Tính mức sản lượng tối đa khi đó đạt được. 2.2. Bài làm a. Hàm sản xuất: Q = 50KL
Năng suất cận biên của vốn: MPK = Q′K = 50L
Năng suất cận biên của lao động: MPL = Q′L = 50K
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa L và K: MP 50K K MRTS L LK = = = MPK 50L L Tổng chi phí:
TC = w × L + v × K = 1 000 000 MPL = w Ta có hệ phương trình: { MPK v w × L + v × K = 1 000 000 K = 200 { L 100 200L + 100K = 1 000 000 2 = 0 { 200L 100K 200L + 100K = 1 000 000 { L = 2500 K = 5000
Vậy để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận thì phương án lựa chọn yếu tố sản
xuất tối ưu là 5000 yếu tố vốn và 2500 lao động. Sản lượng tối đa là:
Q = 50KL = 50 × 5000 × 2500 = 625 000 000 (đơn vị sản phẩm)
b. Tổng chi phí sau khi doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và cắt giảm chi phí:
TC = w × L + v × K = 900 000 10 MPL = w Ta có hệ phương trình: { MPK v w × L + v × K = 900 000 K = 200 { L 100 200L + 100K = 900 000 2 = 0 { 200L 100K 200L + 100K = 900 000 { L = 2250 K = 4500
Vậy khi doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và cắt giảm chi phí thì phương án lựa
chọn yếu tố sản xuất tối ưu là 4500 yếu tố vốn và 2250 lao động.
Sản lượng tối đa khi đó là :
Q = 50KL = 50 × 4500 × 2250 = 506 250 000 (đơn vị sản phẩm) MPL = w
c. Ta có hệ phương trình: { MPK v Q = 50KL K = 200 { L 100 50LK = 900 000 000 K = 200L = 2L (1) { 100 50KL = 900 000 000 (2)
Thay phương trình (1) vào phương trình (2) ta có: 50 × 2L × L = 900 000 000 L2 = 9 000 000 L = 3000 (chọn) { L = 23000 (loại)
Thay L = 3000 vào (1) ta có: K = 2L = 2 × 3000 = 6000
Vậy để chi phí tối thiểu thì phương án lựa chọn yếu tố sản xuất tối ưu là 6000
yếu tố vốn và 3000 lao động. 11
Mức chi phí tối thiểu là:
TC = w × L + v × K = 200 × 3000 + 100 × 6000 = 1 200 000 ($)
d. Khi giá vốn tăng lên thành v1 = 200$ thì:
TC = w × L + v1 × K = 1 000 000 MPL = w Ta có hệ phương trình: { MPK v1 w × L + v1 × K = 1 000 000 K = 200 = 1 { L 200 200L + 200K = 1 000 000 { K = L 200L + 200K = 1 000 000 200K + 200K = 1 000 000 400K = 1 000 000 K = 2500 L = K = 2500
Vậy khi thay đổi giá vốn thành v1 thì phương án lựa chọn yếu tố sản xuất tối
ưu của doanh nghiệp có thay đổi, cụ thể là 2500 yếu tố vốn và 2500 lao động.
Sản lượng tối đa khi thay đổi giá vốn thành v1:
Q = 50KL = 50 × 2500 × 2500 = 312 500 000 (đơn vị sản phẩm)
CH¯¡NG III: LIÊN HÞ THþC TIàN VÀ THþC TR¾NG NNG
SUÂT LAO ĐÞNG T¾I CÁC DOANH NGHIÞP â VIÞT NAM HIÞN
NAY VÀ ĐÀ XUÂT MÞT SÞ GIÀI PHÁP.
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao động
cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị tạo ra trong
một đơn vị thời gian, hay lượng thời gian lao ộ
đ ng hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm. Năng suất lao động thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, 12
đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất; là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
3.1. Thÿc tr¿ng nng suÃt lao đßng t¿i các doanh nghißp ã Vißt Nam hißn nay
Trong mọi nền kinh tế, khu vực doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng vì
có thể giải quyết được việc làm cho phần lớn lao động của nền kinh tế. Nâng cao
năng suất của khu vực doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
năng suất lao động của nền kinh tế. Năng suất lao động doanh nghiệp là yếu tố có ý
nghĩa quyết định tới tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Có nhiều nhân tố tác động
đến năng suất lao động tại các doanh nghiệp như trình độ và kỹ năng của người lao
động; tài sản, khả năng tổ chức, quản lý và đổi mới; vị trí địa lý, mức độ tập trung
doanh nghiệp, đô thị hóa...
Trong năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt
động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế của mọi quốc qia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Dịch Covid-19 kéo dài đã khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ
phá sản, chuỗi cung ứng đứt gãy, cùng với đó là nguồn lao động giảm mạnh, ảnh
hưởng tiêu cực đến tình hình lao động. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo
giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398
USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020). Tuy năng suất lao động có tăng
nhưng vẫn còn thấp và có sự chênh lệch lớn so với một số quốc gia trong khu vực
(thấp hơn 3 lần so với Thái Lan và 26 lần so với Singapore).
Năng suất lao động tại các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay còn khá thấp.
Nguyên nhân là do chất lượng nguồn lao động còn thấp, thiếu hụt lao động có tay
nghề, thiếu sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, lực lượng lao động của Việt Nam
đang bị già hóa. Khoa học công nghệ phát triển nhanh nhưng thiếu lao động có năng
lực vận hành và theo kịp công nghệ. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp, khả năng đầu tư công nghệ hạn chế, kinh nghiệm quản
lý sản xuất, năng lực cạnh tranh kém, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng 13
tạo còn rất thấp. Vì vậy các doanh nghiệp cần có những giải pháp, đổi mới sáng tạo
không chỉ nhằm thúc đẩy năng suất mà còn là yêu cầu bắt buộc của nhiều doanh
nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường.
3.2. GiÁi pháp giúp nâng cao nng suÃt lao đßng t¿i doanh nghißp của
Vißt Nam hißn nay.
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay đòi hỏi các doanh
nghiệp cần có chiến lược nâng cao năng suất lao động gắn với tăng cường độ sâu vốn
và công nghệ. Doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và các dây truyền tiên tiến để
nâng cao tốc độ và chất lượng sản xuất. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn của các
doanh nghiệp để có điều kiện tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin
giúp tăng năng suất lao động. Các doanh nghiệp cũng cần có chiến lược phù hợp
trong việc lựa chọn thị trường, phân khúc thị trường để khai thác, kinh doanh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào đào
tạo, nâng cao các kỹ năng về công nghệ, các kỹ năng chuyên môn cho người lao động,
khuyến khích đào tạo người lao động mới. Và tăng cường chăm lo cho đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động, tạo điều kiện để họ ổn định đời sống ví dụ như
xây kí túc xá cho người lao động, mở nơi trông trẻ giúp các lao động trong doanh
nghiệp, có xe đưa đón các lao động ở xa đi làm,…
Để doanh nghiệp phát triển, năng suất lao động tăng thì không thể thiếu đội
ngũ quản trị doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị cũng cần được chú trọng đào tạo kiến
thức, kỹ năng quản trị hiện đại, nâng cao các kỹ năng như ngoại ngữ, tin học văn phòng.
Trong tình hình dịch Covid-19 kéo dài như hiện nay, các doanh nghiệp cần có
các biện pháp bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động để có thể duy trì hoạt
động sản xuất. Một số biện pháp như thực hiện 5K, xét nghiệm nhanh cho công nhân
viên trước khi vào công ty, triển khai <3 tại chỗ= (thực hiện sản xuất tại chỗ, nghỉ tại chỗ, ăn tại chỗ). 14
K¾T LUÀN
Các đường đẳng lượng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi
ra quyết định sản xuất. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có thể đạt được
một đầu ra đặc biệt bằng cách sử dụng những cách kết hợp khác nhau của các đầu
vào và người quản lý của một doanh nghiệp phải hiểu rõ sự linh hoạt ấy trong việc
lựa chọn những yếu tố đầu vào, để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, đồng
thời phải chú ý tới quy luật năng suất cận biên giảm dần.
Năng suất lao động tại doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay còn thấp. Các
doanh nghiệp cần tiếp cận các nguồn vốn đầu tư để cải tiến công nghệ, nâng cao chất
lượng sản xuất và kết hợp đào tạo lao động có kỹ năng, chuyên môn cao nhằm nâng cao năng suất lao động. 15
TÀI LIÞU THAM KHÀO
1. Thanh Thảo, Cải thiện năng suất lao động, Biên Phòng, ngày 7 tháng 5 năm
2021.https://www.bienphong.com.vn/cai-thien-nang-suat-lao-dong- post439535.html
2. Tổng Cục Thống Kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021,
ngày 29 tháng 12 năm 2021. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2021/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2021/
4. Giáo trình môn Kinh tế vi mô, Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 16