Lý thuyết môn chủ nghĩa xã hội khoa học về Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống … của cộng đồng xã hội được sinh ra trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2. Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội:
2.1 Khái niệm ý thức xã hội:
Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của
tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình
cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống … của cộng
đồng xã hội được sinh ra trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã
hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Ý thức xã hội chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của
xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai
đoạn phát triển nhất định.
VD: Một số giá trị truyền thống văn hóa tiêu biểu của con người Việt Nam: tinh
thần yêu nước, tinh thần bất khuất, tinh thần tự chủ, tinh thần đoàn kết, tinh
thần nhân ái, tinh thần cần cù, tiết kiệm... 2.2 Kết cấu xã hội:
- Tùy theo mức độ nghiên cứu mà chúng ta có thể phân chia kết cấu của ý
thức xã hội thành các cấp độ khác nhau như: Ý thức thông thường và ý thức lý
luận; tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
- Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là những tri thức,
những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt
động trực tiếp hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa, chưa được tQng hợp và khái quát hóa.
- Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, những quan điểm
được tQng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới
dạng các khái niệm, các phạm trù, các quy luật.
-Ý thức thông thường và ý thức lý luận tuy là hai trình độ, hai phương thức
phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng chúng có mối quan hệ tác động
qua lại. Chúng có cùng một nguồn gốc là tồn tại xã hội và bị quyết định bởi
hoạt động thực tiễn của con người. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau. Ý thức
thông thường phản ánh trực tiếp về tính đa dạng, phong phú và tính sinh động
cuộc sống hàng ngày của con người. Tri thức và những quan niệm của ý thức
thông thường tuy thấp hơn so với ý thức lý luận, nhưng những tri thức kinh
nghiệm phong phú của nó là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết
khoa học. Ngược lại ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan
một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, tìm ra những mối liên hệ bản chất và
quy luật của các sự vật và hiện tượng. Theo trình độ phản ánh:
Ý thức xã hội thông thường bao gồm: Những tri thức, những quan niệm, Tâm lí xã hội Ý thức lý luận -
là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân. T Tâm lý xã hội âm lý xã hội
bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ,
phong tục, tập quán, ước muốn...của một người, một tập đoàn người, một bộ
phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc
sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó.
-Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận
thức lý luận về tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của
mọi mối quan hệ xã hội; là kết quả của sự tQng kết, sự khái quát hóa các kinh
nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị,
pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo...
- Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh
khác nhau của ý thức xã hội, nhưng nó có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Chúng có cùng nguồn gốc và bị quyết định bởi tồn tại xã hội. Tâm lý xã
hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự hình thành, truyền
bá, tiếp thu của con người với một hệ tư tưởng nhất định.
Phương thức phản ánh:
- Tâm lí xã hội: +Tình cảm, ước muốn, tâm trạng, tập quán;
+ Hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày
của họ và phản ánh đời sống đó.
- Hệ tư tưởng xã hội: +Nhận thức lý luận về tồn tại xã hội
+Hệ thống những quan điểm, tư tưởng;
+Sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội.