Lý thuyết môn Xã hội học đại cương về Sự thma gia phân công công việc trong gia đình

Lý thuyết môn Xã hội học đại cương về Sự thma gia phân công công việc trong gia đình giúp sinh viên ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học để đạt kết quả cao sau khi kết thúc học phần

Thông tin:
2 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết môn Xã hội học đại cương về Sự thma gia phân công công việc trong gia đình

Lý thuyết môn Xã hội học đại cương về Sự thma gia phân công công việc trong gia đình giúp sinh viên ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học để đạt kết quả cao sau khi kết thúc học phần

94 47 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|36625228
1. Sự tham gia về phân công công việc trong gia đình
Trong định kiến xã hội xưa, câu nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã nêu
lên được vai trò, nhưng cũng có phần áp đặt trong khuôn khổ về công việc của
phụ nữ và đàn ông trong gia đình. Người đàn ông phải làm những việc lớn,
những việc bên ngoài nên được xem là “trụ cột”, còn những người phụ nữ có
công việc chính là chăm lo gia đình, bếp núc hay con cái. Xã hội xưa đã tạo ra
tính “gia trưởng” và người đàn ông không bao giờ làm những việc như dọn dẹp
hay nấu ăn.
Trong xã hội hiện đại, phân công lao động công việc trong nhà dần có sự thay
đổi để phù hợp với xã hội. Theo kết quả khảo sát từ Bảng 1, trong năm 2015,
các nhóm công việc thiên về nội trợ (nấu ăn, may vá, giặt giũ) thì có xu hướng
giới nữ chọn nhiều hơn. Ngược lại, những công việc hơi mang tính rắc rối (sửa
điện nước, khoan tường, bắt ốc) thì phần lớn người nam sẽ đảm nhận. Sự phân
công công việc có phần tương tự như xã hội trước đây.
Nhưng cũng với bảng khảo sát trên, những công việc mà trước đây thường được
xem là một phần của “nội trợ” và trách nhiệm thuộc về người phụ nữ, nhưng
bản chất của nó có thể dễ dàng thực hiện bởi hai giới vì sự đơn giản, như là quét
dọn, chùi rửa toilet, giặt giũ, ủi xếp quần áo và rửa chén thì bây giờ có thể thấy
rõ thanh niên nam cũng bắt đầu làm những công việc trên. Xã hội hiện đại đã
dần dần thay đổi được tư tưởng “việc nhà là của đàn bà” và những công việc
này dần được chia sẻ bởi những người được xem là “trụ cột” trong nhà.
Sự phát triển từ xã hội có tác động đến sự hình thành trong thói quen, cũng như
tư tưởng của thế hệ thanh niên hiện nay. Theo bài khảo sát, nhóm tác giả chỉ ra
rằng môi trường sống có tác động đến tư tưởng của con người. Tỷ lệ thanh niên
sinh ra và lớn lên trong thị xã, thành thị, có thể do điều kiện sống đầy đủ và các
nhu cầu khác cần thiết hơn nên việc nấu ăn không phải là nhiệm vụ chính, các
thanh thiếu niên ở các thành phố thường không biết nấu ăn. Ngược lại, các
thanh niên gốc nông thôn thì có thể nấu ăn rất tốt và từ nhỏ đã có thói quen giúp
đỡ gia đình những công việc nội trợ.
2. Mong đợi của cha mẹ và tính cách của thanh niên
Không chỉ với sự phân công công việc trong gia đình, mà quan niệm và sự áp
đặt về nam và nữ giới cũng đến từ tính cách mà cha mẹ mong đợi ở con mình.
Những tính cách có hơi hướng mạnh mẽ, hướng ngoại, năng động thì được gắn
với các trẻ em nam, từ đó hướng các em đến vai trò người trụ cột, người làm
những công việc lớn trong gia đình cũng như xã hội. Còn với các trẻ em gái thì
lại bị rập khuôn với xu hướng tích cách nhẹ nhàng, đảm đang, “nữ công gia
lOMoARcPSD|36625228
chánh” hay “công dung ngôn hạnh” để phù hợp với công việc bếp, đảm đương
việc nhà trong gia đình.
Theo khảo sát từ Bảng 5, sự lựa chọn bạn đời của thanh thiếu niên theo tiêu
chuẩn của cha mẹ (những phụ huynh đã từng sống với những tư tưởng cũ) thì
đối với nam, tiêu chí nghề nghiệp ổn định và yếu tố đảm đang đối với nữ đương
nhiên dược đưa lên hàng đầu. Có thể thấy rõ những tiêu chuẩn về bạn đời của
con mình được rập khuôn về vai trò “trụ cột” của nam, và “xây tổ ấm” của nữ
Nhưng cũng giống như sự phân công trong gia đình, quá trình xã hội hóa thời
hiện đại đã tác động ít nhiều lên tư tưởng của các thanh thiếu niên hiện nay.
Trong bảng khảo sát khác năm 2015 (cách bản khảo sát cũ 15 năm) thì tiêu c
chọn bạn đời của thanh thiếu niên có vài sự thay đổi đáng chú ý.
Vẫn như bảng khảo sát cũ năm 2000, thì những tiêu chí hầu như không có sự
thay đổi, điểm đáng chú ý là sự ưu tiên các tiêu chuẩn đó của thanh thiếu niên
đối với bạn đời của mình. Nếu như theo bảng khảo sát năm 2000, cha mẹ mong
muốn vợ của con trai mình phải có tiêu chí đảm đang và chung thủy đi đầu để
đảm đương các công việc gia đình và xây dựng tổ ấm, thì bây giờ ở bảng khảo
sát năm 2015, thanh thiếu niên nam lại đặt tiêu chí nghề nghiệp ổn định và
chung thủy lên hàng đầu. Có thể thấy xã hội hiện tại đã cởi mở hơn đối với nữ
giới. Và thông qua tiêu chuẩn chọn vợ hay chồng của các thanh thiếu niên, có
thể thấy được sự rập khuôn đã giảm đi phần nào. Những thứ thuộc về “trụ cột”
giờ đây nữ cũng có quyền thực hiện và những phần thuộc về nội trợ thì giới nam
cũng chấp nhận chia sẻ.
| 1/2

Preview text:

lOMoARcPSD| 36625228
1. Sự tham gia về phân công công việc trong gia đình
Trong định kiến xã hội xưa, câu nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã nêu
lên được vai trò, nhưng cũng có phần áp đặt trong khuôn khổ về công việc của
phụ nữ và đàn ông trong gia đình. Người đàn ông phải làm những việc lớn,
những việc bên ngoài nên được xem là “trụ cột”, còn những người phụ nữ có
công việc chính là chăm lo gia đình, bếp núc hay con cái. Xã hội xưa đã tạo ra
tính “gia trưởng” và người đàn ông không bao giờ làm những việc như dọn dẹp hay nấu ăn.
Trong xã hội hiện đại, phân công lao động công việc trong nhà dần có sự thay
đổi để phù hợp với xã hội. Theo kết quả khảo sát từ Bảng 1, trong năm 2015,
các nhóm công việc thiên về nội trợ (nấu ăn, may vá, giặt giũ) thì có xu hướng
giới nữ chọn nhiều hơn. Ngược lại, những công việc hơi mang tính rắc rối (sửa
điện nước, khoan tường, bắt ốc) thì phần lớn người nam sẽ đảm nhận. Sự phân
công công việc có phần tương tự như xã hội trước đây.
Nhưng cũng với bảng khảo sát trên, những công việc mà trước đây thường được
xem là một phần của “nội trợ” và trách nhiệm thuộc về người phụ nữ, nhưng
bản chất của nó có thể dễ dàng thực hiện bởi hai giới vì sự đơn giản, như là quét
dọn, chùi rửa toilet, giặt giũ, ủi xếp quần áo và rửa chén thì bây giờ có thể thấy
rõ thanh niên nam cũng bắt đầu làm những công việc trên. Xã hội hiện đại đã
dần dần thay đổi được tư tưởng “việc nhà là của đàn bà” và những công việc
này dần được chia sẻ bởi những người được xem là “trụ cột” trong nhà.
Sự phát triển từ xã hội có tác động đến sự hình thành trong thói quen, cũng như
tư tưởng của thế hệ thanh niên hiện nay. Theo bài khảo sát, nhóm tác giả chỉ ra
rằng môi trường sống có tác động đến tư tưởng của con người. Tỷ lệ thanh niên
sinh ra và lớn lên trong thị xã, thành thị, có thể do điều kiện sống đầy đủ và các
nhu cầu khác cần thiết hơn nên việc nấu ăn không phải là nhiệm vụ chính, các
thanh thiếu niên ở các thành phố thường không biết nấu ăn. Ngược lại, các
thanh niên gốc nông thôn thì có thể nấu ăn rất tốt và từ nhỏ đã có thói quen giúp
đỡ gia đình những công việc nội trợ.
2. Mong đợi của cha mẹ và tính cách của thanh niên
Không chỉ với sự phân công công việc trong gia đình, mà quan niệm và sự áp
đặt về nam và nữ giới cũng đến từ tính cách mà cha mẹ mong đợi ở con mình.
Những tính cách có hơi hướng mạnh mẽ, hướng ngoại, năng động thì được gắn
với các trẻ em nam, từ đó hướng các em đến vai trò người trụ cột, người làm
những công việc lớn trong gia đình cũng như xã hội. Còn với các trẻ em gái thì
lại bị rập khuôn với xu hướng tích cách nhẹ nhàng, đảm đang, “nữ công gia lOMoARcPSD| 36625228
chánh” hay “công dung ngôn hạnh” để phù hợp với công việc bếp, đảm đương việc nhà trong gia đình.
Theo khảo sát từ Bảng 5, sự lựa chọn bạn đời của thanh thiếu niên theo tiêu
chuẩn của cha mẹ (những phụ huynh đã từng sống với những tư tưởng cũ) thì
đối với nam, tiêu chí nghề nghiệp ổn định và yếu tố đảm đang đối với nữ đương
nhiên dược đưa lên hàng đầu. Có thể thấy rõ những tiêu chuẩn về bạn đời của
con mình được rập khuôn về vai trò “trụ cột” của nam, và “xây tổ ấm” của nữ
Nhưng cũng giống như sự phân công trong gia đình, quá trình xã hội hóa thời
hiện đại đã tác động ít nhiều lên tư tưởng của các thanh thiếu niên hiện nay.
Trong bảng khảo sát khác năm 2015 (cách bản khảo sát cũ 15 năm) thì tiêu chí
chọn bạn đời của thanh thiếu niên có vài sự thay đổi đáng chú ý.
Vẫn như bảng khảo sát cũ năm 2000, thì những tiêu chí hầu như không có sự
thay đổi, điểm đáng chú ý là sự ưu tiên các tiêu chuẩn đó của thanh thiếu niên
đối với bạn đời của mình. Nếu như theo bảng khảo sát năm 2000, cha mẹ mong
muốn vợ của con trai mình phải có tiêu chí đảm đang và chung thủy đi đầu để
đảm đương các công việc gia đình và xây dựng tổ ấm, thì bây giờ ở bảng khảo
sát năm 2015, thanh thiếu niên nam lại đặt tiêu chí nghề nghiệp ổn định và
chung thủy lên hàng đầu. Có thể thấy xã hội hiện tại đã cởi mở hơn đối với nữ
giới. Và thông qua tiêu chuẩn chọn vợ hay chồng của các thanh thiếu niên, có
thể thấy được sự rập khuôn đã giảm đi phần nào. Những thứ thuộc về “trụ cột”
giờ đây nữ cũng có quyền thực hiện và những phần thuộc về nội trợ thì giới nam
cũng chấp nhận chia sẻ.