Lý thuyết ôn tập Chương 4 - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyềnĐộc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khảnăng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa,có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độcquyền cao. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG IV: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KHINH TẾ THỊ TRƯỜNG I.
CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Độc quyền , độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền
a) Nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền nhà nước
Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyền
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả
năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa,
có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Nguyên nhân hình thành độc quyền
Một là, do sự phát triển của lực lượng sản xuất. ˗
Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của
tiến bộ khoa học kỹthuật, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh.
Hai là, do cạnh tranh. ˗
Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn tồn
tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát
triển họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất,
liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn.
Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng ˗
Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ
thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn tồn
tại, nhưng để tiếp tục phát triển được, họ phải thúc đẩy
nhanh quá trình tíchtụ và tập trung sản suất hình thành
các doanh nghiệp có quy mô lớn. ˗
Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy
mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình
thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho
sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Lợi nhuận độc quyền: Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận
bình quân, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại.
Giá cả độc quyền: Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa.
Giá cả độc quyền gồm: chí phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Do chiếm được
vị trí độc quyền về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nên các tổ chức độc quyền áp đặt được giá cả độc quyền.
Độc quyền nhà nước, nguyên nhân hình thành và bản chất
của độc quyền nhà nước
Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước
thực hiện nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức
mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định
chính trị xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử.
Độc quyền nhà nước mang tính phổ biến trong nền kinh tế thị
trường. Trong chủ nghĩa tư bản, độc quyền nhà nước hình
thành trên cơ sở cộng sinh giữa độc quyền tư nhân, độc quyền
nhóm và sức mạnh của nhà nước, sự chi phối của tầng lớp tư
bản độc quyền đối với nhà nước.
Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong nền kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Một là, tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập
trung sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn
đòi hỏi phải có sự điều tiết từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất
hiện một số ngành mới có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội, nhưng các tổ chức độc quyền tư nhân không
thể hoặc không muốn đầu tư. Vì vậy nhà nước phải đứng ra
đảm nhận phát triển các ngành đó.
Ba là, sự thống trị của độc quyền tư nhân đã làm gia tăng sự
phân hoá giàu nghèo, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp
trong xã hội, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách xoa dịu những mâu thuẫn đó.
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá kinh tế, sự bành
trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những
hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ
trên thị trường thế giới, đòi hỏi nhà nước phải có sự điều tiết
các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.
b) Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Tác động tích cực
Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên
cứu và triển khai các hoạt động khoa học – kỹ thuật thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Thứ hai, độc quyền có thể là tăng năng suất lao động, nâng
cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Thứ ba, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc
đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Tác động tiêu cực
Một là, độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn
hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
Hai là, độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật theo đó
kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích
cực bộ hoặc khi độc quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh
tế - xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa giàu – nghèo.
2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền ˗
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp
độc quyền. Các tổ chức độc quyền thuòng tìm cách để chi phối, thôn
tính các doanh nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như:
độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc quyền tín dụng... ˗
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại hình
cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc
quyền trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc
bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; ˗
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những doanh
nghiệp tham gia các tỏo chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với
nhau để giành thắng lời trong hệ thống. Có thể cạnh tranh nhau để
chiếm tỷ lệ cổ phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi phối và phân
chia lời ích có lợi hơn.