Lý thuyết ôn tập Chương 4 - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báorằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
12 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết ôn tập Chương 4 - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báorằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

82 41 lượt tải Tải xuống
CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
I. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm cạnh tranh, độc quyền
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo
rằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích cực và tập
trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản
xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản
xuất và tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế
hàng hóa, cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực. Trong sản xuất
tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại hình cạnh tranh là cạnh tranh trong nội
bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần
lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra
giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Đây là một trong
những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường
thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù, trên thực tế hầu như không thể tìm được
trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc
quyền thuần tuý có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền
không thuần tuý đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội.
2. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh là một trong những quy luật vận động của kinh tế thị trường.
Xét theo góc độ này, cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế
giữa những chủ thể trong sản xuất kinh doanh nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu dùng hàng hóa để thu nhiều lợi ích
cho mình nhất. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị
trường lại càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh
giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền. Đó là:
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp
ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền thường tìm cách để chi phối,
thôn tính các doanh nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như:
độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc
quyền tín dụng... để có thể loại bỏ các chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị
trường.
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại hình cạnh
tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá
sàn của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác
ngành có liên quan với nhau về nguồn lực đầu vào...
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những doanh
nghiệp tham gia các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau
để giành lợi thế trong hệ thống. Các thành viên trong các tổ chức độc
quyền cũng có thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ có phần khống chế, từ
đó chiếm địa vị chi phối và phân chia lợi ích có lợi hơn
II. Độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong nền kinh tế
thị trường.
1. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
* Nguyên nhân hình thành
Nguyên nhân: Nguyên nhân hình thành độc quyền: Từ cuối TK XIX đầu
TK XX, trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất
hiện các tổ chức độc quyền. Độc quyền được hình thành do nhiều nguyên
nhân, chủ yếu là
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất: Do tính chất đặc biệt của
ngành có lợi tức tăng dần theo quy mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng
cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt
trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất
biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường
của những hãng mới.
Do cạnh tranh: Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp
nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những
doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và
rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu
tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt
cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường
và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền.
Do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tính dụng: Cuộc
khủng hoảng kinh tế 1873 trong toàn thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá
sản doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp lớn còn tồn tại dẫn tới
hình thành các doanh nghiệp độc quyền. Sự phát triển của hệ thống tín
dụng tư bản chủ nghĩa thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản
xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra
đời của các tổ chức độc quyền
* Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường.
Những tác động tích cực
Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các
hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ
cao các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực,
đặc biệt là nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các
hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Tuy nhiên, khả năng ấy có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ chức
độc quyền trong nền kinh tế thị trường.
Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh
tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn,
độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành
tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương
pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất
=> Nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Với ưu thế được sức mạnh kinh tế to lớn vào mình, nhất là sức mạnh về
tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế
trọng tâm, mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo
hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại.
V.I.Lênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành
độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, hay thể
nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa”
Những tác động tiêu cực
Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại
cho người tiêu dùng và xã hội.
Với sự thống trị của độc quyền và vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao,
mặc dù như đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể
giảm chi phí sản xuất và do đó giảm giá cả hàng hóa, nhưng độc quyền
không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp,
thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng hóa... tạo
ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và
xã hội.
Ví dụ : Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ
giá nào họ muốn. Đó gọi là ấn định giá. Họ có thể làm điều này bất kể
nhu cầu người dùng vì họ biết người tiêu dùng không có lựa chọn nào
khác. Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu không đổi đối với hàng hóa và
dịch vụ. Đó là khi mọi người không có nhiều sự lựa chọn (thiệt hại cho
người tiêu dùng). Xăng là một ví dụ. Một số lái xe có thể chuyển sang
phương tiện giao thông đại chúng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể.
(phần này nói miệng)
Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát
triển kinh tế, xã hội.
Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu,
phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật. Nhưng vì lợi ích độc quyền,
hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế
độc quyền của chúng không có nguy cơ bị lung lay.
Mặc dù có khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ
thuật, nhưng các tổ chức độc quyền không thích thực hiện các công việc
đó độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó
kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc
quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng
làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.
Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền
cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh
vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện
mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc
quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của
quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa
số nhân dân lao động.
* Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
- , tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.Thứ nhất
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc
quyển là đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền. Trong thời kỳ
này, số lượng các xí nghiệp lớn chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng nằm các lĩnh
vực sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, lượng lớn số công nhân và tổng sản
phẩm xã hội.
Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí
nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4
tổng số máy hơi nước và điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản
xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất
đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc
quyền.
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên mình giữa các nhà tư bản lớn, tập
trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng
hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc
quyền cao.
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình
thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp
trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ
chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành
khác nhau. Những hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao,
bao gồm: Cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom. Ở các nước tư bản phát
triển hiện nay, bên cạnh các tổ chức độc quyền lớn lại ngày càng xuất
hiện nhiều công ty vừa và nhỏ (chiếm hơn 90% tổng số hãng có đăng ký)
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
- Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho phép tiêu
chuẩn hoá và chuyên môn hoá sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống
gia công.
Các công ty lớn và doanh nghiệp vừa, nhỏ (các hãng nhận gia công) hình
thành một hệ thống gắn bó với nhau bởi hàng loạt mối quan hệ: người mua,
người bán người vậy và người cho vay, bởi những phương tiện sản xuất chung,
cùng nhau chia sẻ công việc, bí quyết sản xuất,…
Thực ra, đây chính là biểu hiện của độc quyền dưới một dạng mới, thể hiện
ở chỗ là: các hãng, công ty vừa và nhỏ phụ thuộc vào các consơn và
congơlômêrết về nhiều mặt. Sự kiểm soát của độc quyền được thực hiện dưới
những hình thức mới thông qua quan hệ hợp tác giữa độc quyền lớn với các
hãng vừa và nhỏ. Thông qua quan hệ hợp tác này, các độc quyền lớn sẽ mở rộng
khả năng kiểm soát sản xuất nói chung, tiến bộ khoa học và công nghệ nói
riêng.
- các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh của nó. Đó là: nhạy Thứ hai,
cảm đối với thay đồi trong sản xuất; linh hoạt ứng phó với sự biển động của thị
trường, mạnh dạn đầu tư vào những ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, dễ đổi mới
trang thiết bị, kĩ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung có thể kết hợp nhiều
loại hình kĩ thuật để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao trong điều
kiện kết cấu hạ tầng hạn chế.
Ngoài ra, độc quyền cũng bắt đầu xuất hiện cả ở những nước đang phát
triển. Đó là kết quả của sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các
nước này và sự ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại khiến
cho chỉ một xí nghiệp hay một công ty cũng đủ sức mạnh chi phối việc sản xuất
và tiêu thụ của cả một ngành mới ra đời ở một nước đang phát triển và tới mức
độ nhất định có thể bành trướng ra bên ngoài.
Các tổ chức độc quyền luôn luôn có xu hướng bành trưởng quốc tế. Trong
điều kiện hiện nay, xu hướng vận động của chúng là trở thành các công ty
xuyên quốc gia và liên minh với nhà nước hình thành CNTB độc quyền nhà
nước. Đó là biểu hiện mới của độc quyền và là hình thức vận động mới của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện lịch sử mới.
* , tư bản tài chính và trùm tư bản tài chínhThứ hai
- Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngân
hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản, dẫn đến hình thành các tổ
chức độc quyền trong ngân hàng.
- Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công
nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tỉnh, của đến
hình thành những ngân hàng lớn. Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ
ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tin phục vụ cho
công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn. Các tổ chức đặc quyền
này tìm đến các ngân hàng lớn hơn thích nghi với các điều kiện tài chính và tín
dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải tự sáp nhập vào các
ngân hàng mạnh hơn hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật
khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân
hàng ra đời.
- Sự xuất hiện, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đối
quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai
trò mới: từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm
được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế
mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc
quyền ngân hàng “cử” đại diện của nó vào các cơ quan quản lý của độc quyền
công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay hoặc các tổ chức độc quyền ngân
hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp.
- Trước sự khống chế và chi phối ngày càng mạnh mẽ của ngân hàng, một quá
trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng
cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc
của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng lớn để chi phối hoạt
động của ngân hàng hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình.
- Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng có quan hệ
chặt chẽ với nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển làm nảy sinh một loại hình tư
bản mới, gọi là tư bản tài chính. Tư bản tài chính là sự hợp nhất giữa tư bản độc
quyền ngân hàng và công nghiệp.
- Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội, gọi là bọn
đầu sỏ tài chính (trùm tài chính, trùm tài phiệt).
- Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua "chế độ tham
dự”. Thực chất của "chế độ tham dự" là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập
đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất
- công ty gốc gọi là "công ty mẹ", công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế,
thống trị các "công ty con", "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty
cháu".
- Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn
như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng
khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các
mặt khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các
cơ quan nhà nước, đặc biệt là chỉ phối các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà
nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng.
- Từ cuối thế kỉ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi và những biểu
hiện mới:
Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là
các ngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm... ngày càng chiếm tỉ trọng
lớn. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư
bản tài chính đã thay đồi. Ngày nay, phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau
giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp được mở rộng ra nhiều ngành, do
đó các tập đoàn tư bàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức một tổ hợp đa
dạng kiểu: công – nông- thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch
vụ quốc phòng; ... Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tỉnh vi hơn và
phức tạp hơn.
- Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu có mệnh giá
nhỏ được phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng lên, nhiều tầng lớp dân
cư mua cổ phiếu... kéo theo đó là "chế độ tham dự" được bổ sung thêm bằng
"chế độ uỷ nhiệm", nghĩa là những đại cổ đông được "uỷ nhiệm" thay mặt cho
đa số cổ đông có ít cổ phiếu quyết định phương hướng hoạt động của công ty cổ
phần. Chủ sở hữu tư bản lớn giờ đây vừa khống chế trực tiếp vừa khống chế
gián tiếp đối với tư bản thông qua biến động trên thị trường tài chính, buộc các
nhà quản lý phải tuân theo lợi ích của chúng.
- Để vươn ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế,
toàn cầu hoá kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng
đa quốc gia và xuyên quốc gia thực hiện việc điều tiết các consơn và
congơlômêrết, xâm nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Sự ra đời của
các trung tâm tài chính của thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức, Xingapo... là
kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế. Dù biểu hiện dưới hình
thức nào, có sự thay đổi cơ chế thống trị ra sao, bản chất của tư bản tài chính
cũng không thay đổi.
2. CNTB độc quyền Nhà nước
* Nguyên nhân ra đời và phát triển CNTB độc quyền nhà nước
- Đến giữa thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trở thành một thực
thể rõ ràng và là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại
- Nguyên nhân:
1) Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế lớn
cơ cấu kinh tế đồ sộ, tính chất xã hội hóa cao, đòi hỏi phải có sự điều tiết xã hội,
kế hoạch hóa từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối.
2) Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành
mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư.
3) Sự thống trị của độc quyền làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc
thêm những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.
4) Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên
minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích
với các đối thủ trên thị trường thế giới.
5) Việc thi hành chính sách thực dân mới và tác động của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước và đời
sống kinh tế.
* Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước nước.
Độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư
nhân với sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà
nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm điều tiết nền kinh tế
từ một trung tâm.
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản đã biến nhà nước thành một tập
thể tư bản, nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp
vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền, duy trì
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
* Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong CNTB
Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước. sự kết hợp này
được thực hiện từ cả hai phía nhà nước và các tổ chức độc quyền.
Sự hình thành, phát triển của sở hữu nhà nước, sở hữu độc quyền nhà nước là sở
hữu tập thể của tư bản độc quyền, ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc
quyền nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của CNTB.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước:
- Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết
chế và thể chế kinh tế nhà nước, có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân và quá trình tái sản xuất xã hội.
- Cơ chế điều tiết độc quyền nhà nước là dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc
quyền tư nhân và điều tiết nhà nước thực chất đó là cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- Tóm lại:
Nguyên nhân hình thành: Nguyên nhân cơ bản là sự phát triển của LLSX
được XH hóa cao dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
làm cho QHSX TBCN phải biến đổi cho phù hợp, sự can thiệp của nhà
nước tư bản vào quá trình SX XH là biểu hiện của sự phù hợp đó, nó giúp
cho CNTB tiếp tục tồn tại và phần nào thích nghi và phát triển. Tuy nhiên
nó vẫn không thể vượt qua giới hạn của CNTB. Không những thế một
mặt nó thể hiện mâu thuẫn cơ bản của CNTB ngày càng gay gắt, mặt
khác nó báo hiệu thời kỳ quá độ lên một xã hội mới tiến bộ hơn.
Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước: Là giai đoạn phát triển cao của
giai đoạn độc quyền. Nó vẫn mang đầy đủ bản chất kinh tế của CNTB.
Nhà nước tư sản đã trở thành công cụ kinh tế để phục vụ riêng cho lợi ích
của thiểu số giai cấp tư bản độc quyền. Những biểu hiện của nó càng làm
rõ hơn sự phụ thuộc của nhà nước tư sản và độc quyền và là công cụ phục
vụ cho lợi ích của tư bản độc quyền.
* Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
- Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản:
- Thứ nhất,chủ nghĩa tư bản ra đời dưới quy luật của giá trị thặng dư và các quy
luật khác trong chủ nghĩa tư bản
=> Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, chuyển lao động từ kỹ
thuật thủ công lên lao động kỹ thuật ngày càng hiện đại. Giải phóng sức lao
động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục tự nhiên của con người.
- Thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn
hiện đại, nó xây dựng nên 1 xã hội hiện đại, khác tất cả xã hội cổ truyền trước
đây trong chu kì văn minh của nhân loại và dưới tác động của các quy luật kinh
tế thị trường, nó đã kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, hợp lí
hóa quá trình sản xuất,…. Tạo ra khối lượng sản phẩm khổng lồ.
Như Mác đánh giá ở thời kì của mác, chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ 18 đến
giữa thế kỉ 19, nó đã tạo ra 1 lực lượng sản xuất ngang bằng lực lượng sản xuất
trước đó của loài người cộng lại, và trong thế kỉ 20, các nhà kinh tế học của
nước anh đã đánh giá: 100 năm tồn tại của chủ nghĩa tư bản trong thế kỉ
20(1905-2000), chủ nghĩa tư bản đã tạo ra 1 khối lượng của cải gấp 15 lần khối
lượng của cải của loài người trước đó cộng lại
- Thứ 3, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, nó đã đẩy nhanh quá trình xã hội hóa,
sản xuất phát triển mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, làm cho quá trình sản
xuất được liên kết với nhau,phụ thuộc với nhau 1 cách chặt chẽ thành một hệ
thống sản xuất xã hội thống nhất. Quá trình liên kết này không chỉ diễn ra trong
1 quốc gia, mà diễn ra trong khu vực và hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ trên
toàn thế giới
* Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Thứ nhất, ta thấy mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng
dư, nó bốc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
vì thế mục đích của nó là tập trung chủ yếu vì lợi ích của giai cấp tư sản, k phải
vì lợi ích của quần chúng nhân dân laođộng một cách tự giác, nó tạo nên 1 sự
bất công, bất bình đẳng trong xã hội CHO NÊN chủ nghĩa tư bản không phù
hợp với sự phát triển của tiến bộ loài người. Loài người phải đi đến, đấu tranh
cho 1 xã hội tiến bộ hơn so với chủ nghĩa tư bản.
- Thứ hai, chủ nghĩa tư bản với mục đích là giá trị thặng dư cho nên nó luôn
luôn tìm mọi biệnpháp để chiếm lĩnh thị trường ( thị trường đầu vào, thị trường
đầu ra) cho nên chủ nghĩa tư bản trong xã hội hiện đại là một trong những
nguyên nhân cơ bản của hầu hết các cuộc chiếntranh trên thế giới. Như chúng ta
đã biết, mọi ngòi nổ chiến tranh như cuộc ctranh tg lần thứ nhất, lần thứ 2 và
các cuộc ctranh cục bộ trong tk 20 và đầu tki 21 này vẫn đang diễn ra đều xuất
phát từ mục đích của chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, hậu quả của chiến tranh rất
lớn, nó phá hủy lực lượng sản xuất, kéo lùi nền kinh tế thế giới hàng chục năm,
gây ra đau khổ cho hàng triệu người.
- Thứ 3, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, trong chủ nghĩa tư bản, sự
phân hóa này thể hiện ở sự bần cùng hóa đối với đại đa số nhân dân lao động và
tích lũy sự giàu có, của cải cho các tư bản độc quyền. trên thế giới, sự phân cực
giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng cao, đó là sự phân cực giữa các nước
phương đông và các nước phương tây, sự phân cực giữa các nước phương nam
và các nước phương bắc.
Chính vì thế, với những giới hạn đó, chúng ta thấy chủ nghĩa tư bản không phải
là giai đoạn lịch sử cuối cùng của nhân loại. Nhân loại phải đấu tranh đi đến,
tìm ra một xã hội mới tiến bộ hơn so với chủ nghĩa tư bản.
* Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản
- Trên cơ sở chúng ta đã xem xét bản chất của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn
tự do cạnh tranh, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà
nước cũng như chúng ta đã vạch ra được mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa
tư bản thì ta thấy xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản được thể hiện như
sau:
- Thứ nhất, trong chủ nghĩa tư bản, vì mục đích lợi nhuận (tức giá trị thặng dư)
trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao. Để thích ứng, quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa không ngừng được điều chỉnh, mở rộng mang hình
thức xã hội cả về quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân
phối. Chúng ta đã thấy quá trình điều chỉnh đó được thực hiện thông qua chủ
nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước nhưng dù cho
nó điều chỉnh, mở rộng, mang hình thức xã hội thì bản chất của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi, vẫn dựa trên cơ sở sở hữu tư bản
tư nhân chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê dưới hình
thức giá trị thặng dư, không những thế tính chất tư nhân của nó ngày càng được
tập trung cao và được thể hiện rõ nhà nước tư sản trở thành một chủ thể sở hữu
tư bản tư nhân..
- Thứ hai, sự điều chỉnh quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản. Trong quá
trình điều chỉnh thì phần nào đã tạo ra sự phù hợp nhất định của quan hệ sản
xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất, từ đó nó
góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhưng những sự
điều chỉnh đó không làm giảm đi mà còn làm tăng thêm tính gay gắt trong mẫu
thuẫn vốn có, cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất tư nhân của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn chủ nghĩa tư bản tới chỗ phải
bị thay thế bằng 1 xã hội mới, tiến bộ hơn
| 1/12

Preview text:

CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm cạnh tranh, độc quyền
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo
rằng: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích cực và tập
trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. 
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản
xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản
xuất và tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế
hàng hóa, cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực. Trong sản xuất
tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại hình cạnh tranh là cạnh tranh trong nội
bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành 
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần
lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra
giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Đây là một trong
những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường
thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù, trên thực tế hầu như không thể tìm được
trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc
quyền thuần tuý có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền
không thuần tuý đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội.
2. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường 
Cạnh tranh là một trong những quy luật vận động của kinh tế thị trường.
Xét theo góc độ này, cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế
giữa những chủ thể trong sản xuất kinh doanh nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu dùng hàng hóa để thu nhiều lợi ích
cho mình nhất. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị
trường lại càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn 
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh
giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền. Đó là: 
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp
ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền thường tìm cách để chi phối,
thôn tính các doanh nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như:
độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc
quyền tín dụng... để có thể loại bỏ các chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường. 
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại hình cạnh
tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá
sàn của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác
ngành có liên quan với nhau về nguồn lực đầu vào... 
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những doanh
nghiệp tham gia các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau
để giành lợi thế trong hệ thống. Các thành viên trong các tổ chức độc
quyền cũng có thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ có phần khống chế, từ
đó chiếm địa vị chi phối và phân chia lợi ích có lợi hơn
II. Độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
1. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường * Nguyên nhân hình thành 
Nguyên nhân: Nguyên nhân hình thành độc quyền: Từ cuối TK XIX đầu
TK XX, trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất
hiện các tổ chức độc quyền. Độc quyền được hình thành do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là 
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất: Do tính chất đặc biệt của
ngành có lợi tức tăng dần theo quy mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng
cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt
trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất
biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. 
Do cạnh tranh: Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp
nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những
doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và
rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu
tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt
cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường
và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền. 
Do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tính dụng: Cuộc
khủng hoảng kinh tế 1873 trong toàn thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá
sản doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp lớn còn tồn tại dẫn tới
hình thành các doanh nghiệp độc quyền. Sự phát triển của hệ thống tín
dụng tư bản chủ nghĩa thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản
xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra
đời của các tổ chức độc quyền
* Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường. 
Những tác động tích cực 
Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các
hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. 
Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ
cao các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực,
đặc biệt là nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các
hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. 
Tuy nhiên, khả năng ấy có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ chức
độc quyền trong nền kinh tế thị trường. 
Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh
tranh của bản thân tổ chức độc quyền. 
Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn,
độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành
tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương
pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất
=> Nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại. 
Với ưu thế được sức mạnh kinh tế to lớn vào mình, nhất là sức mạnh về
tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế
trọng tâm, mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo
hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại. 
V.I.Lênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành
độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, hay thể
nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa” 
Những tác động tiêu cực 
Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại
cho người tiêu dùng và xã hội. 
Với sự thống trị của độc quyền và vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao,
mặc dù như đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể
giảm chi phí sản xuất và do đó giảm giá cả hàng hóa, nhưng độc quyền
không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp,
thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng hóa... tạo
ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. 
Ví dụ : Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ
giá nào họ muốn. Đó gọi là ấn định giá. Họ có thể làm điều này bất kể
nhu cầu người dùng vì họ biết người tiêu dùng không có lựa chọn nào
khác. Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầu không đổi đối với hàng hóa và
dịch vụ. Đó là khi mọi người không có nhiều sự lựa chọn (thiệt hại cho
người tiêu dùng). Xăng là một ví dụ. Một số lái xe có thể chuyển sang
phương tiện giao thông đại chúng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể. (phần này nói miệng) 
Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội. 
Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu,
phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật. Nhưng vì lợi ích độc quyền,
hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế
độc quyền của chúng không có nguy cơ bị lung lay. 
Mặc dù có khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ
thuật, nhưng các tổ chức độc quyền không thích thực hiện các công việc
đó độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó
kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội. 
Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc
quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng
làm tăng sự phân hóa giàu nghèo. 
Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền
cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh
vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện
mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc
quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của
quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
* Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
- Thứ nhất, tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
 Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc
quyển là đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền. Trong thời kỳ
này, số lượng các xí nghiệp lớn chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng nằm các lĩnh
vực sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, lượng lớn số công nhân và tổng sản phẩm xã hội.
 Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí
nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4
tổng số máy hơi nước và điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản
xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất
đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên mình giữa các nhà tư bản lớn, tập
trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng
hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

 Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình
thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp
trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ
chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành
khác nhau. Những hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao,
bao gồm: Cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom. Ở các nước tư bản phát
triển hiện nay, bên cạnh các tổ chức độc quyền lớn lại ngày càng xuất
hiện nhiều công ty vừa và nhỏ (chiếm hơn 90% tổng số hãng có đăng ký)
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
- Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho phép tiêu
chuẩn hoá và chuyên môn hoá sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công.
Các công ty lớn và doanh nghiệp vừa, nhỏ (các hãng nhận gia công) hình
thành một hệ thống gắn bó với nhau bởi hàng loạt mối quan hệ: người mua,
người bán người vậy và người cho vay, bởi những phương tiện sản xuất chung,
cùng nhau chia sẻ công việc, bí quyết sản xuất,…
Thực ra, đây chính là biểu hiện của độc quyền dưới một dạng mới, thể hiện
ở chỗ là: các hãng, công ty vừa và nhỏ phụ thuộc vào các consơn và
congơlômêrết về nhiều mặt. Sự kiểm soát của độc quyền được thực hiện dưới
những hình thức mới thông qua quan hệ hợp tác giữa độc quyền lớn với các
hãng vừa và nhỏ. Thông qua quan hệ hợp tác này, các độc quyền lớn sẽ mở rộng
khả năng kiểm soát sản xuất nói chung, tiến bộ khoa học và công nghệ nói riêng.
- Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh của nó. Đó là: nhạy
cảm đối với thay đồi trong sản xuất; linh hoạt ứng phó với sự biển động của thị
trường, mạnh dạn đầu tư vào những ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, dễ đổi mới
trang thiết bị, kĩ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung có thể kết hợp nhiều
loại hình kĩ thuật để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao trong điều
kiện kết cấu hạ tầng hạn chế.
Ngoài ra, độc quyền cũng bắt đầu xuất hiện cả ở những nước đang phát
triển. Đó là kết quả của sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các
nước này và sự ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại khiến
cho chỉ một xí nghiệp hay một công ty cũng đủ sức mạnh chi phối việc sản xuất
và tiêu thụ của cả một ngành mới ra đời ở một nước đang phát triển và tới mức
độ nhất định có thể bành trướng ra bên ngoài.
Các tổ chức độc quyền luôn luôn có xu hướng bành trưởng quốc tế. Trong
điều kiện hiện nay, xu hướng vận động của chúng là trở thành các công ty
xuyên quốc gia và liên minh với nhà nước hình thành CNTB độc quyền nhà
nước. Đó là biểu hiện mới của độc quyền và là hình thức vận động mới của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện lịch sử mới.
* Thứ hai, tư bản tài chính và trùm tư bản tài chính
- Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngân
hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản, dẫn đến hình thành các tổ
chức độc quyền trong ngân hàng.
- Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công
nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tỉnh, của đến
hình thành những ngân hàng lớn. Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ
ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tin phục vụ cho
công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn. Các tổ chức đặc quyền
này tìm đến các ngân hàng lớn hơn thích nghi với các điều kiện tài chính và tín
dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải tự sáp nhập vào các
ngân hàng mạnh hơn hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật
khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.
- Sự xuất hiện, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đối
quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai
trò mới: từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm
được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế
mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc
quyền ngân hàng “cử” đại diện của nó vào các cơ quan quản lý của độc quyền
công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay hoặc các tổ chức độc quyền ngân
hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp.
- Trước sự khống chế và chi phối ngày càng mạnh mẽ của ngân hàng, một quá
trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng
cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc
của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng lớn để chi phối hoạt
động của ngân hàng hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình.
- Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng có quan hệ
chặt chẽ với nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển làm nảy sinh một loại hình tư
bản mới, gọi là tư bản tài chính. Tư bản tài chính là sự hợp nhất giữa tư bản độc
quyền ngân hàng và công nghiệp.
- Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội, gọi là bọn
đầu sỏ tài chính (trùm tài chính, trùm tài phiệt).
- Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua "chế độ tham
dự”. Thực chất của "chế độ tham dự" là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập
đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất
- công ty gốc gọi là "công ty mẹ", công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế,
thống trị các "công ty con", "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu".
- Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn
như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng
khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các
mặt khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các
cơ quan nhà nước, đặc biệt là chỉ phối các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà
nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng.
- Từ cuối thế kỉ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi và những biểu hiện mới:
Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là
các ngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm... ngày càng chiếm tỉ trọng
lớn. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư
bản tài chính đã thay đồi. Ngày nay, phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau
giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp được mở rộng ra nhiều ngành, do
đó các tập đoàn tư bàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức một tổ hợp đa
dạng kiểu: công – nông- thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch
vụ quốc phòng; ... Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tỉnh vi hơn và phức tạp hơn.
- Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu có mệnh giá
nhỏ được phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng lên, nhiều tầng lớp dân
cư mua cổ phiếu... kéo theo đó là "chế độ tham dự" được bổ sung thêm bằng
"chế độ uỷ nhiệm", nghĩa là những đại cổ đông được "uỷ nhiệm" thay mặt cho
đa số cổ đông có ít cổ phiếu quyết định phương hướng hoạt động của công ty cổ
phần. Chủ sở hữu tư bản lớn giờ đây vừa khống chế trực tiếp vừa khống chế
gián tiếp đối với tư bản thông qua biến động trên thị trường tài chính, buộc các
nhà quản lý phải tuân theo lợi ích của chúng.
- Để vươn ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế,
toàn cầu hoá kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng
đa quốc gia và xuyên quốc gia thực hiện việc điều tiết các consơn và
congơlômêrết, xâm nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Sự ra đời của
các trung tâm tài chính của thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức, Xingapo... là
kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế. Dù biểu hiện dưới hình
thức nào, có sự thay đổi cơ chế thống trị ra sao, bản chất của tư bản tài chính cũng không thay đổi.
2. CNTB độc quyền Nhà nước
* Nguyên nhân ra đời và phát triển CNTB độc quyền nhà nước
- Đến giữa thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trở thành một thực
thể rõ ràng và là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại - Nguyên nhân:
1) Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế lớn
cơ cấu kinh tế đồ sộ, tính chất xã hội hóa cao, đòi hỏi phải có sự điều tiết xã hội,
kế hoạch hóa từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối.
2) Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành
mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư.
3) Sự thống trị của độc quyền làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc
thêm những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.
4) Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên
minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích
với các đối thủ trên thị trường thế giới.
5) Việc thi hành chính sách thực dân mới và tác động của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước và đời sống kinh tế.
* Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước nước.
Độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư
nhân với sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà
nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm điều tiết nền kinh tế từ một trung tâm.
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản đã biến nhà nước thành một tập
thể tư bản, nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp
vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền, duy trì
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
* Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong CNTB
Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước. sự kết hợp này
được thực hiện từ cả hai phía nhà nước và các tổ chức độc quyền.
Sự hình thành, phát triển của sở hữu nhà nước, sở hữu độc quyền nhà nước là sở
hữu tập thể của tư bản độc quyền, ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc
quyền nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của CNTB.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước:
- Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết
chế và thể chế kinh tế nhà nước, có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân và quá trình tái sản xuất xã hội.
- Cơ chế điều tiết độc quyền nhà nước là dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc
quyền tư nhân và điều tiết nhà nước thực chất đó là cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền. - Tóm lại:
 Nguyên nhân hình thành: Nguyên nhân cơ bản là sự phát triển của LLSX
được XH hóa cao dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
làm cho QHSX TBCN phải biến đổi cho phù hợp, sự can thiệp của nhà
nước tư bản vào quá trình SX XH là biểu hiện của sự phù hợp đó, nó giúp
cho CNTB tiếp tục tồn tại và phần nào thích nghi và phát triển. Tuy nhiên
nó vẫn không thể vượt qua giới hạn của CNTB. Không những thế một
mặt nó thể hiện mâu thuẫn cơ bản của CNTB ngày càng gay gắt, mặt
khác nó báo hiệu thời kỳ quá độ lên một xã hội mới tiến bộ hơn.
 Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước: Là giai đoạn phát triển cao của
giai đoạn độc quyền. Nó vẫn mang đầy đủ bản chất kinh tế của CNTB.
Nhà nước tư sản đã trở thành công cụ kinh tế để phục vụ riêng cho lợi ích
của thiểu số giai cấp tư bản độc quyền. Những biểu hiện của nó càng làm
rõ hơn sự phụ thuộc của nhà nước tư sản và độc quyền và là công cụ phục
vụ cho lợi ích của tư bản độc quyền.
* Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
- Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản:
- Thứ nhất,chủ nghĩa tư bản ra đời dưới quy luật của giá trị thặng dư và các quy
luật khác trong chủ nghĩa tư bản
=> Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, chuyển lao động từ kỹ
thuật thủ công lên lao động kỹ thuật ngày càng hiện đại. Giải phóng sức lao
động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục tự nhiên của con người.
- Thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn
hiện đại, nó xây dựng nên 1 xã hội hiện đại, khác tất cả xã hội cổ truyền trước
đây trong chu kì văn minh của nhân loại và dưới tác động của các quy luật kinh
tế thị trường, nó đã kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, hợp lí
hóa quá trình sản xuất,…. Tạo ra khối lượng sản phẩm khổng lồ.
Như Mác đánh giá ở thời kì của mác, chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ 18 đến
giữa thế kỉ 19, nó đã tạo ra 1 lực lượng sản xuất ngang bằng lực lượng sản xuất
trước đó của loài người cộng lại, và trong thế kỉ 20, các nhà kinh tế học của
nước anh đã đánh giá: 100 năm tồn tại của chủ nghĩa tư bản trong thế kỉ
20(1905-2000), chủ nghĩa tư bản đã tạo ra 1 khối lượng của cải gấp 15 lần khối
lượng của cải của loài người trước đó cộng lại
- Thứ 3, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, nó đã đẩy nhanh quá trình xã hội hóa,
sản xuất phát triển mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, làm cho quá trình sản
xuất được liên kết với nhau,phụ thuộc với nhau 1 cách chặt chẽ thành một hệ
thống sản xuất xã hội thống nhất. Quá trình liên kết này không chỉ diễn ra trong
1 quốc gia, mà diễn ra trong khu vực và hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ trên toàn thế giới
* Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Thứ nhất, ta thấy mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng
dư, nó bốc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
vì thế mục đích của nó là tập trung chủ yếu vì lợi ích của giai cấp tư sản, k phải
vì lợi ích của quần chúng nhân dân laođộng một cách tự giác, nó tạo nên 1 sự
bất công, bất bình đẳng trong xã hội CHO NÊN chủ nghĩa tư bản không phù
hợp với sự phát triển của tiến bộ loài người. Loài người phải đi đến, đấu tranh
cho 1 xã hội tiến bộ hơn so với chủ nghĩa tư bản.
- Thứ hai, chủ nghĩa tư bản với mục đích là giá trị thặng dư cho nên nó luôn
luôn tìm mọi biệnpháp để chiếm lĩnh thị trường ( thị trường đầu vào, thị trường
đầu ra) cho nên chủ nghĩa tư bản trong xã hội hiện đại là một trong những
nguyên nhân cơ bản của hầu hết các cuộc chiếntranh trên thế giới. Như chúng ta
đã biết, mọi ngòi nổ chiến tranh như cuộc ctranh tg lần thứ nhất, lần thứ 2 và
các cuộc ctranh cục bộ trong tk 20 và đầu tki 21 này vẫn đang diễn ra đều xuất
phát từ mục đích của chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, hậu quả của chiến tranh rất
lớn, nó phá hủy lực lượng sản xuất, kéo lùi nền kinh tế thế giới hàng chục năm,
gây ra đau khổ cho hàng triệu người.
- Thứ 3, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, trong chủ nghĩa tư bản, sự
phân hóa này thể hiện ở sự bần cùng hóa đối với đại đa số nhân dân lao động và
tích lũy sự giàu có, của cải cho các tư bản độc quyền. trên thế giới, sự phân cực
giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng cao, đó là sự phân cực giữa các nước
phương đông và các nước phương tây, sự phân cực giữa các nước phương nam
và các nước phương bắc.
Chính vì thế, với những giới hạn đó, chúng ta thấy chủ nghĩa tư bản không phải
là giai đoạn lịch sử cuối cùng của nhân loại. Nhân loại phải đấu tranh đi đến,
tìm ra một xã hội mới tiến bộ hơn so với chủ nghĩa tư bản.
* Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản
- Trên cơ sở chúng ta đã xem xét bản chất của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn
tự do cạnh tranh, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà
nước cũng như chúng ta đã vạch ra được mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa
tư bản thì ta thấy xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản được thể hiện như sau:
- Thứ nhất, trong chủ nghĩa tư bản, vì mục đích lợi nhuận (tức giá trị thặng dư)
trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao. Để thích ứng, quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa không ngừng được điều chỉnh, mở rộng mang hình
thức xã hội cả về quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân
phối. Chúng ta đã thấy quá trình điều chỉnh đó được thực hiện thông qua chủ
nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước nhưng dù cho
nó điều chỉnh, mở rộng, mang hình thức xã hội thì bản chất của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi, vẫn dựa trên cơ sở sở hữu tư bản
tư nhân chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê dưới hình
thức giá trị thặng dư, không những thế tính chất tư nhân của nó ngày càng được
tập trung cao và được thể hiện rõ nhà nước tư sản trở thành một chủ thể sở hữu tư bản tư nhân..
- Thứ hai, sự điều chỉnh quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản. Trong quá
trình điều chỉnh thì phần nào đã tạo ra sự phù hợp nhất định của quan hệ sản
xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất, từ đó nó
góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhưng những sự
điều chỉnh đó không làm giảm đi mà còn làm tăng thêm tính gay gắt trong mẫu
thuẫn vốn có, cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất tư nhân của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn chủ nghĩa tư bản tới chỗ phải
bị thay thế bằng 1 xã hội mới, tiến bộ hơn