Lý thuyết ôn tập - Công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Lý thuyết ôn tập - Công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công pháp quốc tế (CP QT)
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. LỜI MỞ ĐẦU
Biên giới của một quốc gia có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh - quốc phòng. Biên giới quốc gia ổn định là điều kiện để đảm bảo
cho một quốc gia hòa bình và phát triển. Bảo vệ biên giới quốc gia là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Quốc gia hình thành
bởi ba thành tố cơ bản là “lãnh thổ, nhà nước và dân cư”. Trong đó, yếu tố biên
giới - lãnh thổ là nền tảng đầu tiên. Bản chất vấn đề biên giới - lãnh thổ là hệ
trọng và hết sức nhạy cảm, việc bảo vệ toàn vẹn biên giới - lãnh thổ là mối quan
tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Hiện nay vấn đề biên giới ngày càng
trở nên nóng hơn bao giờ hết và pháp luật Việt Nam đã có những điều chỉnh phù
hợp với tình hình biên giới hiện tại đặc biệt là biên giới đất liền. Nhóm 1 lớp
K4A xin trình bày về cách xác định và chế độ pháp lý của biên giới quốc gia
trên bộ từ thực tiễn Việt Nam. B. NỘI DUNG I.
Biên giới quốc gia trên bộ
1. Khái quát chung về biên giới quốc gia trên bộ
a. Khái niệm biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh
thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.
Theo chiều dài lịch sử , Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng và vai
trò của biên giới quốc gia và pháp luật Việt Nam đã cho ra đời Luật Biên giới
Quốc gia vào năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004 . Điều 1 Luật
Biên giới Quốc gia quy định về biên giới Quốc gia nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam :“Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ
đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo 1
Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
b. Biên giới quốc gia trên bộ
Biên giới quốc gia thường được hợp thành bởi các bộ phận cơ bản đó là biên
giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không, mỗi
bộ phận biên giới đều có những đặc diểm riêng biệt của nó:
Biên giới trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo trên
sông, trên hồ biên giới, trên biển nội địa. Biên giới trên bộ thường được ấn định
bằng các Hiệp định biên giới giữa các quốc gia, chủ yếu là các Hiệp định song
phương và đa phương. Trong một số trường hợp biên giới quốc gia có thể được
quy định trong một số điều ước Quốc tế đặc biệt. Trên thực tế , cũng có thể có
một số nước tự đơn phương xác định đường biên giới của mình, nhưng việc đơn
phương hoạch định này có giá trị pháp lý hay không còn phụ thuộc vào việc nó
có được các quốc gia láng giềng công nhận hay không, nếu các quốc gia hữu
quan phản đối , đường biên giới này không có trị pháp lý.
Nhìn chung , Biên giới trên bộ được xác định bằng việc ký kết các ĐƯQT
giữa hai nước hữu quan hoặc bằng các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế
khi các bean hữu quan đồng ý nhờ giải quyết. ( Xác định tài phán quốc tế
thường được áp dụng trong trường hợp hai bên không còn khả năng hoạch định
bằng đàm phán giải quyết vấn đề và đồng ý giải quyết vấn đề bằng tài phán.
Phán quyết của cơ quan tài phán cho phép giải quyết sớm tranh chấp, xác định
được biên giới có tính bắt buộc nhưng cũng gay tốn kém nhất định và gay nhiều
tranh cãi. Hình thức này áp dụng cho cả biên giới quốc gia trên bộ và biên giới trên biển.) Ví dụ:
+ Hiệp định biên giới giữa Lào và Việt Nam ( Hiệp định song phương ).
+ Hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt Nam Trung quốc ngày 31/12/1999.
+ Hiệp định Biên giới chung giữa các nước Châu Âu ( Hiệp định đa phương ) 2
+ Điều ước Quốc tế đặc biệt để phân định ranh giới giữa Irăc và Côoet (nhưng
thực chất đây là sự thoả thuận giữa hai quốc gia có sự giám sát của Quốc tế, có
nghĩa là việc phân định ranh giới hai quốc gia này cũng do chính hai quốc bàn
bạc, thoả thuận và quyết định dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
2. Cách xác định biên giới quốc gia trên bộ
Lãnh thổ quốc gia là thuộc chủ quyền riêng của mỗi quốc gia nhưng xác định
biên giới không đơn thuần là việc riêng của quốc gia bởi vấn đề rất nhạy cảm ,
động chạm tới lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia liền kề. Với tính chất phức
tạp như vậy nên việc xác định biên giới quốc gia phải dựa trên các nguyên tắc
của luật quốc tế trong đó có nguyên tắc thỏa thuận. Đây là nguyên tắc rất quan
trọng trong việc xây dựng biên giới quốc gia. Thực chất của việc xây dựng biên
giới quốc gia là việc giới hạn chủ quyền và quyền lực tối cao của Nhà nước đối
với lãnh thổ của mình. Chính vì vậy, khi xây dựng biên giới quốc gia, đặc biệt là
biên giới quốc gia trên bộ và biên giới quốc gia trên biển các quốc gia có chung
biên giới phải thỏa thuận, thống nhất để cùng nhau xác lập một biên giới ổn
định, hòa bình vì lợi ích chung của các quốc gia. Bên cạnh nguyên tắc trên còn
có nguyên tắc Utipossidetis( chấp nhận hoàn cảnh hiện tại). Nguyên tắc này gắn
liền với thừa kế quốc gia, cơ sở chung của nguyên tắc này là: Chỉ chuyển giao
cho nhau những gì mà mình có. Nguyên tắc này được Tòa án quốc tế xem như
một nguyên tắc có tính tập quán.
Luật pháp Quốc tế không đặt ra các tiêu chuẩn về vạch biên giới, về hoạch
định biên giới quốc gia. Do vây, để xây dựng một biên giới hòa bình, hữu nghị,
hợp tác thì các quốc gia phải thỏa thuận, thống nhất xây dựng biên giới, dựa trên
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
a. Xác định biên giới trên bộ
Giai đoạn 1 : Hoạch định biên giới quốc gia 3
Đây là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng với những hoạt động pháp lý nhằm
xác định vị trí , hướng đi của đường biên giới. Toàn bộ giai đoạn hoạch định
phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau , bình đẳng , các
bên cùng có lợi. Phương pháp hoạch định là thông qua đàm phán và các phương thức hòa bình khác . -
Phải đưa ra được các nguyên tắc làm cơ sở cho việc xác định biên giới
quốc gia như các văn kiện pháp lý lịch sử giữa hai quốc gia, các bản đồ đã
có….Ví dụ, việc hoạch định biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
dựa trên Công ước về hoạch định biên giới giữa VN và TQ ký giữa Pháp và nhà
Thanh năm 1885 – 1887. Biên giới giữa VN, Lào và Campuchia được hoạch
định dựa trên các bản đồ của Sở địa dư Đông dương trước nay. -
Các điểm được lựa chọn để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới
phải rõ ràng, chính xác, phù hợp với các yếu tố địa hình thực tế tránh gây mơ hồ,
tranh chấp trong quá trình phân giới , cắm mốc sau này. Thông thường các quốc
gia thường lựa chọn một trong các hình thức sau để hoạch định biên giới:
+ Hoạch định biên giới mới: Các quốc gia có thể hoạch định một đường biên
giới mới. Đường biên giới mới này có thể là đường biên giới tự nhiên hoặc
đường biên giới nhân tạo tùy theo sự thỏa thuận của các quốc gia. Biên giới tự
nhiên rất đa dạng, nó được xác định theo địa hình thực tế như núi, sông , hồ…
Mỗi loại địa hình thực tế có cách thức xác định khác nhau, sẽ được nêu cụ thể ở
phần sau. Còn biên giới nhân tạo được xác định theo các đường kinh tuyến, vĩ
tuyến (Biên giới thiên văn) hoặc theo các đường hình học, đường thẳng nối hai
điểm xác định hay đường vòng cung mà tâm điểm và bán kính đã được thỏa
thuận (Biên giới hình học).
+ Sử dụng các đường ranh giới đã có :Các bên có thể sử dụng các đường ranh
giới đã có (theo nguyên tắc chấp nhận các hoàn cảnh hiện tại). Đây là nguyên
tắc chi phối việc việc xác định phần lớn các đường biên giới hiện có vì nó được
áp dụng trong trường hợp kế thừa quốc gia, mà hầu hết các quốc gia ngày nay
đều xuất thân từ việc kế thừa quốc gia. Theo nguyên tắc này các quốc gia mới sẽ 4
kế thừa những gì quốc gia tiền nhiệm có, kể cả đường biên giới với các quốc gia
láng giềng. Do đó, để xác định đường biên giới theo nguyên tắc này, các bên chỉ
can thỏa thuận công nhận đường biên giới đã có giữa hai nước mà thôi.
+ Trên cơ sở các đường ranh giới đã có nhưng có sửa đổi, bổ sung : sau khi
đã thống nhất với nhau về việc hoạch định biên giới và ghi nhận nó trong ĐƯQT
về hoạch định biên giới, bao gồm những nội dung cơ bản như: Xác định nguyên
tắc chung của việc hoạch định; Xác định chiều hướng chung của đường biên
giới; Thỏa thuận sử dụng các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quá trình hoạch
định đường biên giới; Thủ tục ký, phê chuẩn, phê duyệt điều ước; Xác định các
nguyên tắc giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Nguyên thủ quốc gia của các
bên sẽ đứng ra ký kết và sau đó, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật
pháp các quốc gia hữu quan sẽ phê chuẩn điều ước này để làm cho điều ước có
hiệu lực. Điều ước này chính là cơ sở pháp lý cho việc hoạch định biên giới. Các
bên chuyển sang giai đoạn tiếp theo của việc xác định biên giới quốc gia.
Giai đoạn 2: Phân giới thực địa và cắm mốc biên giới
Phân giới thực địa là quá trình kiểm tra nhằm tìm ra sự thống nhất giữa đường
biên giới trên bản đồ và thực địa. Nếu không có sự thống nhất các bên phải kiểm
tra, đàm phán để xác định lại những vị trí có sự sai lệch … biên giới trên bản đồ
và biên giới trên thực tế trong tương lai phải là một. Vì vậy , phân giới thực chất
là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong điều ước quốc tế. Toàn bộ công
việc này thường do một ủy ban hỗn hợp mà các quốc gia tổ chức để thực hiện
các công việc như đánh dấu thực địa, điều chỉnh đường biên giới do yêu cầu đặc
biệt của địa hình thực tế mà do đó cần phải có sự sửa đổi ở mức độ nhất định.
Các họat động phân giới thực địa ghi chép đầy đủ, chi tiết trong các hồ sơ,
biên bản, sơ đồ kèm theo Hiệp định về biên giới. Tất cả những sửa chữa, thay
đổi dù ở bất kỳ hình thức nào cũng phải được các bên liên quan đồng ý thỏa
thuận. Trên thực tế, để vạch ra chính xác một đường biên giới như trong Hiệp
định là vấn đề hết sức khó khăn, do gặp phải các yếu tố như: địa điểm địa hình
hiểm trở, phức tạp, đường biên giới ghi trên Hiệp định đi ngang qua công trình 5
đang xây dựng, sử dụng của một quốc gia, hay ngang qua một vùng cư dân sinh
sống trên vùng biên giới đó,….
Mặt khác, việc hoạch định biên giới quốc gia thường bị lẫn lộn với phân giới
thực địa. Thực chất, nay là hai giai đoạn của quá trình xác định biên giới quốc
gia. Việc hoạch định biên giới quốc gia là hoạt động pháp lý, mang tính lý
thuyết. Sản phẩm của việc hoạch định này là một điều ước quốc tế cùng các tài
liệu và bản đồ mô tả chi tiết được ghi trên văn bản điều ước. Còn việc phân giới
thực địa là quá trình mang tính vật lý, kỹ thuật. Sản phẩm này là việc xác định
chính xác được vị trí , hướng đi của đường biên giới trên thực địa.)
Giai đoạn 3: Cắm mốc
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân giới thực địa. Giai đoạn này ủy
ban hỗn hợp sẽ tiến hành cắm mốc các cột mốc cụ thể tại các điểm đã được hai
bên đánh dấu trên thực địa.Thông thường các bên sẽ thỏa thuận về số lượng,
chất liệu, kích cỡ, độ cao, ký mã hiệu của coat mốc, cách thức cắm cột mốc….
Ví dụ, Việt Nam và Campuchia thỏa thuận với nhau bên Việt Nam sẽ cắm
những cột mốc số lẻ, Campuchia cắm những cột mốc số chẵn. Trong quá trình
xác định đường biên giới, các quốc gia có thể thỏa thuận với nhau về việc tiến
hành các giai đoạn riêng lẻ, hay gộp chung giai đoạn phân giới thực địa và cắm
mốc làm một. Ví dụ, VN và CPChia thỏa thuận cứ phân giới đến đâu sẽ cắm
mốc đến đó. Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận phải hoàn tất
giai đoạn phân giới thực địa mới tiến hành cắm mốc.
Sau khi hoàn tất các giai đoạn trên, các bên phải vẽ lại toàn bộ sơ đồ, vị trí tọa
độ của các cột mốc. Nếu sơ đồ, vị trí các cột mốc không chính xác như trong
hiệp định, hai nước sẽ phải ký với nhau một hiệp định bổ sung xác định lại sự
thỏa thuận về biên giới. Cả sơ đồ và hiệp định này phải gắn liền với hiệp định
gốc được ký kết ban đầu. Đồng thời, ngay khi việc cắm mốc được hoàn thành,
các bên cũng phải ký với nhau một Nghị định thư về quy chế dành cho khu vực
biên giới. Các mốc quốc giới thường đặt tại các điểm: cửa khẩu; Các điểm 6
chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới như chân núi, đỉnh núi; các điểm
trên đường quốc lộ, đường sắt, sông suối..
* Một số trường hợp đặc biệt trong việc xác định biên giới quốc gia trên bộ.
Thực tế xác định đường biên giới quốc gia ở trên bộ cho thấy phần lớn đường
biên giới giữa các quốc gia là chạy qua các địa hình đặc biệt như sông, núi… -
Trường hợp đường biên giới chạy qua một dãy núi. Các bên có thể thỏa
thuận với nhau xác định đường biên giới theo ba cách:
+ Cách 1: Các bên có thể xác định đường biên giới theo đường phân thủy, đó
là sự phân chia tự nhiên và căn cứ vào đường mòn đó để xác định biên giới
nhưng tự nhiên tạo ra đường phân thủy thì tự nhiên cũng có thể làm biến đổi nó
nên phương pháp này cũng dễ làm phát sinh tranh chấp trên thực tế.
+ Cách 2: Các bên có thểxác định biên giới theo đường chân núi, như vậy dãy
núi sẽ thuộc hẳn về một quốc gia, việc xác định trở nên đơn giản và dễ thực
hiện, nhưng lại khó giải quyết vấn đề lợi ích của bên kia trong việc khai thác, sử dụng dãy núi.
+ Cách 3: Biên giới theo đỉnh núi, xác định các điểm cao nhất của các đỉnh
núi trong hệ thống núi nằm trong khu vực biên giới mà các bên đã thỏa thuận.
Đường thẳng nối các đỉnh núi chiếu xuống dưới là đường biên giới. Phương
pháp này áp dụng ở chỗkhu vực biên giới trở nên hiểm trở, sự qua lại của con
người và phương tiện rất khó khăn. -
Trường hợp đường biên giới chạy qua sông.
+ Cách 1 : Biên giới theo bờ sông : phương pháp này làm cho con sông biên
giới thuộc về một trong hai quốc gia nên nó được áp dụng ở những nơi có địa
hình hiểm trở, ít dân cư và không có các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với hai bờ sông;
+ Cách 2 : Biên giới theo trung tuyến : là đường biên giới được xác định ở
giữa con sông và đảm bảo được lợi ích công bằng cho hai quốc gia 7
+ Cách 3 : Biên giới theo Thalweg : là đường biên giới được xác định ở
những nơi lòng sông có độ sâu lớn nhất. Phương pháp này chú ý tới dòng chảy
của con sông cũng như hoạt động giao thông đường thủy của tàu thuyền qua lại
trên sông : phần lớn biên giới giữa Việt nam với Campuchia trên sông Mekong
được xác định theo phương pháp Thalweg. -
Với địa hình cầu : Phương pháp duy nhất được áp dụng để xác định biên
giới qua địa cầu là đường biên giới sẽ chạy qua chính giữa cầu cách đều hai mố
cầu. Troncg nhiều trường hợp biên giới cầu và biên giới sông sẽ là trùng nhau vì
cầu gắn liền với địa hình sông. Ý nghĩa:
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng
liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp
phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc
phòng và an ninh đất nước.
Việc xác định chế độ pháp lý biên giới quốc gia đặc biệt là chế độ pháp lý
biên giới quốc gia trên bộ nhằm để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về
biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với nước láng giềng.
3. Thực tiễn xác định biên giới trên bộ của Việt Nam
Việt Nam có biên giới quốc gia chung với ba quốc gia gồm Trung Quốc, Lào
và Campuchia. Với Trung Quốc và Campuchia, Việt Nam có chung cả biên giới
bộ và biên giới biển, với Lào, Việt Nam chỉ có chung biên giới trên bộ.
a) Biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Thời kỳ phong kiến, biên giới Việt Nam- Trung Quốc đã hình thành. Giai
đoạn trước năm 1945,khi Pháp đã hoàn tất quá trình xâm lược Đông Dương,
nhân danh nhà nước bảo hộ, Pháp đã ký hai Công ước 1887, 1895 ký kết với
triều đình nhà Thanh (Trung Quốc), đồng thời tiến hành phân giới và cắm mốc. 8
Bằng hai công ước trên đường biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc
đã trở thành đường biên giới quốc tế.
Giai đoạn năm 1945 – 1979, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập năm
1945, biên giới Việt-Trung trải qua một giai đoạn dài tương đối yên bình. Biên
giới giữa hai nước được thỏa thuận giữ nguyên trạng đường biên giới do lịch sử
để lại do Pháp-Thanh phân định năm 1887, theo đó trên tuyến biên giới có 333
cột mốc. Tuy nhiên các cột mốc biên giới này không được coi sóc cẩn thận, một
số cột mốc bị thời gian làm hư hại, hoặc "bị dịch chuyển về phía nam, nhưng
Việt Nam khi đó đang tập trung tâm trí vào công cuộc giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước. Mặt khác, biên giới Việt Nam – Trung Quốc còn là cửa
ngõ để Việt Nam giao thương với thế giới cũng như tiếp nhận sự ủng hộ, giúp
đỡ của cộng đồng quốc tế cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Sau ngày
thống nhất đất nước, Việt Nam và Trung Quốc đứng trước tranh chấp nhiều
điểm về đường biên giới giữa hai nước do tác động của tự nhiên hoặc con người.
Hai bên đã có các vòng đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới nhưng chưa có
kết quả và gián đoạn do thăng trầm trong quan hệ hai nước. Đầu năm 1978, đã
có hàng trăm vụ xung đột vũ trang trên biên giới diễn ra, với mật độ ngày càng
cao, quan hệ giữa hai nước trở nên đặc biệt xấu.Năm 1979, diễn ra cuộc chiến
tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Giai đoạn từ sau chiến tranh biên giới 1979, mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng
quân Trung Quốc vẫn chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ biên giới có tranh
chấp mà trước đó Việt Nam kiểm soát, xung đột vũ trang vẫn liên tục xảy ra sau
đó trên tuyến biên giới giữa hai nước trong suốt thập niên 1980. Năm 1991,
quan hệ hai nước được bình thường hóa, sau đó các cuộc đàm phán về biên giới
đã được nối lại và kết quả là ngày 30/12/1999, Hiệp ước về biên giới đất liền
giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ký tại Bắc Kinh.Trong hiệp ước này,
nguyên tắc hoạch định biên giới mà hai nước thỏa thuận là kế thừa các điều ước
quốc tế có sẵn về biên giới. Hiệp ước đã giải quyết trọn vẹn vấn đề hoạch định
biên giới giữa hai nước, tạo điều kiện tiến hành công tác phân giới, cắm mốc và 9
góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Toàn bộ đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dài 1449,566km
(trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652km, đường biên giới nước là
383,914km) được đánh dấu bằng 1971 cột mốc cho 1378 vị trí mốc chính và
402 vị trí mốc phụ.Mốc số 0- giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam-
Lào- Trung Quốc là mốc lớn được làm bằng đá hoa cương, có ba mặt, gắn quốc
huy của ba nước, đặt trên đỉnh núi Khoan La San (Shi Ceng Da Shan), theo Hiệp
định về ngã ba biên giới năm 2007 ký giữa CHXHCN Việt Nam, CHDCND Lào
và CHND Trung Hoa.Mốc cuối cùng 1378 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá
hoa cương, đặt trên phía Đông Nam bãi Dậu Gót (Heng Shi Sha Zhou). Mốc
được thiết kế đặt trên đế mốc bằng bê tông hình tròn, cao gần 10m, bảo đảm khi
thuỷ triều lên (4- 5m) vẫn nổi trên mặt nước. Từ mốc cuối cùng này, biên giới
theo trung tuyến sông kéo đến giới điểm 62 và cũng là điểm bắt đầu của biên
giới biển trong vịnh Bắc Bộ.Từ 16 đến 18/11/2009 Việt Nam và Trung Quốc
đã ký các văn kiện: Nghị định thư về phân giới cắm mốc, hiệp định về quy chế
quản lý biên giới, hiệp định về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu.Việc ký kết 3 văn
kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu việc kết thúc 35 năm đàm phán về
biên giới trên đất liền giữa hai nước, chính thức đưa Hiệp ước biên giới đất liền
Việt Nam- Trung Quốc năm 1999 đi vào cuộc sống.1
b) Biên giới Việt Nam - Lào
Trong lịch sử Việt Nam và Lào không có đường biên giới. Khi người Pháp
xâm chiếm được Đông Dương, đồng thời vẽ và xác định bản đồ của Đông
Dương. Theo đó, một đường ranh giới để phân chia địa giới hành chính giữa An
Nam và Ai Lao giữa xứ Đông Dương đã được xác lập.
Giai đoạn từ năm 1945 – 1975, trong giai đoạn này, cả Việt Nam và Lào đều
phải tiến hành kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Cả hai nước đều thấy rằng việc
giải quyết biên giới để phân rõ lãnh thổ của mỗi nước, nhằm chấm dứt những
1http://bienphongvietnam.vn/cong-tac-bien-phong/duong-bien-moc-gioi/223-dbmg04.html 10
cuộc tranh chấp, va chạm xảy ra ở địa phương là cần thiết và hợp lý. Nhưng vấn
đề biên giới, lãnh thổ là một vấn đề hệ trọng đối với cả Việt Nam và Lào. Không
những thế việc giải quyết biên giới lãnh thổ còn là việc mới mẻ, cần phải có thời
gian, cần tập trung trí lực của cả hai bên, việc đàm phán giải quyết vấn đề biên
giới trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả hai nước đang ở vào thời kỳ
quyết liệt nhất là chưa phù hợp. Do vậy, trong giai đoạn này, hai bên chỉ tiến
hành một vòng đàm phán từ ngày 16/9 - 02/10/1957 nhưng cũng chưa đạt được
thỏa thuận cụ thể nào.2
Giai đoạn từ năm 1975, năm 1975, Việt Nam thống nhất, Lào cũng giành
được thắng lợi trong cả nước.Vấn đề biên giới giữa hai nước có điều kiện thuận
lợi để giải quyết. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, một vấn đề
rất phức tạp, thì điều cốt lõi là hai bên phải thống nhất và xác lập được những
nguyên tắc để cùng nhau thương lượng giải quyết.Ngày 18/07/1977, Hiệp ước
hoạch định biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào đã được ký kết.Nguyên tắc
hoạch định được thỏa thuận là sử dụng các đường ranh giới có sẵn.Trong quá
trình đi thực địa, hai bên đã xác định được trên thực địa một đường biên giới về
cơ bản là đường biên giới đã được hoạch định trong hiệp ước năm 1977, nhưng
đồng thời đã thoả thuận một số chỗ điều chỉnh khác với đường biên giới hoạch
định và sửa nguyên tắc hoạch định biên giới theo sông, suối cho phù hợp với
luật pháp và thực tiễn quốc tế. Những sửa đổi có tính nguyên tắc đó đã được hai
bên xác định trong Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định và được ký vào ngày
24/01/1986 tại Viêng Chăn. Ủy ban liên hợp biên giới đã được thành lập và trực
tiếp chỉ đạo các hoạt động phân giới thực địa và cắm mốc. Nghi định thư ghi
nhận kết quả phân giới và cắm mốc giữa hai nước đã được ký kết vào ngày
16/10/1987 đánh dấu quá trình xác lập biên giới Việt Nam và Lào với chiều dài
khoảng 2.067km trong đó 1.763km đi trên đất liền và 304km đi trên sống suối đi
qua địa bàn của 10 tỉnh biên giới của Việt Nam, tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào.
2 Tài liệu tổng quan biên giới Việt Lào 11
Hiện nay, trên cơ sở tôn trọng kết quả vấn đề biên giới đã phân giới cột mốc
trên thực địa, hai bên đang cùng nhau phối hợp thực hiện Dự án tăng dày và tôn
tạo hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước. Dự án đến nay được hai bên triển
khai tích cực trên 10 cặp tỉnh biên giới Việt Nam- Lào, mục tiêu sẽ hoàn thành
việc cắm mốc trên thực địa vào năm 2012 và kết thúc dự án vào năm 2014.3
c) Biên giới Việt Nam – Campuchia
Cũng giống như với Lào, trong lịch sử Việt Nam và Campuchia chưa có
đường biên giới. Thời kỳ Pháp thuộc, An Nam và Cao Miên đều thược xứ Đông
Dương được phân chia bằng ranh giới địa giới hành chính theo bản đồ do Sở Địa
dư Đông Dương xuất bản. Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia phức
tạp hơn vì vừa có đường biên giới trên đất liền vừa có đường biên giới trên biển.
Ngày 20/07/1983, hai nước đã kí Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề
biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa
nhân dân Campuchia. Ngày 27/12/1985, trên cơ sở thỏa thuận đã đạt được ,
Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước đã được ký kết. Nguyên tắc hoạch
định được hai bên thỏa thuận là sử dụng đường ranh giới có sẵn.Theo Hiệp ước
1985 hai bên dự kiến cắm 322 mốc trên đường biên giới dài 1.137km, đã phân
giới được 207 km nhưng do một số nguyên nhân hoạt động này đã tạm dừng lại.
Ngày 10/10/2005, Thủ tướng chính phủ hai nước ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước
hoạch định biên giới năm 1985. Từ tháng 6/2006 tiến hành đàm phán phân giới
cắm mốc trên thực địa được tiếp tục thực hiện. Hiện nay, Đường biên giới đất
liền Việt Nam– Campuchia dài 1.137km từ ngã ba biên giới Việt Nam– Lào–
Campuchia đến sát mép biển Xà Xía, Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Đến hết tháng
4/2013, hai bên đã tiến hành phân giới được 849,6km/1.137km (theo Hiệp ước
năm 1985); xác định được 287 cột mốc; xây dựng được 279 cột mốcĐường biên
giới đi qua 9 tỉnh của Campuchia và 10 tỉnh của Việt Nam.. Địa hình dọc đường
biên giới được chia làm 3 đoạn như sau:
3http://bienphongvietnam.vn/cong-tac-bien-phong/duong-bien-moc-gioi/222-dbmg03.html 12
- Đoạn 1: từ ngã ba biên giới đến hết biên giới tỉnh Bình Phước dài khoảng
585km, đi qua vùng địa hình có nhiều rừng rậm, núi cao, hiểm trở.
- Đoạn 2: từ điểm tiếp giám biên giới giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây
Ninh đến sông Vàm Cỏ Đông dài khoảng 143km đi qua nhiều vùng địa hình
rừng rậm nhưng bằng phẳng.
- Đoạn 3: từ Nam Tây Ninh đến giáp mép biển Xà Xía (Kiên Giang) dài
khoảng 409km, đi qua địa hình phần lớn kênh rạch, sình lầy.4
Ngoài ra, Hiệp định về vùng nước lịch sử chung giữa Việt Nam và
Campuchia cũng đã được ký kết ngày 7/7/1982. Theo Hiệp định, vùng nước lịch
sử chung được xác định bởi bờ biển Hà Tiên và Campot, đảo Phú Quốc và các
đảo ngoài khơi Thổ Chu và Polovai. Vùng nước này được hai bên đặt dưới chế
độ nội thủy và sẽ có chế độ quản lý chung về đánh cá, tuần tra và kiểm soát
trong khi chờ đợi hai bên thỏa thuận giải quyết việc xác định biên giới trên biển
trong vùng nước lịch sử đã được xác định. II.
Chế độ pháp lý về biên giới quốc gia
1. Chế độ pháp lý biên giới quốc gia
Vì mục đích xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia một cách hoà bình, hữu
nghị giữa các quốc có chung biên giới. Các quốc gia thường quy định chế độ
pháp lý về biên giới. Biên giới quốc gia phải được các quốc gia khác tôn trọng
triệt để, không thể tùy tiện xâm phạm hoặc vi phạm. biên giới quốc gia là bất
khả xâm phạm vì nó là một phần của lãnh thổ quốc gia. Trong các Hiệp định về
biên giới giữa các quốc gia được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc, quy
phạm của pháp luật Quốc tế và các nguyên tắc, quy phạm của pháp luật quốc
gia. Chính vì vậy, quy chế pháp lý của biên giới quốc gia gồm những quy định
dựa trên hai nguồn khác nhau, đó là văn bản pháp luật quốc gia Điều ước quốc
tế về biên giới mà quốc gia ký kết với các nước láng giềng.
4http://bienphongvietnam.vn/cong-tac-bien-phong/duong-bien-moc-gioi/221-dbmg02.html 13
Biên giới quốc gia luôn đòi hỏi rất cao về tính ổn định theo thời gian, vì thế
mà điều ước quốc tế về biên giới luôn là những điều ước vô thời hạn. Cho nên,
bên cạnh việc ký kết các điều ước quốc tế để xác định biên giới,các quốc gia
cũng phải đồng thời xây dựng hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật để xác lập quy chế biên giới.
Căn cứ vào pháp luật quốc tế , các điều ước quốc tế về biên giới cũng như
pháp luật quốc gia , chế độ pháp lý biên giới quốc gia thường bao gồm những vấn đề sau : -
Những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia -
Quy chế biên giới như quy chế qua lại của người , phương tiện , hàng
hóa , hoạt động ở khu vực biên giới , quy chế sử dụng nguồn nước , sử dụng
song suối biên giới , khai thác tài nguyên … ở vùng biên giới . -
Quy chế quản lý , bảo vệ biên giới ; -
Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới . Về
nguyên tắc những vấn đề biên giới lãnh thổ là thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước cấp trung ương theo nguyên tắc có đi , có lại và tôn trọng sự bất khả xâm
phạm của biên giới quốc gia .
Việc kiểm soát biên giới trong tất cả các lĩnh vực ở cửa khẩu của quốc gia nào
thì tuân theo quy định của pháp luật quốc gia đó trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận . Ngoài ra pháp luật các quốc gia đều quy định chặt chẽ quy chế bảo vệ
biên giới quốc gia , chống lại các hành vi xâm nhập biên giới bất hợp pháp cũng
như trừng trị nghiêm khắc các hành vi xâm phạm quy chế biên giới .
Đồng thời với việc xác lập quy chế pháp lý biên giới , mỗi quốc gia đều đặc
biệt chú trọng việc tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ biên giới quốc gia . Bảo vệ
an ninh , chủ quyền biên giới lãnh thổ là chức năng của bộ đội biên phòng cùng
sự hỗ trợ và phối hợp các lực lượng khác có liên quan nhất là trong điều kiện
ngày nay khi giao lưu quốc tế phát triển mạnh mẽ , ranh giới biên giới đã được
mềm hóa cho dòng lưu thông của con người , hàng hóa và phương tiện bởi vậy 14
chức năng bảo vệ biên giới lại càng nặng nề hơn . Vì vậy , chế độ pháp lý biên
giới càng đầy đủ , tỉ mỉ thì việc xây dựng , phát triển , bảo vệ đường biên giới
càng có hiệu lực , góp phần củng cố , tăng cường quan hệ hữu nghị , hợp tác lâu
dài giữa các nước láng giềng ở từng khu vực và khi có tranh chấp lãnh thổ hay
biên giới thì nghĩa vụ của các quốc gia là phải giải quyết những tranh chấp ấy
bằng biện pháp hòa bình .
2. Chế độ pháp lý biên giới quốc gia của Việt Nam
Ở Việt Nam, Luật Biên giới Quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2004. Luật Biên giới quốc gia quy định về biên
giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia và khu vực biên giới; chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo
vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp
với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế
khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Đối với Việt Nam, Luật Biên giới
Quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền quốc gia, đồng thời góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh
tế, tăng cường quốc phòng và an ninh đất nước.
Căn cứ vào pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế về biên giới cũng như
pháp luật quốc gia, có thể thấy rằng, chế độ pháp lý biên giới quốc gia bao gồm
những vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, về những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia.
Đây đều là những tư tưởng, quan điểm mang tính chất chỉ đạo, định hướng và
những quy định mang tính chất khái quát, bao trùm trong xây dựng và thi hành,
áp dụng pháp luâ Œt giải quyết những những vấn đề liên quan đến biên giới quốc
gia. Ví dụ, theo Điều 2 Luâ Œt biên giới quốc gia 2003 của Viê Œt Nam quy định,
“Luật này quy định về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia;
xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới. Chế độ pháp 15
lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế,
thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật Việt
Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập”.
Thứ hai, về quy chế biên giới như quy chế qua lại của người, phương tiện,
hàng hóa, hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng
sông suối biên giới, khai thác tài nguyên và các hoạt đô Œng khác ở vùng biên giới.
Những quy chế này là hành lang pháp lý vững chắc được ghi nhâ Œn trong các
điều ước quốc tế, pháp luâ Œt quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề chung giữa
các quốc gia như sự qua lại của người, phương tiê Œn, hàng hóa hoạt đô Œng ở khu
vực biên giới, viê Œc sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới và những
vấn đề khác. Việc kiểm soát biên giới trong tất cả các lĩnh vực ở cửa khẩu của
quốc gia nào thì tuân theo quy định của pháp luật quốc gia đó trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận. Ngoài ra pháp luật các quốc gia đều quy định chặt chẽ quy
chế bảo vệ biên giới quốc gia chống lại các hành vi xâm nhập biên giới bất hợp
pháp cũng như trừng trị nghiêm khắc các hành vi xâm phạm quy chế biên giới .
Ví dụ,theoĐiều 15 Luâ Œt Biên giới quốc gia 2003 của Viê Œt Nam quy định:
“1. Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới
quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ
đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại
biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu
hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.
2. Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ
giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.”
Thứ ba, về quy chế quản lý, bảo vệ biên giới. 16
Đây là những quy chế mang tính chất quản lý, hoạch định, tổ chức, kiểm soát
biên giới của các quốc gia cũng nhưng đảm bảo biên giới không bị xâm phạm.
Việc xác lập quy chế pháp lý biên giới, mỗi quốc gia đều đặc biệt chú trọng việc
tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ biên giới quốc gia. Bảo vệ an ninh, chủ quyền
biên giới lãnh thổ là chức năng của bộ đội biên phòng cùng sự hỗ trợ và phối
hợp các lực lượng khác có liên quan nhất là trong điều kiện ngày nay khi giao
lưu quốc tế phát triển mạnh mẽ, ranh giới biên giới đã được mềm hóa cho dòng
lưu thông của con người, hàng hóa và phương tiện bởi vậy chức năng bảo vệ
biên giới lại càng nặng nề hơn. Ví dụ, theo Điều 3 Hiệp định về quy chế quản lý
biên giới trên đất liền Việt Nam –Trung Quốc quy định:
“1. Hai Bên cần tôn trọng, bảo vệ và gìn giữ mốc giới, vật đánh dấu đường
biên giới, đường thông tầm nhìn biên giới nhằm cùng nhau duy trì đường biên
giới rõ ràng, ổn định.
2. Hai Bên cần tiến hành tuyên truyền, giáo dục cư dân biên giới nước mình,
khuyến khích họ ủng hộ và tham gia bảo vệ mốc giới, vật đánh dấu đường biên
giới và đường thông tầm nhìn biên giới”.
Theo Điều 35 Luâ Œt biên giới quốc gia 2003 của Viê Œt Nam quy định nô Œi dung
quản lý đường biên giới quốc gia bao gồm: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến
lược, chính sách về biên giới quốc gia; ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng,
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều
ước quốc tế về biên giới quốc gia; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
biên giới quốc gia; quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế -
xã hội ở khu vực biên giới;…
Thứ tư, quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới. Về
nguyên tắc những vấn đề biên giới lãnh thổ là thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước cấp trung ương theo nguyên tắc có đi, có lại và tôn trọng sự bất khả xâm
phạm của biên giới quốc gia. 17
Khi có mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các quốc gia về vấn đề biên giới,
các quốc gia phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế hiện đại là
nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Quốc tế bằng phương pháp hoà bình;
nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ Quốc tế;
nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, nguyên
tắc quyền dân tộc tự quyết. Các quốc gia khi có tranh chấp về biên giới cần phải
áp dụng triệt để nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp
hòa bình với các hình thức do các quốc gia tự thỏa thuận lựa chọn, phù hợp với
các quy định của pháp luật Quốc tế cũ ng như các quyền và lợi ích của các quốc
gia và nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.
Về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trung ương trong việc quản lý
biên giới quốc gia được thể hiện rõ ràng nhất ở chương IV - Quản lý nhà nước
về biên giới quốc gia tại Luật Biên giới quốc gia 2003.
Chế độ pháp lý biên giới càng hoàn thiẹn thì việc xây dựng, phát triển, bảo vệ
đường biên giới càng có hiệu lực, hiệu quả, góp phần củng cố, tăng cường quan
hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng ở từng khu vực và khi có
tranh chấp lãnh thổ hay biên giới thì nghĩa vụ của các quốc gia là phải giải quyết
những tranh chấp ấy bằng biện pháp hòa bình. Không những thế,xây dựng, quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và
của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các
lực lượng vũ trang nhân dân. Vì vậy mà việc hiểu biết, nắm rõ về chế độ pháp lý
biên giới quốc gia là cần thiết đối với mỗi người, để đảm bảo cho hoà bình, hữu
nghị giữa các quốc có chung biên giới. III. Mở rộng
1. Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong thời gian qua
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng uỷ Quân sự
Trung ương đã có nhiều chủ trương, giải pháp tập trung xây dựng lực lượng Bộ 18
đội Biên phòng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, lực lượng Bộ đội Biên
phòng từng bước được xây dựng vững mạnh toàn diện theo hướng: cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Cùng với việc tăng cường lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã tăng cường quản
lý biên giới, lãnh thổ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia
trong điều kiện, hoàn cảnh mới.
Do yêu cầu của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, những
năm qua, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật về quản lý, bảo vệ biên giới. Quyết định 16/HĐBT ngày 22/02/1989 của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thực hiện “Ngày Biên phòng” vào
03/3 hàng năm, đã tạo ra ngày hội của toàn dân tham gia bảo vệ biên giới. Pháp
lệnh Bộ đội Biên phòng được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (khoá IX) thông qua
ngày 28/8/1997; Nghị định 34/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/8/2000 về
quy chế khu vực biên giới đất liền; Luật Biên giới quốc gia được Quốc hội (khoá
XI) thông qua ngày 17/6/2003, Nghị định 161/2003/NĐ- CP ngày 18- 12- 2003
về quy chế khu vực biên giới biển đã phát huy được trách nhiệm của các cấp,
các ngành và mọi thành viên trong xã hội tham gia xây dựng và bảo vệ biên giới.
Thực hiện nghị quyết, quyết định của Đảng và Chính phủ, những năm qua,
Bộ Quốc phòng đã thực hiện tốt chức năng chủ trì trong nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia theo nhiệm vụ, quyền hạn được Nhà nước
giao và trực tiếp chỉ huy, quản lý toàn diện Bộ đội Biên phòng. Bộ Quốc phòng
đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan ban hành các qui chế để chỉ
đạo, hướng dẫn Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia.
2. Một số giải pháp để tăng cường sự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh
biên giới quốc gia trong giai đoạn mới 19
Một là, trong thời kỳ mới, tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an
ninh biên giới quốc gia bảo đảm tính vững chắc, toàn diện, ổn định là yêu cầu
cấp bách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, đặt ra yêu cầu
Đảng phải có nghị quyết toàn diện về công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, an ninh biên giới quốc gia để thống nhất về nhận thức và hành động của
toàn dân và của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ này. Nhà nước, các bộ,
ngành liên quan có kế hoạch chiến lược, chương trình quốc gia toàn diện về
nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Trên cơ sở đó, việc quy hoạch, đầu tư các dự án,
công trình về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, trên địa bàn biên giới mới
đảm bảo tính đồng bộ, bền vững và ổn định lâu dài.
Hai là, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quản lý, bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới. Quy định cụ thể những hành vi vi phạm
và chế tài xử lý đối với những vi phạm pháp luật về biên giới, vùng biển, để đảm
bảo tính nghiêm minh và bất khả xâm phạm biên giới lãnh thổ.
Ba là, Nhà nước cần tăng cường tập trung đầu tư xây dựng, củng cố lực lượng
Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì trong nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ biên giới theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại. Cụ thể là: cần ổn định lâu dài tổ chức Bộ đội Biên phòng theo
Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng. Tăng cường
quân số cho các đồn, trạm Biên phòng. Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật, vũ khí, khí tài, phương tiện và xây dựng cơ bản các đồn, trạm Biên phòng.
Có chính sách ưu tiên đối với số cán bộ Bộ đội Biên phòng quê ở các tỉnh miền
xuôi lên công tác và ổn định gia đình ở khu vực biên giới.
Bốn là, Nhà nước cần tiếp tục và tập trung xây dựng hệ thống chính sách ưu
tiên, ưu đãi về kinh tế-xã hội đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo,
vùng biên giới. Chủ động nâng cấp, mở thêm các cặp cửa khẩu và khu kinh tế
cửa khẩu nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế với nước láng giềng. 20