Lý thuyết ôn tập - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân

1. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhân tố nào? - Năng suất lao động (tỷ lệ nghịch với lượng giá trị)- Cường độ lao động (không ảnh hưởng đến lượng giá trị)- Lao động giản đơn và lao động phức tạp Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

ÔN TẬP MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
HK II NĂM HỌC 2022-2023
I. Câu hỏi trả lời ngắn
1. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhân tố nào?
- Năng suất lao động (tỷ lệ nghịch với lượng giá trị)
- Cường độ lao động (không ảnh hưởng đến lượng giá trị)
- Lao động giản đơn và lao động phức tạp
2. Vị trí của quy luật giá trị.
- Là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa từ đó yêu cầu quy luật giá trị
đặt ra
3. Đâu là tiêu chuẩn cơ bản để chọn phương án công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở nước ta
Hiệu quả kinh tế - xã hội
4. Năng suất lao động ảnh hưởng như thế nào đến lượng giá trị hàng hóa?
Lượng giá trị của một hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động
5. Đặc trưng của mô hình công nghiệp hóa ở Nhật và các nước Nics
- Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, đi tắt, tiếp nhận công nghệ, hướng đến công
nghệ hiện đại
6.Viết công thức chung của tư bản
- Công thức: T – H – T’ với T’ = T + m được gọi là công thức chung của tư bản
7. Những hạn chế của sản xuất hàng hóa
Ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh, khủng hoảng kinh tế, thất
nghiệp…
8. Khi xuất hiện độc quyền có thủ tiêu cạnh tranh không? Vì sao?
Tuy độc quyền sinh ra từ tự do cạnh tranh, làm mất cạnh tranh trong một chừng
mực nào đó nhưng nó vẫn không thể thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm
cho cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn
9. Ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị
thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó
- Với kết luận này xóa bỏ được sai lầm trước đây, tuyệt đối hóa vai trò của máy
móc, máy móc là điều kiện để tạo ra giá trị thặng dự còn yếu tố quyết định là con
người, người lao động
10. Ý nghĩa của phạm trù tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
- Tỷ suất giá trị thặng dư: phản ánh trình độ bóc lột sức lao động
- Khối lượng giá trị thặng dư: phản ánh quy mô của sự bóc lột
11. Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hướng đến xác lập
một xã hội như thế nào?
Dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh
12. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quy luật kinh tế tác động đến các
hiện tượngkinh tế trong 1 thời kỳ nhất định
13. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
14. Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư tuyệt đối
Kéo dài tuyệt đối ngày lao động, điều kiện thời gian lao động không đổi
15. Khi nào tiền chuyển hóa thành tư bản
Khi vận động theo công thức T-H-T’ và được sử dụng để tìm kiếm giá trị tăng thêm
(giá trị thặng dư)
16.Các hình thức cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
• Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. (thỏa
hiệp, một bên phá sản)
• Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. (tiêu diệt đối thủ)
• Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền (tranh giành ảnh hưởng và tỷ lệ cổ
phần trong tổ chức độc quyền)
17. Các thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam (kể tên)
- Thành phần kinh tế nhà nước
- Thành phần kinh tế tập thể
- Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân)
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Liên doanh
18.Giá trị thặng dư là gì?
- Giá trị thặng dư (m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao dộng do
người lao động làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản
19.Công thức tính m’, M
m’= m/v . 100%
m’ = t’/t .100%
trong đó: m là giá trị thặng dư, m’ là tỷ suất giá trị thặng dư (trình độ bóc lột), v là
tư bản khả biến, t là thời gian tạo ra ngang bằng lương, t’ là giá trị thời gian tạo ra
ngang bằng lương
M = m’.V
20.Tích lũy tư bản, tích tụ tư bản, tập trung tư bản
- Tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư
- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó
- Tập trung tư bản là sự tăng lên về quy mô của tư bản cá biệt bằng phương thức
hợp nhất những nhà tư bản cá biệt trong xã hội thành những nhà tư bản khác có
quy mô lớn hơn
21.Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những
ưu thế về sản xuất cũng tiêu thụ và thông qua đó mà đạt được lợi ích tối đa.
22.Trình bày công thức tính lượng giá trị hàng hóa.
W = c + v + m.
23.Các chủ thể tham gia thị trường?
- Người bán
- Người mua
- Người sản xuất (doanh nghiệp)
- Chủ thể trung gian (môi giới)
- Nhà nước (thông qua Luật)
24.Các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường?
- Cung cầu, cạnh tranh, giá trị, lưu thông tiền tệ
25.Trình bày tác động của cung - cầu đến giá cả hàng hóa.
Cung = cầu giá cả ổn định
Cung > Cầu giá giảm
Cung < Cầu giá cả tăng
- Mối quan hệ giữa lợi nhuận (P) với giá trị thặng dư (m)
Cung = cầu giá cả = giá trị P = m
Cung < Cầu giá cả > giá trị P > m
Cung > Cầu giá cả < giá trị P < m
26.Yếu tố nào quy định lượng tiền trong lưu thông?
Lượng hàng hóa có trong lưu thông
(Lượng hàng hóa tăng => Tiền cung vào lưu thông tăng và ngược lại)
27.Nêu các mô hình kinh tế thị trường mà anh/chị biết.
- KTTT tự do mới ở Hoa Kỳ
- KTTT ở Nhật
- KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
- KTTT xã hội CN ở Trung Quốc
- KTTT xã hội ở CHLB Đức
28.Các mô hình CNH điển hình
- Mô hình CNH của các nước tư bản cồ điển (Anh, Pháp, Đức)
- Mô hình CNH kiểu Liên Xô (cũ) – Nga
- Mô hình CNH của Nhật Bản và các nước Công nghiệp mới (NICs)
29.Đặc trưng của CMCN 4.0
Liên kết giữa thế giới thực và thế giới ảo để thực hiện công việc thông minh và
hiệu quả nhất.
30.Lạm phát là gì? nguyên nhân lạm phát
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ
- Nguyên nhân:
+ Lạm phát do cầu kéo
+ Lạm phát do chi phí đẩy
+ Lạm phát do cơ cấu
+ Lạm phát do cầu thay đổi
+ Lạm phát do xuất khẩu
+ Lạm phát do nhập khẩu
+ Lạm phát tiền tệ
31.Trình bày công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư.
m’ =m/v. 100%
m’ = t’/t .100%
Trong đó: m là giá trị thặng dư, m’ là tỷ suất giá trị thặng dư (trình độ bóc lột)
v là tư bản khả biến, t là thời gian tạo ra ngang bằng lương, t’ là giá trị thời gian
tạo ra ngang bằng lương
Ý nghĩa: thể hiện trình độ bóc lột của chủ tư bản hoặc chủ doanh nghiệp
32.Điểm đặc biệt của hàng hóa sức lao động là gì?
Khả năng tạo ra giá trị tăng thêm trong quá trình sử dụng (giá trị sử dụng của hàng
hóa sức lao động)
II. Tự luận
1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
* Tính tất yếu
- Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù
hợp với quy luật phát triển khách quan.
- Hai là, kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
- Ba là, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Vị trí, nội dung của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, liên hệ
thực tiễn VN.
Quy luật giá trị
Vị trí: là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa từ đó yêu cầu quy
luật giá trị đặt ra
Nội dung: quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
+ Trong sản xuất:
Giá trị cá biệt < Giá trị xã hội (hao phí lao động xã hội cần thiết)
+ Trong lưu thông:
Người tham gia trao đổi hàng hóa phải trên nguyên tắc ngang giá.
Phương thức vận động của quy luật giá trị
Trên thị trường, sự vận động của quy luật giá trị được thể hiện qua sự vận
động của giá cả hàng hóa dưới tác động của quy luật cung – cầu.
Cung = cầu => giá cả = giá trị
Cung < Cầu => giá cả > giá trị
Cung > Cầu => giá cả < giá trị
Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý, năng suất lao
động
- Phân hóa (tự nhiên) người sản xuất thành kẻ giàu – người nghèo.
VẬN DỤNG: Các vấn đề liên quan tới tăng sức cạnh tranh của doanh
nghiệp hoặc tác động tiêucực của quy luật giá trị
Quy luật lưu thông tiền tệ
Vị trí: quy luật lưu thông tiền tệ phản ánh lưu thông hàng hóa, hàng tiền phải
cân đối với nhau
Nội dung: quy luật lưu thông tiền tệ xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho
lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định
VẬN DỤNG: LẠM PHÁT
- Định nghĩa: LẠM PHÁT là sự GIA TĂNG LIÊN TỤC trong mức giá
chung. HOẶC là sự suygiảm sức mua trong nước của đồng nội tệ.
- Chỉ số CPI là thước đo chính của lạm phát.
- Phân loại lạm phát:
Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
Siêu lạm phát: trên 1000%
- Nguyên nhân
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Lạm phát tiền tệ (Tiền > Hàng)
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị
sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
- Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi
cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Tuy nhiên, ngày lao
động chịu giới hạn về mặt sinh lý. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ
ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, không thể kéo dài bằng ngày tự
nhiên, còn cường độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng
của con người.
- Hơn nữa, công nhân kiên quyết đấu tranh đòi rút ngắn ngày động nên quyền
lợi 2 bên mâu thuẫn. Tuy vậy, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất
yếu và cũng không thể vượt giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động.
- Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ đầu nền sản xuất tư bản, với
việc phổ biến sử dụng lao động thủ công và năng suất lao động thấp.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian
lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài
ngày lao động không thay đổi, thậm chí rút ngắn.
- Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều
đó đồng nghĩa với giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho
công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản
xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho
ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát
triển.
Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất
lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường
của nó.
- Một vài tư bản có điều kiện cải tiến kỹ thuật, tăng năng năng suất lao động
làm cho hàng hóa sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội và sau thu
được giá trị thặng dư trội hơn.
| 1/7

Preview text:

ÔN TẬP MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN HK II NĂM HỌC 2022-2023
I. Câu hỏi trả lời ngắn
1. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhân tố nào?
- Năng suất lao động (tỷ lệ nghịch với lượng giá trị)
- Cường độ lao động (không ảnh hưởng đến lượng giá trị)
- Lao động giản đơn và lao động phức tạp
2. Vị trí của quy luật giá trị.
- Là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa từ đó yêu cầu quy luật giá trị đặt ra
3. Đâu là tiêu chuẩn cơ bản để chọn phương án công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
Hiệu quả kinh tế - xã hội
4. Năng suất lao động ảnh hưởng như thế nào đến lượng giá trị hàng hóa?
Lượng giá trị của một hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động
5. Đặc trưng của mô hình công nghiệp hóa ở Nhật và các nước Nics
- Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, đi tắt, tiếp nhận công nghệ, hướng đến công nghệ hiện đại
6.Viết công thức chung của tư bản
- Công thức: T – H – T’ với T’ = T + m được gọi là công thức chung của tư bản
7. Những hạn chế của sản xuất hàng hóa
Ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp…
8. Khi xuất hiện độc quyền có thủ tiêu cạnh tranh không? Vì sao?
Tuy độc quyền sinh ra từ tự do cạnh tranh, làm mất cạnh tranh trong một chừng
mực nào đó nhưng nó vẫn không thể thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm
cho cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn
9. Ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị
thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó
- Với kết luận này xóa bỏ được sai lầm trước đây, tuyệt đối hóa vai trò của máy
móc, máy móc là điều kiện để tạo ra giá trị thặng dự còn yếu tố quyết định là con người, người lao động
10. Ý nghĩa của phạm trù tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
- Tỷ suất giá trị thặng dư: phản ánh trình độ bóc lột sức lao động
- Khối lượng giá trị thặng dư: phản ánh quy mô của sự bóc lột
11. Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hướng đến xác lập
một xã hội như thế nào?
Dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh
12. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quy luật kinh tế tác động đến các
hiện tượngkinh tế trong 1 thời kỳ nhất định
13. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị - Phương tiện lưu thông - Phương tiện cất trữ - Phương tiện thanh toán - Tiền tệ thế giới
14. Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư tuyệt đối
Kéo dài tuyệt đối ngày lao động, điều kiện thời gian lao động không đổi
15. Khi nào tiền chuyển hóa thành tư bản
Khi vận động theo công thức T-H-T’ và được sử dụng để tìm kiếm giá trị tăng thêm (giá trị thặng dư)
16.Các hình thức cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
• Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. (thỏa hiệp, một bên phá sản)
• Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. (tiêu diệt đối thủ)
• Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền (tranh giành ảnh hưởng và tỷ lệ cổ
phần trong tổ chức độc quyền)
17. Các thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam (kể tên)
- Thành phần kinh tế nhà nước
- Thành phần kinh tế tập thể
- Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân)
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Liên doanh
18.Giá trị thặng dư là gì?
- Giá trị thặng dư (m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao dộng do
người lao động làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản
19.Công thức tính m’, M m’= m/v . 100% m’ = t’/t .100%
trong đó: m là giá trị thặng dư, m’ là tỷ suất giá trị thặng dư (trình độ bóc lột), v là
tư bản khả biến, t là thời gian tạo ra ngang bằng lương, t’ là giá trị thời gian tạo ra ngang bằng lương M = m’.V
20.Tích lũy tư bản, tích tụ tư bản, tập trung tư bản
- Tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư
- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó
- Tập trung tư bản là sự tăng lên về quy mô của tư bản cá biệt bằng phương thức
hợp nhất những nhà tư bản cá biệt trong xã hội thành những nhà tư bản khác có quy mô lớn hơn 21.Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những
ưu thế về sản xuất cũng tiêu thụ và thông qua đó mà đạt được lợi ích tối đa.
22.Trình bày công thức tính lượng giá trị hàng hóa. W = c + v + m.
23.Các chủ thể tham gia thị trường? - Người bán - Người mua
- Người sản xuất (doanh nghiệp)
- Chủ thể trung gian (môi giới)
- Nhà nước (thông qua Luật)
24.Các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường?
- Cung cầu, cạnh tranh, giá trị, lưu thông tiền tệ
25.Trình bày tác động của cung - cầu đến giá cả hàng hóa.
Cung = cầu giá cả ổn định Cung > Cầu giá giảm
Cung < Cầu giá cả tăng
- Mối quan hệ giữa lợi nhuận (P) với giá trị thặng dư (m)
Cung = cầu giá cả = giá trị P = m
Cung < Cầu giá cả > giá trị P > m
Cung > Cầu giá cả < giá trị P < m
26.Yếu tố nào quy định lượng tiền trong lưu thông?
Lượng hàng hóa có trong lưu thông
(Lượng hàng hóa tăng => Tiền cung vào lưu thông tăng và ngược lại)
27.Nêu các mô hình kinh tế thị trường mà anh/chị biết.
- KTTT tự do mới ở Hoa Kỳ - KTTT ở Nhật
- KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
- KTTT xã hội CN ở Trung Quốc
- KTTT xã hội ở CHLB Đức
28.Các mô hình CNH điển hình
- Mô hình CNH của các nước tư bản cồ điển (Anh, Pháp, Đức)
- Mô hình CNH kiểu Liên Xô (cũ) – Nga
- Mô hình CNH của Nhật Bản và các nước Công nghiệp mới (NICs)
29.Đặc trưng của CMCN 4.0
Liên kết giữa thế giới thực và thế giới ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất.
30.Lạm phát là gì? nguyên nhân lạm phát
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ - Nguyên nhân: + Lạm phát do cầu kéo
+ Lạm phát do chi phí đẩy + Lạm phát do cơ cấu
+ Lạm phát do cầu thay đổi
+ Lạm phát do xuất khẩu + Lạm phát do nhập khẩu + Lạm phát tiền tệ
31.Trình bày công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư. m’ =m/v. 100% m’ = t’/t .100%
Trong đó: m là giá trị thặng dư, m’ là tỷ suất giá trị thặng dư (trình độ bóc lột)
v là tư bản khả biến, t là thời gian tạo ra ngang bằng lương, t’ là giá trị thời gian tạo ra ngang bằng lương
Ý nghĩa: thể hiện trình độ bóc lột của chủ tư bản hoặc chủ doanh nghiệp
32.Điểm đặc biệt của hàng hóa sức lao động là gì?
Khả năng tạo ra giá trị tăng thêm trong quá trình sử dụng (giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động) II. Tự luận
1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam * Tính tất yếu
- Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù
hợp với quy luật phát triển khách quan.
- Hai là, kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
- Ba là, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Vị trí, nội dung của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, liên hệ thực tiễn VN. Quy luật giá trị
Vị trí: là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa từ đó yêu cầu quy luật giá trị đặt ra
Nội dung: quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó + Trong sản xuất:
Giá trị cá biệt < Giá trị xã hội (hao phí lao động xã hội cần thiết) + Trong lưu thông:
Người tham gia trao đổi hàng hóa phải trên nguyên tắc ngang giá.
Phương thức vận động của quy luật giá trị
Trên thị trường, sự vận động của quy luật giá trị được thể hiện qua sự vận
động của giá cả hàng hóa dưới tác động của quy luật cung – cầu.
Cung = cầu => giá cả = giá trị
Cung < Cầu => giá cả > giá trị
Cung > Cầu => giá cả < giá trị
Tác động của quy luật giá trị
-
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý, năng suất lao động
- Phân hóa (tự nhiên) người sản xuất thành kẻ giàu – người nghèo.
VẬN DỤNG: Các vấn đề liên quan tới tăng sức cạnh tranh của doanh
nghiệp hoặc tác động tiêucực của quy luật giá trị
Quy luật lưu thông tiền tệ
Vị trí: quy luật lưu thông tiền tệ phản ánh lưu thông hàng hóa, hàng tiền phải cân đối với nhau
Nội dung: quy luật lưu thông tiền tệ xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho
lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định VẬN DỤNG: LẠM PHÁT
- Định nghĩa: LẠM PHÁT là sự GIA TĂNG LIÊN TỤC trong mức giá
chung. HOẶC là sự suygiảm sức mua trong nước của đồng nội tệ.
- Chỉ số CPI là thước đo chính của lạm phát. - Phân loại lạm phát:
Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000% Siêu lạm phát: trên 1000% - Nguyên nhân Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Lạm phát tiền tệ (Tiền > Hàng)
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị
sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
- Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi
cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Tuy nhiên, ngày lao
động chịu giới hạn về mặt sinh lý. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ
ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, không thể kéo dài bằng ngày tự
nhiên, còn cường độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng của con người.
- Hơn nữa, công nhân kiên quyết đấu tranh đòi rút ngắn ngày động nên quyền
lợi 2 bên mâu thuẫn. Tuy vậy, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất
yếu và cũng không thể vượt giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động.
- Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ đầu nền sản xuất tư bản, với
việc phổ biến sử dụng lao động thủ công và năng suất lao động thấp.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian
lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài
ngày lao động không thay đổi, thậm chí rút ngắn.
- Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều
đó đồng nghĩa với giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho
công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản
xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho
ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển.
Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất
lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
- Một vài tư bản có điều kiện cải tiến kỹ thuật, tăng năng năng suất lao động
làm cho hàng hóa sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội và sau thu
được giá trị thặng dư trội hơn.