Lý thuyết ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Lý thuyết ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

A- LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh thực hiện công cuộc cải cách
tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Theo nghị quyết số 48 -NQ/TW ngày 24/05/2005
của Bộ chính trị đã xác định: “Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, ta chú trọng tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, kết hợp hài hoà
bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp
luật”. Trong bối cảnh đó, nghị quyết đề cập đến vấn đề tích cực thừa nhận và áp dụng tập
quán pháp tại Việt Nam: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán góp
phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật” (Phần III Mục 1).
Hiện nay, tập quán pháp được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận là một hình
thức pháp luật và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Trên thực tế, việc sử dụng tập quán
pháp đem lại nhiều mặt tích cực khi nó có khả năng điều chỉnh pháp luật trong những
phạm vi, quan hệ xã hội cụ thể và bổ sung cho pháp luật trong một số hoàn cảnh nhất
định. Hình thức pháp luật này không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết các tranh
chấp thương mại, dân sự tại các địa bàn dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa có điều kiện
kinh tế đời sống khó khăn mà còn tăng cường được khả năng tiếp cận công lý và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho nhân dân.
Việc áp dụng tập quán pháp trong thực tế đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu
dài qua các thời kì lịch sử Việt Nam. Xa xưa, dưới các triều đại phong kiến nhiều phong
tục, tập quán đã trở thành những hương ước làng xóm đóng vai trò quan trọng trong việc
thay thế pháp luật, góp phần duy trì sự ổn định của xã hội. Đặc biệt, những năm gần đây,
việc thực thi tập quán pháp trong xét xử các vụ án dân sự mang lại hiệu quả ngày càng
cao.
Tuy nhiên, việc công nhận và áp dụng hình thức pháp luật này còn gặp khó khăn do
những hạn chế về cơ sở pháp lý và nhiều vấn đề tồn tại trên thực tế. Những điều trên dẫn
đến các Toà án gặp trở ngại khi áp dụng tập quán trong xét xử và có rất nhiều ý kiến,
quan điểm trái chiều không đồng thuận, công nhận tập quán pháp. Hơn nữa, mặc dù tập
quán pháp không phải là vấn đề mới ở nước ta nhưng những nghiên cứu, đề cập đến hình
thức pháp luật này chưa xuất hiện một cách đầy đủ và toàn diện cả về số lượng và chất
lượng, chưa đề ra được hệ thống quan điểm khả thi nhằm giải quyết những hạn chế của
các quy định pháp luật, những khúc mắc thực tiễn trong việc công nhận và áp dụng tập
quán pháp ở Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, nhóm 5 quyết định lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu về hình thức pháp luật tập quán pháp ở Việt Nam”. Qua đó, đưa ra một số
đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng, thực thi tập quán pháp trong pháp luật nước ta
mang lại giá trị lý luận và giá trị thực tiễn.
B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I – Khái quát chung – cơ sở lý luận đề tài.
1. Khái niệm tập quán và tập quán pháp.
1.1. Tập quán.
- Dưới góc độ ngôn ngữ, tập quán là một thói quen được hình thành lâu đời được
mọi người tuân theo. Là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày
trong đời sống, xã hội và được chủ thể thừa nhận là quy tắc ứng xử chung.
- Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự định nghĩa tập quán như sau: “Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời
sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó
thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng
-> Tóm lại, tập quán là những phương thức hành vi theo kiểu mẫu sẵn có, được lặp
lại trong một tập đoàn xã hội ở một thời kỳ lịch sử lâu dài và là thói quen, truyền thống
của các thành viên trong xã hội ấy. Tập quán là hình thức xưa nhất để truyền thụ kinh
nghiệm xã hội được mọi người công nhận từ thế hệ này sang thế hệ khác và từ xã hội đến
cá nhân. Tập quán không có tính pháp lý và cũng không có tính bắt buộc phải thi hành
(chỉ có thể dựa trên sức ép từ dư luận hay ý kiến xã hội), chỉ được áp dụng trong phạm vi
cộng đồng nhỏ mà không phải phạm vi quốc gia.
1.2. Tập quán pháp.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 2005: “Tập quán pháp được hiểu là hệ
thống các quy tắc xử sự dựa trên cơ sở các tập quán được Nhà nước thừa nhận để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Tập quán pháp là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất được
sử dụng trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản theo hệ
thống pháp luật Anh, Mỹ”.
- Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Đại học Kiểm Sát
Hà Nội năm 2019: “Tập quán pháp là hình thức pháp luật được hình thành bằng việc nhà
nước thừa nhận tập quán thành pháp luật, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước.”
-> Như vậy, tập quán pháp là những tập quán được nhà nước công nhận nên trở
thành những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc và có tính chất pháp lý.
2. Khái quát sự hình thành và đặc điểm tập quán pháp.
2.1. Sự hình thành tập quán pháp.
- Tập quán pháp là hình thức pháp luật , ra đời sớm nhất ra đời cùng với sự tan rã
của chế độ cộng sản nguyên thuỷ nó được sử dụng phổ biến trong các nhà nước chủ nô ,
và nhà nước phong kiến. Trong giai đoạn này, tập quán pháp đã được công nhận là có tồn
tại trong xã hội nhưng không được ghi nhận tính pháp lý hay cho phép trực tiếp thực thi
các tập quán đó. Có nhiều quan điểm cho rằng, áp dụng hình thức pháp luật này phổ biến
ở nhà nước chủ nô và phong kiến vì thời kì này chưa có sự phổ biến của chữ viết, mặt
khác phương Tây chưa phát minh ra giấy thì việc sử dụng văn bản cũng vô cùng khó
khăn. Đồng thời, lập pháp của thời này còn sơ khai, con người có tư duy khoa học pháp
lý còn hạn chế nên buộc giai cấp thống trị phải sử dụng các tập quán như là nguồn của
pháp luật để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Tập quán pháp ngày nay thường xuất hiện trong hai trường hợp: Trường hợp
thứ nhất, nhà nước tuyên bố trước những tập quán cụ thể nào đó được coi là tập quán
pháp để các chủ thể pháp luật khác theo đó mà thực hiện. Trường hợp thứ hai, tập quán
pháp chỉ xuất hiện khi các cơ quan toà án hay cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một
vụ việc nào đó mà không có quy định của pháp luật nên họ dựa vào một tập quán nào đó
phù hợp với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội để giải quyết, lấy đó làm căn cứ để
giải quyết các vụ việc tương tự sau này.
- Tập quán pháp nên khá gần gũi với các được hình thành trực tiếp từ cuộc sống
tổ chức và cá nhân, là những thói quen nên được tôn trọng, tự giác thực hiện dễ dàng.
Tuy nhiên, phần lớn tập quán được hình thành một cách tự phát nên thiếu cơ sở khoa học,
thường mang tính cục bộ và là hình thức pháp luật không thành văn nên việc áp dụng gặp
nhiều khó khăn, tính chính xác không cao cũng như thiếu đi sự thống nhất trong nhận
thức của mọi người. Hình thức pháp luật này vừa hình thành chậm, vừa có tính bảo thủ
và ít thay đổi nên thường lạc hậu, khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của cuộc sống
hiện đại không cao.
2.2. Đặc điểm của tập quán pháp.
- Là những quy tắc xử sự chung tồn tại trong đời sống xã hội được Nhà nước
thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Tập quán pháp được Nhà nước công nhận và để được coi là tập quán pháp thì
bản thân quy phạm tập quán đó bắt buộc phải được Nhà nước thừa nhận bằng một trong
hai cách: Trường hợp thứ nhất, nhà nước tuyên bố trước những tập quán cụ thể nào đó
được coi là tập quán pháp để các chủ thể pháp luật khác theo đó mà thực hiện. Trường
hợp thứ hai, khi các cơ quan toà án hay cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một vụ việc
nào đó mà không có quy định của pháp luật nên họ dựa vào một tập quán nào đó phù hợp
với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội để giải quyết, lấy đó làm căn cứ để giải quyết
các vụ việc tương tự sau này.
- Tập quán pháp được đưa ra với mục đích là điều chỉnh các hành vi sai lệch, trái
với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội nhằm tạo lập một xã hội phát triển, công bằng,
văn minh.
- Tập quán pháp có phạm vi điều chỉnh khá rộng, chứa đựng cả luật nội dung và
luật hình thức. Do tập quán được hình thành từ cộng đồng dân cư, từ đời sống xã hội, nên
bản thân tập quán pháp có phạm vi điều chỉnh tương đối đa dạng ở các lĩnh vực khác
nhau của đời sống.
3. Mối quan hệ giữa tập quán pháp và pháp luật.
- : Tập Tập quán pháp và pháp luật có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ với nhau
quán pháp tác động đến quá trình hình thành các qui định của pháp luật. Nó được coi là
một nguồn luật quan trọng đối với một số hình thức nhà nước ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau. Nhiều tập quán của cộng đồng đã được nâng lên trở thành pháp luật phù hợp
với ý chí nguyện vọng của nhà nước và của nhân dân.
- Tập quán pháp cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực với vấn đề thực thi
pháp luật:
+ Một số phong tục, tập quán lạc hậu gây cản trở đối với việc thực hiện pháp luật
của nhà nước.
+ Tập quán là những quy ước của mỗi cộng đồng nên mang tính cục bộ, địa
phương, mỗi cộng đồng dân cư có những phong tục tập quán khác nhau.
+ Trong một số trường hợp, áp dụng tập quán pháp tạo tâm lý, thói quen sống theo
tập quán của vùng, miền nên coi thường pháp luật ảnh hưởng đến quá trình thực thi pháp
luật, tăng cường pháp chế.
II - Tập quán pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
1. Khái quát lịch sử phát triển của tập quán pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Với mỗi thời kỳ khác nhau, tập quán pháp lại có những đặc trưng riêng ứng với các
quy tắc xử sự chung của con người trong xã hội đó. Khái quát qua các thời kì, nhóm
thống nhất chia lịch sử phát triển tập quán pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
thành ba giai đoạn:
+ Từ trước năm 1945: Ở thời kì này, tập quán pháp đóng vai trò chủ yếu. Trong giai
đoạn Trung Quốc đô hộ nước ta (từ năm 179 trước công nguyên đến năm 939 sau công
nguyên), tập quán pháp được thừa nhận là nguồn luật chính thức, song song tồn tại với
hệ thống pháp luật Trung Quốc. Rào cản về ngôn ngữ đã gây khó khăn khi sử dụng
pháp luật Trung Quốc giải quyết các vấn đề nông thôn. Do đó, pháp luật Trung Quốc
được áp dụng ở thành thị còn tập quán pháp được áp dụng ở nông thôn. Trong quá
trình đô hộ, các triều đại phương Bắc cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc
Hán, mặc dù người Việt chịu nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn
hóa của Trung Quốc, nhưng ta vẫn giữ được nhiều bản sắc văn hóa cho riêng mình.
Hai bộ luật đồ sộ nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước phong kiến
Việt Nam là được ban hành dưới triều Lê và Bộ luật Hồng Đức Bộ luật Gia Long được
ban hành dưới triều Nguyễn. Cả hai Bộ luật này đều thừa nhận những quy tắc xử sự
tồn tại dưới dạng tập quán pháp theo các tục lệ, lệ làng. Ví dụ, Điều 314 (Điều 31,
chương Hộ Hôn) Bộ luật Hồng Đức quy định như sau: “Người kết hôn mà không đủ
sính lễ đến nhà cha mẹ người con gái (nếu cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người
trưởng họ, hay nhà người trưởng làng để xin), trường hợp nếu thành hôn với nhau một
cách cẩu thả thì bị bắt phải nộp tiền tạ cho cha mẹ, người con gái phải phạt năm mươi
roi” . Đối với Bộ luật Gia Long, việc ghi nhận những phong tục, tập quán tồn tại chủ
yếu trong các quy định về hôn nhân, điền sản, hương hỏa…
+ Từ năm 1945 đến năm 1975: Ở giai đoạn này, tập quán pháp đóng vai trò nhất định
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cuối năm 1945, Việt Nam một lần nữa bị đặt
dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Bằng cách này hay cách khác, thực dân Pháp vẫn
phải thừa nhận các phong tục, tập quán ở mỗi địa phương và nâng lên thành các quy
tắc xử sự được pháp luật thừa nhận. Ở Bắc kỳ áp dụng Dân luật Bắc kỳ năm 1931, ở
Trung kỳ áp dụng Dân luật Trung kỳ năm 1936, ở Nam kỳ áp dụng Dân luật giản yếu
Nam kỳ năm 1883. Phong tục tập quán được thừa nhận trong Hiến pháp năm 1959. Tại
Điều 3 Hiến pháp năm 1959 có quy định: “Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi
phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình”. Ngày
29 tháng 12 năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình đầu tiên được ban hành. Điều 9
Luật này quy định: “Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác
mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời
hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục
tập quán”. Có thể thấy dần dần các mối quan hệ xã hội đang được điều chỉnh theo
đúng chuẩn mực xã hội, tiến đến sự phát triển của giá trị con người. Như vậy, các
phong tục, tập quán không còn được quy định cụ thể trong một số điều luật như trước
đây mà thể hiện dưới dạng những nguyên tắc chung.
+ Từ năm 1975 đến nay: Trong giai đoạn này, bên cạnh hệ thống các văn bản pháp
luật ngày càng được hoàn thiện và phát triển, tập quán pháp vẫn tồn tại. Tại Điều 5
Hiến pháp năm 1992 có quy định: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ
gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá
tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”. Quy định này
đã ghi nhận và cho phép áp dụng tập quán như một nguyên tắc Hiến định để đảm bảo
sự phát triển đồng đều giữa các dân tộc, đồng thời duy trì những nét văn hóa truyền
thống tốt đẹp và đa dạng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 1995, Việt Nam đã
chính thức thừa nhận tập quán pháp là một loại nguồn của pháp luật khi nhà nước ban
hành Bộ luật dân sự đầu tiên.
=> Như vậy, sau khi nghiên cứu khái quát lịch sử phát triển của tập quán pháp trong hệ
thống pháp luật Việt Nam cho thấy: , tập quán pháp hình thành sớm ở nước taThứ nhất
với ý nghĩa là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự nhiên từ trong đời
sống xã hội. Ngay từ trong các văn bản pháp luật từ thời phong kiến, phong tục tập
quán đã được Nhà nước coi trọng và bảo đảm cho việc áp dụng trong đời sống. Thứ
hai, trong từng giai đoạn lịch sử, tập quán pháp có vị trí, vai trò khác nhau trong hệ
thống pháp luật.
2. Tập quán pháp trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và trong thực tiễn
xét xử:
2.1. Trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành:
a. Với quan hệ dân sự: Để giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, bộ
luật dân sự năm 2015 đã quy định một số cách thức giải quyết theo tập quán như sau:
+ Đối với việc giải quyết tranh chấp ranh giới bất động sản, tại Khoản 1 Điều 175 bộ
luật dân sự năm 2015 quy định: "Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác
định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh
giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm
trở lên mà không có tranh chấp". Theo quy định này, nếu tập quán có những cách thức
xác định ranh giới phù hợp khi giải quyết tranh chấp đất đai thì có thể áp dụng để giải
quyết và được pháp luật thừa nhận.
+ Đối với việc đặt tên cho con, khoản 2 Điều 26 BLDS năm 2015 quy định: "Họ của
cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ;
nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán"…
b. Với việc điều chỉnh mối quan hệ hôn nhân và gia đình:
+ Tại khoản 1 Điều 3 quy định: “Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để
các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy
đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và
gia đình; vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia
đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân
tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ”.
+ Các điều luật bài trừ các phong tục, tập quán lạc hậu tiêu biểu như tại khoản 2 Điều
2 luật hôn nhân và gia đình quy định: “Phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia
đình của các dân tộc thiểu số trái với những nguyên tắc quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000 thì bị nghiêm cấm hoặc vận động xoá bỏ”.
c. Với việc điều chỉnh các quan hệ thương mại: Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc
hội ban hành Luật Thương mại đưa ra khái niệm về “tập quán thương mại”. Theo
khoản 4 Điều 3: “Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt
động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ
ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt
động thương mại”.
-> Qua nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến tập quán pháp, có
thể rút ra một số ưu điểm và hạn chế như sau:
* Về ưu điểm:
- Thứ nhất, các quy định pháp luật về tập quán và việc áp dụng tập quán để điều chỉnh
các quan hệ xã hội được quy định một cách khá toàn diện, chi tiết trong các lĩnh vực
dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại. Qua đó cho thấy tập quán có ý nghĩa quan
trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Thứ hai, đã có những quy định về hệ thống danh mục các phong tục tập quán tiến bộ
được khuyến khích phát triển và danh mục các phong tục, tập quán lạc hậu cần phải
được loại bỏ. Điều này thể hiện sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước trong
việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, đồng thời bài trừ và loại bỏ
những hủ tục lạc hậu, những tàn dư của xã hội phong kiến còn tồn tại trong xã hội hiện
đại.
* Về hạn chế:
- Thứ nhất, còn nhiều quy định chưa rõ ràng: Hầu hết các quy định hiện hành chỉ thừa
nhận áp dụng tập quán mà chưa quy định về nội dung của tập quán. Tiêu biểu như Bộ
luật Dân sự năm 2005 chỉ thừa nhận áp dụng tập quán nhất định mà không quy định rõ
nội dung của những tập quán đó: Xác định ranh giới giữa các bất động sản liền kề theo
tập quán (Điều 265); giải thích hợp đồng dân sự theo tập quán tại địa điểm giao kết
hợp đồng (Điều 409); xác định thời hạn trả tiền thuê theo tập quán nơi trả tiền (Điều
489); bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo tập quán (Điều 625); xác định chi phí
mai táng theo tập quán (Điều 683)… Thiếu quy định cụ thể về nội dung của những tập
quán này gây khó khăn và thiếu thống nhất cho các Tòa án trong quá trình áp dụng.
- Thứ hai, còn một số quy định chưa hoàn toàn hợp lý, thiếu đi những quy định cần
thiết: Các văn bản thường đưa ra nguyên tắc áp dụng tập quán pháp là “giữ gìn bản sắc
dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của
mỗi dân tộc nhưng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật”, tuy nhiên, cho
đến nay chưa có quy định thế nào được coi là giữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nào được coi là tiêu chí đánh giá tính đúng
đắn hay phù hợp của các phong tục tập quán. Đây cũng là điều khó khăn trong việc áp
dụng các tập quán vào giải quyết các quan hệ phát sinh trên thực tế.
2.2 Trong thực tiễn xét xử một số vụ án ở Việt Nam.
a. Vận dụng “tập quán đạo đức xã hội” vào xét xử.
- Nguyên đơn: cụ Trần Thị Xăng, cụ Nguyễn Văn Hiển.
- Bị đơn: Chị Phan Thị Cẩm Vân
Do nguyên đơn già yếu, không còn sức lao động nên gọi bị đơn về sống chung nhà; bị
đơn hứa với nguyên đơn sẽ chăm sóc phụng dưỡng nguyên đơn đến khi qua đời.
vậy, nguyên đơn làm hợp đồng tặng cho bị đơn toàn bộ diện tích đất cùng với nhà cửa
gắn liền trên đất vào năm 2007; sau đó bị đơn đã hoàn thành các thủ tục chuyển đổi
quyền sở hữu đối với mảnh đất trên.
Trong hợp đồng tặng cho quyền sdụng đất không quy định về điều kiện của bên
tặng cho đối với bên được tặng cho. Tuy nhiên, sau khi nguyên đơn cho đất nhà
xong thì bị đơn ngược đãi, thậm chí đánh đuổi ra khỏi nhà, không nuôi dưỡng như lời
hứa ban đầu. Do đó, nguyên đơn khởi kiện đòi lại nhà đất.
Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; tuy nhiên, Tòa án cấp phúc
thẩm lại chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Tại Quyết định giám đốc thẩm của vụ án trên đã
tuyên hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, yều cầu xét xử sơ thẩm lại để đảm bảo quyền
lợi cho nguyên đơn với lý do sau đây:
- Tuy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không quy định về điều kiện của bên
tặng cho đối với bên được tặng cho, nhưng thực tế nguyên đơn ngoài nhà đất đã tặng
cho bị đơn thì không còn nhà đất nào khác, nên lời khai của nguyên đơn về điều kiện
đặt ra khi tặng, cho bị đơn nhà đất sở cũng phù hợp với tập quán đạo đức
xã hội.
- Bên cạnh đó, nguyên đơn được quyền đảm bảo về chổ theo quy định pháp luật
bị đơn cũng tha thiết mong ông bà sống vui vẻ với bị đơn, được chăm sóc nguyên đơn
đến khi qua đời phù hợp trách nhiệm pháp theo luật định phù hợp với trách
nhiệm về đạo lý.
- Nếu nguyên đơn yêu cầu được sống riêng thì cần buộc bị đơn phải dành cho nguyên
đơn một diện tích nhà đất hợp lý để được sống độc lập tại nhà đất nói trên cho đến khi
qua đời (quyền sử dụng đấttài sản gắn liền với đất phần dành cho nguyên đơn vẫn
thuộc về bị đơn).
b. Vụ án “Cây chà 19 tiếng”.
Nhắc đến việc áp dụng tập quán vào xét xử án dân sự không thể không nhắc đến vụ án
“Cây chà 19 tiếng”. Vụ án này chính là vụ án điển hình cho việc áp dụng tập quán địa
phương trong thực tiễn xét xử tại nước ta.
Có thể hiểu tóm tắt nội dung vụ án như sau:
- Nguyên đơn: Bà Chiêm Thị Mỹ L.
- Bị đơn: Ông La Văn T.
Đây vụ án tranh chấp quyền đánh bắt hải sản giữa chủ tàu người làm công do
TAND huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thụ lý giải quyết. “Cây chà” là một tổ
nhân tạo làm bằng cây để thu hút các hải sản khác đến trú ngụ, tạo thuận lợi
cho ngư dân đánh bắt cá. Còn “19 tiếng” chỉ thời gian từ bờ đến cây chà. Nguyên
đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu trả lại cây chà, nghĩa trả lại quyền khai thác điểm
đánh bắt hải sản xa bờ.
Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn. Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ lời khai
bị đơn thừa nhận cây chà vốn của nguyên đơn nên xử chấp nhận yêu cầu, buộc bị
đơn trả lại cây chà cho nguyên đơn.
Sau khi xét xử phúc thẩm, quan thi hành án địa phương công văn phản ánh khó
khăn trong thi hành bản án, đặc biệt đơn khiếu nại của 30 ngư dân huyện Long Đất
cho biết theo tập quán địa phương, người chủ cây chà nếu bỏ không khai thác trong 3
tháng thì đương nhiên người khác có quyền khai thác.
Vì vậy, Tòa án Tối cao đã xác định trong Quyết định giám đốc thẩm rằng bị đơn khai
thác hải sản tại địa điểm có cây chà là phù hợp với tập quán, không trái pháp luật; sau
đó tuyên hủy bản án phúc thẩm, trả hồ để xét xử lại theo hương bác yêu cầu của
nguyên đơn.
III. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả tập quán pháp ở Việt Nam.
- Thứ nhất, cần nghiên cứu và tìm hiểu những tập quán có giá trị, phù hợp với chuẩn
mực, đạo đức và xã hội, phản ánh đúng giá trị của tập quán ấy. Tại những vùng miền
ở Việt Nam có rất nhiều tập quán với đa dạng sắc màu, nét tập tục, phong tục khác
nhau phản ánh đúng giá trị văn hóa, sắc màu của từng vùng miền. Do đó, cần phải đẩy
mạnh quá trình nghiên cứu để chọn ra những tập quán tiêu biểu, có giá trị và phù hợp
với những chuẩn mực chung xã hội, không trái pháp luật để áp dụng giải quyết các vấn
đề xã hội trong quá trình xét xử của tòa án để đạt hiệu quả cao, tạo thêm sự phong phú
cho hệ thống nguồn pháp luật tại Việt Nam hiện nay.
- Thứ hai, cần tránh việc vận dụng một cách máy móc trong quá trình xét xử. Bởi lẽ,
tập quán tuy khái quát và đáp ứng tốt các điều kiện để trở thành một nguồn pháp luật
quan trọng trong quá trình tham khảo giúp giải quyết vụ án nhưng để việc áp dụng đạt
hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi thẩm phán cần tỉ mỉ trong quá trình nghiên cứu, phân tích
vấn đề, đồng thời có sự kết hợp khéo léo tìm hiểu tập quán, chọn lựa và áp dụng tập
quán một cách linh hoạt.
- Thứ ba, đầu tư hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng sâu
vùng xa. Tập quán vốn được áp dụng phổ biến hơn ở nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa – nơi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến hạn chế nhận thức, khả năng tiếp cận và thực hiện pháp luật, duy
trì áp dụng phong tục, tập quán trong đó bao gồm phong tục tập quán lạc hậu của dân
cư sinh sống ở những khu vực này. Cho nên, nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật cho
dân cư nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thứ tư, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cho các thẩm phán, cán bộ Tòa án về vai
trò của tập quán trong hoạt động xét xử, về các vấn đề liên quan trong thừa nhận và
áp dụng tập quán pháp. Đồng thời, giữa các Tòa án cần có sự phối hợp chặt chẽ, chia
sẻ thông tin nhằm hạn chế tối đa những khác biệt trong thừa nhận và áp dụng tập quán
pháp.
C - KẾT LUẬN
Tập quán pháp ở Việt Nam là vấn đề không mới nhưng còn nhiều phức tạp. Kinh
nghiệm của các nước và thực tế ở nước ta cho thấy giá trị của tập quán pháp trong điều
chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự cũng như góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ thể. Tuy nhiên, do phần lớn tập quán được hình thành một cách
tự phát nên thiếu cơ sở khoa học, thường mang tính cục bộ và hình thức pháp luật
không thành văn nên việc áp dụng nó có thể gặp khó khăn vì tính chính xác không cao,
sự nhận thức về tập quán của mọi người đôi khi thiếu thống nhất. Tập quán pháp vừa
hình thành chậm, vừa có tính bảo thủ và ít thay đổi nên thường lạc hậu, khả năng đáp
ứng linh hoạt các yêu cầu của cuộc sống hiện đại không cao. Về mặt thực tiễn cho
thấy, pháp luật Việt Nam khi áp dụng tập quán pháp vẫn còn một số vấn đề bất cập và
gặp nhiều lúng túng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp, cần phải
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chứ không chỉ riêng hoàn thiện khung pháp luật về
công nhận và áp dụng tập quán pháp. Hơn nữa, để đạt được mục tiêu này, cần sự nỗ
lực của nhiều chủ thể chứ không chỉ riêng ngành tòa án. Đặc biệt, chính sách và định
hướng rõ ràng của Đảng, Nhà nước về vấn đề này và sự phối hợp chặt chẽ giữa các
chủ thể có liên quan đóng vai trò hết sức quan trọng.
| 1/12

Preview text:

A- LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh thực hiện công cuộc cải cách
tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Theo nghị quyết số 48 -NQ/TW ngày 24/05/2005
của Bộ chính trị đã xác định: “Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, ta chú trọng tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, kết hợp hài hoà
bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp
luật”. Trong bối cảnh đó, nghị quyết đề cập đến vấn đề tích cực thừa nhận và áp dụng tập
quán pháp tại Việt Nam: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán góp
phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật” (Phần III Mục 1).
Hiện nay, tập quán pháp được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận là một hình
thức pháp luật và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Trên thực tế, việc sử dụng tập quán
pháp đem lại nhiều mặt tích cực khi nó có khả năng điều chỉnh pháp luật trong những
phạm vi, quan hệ xã hội cụ thể và bổ sung cho pháp luật trong một số hoàn cảnh nhất
định. Hình thức pháp luật này không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết các tranh
chấp thương mại, dân sự tại các địa bàn dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa có điều kiện
kinh tế đời sống khó khăn mà còn tăng cường được khả năng tiếp cận công lý và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho nhân dân.
Việc áp dụng tập quán pháp trong thực tế đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu
dài qua các thời kì lịch sử Việt Nam. Xa xưa, dưới các triều đại phong kiến nhiều phong
tục, tập quán đã trở thành những hương ước làng xóm đóng vai trò quan trọng trong việc
thay thế pháp luật, góp phần duy trì sự ổn định của xã hội. Đặc biệt, những năm gần đây,
việc thực thi tập quán pháp trong xét xử các vụ án dân sự mang lại hiệu quả ngày càng cao.
Tuy nhiên, việc công nhận và áp dụng hình thức pháp luật này còn gặp khó khăn do
những hạn chế về cơ sở pháp lý và nhiều vấn đề tồn tại trên thực tế. Những điều trên dẫn
đến các Toà án gặp trở ngại khi áp dụng tập quán trong xét xử và có rất nhiều ý kiến,
quan điểm trái chiều không đồng thuận, công nhận tập quán pháp. Hơn nữa, mặc dù tập
quán pháp không phải là vấn đề mới ở nước ta nhưng những nghiên cứu, đề cập đến hình
thức pháp luật này chưa xuất hiện một cách đầy đủ và toàn diện cả về số lượng và chất
lượng, chưa đề ra được hệ thống quan điểm khả thi nhằm giải quyết những hạn chế của
các quy định pháp luật, những khúc mắc thực tiễn trong việc công nhận và áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, nhóm 5 quyết định lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu về hình thức pháp luật tập quán pháp ở Việt Nam”. Qua đó, đưa ra một số
đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng, thực thi tập quán pháp trong pháp luật nước ta
mang lại giá trị lý luận và giá trị thực tiễn.
B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I – Khái quát chung – cơ sở lý luận đề tài.
1. Khái niệm tập quán và tập quán pháp. 1.1. Tập quán.
- Dưới góc độ ngôn ngữ, tập quán là một thói quen được hình thành lâu đời được
mọi người tuân theo. Là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày
trong đời sống, xã hội và được chủ thể thừa nhận là quy tắc ứng xử chung.
- Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự định nghĩa tập quán như sau: “Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời
sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó
thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng
-> Tóm lại, tập quán là những phương thức hành vi theo kiểu mẫu sẵn có, được lặp
lại trong một tập đoàn xã hội ở một thời kỳ lịch sử lâu dài và là thói quen, truyền thống
của các thành viên trong xã hội ấy. Tập quán là hình thức xưa nhất để truyền thụ kinh
nghiệm xã hội được mọi người công nhận từ thế hệ này sang thế hệ khác và từ xã hội đến
cá nhân. Tập quán không có tính pháp lý và cũng không có tính bắt buộc phải thi hành
(chỉ có thể dựa trên sức ép từ dư luận hay ý kiến xã hội), chỉ được áp dụng trong phạm vi
cộng đồng nhỏ mà không phải phạm vi quốc gia. 1.2. Tập quán pháp.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 2005: “Tập quán pháp được hiểu là hệ
thống các quy tắc xử sự dựa trên cơ sở các tập quán được Nhà nước thừa nhận để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Tập quán pháp là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất được
sử dụng trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản theo hệ
thống pháp luật Anh, Mỹ”.
- Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Đại học Kiểm Sát
Hà Nội năm 2019: “Tập quán pháp là hình thức pháp luật được hình thành bằng việc nhà
nước thừa nhận tập quán thành pháp luật, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước.”
-> Như vậy, tập quán pháp là những tập quán được nhà nước công nhận nên trở
thành những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc và có tính chất pháp lý.
2. Khái quát sự hình thành và đặc điểm tập quán pháp.
2.1. Sự hình thành tập quán pháp.
- Tập quán pháp là hình thức pháp luật ra đời sớm nhất, ra đời cùng với sự tan rã
của chế độ cộng sản nguyên thuỷ nó được sử dụng phổ biến trong các nhà nước chủ nô ,
và nhà nước phong kiến. Trong giai đoạn này, tập quán pháp đã được công nhận là có tồn
tại trong xã hội nhưng không được ghi nhận tính pháp lý hay cho phép trực tiếp thực thi
các tập quán đó. Có nhiều quan điểm cho rằng, áp dụng hình thức pháp luật này phổ biến
ở nhà nước chủ nô và phong kiến vì thời kì này chưa có sự phổ biến của chữ viết, mặt
khác phương Tây chưa phát minh ra giấy thì việc sử dụng văn bản cũng vô cùng khó
khăn. Đồng thời, lập pháp của thời này còn sơ khai, con người có tư duy khoa học pháp
lý còn hạn chế nên buộc giai cấp thống trị phải sử dụng các tập quán như là nguồn của
pháp luật để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Tập quán pháp ngày nay thường xuất hiện trong hai trường hợp: Trường hợp
thứ nhất, nhà nước tuyên bố trước những tập quán cụ thể nào đó được coi là tập quán
pháp để các chủ thể pháp luật khác theo đó mà thực hiện. Trường hợp thứ hai, tập quán
pháp chỉ xuất hiện khi các cơ quan toà án hay cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một
vụ việc nào đó mà không có quy định của pháp luật nên họ dựa vào một tập quán nào đó
phù hợp với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội để giải quyết, lấy đó làm căn cứ để
giải quyết các vụ việc tương tự sau này.
- Tập quán pháp được hình thành trực tiếp từ cuộc sống nên khá gần gũi với các
tổ chức và cá nhân, là những thói quen nên được tôn trọng, tự giác thực hiện dễ dàng.
Tuy nhiên, phần lớn tập quán được hình thành một cách tự phát nên thiếu cơ sở khoa học,
thường mang tính cục bộ và là hình thức pháp luật không thành văn nên việc áp dụng gặp
nhiều khó khăn, tính chính xác không cao cũng như thiếu đi sự thống nhất trong nhận
thức của mọi người. Hình thức pháp luật này vừa hình thành chậm, vừa có tính bảo thủ
và ít thay đổi nên thường lạc hậu, khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của cuộc sống hiện đại không cao.
2.2. Đặc điểm của tập quán pháp.
- Là những quy tắc xử sự chung tồn tại trong đời sống xã hội được Nhà nước
thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Tập quán pháp được Nhà nước công nhận và để được coi là tập quán pháp thì
bản thân quy phạm tập quán đó bắt buộc phải được Nhà nước thừa nhận bằng một trong
hai cách: Trường hợp thứ nhất, nhà nước tuyên bố trước những tập quán cụ thể nào đó
được coi là tập quán pháp để các chủ thể pháp luật khác theo đó mà thực hiện. Trường
hợp thứ hai, khi các cơ quan toà án hay cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một vụ việc
nào đó mà không có quy định của pháp luật nên họ dựa vào một tập quán nào đó phù hợp
với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội để giải quyết, lấy đó làm căn cứ để giải quyết
các vụ việc tương tự sau này.
- Tập quán pháp được đưa ra với mục đích là điều chỉnh các hành vi sai lệch, trái
với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội nhằm tạo lập một xã hội phát triển, công bằng, văn minh.
- Tập quán pháp có phạm vi điều chỉnh khá rộng, chứa đựng cả luật nội dung và
luật hình thức. Do tập quán được hình thành từ cộng đồng dân cư, từ đời sống xã hội, nên
bản thân tập quán pháp có phạm vi điều chỉnh tương đối đa dạng ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
3. Mối quan hệ giữa tập quán pháp và pháp luật.
- Tập quán pháp và pháp luật có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ với nhau: Tập
quán pháp tác động đến quá trình hình thành các qui định của pháp luật. Nó được coi là
một nguồn luật quan trọng đối với một số hình thức nhà nước ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau. Nhiều tập quán của cộng đồng đã được nâng lên trở thành pháp luật phù hợp
với ý chí nguyện vọng của nhà nước và của nhân dân.
- Tập quán pháp cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực với vấn đề thực thi pháp luật:
+ Một số phong tục, tập quán lạc hậu gây cản trở đối với việc thực hiện pháp luật của nhà nước.
+ Tập quán là những quy ước của mỗi cộng đồng nên mang tính cục bộ, địa
phương, mỗi cộng đồng dân cư có những phong tục tập quán khác nhau.
+ Trong một số trường hợp, áp dụng tập quán pháp tạo tâm lý, thói quen sống theo
tập quán của vùng, miền nên coi thường pháp luật ảnh hưởng đến quá trình thực thi pháp
luật, tăng cường pháp chế.
II - Tập quán pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
1. Khái quát lịch sử phát triển của tập quán pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Với mỗi thời kỳ khác nhau, tập quán pháp lại có những đặc trưng riêng ứng với các
quy tắc xử sự chung của con người trong xã hội đó. Khái quát qua các thời kì, nhóm
thống nhất chia lịch sử phát triển tập quán pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam thành ba giai đoạn:
+ Từ trước năm 1945: Ở thời kì này, tập quán pháp đóng vai trò chủ yếu. Trong giai
đoạn Trung Quốc đô hộ nước ta (từ năm 179 trước công nguyên đến năm 939 sau công
nguyên), tập quán pháp được thừa nhận là nguồn luật chính thức, song song tồn tại với
hệ thống pháp luật Trung Quốc. Rào cản về ngôn ngữ đã gây khó khăn khi sử dụng
pháp luật Trung Quốc giải quyết các vấn đề nông thôn. Do đó, pháp luật Trung Quốc
được áp dụng ở thành thị còn tập quán pháp được áp dụng ở nông thôn. Trong quá
trình đô hộ, các triều đại phương Bắc cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc
Hán, mặc dù người Việt chịu nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn
hóa của Trung Quốc, nhưng ta vẫn giữ được nhiều bản sắc văn hóa cho riêng mình.
Hai bộ luật đồ sộ nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước phong kiến
Việt Nam là Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới triều Lê và Bộ luật Gia Long được
ban hành dưới triều Nguyễn. Cả hai Bộ luật này đều thừa nhận những quy tắc xử sự
tồn tại dưới dạng tập quán pháp theo các tục lệ, lệ làng. Ví dụ, Điều 314 (Điều 31,
chương Hộ Hôn) Bộ luật Hồng Đức quy định như sau: “Người kết hôn mà không đủ
sính lễ đến nhà cha mẹ người con gái (nếu cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người
trưởng họ, hay nhà người trưởng làng để xin), trường hợp nếu thành hôn với nhau một
cách cẩu thả thì bị bắt phải nộp tiền tạ cho cha mẹ, người con gái phải phạt năm mươi
roi” . Đối với Bộ luật Gia Long, việc ghi nhận những phong tục, tập quán tồn tại chủ
yếu trong các quy định về hôn nhân, điền sản, hương hỏa…
+ Từ năm 1945 đến năm 1975: Ở giai đoạn này, tập quán pháp đóng vai trò nhất định
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cuối năm 1945, Việt Nam một lần nữa bị đặt
dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Bằng cách này hay cách khác, thực dân Pháp vẫn
phải thừa nhận các phong tục, tập quán ở mỗi địa phương và nâng lên thành các quy
tắc xử sự được pháp luật thừa nhận. Ở Bắc kỳ áp dụng Dân luật Bắc kỳ năm 1931, ở
Trung kỳ áp dụng Dân luật Trung kỳ năm 1936, ở Nam kỳ áp dụng Dân luật giản yếu
Nam kỳ năm 1883. Phong tục tập quán được thừa nhận trong Hiến pháp năm 1959. Tại
Điều 3 Hiến pháp năm 1959 có quy định: “Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi
phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình”. Ngày
29 tháng 12 năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình đầu tiên được ban hành. Điều 9
Luật này quy định: “Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác
mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời
hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục
tập quán”. Có thể thấy dần dần các mối quan hệ xã hội đang được điều chỉnh theo
đúng chuẩn mực xã hội, tiến đến sự phát triển của giá trị con người. Như vậy, các
phong tục, tập quán không còn được quy định cụ thể trong một số điều luật như trước
đây mà thể hiện dưới dạng những nguyên tắc chung.
+ Từ năm 1975 đến nay: Trong giai đoạn này, bên cạnh hệ thống các văn bản pháp
luật ngày càng được hoàn thiện và phát triển, tập quán pháp vẫn tồn tại. Tại Điều 5
Hiến pháp năm 1992 có quy định: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ
gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá
tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”. Quy định này
đã ghi nhận và cho phép áp dụng tập quán như một nguyên tắc Hiến định để đảm bảo
sự phát triển đồng đều giữa các dân tộc, đồng thời duy trì những nét văn hóa truyền
thống tốt đẹp và đa dạng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 1995, Việt Nam đã
chính thức thừa nhận tập quán pháp là một loại nguồn của pháp luật khi nhà nước ban
hành Bộ luật dân sự đầu tiên.
=> Như vậy, sau khi nghiên cứu khái quát lịch sử phát triển của tập quán pháp trong hệ
thống pháp luật Việt Nam cho thấy: Thứ nhất, tập quán pháp hình thành sớm ở nước ta
với ý nghĩa là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự nhiên từ trong đời
sống xã hội. Ngay từ trong các văn bản pháp luật từ thời phong kiến, phong tục tập
quán đã được Nhà nước coi trọng và bảo đảm cho việc áp dụng trong đời sống. Thứ
hai, trong từng giai đoạn lịch sử, tập quán pháp có vị trí, vai trò khác nhau trong hệ thống pháp luật.
2. Tập quán pháp trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và trong thực tiễn xét xử:
2.1. Trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành:
a. Với quan hệ dân sự: Để giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, bộ
luật dân sự năm 2015 đã quy định một số cách thức giải quyết theo tập quán như sau:
+ Đối với việc giải quyết tranh chấp ranh giới bất động sản, tại Khoản 1 Điều 175 bộ
luật dân sự năm 2015 quy định: "Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác
định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh
giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm
trở lên mà không có tranh chấp". Theo quy định này, nếu tập quán có những cách thức
xác định ranh giới phù hợp khi giải quyết tranh chấp đất đai thì có thể áp dụng để giải
quyết và được pháp luật thừa nhận.
+ Đối với việc đặt tên cho con, khoản 2 Điều 26 BLDS năm 2015 quy định: "Họ của
cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ;
nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán"…
b. Với việc điều chỉnh mối quan hệ hôn nhân và gia đình:
+ Tại khoản 1 Điều 3 quy định: “Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để
các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy
đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và
gia đình; vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia
đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân
tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ”.
+ Các điều luật bài trừ các phong tục, tập quán lạc hậu tiêu biểu như tại khoản 2 Điều
2 luật hôn nhân và gia đình quy định: “Phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia
đình của các dân tộc thiểu số trái với những nguyên tắc quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000 thì bị nghiêm cấm hoặc vận động xoá bỏ”.
c. Với việc điều chỉnh các quan hệ thương mại: Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc
hội ban hành Luật Thương mại đưa ra khái niệm về “tập quán thương mại”. Theo
khoản 4 Điều 3: “Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt
động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ
ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại”.
-> Qua nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến tập quán pháp, có
thể rút ra một số ưu điểm và hạn chế như sau: * Về ưu điểm:
- Thứ nhất, các quy định pháp luật về tập quán và việc áp dụng tập quán để điều chỉnh
các quan hệ xã hội được quy định một cách khá toàn diện, chi tiết trong các lĩnh vực
dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại. Qua đó cho thấy tập quán có ý nghĩa quan
trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Thứ hai, đã có những quy định về hệ thống danh mục các phong tục tập quán tiến bộ
được khuyến khích phát triển và danh mục các phong tục, tập quán lạc hậu cần phải
được loại bỏ. Điều này thể hiện sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước trong
việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, đồng thời bài trừ và loại bỏ
những hủ tục lạc hậu, những tàn dư của xã hội phong kiến còn tồn tại trong xã hội hiện đại. * Về hạn chế:
- Thứ nhất, còn nhiều quy định chưa rõ ràng: Hầu hết các quy định hiện hành chỉ thừa
nhận áp dụng tập quán mà chưa quy định về nội dung của tập quán. Tiêu biểu như Bộ
luật Dân sự năm 2005 chỉ thừa nhận áp dụng tập quán nhất định mà không quy định rõ
nội dung của những tập quán đó: Xác định ranh giới giữa các bất động sản liền kề theo
tập quán (Điều 265); giải thích hợp đồng dân sự theo tập quán tại địa điểm giao kết
hợp đồng (Điều 409); xác định thời hạn trả tiền thuê theo tập quán nơi trả tiền (Điều
489); bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo tập quán (Điều 625); xác định chi phí
mai táng theo tập quán (Điều 683)… Thiếu quy định cụ thể về nội dung của những tập
quán này gây khó khăn và thiếu thống nhất cho các Tòa án trong quá trình áp dụng.
- Thứ hai, còn một số quy định chưa hoàn toàn hợp lý, thiếu đi những quy định cần
thiết: Các văn bản thường đưa ra nguyên tắc áp dụng tập quán pháp là “giữ gìn bản sắc
dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của
mỗi dân tộc nhưng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật”, tuy nhiên, cho
đến nay chưa có quy định thế nào được coi là giữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nào được coi là tiêu chí đánh giá tính đúng
đắn hay phù hợp của các phong tục tập quán. Đây cũng là điều khó khăn trong việc áp
dụng các tập quán vào giải quyết các quan hệ phát sinh trên thực tế.
2.2 Trong thực tiễn xét xử một số vụ án ở Việt Nam.
a. Vận dụng “tập quán đạo đức xã hội” vào xét xử.
- Nguyên đơn: cụ Trần Thị Xăng, cụ Nguyễn Văn Hiển.
- Bị đơn: Chị Phan Thị Cẩm Vân
Do nguyên đơn già yếu, không còn sức lao động nên gọi bị đơn về sống chung nhà; bị
đơn hứa với nguyên đơn sẽ chăm sóc phụng dưỡng nguyên đơn đến khi qua đời. Vì
vậy, nguyên đơn làm hợp đồng tặng cho bị đơn toàn bộ diện tích đất cùng với nhà cửa
gắn liền trên đất vào năm 2007; sau đó bị đơn đã hoàn thành các thủ tục chuyển đổi
quyền sở hữu đối với mảnh đất trên.
Trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không có quy định về điều kiện của bên
tặng cho đối với bên được tặng cho. Tuy nhiên, sau khi nguyên đơn cho đất và nhà
xong thì bị đơn ngược đãi, thậm chí đánh đuổi ra khỏi nhà, không nuôi dưỡng như lời
hứa ban đầu. Do đó, nguyên đơn khởi kiện đòi lại nhà đất.
Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; tuy nhiên, Tòa án cấp phúc
thẩm lại chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Tại Quyết định giám đốc thẩm của vụ án trên đã
tuyên hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, yều cầu xét xử sơ thẩm lại để đảm bảo quyền
lợi cho nguyên đơn với lý do sau đây:
- Tuy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không có quy định về điều kiện của bên
tặng cho đối với bên được tặng cho, nhưng thực tế nguyên đơn ngoài nhà đất đã tặng
cho bị đơn thì không còn nhà đất nào khác, nên lời khai của nguyên đơn về điều kiện
đặt ra khi tặng, cho bị đơn nhà đất là có cơ sở và cũng phù hợp với tập quán đạo đức xã hội.
- Bên cạnh đó, nguyên đơn được quyền đảm bảo về chổ ở theo quy định pháp luật và
bị đơn cũng tha thiết mong ông bà sống vui vẻ với bị đơn, được chăm sóc nguyên đơn
đến khi qua đời là phù hợp trách nhiệm pháp lý theo luật định và phù hợp với trách nhiệm về đạo lý.
- Nếu nguyên đơn yêu cầu được sống riêng thì cần buộc bị đơn phải dành cho nguyên
đơn một diện tích nhà đất hợp lý để được sống độc lập tại nhà đất nói trên cho đến khi
qua đời (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phần dành cho nguyên đơn vẫn thuộc về bị đơn).
b. Vụ án “Cây chà 19 tiếng”.
Nhắc đến việc áp dụng tập quán vào xét xử án dân sự không thể không nhắc đến vụ án
“Cây chà 19 tiếng”. Vụ án này chính là vụ án điển hình cho việc áp dụng tập quán địa
phương trong thực tiễn xét xử tại nước ta.
Có thể hiểu tóm tắt nội dung vụ án như sau:
- Nguyên đơn: Bà Chiêm Thị Mỹ L. - Bị đơn: Ông La Văn T.
Đây là vụ án tranh chấp quyền đánh bắt hải sản giữa chủ tàu và người làm công do
TAND huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thụ lý giải quyết. “Cây chà” là một tổ
cá nhân tạo làm bằng cây để thu hút cá và các hải sản khác đến trú ngụ, tạo thuận lợi
cho ngư dân đánh bắt cá. Còn “19 tiếng” là chỉ thời gian từ bờ đến cây chà. Nguyên
đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu trả lại cây chà, có nghĩa là trả lại quyền khai thác điểm
đánh bắt hải sản xa bờ.
Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn. Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ lời khai
bị đơn thừa nhận cây chà vốn là của nguyên đơn nên xử chấp nhận yêu cầu, buộc bị
đơn trả lại cây chà cho nguyên đơn.
Sau khi xét xử phúc thẩm, cơ quan thi hành án địa phương có công văn phản ánh khó
khăn trong thi hành bản án, đặc biệt là đơn khiếu nại của 30 ngư dân huyện Long Đất
cho biết theo tập quán địa phương, người chủ cây chà nếu bỏ không khai thác trong 3
tháng thì đương nhiên người khác có quyền khai thác.
Vì vậy, Tòa án Tối cao đã xác định trong Quyết định giám đốc thẩm rằng bị đơn khai
thác hải sản tại địa điểm có cây chà là phù hợp với tập quán, không trái pháp luật; sau
đó tuyên hủy bản án phúc thẩm, trả hồ sơ để xét xử lại theo hương bác yêu cầu của nguyên đơn.
III. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả tập quán pháp ở Việt Nam.
- Thứ nhất, cần nghiên cứu và tìm hiểu những tập quán có giá trị, phù hợp với chuẩn
mực, đạo đức và xã hội, phản ánh đúng giá trị của tập quán ấy. Tại những vùng miền
ở Việt Nam có rất nhiều tập quán với đa dạng sắc màu, nét tập tục, phong tục khác
nhau phản ánh đúng giá trị văn hóa, sắc màu của từng vùng miền. Do đó, cần phải đẩy
mạnh quá trình nghiên cứu để chọn ra những tập quán tiêu biểu, có giá trị và phù hợp
với những chuẩn mực chung xã hội, không trái pháp luật để áp dụng giải quyết các vấn
đề xã hội trong quá trình xét xử của tòa án để đạt hiệu quả cao, tạo thêm sự phong phú
cho hệ thống nguồn pháp luật tại Việt Nam hiện nay.
- Thứ hai, cần tránh việc vận dụng một cách máy móc trong quá trình xét xử. Bởi lẽ,
tập quán tuy khái quát và đáp ứng tốt các điều kiện để trở thành một nguồn pháp luật
quan trọng trong quá trình tham khảo giúp giải quyết vụ án nhưng để việc áp dụng đạt
hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi thẩm phán cần tỉ mỉ trong quá trình nghiên cứu, phân tích
vấn đề, đồng thời có sự kết hợp khéo léo tìm hiểu tập quán, chọn lựa và áp dụng tập
quán một cách linh hoạt.
- Thứ ba, đầu tư hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng sâu
vùng xa. Tập quán vốn được áp dụng phổ biến hơn ở nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa – nơi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến hạn chế nhận thức, khả năng tiếp cận và thực hiện pháp luật, duy
trì áp dụng phong tục, tập quán trong đó bao gồm phong tục tập quán lạc hậu của dân
cư sinh sống ở những khu vực này. Cho nên, nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật cho
dân cư nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thứ tư, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cho các thẩm phán, cán bộ Tòa án về vai
trò của tập quán trong hoạt động xét xử, về các vấn đề liên quan trong thừa nhận và
áp dụng tập quán pháp. Đồng thời, giữa các Tòa án cần có sự phối hợp chặt chẽ, chia
sẻ thông tin nhằm hạn chế tối đa những khác biệt trong thừa nhận và áp dụng tập quán pháp. C - KẾT LUẬN
Tập quán pháp ở Việt Nam là vấn đề không mới nhưng còn nhiều phức tạp. Kinh
nghiệm của các nước và thực tế ở nước ta cho thấy giá trị của tập quán pháp trong điều
chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự cũng như góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ thể. Tuy nhiên, do phần lớn tập quán được hình thành một cách
tự phát nên thiếu cơ sở khoa học, thường mang tính cục bộ và hình thức pháp luật
không thành văn nên việc áp dụng nó có thể gặp khó khăn vì tính chính xác không cao,
sự nhận thức về tập quán của mọi người đôi khi thiếu thống nhất. Tập quán pháp vừa
hình thành chậm, vừa có tính bảo thủ và ít thay đổi nên thường lạc hậu, khả năng đáp
ứng linh hoạt các yêu cầu của cuộc sống hiện đại không cao. Về mặt thực tiễn cho
thấy, pháp luật Việt Nam khi áp dụng tập quán pháp vẫn còn một số vấn đề bất cập và
gặp nhiều lúng túng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp, cần phải
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chứ không chỉ riêng hoàn thiện khung pháp luật về
công nhận và áp dụng tập quán pháp. Hơn nữa, để đạt được mục tiêu này, cần sự nỗ
lực của nhiều chủ thể chứ không chỉ riêng ngành tòa án. Đặc biệt, chính sách và định
hướng rõ ràng của Đảng, Nhà nước về vấn đề này và sự phối hợp chặt chẽ giữa các
chủ thể có liên quan đóng vai trò hết sức quan trọng.