Lý thuyết ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tài liệu học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tại trường Học viện Tài chính giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (SSO)
Trường: Học viện Tài chính
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC I.
Lược khảo tư tưởng XHCN
1. Khái niệm tư tưởng XHCN:
a. Khái niệm:
Là 1 hệ thống những quan niệm phản ánh những nhu cầu, những ước mơ của các
giai cấp lao động bị thống trị, về con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh
nhằm thực hiện một chế độ xã hội mà trong đó, tư liệu sản xuất thuộc về toàn xã
hội, không có áp bức và bóc lột, mọi người đều bình đằng về mọi mặt và đều có
cuộc sống tự do, hạnh phúc.
b. Các biểu hiện của tư tưởng XHCN:
- Tư tưởng XHCN là tư tưởng về 1 chế độ xã hội mà trong đó có 3 dấu hiệu cơbản sau:
+ Tư tưởng XHCN là các quan niệm về 1 chế độ xh mà mọi tư liệu sản xuất thuộc
về mọi thành viên, thuộc về toàn xã hội
+ Tư tưởng XHCN là tư tưởng về 1 chế độ xã hội mà ở đó ai cũng có việc làm và ai cũng lao động
+ Tư tưởng XHCN là những tư tưởng về một xã hội, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc. Mọi người đều có điều kiện để lao động, cống hiến, hưởng thụ và phát triển toàn diện.
- Tư tưởng XHCN là tư tưởng về con đường, cách thức, phương pháp để chốngáp
bức, bóc lột; xây dựng về chế độ XHCN
2. Lược khảo tư tưởng XHCN trước Mác:
a. Tư tưởng XHCN thời cổ đại:
- Bối cảnh lịch sử:
+ Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ với
sự thống trị của giai cấp chủ nô
+ Kinh tế, xã hội có bước phát triển đáng kể. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ xuất
hiện, xã hội phân chia thành kẻ giàu, người nghèo. 1
+ Giai cấp chủ nô cùng với các tầng lớp chủ công trưởng thủ công, quý tộc, tăng
lữ, con buôn, cho vay nặng lãi... hợp thành lực lượng thống trị, áp bức xã hội.
Giai cấp nô lệ và các tầng lớp lao động khác hợp thành lực lượng bị thống trị, bị áp bức
+ Cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột do các giai cấp và tầng lớp bị thống trị
tiến hành là tất yếu, phản ánh mâu thuẫn cơ bản trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
→ Trong quá trình đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp đó, những ước mơ, khát
vọng về một xã hội không có áp bức, không có bóc lột được ra đời và phát triển.
- Nội dung tư tưởng XHCN thời kì cổ đại:
+ Lúc đầu là những câu chuyện kể không thành văn, sau là những áng văn
chương, những cuốn tiểu thuyết viễn tưởng cổ vũ các phong trào đấu tranh của những người nô lệ
+ Đó là những tư tưởng chứa đựng nội dung phản kháng tiêu cực của nhân dân
đối với xã hội đương thời.
+ Họ mơ ước trở về thời đại xa xưa tốt đẹp, bình đằng, không có bóc lột và sự
phân biệt giàu nghèo, không có ai phải lao động quá nặng nhọc
→ Như vậy, tư tưởng XHCN là hình thức thể hiện tinh thần phản kháng về
mặt xã hội quần chúng bị áp bức.
b. Tư tưởng XHCN thời trung đại:
- Bối cảnh lịch sử: Thế kỷ V-XV là thời kỳ chế độ phong kiến hình thành và phát triển
- Nội dung tư tưởng XHCN thời trung đại:
+ Một là, mang màu sắc tôn giáo
+ Hai là, thường xuất hiện dưới hình thức các phong trào dị giáo: Đối với họ,
Giáo hội thiên chúa giáo là 1 bộ máy thống trị bóc lột đè nặng lên cuộc sống các
tín đồ; con người trực tiếp thực thi mọi mệnh lệnh của Chúa không cần đến bộ
máy của Giáo hội. Họ cho rằng, Giang sơn ngàn năm của Chúa là 1 giang sơn
không cần có Giáo hội, không cần có quyền lực
+ Ba là, chủ nghĩa cộng sản thời trung đại là cộng sản chủ nghĩa tiêu dùng bình
quân khổ hạnh trong phạm vi từng công xã nhỏ (công xã có khả năng thỏa mãn
nhu cầu tối thiểu cần thiết của con người) 2
c. Tư tưởng XHCN từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Về kinh tế: các công trường thủ công dần hình thành thay thế cho phường hội
+ Về xã hội: sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn và kèm theo đó là những
xung đột giai cấp diễn ra quyết liệt hơn
Các đại biểu tư tưởng XHCN không tưởng: (TK XV-XVII)
* Tô-mát Mo-rơ (1478-1535): Là tác giả của tác phẩm văn học xã hội chủ nghĩa
không tưởng đầu tiên, tác phẩm “Utopia” (Không tưởng) - Ưu điểm:
+ Phê phán trật tự chính trị - xã hội đang thối nát ở Anh và nhiều nước khác ở Tây Âu
+ Phê phán chính sách chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp tư sản với hình ảnh “cừu ăn thịt người”
+ Phê phán công trường thủ công kéo dài thời gian lao động để bóc lột người lao động
+ Chỉ ra con đường để xóa bỏ bất công trong xã hội, xây dựng xã hội bình đẳng
phải xóa bỏ chế độ tư hữu
+ Ông cũng chỉ ra xã hội cần vươn tới là xã hội có: sở hữu tập thể, lao động tập
thể, không có áp bức bóc lột, một xã hội thống nhất được quản lý chặt chẽ - Hạn chế:
+ Ông chưa tin xã hội tốt đẹp mà ông mô tả sẽ tồn tại
+ Trong quan điểm của ông vẫn còn mâu thuẫn, đó là một xã hội tốt đẹp như vậy mà vẫn còn có nô lệ
* Tômađô Campanenla (1568-1639): Là tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Thành
phố mặt trời” (1601) - Ưu điểm:
+ Phê phán xã hội nước Ý: có nhiều bất công, tệ nạn
+ Phủ nhận chế độ tư hữu, xây dựng xã hội dựa trên nền tảng: tài sản là của chung,
quan điểm phân phối theo nhu cầu
+ Ông mong muốn xã hội hòa bình, không có bạo lực, không có chiến tranh, xã
hội còn có nhà nước, các chức trách đều được dân bầu và bãi miễn trên cơ sở tài năng của họ 3
- Hạn chế: Quan điểm của ông vẫn còn duy tâm, chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo
* Uynxtenli ( 1609 – 1652 )
- Tác phẩm: “Luật tự do” (1652)
Ông chủ trương cải tạo triệt để xh bằng cách thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng
đất, xây dựng chế độ cộng hòa, trong đó ruộng đất và sp lao động là tài sản
chung của toàn xã hội. Xã hội bình đẳng, tự do.
*Thế kỷ XVIII ( ở Pháp )
*Giăng Mêliê ( 1664 – 1729 )
- Tác phẩm: “ Những di chúc của tôi”
+ Nguyên nhân của bất bình đẳng do chính con ng tạo ra
+ Người nông dân đứng ở vị trí trung tâm của đời sống xã hội chính trị đương thời.
+ Ông nêu những yêu sách rộng lớn: quốc hữu hóa ruộng đất, thiết lập chế độ công hữu tài sản * Phrăngxoa Morenly
- Tác phẩm chủ yếu: Bộ luật tự nhiên (1775)
+ Lý thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên
+ Chế độ tư hữu làm mất đi những luật lệ, những quan hệ bình đẳng tự nhiên
Cần xóa bỏ chế độ tư hữu để xóa bỏ mọi tệ nạn xã hội
+ Nêu tư tưởng về xh mới
+ Đề xuất biện pháp xóa bỏ xã hội cũ: giáo dục trang bị kiến thức và đạo đức,
thay luật lệ cũ bằng luật lệ mới
* Gabriendơ Mably (1709-1785)
- Ông xây dựng “ lý thuyết về những sự đam mê”
+ Trước khi có chế độ tư hữu chỉ có những đam mê tốt đẹp. CĐ tư hữu ra đời đã
làm cho xh tốt đẹp trở nên xấu xa + Quan điểm về xh mới 4
* Gracco Babop (1760-1797): Là tác giả của tác phẩm “Tuyên ngôn của những
người bình dân” - Ưu điểm:
+ Tác phẩm của ông ra cương lĩnh hành động với những nhiệm vụ biện pháp phải
thực hiện ngay trong cách mạng: Tổ chức sản xuất bánh mỳ để cứu đói cho những
người nghèo khổ, tịch thu nhà ở của bọn nhà giàu có chia cho dân nghèo, trả lại
cho người nghèo những vật đã đem cầm cố. Chiếm kho bạc nhà nước, bưu điện, các kho hàng...
+ Ông khẳng định cội nguồn của mọi sự bất hạnh trong xã hội là do chế độ tư hữu
+ Ông cho rằng mọi người đều có trách nhiệm lao động
+ Chủ trương thiết lập chuyên chính cách mạng của những người lao động và coi
đó là công cụ cần thiết để tiến hành cải tạo xã hội cũ + Nêu những nhiệm vụ thực
hiện trong tiến trình cách mạng
+ Nêu tư tưởng về xây dựng xã hội mới
→Lần đầu tiên phong trào đấu tranh cho CNXH đặt ra với tính cách là phong trào thực tiễn
→Tư tưởng XHCN biểu hiện thành trào lưu tư tưởng XHCN -
Hạn chế: Coi cách mạng là công việc của nhóm người có âm mưu, chưa
thấy được sức mạnh của quần chúng
*Ưu điểm của CNXH không tưởng: (Giá trị lịch sử) -
Phê phán, lên án CNTB ngay từ khi nó mới ra đời đồng thời phản ánh
đờisống cùng cực cũng như khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội tốt đẹp hơn xã hội TBCN -
Nhiều nhà không tưởng đã nhận thấy rằng một xã hội xây dựng trên cơ sở
chếđộ tư hữu về TLSX thì không thể có tự do, bình đẳng, hạnh phúc thực sự. Họ
đã khẳng định phải xóa bỏ chế độ tư hữu và xây dựng chế độ công hữu về TLSX -
Các nhà không tưởng đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị, nhiều tiên đoán,
dựđoán tài tình về quy luật phát triển xã hội, để lại cho Mác-Ăngghen tiền đề xây
dựng xã hội mới – XHCN, XH CSCN -
Các nhà không tưởng nhìn chung mang yếu tố chủ nghĩa nhân đạo, học
thuyếtcủa họ đã góp phần thức tỉnh ý thức đấu tranh của quần chúng lao động 5
chống lại CNTB, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển * Hạn chế của CNXH không tưởng: -
Không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong xã hội
TBCN,không phát hiện học thuyết về giá trị thặng dư trong nền sản xuất TBCN -
Chưa ai phát hiện được lực lượng trong xã hội có khả năng lật đổ chế độ
tưbản và xây dựng thành công chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn tức là chưa ai phát
hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân -
Các nhà không tưởng chưa ai tự đặt mình là người đại diện quyền lợi của
giaicấp vô sản và nhân dân lao động để đấu tranh giải phóng họ, họ tách học
thuyết của mình ra khỏi phong trào quần chúng -
Các nhà không tưởng còn đứng trên quan niệm duy tâm để mưu cầu giảiphóng xã hội
* Nguyên nhân hạn chế của CNXH không tưởng: -
Khách quan: do điều kiện lịch sử quy định và do mâu thuẫn giữa GCVS
vàGCTS chưa đặt đến độ chín muồi -
Chủ quan: do chính các nhà không tưởng chưa thoát khỏi hệ tư tưởng và
thếgiới quan của giai cấp mình
d. Tư tưởng XHCN đầu thế kỷ XIX
* Hoàn cảnh lịch sử -
Nền sx công nghiệp ra đời ở châu Âu và Bắc Mỹ. GCTS củng cố địa vị
thống trị đồng thời bộc lộ bản chất bóc lột của mình -
GCVS trở thành một lực lượng xh quan trọng trong quá trình thiết lập
quyềnlực của GCTS nhưng vẫn bị áp bức, bóc lột nặng nề. Sự phản kháng của
GCVS và nhân dân lao động tăng lên
Xuất hiện các nhà XHCN không tưởng Pháp và Anh 6
Côlôđơ Hăngriđơ Xanhximông ( 1760-1825 ) -
Xuất thân trong một gđ dòng dõi quý tộc ở Pháp - Tư tưởng:
+ Luận giải về vấn đề giai cấp và xung đột giai cấp
+ Chỉ ra tính chất nửa vời, thiếu triệt để của cuộc cách mạng tư sản Pháp ( 1789)
+ Phê phán xã hội đương thời.
“ Một dân tộc chấp nhận một điều làm nguyên tắc cơ bản là ng nghèo phải rộng
lượng với ng giàu… những kẻ phạm tội lớn nhất… có quyền trừng phạt những
lỗi lầm nhỏ… những ng vô đạo đức có nv dạy đức hạnh cho công dân”
+ Phác họa mô hình xh tương lai: một xh “ tự do, bình đẳng và bác ái” +
Không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữa.
+ Biện pháp: thực hiện “ con đường bình yên chung” để có một xh công bằng, tốt đẹp
Ăngghen nhận xét : “ Xanhximong có một tầm mắt rộng thiên tài”
“Chủ nghĩa xanhximong chỉ có thể là thơ ca xh mà thôi”
* Sác lơ Phurie ( 1772 – 1837 ) -
Sinh ra trong gđ buôn bán nhỏ, căm ghét thế giới con buôn, đầu cơ trục lợi- Tư tưởng: 7
+ Phê phán xã hội tư sản. Đó là một “ trạng thái vô chính phủ của nền công nghiệp”
+ Nghịch lý: “Sự nghèo khổ được sinh ra từ chính sự thừa thãi” -
Phác họa về một xh mới, trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợiích tập thể -
Con đường và biện pháp: Phản đối bạo lực cách mạng. Việc quá độ lên xh
tương lai diễn ra 1 cách hòa bình.
*Rôbớt Ôoen ( 1771 – 1858 ) -
Ông đề xướng với chính phủ Anh luật lao động nhân đạo chứa đựng nhiều
quan điểm mới về cải cách xã hội -
Sau năm 1800, ông bắt đầu thực nghiệm xh nổi tiếng, tổ chức đời sống
công nhận theo tư tưởng XHCN của mình
+ Chủ trường dùng thực nghiệm xh để thuyết phục GCTS -> Thất bại
Đến giai đoạn này, trào lưu tư tưởng XHCN đã trở thành học thuyết –
Chủ nghĩa xã hội ko tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX
II. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Khái niệm CNXHKH -
Theo nghĩa rộng: CNXHKH là chủ nghĩa Mác-Lênin, luận giải từ các góc
độ triết học, kinh tế và chính trị - xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội
loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa cộng sản -
Theo nghĩa hẹp: CNXHKH là 1 trong 3 bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin 8
2. Hoàn cảnh ra đời của CNXHKH
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Về kinh tế: Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc CM công nghiệp phát
triển mạnh mẽ tạo nên nền đại công nghiệp cơ khí làm cho phương thức sản
xuất TBCN có bước phát triển vượt bậc
- Về xã hội: Sự ra đời của 2 giai cấp cơ bản, đối lập nhau về lợi ích kinh tế:
GCTS và giai cấp công nhân. Cuộc đấu tranh của GC công nhận chống lại GCTS ngày càng gay gắt
- Cuộc đấu tranh của GC công nhân:
+ Cuộc khởi nghĩa Lyon tại Pháp (1831-1834)
+ Phong trào Hiến chương ở Anh ( 1836 – 1848)
+ Cuộc khởi nghĩa Silêdi ở Đức (1844)
Nhận xét: - Lần đầu tiên GCCN đã xuất hiện như một lực lượng chính trị độc
lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng của mình và đã bắt đầu chĩa mũi
nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù chính của mình là GCTS
- Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của GCCN đòi hỏi 1 cách bức thiết
phảicó 1 hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ
nam cho hành động cách mạng
b. Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận * Tiền đề KHTN: - Học thuyết tế bào
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng - Học thuyết tiến hóa
Những phát minh KHTN là tiền đề khoa học cho sự ra đời của CNDVBC và
CNDVLS, cơ sở pp luận cho các nhà sáng lập CNXHKH nghiên cứu những vẫn
đề lý luận chính trị - xã hội đương thời
* Tiền đề tư tưởng lý luận
- Triết học cổ điển Đức: Hê-Ghen (1770-1831) và Lútvich Phoiơbắc (17241804) 9
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh: A.Smith và D.Ricardo
- CNXHKH phê phán đầu thế kỷ XIX: H.Xanh Ximông (1760-1825);
S.Phurie(1772-1837) và R.Owen (1771-1858)
* Những giá trị lịch sử của CNXH không tưởng phê phán -
Thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độTBCN bất công -
Đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai: về tổ chức sản
xuất vàphân phối sản phẩm xã hội; vai trò của công nghiệp và khoa học – kỹ thuật -
Trong chừng mực nhất định, đã thức tỉnh GCCN và người lao động trong
cuộcđấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN đầy bất công
CNXH không tưởng phê phán là 1 trong 3 nguồn gốc của CNXHKH *
Những hạn chế của CNXH không tưởng – phê phán: -
Không phát hiện được quy luật vận động và phát triển của xã hội loài
ngườinói chung và bản chất quy luật vận động phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng -
Không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc
chuyểnbiến cách mạng từ CNTB lên CNCS – đó là giai cấp công nhân -
Không chỉ ra được những biện pháp hiện thực để cải tạo xã hội cũ áp bức
bấtcông đương thời, xây dựng xã hội mới tốt đẹp
Các tư tưởng XHCN trước Mác chỉ là học thuyết XHCN không tưởng – phê phán
3. Vai trò của Các Mác và Phridrich Ăngghen
a. Sự chuyển biến lập trưởng triết học và lập trường chính trị
- C.Mác viết: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen – Lời nóiđầu (1844)”
- Từ cuối 1843, Ph.Ăngghen viết: “Tình cảnh nước Anh”; “Lược khảo về
khoakinh tế - chính trị”
Đánh dấu sự chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật,
từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa b. Ba phát
kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen 10
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Trên cơ sở kế thừa phép biện chứng của Triết
họcHêghen, quan điểm duy vật của triết học Phoiơbắc đồng thời nghiên cứu
những thành tựu KHTN, C.Mác và Ăngghen đã sáng lập CNDVBC, vận dụng
CNDVBC vào nghiên cứu CNTB, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập ra CNDV
Lịch sử - là phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ăngghen; là sự khẳng định
về mặt triết học sự sụp đổ của CNTB và sự thắng lợi của CNXH đều tất yếu như nhau
- Từ việc phát hiện ra CNDV Lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đi sâu nghiên
cứunền sx CN và nền kte TBCN đã sáng tạo ra bộ “Tư bản” mà giá trị to lớn
nhất của nó là “Học thuyết về gtri thặng dư” – phát kiến vĩ đại thứ 2 của Mác
và Ăngghen, là sự luận chứng khoa học về phg diện kte khẳng định sự diệt vong
không tránh khỏi của CNTB và sự ra đời tất yếu của CNXH
- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Trên cơ sở CNDVLS và học thuyết về gtri thặng dư, Mác và Ăngghen đã có phát
kiến vĩ đại thứ 3, sứ mệnh lịch sử của GCCN: GC có sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xd
thành công CNXH và CNCS; luận chứng là khẳng định về phg diện chính trị - xã
hội sự diệt vong không tránh khỏi của CNTB và sự ra đời tất yếu của CNXH
* Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (2/1848)
- Tác phẩm chỉ rõ: Cuộc đấu tranh của giai cấp trong lịch sử loài người đã
pháttriển đến một giai đoạn mà giai cấp công nhân hông thể tự giải phóng mình
nếu không đồng thời giải phóng vĩnh viễn xã hội ra khỏi tình trạng phân chia
giai cấp, áp bức, bóc lột và đấu tranh giai cấp.
- Khẳng định sự sụp đổ của CNTB và sự thắng lợi của CNXH là tất yếu nhưnhau.
- Tác phẩm đã phân tích địa vị kinh tế - xã hội để khẳng định giai cấp công nhâncó
sứ mệnh lịch sử thủ tiêu CNTB và xây dựng CNXH, CNCS.
- Tác phẩm nêu ra những sách lược, chiến lược để GCVS thực hiện việc lật
đỏCNTB, xây dựng CNCS, tổ chức thành chính đảng của giai cấp, lãnh đạo
cuộc cách mạng lật đổ GCTS, tự tổ chức nhà nước, dùng quyền lực chính trị
của mình để cải tạo XH tư sản, xây dựng xã hội cộng sản.
- Tác phẩm phê phán các trào lưu tư tưởng XHCN bảo thủ.
II. Các giai đoạn phát triển cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học:
1. Mác – Angghen phát triển CNXHKH:
- Thời kỳ từ 1848 đến công xã Pari (1871): 11
+ 1848 – 1852: tư tưởng về đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chuyên
chính vô sản; tư tưởng về cách mạng không ngừng; xây dựng khối liên minh giữa
giai cấp công nhân và giai cấp nông dân…
+ Thành lập Quốc tế I (1864); xuất bản quyển 1 tập I bộ Tư bản của C. Mac (1867).
* C. Mac và Angghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học:
- Thời kỳ công xã Pari (1871) đến 1895:
+ Bổ sung và phát triển tư tưởng đập tan bộ máy nhà nước quan liêu.
+ Thừa nhận Công xã Pari là một hình thái nhà nước đầu tiên của giai cấp công nhân.
+ Luận chứng sự ra đời, phát triển của CNXHKH.
+ Nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu của CNXHKH.
2. V.I. Lenin vận dụng và phát triển CNXHKH trong:
* Thời kỳ trước Cách mạng tháng 10 Nga:
- Đấu tranh chống các trào lưu phi Mác xít (chủ nghĩa dân túy tự do, phái kinhtế,
phái mác xít hợp pháp) nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác, mở đường cho chủ nghĩa
Mác thâm nhập mạnh mẽ vào Nga.
- Kế thừa những di sản lý luận của C. Mác và Ph. Angghen về chính đảng,
V.I.Lenin đã xây dựng lý luận về Đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công
nhân, về các nguyên tắc tổ chức, cương lĩnh, sách lược trong nội dung hoạt động của đảng.
3. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau
khi V.I. Lenin qua đời:
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu tính tất yếu về mặt lịch sử sự thay thế
của chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội gắn liền với sứ mệnh lịch sử thế giới của GCCN.
+ Luận giải về con đường và các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân,
những điều kiện, những con đường, các hình thức và biện pháp để hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của GCCN.
+ Luận giải một cách khoa học về các nguyên tắc cơ bản của chiến lược của
GCCN và Đảng tiên phong trong các giai đoạn đấu tranh vì CNXH và CNCS. 12
+ Luận giải về mối quan hệ gắn bó với phong trào giải phóng dân tộc, phong trào
dân chủ và phong trào xã hội chủ nghĩa trong quá trình cách mạng thế giới.
CHƯƠNG II: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
I. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân 1. Khái niệm và đăc điểm của
giai cấp công nhâṇ
- Mác và Ăngghen gọi: GCVS, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán
sức lao động của mình, giai cấp lao động làm thuê ở thế kỷ XIX - Lênin gọi:
GCVS hiện đại, GCVS cơ khí, GCVS đại công nghiệp,...
* Quan niệm về giai cấp công nhân:
- Thứ nhất, về phương thức lao động: Trong nền sản xuất TBCN, giai cấp
côngnhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ
sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, tính xã hội hóa cao.
- Về địa vị của GCCN trong hệ thống quan hệ sản xuất TBCN: họ không cóTLSX,
họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Khái niệm GCCN: Là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với sự phát triển của nền đại CN, là lực lượng chủ yếu trong tiến trình quá
độ lên CNXH. Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến (đặc điểm cơ bản
nhất). Họ là “con đẻ” của nền sx đại CN *Trong CNTB:
- GCCN không có, hoặc về cơ bản không có TLSX - Làm thuê cho GCTS
- Bị bóc lột giá trị thặng dư *Trong CNXH:
- GCCN cùng nhân dân lao động làm chủ TLSX
- Hợp tác lao động vì lợi ích chung của xã hội trong đó có lợi ích của GCCN 13
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
a. Nội dung tổng quát:
- Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN chính là những nhiệm vụ mà GCCNphải
thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong
- Nội dung tổng quát: GCCN có sứ mệnh lịch sử là xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ
chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân dân lao
động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây
dựng thành công xã hội XHCN và xã hội cộng sản văn mình trên phạm vi toàn thế giới
- Nội dung SMLS của GCCN được thực hiện qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: GCCN phải làm cuộc CM XHCN, giành lấy chính quyền
về tay mình, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản
+ Giai đoạn thứ hai: GCCN cùng với nhân dân lao động sử dụng nhà nước của
mình, để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN, tiến
lên chủ nghĩa cộng sản.
Nhận xét: - Hai giai đoạn này quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó giai đoạn thứ
2 quan trọng nhất để GCCN hoàn thành SMLS của mình
- Quá trình thực hiện SMLS của GCCN là một quá trình CM lâu dài, sáng tạovới
những bước đi phù hợp với điều kiện từng nước và cuộc đấu tranh chung trên
thế giới. Trong quá trình thực hiện SMLS, GCCN vừa là lực lượng lãnh đạo,
vừa là lực lượng chủ yếu cùng với nhân dân lao động thực hiện nhiệm vụ trên
b. Nội dung cụ thể: *Trên lĩnh vực kinh tế: -
Xây dựng QHSX dựa trên chế độ công hữu TLSX: LLSX càng phát triển
thìcó tính chất XHH càng cao; tính chất XHH của LLSX đòi hỏi QHSX dựa trên
chế độ công hữu đối với TLSX -
QHSX phải dựa trên chế độ công hữu TLSX; chế độ công hữu về TLSX
mộtmặt phù hợp với tính XHH của TLSX từ đó tạo ra động lực cho sx phát triển.
Mặt khác chế độ công hữu về TLSX phù hợp với bản chất của GCCN là người
đại biểu cho lợi ích chung của toàn bộ xh -
Vì các nước đi lên CNXH xuất phát từ một tiền đề kinh tế phát triển thấp,
dođó để có LLSX hiện đại thì phải tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. CNH, HĐH là quy luật phổ biến trong thời kì quá độ đi lên CNXH 14
*Trên lĩnh vực chính trị - xã hội: -
GCCN dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản tiến hành cuộc CM chính trị
nhằmgiành lấy chính quyền nhà nước vào tay mình để thiết lập nhà nước mới
mang bản chất của GCCN, xây dựng nền dân chủ XHCN để thực hiện mục tiêu
bình đẳng và tiến bộ xã hội. *Nội dung tư tưởng văn hóa: -
Xây dựng, củng cố và phát triển ý thức hệ tiên tiến CM đó là chủ nghĩa
Mác –Lênin, đấu tranh với những tàn dư của xã hội cũ -
Xây dựng hệ giá trị mới đó là dân chủ, công bằng, bình đẳng, tự do, hệ giá
trịthể hiện bản chất của chế độ XHCN - Xây dựng con người mới trong XHCN
3. Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a. Sứ mệnh lịch sử của GCCN xuất phát từ tiền đề kinh tế là sản xuất xã hội hóa -
Sản xuất xã hội hóa một mặt thúc đẩy sự phát triển mâu thuẫn cơ bản
củaPTSX TBCN đó là mâu thuẫn giữa LLSX có tính chất xã hội hóa ngày càng
cao và QHSX TBCN dựa trên chế độ tư nhân TLSX. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn
tới sự thay thế hình thái KTXH TBCN bằng hình thái KTXH CSCN. -
Mặt khác sản xuất xã hội hóa sinh ra GCCN và rèn luyện GCCN trở thành
chủthể để thực hiện sứ mệnh lịch sử, xóa bỏ CNTB, xây dựng CNXH và CNCS
b. Sứ mệnh lịch sử của GCCN là sự nghiệp CM của GCCN và đông đảo quần
chúng nhân dân lao động -
Sự thống nhất căn bản về mặt lợi ích giữa GCCN và đông đảo quần chúngnhân dân lao động -
GCCN là giai cấp bị bóc lột cuối cùng trong lịch sử, họ chỉ được giải
phóngkhi mọi hình thức áp bức bóc lột được xóa bỏ -
Nội dung cơ bản nhất của sứ mệnh lịch sử của GCCN là xây dựng thành
côngxã hội XHCN và xã hội CSCN. Đó là xã hội chấm dứt chế độ người bóc lột người
c. Sứ mệnh lịch sử của GCCN là cuộc CM triệt để nhất (vì nó xóa bỏ tận gốc
chế độ tư hữu TLSX)
- Các cuộc CM xh trước chỉ là sự thay thế hình thức tư hữu này bằng hình thức
tư hữu khác, hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác. Còn các mạng
XHCN do GCCN lãnh đạo có mục tiêu xóa bỏ chế độ tư hữu để thiết lập chế độ 15
công hữu tức là xóa bỏ tận gốc cơ sở kinh tế sinh ra áp bức bóc lột, vì thế nó là
cuộc CM triệt để nhất.
d. Sứ mệnh lịch sử của GCCN là cuộc CM toàn diện nhất -
Các cuộc CMXH trước thì chỉ là cuộc CM chính trị, do đó nó chấm dứt
saukhi giành được chính quyền -
Cách mạng XHCN giành được chính quyền mới chỉ là bước đầu, sau đó
nóđứng trước một nhiệm vụ cơ bản là xây dựng thành công XHCN và xã hội
CSCN, bởi vậy CM XHCN được tiến hành trên mọi phương diện của đời sống
xã hội, nó là cuộc CM XH toàn diện nhất.
4. Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN
a. Điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN
*Thứ nhất, do địa vị kinh tế - xã hội của GCCN
- GCCN là lực lượng quan trọng nhất trong LLSX của CNTB
- GCCN là con đẻ, và là sản phẩm của nền đại công nghiệp đại diện cho LLSX
có trình độ xã hội hóa ngày càng cao
- GCCN không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà tư bản, nên họ bị nhàtư
bản áp bức bóc lột GTTD có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của GCTS
- Điều kiện làm việc, điều kiện sống đã tạo ĐK cho GCCN có thể đoàn kết
chặtchẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống GCTS
Kết luận: Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế quy định GCCN là lực
lượng phá vỡ QHSX TBCN giành chính quyền về tay mình *Thứ hai, do địa vị
chính trị - xã hội của GCCN:
- GCCN là giai cấp tiên phong CM:
+ GCCN đại diện cho PTSX tiên tiến, PTSX CSCN gắn với nền khoa học công nghệ hiện đại
+ GCCN được trang bị hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại ngày nay là tư tưởng
Mác – Lênin cách mạng, khoa học
+ GCCN luôn đi đầu trong mọi phong trào CM theo mục tiêu xóa bỏ áp bức bóc
lột xây dựng xã hội mới tiến bộ 16
- GCCN là giai cấp có tinh thần CM triệt để nhất:
+ GCCN không có (hoặc về cơ bản không có) TLSX, có lợi ích cơ bản đối lập
trực tiếp lợi ích của GCTS
+ GCCN bị GCTS áp bức, bóc lột nặng nề
Vì vậy, GCCN triệt để CM chống chế độ tư hữu và những lực lượng xã hội bảo
vệ chế độ tư hữu. Triệt để CM trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền và
trong giai đoạn xây dựng CNXH
- GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức, kỷ luật cao:
+ Do yêu cầu của nền sản xuất đại công nghiệp: nền sx mang tính dây chuyền và
nhịp độ làm việc khẩn trương
+ Do điều kiện sống trong các đô thị, khu công nghiệp tập trung
+ Do yêu cầu của cuộc đấu tranh GCTS – lực lượng có bộ máy nhà nước, có
nhiều kinh nghiệm chống phá phong trào công nhân - GCCN là giai cấp có bản chất quốc tế:
+ GCCN ở các nước đều là đối tượng bị GCTS áp bức, bóc lột => GCCN liên
minh với nhau để chống kẻ thù chung là GCTS
+ GCTS là 1 lực lượng quốc tế, bóc lột GCCN ở các quốc gí TBCN và ở các nước
thuộc địa và phụ thuộc => GCCN phải là lực lượng quốc tế
Kết luận: Những phẩm chất ấy của GCCN được hình thành từ chính những
điều kiện khách quan, được quy định từ địa vị kinh tế và địa vị chính trị - xã hội
của họ trong nền sản xuất hiện đại và trong xã hội hiện đại mà GCTS và CNTB
đã tạo ra 1 cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan do đó địa vị kinh tế địa vị
chính trị - xã hội là điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN
b. Các điều kiện chủ quan quyết định thực hiện SMLS của GCCN:
*Thứ nhất, trình độ nhận thức:
- Để thực hiện SMLS của mình, GCCN phải được nâng cao trình độ lí luận,phải
được giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin để nhận thức rõ SMLS của mình
- Mặt khác, trong bối cảnh cuộc CM công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ thìtrình
độ KHKT của GCCN cũng phải được nâng cao rõ rệt, chỉ có như vậy GCCN
mới là đại biểu của LLSX tiên tiến, mới có khả năng thực hiện SMLS của mình 17
*Thứ hai, thành lập đảng chính trị của GCCN là nhân tố chủ quan quan trọng
để GCCN hoàn thành SMLS của mình
- Tính tất yếu của việc thành lập đảng chính trị:
+ Trong cuộc đấu tranh giai cấp, giai cấp nào muốn giành thắng lợi tất yếu phải
tổ chức ra đảng chính trị để lãnh đạo cuộc đấu tranh
+ Trong cuộc đấu tranh chống GCTS, chỉ khi nào GCCN tự tổ chức ra chính đảng
cách mạng của mình để lãnh đạo của đấu tranh chống GCTS thì khi đó mới bảo
đảm GCCN giành được thắng lợi
- ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện được SMLS củamình:
+ Thực tế lịch sử đã chỉ ra: phong trào công nhân ngày càng phát triển nhưng tự
bản thân nó chỉ dừng lại ở đấu tranh tự phát với các biểu hiện:
• Mục tiêu đấu tranh chỉ nhằm đòi các quyền lợi kinh tế hàng ngày (đòi tăng
lương, giảm giờ làm, cải thiện đkien lao động,...)
• Biện pháp: bãi công, biểu tình,... diễn ra lẻ tẻ, phân tán, thiếu đường lối đấu tranh thống nhất
Cuộc đấu tranh của công nhân chỉ nằm trong khuôn khổ của chế độ TBCN,
chưa đụng chạm đến nền tảng của CNTB
- Để làm cho công nhân đạt đến trình độ đấu tranh tự giác phải làm cho GCCNđạt
đến trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của giai cấp mình. Trình độ
nhận thức lý luận cho phép công nhân nhận thức được vị trí, vai trò của mình
trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh của giai cấp, nhận rõ mục đích, con
đường và những biện pháp giải phóng giai cấp mình và xã hội
Muốn vật cần có sự thâm nhập của CNXHKH, tức là chủ nghĩa Mác vào trong phong trào công nhân.
Kết luận: Như vậy sự kết hợp của CNXHKH tức là chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân là quy luật chung phổ biến cho sự ra đời của ĐCS
*Mối quan hệ giữa Đảng với GCCN:
- Vai trò của Đảng đối với GCCN:
+ Đảng là đội tiên phong của GCCN: là tổ chức chính trị cao nhất của GCCN,
được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và luôn đứng ở trung tâm của phong trào công nhân 18
+ Đảng là lãnh tụ chính trị của GCCN: đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược,
sách lược CM cho phong trào công nhân
+ Đảng là bộ tham mưu của GCCN: tập hợp, giáo dục và tổ chức GCCN và nhân
dân lao động đấu tranh để thực hiện thắng lợi SMLS của GCCN
*Thứ ba, GCCN cần phải có sự liên minh với giai cấp nông dân, các giai cấp và
các tầng lớp lao động khác dưới sự lãnh đạo của ĐCS tạo thành lực lượng CM to lớn
II. GCCN và việc thực hiện SMLS của GCCN hiện nay
1. Điểm tương đồng và khác biệt giữa GCCN ngày nay và GCCN thời kì Mác TK19:
*Điểm tương đồng:
- Là LLSX hàng đầu của xã hội hiện đại, chủ thể của quá trình sản xuất
côngnghiệp mang tính XHH ngày càng cao
- Công nghiệp hóa vẫn là cơ sở khách quan để phát triển mạnh mẽ GCCN. Sựphát
triển của GCCN và sự phát triển của kinh tế có tỷ lệ thuận
- Ở các nước TBCN hiện nay, GCCN vẫn bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư
- Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn là lực lượng đi đầu trongcác
cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, TBXH và CNXH
*Điểm khác biệt:
- Tăng nhanh về số lượng, thay đổi mạnh về cơ cấu
- Có xu hướng trí tuệ hóa (tri thức hóa và trí thức hóa)
- Tính XHH của lao động công nghiệp mang nhiều biểu hiện mới. LLSX hiệnđại
đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia – dân tộc và mang tính chất quốc tế, trở thành
LLSX của thế giới toàn cầu.
- Có thêm điều kiện vật chất để tự giải phóng
- Ở các nước XHCN, GCCN trở thành giai cấp lãnh đạo và ĐCS trở thành Đảngcầm quyền
2. Việc thực hiện SMLS của GCCN hiện nay
a. Nội dung kinh tế: 19
b. Về nội dung chính trị - xã hội:
c. Về nội dung văn hóa, tư tưởng 20
III. SMLS của GCCN Việt Nam: (tự học – không thi)
CHƯƠNG III: CNXH VÀ THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Khái niệm CNXH:
- Là trào lưu tư tưởng, lý luận.
- Là phong trào đấu tranh áp bức của NDLĐ.
- Là một khoa học về SMLS cả GCCN.
- Là một chế độ xã hội hiện thực tốt đẹp, XH XHCN giai đoạn đầu của hình
tháikinh tế xã hội CSCN. I. Chủ nghĩa xã hội:
1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội CSCN:
a. Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội: Theo
quan điểm của C. Mac và Ang – ghen:
Thời kỳ quá độ GĐ thấp (CNXH) GĐ cao (CNCS)
Theo quan điểm của V.I. Lenin 21
Thời kỳ quá độ GĐ đầu (CNXH) GĐ cao (CNCS) *
Quan điểm của Mác – Lenin về CNXH: - Mác – Ăng ghen:
+ Lịch sử phát triển của XH loài người là lịch sử của các hình thái KTXH nối tiếp
từ thấp đến cao. Các hình thái kinh tế xã hội thay thế nhau thông qua nguyên li
phủ định biện chứng. Giữa xã hội tư sản và XH cộng sản là thời kỳ quá độ về chính trị.
+ Phân tích sâu vào hình thái KTXH CSCN, Mác chỉ ra 2 giai đoạn phát triển của nó như sau:
Giai đoạn thấp: là giai đoạn hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa chưa tồn tại
trên cơ sở của chính nó, do đó mọi mặt của nó vẫn còn mang dấu vết tàn dư của
XH cũ mà nó sinh ra. Giai đoạn thấp có vai trò xây dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn cao.
Giai đoạn cao: là giai đoạn mà hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa tồn tại trên
cơ sở của chính nó. * Quan điểm của V.I. Lenin: -
Quan điểm của Lenin: Vận dụng học thuyết hình thái KTXH của
Mác vàohoàn cảnh lịch sử cụ thể, Lenin chia sự phát triểrn của hình thái KTXH CSCN thànfh 3 giai đoạn:
Giai đoạn cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ)
Giai đoạn đầu của hình thái KT XHCSCN (CNXH)
Giai đoạn phát triển cao của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa (CNCS)
Như vậy, theo quan điểm của Chú Nghĩa Mác – Lenin, hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa có thể chia làm 3 thời kỳ:
1. Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH 2. Xã hội XHCN
3. Giai đoạn cao của hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa
1. Điều kiện ra đời của CNXH: 22
a. Điều kiện kinh tế xã hội: -
C. Mac và Annghen đã vận dụng một cách triệt để quan điểm duy
vậtvề lịch sử để nghiên cứu xã hội loài người, từ đó xây dựng nên học thuyết hình
thái KTXH, phân tích một cách KH sự chuyển biến từ hình thái KTXH thấp lên
hình thái KT – XH cao hơn, coi đó là một QT lịch sử tự nhiên. -
Trong XH TBCN, LLSX càng được cơ khí hóa, hiện đại hóa
càngmang tính XHH cao thì càng mâu thuẫn với QHSX dưạ trên chế độ chiếm
hữu tư nhân TBCN về TLSX. Mâu thuẫn này trở thành mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB.
b. Điều kiện chính trị - xã hội:
Biểu hiện về mặt xã hội cả mâu thuẫn trong kinh tế là mâu thuẫn giữa giai
cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Qua quá trình đấu tranh
chống lại giai cấp tư sản, giai cấp công nhân nhận thức được rằng, muốn thắng
lợi phải thành lập được chính đảng lãnh đạo. Đảng Cộng sản ra đời hướng toàn
bộ hoạt động của mình vào lật độ nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước vô sản. Sự
ra đời của nhà nước vô sản là sự mở đầu của hình thái kinh tế - xã hội CSCN.
Khi xuất hiện tình thế và thời cơ cách mạng, GCCN và NDLĐ làm cách
mạng XHCN thành công lật độ CNTB dẫn đến sự ra đời của hình thái KT – XH CSCN.
3. Những đặc trưng cơ bản của XH XHCN: 23
Một là, cơ sở vật chất kỹ thuật của CNX (XHXHCN) là nền sx đại công nghiệp.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNTB là nền đại công nghiệp cơ khí. CNXH
với tính cách là chế độ xã hội phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa. Do vậy, cơ sở
vật chất – kỹ thuật của CNXH phải là nền sx công nghiệp có trình độ cao hơn so
với trình độ của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Hai là, QHSX xã hội chủ nghĩa.
+ Chủ nghĩa xã hội không xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu xóa bỏ chế
độ tư hữu TBCN về TLSX. Vì chế độ tư hữu TBCN đã nô dịch, áp bức bóc lột
đối với đại đa số nhân dân lao động đem lạji lợi nhuận ngày càng cao cho thiểu
số tập đoàn tư sản đang thống trị xã hội.
Như vậy, đến CNXH, thì QHSX XHCN mới được hình thành một
cách đầy đủ, khi đó, chế độ sở hữu có hình thức tồn tại cơ bản đó là sở hữu toàn
dân và sở hữu tập thể.
+ Về tổ chức lao động: XH XHCN tạo ra được cách tổ chức lao động và kỷ luật
lao động mới dựa trê tinh thần tự giác của nhân dân, dưới sự lãnh đọa của Đảng
Cộnjg sản và quản lý thống nhất của nhà nước XHCN. Do đó kỷ luật lao động
mới cũng có những đặc trưng mới, vừa là kỷ luật chung của pháp luật, pháp chế
XHCN, vừa là kỷ luật tự giác.
+ Về phân phối sản phẩm, XHXHCN được thực hiện nguyên tắc phân phối theo
lao động coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất. Ba là, Về kiến trúc thượng tầng *
Nhà nước XH XHCN là nhà nước mang bản chất giai cấp coong nhân, có
tínhnhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
+ CNXH giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột; thực hiện bình đẳng xã hội,
tao điều kiện cho con người phát triển toàn diện. I.
Thời kỳ quá độ lên CNXH:
1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH:
a. Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lenin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: *
Quan điểm của Mac: “Giữa XH TBCN và XH CSCN là một thời kỳ cải
biến CM từ XH này sang XH kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ
chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính
CM của giai cấp vô sản.”
Thời kỳ quá độ có 3 đặc điểm sau: 24
- Một là, “thời kỳ quá độ chính trị”
- Hai là, sự tồn tại của nhà nước “chuyên chính vô sản”.
- Ba là, thời kỳ “cải biến từ xã hội nọ sang xã hội kia” với nhiều yếu tố còn tồntại
đan xen giữa cái cũ và cái mới.
* Quan điểm của lenin:
- V.I. Lenin đề cập đến trường hợp “quá độ đặc biệt”, thậm chí quá độ “đặc biệt
của dặc biệt” đối với các quốc gia có trình độ phát triển trung bình và kém phát
triern quá độ lên CNXH. Các nước này cần có các điều kiện sau:
+ Phải trải qua thời kỳ quá độ kéo dài” và cần phải phân chia thời kỳ quá độ thành
những bước quá độ nhỏ hơn.
+ Phải có Đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Cần chú trọng khắc phục những biểu hiện của tính tiểu tư sản, tiểu nông trong
Đảng cộng sản, trong quần chúng chống lại mọi kẻ thù phá hoại…
b. Tính tất yếu khách quan:
Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. Sự thay thế các chế độ xã
hội trước đây trong lịch sử chỉ là sự thay thế các hình thức áp bức bóc lột người
lao động, thay thế giai cấp thống trị này bằng giai cấp thống trị khác, về bản chất
vẫn là chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX. Còn CNXH được xây dựng trên cơ
sở chế độ công hữu về TLSX, không có giai cấp đối kháng, không còn tình trạng
áp bức bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ nhất định.
Hai là, các quan hệ của CNXH không tự nảy sinh trong lòng CNTB, mà
chúng là kết quả của quá trình XD và cải tạo XHCN. Do vậy, thời kỳ quá độ là
để XD và phát triển những quan hệ đó.
Ba là, CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho CNXH,
nhưng muốn những cơ sở vật chất đó phục vụ cho CNXH cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.
Bốn là, Công cuộc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn
và phức tạp, cần phải có thời gian để GCCN làm quen với những công việc mới.
2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH:
a. Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH:
- Có sự tồn tại đan xen giữa tàn dư của XH cũ với những yếu tố mang tính XHCN đang phát sinh. 25
Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ đấu tranh quyết liệt về
kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng … Giữa một bên là giai cấp công nhân liên
minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác đã giành được
chính quyền nhà nước với một bên là giai cấp bóc lột, các thế lực phản động mới
bị đánh đổ nhưng chưa hoàn toàn bị xóa bỏ nhưng vẫn nuôi hy vọng tìm lại thiên đường đã mất.
* Trên lĩnh vực kinh tế:
+ Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.
+ Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu về TLSX với những hình thức tổ chức kinh
tế đa dạng, đan xen hỗn hợp. Trong đó, hình thức phân phối theo lao động tất yếu
ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo.
* Trên lĩnh vực chính trị:
Thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thwucj chất là việc giai cấp
công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tưu sản, tiến hành
xây dựng một xã hội không có giai cấp. Thực hiện sự thống trị của giai cấp công
nhân nhằm tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới đảm bảo quyền làm
chủ của nhân dân lao động. * Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa:
Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau: tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản, tư tưởng tiểu tư sản, …; tồn tại nhiều yếu
tố văn hóa cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.
Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản từng bước
xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trên cơ sở tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc
và tinh hoa văn hóa nhân loại.
* Trên lĩnh vực xã hội:
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định nên trong thời kỳ
quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau nên mối quan hệ là vừa hợp
tác, vừa đấu tranh với nhau. 26
Kết cấu giai cấp xã hội đa dạng và phức tạp, thời kỳ này bao gồm: Giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tri thức, tư sản, những người sản xuất nhỏ.
Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ và ý thức khác nhau.
CHƯƠNG 4: DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
I. Dân chủ và dân chủ XHCN
1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
a. Quan niệm về dân chủ
- Nghĩa gốc: Xuất hiện vào TK VII-VI TCN, các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đã
dùng cụm từ “demoskratos” để nói đến dân chủ có nghĩa là nhân dân cai trị. Sau
này được hiểu là quyền lực thuộc về nhân dân - Quan điểm của chủ nghĩa Mác- lenin:
+ Về phương diện quyền lực: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân
là chủ nhân của nhà nước
+ Về phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị: dân chủ là một hình
thức nhà nước, mang bản chất của giai cấp cầm quyền, là phạm trù lịch sử
+ Về phương điện tổ chức và quản lý xã hội: dân chủ là một nguyên tắc kết hợp
với nguyên tắc tập trung nguyên tắc tập trung dân chủ
Dân chủ là một giá tri xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là
một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời,
phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại b. Sự ra đời, phát triển của dân chủ 27
*Xã hội chiếm hữu nô lệ: Tồn tại nền dân chủ chủ nô
- Xuất hiện chế độ tư hữu và giai cấp (CHNL) nền dân chủ chủ nô ra đời với tư
cách là tổ chức nhà nước với đặc trưng dân bầu ra nhà nước. Dân chủ được thể
chế hóa bằng chế độ nhà nước, bằng pháp luật của giai cấp thống trị và được
thực hiện chủ yếu bằng sự cưỡng chế
Lưu ý: Khái niệm dân: gc chủ nô, công dân tự dom Tăng lữ, thương gia, một
số trí thức. Nô lệ không được coi là dân Dân chủ cho thiểu số
*Xã hội phong kiến: nền quân chủ phong kiến
- Chế độ phong kiến là chế độ độc tài chuyên chế. Ý thức về dân chủ và đấu
tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân không có bước tiến đáng kể nào
*Chế độ TBCN: nền dân chủ tư sản
- Nền dân chủ tư sản với những giá trị về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ. Song
đó vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữ TLSX đối với đại đa số nhân dân lao động
*Chế độ XHCN: nền dân chủ XHCN
- CM Nga (1917) thắng lợi, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản dẫn đến
sựhình thành nền dân chủ vô sản (XHCN) trong đó, quyền lực thực sự thuộc
về nhân dân (dân chủ dành cho đại đa số nhân dân lao động) 28
Nhận xét: Trong lịch sử có 3 nền dân chủ:
- Nền dân chủ chủ nô gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ
- Nền dân chủ tư sản gắn với chế độ TBCN
- Nền dân chủ XHCN gắn với chế độ XHCN
2. Dân chủ XHCN
a. Quá trình ra đời của nền dân chủ XHCN -
Quá trình ra đời: Dân chủ XHCN đã được phôi thai từ Công xã Paris năm
1871. Tuy nhiên, chỉ đến khi CMT10 Nga thành công với sự ra đời của Nhà nước
XHCN đầu tiên trên thế giới, nền dân chủ XHCN mới chính thức được xác lập -
Dân chủ XHCN bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện.Nó có sự kế thừa một cách có chọn lọc đối với những giá trị của các nền
dân chủ trước đó và bổ sung làm sâu sắc thêm những giá trị của nền dân chủ mới.
Nền dân chủ này sẽ tiêu vong khi không còn nhà nước XHCN
Kết luận: Dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ
có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân
dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất
biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền XHCN đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản b. Bản chất *Bản chất chính trị: -
Đặt dưới sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của
nóđối với toàn xã hội nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân -
Là chế độ dân chủ của đại đa số dân cư, của những người lao động bị bóc
lột,là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc của nhà nước
*Bản chất kinh tế: -
Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu
của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX trên cơ sở khoa
học – công nghệ hiện đại; Thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu
*Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội: -
Nền dân chủ XHCN lấy tư tưởng Mác-Lênin làm chủ đạo đối với mọi
hìnhthái ý thức xã hội; kết thừa, phát huy những tinh hoa truyền thống dân tộc;
tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhân dân là người làm chủ các 29
giá trị văn hóa tinh thần; Nền dân chủ XHCN có sự kết hợp hài hòa về lợi ích
giữa cá nhân, tập thể và lợi ích toàn xã hội II. Nhà nước XHCN
1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước XHCN
a. Sự ra đời của nhà nước XHCN
- Tính tất yếu của sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa
+ Về kinh tế, do mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với tình chất xã hội hóa ngày càng cao của
lực lượng sản xuất ngàng càng trở nên gay gắt dẫn tới các cuộc khủng
hoảng về kinh tế. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn gay gắt giữa giai
cấp Tư sản và giai cấp công nhân
+ Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân được trang bị bằng lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lenin với sự lãnh đạo của ĐCS. Các yếu tố dân tộc và
thời đại tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp công
nhân ở cả nước tư bản cũng như các dân tộc thuộc địa
- Nhà nước XHCN ra đời là kết quả của cuộc cách mạng vô sản do giai cấp
công nhân và nhân dân lao động tiến hành
Nhà nước XHCN là nhà nước mà ở đó sự thống trị chính trị thuộc về giai
cấp công nhân do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị
làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển
cao – xã hội xã hội chủ nghĩa
b. Bản chất của nhà nước XHCN
Về chính trị: Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân Lenin:
“Chuyên chính vô sản là chính quyền của độc một giai cấp, giai cấp vô sản”
Giai cấp vô sản là giai cấp giữ địa vị thống trị về chính trị, đây là giai cấp có lợi
ích phu hợp với lợi ích chung quần chúng nhân dân lao động.
Sự thống trị của giai cấp công nhân khác với sự thống trị của các giai cấp khác
trong lịch sử. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với
các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm duy trì địa vị của
mình. Còn sự thống trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu
số bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và nhân dân lao động. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa là biểu hiện cho ý chí chung của nhân dân lao động Về kinh tế 30
Bản chất nhà nước XHCN về kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất
chủ yếu, xóa bỏ quan hệ sản xuất bóc lột.
Nhà nước XHCN vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng
chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn chăm lo cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động. Về văn hóa
Nhà nước XHCN xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lê nin và những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại đồng thời mang những
đặc điểm sắc thái riêng của mỗi dân tộc.
Các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực và cơ hội để phát triển.
3. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Chức năng đối nội
- Nhà nước quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng của toàn xã hội.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chức năng đối ngoại
- Chống mọi sự xâm lược, can thiệp của bên ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có
lợi với nhân dân các nước trên thế giới 31
( chức năng giai cấp = chức năng thống trị chính trị = chức năng đàn áp )
• Chức năng xã hội
- Nhà nước quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng
của toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách và bằng hệ thống cơ quan nhà nước
từ trung ương đến cơ sở nhằm tổ chức, xây đựng thành công chế độ XHCN
- Nhà nước XHCN quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng thành Hiến pháp,
pháp luật, chính sách, kế hoạch của Nhà nước…
• Mối quan hệ giữa hai chức năng
- Bạo lực, trấn áp (chức năng giai cấp) là chức năng vốn có của mọi nhà nước
(trong đó có nhà nước XHCN). Song đó là sự trấn áp cảu đa số nhân dân lao
động đối với thiểu số bóc lột 32
- Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chức năng tổ chức xây
dựng là chức năng căn bản, chủ yếu, quyết định của nhà nước XHCN + Vì
bạo lực trấn áp chỉ xóa bỏ chế độ xã hội cũ.
+ Để hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thì cần phải
xây dựng thành công chế độ xã hội XHCN và xã hội CSCN mặt tổ chức xây
dựng là mặt cơ bản nhất của nhà nước XHCN
4. Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 33