Lý thuyết ôn tập môn Công pháp quốc tế

Lý thuyết ôn tập môn công pháp quốc tế của Đại học Kiểm sát Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

| 1/14

Preview text:

lOMoARcPSD| 10435767
1. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Luật Quốc gia và Luật Quốc tế
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tuy là vấn đề lý luận truyền
thống của luật quốc lê' nhưng vẫn đồng thời mang tính thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc
gia trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển pháp luật. Trong khoa học pháp lý
truyền thống đã có một số học thuyết tiêu biểu xem xét về mối quan hệ này.
- Thuyết nhất nguyên luận có xuất phát điểm từ nguyên lý của trường
phái "Pháp luật tự nhiên1' về việc quan niệm pháp luật là hệ thống thống nhất, bao gồm
trong đó hai bộ phận là luật quốc tê' và luật quốc gia. Những quy phạm cùa hai bộ phận
này được xếp theo thứ bậc trên, dưới. Học thuyết này chia thành hai trường phái là trường
phái ưu tiên luật quốc tế và ưu tiên luật quốc gia.
- Thuyết nhị nguyên luận, quan niệm luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ
thống luật khác nhau, tồn tại độc lập và giữa chúng không có mối quan hệ qua lại.
Đây là những học thuyết thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa
hai hệ thống luật còn phiến diện. Bởi vì, sự tiếp cận khoa học và hiện đại về mối quan hệ
giữa luật quốc tê' và luật quốc gia phải bằng việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đồng thời chỉ
ra được tính chất của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống luật với nhau.
Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa luật quốc tê' và luật quốc gia được hình
thành từ sự thống nhất hai chức năng đối nội và đối ngoại trong hoạt đông của nhà nước;
từ một số chức năng chung của hai hệ thống luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ
pháp luật mà quốc gia là chủ thể; từ việc tham gia vào các quan hệ pháp luật có tính chất
khác nhau của nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời vì lợi ích
chung của cộng đồng quốc tế. Do đó, không thể có sự tách biệt giữa hai hệ thống luật mà
trái lại, trên thực tế đã tất yếu hình thành giữa chúng mối quan hê biện chứng
Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành
và phát triền của luật quốc tế
Trong quá trình xây dựng LQT, các QG luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để
gây ảnh hưởng đến LQT và bảo vệ lợi ích của mình 1 cách tốt nhất trong mối tương quan
với lợi ích của QG khác và lợi ích chung của CĐQT. Do đó, quá trình xây dựng LQT phải
xuất phát từ lợi ích của mỗi QG. Đồng thời, sự hình thành các NT và QUY PHẠM PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các QG, mà quan điểm của
mỗi QG trong quá trình thỏa thuận thương lượng đó phải dựa trên những NT và quy phạm
nền tảng của QG mình. Chính vì thế, PLQG thể hiện sự định hướng đến quá trình xây dựng LQT.
Ví dụ: Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng VL trong QHQT; NT
quyền dân tộc tự quyết đều bắt nguồn từ NT Cấm chiến tranh xâm lược lần đầu tiên được
ghi nhận trong Sắc lệnh Hòa bình của LX năm 1917. lOMoARcPSD| 10435767
PLQG là đảm bảo pháp lý quan trọng để các NT, QUY PHẠM PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ QG. Bởi nghĩa vụ của mỗi QG khi tham
gia quan hệ QT là phải bảo đảm thực hiện LQT trong phạm vi LT QG mình. Bằng nhiều
cách khác nhau, các QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ sẽ được chuyển hóa thành
QPPLQG và có hiệu lực trong phạm vi LTQG.
Ví dụ: LQT: có Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989. Năm 1991, Việt nam
đã ban hành Luật bảo vệ trẻ em nhằm pháp điển hóa các quy định của lật quốc tế vào pháp luật quốc gia.
Luật quốc tế có tác dộng tích cực nhầm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia
- Luật quốc tế tác động trở lại đối với sự hình thành và phát triển của luật
trong nước. Điều này thể hiện ở chỗ: khi tham gia các quan hệ QT, các quốc gia phải có
nghĩa vụ xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước sao cho đảm bảo phù hợp
với các cam kết quốc tế mà quốc gia là thành viên. Chính vì vậy, các quy định có nội dung
tiến bộ của LQT sẽ dần được truyền tải vào trong PLQG.
- LQT còn tạo điều kiện đảm bảo cho PLQG trong quá trình thực hiện. Cụ
thể hiện nay, có nhiều vấn đề đã vượt qua khỏi phạm vi điều chỉnh của QG, trở thành vấn
đề toàn cầu, tự bản thân mỗi QG không thể giải quyết được mà cần có sự hợp tác quốc tế
(VD: vấn đề môi trường, tội phạm quốc tế, vũ khí hạt nhân…). Vì vậy, các QG đã cùng
nhau ký hàng loạt ĐUQT để cùng nhau hợp tác giải quyết các VĐ đó như: HU NewYork
về cấm thử hoàn toàn vũ khí hạt nhân; Quy chế Rome năm 1998 về thành lập Tòa hình sự
QT ICC…. Chính những QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ trong các ĐUQT này sẽ
là điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện các QP tương ứng của PLQG.
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết mối quan hộ giữa luật quốc tê' và pháp luật
quốc gia thông qua việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế hiện đang có hiệu
lực với Việt Nam và pháp luật Việt Nam cũng đang là vấn đề thời sự. Trong bối cảnh của
công cuộc cải cách, mở cửa tại Việt Nam, điều ước quốc tế trở thành công cụ pháp lý chủ
yếu, điều chỉnh hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tê' toàn diện của Việt Nam với các quốc gia
và các tổ chức quốc tế. Từ năm 1990 trở lại đây, sô' lượng các điều ước quốc té' mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập ngày một nhiều, làm tâng lên đáng kể các cam kết quốc tê' và
các nghĩa vụ thành viên điểu ước quốc tê' đối với Việt Nam, Việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ pháp lý quốc tế ghi nhận trong điều ước quốc tê' hiện nay đòi hỏi sự hiện diện
một khung pháp luật quốc gia về điều ước quốc tê' phù hợp, để tạo cơ sở cũng như các đảm
bảo thực tế cho việc thực thi các thoả thuận quốc tế cửa Việt Nam.
Trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam đều thể hiện quan điểm lOMoARcPSD| 10435767
của nhà nước Việt Nam trong việc tuân nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các nghĩa vụ
cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã chính thức ràng buộc, trên cơ sở của nguyên
tắc bình đẳng, có đi có lại, hợp tác phát triển,
Mặc dù hiện tại, pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế chưa xác định rõ ràng
vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, nhưng trong các vãn bản pháp
luật, hiệu lực thi hành của điều ước quốc tê' mà Việt Nam hiên ỉà thành viên vẫn được bảo
đảm bởi việc thừa nhận ưu thê của điều ước quốc tế trong tương quan với pháp luật Việt Nam,
Trong nhiều quan hệ điều ước quốc tế thuộc những lĩnh vực hợp tác chuyên
môn, như lĩnh vực về quyền con người, việc sử lý nhàm hài hoà hoá các quy phạm của điều
ước với quy phạm của luật Việt Nam được tiến hành bàng hoạt động lập pháp của Quốc
hội và các cơ quan có thẩm quyền.
Tính chất tác đông của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng
thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể
hiện ở những hoạt động cụ thể, ví dụ, nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định
của luật quốc gia phù hợp với những cam kết quốc tế của chính quốc gia đó. Bên cạnh đó,
luật quốc tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời
sống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những
vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.
Hiện nay, việc vận dụng lý luận khoa học pháp lý hiện đại về mối quan hệ giữa
luật quốc tế và luật quốc gia vào thực tiễn pháp lý của mỗi quốc gia không có sự đồng nhất về cách tiếp cận.
2. Phân tích mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ?
2.1 Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế thể hiện Trong quá
trình xây dựng quy phạm luật quốc tế – Tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình
thành điều ước quốc tế
thông
qua quá trình pháp điển hóa. Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của LQT cho
phép khẳng định rằng, nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế.
Ví dụ: các quy định về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự xuất phát từ
nguyên tắc tồn tại từ thời phong kiến là “không giết hại sứ thần”, ban đầu quy định này tồn
tại dưới dạng tập quán quốc tế, sau được pháp điển hóa thành điều ước, cụ thể là CU
Viên 1961 về NG và 1963 về LS; Các quy định trong CU Luật Biển 1982 như chế độ qua
lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải, quyền tài phán của QG trong nội
thủy của mình đều đã có từ trước khi CULB 1982 ra đời…
– Ngược lại, nhiều TQQT cũng được hình thành từ các ĐUQT, chủ yếu là các ĐUQT, trong 3 TH sau:
+ Bên thứ 3 viện dẫn ĐUQT với tư cách là 1 tập quán. lOMoARcPSD| 10435767
Ví dụ: Công ước Viên 1961 về quan hệ NG và CƯ Luật Biển 1982…có
sự ký kết và tham gia của đa số các QG trên TG nhưng không phải tất cả các quốc gia.
Thực tiễn cho thấy các QG không ký kết hay tham gia những CƯ này đều áp dụng các QP
của các ĐUQT trên coi đó là QPPL ràng buộc mình với tư cách là tập quán. VD như quy
định về chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ ĐCS; quyền ưu đãi miễn trừ NG.
+ ĐUQT đã hết hiệu lực, các bên không tiến hành gia hạn mà vẫn tiếp tục
thực hiện ĐUQT đó với tính chất là 1 TQQT.
+ ĐUQT chưa phát sinh hiệu lực mà các bên vẫn tiến hành thực hiện ĐUQT.
Ví dụ: CU Luật Biển 1982 sẽ phát sinh hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi
QG thứ 60 nộp thư PC. Tuy nhiên từ 1982 đến 1994: Các bên vẫn thực hiện quy định của
CU với tính chất là tập quán QT. CU 1986 Về luật ĐUQT giữa QG với tổ chức QT sẽ phát
sinh Hl sau khi đủ các QG ký kết, tuy nhiên khi CU chưa phát sinh hiệu lực các QG vẫn sử
dụng các quy định trong CU đó với tính chất là TQ.
Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế thể hiện trong quá
trình thực hiện luật quốc tế
- Việc tồn tại điều ước quốc tế không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán
quốc tế tương đương về nội dung. Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều được
hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể LQT, do đó chúng có giá trị pháp lý
ngang nhau, cùng song song tồn tại.
Ví dụ: nguyên tắc tự do biển cả tồn tại ở cả 2 hình thức là tập quán và điều ước
- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường điều ước và ngược
lại cũng có trường hợp điều ước quốc tế bị hủy bỏ hoặc thay đổi bằng con đường tập quán.
Ví dụ: Tập quán có nội dung trái với quy phạm Jus Cogens mới ra đời tập quán này sẽ bị hủy bỏ.
- Tập quán có thể tạo điều kiện để mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế trong trường
hợp các chủ thể của LQT không phải là thành viên của điều ước nhưng có quyền
viện dẫn đến quy phạm điều ước với tính chất là tập quán quốc tế áp dụng cho bên thứ ba.
Ví dụ: Hiệu lực của điều ước với bên thứ 3 do viện dẫn các quy phạm của điều
ước dưới dạng tập quán quốc tế.
=> Mối quan hệ trên đây khẳng định tính độc lập tồn tại của 2 loại nguồn cơ bản
của LQT, đồng thời khẳng định mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng
trong các quan hệ quốc tế.
2.2 Câu hỏi liên quan về Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước lOMoARcPSD| 10435767 quốc tế
Sự giống và khác nhau giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế?
Giống nhau: Cả tập quán quốc tế và điều ước quốc tế đều là kết quả của sự
thống nhất ý chí của các chủ thể liên quan; chúng đều hình thành từ sự thỏa thuận của các
bên liên quan; đều là nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật quốc tế; là công cụ pháp lý
quan trọng để điều chỉnh quá trình hợp tác quốc tế. Khác nhau: - Về hình thức:
+ ĐƯQT là thỏa thuận công khai và được thể hiện dưới hình thức văn bản.
+ TQQT là những thỏa thuận mang tính chất ngầm định, bất thành văn.
- Tốc độ hình thành điều ước quốc tế nhanh hơn tập quán quốc tế vì tập quán muốn
được hình thành phải trải qua quá trình lâu dài thông qua nhiều sự kiện liên tiếp,
còn điều ước chỉ cần một sự kiện duy nhất là sự ký kết hay tham gia của các chủ thể
theo đúng trình tự, thủ tục. Thời gian hình thành điều ước nhanh hơn, theo sát được
sự vân động của các quan hệ quốc tế.
- Vấn đề sửa đổi, bổ sung trong điều ước đơn giản hơn rất nhiều so với tập quán, vì
điều ước tồn tại dưới hình thức văn bản.
Chứng minh tính độc lập của tập quán quốc tế và điều ước quốc tế: CM thông qua 4 ý:
+ Sự ra đời của 2 loại nguồn. + Vị trí, vai trò riêng.
+ Không cản trở sự phát triển của nhau.
+ Không loại bỏ lẫn nhau.
Trong cùng một vấn đề, nếu tồn tại cả tập quán quốc tế và điều ước quốc
tế điều chỉnh thì áp dụng nguồn nào? Tại sao?
Về nguyên tắc, việc chọn áp dụng nguồn nào là do các bên thỏa thuận lựa
chọn áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nếu có sự xung đột pháp luật
giữa hai loại nguồn này, các bên hữu quan thường sẽ thỏa thuận để áp dụng các quy phạm
điều ước vì các quy phạm thể hiện trong điều ước quốc tế rõ ràng hơn, minh bạch hơn và
mức độ ràng buộc trách nhiệm cao hơn so với tập quán quốc tế. Trong điều 38(1) Quy chế
tòa án công lý quốc tế có đưa ra một trật tự áp dụng các nguồn của LQT, theo đó điều ước
sẽ được áp dụng trước sau đó mới đến tập quán. Điều này không tạo ra sự bất hợp lý, vì
tòa án công lý quốc tế vốn không có thẩm quyền đương nhiên, mà được các quốc gia thỏa
thuận trao quyền. Do đó, việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa là do sự tự nguyện đồng
ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa cũng đồng nghĩa với của các bên việc các bên chấp nhận quy chế của tòa. lOMoARcPSD| 10435767
Ví dụ 1: Vụ Đức + Đan Mạch + Hà Lan có cùng thềm lục địa và phải phân
định phần chồng lấn với nhau. CƯ điều chỉnh: CƯ 1958 về thềm lục địa, theo đó khi TLĐ
chồng lấn => Giải quyết theo NT đường trung tuyến cách đều bờ các bên. Hà Lan + ĐM
cho rằng phải áp dụng CU 1958, tuy nhiên thời điểm đó Đức chưa là thành viên CU 1958.
Vì vậy trong trường hợp này xác định phương pháp đường TT đã là TQ hay chưa? Chưa,
vì nó lặp đi lặp lại chưa được nhất quán, các QG vẫn sử dụng phương pháp khác. Đức cũng
không thừa nhận PP này vì nếu áp dụng Đức sẽ thiệt thòi (làm cho phần TLĐ của Đức bị
thu hẹp) => Thỏa thuận: đưa ra ICJ, Tòa phân định theo NT: Công bằng.
Ví dụ 2: Vụ Wimbledon năm 1923. Con tàu chở vũ khí đạn dược qua kênh Kien
nằm trên lãnh thổ nước Đức đến Ba Lan. Theo ĐU của Đức ký kết với các QG, cho phép
các tàu tự do trên kênh Quốc tế. Nhưng theo các sĩ quan Đức: TQQT không cho phép 1
QG cho phép 1 QG khác sử dụng lãnh thổ của nước mình làm bàn đạp để tham chiến các
QG khác. => Không cho con tàu đi qua.
Vụ kiện được đưa ra Pháp viện thường trực quốc tế.
Khi một tập quán được pháp điển hóa vào một điều ước thì tập quán đó
có còn tồn tại với tư cách tập quán hay không?
Tập quán đó vẫn tồn tại. Trong vụ các hoạt động quân sự và bán quân sự tại
Nicaragoa và chống lại Nicaragoa, Tòa án quốc tế đã đưa ra nhận định (cũng có thể coi là
lời giải thích cho vị trí của tập quán quốc tế trong trường hợp này) rằng “việc các nguyên
tắc tập quán được pháp điển hóa hoặc được đưa vào các điều ước quốc tế đa phương không
thể nói rằng chúng đã chấm dứt tồn tại và được áp dụng như là những nguyên tắc của tập
quán quốc tế, ngay cả với các quốc gia là thành viên của các công ước đó”. VD: nguyên
tắc tự do biển cả, dù được pháp điển hóa trở thành nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật
Biển 1982 nhưng nó vẫn tồn tại với tư cách là tập quán quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, với sự gia tăng các hình thức điều ước như
hiện nay, có khi nào tập quán mất vai trò của mình và bị thay thế hoàn toàn bằng các
điều ước hay không?

Điều ước quốc tế dù hiện đại đến đâu cũng không thay thế được sự tồn tại của
các tập quán quốc tế. Đây là 2 loại nguồn có sự độc lập nhất định và tồn tại trong mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nhiều điều ước quốc tế có thời hạn 5 năm, 10 năm hay nhiều
hơn, khi hết hiệu lực này điều ước không còn tồn tại, và nếu các bên vẫn muốn áp dụng
những quy định trong điều ước mà không muốn ký kết điều ước các quy định trong điều
ước được áp dụng sẽ trở thành tập quán quốc tế.
3. Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ ?
Giữa nguồn cơ bản và phương tiện hỗ trợ có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ cho nhau. Điều này thể hiện ở chỗ:
Nguồn cơ bản chứa đựng QPPL, là cơ sở pháp lý cho nguồn bổ trợ.
Ví dụ: Đưa ra 1 phán quyết phải dựa trên các NT, QPPL và trong 1 số TH lOMoARcPSD| 10435767
thì QPPL của NCB là thước đo cho tính hợp pháp của nguồn bổ trợ.
nguồn bổ trợ tác động tới nguồn cơ bản:
+ Nguồn hỗ trợ sẽ được áp dụng khi không có các QPPL được ghi nhận trong nguồn cơ bản.
+ Nguồn hỗ trợ có vai trò trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp
luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể (khi quy định trong ĐUQT còn mập mờ hay do
TQQT không thành văn nên khó xác định nội dung); Góp phần làm sáng tỏ các quy định
của LQT, tạo tiền đề quan trọng để các chủ thể LQT có cơ hội tiếp cận và giải thích LQT
theo nghĩa chung thống nhất.
Ví dụ 1: Quy chế, cấu trúc địa chất của đảo được giải thích qua phán
quyết của Tòa án trong vụ kiện Philipin – TQ mà Điều 121 CU Luật Biển 1982 có quy định nhưng không rõ.
Ví dụ 2: Vụ việc thềm lục địa Biển Bắc 1969 giữa Đức, Hà lan và Đan
mạch về việc phân chia Thềm lục địa Biển Bắc đã góp phần làm sáng tỏ NT phân định
thềm lục địa mà tại CU Luật Biển 1958 quy định không rõ ràng.
Ví dụ 3: Phán quyết của trọng tài Max Huber trong vụ Las Palmas đã
đóng vai trò to lớn trong việc làm rõ vấn đề chủ quyền lãnh thổ và phương thức chiếm hữu
lãnh thổ hợp pháp trong luật quốc tế hiện đại, sau đó được viện dân trong rất nhiều vụ quyết
định giải quyết tranh chấp của Tòa có liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
+ Chứng minh sự tồn tại của các NT, QPPLQT trong nguồn cơ bản.
+ Các chủ thể của LQT có thể viện dẫn các phương tiện hỗ trợ (phán quyết
của tòa án) để xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan.
Ví dụ: Dựa vào phán quyết của tòa án quốc tế về việc giải quyết tranh
chấp giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đến đền Preah Vihear, Thái Lan không thể
khẳng định ngôi đền đó thuộc về mình.
4. Phân tích mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân ?
Trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã quy định những nội dung quan
trọng của quyền con người và quyền công dân. Trước hết chúng tôi sẽ phân tích những khái niệm sau:
- Quyền con người: Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có kể từ khi con người sinh ra.
- Quyền công dân: Quyền công dân là những lợi ích pháp lý mà nhà nước
thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch nước mình đồng thời người đó có nghĩa
vụ trung thành với đất nước.
Vậy làm thế nào để phân biệt quyền con người và quyền công dân? Thứ
nhất: Về nguồn gốc thì cùng với sự xuất hiện của nền văn minh cổ đại lOMoARcPSD| 10435767
thì tư tưởng về quyền con người được hình thành. Trong khi đó quyền công dân chỉ xuất
hiện khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16) vì trong bối cảnh cách mạng tư
sản con người vốn được coi thần dân trong nền văn minh cổ đại trở thành công dân.
Thứ hai: Về nội hàm thì quyền con người có nội hàm rộng hơn so với
quyền công dân. Quyền con người thể hiện mối quan hệ cá nhân – cộng đồng nhân loại.
Trong khi đó quyền công dân có nội hàm hẹp hơn, là những quyền con người được nhà
nước thừa nhận và áp dụng cho người có quốc tịch của nước mình.
Thứ ba: Về tính chất thì quyền con người là tự nhiên, vốn có, thể hiện địa
vị của cá nhân với tư cách là công dân của một quốc gia với cộng đồng nhân loại. Quyền
công dân có tính chất là được xác định bằng pháp luật của nhà nước, thể hiện vị thế là một
công dân với quốc gia mà mình mang quốc tịch.
Thứ tư: Về phạm vi áp dụng thì quyền con người được áp dụng trên phạm
vi toàn cầu mà không bị thay đổi theo hoàn cảnh, thời gian. Đối với quyền công dân chỉ
được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và có sự khác nhau về cơ chế áp dụng giữa các quốc gia.
Thứ năm: Về cơ chế bảo vệ thì quyền con người được bảo vệ thông qua
các diễn đàn, qua cơ chế điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền của
các quan như Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ khu vực. Quyền công dân được
bảo vệ thông qua cơ chế tài phán và Tòa án ở mối quốc gia.
Quyền con người và quyền công dân trong mối quan hệ tương quan
Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân được thể hiện qua
tính thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất thể hiện ở việc quyền con người và
quyền công dân đều có đối tượng điều chỉnh là con người.
Quyền con người và quyền công dân tuy có tên gọi khác nhau nhưng không
mâu thuẫn nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Quyền con người và quyền công dân đều
được pháp điển hóa trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, tùy vào thể chế của mỗi nước.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ quyền con người và
quyền công dân trong Hiến pháp và các đạo luật khác, cụ thể là Luật cư trú, Bộ Luật dân
sự, Bộ Luật Lao động……
Khó có thể phân biệt hoặc tách bạc riêng biệt giữa quyền con người và
quyền công dân vì một cá nhân trong xã hội không thể là cá nhân toàn diện nếu cá nhân đó
chỉ có quyền con người mà không có quyền công dân và ngược lại.
Khi quyền công dân được ghi nhận và bảo vệ thì đã đảm bảo thực hiện nội
dung cơ bản của quyền con người. Do đó, về bản chất thì quyền con người và quyền công
dân đếu là quyền của một cá nhân được phép làm và được Nhà nước, cộng đồng nhân loại tôn trọng, bảo vệ. lOMoARcPSD| 10435767
• Điểm giống nhau giữa quyền con người và quyền công dân
- Quyền con người và quyền công dân là những quyền cơ bản, quan trọng
được quy định trong Hiến pháp.
- Quyền công dân và quyền con người là hai phạm trù rất gần gũi với
nhau nhưng không đồng nhất. Nhân quyền và dân quyền đều là những quyền lợi mà mọi
công dân đều được hưởng và được bảo vệ (trừ những người không có quốc tịch). Trong đó
quyền công dân có nghĩa hẹp hơn so với quyền con người, về bản chất quyền công dân
là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân nước mình.
Một số quyền công dân cũng là quyền con người như: quyền được có nhà ở, quyền tự do
kinh doanh buôn bán, tự do ngôn luận, quyền được học tập, quyền được tham gia quản lí
nhà nước và xã hôi, quyền được bảo vệ về sức khỏe…
Ở Việt Nam quyền con người và quyền công dân ra đời và phát triển gắn
liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lịch sử lập hiến nước nhà. Nó
được thể hiển 1 cách nhất quán trong cả 4 bản hiến pháp, ghi nhận các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân
Việt Nam. Đất nước ngày càng phát triển, nhân quyền và dân quyền
cũng ngày 1 được mở rộng thể hiện sự tôn trọng của nhà nước với quyền lợi của nhân
dân,nâng cao niềm tin của nhân dân với đất nước. Sự quản lí của nhà nước không nhằm
hạn chế các quyền và tự do của con người mà mong muốn phát triển hoàn thiện hơn các
quyền con người mà nhân dân Việt Nam đáng được hưởng đã ghi nhận trong các công
ước quốc tế. Một cá nhân (trừ những người không quốc tịch) về danh nghĩa đều là chủ thể
của cả hai loại nhân quyền và dân quyền nếu họ sinh sống trong quốc gia mà họ đăng kí
quốc tịch. Nếu đang sinh sống tại nước ngoài thì họ sẽ chỉ được hưởng những quyền con
người cơ bản như “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” ngoài ra một
số quyền lợi đặc thù như bầu cử, ứng cử thì họ sẽ không được thừa nhận và bảo vệ.
Điểm khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân Tiêu chí Quyền con người Quyền công dân
Quyền công dân (Dân quyền) là quyền
Quyền con người (Nhân quyền) là của một người được công nhận theo
những quyền tự nhiên của con người các điều kiện Pháp lý để trở thành
có từ lúc đã thành hình bào thai tới lúc thành viên hợp pháp của một Quốc gia
đã chết đi và không bị tước bỏ bởi bất có chủ quyền (Quốc tịch). Một người
cứ ai hay bất cứ chủ thể nào.
có thể là công dân của nhiều Quốc gia
Định Theo định nghĩa của Văn phòng Cao hoặc không là công dân của bất cứ lOMoARcPSD| 10435767 nghĩa
ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là Quốc gia nào.
những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác
Mỗi một Quốc gia đều có các quy định
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm pháp lý riêng để cho một người trở
chống lại những hành động hoặc sự bỏ thành công dân Quốc gia đó, và được
mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời
những tự do cơ bản của con người. phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Tư tưởng xuất hiện trong các nền văn
Từ cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ
Lịch sử minh cổ đại; luật nhân quyền quốc tế 16) chỉ có từ 1945 Cơ sở
Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng Quốc Mỹ 1779 pháp lý
• Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân
quyền của cách mạng Tư sản Pháp 1789
• Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948.
• Công ước về chính sách việc làm 1964
• Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt chủng tộc 1965
• Công ước về quyền của những
người khuyết tật về tâm thần 1971
• Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ 1979
• Công ước chống tra tấn và các
hình thức trừng phạt hay đối xử
• Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
Quyền của Cách mạng Tư sản
Pháp 1789. Hiến pháp hoặc
Luật cơ bản của Quốc gia. lOMoARcPSD| 10435767
tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984
• Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia
• Các văn bản pháp lý Quốc tế khác
Còn chủ thể của quyền công dân có thể
là “các cá nhân đặt trong mối quan hệ với nhà nước, dựa trên tổng thể các Tất cả
những ai là con người, từ lúc quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá bào thai đã
thành hình, được sinh ra nhân được nhà nước đó quy định tạo cho tới lúc đã chết
đi. nên địa vị pháp lý của công dân”, do Nói cách khác, quyền con người được
vậy quyền công dân chỉ mang tính chất áp dụng một cách bình đẳng với tất cả quốc gia.
Chủ thể mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh Đối với những chủ thể không phải là sống
trên phạm vi toàn cầu, không phụ công dân nước sở tại hoặc không mang thuộc
vào biên giới quốc gia, tư cách quốc tịch của một nhà nước nào thì họ cá nhân
hay môi trường sống của chủ vẫn có được những quyền hạn chế của thể. công
dân hoặc phải thực thi những nghĩa vụ cũng hạn chế của công dân đối với xã hội,
nhà nước nơi họ sinh sống, cư trú.
Là những quyền cơ bản tự nhiên mà có không
ai hay bất cứ chủ thể nào có thể
Bao gồm cả Nhân quyền được Quốc
tước bỏ hay ban phát, kể cả khi người gia thừa nhận. Tuy nhiên có những
đó là người không quốc tịch, người bị quyền đặc trưng riêng biệt khác mà
hạn chế các quyền công dân. Tuy nhiên Bản
phải là công dân thì mới được hưởng
khi có sự xung đột giữa quyền công chất
tại Quốc gia đó. Người được hưởng
dân và quyền con người, Pháp luật của quyền này phải thực hiện các nghĩa vụ
một số Quốc gia cho phép được tước tương ứng theo quy định Pháp lý trước
đoạt một số quyền con người cơ bản đó.
như quyền được sống, quyền mưu cầu hành phúc… Tính
Quyền con người mang tính độc Quyền công dân mang tính quốc gia:
Để trở thành công dân của một nước,
lập,tính phổ biến, phổ quát và có các cá nhân bao giờ cũng phải có quốc
những giá trị chung đối với toàn thể tịch của nước đó. Tư cách công dân
nhân loại: Điều 14 Hiến pháp 2013 mang đến cho cá nhân một địa vị pháp
nước ta ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa lý đặc biệt trong quan hệ với nước mà lOMoARcPSD| 10435767
chất xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền họ mang quốc tịch. Dựa trên những
con người, quyền công dân về chính điều kiện cụ thể của mình mà nhà nước
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội quy định cho công dân những quyền
được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất
đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” định.
Căn cứ Căn cứ phát sinh về quyền con người: Khác với quyền con người, căn cứ phát
phát có hai trường phái cơ bản đưa ra quan sinh của quyền công dân là dựa trên cơ sinh
điểm trái ngược nhau: sở quốc tịch.Tuy nhiên cách xác định quyền + Thứ nhất, những
người theo học quốc tịch của mỗi quốc gia có sự khác thuyết về quyền tự nhiên thì cho
rằng nhau. Có quốc gia xác định quốc tịch quyền con người là những gì bẩm sinh theo
huyết thống có quốc gia lại xác vốn có mà mọi cá nhân khi sinh ra đều định theo nới
sinh.Như vậy để trở được hưởng. thành công dân của một nước cần phải
+ Thứ hai, theo học thuyết về pháp lí, đáp ứng được đầy đủ các điều kiện do
trong đó quyền con người không phải pháp luật nước đó quy định.. Quyền là
bẩm sinh vốn có một cách tự nhiên công dân xuất phát từ quyền con người mà
phải do các nhà nước xây dựng và – giá trị trị được thừa nhận chung của pháp
điển hóa thành các quy định pháp nhân loại nhưng được nâng lên thành luật hoặc
xuất phát từ truyền thống văn quyền của công dân và được quy định hóa. trong
hiến pháp của quốc gia được
Qua đây có thể thấy được, theo thuyết thừa nhận chung của nhân loại nhưng tự
nhiên quyền con người có tính thống được nâng lên thành quyền của công nhất
trong mọi hoàn cảnh, mọi thời dân và được quy định trong hiến pháp điểm thì
quyền con người theo thuyết của quốc gia.
pháp lý lại mang tính chất khác biệt
tương đối về mặt văn hóa chính trị. Mặc
dù vậy nhưng không thể phủ nhận bất
cứ học thuyết nào, bởi lẽ trong khi về
hình thức hầu hết các văn kiện pháp luật
đều thể hiện quyền con người dưới hình
thức pháp lí thì trong tuyên ngôn toàn
thế giới về quyền con năm1948 và một
người văn kiện pháp luật ở một số quốc
gia quyền con người được khẳng định lOMoARcPSD| 10435767
một cách rõ ràng là quyền tự nhiên vốn
có không thể chuyển nhượng.
Khác so với nhân quyền, cơ chế đảm
bảo dân quyền hẹp hơn. Quyền công dân bó hẹp trong mối quan hệ của một Luật
Quốc tế về Quyền con người có
Nhà nước với cá nhân, được ghi nhận
một hệ thống cơ chế đảm bảo việc tôn Cơ chế
trong văn bản pháp lý cao nhất. Mọi cá
trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con đảm
nhân của một nước mang quốc tịch của
người khá rộng. Từ cơ chế có tính toàn bảo
nước đó đồng thời là chủ thể của
cầu, khu vực tới Quốc gia bằng các thực
quyền con người và quyền công dân.
hình thức thực hiện là báo cáo của các hiện
Việc thực hiện quyền công dân hay có
Quốc gia thành viên, thiết lập các tổ quyền
thể nói là quy định về quyền công dân
chức giám sát về Nhân quyền của Liên tại các quốc gia khác nhau thì khác
hợp Quốc lẫn các tổ chức khu vực.
nhau bởi nó phụ thuộc vào chế độ chính
trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội.
Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù khác nhau, song có mối liên
hệ rất chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau. Khái niệm và viễn cảnh về quyền con người có
thể được nhìn nhận qua lăng kính của quyền công dân và ngược lại. Thực tế cho thấy sự
gắn bó giữa quyền con người và quyền công dân ngày càng trở lên mật thiết, đến nỗi trong
một số trường hợp rất khó phân biệt và trong một số bối cảnh không cần thiết phải phân
biệt giữa chúng (ví dụ các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm,…).
Sự tương đồng kể trên khiến cho những nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền
công dân trở lên khăng khít, không thể tách rời, kể cả khi những nỗ lực này gắn liền với
những chủ thể tương đối khác nhau.
Mặc dù vậy, do những khác biệt nhất định về tính chất, đối tượng và phạm vi điều
chỉnh, quyền con người và quyền công dân vẫn sẽ phát triển theo hai “kênh” khác nhau mà
sẽ không bao giờ hoà nhập hoàn toàn, trừ khi xã hội loài người không còn nhà lOMoARcPSD| 10435767
nước và pháp luật. Điều này đòi hỏi các chủ thể có liên quan, đặc biệt là các tổ chức quốc
tế, các nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự ở các quốc gia cần tiếp tục xây dựng và củng
cố các cơ chế hợp tác để cùng thúc đẩy và bảo vệ cả quyền con người và quyền công dân
trên mọi cấp độ: quốc gia, khu vực và quốc tế.
5. Phân biệt tranh chấp quốc tế và tình thế mà điều 34 của hiến chương
liên hợp quốc đề cập.
- Tại điều 34 của hiến chương liên hợp quốc ( 1945) trong chương VI giải quyết hòa
bình các các vụ tranh chấp ta thấy rõ :“ Hội đồng bảo an có thẩm quyền điều tra mọi
tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảyra dẫn đến sự bất hòa giữa các quốc gia hoặc
gây ra một vụ tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài
có thể đe dọa đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hay không.” Ta có thể hiểu
đây dừng lại ở tình thế quốc tế - mới chỉ dừnglại ở mức độ có những quan điểm trái
ngược nhau, có thể kéo dài và dẫn đến tranh chấp. Từ một tình thế không kịp giải
quyết dẫn đến tranh chấp lớn hơn. Thiệt hại lớn hơn.
- Mà ta hiểu rằng tranh chấp quốc tế là sự tranh chấp xảy ra giữa hai bên hoặc nhiều
bên quốc gia có chủ quyền, có thể xảy ra khi có mâu thuẩn trái ngược nhau và gắn
vớiđó là các yêu sách hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Tranh chấp quốc tế có thể
xảy ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quốc tế của các quốc gia, nhưng nổi cộm
nhất, chủ yếu nhất là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ bao gồm chủ quyền trên đất
liền, trên các hải đảo, trên biển, trên không...
- Hiến chương Liên hợp quốc và Công pháp quốc tế đã xác định các nguyên tắc giải
quyết tranh chấp quốc tế là giải quyết bằng phương pháp hòa bình, thương lượng;
không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giữ nguyên hiện trạng cho đến khi
đạt đến thỏa thuận cuối cùng; các bên tranh chấp phải tự kiềm chế không tiến hành
bấtcứ hoạt động nào làm cho tình hình trở nên xấu đi